Từ Bi là gì ?

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Quả là sa vào mê hồn trận của từ ngữ khiến dễ bị rối.
Chào bạn Minh Định,
d/đ rất vui khi Bạn có nhận xét như vậy.


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Vì khi d/đ diễn giải 20 câu đầu của bài “Từ Bi là gì ?” là d/đ cũng chỉ mong các Bạn nhận ra với một rừng từ ngữ mà có thể không bị rối loạn thì tâm phải rất tịnh. Cho nên, sự tìm hiểu nghĩa hợp nhất của một rừng chữ nghĩa rối loạn là một phương pháp tu Thiền rất hiệu quả.

Và không phải ai cũng có thể viết ra được bài dài - ý nghĩa hợp nhất - với một rừng chữ rối loạn như vậy.

Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Từ là tính - tâm từ phật tánh


Trong phần này d/đ sẽ trình bày cùng các Bạn về Từ là tính của tâm Chơn Như [tâm từ Phật tánh]


Vì trong kinh Thủ Lăng Nghiêm - quyển một - đức Phật có nói với ngài A Nan :

“Ông phải chính nơi tâm ông, suy xét chín chắn, nếu rời tiền trần có tính phân biệt, thì đó mới thật là tâm của ông”
Cho nên, tâm Chơn Như [từ là tính] hay tâm vọng cũng đều có sự phân định - xét suy phân biệt. Nhưng nếu như vậy thì sự phân định đúng hay sai phải là do tâm chứ không phải do trí. Trong khi, người tu học Phật đạo ai cũng biết - sự phân định đúng hay sai là do trí.

Vì vậy, d/đ muốn chia sẻ với các Bạn điều d/đ học hiểu qua bài “Từ Bi là gì ?” - để giải thích về quá trình - tâm suy xét phân biệt trí phân định đúng sai.


Theo như chỗ d/đ học hiểu thì vì tâm Vọng là cái bóng của tâm Chơn Như. Cho nên, sự suy xét phân biệt của tâm Chơn Như là chơn thật. Còn sự suy xét phân biệt của tâm Vọng chỉ là hư dối.

Cho nên, khởi đầu là do tâm Chơn Như suy xét phân biệt. Nhưng nếu lúc tâm Chơn Như suy xét phân biệt - mà trí sáng thì sự phân định là đúng. Còn nếu lúc bấy giờ - trí mê lầm chạy theo vọng tưởng - thì sự phân định sẽ sai.

Vì vậy, sự phân định đúng hay sai, chơn hay vọng - là tùy thuộc vào nơi trí. Nghĩa là, dầu tâm có khởi vọng mà trí sáng thì cũng không chạy theo vọng tưởng.

Và vì, trí sáng và tâm Chơn Như đều không chạy theo vọng tưởng. Nên nếu gọi “Từ” là tâm Chơn Như thì trí cũng gọi là “Từ”. Và trong bài “Từ Bi là gì?” có đoạn viết :

<sup>39./</sup> Từ là tánh, tâm từ phân định
Chánh và tà khác ở từ tâm
Trí có sáng, tâm từ xoay chuyển
Lệch từ này, trí lại sửa ngay
……….=> ý nói : nếu hiểu lệch lời giảng thì trí sẽ sửa ngay

Vì trí sáng, tâm từ phân định
Đúng hay sai trí lại là Từ
Từ ngộ nhận phát ở từ tâm
……….=> ý nói : người đời ngộ nhận tâm từ xuất phát từ tâm

Nhưng thật nó trí kia đã định
Tâm hợp nhất trí kia hợp nhất
Trở về tâm chỉ có chữ từ


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Thưa Chị Diệu Đức
Đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm nguyên đoạn

Nếu ông quả quyết cho cái tính hay biết, cái suy nghĩ phân biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy rời sắc, thanh, hương, vị, xúc ra, nó phải còn tính độc lập riêng của nó tồn tại. Hiện giờ ông đang nghe tôi nói pháp, đó là nhân tiếng mà có phân biệt. Nếu không tiếng thì sự phân biệt của ông không còn. Giả sử diệt hết cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết, chỉ nắm giữ cái u nhàn lặng lẽ bên trong, thì đó cũng là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi.
A Nan! Chẳng phải tôi bảo ông phủ nhận cái tính tư duy phân biệt ấy không phải là tâm, nhưng ông phải chín chắn suy nghĩ: Rời tiền trần mà vẫn có cái biết, thì đó mới thật là tâm của ông. Còn nếu tính biết rời tiền trần không còn tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần. Tiền trần không phải thường còn, khi thay đổi diệt mất đi rồi, thì cái tâm nương tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ. Thế thì pháp thân của ông cũng thành đoạn diệt, còn gì mà tu chứng vô sanh pháp nhẫn!

(Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực chỉ - HT Thích Từ Thông )

Có thể hiểu như thế này không
- Đức Phật nói ngài A Nan , tâm dùng để suy nghĩ phân biệt không phải là tâm (chỉ Chân tâm ), cho dù lúc không đang thấy , nghe, ngửi , nếm , tiếp xúc , cái tâm tịnh ấy cũng chỉ là bóng dáng của pháp trần
_Đức Phật nói ngài Anan,Tâm dùng để suy nghĩ phân biệt ấy khi rời pháp trần ( ý nói sau khi chết )vẫn có cái biết ., đó là căn bản để tu chứng vô sanh pháp nhẫn

Tâm Chơn như chị D/ Đ nói đến có đồng với tâm chơn như do tu chứng vô sanh pháp nhẫn hay không ? KÍNH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Chào bạn suongphale,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Đoạn kinh Bạn trích :

Nếu ông quả quyết cho cái tính hay biết, cái suy nghĩ phân biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy rời sắc, thanh, hương, vị, xúc ra, nó phải còn tính độc lập riêng của nó tồn tại. Hiện giờ ông đang nghe tôi nói pháp, đó là nhân tiếng mà có phân biệt.

Nếu không tiếng thì sự phân biệt của ông không còn. Giả sử diệt hết cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết, chỉ nắm giữ cái u nhàn lặng lẽ bên trong, thì đó cũng là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi.

A Nan! Chẳng phải tôi bảo ông phủ nhận cái tính tư duy phân biệt ấy không phải là tâm, nhưng ông phải chín chắn suy nghĩ: Rời tiền trần mà vẫn có cái biết, thì đó mới thật là tâm của ông. Còn nếu tính biết rời tiền trần không còn tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần.


Tiền trần không phải thường còn, khi thay đổi diệt mất đi rồi, thì cái tâm nương tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ. Thế thì pháp thân của ông cũng thành đoạn diệt, còn gì mà tu chứng vô sanh pháp nhẫn!

(Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực chỉ - HT Thích Từ Thông )
Thì vì đức Phật nói : “Nếu ông quả quyết cho cái tính hay biết, cái suy nghĩ phân biệt là tâm của ông thì cái tâm ấy rời sắc, thanh, hương, vị, xúc ra, nó phải còn tính độc lập riêng của nó tồn tại”.

Là ý đức Phật cũng đồng ý với sự quả quyết của ngài A Nan. Nghĩa là đức Phật gián tiếp xác nhận tâm chơn thật [tâm Chơn Như] tính hay biết, suy nghĩ phân biệt. Nhưng nếu là cái tính hay biết, suy nghĩ phân biệt của tâm Chơn Như thì phải có tính độc lập _ tự riêng nó tồn tại ; không phải nhờ vào sắc thanh hương vị xúc - mới có cái sự hay biết. Rồi do nhờ vào sự hay biết đó mà suy xét phân biệt.

Và đức Phật chỉ cho ông A Nan cùng chúng ta thấy. Hiện cái biết của chúng ta về Phật đạo là do nghe lời Phật giảng, thì đó là nhân tiếng mà chúng ta có biết về Phật đạo. Cho nên, cái biết của chúng ta hiện giờ về Phật đạo chưa phải là cái biết sáng suốt của tâm chơn thật. Do lẽ này nên đức Phật mới dạy chúng ta đừng chấp lời Ngài giảng. Vì cái biết do nghe không phải là cái biết chơn thật của tâm chúng ta.


Còn Phật nói : “Giả sử diệt hết cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết, chỉ nắm giữ cái u nhàn lặng lẽ bên trong, thì đó cũng là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi”.

Là ý nói : nếu đối với các trần bên ngoài dầu chúng ta xem không có - mà bên trong thì lại ôm giữ sự lặng lẽ. Thì sự lặng lẽ này không phải do tự tâm mà là do nhờ vào các trần làm duyên.

Nên sự lặng lẽ trong trường hợp này là chỉ để phân biệt với sự chạy đuổi theo các trần - chứ không phải sự lặng lẽ của tự tính tâm Chơn Như.


Còn Phật nói : “Tiền trần không phải thường còn, khi thay đổi diệt mất đi rồi, thì cái tâm nương tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ. Thế thì pháp thân của ông cũng thành đoạn diệt, còn gì mà tu chứng vô sanh pháp nhẫn!”

Thì theo d/đ chỉ là lời giải thích để làm rõ nghĩa lời vừa giảng.



Còn Bạn hỏi : “Tâm Chơn Như d/đ nói có đồng với tâm chơn như do tu chứng vô sanh pháp nhẫn hay không ?”

Thì có thể nói là đồng mà cũng có thể nói là không đồng. Vì nói về thể tính thì đồng - nhưng nói về thể trạng thì không đồng.

Tâm Chơn Như d/đ nói là tâm chơn thật - thường còn, không sanh không diệt nhưng vẫn còn có thể bị mê lầm trở lại. Còn tâm Chơn Như do tu chứng vô sanh pháp nhẫn thì không bao giờ bị mê lầm trở lại [tức là đạt thường trụ]

Từ tâm Chơn Như thường còn, không sanh không diệt [d/đ nói] tu chứng vô sanh pháp nhẫn mới có được tâm Chơn Như thường trụ.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
A Di Đà Phật, xin chào quý đạo hữu cùng chung chí nguyện Quy Y Tam Bảo. Là thành viên mới trước hết xin mạn phép được quý đạo hữu cho phép tham gia vào chủ đề "Từ Bi là gì?" của D/Đ. Xin đa tạ. Trừng Hải


Xin đạo hữu Diệu Đức giải thích lời thiệu mà đạo hữu đã viết khi giới thiệu bài pháp "Từ Bi là gì?" là phương tiện mà thầy đạo hữu dùng để dạy tu tâm thanh tịnh với lời kết là sẽ không hiểu được nghĩa hợp nhất nếu tâm không tịnh??? Tức tâm thanh tịnh là cứu cánh của pháp phương tiện "Từ Bi là gì?" mà muốn hiểu pháp phương tiện thì cần phải có tâm thanh tịnh!!! Hay đạo hữu có ý ẩn tàng nào khác??? (Không có ý chỉ trích nào khác ngoài lòng mong mỏi mở rộng tri kiến, A Di Đà Phật)
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Chào bạn Trừng Hải,

Chào mừng Bạn cùng tham gia diễn đàn. d/đ cám ơn Bạn đã ghé đọc - và rất vui được mời Bạn cùng tham gia chủ đề "Từ Bi là gì ?"

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi :

...lời thiệu d/đ đã viết khi giới thiệu bài pháp "Từ Bi là gì?" là phương tiện mà thầy d/đ dùng để dạy tu tâm thanh tịnh với lời kết là sẽ không hiểu được nghĩa hợp nhất nếu tâm không tịnh??? Tức tâm thanh tịnh là cứu cánh của pháp phương tiện "Từ Bi là gì?" mà muốn hiểu pháp phương tiện thì cần phải có tâm thanh tịnh!!! Hay đạo hữu có ý ẩn tàng nào khác???
Sở dĩ d/đ nói như vậy là vì d/đ muốn trình bày về một cách tu tâm thanh tịnh - mà d/đ thấy cũng rất hiệu quả. Bài “Từ Bi là gì ?” là một trong những bài Thầy _d/đ dùng làm phương tiện để dạy d/đ tu tâm thanh tịnh.

Vì với một bài dài 224 câu nghĩa từ rối loạn (như 20 câu đầu d/đ trích dẫn) thì chắc chắn sẽ làm người đọc bị... như hình tự chụp của bạn hoatihon. Nhưng - ý nghĩa của bài “Từ Bi là gì ?” là một bài giảng về Phật Pháp rất mạch lạc và hợp nhất _ ngay cả khi đọc ngược trở lại - từ câu cuối về câu đầu. Cho nên, tìm hiểu sự hợp nhất của bài “Từ Bi là gì ?” là một phương pháp để tu tâm thanh tịnh. Vì tâm không thanh tịnh thì sẽ bị từ ngữ làm rối loạn.

Vì vậy, ý của d/đ là nói : bài “Từ Bi là gì ?” là một trong những phương tiện giúp chúng ta tu tâm thanh tịnh. Và khi chúng tìm được nghĩa hợp nhất của lời giảng “cạn hay sâu” là tùy thuộc vào tâm của chúng ta đã đạt đến mức thanh tịnh nào.

Và vì bài “Từ Bi là gì ?” giảng về Phật Pháp. Cho nên, khi chúng ta tìm thấy được sự hợp nhất của lời giảng đến đâu - thì cũng giúp chúng ta nghe hiểu lời đức Phật giảng đến đó, Và tâm cũng thanh tịnh dần để đến chỗ cứu cánh. Do đó, bài “Từ Bi là gì ?” không phải dành cho người có tâm thanh tịnh đọc - mà là giúp cho chúng ta - từ chỗ tâm không thanh tịnh dần đến chỗ thanh tịnh.

Hy vọng qua lời giải thích này Bạn hiểu được ý của d/đ
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113

Chào bạn Trừng Hải,

Chào mừng Bạn cùng tham gia diễn đàn. d/đ cám ơn Bạn đã ghé đọc - và rất vui được mời Bạn cùng tham gia chủ đề "Từ Bi là gì ?"

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi :

Sở dĩ d/đ nói như vậy là vì d/đ muốn trình bày về một cách tu tâm tịnh - mà d/đ thấy cũng rất hiệu quả. Bài “Từ Bi là gì ?” là một trong những bài Thầy _d/đ dùng làm phương tiện để dạy d/đ tu tâm thanh tịnh.

Vì với một bài dài 224 câu nghĩa từ rối loạn (như 20 câu đầu d/đ trích dẫn) thì chắc chắn sẽ làm người đọc bị... như hình tự chụp của bạn hoatihon. Nhưng - ý nghĩa của bài “Từ Bi là gì ?” là một bài giảng về Phật Pháp rất mạch lạc và hợp nhất _ ngay cả khi đọc ngược trở lại - từ câu cuối về câu đầu. Cho nên, tìm hiểu sự hợp nhất của bài “Từ Bi là gì ?” là một phương pháp để tu tâm thanh tịnh. Vì tâm không thanh tịnh thì sẽ bị từ ngữ làm rối loạn.

Vì vậy, ý của d/đ là nói : bài “Từ Bi là gì ?” là một trong những phương tiện giúp chúng ta tu tâm thanh tịnh. Và khi chúng tìm được nghĩa hợp nhất của lời giảng “cạn hay sâu” là tùy thuộc vào tâm của chúng ta đã đạt đến mức thanh tịnh nào.

Và vì bài “Từ Bi là gì ?” giảng về Phật Pháp. Cho nên, khi chúng ta tìm thấy được sự hợp nhất của lời giảng đến đâu thì thực hành đến đó - để tâm thanh tịnh dần đến chỗ cứu cánh. Do đó, bài “Từ Bi là gì ?” không phải dành cho người có tâm thanh tịnh đọc - mà là giúp cho chúng ta - từ chỗ tâm không thanh tịnh dần đến chỗ thanh tịnh.

Hy vọng qua lời giải thích này Bạn hiểu được ý của d/đ
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Gởi lời đa tạ đến đạo hữu Diệu Đức lời giải thích câu hỏi.
Phật Pháp quả có vô vàn phương tiện dẫn đến giải thoát để bước vào Pháp giới thậm thâm của chư Phật. Thật khó khăn khi ở nơi những bước chân đầu trên đường đến cửa giải thoát. Những hào hứng, bình an, hạnh phước khi tiếp xúc với một pháp phương tiện làm khởi lên tâm từ bi muốn chia sẽ niềm vui của bước đầu an lạc đến với tất cả mọi người để được đồng thanh. Hỡi ôi, tâm từ bi cứ ngỡ có thừa đủ ung dung bước qua những chướng ngại thế gian tri kiến mà cảm mối tương cầu hiện tướng từ bi như đóm lửa tắt ngúm trước lời hỉ nộ ái ố. Và rồi cảnh duyên theo nhân duyên tương tục làm chướng ngại và dập tắc lửa tâm từ bi hồi nào chẳng hay để hôm nay chỉ một mình "nghe mưa nơi cửa Phật, buồn vui, ly hợp thảy là không". Pháp Đại thừa quả thậm thậm nan hành sau những lời hào chí nguyện đến nơi vô thượng mà lương thực ăn đường ( Tư Lương) chưa có, như người lực sĩ đang ở tuổi thanh xuân khởi ý đả bại khắp thiên hạ mà than ôi sức lực nhục thân thật chóng tàn để khi về già thân xưa tàn tạ chỉ còn lời tự mỉa mai thời oanh liệt nay còn đâu!
Vài lời tâm sự với D/Đ cùng quý đạo hữu. Kính
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
KInh văn Đại thừa quả là lời lời châu ngọc mà giản dị như sa môn cô thân chích ảnh chỉ với ba y đi khắp giang hà, một bình bát làm phước điền cả thiên hạ nên vì vọng mà kiếm sĩ sang sông chỉ vì chữ nghĩa với tâm thâm tàng kiếm lý mà thân lại không học kiếm chiêu nên sông tuy qua mà sinh mạng đã chết tại Hàn hà hòa với tiếng tiêu chiêu hồn nơi ngày thu tận tuy vẫn cầm chắc phương tiện sắt bén vô song. Hỡi ơi, khi ý đã không hợp với tâm thì chí nguyện ấy có cao vút đến cảnh trời Đại Phạm (hay vì mạn mà ngỡ là cao vút?) cũng là vô dụng với bến bờ kia. Và văn tự ấy khi hiển bày thật tướng lại cao thâm mạc trắc như thăm thẳm trời cao vừa trống vắng vừa tràn đầy nên kẻ suy lý như kẻ có nhà mà sống vô gia lang thang cho thỏa ý tang bồng rồi chợt nửa đêm thức giấc thấy đâu cũng là bến bờ bởi mậu ngộ bến bờ cứu cánh.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Thưa quý đạo hữu cùng D/D.
Trên là đôi lời phi lộ bày tỏ thay cho các chi tiết về bản thân lạnh lùng y mẫu điện toán của diễn đàn. Giờ xin phép quay trở về chủ đề "Từ Bi là gì?" .
Thuật ngữ Từ Bi nằm trong phạm trù "Từ Bi Hỉ Xã" vang danh dưới Phạn tự Brahma-Vihara mà khi đông độ được chuyển ngữ thành "Tứ Vô Lượng Tâm" mang sắc thái văn tự Đại thừa nên hiện tướng sai khác (nhưng cùng một tông). Tâm vô lượng nghĩa chữ hiện đại là "vắng bóng ý kiến, quan niệm, hồi niệm...", mà Phật tử Trung hoa gọi là "Tâm vô phân biện".
Định nghĩa "thế gian" có thay đổi tùy tông phái ở Trung hoa nhưng chung quy lại đều nhắm chỉ đến ba thành phần gồm: Ngũ Uẩn(cái gọi là Ta, tư ngã...), Chúng sanh(đồng bào, hay nhân loại, sinh vật...) và khí thế gian( thiên nhiên như bầu trời, sông núi...và các phương tiện vật chất do con người tạo dựng để phục vụ cuộc sống như cầu đường, kênh rạch, nhà cửa...) cộng với mối liên hệ (relationship) giữa Ngũ Uẩn(Ta...) với chúng sanh và khí thế gian tức NHẬN THỨC.
Vậy rõ ràng nhận thức có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt, sinh sống... của bản thân ta; không có nó thì làm sao ta hiện hành hay chỉ là người si ngốc chậm phát triển hay đòi sống thực vật. Và quá trình nhận thức này có nền tảng, hay điều kiện( và điều kiện hóa) là sự phân biệt( phân tích, tổng hợp, ...tức suy nghĩ).
Rõ ràng "Tâm vô phân biện" không phải là tâm không ý thức hay vô thức.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
KInh văn Đại thừa quả là lời lời châu ngọc mà giản dị như sa môn cô thân chích ảnh chỉ với ba y đi khắp giang hà, một bình bát làm phước điền cả thiên hạ nên vì vọng mà kiếm sĩ sang sông chỉ vì chữ nghĩa với tâm thâm tàng kiếm lý mà thân lại không học kiếm chiêu nên sông tuy qua mà sinh mạng đã chết tại Hàn hà hòa với tiếng tiêu chiêu hồn nơi ngày thu tận tuy vẫn cầm chắc phương tiện sắt bén vô song. Hỡi ơi, khi ý đã không hợp với tâm thì chí nguyện ấy có cao vút đến cảnh trời Đại Phạm (hay vì mạn mà ngỡ là cao vút?) cũng là vô dụng với bến bờ kia. Và văn tự ấy khi hiển bày thật tướng lại cao thâm mạc trắc như thăm thẳm trời cao vừa trống vắng vừa tràn đầy nên kẻ suy lý như kẻ có nhà mà sống vô gia lang thang cho thỏa ý tang bồng rồi chợt nửa đêm thức giấc thấy đâu cũng là bến bờ bởi mậu ngộ bến bờ cứu cánh.

Rất mừng vì Thi sĩ Bùi Giáng đã có "truyền nhân" !
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Rất mừng vì Thi sĩ Bùi Giáng đã có "truyền nhân" !

Chào đạo hữu Ngọc Tuấn, đa tạ lời gặp trông mặt (hay là chữ) đặt tên của đạo hữu. Xưa kia tôi vốn có Bán Dùi nhưng chưa từng nghĩ mình là Bùi Giáng lại càng không nghĩ mình là truyền nhân BÙi Giáng. Hề, hề...Thời xa xưa phong kiến ở tận bên Tàu (mà người dân ta hay ghép với chữ phù?) có bốn mỹ nam được ví như viên ngọc đẹp được mài dũa bởi tay nghề điêu luyện tên gọi Phan An, Tống Ngọc...nên ra đời mỹ danh Ngọc Tuấn (trùng với mickname của đạo hữu). Ngẫm nghĩ chuyện người xưa sao thấy có vẻ...éo le. Bởi chữ ngọc thường được dùng chỉ nữ nhân( Thư trung hữu ngọc nhan như họa) và chữ tuấn lại được dùng để chỉ nam nhân(Tuấn tú như Phan An, Tống Ngọc). Vậy nếu theo chữ liễu nghĩa thì có lẽ Ngọc Tuấn chỉ để dùng cho những người bán nam bán nữ mà dân ta thường gọi pê đê (bột giặt Omo? có lẽ đồng âm dị tự với chữ...Ăng lê Homosexual). Đôi dòng hồi tưởng, hân hạnh làm quen với đạo hữu Ngọc Tuấn.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Trí thức trót mang chữ sĩ thường e dè trước chữ "THỨC" bởi ít nhiều bị tác động bởi âm vang nổi tiếng của tông chỉ luận thuộc Pháp Tướng Tông "Tam giới do tâm. Vạn pháp duy thức" mà định danh chữ Pháp được chỉ rõ là Nhất thiết Pháp hữu vi, thuộc về "Biến kế sỡ chấp" được quy về huyễn hữu. Tuy đôi lúc nỗi tánh ngạo cuồng như Tô Đông Pha từng tuyên "Bát phong suy bất động"( có lẽ là lúc say?) nhưng đa phần kẻ sĩ chỉ suốt ngày than khóc vì chữ "Khổ". Khổ vì ly biệt như tiếng tiêu Cao Tiệm Ly tử biệt Kinh Kha bên bờ Dịch Thủy, hay khổ vì tình "Tự cổ đa tình giai như hận. Hữu hận miên miên bất khả cùng" như tiểu lý phi đao nơi...kiếm hiệp. Âu cũng chỉ vì bất am tường Thức uẩn, là con sông vùng núi cao sông chảy mau cuốn trôi tất cả mọi vật trên đường đi ra tới biển, là dòng nghiệp trôi nỗi từ cảnh giới này đến cảnh giới khác từ...vô thủy(không có nơi bắt đầu?) nên trí thức chỉ còn biết quán sát Khổ Đế, tuyên ngôn về khổ đế rồi cho khổ là gia vị của cuộc sống, khổ là nơi rèn luyện cho tâm cứng rắn...vân vân và vân vân.
Trái lại, kẻ vai u thịt bắp lại suốt ngày ôm ấp chữ Thức như không muốn chia lìa suốt ngày sợ hãi mất 'ba hồn bảy vía" nên kề vai đi cùng với nó đến...vô chung( không có nơi kết thúc).
Vậy NHẬN THỨC là gì? (Ái chà chà mất cả buổi sáng rảnh rỗi rồi.)
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Trí thức trót mang chữ sĩ thường e dè trước chữ "THỨC" bởi ít nhiều bị tác động bởi âm vang nổi tiếng của tông chỉ luận thuộc Pháp Tướng Tông "Tam giới do tâm. Vạn pháp duy thức" mà định danh chữ Pháp được chỉ rõ là Nhất thiết Pháp hữu vi, thuộc về "Biến kế sỡ chấp" được quy về huyễn hữu. Tuy đôi lúc nỗi tánh ngạo cuồng như Tô Đông Pha từng tuyên "Bát phong suy bất động"( có lẽ là lúc say?) nhưng đa phần kẻ sĩ chỉ suốt ngày than khóc vì chữ "Khổ". Khổ vì ly biệt như tiếng tiêu Cao Tiệm Ly tử biệt Kinh Kha bên bờ Dịch Thủy, hay khổ vì tình "Tự cổ đa tình giai như hận. Hữu hận miên miên bất khả cùng" như tiểu lý phi đao nơi...kiếm hiệp. Âu cũng chỉ vì bất am tường Thức uẩn, là con sông vùng núi cao sông chảy mau cuốn trôi tất cả mọi vật trên đường đi ra tới biển, là dòng nghiệp trôi nỗi từ cảnh giới này đến cảnh giới khác từ...vô thủy(không có nơi bắt đầu?) nên trí thức chỉ còn biết quán sát Khổ Đế, tuyên ngôn về khổ đế rồi cho khổ là gia vị của cuộc sống, khổ là nơi rèn luyện cho tâm cứng rắn...vân vân và vân vân.
Trái lại, kẻ vai u thịt bắp lại suốt ngày ôm ấp chữ Thức như không muốn chia lìa suốt ngày sợ hãi mất 'ba hồn bảy vía" nên kề vai đi cùng với nó đến...vô chung( không có nơi kết thúc).
Vậy NHẬN THỨC là gì? (Ái chà chà mất cả buổi sáng rảnh rỗi rồi.)


Mơ mơ tỉnh tỉnh lại hay

"Truyền nhân" Bùi Giáng vỗ tay xin chào

Hihihihi
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
HỌC HẠNH BUÔNG XẢ CỦA Từ Bi

Người tu hạnh Bồ Tát , ngoài siêng năng tu sáu độ ra , còn phải thực hành bốn nhiếp pháp , mới thâm nhập nhân quần , độ khắp chúng sinh .Bốn nhiếp pháp là :
- Bố thí nhiếp
- Ái ngữ nhiếp
- Lợi hành nhiếp
- Đồng sự nhiếp

1- Bố Thí Nhiếp -Muốn phổ độ chúng sinh , tất nhiên cần phải đi sâu vào quần chúng , có tiếp cận với người được độ mới có thể đạt đến nguyện vọng độ người ..Bố thí nhiếp , chính là đối với người coi trọng tiền tài , thì dùng tài thí , người tâm coi trọng hiểu biết thì dùng pháp thí , khiến sự quyến luyến giữa hai bên dần dần sâu dầy , mà đạt đến mục đích hóa độ đối phương

2- Ái ngữ Nhiếp - Tùy căn tính của chúng sanh , dùng ngôn ngữ ôn hòa từ ái để đối đãi , khiến họ sinh tâm hoan hỹ , cảm thấy ta hòa nhã đáng thương yêu mà thân cận với ta , để đạt đến mục đích hóa độ đối phương

3- Lợi hành nhiếp :Người tu đạo Bồ tát dùng các việc làm của thân, khẩu, ý đều có lợi cho người , dùng hành vi tổn mình lợi người , để cảm hóa chúng sinh , cùng tu Phật đạo , để đạt tới mục đích độ người .

4- Đồng Sự nhiếp - Người tu hạnh Bồ tát , phải thâm nhập trong các giai tầng xã hội , tiếp cận với người trong từng lời nói , việc làm , ý nghĩ , làm bạn với họ , cùng làm việc với họ , dưới tình huống hợp cơ duyên , mà hóa độ họ .

Các nhiếp hóa bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự , chỉ là nhiếp hóa trong hành vi , lúc thực hành bốn nhiếp còn phải lấy bốn tâm vô lượng làm căn bản , mới trong ngoài hợp nhất .Bốn tâm vô lượng này là

- Tâm từ vô lượng : Từ là tâm ban vui cho người , vì khắp vô lượng chúng sinh
- Tâm bi vô lượng:Bi là tâm bạt khổ cho người , vì khắp vô lượng chúng sinh
- Tâm hỷ vô lượng :Thấy người răn ác hành thiện sinh tâm hoan hỷ , thấy người lìa khổ được vui , sinh tâm hoan hỷ , tâm này vì khắp vô lượng chúng sinh
_Tâm XẢ VÔ LƯỢNG : Oán Thân Bình Đẳng , Xả Oán Xả Thân , cho đến ba tâm ở trên đều BUÔNG XẢ KHÔNG CÒN DÍNH MẮC , tâm này vì khắp vô lượng chúng sanh .

Tu Đại thừa , Bồ tát hành sáu độ bốn nhiếp , phải ba luân thể không , không trụ tướng .Như kinh Kim Cang nói :" Giải thoát cho vô lượng vô số vô biên chúng sanh , mà thực không có chúng sanh nào được giải thoát " . Lại nói :"Nếu Bồ Tát có tướng Ngã , tướng nhân , tướng chúng sanh , tướng thọ mạng, thì không phải Bồ tát .Ý trước là chúng sanh đều có đủ Phật tính , người được giải thoát , thực sự là Phật tính hiển lộ vốn đủ , vì sao còn có tâm cho người đó là ta hóa độ .Ý sau là chúng sanh đã chẳng phải được ta hóa độ , thì không nên chấp có ta năng độ , người được độ , và chúng sinh trí ngu cao hạ được độ
THÍCH NHỰT CHIẾU
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Mơ mơ tỉnh tỉnh lại hay

"Truyền nhân" Bùi Giáng vỗ tay xin chào

Hihihihi

Xin chào đồng chí à quên đạo hữu Minh Định, thực là tam sanh hữu hạn được quen biết đồng chí, lại quên, đạo hữu (sự đời là cái chi chi, ngay nơi tên gọi lại quên gọi người. Chắc chỉ tại cái TT). Suốt cả ngày Trừng Hải tôi luôn mơ màng về cái Minh Định( trùng với nickname của đạo hữu), tuy biết tên gọi nó là Bát Nhã, Bồ Đề, là chơn như, là Như Lai Tạng..., mà không biết nó lại ở nơi mô. Hôm nay lại gặp Minh Định nên mới nói là tam sanh hữu hạnh. Rất hân hạnh được làm quen với đạo hữu.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Vào thuở hồng hoang, tức hai trăm ngàn năm trước, loài người đã bắt đầu ý thức về thế giới chung quanh ta, rồi dần dần phát triển tạo nên nền văn hóa, văn minh nhân loại bước đầu sơ khai quay trở lại nhận thức ta là ai? với tuyên ngôn nỗi tiếng "Tôi tư tưởng, tức là tôi"(Platoon?) cho đến ngày hôm nay mới bước đầu mơ màng về cứu cánh của loài người là tạo lập nền văn minh dân chủ tự do, công bằng và tình thương.(Ái chà, CNTB là đêm trước của bình minh XHCN!???).
Vậy nhận thức chính là:1, Thế giới chung quanh ta. 2, Ta (là ai?) và cứu cánh của ta (là gì?) Mà nhà tiên phong Phật giáo phương Tây Rhis Davis đã chỉ ra: Bộ Luận tạng (Abhidhamma Pitaka?) chỉ cho chúng ta biết thế giới chung quanh ta là gì, ta là ai (mà yêu quá đời này), và cứu cánh của tự tánh pháp là gì?.
Nhưng NHẬN THỨC đó ở nơi mô??? Nó ở nơi cảnh giới chung quanh ta? Làm gì có người tắm hai lần trên một dòng sông! NÓ ở trong ta? Làm gì có cái Ta! Nó ở giữa (Xuất hiện khi lục quan năng tiếp xúc lục trần sinh Thức và Xúc)? Khi sự tiếp xúc qua đi thì nó đâu còn!
Những là Tổ sư thiền, Trí sáng, bồ đề, bát nhã, tâm tanh tịnh... ở đâu hết rồi xin giải thích dùm Trừng Hải tôi. Xin đa tạ.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
HỌC HẠNH BUÔNG XẢ CỦA Từ Bi

Người tu hạnh Bồ Tát , ngoài siêng năng tu sáu độ ra , còn phải thực hành bốn nhiếp pháp , mới thâm nhập nhân quần , độ khắp chúng sinh .Bốn nhiếp pháp là :
- Bố thí nhiếp
- Ái ngữ nhiếp
- Lợi hành nhiếp
- Đồng sự nhiếp

1- Bố Thí Nhiếp -Muốn phổ độ chúng sinh , tất nhiên cần phải đi sâu vào quần chúng , có tiếp cận với người được độ mới có thể đạt đến nguyện vọng độ người ..Bố thí nhiếp , chính là đối với người coi trọng tiền tài , thì dùng tài thí , người tâm coi trọng hiểu biết thì dùng pháp thí , khiến sự quyến luyến giữa hai bên dần dần sâu dầy , mà đạt đến mục đích hóa độ đối phương

2- Ái ngữ Nhiếp - Tùy căn tính của chúng sanh , dùng ngôn ngữ ôn hòa từ ái để đối đãi , khiến họ sinh tâm hoan hỹ , cảm thấy ta hòa nhã đáng thương yêu mà thân cận với ta , để đạt đến mục đích hóa độ đối phương

3- Lợi hành nhiếp :Người tu đạo Bồ tát dùng các việc làm của thân, khẩu, ý đều có lợi cho người , dùng hành vi tổn mình lợi người , để cảm hóa chúng sinh , cùng tu Phật đạo , để đạt tới mục đích độ người .

4- Đồng Sự nhiếp - Người tu hạnh Bồ tát , phải thâm nhập trong các giai tầng xã hội , tiếp cận với người trong từng lời nói , việc làm , ý nghĩ , làm bạn với họ , cùng làm việc với họ , dưới tình huống hợp cơ duyên , mà hóa độ họ .

Các nhiếp hóa bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự , chỉ là nhiếp hóa trong hành vi , lúc thực hành bốn nhiếp còn phải lấy bốn tâm vô lượng làm căn bản , mới trong ngoài hợp nhất .Bốn tâm vô lượng này là

- Tâm từ vô lượng : Từ là tâm ban vui cho người , vì khắp vô lượng chúng sinh
- Tâm bi vô lượng:Bi là tâm bạt khổ cho người , vì khắp vô lượng chúng sinh
- Tâm hỷ vô lượng :Thấy người răn ác hành thiện sinh tâm hoan hỷ , thấy người lìa khổ được vui , sinh tâm hoan hỷ , tâm này vì khắp vô lượng chúng sinh
_Tâm XẢ VÔ LƯỢNG : Oán Thân Bình Đẳng , Xả Oán Xả Thân , cho đến ba tâm ở trên đều BUÔNG XẢ KHÔNG CÒN DÍNH MẮC , tâm này vì khắp vô lượng chúng sanh .

Tu Đại thừa , Bồ tát hành sáu độ bốn nhiếp , phải ba luân thể không , không trụ tướng .Như kinh Kim Cang nói :" Giải thoát cho vô lượng vô số vô biên chúng sanh , mà thực không có chúng sanh nào được giải thoát " . Lại nói :"Nếu Bồ Tát có tướng Ngã , tướng nhân , tướng chúng sanh , tướng thọ mạng, thì không phải Bồ tát .Ý trước là chúng sanh đều có đủ Phật tính , người được giải thoát , thực sự là Phật tính hiển lộ vốn đủ , vì sao còn có tâm cho người đó là ta hóa độ .Ý sau là chúng sanh đã chẳng phải được ta hóa độ , thì không nên chấp có ta năng độ , người được độ , và chúng sinh trí ngu cao hạ được độ
THÍCH NHỰT CHIẾU
Kính chào đạo hữu SươngPhalê (đoán chữ) hay là Suongphale, lời dạy mà đạo hữu trích dẫn thật là rõ ràng, tràn đầy từ ái bởi đó là cảnh giới sở hành của chư Bồ Tát. Những việc làm đó đã từng hiện hành, đang hiện hành và sẽ hiện hành mà Trừng Hải tôi tin chắc sẽ có ngày nhận được Từ Bi đó. A Di Đà Phật, kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Cái mà người ngoài gọi là "Đạo Phật" thì chính các Phật tử gọi là Dharma. Tự bản chất Dharma là nền tảng chung cho mọi tông phái Phật giáo lớn nhỏ trên thế giới. Cho nên với Phật tử chân chánh khi thảo luận về Phật Pháp thường không bao giờ có lối nói thiên vị tông phái mà mình đang tu tập. Ở tại đất nước Trung hoa xưa, do ảnh hưởng nền văn hóa thực dụng chữ tượng hình, nhất là thời Tống với lối học khoa cử, các lời tuyên ngôn của chư vị luận sư thường có lối nói quá khích đề cao tông phải mình mà xem nhẹ các tông phái khác, nhất là các chi phái tự nhận là truyền nhân của Lục Tổ Huệ Năng. Buồn thay, phong thái nhạt như nước ốc này lại dường như có cơ sống lại tại nước ta.
Chiều nay trời đổ mưa rả rích, lai rai vương màu xám xịt đôi chút ảnh hưởng tâm trạng bản thân nên lan man chuỵện thi phi cuộc đời?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Mọi miền văn hóa trên trái đất đều chia đời người làm ba giai đoạn (sáu mươi năm cuộc đời?) mà bài từ thuộc điệu Mỹ Nhân sau diễn đạt:
Thiếu niên nghe mưa trên lầu, dưới ngọn đèn hồng.
TRung niên nghe mưa nơi thuyền khách, trời thấp sông rộng con nhạn lạc bầy.
Bây giờ nghe mưa nơi cửa Phật, buồn vui, ly hợp thảy đều không.
Vào đầu thế kỷ thứ I thiên chúa, học thuyết Tánh Không được Phật tử vĩ đại Long Thọ tuyên ngôn với sự tiếp nối của Thánh Thiên-Aryadeva làm khuấy động phương Đông với tư tưởng "Nhất thiết pháp giai không". Trái ngược lại với các ghi nhận của các học giả thích chuyện thị phi, tư tưởng này không hề gây sự đối kháng mạnh mẽ nào với các tôn giáo khác mà còn ảnh hưởng sâu rộng giúp các Phật tử có cái nhìn ngộ nhập sâu thẩm hơn với giáo thuyết của tông phái mình. Tương truyền Long Thọ được mẹ ngài sinh dưới cây nêu có chữ Long nên được lấy để đặt tên ngài. Thuở thiếu thời ngài là một học giả Bà la Môn nổi danh có học pháp thuật tàng hình. Nhờ phép tàng hình lẹ như chớp nên ngài thoát nạn khi cùng các bạn lén vào cung vua xem chơi mỹ nữ. Khi thoát nạn và nhìn thấy các bạn bị chém đầu ngài đã phát nguyện xuất gia. Sự ngài xuất gia với một ẩn sĩ Yoga Phật giáo tại Hy Mã Lạp Sơn có bằng chứng khảo cổ.
Trong suốt cuộc đời, ngài trước tác vô số tác phẩm, theo sự ghi nhận của EwardConze có khoảng 25 tác phẩm quan trong trong số đó. Hiện tại VN, theo như Trừng Hải tôi biết đã có hai bản dịch của ngài là Trung Quán Luận và Đại Trí Độ Luận trong đó Trung Quán Luận chỉ là phần giới thiệu khái quát và được giải thích rõ ràng trong Đại Trí Độ Luận.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính chào đạo hữu SươngPhalê (đoán chữ) hay là Suongphale, lời dạy mà đạo hữu trích dẫn thật là rõ ràng, tràn đầy từ ái bởi đó là cảnh giới sở hành của chư Bồ Tát. Những việc làm đó đã từng hiện hành, đang hiện hành và sẽ hiện hành mà Trừng Hải tôi tin chắc sẽ có ngày nhận được Từ Bi đó. A Di Đà Phật, kính.

Kính chào ĐH Trừng Hải
Sương pha lê hân hạnh được biết đạo hữu
Tuần trước , có một huynh tên là ĐH Phamvandung57 vào đây trò chuyện cùng ĐH Diệu Đức , Sương pha lê , và các đạo hữu khác .Nay huynh ấy không đến nữa , thì có đạo hữu Trừng Hải thế chỗ cho huynh ấy .Cám ơn sự hiện diện của Đạo Hữu nơi trang này .
Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên