Kiến giải về vô ngã

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Lại thêm một mùa bội thu nữa !

Kính quý bạn, những suy tư của quý bạn đều hay, đều đáng nên suy ngẫm, tuy nhiên Vô Học tâm đắc nhất là câu trả lời của bạn minhđịnh, vì bạn ấy đã nói trúng tim đen của Vô Học khi V/h hỏi : "khi gợi lên vấn đề này, Vô Học nhằm muốn nói lên điều gì ?"



Thưa vâng ! Vô Học chỉ muốn nhắc lại một điều mà hình như ai cũng đều đã biết như lời phát biểu của một vị Tổ xưa "Mạng người chỉ một sát na !".

Dòng sông là gì ? là một chuổi những giọt nước nối tiếp nhau chảy qua một vị trí, khi chúng ta nói về nó thì nó đã là quá khứ (chứ không còn là những giọt nước ban nảy nữa).

Điều này ẫn dụ cho cái gì ? Ẫn dụ cho cái TÔI của chúng ta.

Cái TÔI của chúng ta nhà Phật nói đó là một hợp thể của Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), nhưng Vô Học xin phép được nói giản đơn dễ hiểu đó là Thể xác (Sắc) và Tâm hồn (tức là Thọ, Tưởng, Hành, Thức đó). CẢ HAI PHẦN NÀY ĐỀU SINH DIỆT TRONG TỪNG SÁT NA.

A.) _ Thể xác thì các bạn cũng đã thừa biết rồi, các tế bào của cơ thể luôn được đổi mới (tốt hơn hoặc bằng, hoặc xấu hơn). Về thân xác thì chúng ta đều biết rất rõ:

1. _ NÓ VÔ THƯỜNG :

Ba tấc hơi trời cho để sẵn, một sớm vô thường mất hết trơn. (Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhất đán vô thường vạn sự hưu). Cái tai nạn, cái bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào, nó cướp đi của chúng ta tất cả sự nghiệp, mơ ước, hoài vọng.

2. _ VÔ CHỦ vì chúng ta đâu có khiến cho tim đập hay máu chảy theo ý của ta được đâu.

3. _ VÔ TỰ TÁNH, mẩu đối thoại trong Na Tiên Tỳ kheo Kinh nói rõ điều này.

B.) _ Tâm hồn gồm 1) Tình cảm, 2) Tư tưởng (ý nghĩ) :

Thưa các bạn về thể xác thì các Giáo phái Ngoại đạo cũng đều không xem nó là TA, MÌNH; vài giáo phái chủ trương hành xác, khổ hạnh, một đôi trường hợp quá khích tự nguyện "chấm dứt sự sống hiện tại" (tự tử) để mong sớm về "nơi kia" (?). Nhưng tất cả họ đều hãy còn lầm cái phần nội tâm của mình là TA, Giáo lý Vô Ngã nói rằng "Cái nội tâm kia bao gồm cái biết (ý thức) những suy nghĩ, tình cảm, những khắc khoải lo âu hay hạnh phúc sung sướng đều KHÔNG PHẢI TA, CỦA TA, KHÔNG CÓ TỰ TÁNH, nó cũng trôi chảy như dòng nước.

1). _ Tình cảm _ bao gồm Thất tình Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) và Lục dục (Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn).

Những người tu theo Nhân đạo (Khổng giáo) đều hạn chế tình cảm "xấu", ca ngợi phát huy những tình cảm cao thượng. Những người tu theo Tiên đạo thì "bóp chết" những tình cảm xấu ác, cố gắng sống thuần bằng những tư tưởng thanh cao.

Trong đạo Phật, nếu bạn giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm _ Tà Dâm _ Vọng, Tửu _ say sưa vô độ) thì "tốt nghiệp" Nhân Thừa (nghĩa là bạn sẽ chắc chắn được tái sanh vào cõi người). Nếu bạn giữ 10 Giới, hành Thập Thiện thì sẽ "tốt nghiệp" Thiên Thừa (sẽ được sanh lên các cảnh Trời).

Với Giáo lý Vô Ngã thì hành giả dầu có cuộc sống Thánh Thiện, có nội tâm an lạc, ổn định cũng vẫn là CÁI SỐNG MÊ LẦM, hành giả chưa biết được cái giá trị siêu xuất của Phật pháp, chưa "chạm" đến Chân lý.

Với Phật pháp thì dầu là cái An lạc do cuộc sống Thánh Thiện mang đến hay cái khổ đau do Ác nghiệp chiêu cảm cũng chỉ như bụi đất bám trên da (sẽ bị bong tróc, rửa trôi), như cái áo, cái mão của kép hát (rồi sẽ phải thay ra) mà thôi.

Vui chi tạm cõi trần gian,
Buồn chi một giấc mộng hoàng trăm năm.​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
2. _ Tư tưởng _ Ý nghĩ.

Thưa các bạn, Vô Học chỉ là nhắc lại những gì các bạn có lẻ đã biết, nhưng không vì thế mà không nhắc lại. Tư tưởng của chúng ta thì cứ sanh khởi liên tục, đây là nghiệp của chúng sinh, cũng như con khỉ dầu bị xiềng cột một chỗ, nó cũng không ngồi yên bao giờ ("Tâm viên, Ý mã" mà !).

Nhưng với người học Phật thì đức Phật hướng cho chúng ta tu Quán, tức là dùng sự lăng xăng của tư tưởng để tập trung suy tư thắc mắc về "Sanh Tử sự đại" :

_ Ta là ai ? Từ đâu tới ? đâu là nguyên nhân của tất cả khổ đau ? Làm cách nào để bứng tận gốc của đau khổ ?

Ngày xưa, Ngài Thần Quang cũng đeo mang niềm khắc khoải này tìm đến Đạt Mạ Tổ Sư :

Xin mời đọc lại "Thần Quang đoạn tý" do bạn Mục đồng đăng :

http://www.diendanphatphap.com/dien...n-Quang-đoạn-tý-quot-(Nhị-Tổ-Huệ-Khả-chặt-tay)

Các bạn đọc kỹ chủ đề trên đi rồi Vô Học sẽ thưa chuyện tiếp.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Chào các bạn ! Bạn nào có thể cắt nghĩa 2 câu thơ :

Bấy lâu những tưởng "con mình"
Dè đâu nhận "giặc" ra tình bà con.


http://www.diendanphatphap.com/dien...uệ-Khả-chặt-tay)&p=77576&viewfull=1#post77576

Thế nào là "con mình" ?
Thế nào là "giặc" ?

Mến !

Kính quý tiền bối ! Kính bác Văn Học !

Theo con, điều bất an của Ngài Thần Quang là :

Trong nội tâm Ngài luôn có những khắc khoải suy tư "Ta là ai ? Ta từ đâu đến đây ? Khi mất sẽ về đâu ? Thế nào là Chân Lý mà đức Phật muốn truyền trao ?" Điều thắc mắc này có thể nó dính khắn trong tâm Ngài đã từ lâu lắm rồi, đi đứng nằm ngồi Ngài đều nghĩ đến nó, nhưng không có lời giải đáp cho nên nó mãi vẫn là nỗi bất an, từ những suy nghĩ thoáng đến thoáng đi buổi đầu, bây giờ nó đã đóng khối như một ung bướu trong lòng rất khó chịu, nghi tình này đã trở thành máu thịt của Ngài, cho nên Ngài nghĩ rằng nó là một phần con người của Ngài. Đây là nghĩa của câu "Bấy lâu những tưởng con mình".

Ngày hôm ấy Tổ bảo "đem nó ra đây !", thì "Ủa !.........

Đến chỗ này thì con bí rồi, rõ ràng nó đóng khối trong lòng thì đem ra rất dễ, không hiểu vì sao Ngài Thần Quang lại không nắm được mà trình ra ?

Quý anh chị cứu dùm Thanh Trúc chỗ này đi.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý tiền bối ! Kính bác Văn Học !

Theo con, điều bất an của Ngài Thần Quang là :

Trong nội tâm Ngài luôn có những khắc khoải suy tư "Ta là ai ? Ta từ đâu đến đây ? Khi mất sẽ về đâu ? Thế nào là Chân Lý mà đức Phật muốn truyền trao ?" Điều thắc mắc này có thể nó dính khắn trong tâm Ngài đã từ lâu lắm rồi, đi đứng nằm ngồi Ngài đều nghĩ đến nó, nhưng không có lời giải đáp cho nên nó mãi vẫn là nỗi bất an, từ những suy nghĩ thoáng đến thoáng đi buổi đầu, bây giờ nó đã đóng khối như một ung bướu trong lòng rất khó chịu, nghi tình này đã trở thành máu thịt của Ngài, cho nên Ngài nghĩ rằng nó là một phần con người của Ngài. Đây là nghĩa của câu "Bấy lâu những tưởng con mình".

Ngày hôm ấy Tổ bảo "đem nó ra đây !", thì "Ủa !.........

Đến chỗ này thì con bí rồi, rõ ràng nó đóng khối trong lòng thì đem ra rất dễ, không hiểu vì sao Ngài Thần Quang lại không nắm được mà trình ra ?

Quý anh chị cứu dùm Thanh Trúc chỗ này đi.

Kính !

Cám ơn Thanh Trúc đã cho lời đáp, mặc dầu chưa trọn nhưng rất thật.

Thưa các bạn ! Thật ra để trả lời với Tổ câu "Thưa Thầy ! Con không thấy nó đâu hết" không phải dễ dàng gì. Trong trường hợp này đã hội đủ 3 duyên:

_ Thứ nhất, duyên nơi người trò phải là một người đã nhiều kiếp tu hành tinh tấn, có công đức lớn, hiện tại đang toàn tâm toàn ý muốn PHÁ MÊ.

_ Thứ 2, duyên nơi người Thầy, phải là một vị Đại Giác (dĩ nhiên là có công đức lớn).

_ Thứ 3, trò đã tìm đến Thầy, trọn lòng Tin Vâng Kính.

Hội đủ 3 duyên ấy, câu hỏi vặn của Thầy, nó có một cái lực tác động đẩy hành giả vào chỗ không có ngôn từ và khái niệm, vô tình cái khối nghi tình đeo đẳng bên mình bấy lâu nay "không thấy đâu", cho nên Ngài Thần Quang trả lời "Bạch Thầy ! Con không thấy nó đâu hết !". Đây là một câu nói thật lòng, vì Ngài đã thực chứng cái Vô Ngã, tức là lúc bấy giờ trong cái giây phút ngắn ngủi ấy Ngài không thấy Thân xác, Tình cảm, Tư tưởng gì ráo, chỉ là sự hụt hẩng "lọt" vào Không. Đây là trạng thái Tâm chứng (chớ không còn là sự chọn lọc của Ý Thức nữa), trong giây phút đó Ý Thức không hiện hữu. Ngài Thần Quang đã thật chứng quả Tu Đà Hoàn.

Sẵn đây Vô Học xin minh hoạ 2 cái thấy, một cái thấy Phàm phu (tức là khi chưa chứng Vô Ngã) và một cái thấy của những vị đắc sơ quả _ Nhập Lưu _ Tu Đà Hoàn.

tooi_zpskaskouus.jpg


Phàm phu thì Thân xác, Tư Tưởng, Tình cảm gắn kết chặt chẽ với nhau hình thành một CÁI TÔI.​

tooi%202_zpsozevkeop.jpg


Cái thấy cần thiết mà Phật tử chúng ta nên hướng đến.

(Dĩ nhiên, chỉ là hình minh hoạ, mang tính gợi ý, mong các bạn bỏ qua cho những sự vụng về của V/h đã không chuyển tải trọn vẹn SỰ THẬT).

Kính mong các bạn suy tư nhiều và được lợi ích !.
 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Bác kiến giải trên thật quá sâu sắc. Đúng vậy hội đủ 3 duyên đó và sự hụt hẫng lọt vào Không, bác kiến giải rất thực và hay. Hàng hậu bối thiểu căn trí tuệ như phapchieumt còn phải kê ghế học hỏi bác dài dài. Kính chúc bác sức khỏe an khang, thân tâm an lạc để có nhiều cái chia sẻ tinh hoa Phật pháp hơn nữa.
A di đà Phật!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Cám ơn Thanh Trúc đã cho lời đáp, mặc dầu chưa trọn nhưng rất thật.

Thưa các bạn ! Thật ra để trả lời với Tổ câu "Thưa Thầy ! Con không thấy nó đâu hết" không phải dễ dàng gì. Trong trường hợp này đã hội đủ 3 duyên:

_ Thứ nhất, duyên nơi người trò phải là một người đã nhiều kiếp tu hành tinh tấn, có công đức lớn, hiện tại đang toàn tâm toàn ý muốn PHÁ MÊ.

_ Thứ 2, duyên nơi người Thầy, phải là một vị Đại Giác (dĩ nhiên là có công đức lớn).

_ Thứ 3, trò đã tìm đến Thầy, trọn lòng Tin Vâng Kính.

Hội đủ 3 duyên ấy, câu hỏi vặn của Thầy, nó có một cái lực tác động đẩy hành giả vào chỗ không có ngôn từ và khái niệm, vô tình cái khối nghi tình đeo đẳng bên mình bấy lâu nay "không thấy đâu", cho nên Ngài Thần Quang trả lời "Bạch Thầy ! Con không thấy nó đâu hết !". Đây là một câu nói thật lòng, vì Ngài đã thực chứng cái Vô Ngã, tức là lúc bấy giờ trong cái giây phút ngắn ngủi ấy Ngài không thấy Thân xác, Tình cảm, Tư tưởng gì ráo, chỉ là sự hụt hẩng "lọt" vào Không. Đây là trạng thái Tâm chứng (chớ không còn là sự chọn lọc của Ý Thức nữa), trong giây phút đó Ý Thức không hiện hữu. Ngài Thần Quang đã thật chứng quả Tu Đà Hoàn.

Sẵn đây Vô Học xin minh hoạ 2 cái thấy, một cái thấy Phàm phu (tức là khi chưa chứng Vô Ngã) và một cái thấy của những vị đắc sơ quả _ Nhập Lưu _ Tu Đà Hoàn.

tooi_zpskaskouus.jpg


Phàm phu thì Thân xác, Tư Tưởng, Tình cảm gắn kết chặt chẽ với nhau hình thành một CÁI TÔI.​

tooi%202_zpsozevkeop.jpg


Cái thấy cần thiết mà Phật tử chúng ta nên hướng đến.

(Dĩ nhiên, chỉ là hình minh hoạ, mang tính gợi ý, mong các bạn bỏ qua cho những sự vụng về của V/h đã không chuyển tải trọn vẹn SỰ THẬT).

Kính mong các bạn suy tư nhiều và được lợi ích !.

Kính bác nguyenvanhoc!
Cái hình của bác thật làm vỡ ra. Trong tâm vodanh có cái mường tượng nhưng không vẽ ra được.
Sao nó lại đơn giản đến thế?
Đúng là đạo, thấy thì nó là nó chẳng gì phải nghỉ. Không thấy có nghỉ cũng chẳng ra.
Kính bác nhiều sức khỏe sống lâu.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Cám ơn Thanh Trúc đã cho lời đáp, mặc dầu chưa trọn nhưng rất thật.

Thưa các bạn ! Thật ra để trả lời với Tổ câu "Thưa Thầy ! Con không thấy nó đâu hết" không phải dễ dàng gì. Trong trường hợp này đã hội đủ 3 duyên:

_ Thứ nhất, duyên nơi người trò phải là một người đã nhiều kiếp tu hành tinh tấn, có công đức lớn, hiện tại đang toàn tâm toàn ý muốn PHÁ MÊ.

_ Thứ 2, duyên nơi người Thầy, phải là một vị Đại Giác (dĩ nhiên là có công đức lớn).

_ Thứ 3, trò đã tìm đến Thầy, trọn lòng Tin Vâng Kính.

Hội đủ 3 duyên ấy, câu hỏi vặn của Thầy, nó có một cái lực tác động đẩy hành giả vào chỗ không có ngôn từ và khái niệm, vô tình cái khối nghi tình đeo đẳng bên mình bấy lâu nay "không thấy đâu", cho nên Ngài Thần Quang trả lời "Bạch Thầy ! Con không thấy nó đâu hết !". Đây là một câu nói thật lòng, vì Ngài đã thực chứng cái Vô Ngã, tức là lúc bấy giờ trong cái giây phút ngắn ngủi ấy Ngài không thấy Thân xác, Tình cảm, Tư tưởng gì ráo, chỉ là sự hụt hẩng "lọt" vào Không. Đây là trạng thái Tâm chứng (chớ không còn là sự chọn lọc của Ý Thức nữa), trong giây phút đó Ý Thức không hiện hữu. Ngài Thần Quang đã thật chứng quả Tu Đà Hoàn.

Sẵn đây Vô Học xin minh hoạ 2 cái thấy, một cái thấy Phàm phu (tức là khi chưa chứng Vô Ngã) và một cái thấy của những vị đắc sơ quả _ Nhập Lưu _ Tu Đà Hoàn.

tooi_zpskaskouus.jpg


Phàm phu thì Thân xác, Tư Tưởng, Tình cảm gắn kết chặt chẽ với nhau hình thành một CÁI TÔI.​

tooi%202_zpsozevkeop.jpg


Cái thấy cần thiết mà Phật tử chúng ta nên hướng đến.

(Dĩ nhiên, chỉ là hình minh hoạ, mang tính gợi ý, mong các bạn bỏ qua cho những sự vụng về của V/h đã không chuyển tải trọn vẹn SỰ THẬT).

Kính mong các bạn suy tư nhiều và được lợi ích !.

Kính bác Văn Học ! Trước đây bác đã phát biểu như vầy (con copy mà không ghi là nằm trong bài nào) :

Toi_zps0154184e.jpg


Toi2_zps26f4a22a.jpg

mà nay bác lại giải thích khác đi, vậy đâu là sự thật, phải chăng cái hình ngày hôm nay mới đúng còn cái hình cũ đã có sai sót gì chăng ?

Kính hỏi.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính bác Văn Học ! Trước đây bác đã phát biểu như vầy (con copy mà không ghi là nằm trong bài nào) :

Toi_zps0154184e.jpg


Toi2_zps26f4a22a.jpg

mà nay bác lại giải thích khác đi, vậy đâu là sự thật, phải chăng cái hình ngày hôm nay mới đúng còn cái hình cũ đã có sai sót gì chăng ?

Kính hỏi.

Ôi cái anh lẩm cẩm này! Cái nào đúng thì nó đúng. Cái kia đúng thì cái kia đúng.
Có gì sai khi cả hai cùng đúng.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Trước đây bác đã phát biểu như vầy (con copy mà không ghi là nằm trong bài nào) :

Toi_zps0154184e.jpg


Toi2_zps26f4a22a.jpg

mà nay bác lại giải thích khác đi, vậy đâu là sự thật, phải chăng cái hình ngày hôm nay mới đúng còn cái hình cũ đã có sai sót gì chăng ?

Kính hỏi.

Chào Thế Hùng ! Chào các bạn !

Có một bạn nhỏ (hình như là Thanh Trúc) đã nói : "Như người nướng bánh tráng phải trở qua trở lại để bánh chín đều" thì việc ngày nay Vô Học vẽ khác viết khác đi, cũng chỉ nhằm minh hoạ rằng :

_ TÔI (hay TA) là một hợp thể giả kết của Ngũ Uẩn, hay nói cho dễ hiểu hơn là của Thân xác, Tư tưởng và Tình cảm. Mà đã giả kết thì các bạn biết rồi, dầu kiên cố thế mấy cũng phải có lúc rả tan, cho nên CÁI TÔI vốn không thật. Kẻ mê là người muốn "vĩnh cữu hoá cái không thật" như tìm thuốc trường sanh, như tạo dựng một triết thuyết mới, một tôn giáo mới.

Đạo Phật phá Ngã Chấp không phải vì muốn kèn cựa, tranh hơn với các tôn giáo khác, mà là vì muốn giác ngộ (đánh thức) cho chúng ta "ĐỪNG LAO TÂM KHỔ TRÍ VUN ĐẮP CHO CÁI BỌT NƯỚC NỮA".

Hai cặp hình minh hoạ ấy có giá trị như nhau, nhưng Phật tử cũ do đã có nghe nói về Ngũ Uẩn thì dễ tiếp thu cặp hình cũ; Phật tử mới thì cụm từ "Thân xác, Tình Cảm, Tư tưởng" dễ hiểu dễ tiếp thu hơn.

Mến !
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kính bác Văn Học ! Chúng con rất vui mừng khi bác đã "mở miệng" trở lại.
Trong bài viết trên phải chăng bác chê người để PR cho mình ? Con không tin như vậy, cho nên con xin bác giải thích thêm :

1. _ Như thế nào mới là CÁI VÔ NGÃ của đạo Phật ?
2. _ Ta là ai ?
3. _ Phật từ đâu ra ?
4. _ "Gặp Phật diệt Phật, gặp Pháp diệt Pháp, gặp Tăng diệt Tăng" Chúng ta hiểu câu nói đó như thế nào ?

Chúng con chỉ muốn được học hỏi thêm, chứ không phải là vấn nạn.
Kính mong bác hoan hỉ.

Kính cám ơn bác Văn Học đã kiên trì từng bước chỉ vẽ cho chúng con được hiểu rõ hơn câu thắc mắc 1. _ Như thế nào mới là CÁI VÔ NGÃ của đạo Phật ?

Xin bác phân giải tiếp về câu thứ nhì : 2. _ Ta là ai ? Con hỏi điều này cũng hơi thừa, vì khi bác giải xong câu 1 thì đương nhiên sẽ đến câu 2 mà thôi, nhưng vì đạo hữu phapchieumt đã có bài :


Có những lúc tôi thấy mình rất từ bi bác ái, có những lúc tôi thấy mình rất thánh thiện, có những lúc tôi thấy mình rất hiền hòa đáng yêu, có những lúc tôi thấy mình thật là độc ác, có những lúc tôi thấy mình thật là hung dữ, có những lúc tôi thấy mình tham lam, có những lúc tôi thấy mình tự cao tự đại....Ôi trời ơi! Sao cũng là trong một cái thân tứ đại có cái tên là phapchieumt mà sao tôi lai có rất nhiều hình dạng như thế? Vậy tôi đích thực là ai đây? Có những lúc tôi thấy mình từ bi như là Phật, có những lúc tôi thấy mình là Bồ Tát, có những lúc tôi thấy mình thánh thiện như là ông tiên, có những lúc tôi thấy mình như bao người khác, có những lúc tôi thấy mình sân hận nhu atula, có những lúc tôi thấy mình tham lam như loài ngạ quỷ, có những lúc tôi thấy mình đau khổ như ở địa ngục. Tại sao trong tôi có đầy đủ mười pháp giới chúng sanh như vậy? Tôi là ai giữa cuộc đời này? Có ai giải thích cho tôi "Tôi là ai" hay không?

Con thấy sẵn đây xin bác cho ý kiến để anh phapchieumt và chúng con được học hỏi thêm.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính cám ơn bác Văn Học đã kiên trì từng bước chỉ vẽ cho chúng con được hiểu rõ hơn câu thắc mắc 1. _ Như thế nào mới là CÁI VÔ NGÃ của đạo Phật ?

Xin bác phân giải tiếp về câu thứ nhì : 2. _ Ta là ai ? Con hỏi điều này cũng hơi thừa, vì khi bác giải xong câu 1 thì đương nhiên sẽ đến câu 2 mà thôi, nhưng vì đạo hữu phapchieumt đã có bài :


phapchieumt đã viết:
Có những lúc tôi thấy mình rất từ bi bác ái, có những lúc tôi thấy mình rất thánh thiện, có những lúc tôi thấy mình rất hiền hòa đáng yêu, có những lúc tôi thấy mình thật là độc ác, có những lúc tôi thấy mình thật là hung dữ, có những lúc tôi thấy mình tham lam, có những lúc tôi thấy mình tự cao tự đại....Ôi trời ơi! Sao cũng là trong một cái thân tứ đại có cái tên là phapchieumt mà sao tôi lai có rất nhiều hình dạng như thế? Vậy tôi đích thực là ai đây? Có những lúc tôi thấy mình từ bi như là Phật, có những lúc tôi thấy mình là Bồ Tát, có những lúc tôi thấy mình thánh thiện như là ông tiên, có những lúc tôi thấy mình như bao người khác, có những lúc tôi thấy mình sân hận nhu atula, có những lúc tôi thấy mình tham lam như loài ngạ quỷ, có những lúc tôi thấy mình đau khổ như ở địa ngục. Tại sao trong tôi có đầy đủ mười pháp giới chúng sanh như vậy? Tôi là ai giữa cuộc đời này? Có ai giải thích cho tôi "Tôi là ai" hay không?

Con thấy sẵn đây xin bác cho ý kiến để anh phapchieumt và chúng con được học hỏi thêm.

Kính !

Cám ơn minhthuc đã nhắc nhở ! Tuy nhiên Vô Học không thể triễn khai vấn đề này ở đây được vì :

_ Tuy "Tôi là ai ?" hay "Ta là ai ?" không có gì khác biệt, nhưng chủ đề "kiến giải về Vô Ngã" phải dùng Giáo lý "cấp 2" để giải, còn muốn giải câu hỏi của phapchieumt phải dùng đến Giáo Lý "cấp 3" mới "phân thế" "đến đầu đến đủa" được.

(Giáo lý cấp 1 là gì ? là Tứ Diệu Đế và những Giáo lý thuộc Nhân Thừa Thiên Thừa (hay gọi tắt là Nhân Thiên Thừa) đó, với người mới _ có thể là Phật tử sơ cơ _ như 5 anh em ông Kiều Trần Như, lúc đó hãy còn "mới toanh", đức Phật đã giảng Tứ Diệu Đế. Ngày nay Chư Tăng khi đi tụng đám tang thì đem bài Sám Tống Táng ra đọc tụng, tang quyến nghe qua hiểu liền và sụt sịt khóc. Vì sao ? Vì trong bài sám ấy nói đến Khổ đế nhất là "Ái biệt ly khổ", nói đến Vô thường).

Giáo lý cấp 3 nói gì ? Nói "Hành nguyện độ sinh của Bồ tát", mà Vô Học không phải là Bồ tát nên không dám mở chủ đề đó, nếu bây giờ trả lời ở đây thì chúng ta sẽ lan man lạc đề đến "tận may xanh" lựn. Kính mong thông cảm.

-------------

Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề "Ta là ai ?" nhé !

Với 2 cặp hình minh hoạ ngày hôm qua, có lẻ một số bạn đã có đáp án rồi !
Khi Ngũ uẩn kiên cố ta lầm chấp một CÁI TÔI, đạo Phật nhìn thấu suốt vấn đề thấy rằng sự kiên cố vọng tưởng này do một lực, lực đó là Nghiệp lực, tuy rằng Nghiệp lực cũng có cái gốc là Không, nhưng với kẻ phàm phu thì nó có độ kết dính cao.

Tu hành theo đạo Phật là hoá giải Nghiệp lực, khiến cho nó trở nên trung tính thì TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu.

bot%20vh_zpsfyc2shjb.jpg


bot_zpskejk3i8u.jpg

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Chúng con rất vui mừng khi bác đã "mở miệng" trở lại.
Trong bài viết trên phải chăng bác chê người để PR cho mình ? Con không tin như vậy, cho nên con xin bác giải thích thêm :

1. _ Như thế nào mới là CÁI VÔ NGÃ của đạo Phật ?
2. _ Ta là ai ?
3. _ Phật từ đâu ra ?
4. _ "Gặp Phật diệt Phật, gặp Pháp diệt Pháp, gặp Tăng diệt Tăng" Chúng ta hiểu câu nói đó như thế nào ?

Chúng con chỉ muốn được học hỏi thêm, chứ không phải là vấn nạn.
Kính mong bác hoan hỉ.

Chào các bạn ! Chào minh thức !

Mãi đến nay Vô Học mới có thể cùng bàn với các bạn về câu hỏi thứ 3 "Phật từ đâu ra ?".

Thưa các bạn ! với câu hỏi này thì trong nguyên bản của phapchieumt, đã có lời giải :

Phật từ đâu ra? Đừng nghĩ Đức Phật là cao siêu, đừng nghĩ Đức Phật là một đấng siêu hình đầy thần thông nào cả. Đức Phật chỉ là một người Bình Thường như bao người. Đức Phật chỉ hơn mọi người là đã Giác Ngộ. Phật là Ta mà Ta là Phật.

Xin các bạn hãy tạm chấp nhận câu trả lời ngắn gọn này, sau này nếu có duyên chúng ta sẽ quay lại, vì chỉ để giải thuần Lý vấn nạn này phải mất một tuần lễ.

----------

Câu thứ 4 : "Gặp Phật diệt Phật, gặp Pháp diệt Pháp, gặp Tăng diệt Tăng" Chúng ta hiểu câu nói đó như thế nào ?.

Câu này tuyệt đối không được hiểu theo nghĩa đen.

1. _ Là lời dạy về Thiền Định (Như Lai Thiền) : "Gặp Phật diệt Phật, gặp Pháp diệt Pháp, gặp Tăng diệt Tăng"

Trong cơn Thiền, khi hành giả đã khoá căn trần _ tai nghe văng vẳng âm thanh nhưng không hề khởi phân biệt, mắt thì đã nhắm lại rồi, ý không chạy nhảy lan man nữa _ hành giả dần nhập định. Trong trạng thái yên ắng ấy :

_ Nếu hành giả có căn cơ Phàm phu Thiền thì sẽ có vài nhân vật xuất hiện, nói này nói khác bên tai, hoặc thấy nước, hoặc thấy lửa, thấy những hình ảnh kinh dị, hành giả cũng hãy cứ thản nhiên không khởi tâm vui mừng yêu thích hay kinh sợ, những hình ảnh ấy sẽ tự mất. Chuyện này sẽ liên tục xuất hiện trong nhiều tháng, có gì đâu, khi ta dừng đứng Ý Thức thì Mạt Na Thức hiện lên một cách lộn xộn, những cảnh ấy, nhân vật ảo ấy chỉ là "Thức biến" của Ta mà thôi, chứ không từ ngoài mà đến, cho nên hãy mặc kệ mọi chuyện, ta cứ ngồi, sẽ không có chuyện gì xảy ra não hại ta được. Cũng có thể nói đây là một phần của Ngũ Ấm Ma.

_ Rồi Tử Ma nữa, đây là oan trái tiền khiên, nhưng hãy "thây kệ", Ta Thiền Định kiên cố thì Ma không não hại được (dĩ nhiên là sau cơn Thiền phải làm thêm những việc khác để giải oan khiên. Hoặc là nhờ đến sự can thiệp của SƯ PHỤ).

_ Nếu hành giả tinh tấn Thiền Định một thời gian, khi đã có tiến bộ cao lên rồi thì Thiên Ma đến quấy phá với nhiều hình tướng. Hành giả hãy thản nhiên (tức là kiên cố Thiền định) thì sẽ vượt qua.

2. Là lời dạy trong Tổ Sư Thiền : "Gặp Phật diệt Phật, gặp Pháp diệt Pháp, gặp Tăng diệt Tăng"

_ Nhằm đốn phá tất cả chỗ dựa, khiến cho hành giả KHÔNG CÓ CHỖ BÁM VÍU. Vì nguyên lý TẤT CẢ PHÁP ĐỀU KHÔNG, nếu hành giả còn bám vào chỗ nào, chỗ đó còn là CÓ. CÓ thì đã lạc vào ĐƯỜNG TÀ.

Mến !
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Cám ơn minhthuc đã nhắc nhở ! Tuy nhiên Vô Học không thể triễn khai vấn đề này ở đây được vì :

_ Tuy "Tôi là ai ?" hay "Ta là ai ?" không có gì khác biệt, nhưng chủ đề "kiến giải về Vô Ngã" phải dùng Giáo lý "cấp 2" để giải, còn muốn giải câu hỏi của phapchieumt phải dùng đến Giáo Lý "cấp 3" mới "phân thế" "đến đầu đến đủa" được.

(Giáo lý cấp 1 là gì ? là Tứ Diệu Đế và những Giáo lý thuộc Nhân Thừa Thiên Thừa (hay gọi tắt là Nhân Thiên Thừa) đó, với người mới _ có thể là Phật tử sơ cơ _ như 5 anh em ông Kiều Trần Như, lúc đó hãy còn "mới toanh", đức Phật đã giảng Tứ Diệu Đế. Ngày nay Chư Tăng khi đi tụng đám tang thì đem bài Sám Tống Táng ra đọc tụng, tang quyến nghe qua hiểu liền và sụt sịt khóc. Vì sao ? Vì trong bài sám ấy nói đến Khổ đế nhất là "Ái biệt ly khổ", nói đến Vô thường).

Giáo lý cấp 3 nói gì ? Nói "Hành nguyện độ sinh của Bồ tát", mà Vô Học không phải là Bồ tát nên không dám mở chủ đề đó, nếu bây giờ trả lời ở đây thì chúng ta sẽ lan man lạc đề đến "tận may xanh" lựn. Kính mong thông cảm.

-------------

Bây giờ chúng ta quay lại vấn đề "Ta là ai ?" nhé !

Với 2 cặp hình minh hoạ ngày hôm qua, có lẻ một số bạn đã có đáp án rồi !
Khi Ngũ uẩn kiên cố ta lầm chấp một CÁI TÔI, đạo Phật nhìn thấu suốt vấn đề thấy rằng sự kiên cố vọng tưởng này do một lực, lực đó là Nghiệp lực, tuy rằng Nghiệp lực cũng có cái gốc là Không, nhưng với kẻ phàm phu thì nó có độ kết dính cao.

Tu hành theo đạo Phật là hoá giải Nghiệp lực, khiến cho nó trở nên trung tính thì TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu.

bot%20vh_zpsfyc2shjb.jpg


bot_zpskejk3i8u.jpg

Mến !

Chúng con cám ơn bác Văn Học đã giải rất rõ, tường tận và dễ hiểu một vấn đề "sinh tử sự đại".

Nhưng điều này nếu không hỏi thì chúng con chưa an tâm được.

Kính bác, theo như bác nói "TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu."
Hoà vào Không thì Ta là Hư không, nếu thiệt sự không có ta thì đức Phật dạy cho chúng ta "bể tan tành" không còn gì hết, vậy chúng ta tu để làm chi ? Nếu nói để đắc Niết Bàn, thì ai chứng ai đắc, hay cái gì đắc ? Nếu thực sự không có Ta chịu trách nhiệm (hay chứng đắc) thì chúng con cứ sống như kẻ vô thần, sống buông thả hiện sinh cho sướng, mắc gì phải giữ giới, tu thiền đọc kinh làm chi cho cực khổ ?

Kính thắc mắc !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chúng con cám ơn bác Văn Học đã giải rất rõ, tường tận và dễ hiểu một vấn đề "sinh tử sự đại".

Nhưng điều này nếu không hỏi thì chúng con chưa an tâm được.

Kính bác, theo như bác nói "TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu."
Hoà vào Không thì Ta là Hư không, nếu thiệt sự không có ta thì đức Phật dạy cho chúng ta "bể tan tành" không còn gì hết, vậy chúng ta tu để làm chi ? Nếu nói để đắc Niết Bàn, thì ai chứng ai đắc, hay cái gì đắc ? Nếu thực sự không có Ta chịu trách nhiệm (hay chứng đắc) thì chúng con cứ sống như kẻ vô thần, sống buông thả hiện sinh cho sướng, mắc gì phải giữ giới, tu thiền đọc kinh làm chi cho cực khổ ?

Kính thắc mắc !

Chào minh thức và các đạo hữu !

Chủ đề "Kiến giải về Vô Ngã" đến đây đã đủ, quý Phật tử có thể không cần học gì thêm, cứ quán sát bao nhiêu đó, lâu ngày chày tháng (muốn nhanh thì phải kèm theo Giới và Thiền) khi nhân duyên đã đủ thì tự khắc khai thông, lúc bấy giờ tự biết (thực chứng) "Chủ Nhân Ông" và điều thắc mắc của minh thức trở nên không cần thiết nữa. Hành giả đã chứng 1 trong Tứ Thánh (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán _ Không phải ai cũng bắt đầu nhập dòng Thánh bằng quả Nhập Lưu, có những vị "vượt cấp").

Nhưng để chuyển tiếp lên cấp 3 (Đại Thừa) thì đức Phật cũng đã có giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm nhằm chỉ rõ "Chủ Nhân Ông".

Để giải tiếp điều thắc mắc này của minh thức, Vô Học sẽ mở chủ đề mới "Vô Ngã > Hữu Ngã" ở Thảo Luận Phật Học Tổng Quan, xin kính mời theo dõi.

Mến !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chúng con cám ơn bác Văn Học đã giải rất rõ, tường tận và dễ hiểu một vấn đề "sinh tử sự đại".

Nhưng điều này nếu không hỏi thì chúng con chưa an tâm được.

Kính bác, theo như bác nói "TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu."
Hoà vào Không thì Ta là Hư không, nếu thiệt sự không có ta thì đức Phật dạy cho chúng ta "bể tan tành" không còn gì hết, vậy chúng ta tu để làm chi ? Nếu nói để đắc Niết Bàn, thì ai chứng ai đắc, hay cái gì đắc ? Nếu thực sự không có Ta chịu trách nhiệm (hay chứng đắc) thì chúng con cứ sống như kẻ vô thần, sống buông thả hiện sinh cho sướng, mắc gì phải giữ giới, tu thiền đọc kinh làm chi cho cực khổ ?

Kính thắc mắc !

Chào bạn Minh Thức, chào các Bạn

Tuy bác Văn Học kết thúc chủ đề này. Nhưng d/đ muốn trình bày thêm chỗ hiểu của d/đ về câu hỏi của bạn Minh Thức.

Xin bác Vô Học hoan hỷ cho d/đ nhờ vào sự minh họa và lời giải thích của bác để trình bày chỗ hiểu của d/đ.

Như lời bác Vô Học nói : “Tu hành theo đạo Phật là hóa giải Nghiệp lực, khiến cho nó trở nên trung tính thì TA hòa vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có Ta ở đâu”

Thì như vậy _ TA hòa vào KHÔNG như cái bọt vở mà bác Vô Học nói _ là cái TA đã tạo Nghiệp lực . Và chúng ta tu hành theo đạo Phật là để hóa giải Nghiệp lực do cái TA đó tạo ra _ khiến nghiệp lực trở thành trung tính - thì lúc đó cái TA tạo Nghiệp lực hòa vào KHÔNG _ như cái bọt vở, mà khi cái bọt vở thì nào có TA ở đâu.

Nhưng ngoài cái TA vô ngã đó. Chúng ta vẫn còn có cái gọi là Phật Tánh.
Phật tánh này chính là cái TA thật sự của mỗi chúng ta.
Cho nên, chúng ta tu hành Phật đạo là để loại bỏ cái Ta không phải của Ta và cũng để có lại cái Ta thật sự của chính mình.

Và do vì sau khi cái TA tạo nghiệp lực hòa vào KHÔNG “bể tan tành” thì chúng ta chỉ có lại cái của chính mình _ nên không thể gọi _ chứng đắc.

Còn khi chúng ta chưa hóa giải được nghiệp lực - thì việc tu hành của chúng ta cần phải có sự chứng đắc. Vì lúc _ cái TA tạo nghiệp lực hòa vào KHÔNG _ chính là sự chứng đắc của chúng ta.

Hy vọng các Bạn hài lòng lời giải thích này của d/đ.
Thân


 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chúng con cám ơn bác Văn Học đã giải rất rõ, tường tận và dễ hiểu một vấn đề "sinh tử sự đại".

Nhưng điều này nếu không hỏi thì chúng con chưa an tâm được.

Kính bác, theo như bác nói "TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu."
Hoà vào Không thì Ta là Hư không, nếu thiệt sự không có ta thì đức Phật dạy cho chúng ta "bể tan tành" không còn gì hết, vậy chúng ta tu để làm chi ? Nếu nói để đắc Niết Bàn, thì ai chứng ai đắc, hay cái gì đắc ? Nếu thực sự không có Ta chịu trách nhiệm (hay chứng đắc) thì chúng con cứ sống như kẻ vô thần, sống buông thả hiện sinh cho sướng, mắc gì phải giữ giới, tu thiền đọc kinh làm chi cho cực khổ ?

Kính thắc mắc !
Chẳng có giáo lí nào, hay lý luận nào ở chổ này đâu.
Vấn đề là ở chổ cảm giác.
Vấn đề là ở chổ bạn có cảm giác sợ hải "Vở tan tành", chắc hẳn là đau khổ lắm.
Nếu minh thức qua 1 đêm "vỡ tan tành sự nghiệp", mất việc làm, mất nhà cửa, mất hết vợ con...thật là đau khổ cùng cực, đây là điều chắc chắn. Đúng không?
Minh Thức sau khi "vở tan tành sự nghiệp" lang thang ngoài đường, lại gặp một người "vỡ tan tành sự nghiệp" khác đang đi ngược chiều. Người này chắc chắn sẽ đau khổ cùng cực chứ ?
Minh Thức hãy cho vị khất sĩ này bất cứ thứ gì có thể có, và hỏi rằng vị này có đau khổ không? khi chẳng có nghề nghiệp, chẳng có nhà cửa, chẳng có gia đình.
Ở đâu đó có viết rằng: chúng sinh rất sợ hãi ánh sáng thanh tịnh của Phật.
Kính!
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính lễ Thầy Viên Quang ! Kính các Mod box Giao Lưu Tư Tưởng.

Nhận thấy chủ đề này, Kiến giải về Vô Ngã do đạo hữu phapchieumt mở đã được bác Văn Học triển khai đúng hướng Phật Đạo, không hề có tí gì lan man đến "những tư tưởng khác" vậy xin Thầy Viên Quang hay các Mod vui lòng di chuyển Chủ đề này về Thảo Luận Phật Học Tổng Quan, để cho người sau dễ truy tìm.

Kính góp ý !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
phapchieumt : A di đà Phật! Cảm ơn những comment chân thành của quý đạo hữu. Bạn kiến giải về vô ngã như thế rất đúng, vì vị thầy vô vi của mình muốn phân tích sâu về vô ngã cho nhiều người hữu duyên khác biết đến mà thôi, vì căn cơ và nhân duyên của chúng sanh không đồng. Có lẽ do mình vô minh quá nhiều nên vị thầy đó mới phân tích nhiều như thế. Mong bạn thông cảm cho.
Còn ý thứ 2, ngay phần mở đầu bài viết mình đã viết rõ không nên quan tâm đến đó là ai chỉ dạy mà hãy quan tâm những lời chỉ dạy đó nó có mang lại lợi lạc cho chính mình và cho chúng sanh hay không, có phù hợp giáo lý kinh điển không, có từ bi hay không? Do đó, của mình tự viết hay copy từ một ai đó hay một trang mạng nào đó không có ý nghĩa gì cả. Quan trọng nhất là mình học hỏi và thực hành, tiếp nhận lợi lạc gì từ bài viết đó.
Mình đã viết rất rõ trong bài viết đó như thế nào rồi? Do đó, để tránh thị phi mình không nhắc lại, các bạn có thể tự tìm hiểu. Còn phần ngàn lời tán thán và ngàn lời xin lỗi mình quả thật không dám nhận vì mình chia sẻ bài viết không phải để nhận lời tán dương mà để chia sẻ những cái hay tinh hoa của Phật pháp với hy vọng có ai đó đọc hiểu và hành theo mang lại lợi lạc cho chính hành giả đó. Đó là niềm vui rất lớn của mình. Mình tán thán công đức của bạn cúng dường xây chùa, và có một số chánh kiến nhất định trên con đường tu tập. Thân chúc đạo hữu an lạc và tinh tấn. A di đà Phật!

phapchieumt :...A di đà Phật! Kính gửi đạo hữu vienquang6. Nếu ai đã từng học thiền và mật tông ngay cả pháp môn tịnh độ có một số người khi thiền định hay tĩnh tọa hay nhiếp tâm đều có khả năng giao tiếp các cảnh giới vô vi. Điều này hết sức bình thường ngay cả đức Phật khi thiền định ngài cũng giao tiếp các cảnh giới và các vị tổ điều vậy.

Kính Bác Ngọc Quế. Ở phần trích dẫn trên VQ có trao đổi với Thầy Admin về vấn đề "Ông Thầy Vô vi" và "cảnh giới Vô vi" mà thành viên phapchieumt đề cập. Theo thầy Admin : tư tưởng này giống như đạo Cao Đài ! VQ nhận thấy rằng đây là quả táo ngon của nàng Bạch Tuyết.

Kính.
 
P

phapchieumt

Guest
Kính Bác Ngọc Quế. Ở phần trích dẫn trên VQ có trao đổi với Thầy Admin về vấn đề "Ông Thầy Vô vi" và "cảnh giới Vô vi" mà thành viên phapchieumt đề cập. Theo thầy Admin : tư tưởng này giống như đạo Cao Đài ! VQ nhận thấy rằng đây là quả táo ngon của nàng Bạch Tuyết.

Kính.

A di đà Phật!

Vấn đê trên mình đã đề cập rất nhiều qua nhiều bài viết nhằm phá đi cái ngã chấp của người tu về có sự phân biệt về đạo. Nên bây giờ mình không nhắc lại nữa mà chỉ có một số ý chia sẻ thêm. Mình rất hiểu tư tưởng của một số người họ tu tập không có căn cơ tiếp xúc với cảnh giới vô vi nên họ xem là ngoại đạo hay tà đạo là một điều đương nhiên, vì trong quá trình độ sanh của mình gặp những người như vậy đã không có hiếm. Trách làm sao được khi họ chưa trải nghiệm, chưa chứng đắc và pháp môn họ tu nó khác mình. Nhưng chỉ có lời chia sẻ nếu mình chưa biết chưa nắm rõ thì đừng nên vội kết luận mà mình vô tình mang tội phỉ báng Phật pháp, phỉ báng Tổ Thầy, và quan trọng là thoái tâm bồ đề của những người có căn cơ tu pháp môn Mật tông, Thiền Tông. Đó là tội lỗi vô cùng to lớn mà mình không nhận ra được vì do cái vô minh của mình vô tình nó tạo ra. A di đà Phật!

Người tu đến một cảnh giới nào đó nếu muốn có một bước tiến xa hơn trên đường tu thì cần phải phá bỏ cái Ngã chấp những cái chấp vi tế mà mình không nhận ra, chấp vào kinh điển, chấp vào giáo lý, chấp vào tư tưởng. Những cái chấp vi tế đó rất nhỏ khó có thể mà mình nhận ra đó là mình chấp. Khi tu đến một mức độ nào đó họ buông hết kinh điển, buông ở đây không phải là bỏ là nói kinh điển sai, mà buông ở đây là không cho nội tâm mình dính chặt vào kiến thức kinh điển, buông ở đây là buông không cho tâm mình bị mắc kẹt do tư tưởng mình tạo ra, do định kiến chấp trước của mình. Buông ở đây là để tâm mình tự tại không dính mắc vào pháp, vào kinh điển vào tư tưởng của bất kỳ ai. Đó là ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Khi ta không dính mắc như vậy thì ta mới có cái biết chân thật vào vạn pháp, nhìn thấu nội tâm chính mình, có cái biết chân thật về giáo lý kinh điển, có cái biết chân thân về liễu thoát sanh tử.

Giáo lý kinh điển chỉ là phương tiện giúp hành giả phá đi cái vô minh, cái ngã chấp để tìm về tự tánh Như Lai, tự nó không có đúng không có sai, không có chánh, không có tà, không có đạo Phật hay ngoại đạo, không có hay không có dở. Nó chỉ là phương tiện và là phương tiện mà thôi. Mà chỉ là phương tiện nếu ta chấp vào nó chẳng khác nào ta lấy dây tự trói mình, tại sao phải làm một việc vô ích như vậy? A di đà Phật!

Nếu cho rằng cái pháp môn mà tiếp xúc được cảnh giới vô vi là ngoại đạo thì thật là tội lỗi hết sức. Mình đang vô tình phỉ báng Phật pháp, phỉ báng Mật tông, phỉ báng các vị Tổ sư Thiền, phỉ báng phật tổ như Lai, phỉ báng hàng vạn người đang tu thiền và Mật mà tiếp xúc với cảnh giới vô vi. Và quan trọng hơn là chặn đứt con đường tim cầu giải thoát những chúng sanh có căn cơ tu Mật tông và các pháp môn vô vi. Mình xin nhắc là chánh hay tà, nội đạo hay ngoại đạo điểm phân biệt là những tư tưởng, kinh điển, hành động không thể hiện được sự Đại Từ Đại Bi, không có hạnh nguyện cứu mình cứu độ chúng sanh, không đem lại sự an vui lìa khổ, không hướng đến sự tìm cầu giải thoát thì đó mới là ngoại đạo. Còn pháp môn nào đem đến sự Từ Bi, Trí Tuệ cứu người cứu đời đó là chánh pháp Như Lai. Chứ không thể lấy cái trí tuệ phàm phu của mình ra mà nhận xét là ngoại đạo, cái gì không có trong tam tạng kinh điển là ngoại đạo, cái gì mình không biết chưa từng nghe chưa từng thấy là ngoại đạo, là tà đạo. Thật là tôi lỗi vô cùng nhưng do vô minh che lấp mình không thể thấy được cái tội này nó lớn thế nào?

Vậy xin cho mình hỏi tất cả đạo hữu ở đây nguồn gốc kinh điển Đại Thừa do đâu mà có? PGNT họ không công nhận đại thừa, có một số thầy xem là ngoại đạo, xem là tà đạo là do nguyên nhân vì đâu mà có? Vậy trong diễn đàn có khoảng 90% tu theo Đại Thừa là ngoại đạo là tà đạo chăng? Vậy có phải tôi và bạn đang tu một pháp môn tà đạo chăng? Vậy dựa vào đâu mà phân biệt chánh hay tà vậy các đạo hữu yêu quý? Có ai trả lời phapchieumt câu hỏi này không?

Có một số thầy bên PGNT họ nói rằng những cái gì thời Đức Phật còn tại thế giảng dạy, hành động mới là chính pháp Phật, kinh điển họ chỉ công nhận những lần kết tập kinh điển không có Đại thừa đó mới đúng là kinh điển Đạo Phật! Còn những kinh điển sau là do những người sau khi thiền định vọng tưởng mà viết ra thêm thắt vào, đó là tà đạo, đó là những lời của những kẻ phàm phu chứ Đức Phật nhập niết bàn rồi thì làm sao có kinh điển mà viết ra chỉ là vọng tưởng. Vậy thì giải thích vấn đề này ra sao thưa quý đạo hữu. Họ nói rất đúng Đức Phật không còn tại thế thì lấy đâu ra kinh điển mà 5-700 năm sau mà viết ra đây. Vậy ta đang tu tà đạo sao? A di đà Phật!
Thực chất là những kinh điển đại Thừa do các vị tổ khi nhập định được nghe đức Phật thuyết pháp mà các vị ghi chép lại lưu truyền cho hậu thế. Vì nói theo PGNT là họ đang chấp vào Thân Tứ đại, còn bên đại thừa thì Phật còn có Pháp Thân Như Lai. Vậy các vị tổ tu theo tà đạo sao, nhập định tiếp xúc các cũng cõi và được nghe Phật thuyết pháp. Ôi sao ta là đệ tử mà đi phỉ báng Tổ thầy như vậy? Còn trong các kinh điển đại thừa hầu như các kinh điển nào cũng đề cập đến cảnh giới vô vi đó là tà đạo sao? Ôi ta lai đi phỉ báng kinh đển nữa. Rồi những lời đức Phật thuyết pháp trong kinh diển đó cũng là ngoại đạo sao. Ôi ta lại đi phỉ báng Phật nữa. Ba ngôi tam bảo ta đều phỉ báng hết vậy ta là ai là một ông Phật mới chăng, chỉ có ta là duy ngã độc tôn. A di đà Phật!

Các bạn còn nhớ khi Đức Phật nhập định 49 ngày đó ngài tiếp xúc tất cả cung cõi, bị thiên ma thử thách, vậy đó là tà đạo sao, đó là đạo Cao Đài sao? Vậy ông Phật Thích Ca ổng tu theo đạo Cao đài sao? Vậy ta tu theo đạo Cao Đài ah. Rồi kinh vu lan báo hiếu Ngài mục kiền Liên nhập định dùng thần thông xuộng địa ngục tìm mẹ, rồi kinh địa tạng là tiền thân Ngài Địa Tạng xuống địa ngục tìm mẹ...Ôi gần nhất là ngài Hư Vân hòa Thượng nhập dịnh mười mấy ngày lên cung trời Đâu Lợi nghe Phật Di Lặc thuyết pháp, ngài Tuyên Hóa hòa thượng nhập định được chỉ dạy 42 thủ nhãn ấn pháp trong chú đại bi mà chưa từng có trước đây trong kinh điển, thầy Thích Trung Đạo nói rõ khi hành trì mình đều có giao tiếp với các cung cõi.... Ôi tất cả Đức Phật, Mục Kiền Liên, Địa tạng Bồ Tát, Hư Vân hòa thượng, Tuyên Hóa hòa thượng, Thầy Thích Trung Đạo và các vị tổ sư là đạo Cao đài, là ngoại đạo là tà đạo sao?

Ai có thể lý giải cho tôi biết làm sao để phân biệt chánh pháp hay tà pháp, nội đạo hay ngoại đạo đây? Kính xin các thiện Trí Thức từ bi mà khai ngộ cho kẻ vô minh ngu đần phapchieumt này thấy rõ.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di đà Phật!

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên