Chút kiến giải nhỏ bé của tôi về luật nhân quả

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Từ học lấy thực tế là sự kiểm nghiệm, cuộc đời sẽ dạy chúng ta một cách trực quan sinh động .... Người tự cho là đúng mà thực tế chưa chuyển hóa được thân tâm, người bị cho là sai nhưng luật nghi đều tốt,chuyển hóa thân tâm thì thành bại chẳng phải ở cửa miệng!
Kính VÔ-NHẤT-BẤT-NHỊ!
thành bại chẳng phải ở cửa miệng! nhưng cũng là nơi cửa miệng mà vào ra đủ thứ sạch, dơ, tà chính, mà tất cả cũng đều phụ thuộc vào cái hiểu biết nơi tâm vậy.mà hiểu biết nơi tâm lại phụ thuộc vào chỗ thâm luyến , chọn lựa, dính mắc, đắm chìm yêu ghét...
thế mới biết người mà huân tập nhiều thói chưa chân chính sẽ không thể có nơi cửa miệng lời trung trực. nhiều khi trước mặt đông, người người đó ăn mặc sạch sẽ, áo trắng quần trơn... nhưng biết đâu lúc vắng vẻ không người có khi lại ị bậy mà lấy lá mít.... cũng nên.
Cho nên thấy người phải thấy chỗ chân thật, gặp người phải gặp nhiều lần và nhiều hoàn cảnh mới rõ được chỗ hay dở được mất...
thực tại nói người học Phật giữ những luật nghi bên ngoài nhìn vào thì thấy là tốt. nhưng lại như con mèo bị cột bởi sợi dây chứ không phải là con nhện giăng tơ mà không bị dính mắc.
Còn chuyển hóa thân tâm chẳng có chi là cao siêu cả nó đơn giản lắm mà.
cái này lời Phật dạy đã rõ ràng mà mọi người cứ tìm chuyện cao siêu nên mới muốn thoát khổ lại chồng thêm khổ.
Chúc VÔ-NHẤT-BẤT-NHỊ an bình
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Tôi quay lại đây để khép lại dòng nhân quả mà tôi đã tạo ra ở diễn đàn này trong thời gian qua
Dù thật sự với 1 số người, nhân quả chỉ như 1 nụ cười tủm tỉm về 1 con thuyền đưa họ sang bờ bên kia, và thật ra thì nó đúng là thế đó.
Nhưng sau khi bỏ nhân quả đi, tôi vẫn thấy nó hay và áp dụng nó dễ hơn các cái khác trong việc giúp mọi người.
Về việc tôi là ai, để có thể nói ra những câu này, việc này giờ cũng không còn quá quan trọng với mọi người, và cả với tôi nữa
Tôi để lại diễn đàn này nốt 1 bài thiền (hoặc cũng chả cần thiền) về nhân quả. Tùy vào nhân duyên và sự phù hợp của một ai đó mà đôi lúc trong cuộc sống có thể lôi ra dùng, nó sẽ giúp bạn vào đúng lúc bạn bế tắc nhất!

THIỀN NHÂN QUẢ:

1. Quán lại các vấn đề của bạn, bao gồm cả tu tập lẫn cuộc sống
2. Khi 1 việc xảy đến, đừng gạt nó, đừng phủ nhận nó, hãy logic tiếp phần sau của nó, đưa thêm vào các nhân quả tốt, rồi tin rằng, khi 1 sự việc được nhồi đủ thêm nhân quả tốt, kết quả có ra sao thì chắc chắn nó cũng đủ tốt.
3. Khi bạn không còn gì để quán, tự cơ thể sẽ rơi vào trạng thái của 1 kẻ thực sự mạnh: Mạnh quá đến mức chả có gì để phải xử lý nữa. Lúc đó có thể bạn sẽ nghĩ đến việc của những người khác. Lại tiếp tục công thức này.

Một số phần bàn thêm:
- Bạn sẽ sớm trải nghiệm 1 trạng thái là nhân quả hoàn hảo: Bất kỳ một nhân quả nào đến với bạn đều sẽ tốt lên, hung thành cát, cát thành cát hơn, vì vậy sẽ có 1 hôm cơ thể bạn rơi vào 1 trạng thái khá kỳ lạ tạm gọi là nhân quả hoàn hảo: Bạn cảm thấy tất cả mọi thứ đã được giải quyết ổn thỏa, trật tự của cuộc sống nằm trong tầm kiểm soát của bạn, bao gồm cả tu tập
- Ngay cả khi bạn ở trong nhân quả hoàn hảo, bạn vẫn phát triển tiếp về tâm linh và thể chất. Sẽ xuất hiện bất thường các ý nghĩ kỳ lạ phá vỡ sự hoàn hảo của trạng thái đó. Bạn không được gạt ý nghĩ đó đi. Đó là thứ giúp các bạn mở rộng sự hoàn hảo ra ở cấp độ khác. Tiếp tục quán sát về nó và nhồi đủ nhân quả tốt, logic thật rộng ra về vấn đề đó cho đến khi bạn hoàn toàn yên tâm là vấn đề đó, nếu có xảy ra cũng quá đơn giản.
- Sau một thời gian thiền với bài này, bạn sẽ xuất hiện 1 thần thông tạm bợ có tên là: Quan sát được nhân quả của mình và mọi người. Tại sao nói nó tạm bợ: Bạn sẽ thấy nó khá thú vị trong vài hôm đầu. Mấy hôm sau bạn sẽ thấy vô cùng phiền toái khi chỉ cần ai nghĩ đến bạn, toàn bộ nhân quả của họ lại dồn vào bạn chờ bạn xử lý giúp. Bạn luyện kỹ thuật xử lý nhân quả và viết lại nhân quả cho mọi người sau khi bạn có thể nhìn thấy nó hiển hiện. Tuy nhiên, cũng sớm thôi, bạn sẽ thấy cực kỳ phiền toái khi số lượng nhân quả ngày càng leo thang....
- Và đó là lúc, bạn đối diện với 2 lựa chọn:
+ Trở về với cuộc sống ngày xưa, dẹp hết các khải niệm về nhân quả đi, đang yên đang lành luyện nó làm gì tự nhiên mua thêm việc vào người. Bạn sẽ cần vài ngày tin rằng trên đời không có nhân quả, thần thông này tự hết sau niềm tin mới đó.
+ Tiếp tục đẩy việc xử lý nhân quả lên cấp độ cao hơn: Xử lý nhân quả trong 1 giây! Mình sẽ không nói phương pháp để đạt được điều này, vì nói ra sẽ không còn gì thú vị trong tu tập nữa. Vì vậy mình để ngỏ vụ này lại để các bạn tự chiêm nghiệm

Sẽ đến 1 lúc, tự động nhân quả không còn là điều bạn quan tâm, vì nó có hay không thì cũng chả liên quan gì đến bạn nữa.
Tuy nhiên, sau tất cả, thì theo mình có 1 triết lý muôn đời đúng:
Kẻ mạnh không cần chứng minh. Chỉ có kẻ yếu mới chứng minh. Những ai còn suốt ngày nghĩ về tu tập thì chưa bao giờ tu tập ra hồn. Những ai còn suốt ngày hướng đến Phật thì chả bao giờ hiểu Phật nghĩ gì. Những ai còn suốt ngày nghĩ về sự vô thường hay giác ngộ thì chưa bao giờ giác ngộ. Những người mới đạt được thì thường chưa quen lắm nên giai đoạn đó có thể lúc nọ lúc kia. Những người thực sự chân chính mạnh thì chả bao giờ còn đi chứng minh, so đo hay nghĩ gì thêm về điều đó nữa.

Tu tập giống như việc đi xe đạp
Chưa biết đi thì chỉ cố gắng tập trung vào cách thăng bằng, tập trung vào bàn đạp, vào các bánh xe
Người biết đi rồi, chả bao giờ nhìn vào bánh xe, bàn đạp hay thăng bằng, chỉ nhìn ngắm phố phường thôi

Hẹn ngày khác tái ngộ diễn đàn. Lần này trở lại, nhân quả tôi gieo ra, đã trọn vẹn giải phóng sau bài viết này!

Chào bạn auduongphong.

Chính vì lấy chánh Pháp làm kim chỉ nam thì thấy rõ cái gọi là 'lục thông của người đắc đạo' là không có thật, kể cả đạo Ấn độ lẫn đạo Phật. Lấy 'Túc mệnh thông', là thần thông nhớ lại những kiếp trước của mình, đem ra suy xét thì thấy:

_ Để nhớ lại những gì đã xảy ra trước đây thì cần phải có ký ức và nơi lưu trữ nó.
_ Theo phật học cũng như khoa học thì khi chết, ký ức và bộ não lưu trữ ký ức đều bị hoại diệt.
_ Khi tái sinh thì một ngũ uẩn mới hình thành.
_ Ký ức và bộ não của con người tái sinh này không hề chứa ký ức cũ (vì ký ức và bộ não của kiếp trước đã bị hoại diệt rồi)

=> không thể nào nhớ lại kiếp trước.



Ví dụ về cái máy tính cho dễ thấy:

_ Trong máy tính, những dữ liệu được lưu trữ trong ổ cứng.
_ Nếu có một cái máy tính mới mà muốn lấy lại dữ liệu của máy tính cũ thì cần phải có ổ cứng của máy tính cũ trước đây.
_ Nếu ổ cứng của máy tính cũ bị hư hoặc mất đi thì không thể lấy lại dữ liệu từ máy tính trước.





Cái quan điểm 'ai tu nấy chứng' được bọn ngoại đạo hay dùng lắm :D Khi có người bài bác những quan điểm sai trái của họ thì họ sẽ nói y như bạn vậy đó. Đại khái như vầy:

_ Những gì tôi thấy biết là do nội chứng mà ra nên không thể chứng minh.
_ Nếu các người không tin thì hãy tự mình làm theo hướng dẫn, khi đó sẽ tận mắt nhìn thấy.

Trường phái Yoga không chú trọng lý thuyết mà nhấn mạnh phần thực hành. Phương châm của họ là "Hãy thực hành và tự nhìn thấy".

Tất nhiên mỗi đạo giáo đều có cách thực hành và những điều "tự nhìn thấy" khác hẳn nhau, ai cũng cho rằng mình đúng còn những người khác sai. Vậy thì theo bạn nguoidienhocphat1, làm cách nào để biết được ai đúng ai sai? :D

Đợt trước cũng nhờ ngài mà tôi vượt qua được cái chạm đầu tiên của tôi đến Phật pháp
Cảm ơn ngài
Nhưng đợt này vào thấy ngài vẫn loay hoay ở đoạn này
Tự nhiên hoài cảm.
Một số câu sau, ngài đang bị các ý niệm của chính bản thân về đúng sai làm cản bước:

Trường phái Yoga không chú trọng lý thuyết mà nhấn mạnh phần thực hành. Phương châm của họ là "Hãy thực hành và tự nhìn thấy". -> Có thể đúng và có thể sai. Trong 1 giai đoạn nào đó ngài sẽ cho đó là đúng, sau đó sẽ thấy cũng chẳng phải vậy, sẽ đến 1 lúc ngài sẽ thấy rằng: Cho rằng nó đúng, tự khắc nó đúng, cho rằng nó sai, tự khắc nó sai. Đúng hay sai tùy ý mình. Muốn đúng sẽ thành đúng, muốn sai sẽ thành sai. Và ngay cả cái muốn đó, thật ra người muốn nó phải ở trên cấp độ của kiến giải thì mới hiểu cơ chế của kiến giải. Vì vậy nếu lôi kiến giải ra để cho rằng đúng sai, đó là 1 trở ngại cần vượt qua để đi tiếp cuộc hành trình.

=> không thể nào nhớ lại kiếp trước.
Đúng và cũng không đúng. Tiền kiếp có thể có hoặc không, điều đó cũng chẳng quan trọng. Bám víu vào khái niệm tiền kiếp và tin vào những gì mình thấy trong tiền kiếp mà không nhận ra nó cũng chỉ là 1 phương pháp để tu tập, thì tiền kiếp dù đúng hay sai cũng cản bước người tu hành
Tiền kiếp có thể chỉ là ảo giác, nhưng người tu hành mượn cái ảo giác làm đòn bẩy để tiến bước tiếp, thì nó cũng là 1 công cụ tốt.
Chúng ta không nên áp đặt bất kỳ điều gì đúng hay sai ở đây cả. Nó có thể thế hoặc không. Nếu tận dụng được khái niệm hoặc trải nghiệm đó vào đúng lúc để nâng cấp tri thức của mình, trải nghiệm của mình thì dù là ảo hay thật, cũng đều tốt như nhau.

Có một lần trong lần luyện thiền nhân quả, tôi cãi nhau với vợ. Cơn nóng giận bừng lên khiến tôi rất muốn xử lý nó. (Thực tế tôi biết là cơn nóng giận đó là từ vợ tôi truyền sang chứ tôi cũng chả còn cảm xúc của cá nhân, hơi sức đâu mà nóng giận với 1 cuộc cãi nhau chứ). Tuy nhiên nhân quả của cuộc cãi nhau đó tôi đã tham gia và đã ở trong đó. Tôi phải làm gì khi cơn nóng giận nó phát ra?
Nếu gạt bỏ nó, theo kiểu thôi thì vô thường này nọ, hoặc đi dạo cho nguôi cơn nóng -> Tôi thấy mình chẳng khác gì 1 đứa trẻ mới học đạo vậy. Quá yếu ớt, không đủ sức xử lý 1 cơn giận 1 cách tự nhiên, không tôn trọng quy luật tự nhiên của cảm xúc, bẻ mọi thứ theo ý mình, áp đặt là giận thì ko tốt, còn vui vẻ là tốt -> Sự áp đặt này tôi thấy hầu hết ở mọi người
Tuy nhiên, tôi cũng không thể xả nó ra với vợ, vì tự tôi cũng hiểu, nếu lấy sự ngụy biện "anh chỉ muốn tốt cho em" để xả cơn giận, đó là việc kiến giải vòng vo, dối trá với hiểu biết của mình, không khác gì tự mình ru ngủ mình bởi kiến giải
Tôi lựa chọn: Lôi chính tôi ra mắng. Bằng tất cả cơn giận, tôi tự mắng mình với những việc tôi chưa kịp làm.
Hành động đó ngay lập tức ngắt quãng dòng nhân quả leo thang giữa tôi và vợ. Bất chấp việc cãi nhau giữa tôi và vợ là nhân quả tốt xấu gì, thì ngay khi tôi mắng tôi, tự động nhân quả chuyển thành 1 thứ siêu tốt đẹp, vì bản năng mỗi người luôn làm cái tốt nhất cho chính họ. Vì vậy khi họ mắng họ, chính là họ đang làm tốt cho họ mà thôi, điều đó ko cần chứng minh, và nhân quả sẽ buộc lòng phải tuân thủ đúng quy tắc đó.

Chúng ta thường học tham sân si, này nọ, ngũ độc này nọ.... vô thường này nọ. Đó chỉ là hình thức màu mè bên ngoài mà thôi. Khi đã thấu hiểu bản chất bên trong, có thể tùy tiện lấy bất kỳ thứ gì ra để tu tập, có thể dùng mọi cảm xúc tiêu cực trong cơ thể để tạo nhân quả tốt, mà không cần bất kỳ sự chuyển hóa nào phức tạp, không cần bất kỳ kiến giải gì cao siêu.
Sự sợ hãi cũng có thể biến thành tốt nếu người cảm thấy sợ hãi chuyển nối sợ vào những gì mình chưa làm tốt
Sự ghen ghét đố kỵ cũng có thể chuyển thành nhân quả tốt nếu người ghen ghét đố kỵ đó dùng chính cảm xúc đó mà khuyên nhủ lại bản thân, giữa nguyên cảm xúc đó làm động lực để trong 1 thời điểm cần thiết, giúp họ vượt ra khỏi một bình cảnh quá lâu trong tu tập.

Không có một cái gì đúng hay sai ở đây cả, tôi cũng chưa bao giờ khẳng định điều tôi nói là đúng, tôi chỉ nhấn mạnh: Nó là 1 thứ tốt để lôi ra mà tu tập. Nếu tin chắc vào nó và lấy nó làm tiêu chuẩn đúng sai, thì người tu hành sẽ dính mắc mãi vào nó mà chả bao giờ lên được đến cấp độ cao hơn.

Ngài cũng đến lúc chuyển dịch đi thôi, Đừng ở mãi 1 chỗ đó nữa, với 1 người yêu thích chân lý như ngài, chắc chắn những điều mới mẻ sẽ đủ kích thích ngài để sẵn sàng dẹp hết những niềm tin cũ của ngài để phủ lên tất cả những cái đó 1 kiến giải mới, 1 niềm tin mới nơi mà mọi thứ đều ngưng bặt không thể nào diễn tả nổi bằng lời!

Có 1 công cụ kiểm tra thực sự tu tập mình đang ở cấp độ nào, đó là nhu cầu "chứng minh mình đúng".
Nó thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, chỉ cần có 1 khía cạnh thỏa mãn, thì coi như mình còn cần tu tiếp chứ chưa phải cái mà Đức Phật hướng đến cho học sinh của mình:

- Cảm thấy rất thiện tâm, thương mọi người vì thế rất muốn chỉ cho mọi người 1 con đường đúng đắn
- Cảm thấy bạn này nói thế là sai rồi, phải thế này mới đúng này
- Cảm thấy hứng thú khi được tham gia vào 1 cuộc tranh luận về phương pháp tu tập
- Cảm thấy chỗ này đúng là tri thức rồi, mình phải tin vào nó, hoặc mình phải sống trong nó, hoặc gì gì đó khiến mình cứ phải nghĩ mãi về nó.
- Cảm thấy muốn bảo vệ giáo pháp chân chính của Phật giáo, không muốn nó bị hoen ố bởi các tư tưởng ngoại đạo
- Cảm thấy không chắc chắn vào câu nói của mình, vì thế cứ nói là phải lôi kinh sách ra trích dẫn
- Cảm thấy mình còn phải tu tập tiếp
- Cảm thấy mình chưa thành Phật
....

Về mặt hình tướng thì có thể mô tả ra nhiều lắm. Người nào đọc tất cả những cái này và thấy chẳng khác gì nhau cả, thì còn thêm đúng 1 tiêu chuẩn nữa để xem bạn đã đạt đến đúng cái mà Đức Phật muốn nhắm đến chưa: Bạn có hay suy nghĩ về điều đó không? Bạn có thấy quy luật tự nhiên đẹp không? Bạn có nhu cầu gì thay đổi thế giới không? Bạn có ngưỡng mộ sự sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa không?
Nếu bạn thực sự ngưỡng mộ sự sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa, thì bạn đã đến đúng cái đích mà Đức Phật muốn hướng đến,
Nếu bạn còn suy nghĩ nhiều về những điều liên quan đến Phật Pháp, vẫn còn nhu cầu thay đổi thế giới, thay đổi bản thân... thì chưa phải là cái đích mà Đức Phật hướng đến.

Những điều này sẽ không có trong kinh sách, mà nếu có thì tôi cũng không biết vì tôi chưa đọc mấy kinh sách. Và nếu như Đức Phật thật sự không có suy nghĩ đó trong đầu, thì tôi nghĩ rằng cũng là lúc nên dẹp Phật Pháp sang một bên.

Tất nhiên, chẳng ai chứng minh được có thực sự Đức Phật nghĩ thế không, vì vậy việc dẹp Phật Pháp sang 1 bên là điều không cần thiết, và không nên, vì như vậy tôi đã không tôn trọng vẻ đẹp rực rỡ của tạo hóa rồi. Tôi không có nhu cầu dẹp gì đâu nhé, mong mọi người đọc thật kỹ và cảm nhận được ẩn ý của tôi qua bài viết này.
Nếu các bạn tin rằng tôi muốn chứng minh điều gì, các bạn đúng!
Nếu các bạn tin rằng, tôi cũng chả muốn chứng minh điều gì, các bạn cũng đúng!
Phán quyết về 1 vấn đề, hoàn toàn trong tầm tay và kiến giải của các bạn. Tuy nhiên việc tôi đúng hay sai, nếu giúp các bạn tiến bộ thì tôi rất vui. Còn nó chỉ khiến các bạn nổi lên 1 cảm xúc nào đó rồi các bạn để mặc cảm xúc đó trở về trạng thái cân bằng vốn có của bản thân, thì các bạn sẽ khó lòng đi tiếp trên con đường tu tập. Muốn đi xa hơn (trước khi ko còn gì để đi thêm) thì phải tận dụng mọi thứ làm đòn bẩy để đi tiếp!

:D bạn ấy nhiệt tình thế đừng tạt gáo nước lạnh nào.
Déjà vu (phiên âm tiếng Anh: /deɪʒɑ vu/ nghe; phiên âm tiếng Pháp [deʒa vy] nghe, "đã nhìn thấy"; hay còn gọi là ký ức ảo giác, từ "para" trong tiếng Hy Lạp là παρα, kết hợp với từ μνήμη "mnēmē" là "memory - trí nhớ, ký ức") hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ), là ảo giác, cảm thấy quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ) trong một môi trường, khung cảnh mới, chưa từng biết trước đó hoặc không nhớ rõ lúc nào. Đây có thể là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây (một người cảm thấy sự kiện đang xảy ra này đã từng xảy ra trong quá khứ không lâu), mặc dù không thể biết chắn chắn các trường hợp linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào. Thuật ngữ này được đặt ra bởi một nhà nghiên cứu về tâm linh học người Pháp, Émile Boirac (1851–1917) trong cuốn sách của ông L'Avenir des sciences psychiques ("Tương Lai của Ngành khoa học Tâm linh") được viết trong bài tiểu luận lúc ông là một sinh viên đại học năm cuối. Déjà vu thường là một cảm giác rất quen thuộc, rất "kỳ quái", "lạ" và đầy "huyền bí" và xảy ra thường xuyên nhất trong các giấc mơ, cả trong hiện thực chắc chắn rằng hình ảnh này "đã xảy ra" trong quá khứ.

Hiện tượng déjà vu này xảy ra rất phổ biến cả người lớn lẫn trẻ em. Déjà vu đã được miêu tả trong văn học từ rất lâu,[1] chứng tỏ hiện tượng này không mới xảy ra trong thời buổi này. Đây là một vấn đề rất nan giải cho các nhà khoa học để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên déjà vu là một chủ đề nóng bỏng cho các nhà tâm linh học hiện nay. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được cách để tạo cảm giác này bằng cách dùng thôi miên.[2]
bạn ấy đang tự kỷ ám thị bản thân thôi :D cái đó mấy bác sĩ hay xài để chữa chứng rối loạn tâm thần lắm. Đó là khoa học đấy

Lâu không gặp Rick Pham, cũng tại cái tội tò mò mãi không bỏ được của tôi, đã nghĩ không vào đây comment thêm mà vẫn thích thử xem các ngài nói gì về vụ này.
Cho tôi hỏi ngài 1 câu nhé: Việc ngài viết bài này, có khiến ngài vui không?

Ngoài bản chất (khái niệm) và hiện tượng (vật chất, tinh thần) còn có chủ thể nhận thức (tri giác) nữa.

Tri giác phân biệt sanh diệt thì sự nhận thức hiện tượng mà kiến lập lên bản chất của hiện tượng đó cũng sanh diệt theo.

Cái chân lý tuyệt đối của mọi sự vật hiện tượng thì chẳng thể dùng tri giác phân biệt nhân thức được vậy.

Nói tới nhân quả là nói tới thế giới hiện tượng, tại thế giới bản thể thì nhân quả không có chỗ đặt để !

Người mới nghe tới điều này nếu mê muội thì bèn chấp không nhân quả, nếu nghi ngờ thì cho rằng người nói lời này phỉ báng nhân quả. Cả hai sự nhận thức này đều thuộc về bình diện của ý thức, chưa phải của Trí Huệ Bát Nhã.

Chúng ta học Phật, cần có cái nhìn toàn diện. Cần phải tự hỏi rằng, vì lý gì mà trước khi đức Phật nhập Niết Bàn 3 tháng, Ngài đã biết trước điều ấy.

Vì sao chư Tổ Thiền Tông ngay trong lúc thân thể còn hít thở, có thể nhẹ nhàng mìm cười rồi nói: Ta đi nhé ! Thế là thân để lại trở thành bất hoại trong suốt nghìn năm.

Cái chân không diệu hữu, cái tự tại sinh tử này không chỉ là ngôn từ huyễn hoặc mà là minh chứng thực tế cho sự thật, thế giới hiện tượng chẳng thể làm chướng ngại được những người đã chứng nhập bản thể của vạn hữu.

Cái tinh thần bị quyết định bởi vật chất, không phải là toàn bộ thế giới tinh thần của con người.

Chết không phải là hết.


À lần này bảo sao tôi vẫn còn lưu luyến với nhân quả của diễn đàn, chính là việc này!
Cảm ơn ngài Ba Tuần
Chính nhờ ngài, 1 cú huých của ngài đã giúp tôi chạm được vào thứ mà tôi cần chạm!
Xin nhận tiếp của tôi ba lạy, ngài là một người thầy tuyệt vời!
Nhân dịp sắp đến ngày 20/11, tôi kính chúc ngài và những người thầy của diễn đàn này những lời chúc tốt đẹp nhất từ một người học trò của các ngài!
Kính!

Kính ngộ không!
Đây là vấn nạn học Phật trên lý thuyết và văn tự, không có sự trải nghiệm thực chứng, nhưng do bản chất cố chấp sâu dày cứ nghĩ mình đúng người sai. Do đó, khó mà thâm nhập trí tuệ Phật pháp hay nói cách khác trí huệ không có khai mở. Trong đạo Phật muốn trí huệ khai mở cần phải có sự tinh tấn rèn luyện tu sửa tâm tánh, tu sửa nghiệp lực chứ không phải đọc kinh điển rồi dùng cái trí tuệ phàm phu của thế gian mà suy diễn theo cách nghĩ của mình. Vì bản chất vốn vô minh nhưng lại suy diễn từ cái vô minh đó, nên càng nói càng sai, vô minh lại chồng chất vô minh. A di đà Phật!

Đạo hữu Người điên đã ở cấp độ giác ngộ này rồi, thì mong sớm hiện nguyên hình để chúng sinh thêm hưởng phúc của Đạo hữu để lại! Kính!

:D Đạo giáo nào lại chẳng dạy cho tín đồ như vậy, luôn cho rằng tin theo giáo lý sẽ đạt được nhiều lợi ích.






Trước đây tôi đã nói rồi, giờ nói lại nhé:

_ Con người bao gồm thân và tâm, Phật giáo gọi là ngũ uẩn, ngoài thân và tâm ra thì con người không có thành phần nào khác nữa, không có 'uẩn thứ 6' nào khác nữa. Trong khi Ấn giáo thì cho rằng con người ngoài thân tâm ra còn có linh hồn.

_ Khi chết thì ngũ uẩn bị hoại diệt, còn AG cho rằng linh hồn bất diệt.

_ Thuyết "nghiệp - luân hồi" là của AG. Theo AG thì con người khi sống tạo nghiệp, khi chết thì linh hồn của người đó tái sinh luân hồi đi các cõi thùy theo nghiệp thiện hay ác.

_ PG mượn thuyết "nghiệp - luân hồi" để phá chấp quan điểm đoạn diệt. Theo PG thì "nghiệp" tái sinh luân hồi.

Suy cho cùng thì không có gì là có thật cả. Mọi thứ Phật thuyết giảng chỉ là để phá chấp chứ không phải sự thật là như vậy. Ngay cả điều tưởng là "sự thật rành rành ra đó" như là vạn vật vô thường. Sự thật là vạn vật có đặc tính vô thường hay không? Nếu đúng như vậy thì cái gì làm cho nó vô thường? :D

Phật tử tùy theo căn cơ trí tuệ mà có cách hiểu khác nhau về đạo Phật. Có người tin rằng đến chùa cúng bái cầu xin thì Phật sẽ phù hộ độ trì cho mình. Có người bảo rằng điều đó không đúng, nhưng vì người đời cố chấp nên đành phải chiều theo ý họ... :D

Cái khó nhất trong PG là phá chấp ngã. Do con người còn chấp ngã nên sinh ra quan điểm thường kiến và đoạn kiến. "Nghiệp - luân hồi" cũng chỉ là một loại thuốc mà thôi, nếu hết bệnh rồi thì ai lại uống thêm thuốc nữa :D


Cũng nhân bài viết này, một lần nữa cảm ơn ngài. Những giáo lý ngài viết ra trong bài viết về Phật giáo và so sánh với các giáo pháp khác đã giúp tôi tỉnh ngộ và nhập được vào thứ tôi cần nhập. Ngài là một người thầy tuyệt vời. Xin nhận của tôi 3 lạy. Nhân dịp sắp tới 20/11, kính chúc ngài và các vị thầy dạy đạo ở diễn đàn này lời chúc An Lạc! Lợi lạc mà các ngài dạy cho mọi người không thể đếm nổi!

Kính Thầy uudamhoahoi!
auduong xin được thỉnh cầu Thầy ra mắt cùng tham dự và trò chuyện, truyền trao... theo như suy nghĩ của auduong thì hiện tượng tâm linh mà Nam Mô Nam Mô đưa ra Thầy rất rõ biết.
Trước hết auduong kính chúc Thầy và gia quyến mạnh khỏe, mọi chuyện được như ý.
Kính Thầy! cho auduong được hỏi :
Sao Thầy lại ít xuất hiện ở diễn đàn nữa. có rất nhiều vấn đề mà chắc Thầy rất rõ, auduong mong mỏi Thầy ra mắt tham gia chỉ dạy những kinh nghiệm quí báu trên đường thực hành Phật Pháp.
auduong xin kính đa tạ nhiều

Trẻ trâu, yếu không chịu nổi 1 kích:) Khi gặp chuyện không biết tự dựa vào sức mình, nội tâm không ổn định, phải đi cầu cứu một người mà mình đặt niềm tin.
Vẫn hùng hồn chém gió với mọi người trong diễn đàn, dạy người khác như đúng rồi
Đã vốn thất vọng, nay càng thêm thất vọng!
 
Last edited by a moderator:

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Hêhê trẻ trâu này chỉ có thể mách cho trong làng có Thầy Ưudamhoahoi là người chữa được bệnh điên và hoang tưởng. vì chính Thầy cũng đã bị bệnh đó như mấy chàng học Phật mà lại bị cái bệnh hoang tưởng rồi dẫn đến điên. chính thầy đã vượt qua được cái ngưỡng đó, và tự thấy nói ra ...
Cho nên trẻ trâu này thấy người điên loạn , nên tội nghiệp mà mách bảo và mời mọc Thầy cứu chữa cho.
Còn trẻ trâu không có biết cách chữa bệnh điên và hoang tưởng. với lại cách chữa bệnh của trẻ trâu khác với Thầy Ưudamhoahoi. vì Thầy rất từ bi. còn trẻ trâu chỉ theo cách dân gian chữa cho người điên là lấy C cho uốngvà dùng gậy nện cho cái điên nó phọt ra ngoài, thì chỉ e là mất dạy không có tình người...
Vậy thông cảm nhé. nếu thấy không đâu chữa được thì cứ mới Thầy Ưudamhoahoi đi.

"Còn trẻ trâu , yếu không chịu nổi 1 kích:) Khi gặp chuyện không biết tự dựa vào sức mình, nội tâm không ổn định, phải đi cầu cứu một người mà mình đặt niềm tin.
Vẫn hùng hồn chém gió với mọi người trong diễn đàn, dạy người khác như đúng rồi,"
Đúng hay sai không cần phân giải.

Trẻ trâu này vẫn thích nghe câu mà các cụ trong làng hay nói là : Trâu thì tìm Trâu hoang tưởng lại tìm hoang tưởng( ĐIÊN) hehe............
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

H
Trả lời
25
Xem
5K
hoiquangphanchieu
H
H
Trả lời
4
Xem
2K
hoiquangphanchieu
H
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên