B

Tùy duyên.

baba

Registered
Phật tử
Tham gia
19/9/17
Bài viết
14
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Phân biệt TÙY DUYÊN thật sống (đối cảnh vô tâm) và TÙY DUYÊN TIÊU SỰ NGHIỆP (Buông xuôi, tự an ủi mình khi gặp thất bại, "botay.com"), TÙY DUYÊN BẮT CHƯỚC (cũng dẫn tới bệnh, tiêu tùng..)

Sống với 2 chữ tuỳ duyên.
Thứ nhất là phải thấy đúng lý mới tùy duyên được, còn chưa thấy đúng lý mà nói tùy duyên thì chỉ là lạm dụng, là hiểu lầm vậy thôi. Nghe nói tùy duyên, rồi mặc tình buông thả theo duyên thì tùy duyên kiểu đó là chạy theo cảnh chớ không phải tùy duyên, đó là bị duyên nó cuốn, nó lôi đi. Tùy duyên theo kiểu đó gọi là “tùy duyên tiêu sự nghiệp”, tiêu tan sự nghiệp hết, rất nguy hiểm ! - HT Thích Thanh Từ.

Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó. Như vậy một ý nghĩa tùy duyên này mà thấu cho thật suốt có dễ dàng không? Không dễ dàng, cho nên phải thật sống chớ không phải bắt chước được.

1/Nhớ lại câu chuyện của ngài Tăng Triệu khi bị án tử hình, Ngài xin phép hoãn lại bảy bữa để viết cho xong bộ Luận Bảo Tạng rồi Ngài sẽ chết. Thử hỏi tới lúc đó còn tâm hồn gì ngồi để mà viết luận! Nhưng mà Ngài thấy chuyện đó như là chuyện chơi thôi, và đến trước khi chết Ngài còn đọc bài kệ :

Ngũ ấm nguyên phi hữu
Tứ đại bản lai không
Tương đầu lâm bạch nhẫn
Nhất tự trảm xuân phong.
Tức là:

Năm ấm nguyên chẳng có
Bốn đại xưa nay không
Đem đầu đến dao bén
Giống hệt chém gió xuân.

Có ai bị chém bị chết trong đó đâu? Cho nên Ngài thản nhiên coi như không có chuyện gì. Nếu mình thì lúc đó rụng rời tay chân, còn tâm hồn đâu mà ngồi viết sách, huống nữa là tới khi sắp chết còn nói kệ nữa! Như vậy đó mới thật sự là biết tùy duyên. Và tùy duyên kiểu đó dễ bắt chước không ?

Bởi vì Ngài thấy rõ năm uẩn bốn đại đều là không, đều là vô ngã hết, không có cái ta thật, thì trong đó cái gì chết, cái gì bị chém? Không thấy có cái gì bị chém thì đâu có gì mà khổ ? Còn mình vì thấy có “cái ta” bị chém bị chết, cho nên mới có khổ.

Do Ngài thấy rõ không có gì thật hết, bởi vậy hễ còn duyên thì làm Phật sự tiếp, hết duyên thì thôi ra đi, chớ không cố ghì lại một chỗ để chịu khổ. Còn mình vì thấy có cái ta trong đó cho nên cố ghì lại để sống, ghì không được thì phải kiếm cái ta mới ráp vào, chính cái ta mới đó lại đi trong sanh tử. Hiểu như vậy, thấy được cái lý như vậy thì mới khéo biết tùy duyên. Đó là điểm thứ nhất là phải thấy rõ được Tánh không.

2/Ở trong nhà Nho có câu chuyện: Ông Lưu Ngưng Chi một hôm đang đi thì bất thần có người lại nhận lầm ông mang đôi giày của họ. Giày của mình đang mang mà họ nói mình mang lầm giày của họ thì phải sử xự sao? Ông nghe vậy liền cởi giày đưa cho họ :“Giày của ông thì thôi ông cứ nhận đi”. Nhưng sau đó người này tìm thấy đôi giày của họ, liền vội vàng đem giày trả lại ông nhưng ông nhất định không nhận : “Anh nhận rồi thôi là của anh, tôi không nhận”.

Rồi có một trường hợp giống như vậy, ông Thẩm Lân Sĩ một hôm đang đi cũng có người cũng lại nhận lầm ông đi giày của họ, ông cũng cởi ra đưa cho họ. Nhưng sau đó biết lầm, họ tới trả ông thì ông vui vẻ : “Không phải của anh hả, thôi tôi nhận”.

Vậy quí vị muốn bắt chước theo ai ? Ông Tô Thức, tức Tô Đông Pha, có lời bình rằng : “Việc này tuy là việc nhỏ mọn, song ở đời ta nên cư xử như ông Lân Sĩ, không nên như ông Ngưng Chi.” Bởi vì sao? Đôi giày của mình đang mang mà có người đến nhận của họ, mình sẵn sàng cởi cho, cái đó là thật quí rồi. Nhưng người ta biết lầm rồi và người ta đem trả thì phải cảm thông nhận cho họ hối lỗi, chớ bây giờ người ta biết lỗi rồi mà mình không tạo cái duyên cho họ sửa, cứ khư khư ôm giữ cái phải của mình hoài thì sao? E có lúc cũng không được phải.

Ở đây người ta biết lỗi rồi, biết lầm rồi, thôi thì cứ nhận có phải tốt không, ổn không? Còn mình cứ khư khư không nhận để cho họ hối hận trong lòng hoài thì đâu có tốt. Khéo biết như vậy đó là hiểu được linh động tùy duyên, còn cái kia là cố chấp. Tuy là tốt nhưng mà cố chấp cái tốt thành ra cũng không được trọn tốt.

Đó là nói về bên Nho, còn trong nhà thiền thì có Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc, sư rất nổi tiếng, ai nấy đều ca tụngsư là một con người rất trong sạch, rất tốt. Ở gần chùa sư có một gia đình bán thực phẩm, một hôm gia đìnhnày phát hiện cô con gái của họ có thai, gia đình nổi giận đánh mắng hỏi ai là tác giả cái bào thai đó thì cô nói là Bạch Ẩn. Cha cô nghe nói vậy, quá giận tìm tới chùa gặp sư. Ông xổ ra đủ những lời nặng nề nhất trên đời. Sư nghe như vậy chỉ nói :“Thế à!” Vậy thôi.

Sau khi đứa bé được sanh ra, gia đình này mang tới chùa giao cho sư thì sư cũng nhận. Sau một thời gian nuôi đứa bé sư bị mất hết tiếng tăm, không còn ai nghĩ tới sư nữa.

Một thời gian sau, cô gái cảm thấy bị ray rứt trong lòng chịu không nổi, cô mới thú thật là cha đứa bé không phải là Bạch Ẩn mà là một chàng thanh niên bán cá ngoài chợ. Nghe tới đó cha mẹ cô mới bật ngửa, hoảng sợ lật đật tới chùa để sám hối và xin đứa bé trở lại. Lúc đó Thiền sư Bạch Ẩn cũng chỉ nói :“Thế à!” Vậy thôi, đơn giản.

Đó là tùy duyên, mà tùy duyên thế này mới thực sự là tùy duyên, tùy duyên cao tuyệt. Được, mất tiếng tămkhông thành vấn đề, nhận việc đó coi như tiếng tăm mất hết rồi, như mình thì buồn biết bao nhiêu nhưng với sư chỉ “thế à!” là xong. Bởi vì sư thấy không có gì quan trọng, người nói oan, người bị lầm thì sư cũng vẫn thản nhiên không buồn lòng gì hết. Khi nhận đứa bé sư không buồn giận, mà trả đứa bé cũng không trách mắng,

Tùy duyên theo kiểu này thì ở trong đây ai bắt chước được? Đó là vì sư thấy rõ trên đời này không có gì quan trọng, nhất là không có “cái ta”. Không có cái ta thì lấy cái gì mà được mà mất, có được có mất là bởi vì có cái ta này, “ta được” tiếng tăm, bây giờ “ta mất” tiếng tăm, còn không có cái ta thì cái gì mất? ai mất? Thấy rõ vậy nên đối với sư được mất tiếng tăm không thành vấn đề, nhận đứa bé cũng thản nhiên, trả đứa bé cũng thản nhiên thôi.

Trong kinh Viên Giác có câu: “Thân này còn chẳng thật có thì yêu ghét từ đâu sanh?” Cái thân còn chẳng thật có thì cái yêu cái ghét từ đâu mà sanh, bám vào đâu mà có? Sở dĩ mình thấy có yêu có ghét, có được có mất là bởi vì thấy có cái ta này. Nếu cái ta này không thật thì lấy gì được mất, yêu ghét ? Thấy rõ như vậy mới thật sự biết tùy duyên. Tùy duyên này là một điểm rất sâu.

3/Ở trong Tuyệt Quán Luận có một đoạn, có người đặt câu hỏi: “Con thấy người học đạo phần nhiều họ chẳng chuyên cần giữ giới luật, cũng chẳng chăm lo gìn giữ oai nghi, cũng chẳng giáo hóa chúng sanh mà cứ mặc tình sống thoải mái thì đó là ý gì?” Trong đó đáp: “Nhưng bên trong thực hành không có gián đoạn.” Bên ngoài nhìn giống như thoải mái nhưng bên trong người ta thực hành không có gián đoạn thì đó mới gọi là khéo tùy duyên.

Có những trường hợp các ngài làm như vậy để phá cái niệm chấp về sạch, về nhơ. Thí dụ như chấp ta đây tu hành thanh tịnh, ta đây tu hành đàng hoàng. Nhưng có ai nói mình tu hành không thanh tịnh, không đàng hoàng thì sao? Thì tức giận, đó là chấp vào cái thanh tịnh của mình, tới chừng người ta nói không thanh tịnh thì nổi giận. Còn ở đây là phá cái niệm sạch nhơ, ai nói sao thì nói, không thành vấn đề với mình.

Nhưng điểm này cũng phải xét ngược lại. Tuy là vậy nhưng không phải dễ bắt chước, bởi vì cũng dễ lầm. Nghe nói làm những chuyện như vậy là sống không chấp vào hình thức rồi mình cũng bắt chước làm như vậy để cho giống như tự tại, nhưng đó là bắt chước chớ không phải sống thật sự. Ở đây cần phải chú ý, điểm quan trọng là tuy bên ngoài như vậy nhưng bên trong thì thực hành không có gián đoạn, tức là bên trong luôn luôn sáng ngời, không có mê thì mới là lẽ thật, chớ theo cái kiểu bắt chước làm như vậy mà đụng đâu dính đó thì không phải.

Cũng có trường hợp làm như vậy để tỏ ra ta đây là người hiểu thiền, ta đây là người không chấp gì hết, là người sống tự tại. Nhưng nói ta không chấp gì hết mà chính cái đó lại thành ra chấp, tức là “chấp vào cái không chấp”.Thường người ta chấp cái này chấp cái kia, nhưng bây giờ chấp trở lại cái không chấp, tức là ta không chấp cho nên mọi chuyện coi như không thành vấn đề.
Cái đó mới là cái nguy hiểm, chấp vào cái không chấp lại là bệnh. Nhưng bệnh mà lại không biết bệnh nên mới khó trị, làm sao mà trị? Nên nhớ đây là chỗ thực sống của các vị đã sáng tỏ được đạo, nếu không được như vậy thì không được bắt chước.

4/Một điểm nữa, tùy duyên là mình nên sống khéo hòa với tất cả chớ không nên làm khác người, không phải là lập dị, bởi vì tùy duyên mà. Không làm khác với người, không lập dị để cho thấy ta đây là người đạt đạo, ta đây là người tự tại, đó mới là tùy duyên. Bởi vì khi mình làm khác người để chứng tỏ mình đạt đạo thì đó là một tướng khác của ngã tướng.
Ở đây làm tất cả, cũng ăn cũng ngủ như mọi người nhưng luôn luôn không rời Tự tánh, không mất ánh sáng của Tự tâm, đó mới là khéo tùy duyên. Chớ tùy duyên mà làm khác biệt với người ta, để cho thấy rằng “ta đây” là người không chấp, là người tự tại, như vậy là có chấp trong đó rồi, có ngã tướng trong đó rồi. Làm để cho người ta chú ý tới mình, cái đó là bệnh.

Kết lại thì tùy duyên là gì? Tùy duyên tức là không có chỗ bám, linh động, không dừng không trụ. Tất cả các pháp đều là nhân duyên, không có một pháp thật thì tại sao mình phải bám một chỗ để mà chịu khổ.Cho nên biết tùy duyên là phải quên cái ngã này, còn nhớ cái ngã này là không có tùy duyên. Và tùy duyên có bắt chước được không? Khi bắt chước là hết tùy duyên, bởi vì bắt chước là đã có cái khuôn, có khuôn mới bắt chước, cho nên bắt chước là hết tùy duyên. Ngoài ra điểm quan trọng phải nhớ là, tùy duyên mà còn có ngã là lầm, phải nhớ điểm đó !

Xưa có một vị Thiền sư, Ngài sống ăn uống hỗn tạp, không có chọn lựa gì hết, gặp mặn ăn mặn, gặp chay ăn chay, gặp gì là ăn nấy, gặp rượu cũng uống luôn. Có nhiều đệ tử thấy vậy bắt chước, sống như vậy thoải mái. Một hôm Ngài kêu hết đệ tử đến chỗ người ta thiêu xác người rồi đem đồ ăn bày ra, Ngài lấy những miếng thịt người ta thiêu còn sót lại, chưa cháy hết, trộn vô đồ ăn rồi nói:

– Các ngươi lại đây ăn với ta bữa này.

Các đệ tử ói mửa chạy hết. Ngài ngồi ăn thản nhiên, sau đó mới bảo rằng:

– Các ngươi cùng ăn được với ta cái món này thì mới có thể tiếp tục ăn uống như ta được, còn nếu không được thì thôi từ nay đừng có bắt chước.

Chúng sợ hãi không dám bắt chước nữa, lo gìn giữ giới luật đàng hoàng. Bởi vì Ngài đã nhiều năm tu hànhthanh tịnh rồi mới được như vậy, còn các đệ tử chưa được vậy thì làm sao mà bắt chước được! Như vậy để thấy rằng, nếu tâm mình còn phân biệt nhơ sạch thì làm sao có thể tùy duyên theo kiểu đó được, còn tâm Ngài sạch hết phân biệt rồi, cho nên ăn tự nhiên thôi.

Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó. Như vậy một ý nghĩa tùy duyên này mà thấu cho thật suốt có dễ dàng không? – Không dễ dàng, cho nên phải thật sống chớ không phải bắt chước được.

Bởi vậy tùy duyên mà còn có cái ta trong đây là còn dính mắc, mà còn dính mắc là không đúng ý nghĩa tùy duyên. Nhiều khi mình mắc kẹt là mắc kẹt cái lý tùy duyên nữa, mình phải sống cho thật chân thật mới thấy ý nghĩa tùy duyên, chỉ là cái lý thông thường thôi nhưng muốn hiểu cho rốt ráo để sống không phải là đơn giản, làm cả đời không hết, đâu phải nói tới những lý cao tột mây xanh.

Để kết thúc lại, tùy duyên là luôn luôn sáng ngời tự tại, không có chỗ nào để bám, đó là tùy duyên. Mong rằng tất cả khéo sống được tùy duyên, đúng ý nghĩa tùy Duyên

Đại Lão Hoà thượng Thích Thanh Từ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hihihih ...

Thầy Thanh Từ luôn là một vị Tăng mà tôi kính ngưỡng cùng với Thầy Trí Quảng ...

Nhân bài Tùy Duyên này thì tôi xin hỏi : với hàng phàm phu chúng ta thì TÙY DUYÊN như thế nào khi mà Trí chưa thông Tuệ chưa thành ?

"...Bởi vậy tùy duyên mà còn có cái ta trong đây là còn dính mắc, mà còn dính mắc là không đúng ý nghĩa tùy duyên. Nhiều khi mình mắc kẹt là mắc kẹt cái lý tùy duyên nữa, mình phải sống cho thật chân thật mới thấy ý nghĩa tùy duyên, chỉ là cái lý thông thường thôi nhưng muốn hiểu cho rốt ráo để sống không phải là đơn giản, làm cả đời không hết, đâu phải nói tới những lý cao tột mây xanh..."


 

baba

Registered
Phật tử
Tham gia
19/9/17
Bài viết
14
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Hihihih ...

Thầy Thanh Từ luôn là một vị Tăng mà tôi kính ngưỡng cùng với Thầy Trí Quảng ...

Nhân bài Tùy Duyên này thì tôi xin hỏi : với hàng phàm phu chúng ta thì TÙY DUYÊN như thế nào khi mà Trí chưa thông Tuệ chưa thành ?

"...Bởi vậy tùy duyên mà còn có cái ta trong đây là còn dính mắc, mà còn dính mắc là không đúng ý nghĩa tùy duyên. Nhiều khi mình mắc kẹt là mắc kẹt cái lý tùy duyên nữa, mình phải sống cho thật chân thật mới thấy ý nghĩa tùy duyên, chỉ là cái lý thông thường thôi nhưng muốn hiểu cho rốt ráo để sống không phải là đơn giản, làm cả đời không hết, đâu phải nói tới những lý cao tột mây xanh..."



Hàng phàm phu cũng có nhiều hạng người.
Có hạng sơ cơ mới vào.
Có hạng bậc trung thường gần bậc trí.
Có hạng đa văn, học rộng biết nhiều nhưng chưa sanh Tuệ.
V . v và v. v.
Nhưng là phàm phu nên thực hành lần lượt là văn, tư, tu. Nghe pháp, học pháp(văn), suy nghĩ gạn lọc (tư), và thực hành như pháp (tu).
Trao đổi chia sẻ trên dd mới chỉ là VĂN, cần hai bước tiếp theo là TƯ suy nghĩ gạn lọc có những bài giảng rất hay nhưng không phù hợp thì bỏ qua, ngày nay thì nhiều lắm thầy tu thường mượn Phật làm đầu cầu rồi dẫn đi rất nhiều chuyện quái dị, mê tín, hoặc thế gian thường tình hay thế thái nhân tình 9 chị 9 em . Nếu không TƯ là chết hoặc loạn phát cuồng. Kế đến là TU, phải trao dồi sửa đổi từng ngày từng giờ cho đến khi thành thục lúc đó mặc sức tùy duyên.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Ha ha ha hah ... mời bạn BB một Ly Trà [smile]

Vô Minh -->> hành --> thức --> ở trong đó .. có NHIỀU LOÀI .. [smile]


nhưng:

MINH --> hành --> thức ... thì ở trong đó .. cũng có nhiều NGƯỜI [smile]

A ha ha hahahahhahahahahhahahahahahahahahahhahahahahah

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
29/4/15
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Hihihih ...

Thầy Thanh Từ luôn là một vị Tăng mà tôi kính ngưỡng cùng với Thầy Trí Quảng ...

Nhân bài Tùy Duyên này thì tôi xin hỏi : với hàng phàm phu chúng ta thì TÙY DUYÊN như thế nào khi mà Trí chưa thông Tuệ chưa thành ?

"...Bởi vậy tùy duyên mà còn có cái ta trong đây là còn dính mắc, mà còn dính mắc là không đúng ý nghĩa tùy duyên. Nhiều khi mình mắc kẹt là mắc kẹt cái lý tùy duyên nữa, mình phải sống cho thật chân thật mới thấy ý nghĩa tùy duyên, chỉ là cái lý thông thường thôi nhưng muốn hiểu cho rốt ráo để sống không phải là đơn giản, làm cả đời không hết, đâu phải nói tới những lý cao tột mây xanh..."



Hahahahahahaha...... đời nay thì chỉ toàn có lộn duyên thì có, làm gì có chuyện tùy duyên. nếu mà có được tùy duyên thì đã không phải : Duyên đến ... Duyên đi ... mặc xác Duyên. hahahahahahahaha........
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7/6/18
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
xuôi thuận

do vì
ngẫu nhiên sự đến
tất nhiên sự đi

thế nên
tuỳ duyên hằng bất biết
bất biến hằng tuỳ duyên
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hihihih ...

Biết ngay mà ...

Đạo Phật là vậy,luôn luôn cao siêu dù chỉ với những từ ngữ đơn giản .

Đạo Phật thật ra rất dễ HIỂU , ai cũng có thể thuộc làu làu như kiểu " ... ngũ uẩn giai không ..." , " vô ngã là không phải của ta,không thuộc về ta "... rồi nào là " Đời là bể KHỔ ", " ...phải luôn Chánh Niệm ...", " ...nhất TÂM bất loạn ..." .v.v... ôi thì đủ cả

Nhưng nói thì luôn dễ ... LÀM mới là khó

Thế cho nên trong vạn người mới có được một hai người có thành tựu ...

Hihiihi ... cho nên Duyên đến,Duyên đi ... mặc xác Duyên là vậy

Hahaha ...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hahaha .. thật ra đạo phật CHỖ MÀ ĐỨC PHẬT KHÁM PHÁ RA .. -->> RẤT LÀ CAO SIÊU [smile]

- và cả danh từ .. ngôn ngữ .. miêu tả được những gì đức PHẬT KHÁM PHÁ RA = cũng chẳng đơn giản tí nào ... [smile]


dễ kiểm chứng thôi mà: KIẾM ĐẠI VÀI TẬP KINH PHẬT ra đọc .. những lời PHẬT nói trong KINH .. xem mỗi người HIỂU ĐƯỢC BAO NHIÊU DANH TỪ ?? .. bao nhiêu phần trăm ??

- như vậy .. đâu có DỄ TÍ NÀO ĐÂU ... chỉ tại vì chúng ta TỰ LỪA GẠT BẢN THÂN cho mình là CAO SIÊU THÔI

điều này thì đúng bởi vì: VẠN VẬT CHI TRUNG .. HÀ VẬT TỐI CAO ? .. thì BỒ ĐỀ ĐẠT MA nói: NHÂN NGÃ = TỐI CAO .. và chính đức PHẬT cũng nói hiện tượng đó là DUY NGÃ ĐỘC TÔN


ĐỜI ...

không ai biết trước

- trăm năm .. chẳng vương nợ tình gì .. ha ha hahahahahahhahahahah


từ đây cho đến lúc xuôi tay

- sẽ không màng đến .. yêu .. thương [smile]


ĐÃ TỪNG NGHIÊNG NGÃ

KHỔ ĐAU TRĂM CHIỀU

--> tủi hờn không thiếu ....


nên giờ đây đứng: TRƯỚC NGÃ BA .. TÌNH [smile]

lòng mãi phân vân ... - Đường Tình Hai Lối, Lê Hựu Hà - Tùng Châu



cho nên .. phải nhìn thấy CÁI KHỔ của NGÃ .. mới nhìn thấy ... cái TRĂNG = VÔ NGÃ .. nó có giá trị là bao nhiêu ...

- ở trong lòng ... mà chúng ta cứ không tìm thấy ... ha ha hahahahahahha


mà đúng không ?


*** chỗ CAO SIÊU .. là CÁI KHÔNG ĐÓ .. như là VẦNG TRĂNG ngay tại trong vũng nước trước mặt, trong lòng .. AI CŨNG BIẾT nó là gì .. mà dù biết chắc chắn phải là như vậy .. vẫn CAO TÚT NHƯ VẦNG TRẰNG Ở TRÊN TRỜI ...

-->> TRĂNG MÀ ... không cao sao được [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên