Vô ngôn- Tuyệt lự.

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
* Thế nào là chỗ “vô ngôn”, “ ngoài vòng tư duy” ?

Nhân xem bày viết của bạn Lovingthesilenttears, và câu trả lời của bạn Vô Ưu.

Khi tôi không nghĩ, không cầu
Khi tôi vô thức, thiền sâu một lòng
Không gian bừng ánh sáng trong (?)
Phải chăng... nơi đó ngoài vòng tư duy?

Khi tôi không nghĩ, không cầu
Khi tôi vô thức, Ý... sâu một lòng
Không gian bừng ánh sáng trong (?)
Ồ ồ... nơi đó chỉ là "Không ghi" (vô ký).

Quả thật đây là những ý hay.

Kính mời các bạn, xin hãy thảo luận cùng với Thiên Anh để xem các bạn ấy nghĩ về vấn đề gì ?

Kính mời ạ....
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính mod thiên Anh

* Thế nào là chỗ “vô ngôn”, “ ngoài vòng tư duy” ?

Nhân xem bày viết của bạn Lovingthesilenttears, và câu trả lời của bạn Vô Ưu.





Quả thật đây là những ý hay.

Kính mời các bạn, xin hãy thảo luận cùng với Thiên Anh để xem các bạn ấy nghĩ về vấn đề gì ?

Kính mời ạ....

Đạo hữu muốn thảo luận thì đưa ra cái thấy của đạo hữu trước đi tiền chủ hậu khách
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Định nghĩa các thuật ngữ để hiểu đúng Phật lý.

Kính các Bạn: Để tránh tình trạng "Ông nói gà, bà hiểu vịt". Trước khi vào thảo luận. Thiên Anh xin được minh định lại những thuật ngữ, mà 2 bày kệ trên đã nêu ra, để chúng ta sẽ có cái nhìn đồng bộ.

Chúng ta sẽ minh định các từ:

* Ý thức.

* Vô thức.

* Vô ký.

* Tư duy.

* Thiền.

* Vô ngôn.

* “ Ngoài vòng tư duy” .
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
tôi xin đưa ra ý kiến riêng trước vậy

Tôi xin đưa ra nhận xét (cái hiểu của riêng tôi ) đối với bài của đạo hữu tiếng anh (ý bạn là gì) là thuộc về tâm hành do vô sở đắc ly tất cả,các pháp kia đều xả nhị không,tâm không hụê Nhật tự chiếu.còn bài của bạn vô ưu tôi không có ý kiến gì.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Tôi xin đưa ra nhận xét(cái hiểu của riêng tôi ) đối với bài của đạo hữu tiếng anh (ý bạn là gì) là thuộc về tâm hành do vô sở đắc ly tất cả,các pháp kia đều xả nhị không,tâm không hụê Nhật tự chiếu.còn bài của bạn vô ưu tôi không có ý kiến gì.

* Ý thức là gì ?

Thưa các Bạn ! Tất cả những chữ có gạch dưới, mà Thiên anh lưu ý, đều có mang hơi hướm của Ý Thức đó.

Hòa thượng Thích Thanh từ định nghĩa về Ý thức:

Vị trí và vai trò của ý thức

Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hai là ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong tám phần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần của tâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn.

Ý thức có thể hướng ra ngoài để tìm hiểu về thế giới, có thể hướng vào trong để tìm hiểu nội tâm, khám phá vô thức. Ý thức có thể duyên được cả ba thời, dung thông cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Ý thức có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, suy luận, kết luận… Ý thức còn có vai trò điều khiển nhiều hoạt động của thân xác. Tóm lại, ý thức là thành phần lanh lợi và đa năng nhất của tâm, nên nó được xem là công cụ chính yếu của triết học và khoa học.

Con người là con vật biết tư duy. Chính tư duy đã làm cho chúng ta khác hẳn với các loài khác. Tư duy là một hoạt động của ý thức.

* Về cội nguồn của Ý thức.- Theo nhãn quan giáo lý Bát nhã: Ý thức chỉ là vọng tưởng , là thành tố của 18 giới. Nghĩa là Vũ trụ tuy nhiều nhưng chỉ do 18 giới mà hình thành.

Đó là: 6 căn, 6 trần. Khi 6 căn giao tiếp với 6 trần được sự tác động của "tâm" thì sanh ra 6 Thức. (18 giới)

6 thức gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và Ý thức.

Do Ý thức là vọng tưởng không thật, chúng sanh chỉ biết nương theo Ý thức để "Tri kiến", chúng sanh chỉ dùng Ý thức để Tri kiến, đó là Thức Tri.

Thức tri thì vô vàn sai lầm nên đức Phật thường quở trách. Như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy:

Phật bảo đại đức A Nan:

– Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, quá nhiều điên đảo(38), hạt giống nghiệp tự nhiên chiêu cảm quả khổ, giống như chùm trái ác-xoa(39). Những người tu hành không thể chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề, cùng lắm là thành Thanh-văn, Duyên-giác, hay chư thiên; hoặc tệ đến nỗi sa vào hàng ngoại đạo, hay làm ma vương và bà con họ hàng của ma. Như thế là bởi vì không biết được hai thứ gốc rễ, tu tập sai lầm, giống như nấu cát mà muốn trở thành cơm, thì dù trải qua số kiếp nhiều như vi trần, cũng không thể nào thành được. Hai thứ gốc rễ là gì? Này A Nan, một là cái gốc rễ sinh tử từ vô thỉ, tức như hiện nay thầy và mọi chúng sinh đều dùng cái tâm phan duyên(40) mà làm tự tánh. Hai là cái thể tánh thanh tịnh của bồ đề niết bàn vốn có từ vô thỉ, tức như thầy hiện nay, cái chân tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp, nhưng thầy chỉ duyên được cái bóng dáng còn rơi rớt lại của chúng mà thôi. Do vì chúng sinh quên mất cái tánh sáng suốt vốn có ấy, nên tuy suốt ngày sử dụng nó mà không tự biết, để phải rơi vào các nẻo luân hồi một cách oan uổng. Này A Nan! Nay thầy muốn biết con đường tu xa-ma-tha, nguyện thoát khỏi vòng sinh tử, bây giờ Như Lai lại hỏi thầy...

Tức thì đức Phật đưa cánh tay sắc vàng lên, co năm ngón tay lại, hỏi đại đức A Nan:

– Thầy có thấy không?

Đại đức A Nan thưa:

– Bạch Thế Tôn, con có thấy.

Phật hỏi tiếp:

– Thầy thấy cái gì?

Đại đức A Nan thưa:

– Con thấy đức Thế Tôn đưa cánh tay lên và co năm ngón lại thành cái nắm tay sáng rực, chói cả tâm và mắt con.

Phật hỏi:

– Thầy dùng cái gì để thấy?

Đại đức A Nan thưa:

– Con và đại chúng đều dùng mắt để thấy.

Phật bảo đại đức A Nan:

– Khi nãy thầy nói rằng, Như Lai đưa cánh tay lên và co năm ngón lại thành cái nắm tay sáng rực, chói cả tâm và mắt thầy; bây giờ thầy hãy trả lời câu hỏi của Như Lai: Con mắt thầy có thể thấy, nhưng thầy lấy cái gì làm tâm để nhận biết cái nắm tay chói sáng của Như Lai?

Đại đức A Nan thưa:

Đức Thế Tôn hiện giờ gạn hỏi cái tâm ở chỗ nào, mà con thì dùng tâm để suy nghĩ xét tìm; vậy con lấy cái có khả năng suy nghĩ đó làm tâm.

Đức Phật quở:

Sai rồi! A Nan, cái suy nghĩ đó không phải là tâm của thầy!

Đại đức A Nan giật mình kinh sợ, vội vàng đứng dậy chắp tay bạch Phật:

– Nếu đó không phải là cái tâm của con, thì gọi là cái gì?

Phật bảo đại đức A Nan:

– Đó chỉ là những tưởng tượng tạo nên do những hình tướng hư vọng của trần cảnh trước mặt, chúng mê hoặc cái chân tánh của thầy. Do từ vô thỉ đến nay, thầy cứ nhận giặc làm con, bỏ mất cái tính bản lai thường trụ của mình, nên phải chịu lưu chuyển trong vòng sinh tử.

* Như vậy, theo lời Phật dạy: Ý Thức chính là vọng tâm, biết bằng Ý thức là Thức tri, dùng thức tri mà cho là Tâm để tu mà mong thành Phật, thì như nấu cát mà muốn thành cơm. Đó là nhận giặc làm con, trọn không thể đến được chân lý vậy.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
* Thế nào là chỗ “vô ngôn”, “ ngoài vòng tư duy” ?

Nhân xem bày viết của bạn Lovingthesilenttears, và câu trả lời của bạn Vô Ưu.

Quả thật đây là những ý hay.

Kính mời các bạn, xin hãy thảo luận cùng với Thiên Anh để xem các bạn ấy nghĩ về vấn đề gì ?

Kính mời ạ....

Cảm ơn bạn Thiên Anh đã trích dẫn. Mình xin mô tả trạng thái (không phải là 1 sự giải thích, chỉ có thể là mô tả lại thôi)

Mặc dù thiền đến giờ là 12 năm rồi, nhưng số lần đi vào vô thức thật sự của mình mới chỉ có 3 lần. Lần mãnh liệt nhất là cách đây 1 tuần, một lần ngồi thiền đó hiệu quả bằng 10 năm ngồi thiền bình thường cộng lại (mặc dù thời gian vô thức chỉ xảy ra ngắn ngủi)

Lý do của việc đi vào vô thức: Mình tin là tư duy của mình bị vô minh che phủ, đầy áp đặt, thiển cận. Vì thế để ko bị ảnh hưởng bởi tư duy trong quá trình tu tập, mình đồng tình với việc thiền là phải đi vào vô thức.

Khi đã đưa tư duy của mình về vô thức rồi, ít nhiều cũng sẽ không áp đặt bất cứ điều gì dù trước mặt mình có xảy ra chuyện gì.

Tất cả những xúc chạm của các giác quan lúc đi vào vô thức đó, do không bị ý thức phân tích hay đánh giá, nên nó tồn tại một cách khách quan, cơ thể tiếp nhận thông qua các giác quan nhưng không ghi nhận hay đánh giá (vì lúc đó đang duy trì trạng thái vô thức)

Cho nên mình nhận ra: Mọi thứ đều nằm trong tư duy và cũng nằm ngoài tư duy, bao gồm:
+ Những thứ mình tưởng là đã biết, nhưng hóa ra là chưa biết đầy đủ (và cũng khó lòng mà đầy đủ được, tư duy vốn là vô minh, không có tư duy nào thoát khỏi vô minh hết)
+ Những thứ mình hoàn toàn không biết là nó tồn tại (giống việc uống rượu, nếu chưa uống thì không cách nào tưởng tượng ra vị của rượu)

Mọi thứ đều "Ngoài vòng tư duy" nếu ta không tư duy về nó nhưng ta vẫn tiếp nhận nó
Mọi thứ đó cũng sẽ trở thành "Trong vòng tư duy" nếu ta vừa tiếp nhận nó và tư duy về nó, đương nhiên hệ quả là tư duy chúng ta sẽ làm méo mó nó theo bản ngã của mỗi người.

Cho nên khi bạn Vô Ưu nói đó là "Vô ký - Không ghi" thì cũng đúng. Mình nghĩ bạn Vô Ưu cũng đã trải nghiệm trạng thái đó rồi.

Nếu đã trải qua trạng thái đó rồi thì rất rõ ràng phân biệt nó với các trạng thái khác. Và thật khó để mô tả cho một người chưa rơi vào trạng thái đó hiểu được. Đó cũng là bất cập của việc một người uống rượu rồi mô tả rượu cho 1 người chưa uống bao giờ... Chỉ biết là 1 khi đã rơi vào trạng thái đó rồi thì sẽ nhận ra nó rất khác, vô cùng khác so với các hoạt động tu hành thông thường.

Còn vấn đề về "Không gian bừng sáng..." là sau khi mình kết thúc buổi thiền đó, ngồi hồi tưởng lại lúc thiền thì nhớ là đã xuất hiện 1 cảm giác các không gian khác nhau chồng khít lại thành 1, bừng sáng lên rồi mình ko nhớ sau đó là như thế nào nữa... Nhưng cảm xúc đọng lại khi hồi tưởng (dù ko nhớ gì về những diễn biến trong lúc thiền) đó là 1 cảm giác như 1 người được trở về nhà vậy. Rất tuyệt!

Mình không áp đặt gì về các trải nghiệm đó cả, tại sao tự nhiên xuất hiện cảm giác các không gian trùng khít vào nhau thành 1 thì mình cũng ko rõ, chỉ biết là nó có cảm giác đó.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28


* Như vậy, theo lời Phật dạy: Ý Thức chính là vọng tâm, biết bằng Ý thức là Thức tri, dùng thức tri mà cho là Tâm để tu mà mong thành Phật, thì như nấu cát mà muốn thành cơm. Đó là nhận giặc làm con, trọn không thể đến được chân lý vậy.
Tôi hoàn toàn đồng tình với điều này và đã có chứng nghiệm về điều này! Đây cũng là cái tôi rất muốn nói và chia sẻ, nhưng cũng không cách nào để mọi người hiểu đúng ý tôi!
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
Cảm ơn bạn Thiên Anh đã trích dẫn. Mình xin mô tả trạng thái (không phải là 1 sự giải thích, chỉ có thể là mô tả lại thôi)

Mặc dù thiền đến giờ là 12 năm rồi, nhưng số lần đi vào vô thức thật sự của mình mới chỉ có 3 lần. Lần mãnh liệt nhất là cách đây 1 tuần, một lần ngồi thiền đó hiệu quả bằng 10 năm ngồi thiền bình thường cộng lại (mặc dù thời gian vô thức chỉ xảy ra ngắn ngủi)

Lý do của việc đi vào vô thức: Mình tin là tư duy của mình bị vô minh che phủ, đầy áp đặt, thiển cận. Vì thế để ko bị ảnh hưởng bởi tư duy trong quá trình tu tập, mình đồng tình với việc thiền là phải đi vào vô thức.

Khi đã đưa tư duy của mình về vô thức rồi, ít nhiều cũng sẽ không áp đặt bất cứ điều gì dù trước mặt mình có xảy ra chuyện gì.

Tất cả những xúc chạm của các giác quan lúc đi vào vô thức đó, do không bị ý thức phân tích hay đánh giá, nên nó tồn tại một cách khách quan, cơ thể tiếp nhận thông qua các giác quan nhưng không ghi nhận hay đánh giá (vì lúc đó đang duy trì trạng thái vô thức)

Cho nên mình nhận ra: Mọi thứ đều nằm trong tư duy và cũng nằm ngoài tư duy, bao gồm:
+ Những thứ mình tưởng là đã biết, nhưng hóa ra là chưa biết đầy đủ (và cũng khó lòng mà đầy đủ được, tư duy vốn là vô minh, không có tư duy nào thoát khỏi vô minh hết)
+ Những thứ mình hoàn toàn không biết là nó tồn tại (giống việc uống rượu, nếu chưa uống thì không cách nào tưởng tượng ra vị của rượu)

Mọi thứ đều "Ngoài vòng tư duy" nếu ta không tư duy về nó nhưng ta vẫn tiếp nhận nó
Mọi thứ đó cũng sẽ trở thành "Trong vòng tư duy" nếu ta vừa tiếp nhận nó và tư duy về nó, đương nhiên hệ quả là tư duy chúng ta sẽ làm méo mó nó theo bản ngã của mỗi người.

Cho nên khi bạn Vô Ưu nói đó là "Vô ký - Không ghi" thì cũng đúng. Mình nghĩ bạn Vô Ưu cũng đã trải nghiệm trạng thái đó rồi.

Nếu đã trải qua trạng thái đó rồi thì rất rõ ràng phân biệt nó với các trạng thái khác. Và thật khó để mô tả cho một người chưa rơi vào trạng thái đó hiểu được. Đó cũng là bất cập của việc một người uống rượu rồi mô tả rượu cho 1 người chưa uống bao giờ... Chỉ biết là 1 khi đã rơi vào trạng thái đó rồi thì sẽ nhận ra nó rất khác, vô cùng khác so với các hoạt động tu hành thông thường.

Còn vấn đề về "Không gian bừng sáng..." là sau khi mình kết thúc buổi thiền đó, ngồi hồi tưởng lại lúc thiền thì nhớ là đã xuất hiện 1 cảm giác các không gian khác nhau chồng khít lại thành 1, bừng sáng lên rồi mình ko nhớ sau đó là như thế nào nữa... Nhưng cảm xúc đọng lại khi hồi tưởng (dù ko nhớ gì về những diễn biến trong lúc thiền) đó là 1 cảm giác như 1 người được trở về nhà vậy. Rất tuyệt!

Mình không áp đặt gì về các trải nghiệm đó cả, tại sao tự nhiên xuất hiện cảm giác các không gian trùng khít vào nhau thành 1 thì mình cũng ko rõ, chỉ biết là nó có cảm giác đó.

* Thiền.

Xin cảm ơn những chia sẻ của Bạn Lovingthesilenttears về kinh nghiệm Thiền mà Bạn đã trải nghiệm.

Vâng ! Thiền là một môn học mầu nhiệm, thâm sâu mà không phải ai cũng có thể biết hết được.

Sẳn đây. Thiên anh xin khái quát về Thiền Phật giáo, để chúng ta tiện so sánh.

* Thiền: Đức Phật dạy : "Các thầy tỳ kheo, tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định".

* Thiền, tiếng Phạn là Dhyàna (Pàli: Jhàna), phiên âm là Thiền na, dịch ý là tĩnh lự. Tĩnh là sự yên lặng; Lự là suy tư. Tĩnh lự là đình chỉ mọi tư tưởng hay cột tâm ý chuyên chú vào một đối tượng Chánh pháp duy nhất. Thiền còn gọi là “tư duy tu”, “khí ác”, tức xả ly tất cả các tâm niệm ác, ngũ triền cái (dục, sân, hôn trầm, trạo cử, nghi).

* Thiền. có 3 trạng thái: 1 Chỉ (samtha), 2 Quán (Sa ma bát đề), 3, vừa chỉ vừa quán (thiền na).


Thiền của Phật giáo có thể tạm chia thành 2 thể loại:

1/. Như Lai thiền.
Pháp thiền này chủ yếu Đức Phật dạy: 3 tam muội "không, vô tướng và vô tác", 8 Bối xả, 9 thứ đệ định,

2/. Tổ Sư thiền.
Pháp thiền này chủ yếu lấy sự "Minh tâm kiến tánh" làm gốc.
mời xem thêm ở đây.

Rất mong là chúng ta sẽ nương theo lời đức Phật dạy, để con đường Thiền định của mình được mau thông suốt. Xin chúc mừng Bạn.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Tôi hoàn toàn đồng tình với điều này và đã có chứng nghiệm về điều này! Đây cũng là cái tôi rất muốn nói và chia sẻ, nhưng cũng không cách nào để mọi người hiểu đúng ý tôi!

Vì nó không có hình tướng không có sanh diệt thì rất khó mà diễn tả, nơi đó bặt hết vọng tưởng tiến dần đến chổ vô sanh. Những người thật sự tu thiền thì mới hiểu được trải nghiệm của bạn. Trong diễn đàn này mình thường nói khi nào phân biệt được cái trí tuệ chứng ngộ khi nội tâm an tĩnh khác với trí tuệ lợm lặt kinh điển sôi kinh nấu sử của thế gian thì mới bước vào cửa Phật được còn không thì chạy lăng xăng ngoài cửa mà không biết. Nhưng mấy ai trong diễn đàn này để ý lời người điên giải bày và họ còn tỏ ý xem thường.
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
Vì nó không có hình tướng không có sanh diệt thì rất khó mà diễn tả, nơi đó bặt hết vọng tưởng tiến dần đến chổ vô sanh. Những người thật sự tu thiền thì mới hiểu được trải nghiệm của bạn. Trong diễn đàn này mình thường nói khi nào phân biệt được cái trí tuệ chứng ngộ khi nội tâm an tĩnh khác với trí tuệ lợm lặt kinh điển sôi kinh nấu sử của thế gian thì mới bước vào cửa Phật được còn không thì chạy lăng xăng ngoài cửa mà không biết. Nhưng mấy ai trong diễn đàn này để ý lời người điên giải bày và họ còn tỏ ý xem thường.
Thế thì có mình không xem thường những lời bạn chỉ dạy nhé
Mình thấy bạn nói rất đúng!
Đó chính là "Cái trí tuệ chứng ngộ khi nội tâm an tĩnh".
Nếu có ai muốn bước chân thực sự vào đường tu thì phải biết cái này!
Nếu không thì "chạy lăng xăng ngoài cửa mà không biết"
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
chứng ngộ khi nội tâm an tĩnh

Thế thì có mình không xem thường những lời bạn chỉ dạy nhé
Mình thấy bạn nói rất đúng!
Đó chính là "Cái trí tuệ chứng ngộ khi nội tâm an tĩnh".
Nếu có ai muốn bước chân thực sự vào đường tu thì phải biết cái này!
Nếu không thì "chạy lăng xăng ngoài cửa mà không biết"

Thật là phước đức vô lượng.

Bạn Lovingthesilenttears và Bạn nguoidienhocphat1.- Nhờ có sự chứng ngộ khi nội tâm an tĩnh, mà bản thân và cả cửu huyền thất tổ cũng được chứng ngộ theo.

Xin chúc mừng.
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
* Vô thức.

Vô thức hay Tiềm thức cũng vẫn là trạng thái biểu hiện của "vọng tâm". Ở Thắng Pháp Tập Yếu Luận diễn tả về Vô Thức như sau:

Lộ trình của tâm ngang qua năm căn có thể dùng ví dụ sau đây để diễn tả. Một người nằm ngủ dưới gốc cây xoài. Một trái xoài rơi xuống và lăn đến bên mình người ấy. Người ấy giựt mình ngồi dậy và tìm biết cái gì để làm mình giựt mình thức giấc. Người này thấy trái xoài, lượm lên, ngửi và xem xét trái xoài, khi được biết trái xoài đã chín, người ấy ăn trái xoài.
1. "Người ấy đang ngủ" chỉ cho trạng thái thụ động của tâm thức, trôi chảy không có gì làm xao động. Trạng thái này gọi là Bhavanga, hữu phần hay tiềm thức.

* Có quan niệm cho rằng: "Tâm thức của con người có 2 bán phần: 1. Ý Thức, 2. Vô Thức, do con người chỉ vận dụng Ý thức để nhận thức và sinh hoạt, mà không nhận ra được phần Vô thức. Do chỉ nhận bán phần Ý thức, nên những sự nhận thức và tư duy, sinh hoạt không thể toàn tri, mà chỉ là một sự tri thức vụn vặt khiếm khuyết mà thôi. Muốn đạt đến trạng thái "toàn giác", con người cần phải hòa quyện Ý Thức và Vô thức trong hoạt động tư duy và sinh hoạt của mình".

Thật ra điều này đối với giáo lý nhà Phật vẫn chưa thể chấp nhận được.- Vì Thức thì không thể cộng với Thức mà thành Trí được. Cũng như Sai không thể cộng với Sai mà thành đúng được vậy.

 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Cúi chào các Ma Vương

* Vô thức.

Vô thức hay Tiềm thức cũng vẫn là trạng thái biểu hiện của "vọng tâm". Ở Thắng Pháp Tập Yếu Luận diễn tả về Vô Thức như sau:



* Có quan niệm cho rằng: "Tâm thức của con người có 2 bán phần: 1. Ý Thức, 2. Vô Thức, do con người chỉ vận dụng Ý thức để nhận thức và sinh hoạt, mà không nhận ra được phần Vô thức. Do chỉ nhận bán phần Ý thức, nên những sự nhận thức và tư duy, sinh hoạt không thể toàn tri, mà chỉ là một sự tri thức vụn vặt khiếm khuyết mà thôi. Muốn đạt đến trạng thái "toàn giác", con người cần phải hòa quyện Ý Thức và Vô thức trong hoạt động tư duy và sinh hoạt của mình".

Thật ra điều này đối với giáo lý nhà Phật vẫn chưa thể chấp nhận được.- Vì Thức thì không thể cộng với Thức mà thành Trí được. Cũng như Sai không thể cộng với Sai mà thành đúng được vậy.

trong chuyên mục này , từ đầu đến giờ vẫn là tà đạo, chưa phải chánh đạo.. mong được nghe lời chánh pháp Như Lai qua cái thực chứng của người hành đạo.
xin đừng tranh cãi, nếu nói được lời vô ngôn.
Thành Phật , thành Tổ chỉ là cái bọng cứt trong lòng kẻ còn u mê đắm đuối trong "luân hồi sanh tử" .
Xin đừng lừa ,gạt, dối người mà thêm đọa lạc, mong lắm thay
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
trong chuyên mục này , từ đầu đến giờ vẫn là tà đạo, chưa phải chánh đạo.. mong được nghe lời chánh pháp Như Lai qua cái thực chứng của người hành đạo.
xin đừng tranh cãi, nếu nói được lời vô ngôn.
Thành Phật , thành Tổ chỉ là cái bọng cứt trong lòng kẻ còn u mê đắm đuối trong "luân hồi sanh tử" .
Xin đừng lừa ,gạt, dối người mà thêm đọa lạc, mong lắm thay

Người nhận xét được những điều này ắt hẳn có những trải nghiệm riêng. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, phải ở cấp độ cao hơn thì mới nhận ra sự sai lầm của những người đang ở cấp độ thấp hơn.
Vì thế mong được bạn chỉ điểm tiếp! Mình đang rất cầu thị lắng nghe!
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
trong chuyên mục này , từ đầu đến giờ vẫn là tà đạo, chưa phải chánh đạo.. mong được nghe lời chánh pháp Như Lai qua cái thực chứng của người hành đạo.
xin đừng tranh cãi, nếu nói được lời vô ngôn.

Thành Phật , thành Tổ chỉ là cái bọng cứt trong lòng kẻ còn u mê đắm đuối trong "luân hồi sanh tử" .

Xin đừng lừa ,gạt, dối người mà thêm đọa lạc, mong lắm thay

Uhm ! Cũng có chút nhãn quan đó.

Nhưng Vô ngôn mà nghe được, thì cái nhĩ căn này chắc có vấn đề !
 

Thiên Anh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
12 Thg 4 2007
Bài viết
145
Điểm tương tác
66
Điểm
28
* Vô ký.

Duy Thức Luận Định nghĩa Vô ký như sau: Mỗi hành động, lời nói hay tư tưởng đều thuộc một trong ba tánh: thiện (kuśala), bất thiện (akuśala) và vô ký. Những hành động làm lợi ích cho mình và cho người là thiện, hành động nào gây hại cho mình và cho người là bất thiện và những hành động nào vô thưởng vô phạt thì gọi là vô ký.

Hôn trầm, vô ký, thùy miên là những trạng thái của tâm si, đây là điều kiêng kỵ với hành giả tu Thiền.

* Tư duy.

Là một hoạt động chánh của bộ não, Duy Thức Học quy "Tư" là một trong 51 món tâm sở biến hành.

Người tu cần phải hướng Tâm sở " Tư " vào Chánh tư Duy, thì mới có thể tiến đến chân lý được.

Vâng ! Trên đây chúng ta đã minh định về ngữ nghĩa của các từ trên.

Vậy xin được hỏi ngài ‎ auduongphong. và hỏi chung các Bạn . Tại sao chúng ta cần tìm biết về vấn đề " Vô ngôn " và " Tuyệt Lự " ?

Nhưng thôi. Để Thiên Anh nói luôn:

ĐÓ LÀ VÌ CHỖ " VÔ NGÔN, TUYỆT LỰ" LÀ CHÂN LÝ ĐỆ NHẤT NGHĨA MÀ ĐỨC PHẬT MUỐN TRUYỀN ĐẠT CHO CHÚNG TA.



9cgImxF.jpg
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo hữu

trong chuyên mục này , từ đầu đến giờ vẫn là tà đạo, chưa phải chánh đạo.. mong được nghe lời chánh pháp Như Lai qua cái thực chứng của người hành đạo.
xin đừng tranh cãi, nếu nói được lời vô ngôn.
Thành Phật , thành Tổ chỉ là cái bọng cứt trong lòng kẻ còn u mê đắm đuối trong "luân hồi sanh tử" .
Xin đừng lừa ,gạt, dối người mà thêm đọa lạc, mong lắm thay

Tôi nói thử 1lời vô ngôn nhé: (Vô ngôn chẳng phải không nói mà là nói theo ý mình)
 

Lovingthesilenttears

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2015
Bài viết
117
Điểm tương tác
38
Điểm
28
* Vô ký.

Duy Thức Luận Định nghĩa Vô ký như sau: Mỗi hành động, lời nói hay tư tưởng đều thuộc một trong ba tánh: thiện (kuśala), bất thiện (akuśala) và vô ký. Những hành động làm lợi ích cho mình và cho người là thiện, hành động nào gây hại cho mình và cho người là bất thiện và những hành động nào vô thưởng vô phạt thì gọi là vô ký.

Hôn trầm, vô ký, thùy miên là những trạng thái của tâm si, đây là điều kiêng kỵ với hành giả tu Thiền.

* Tư duy.

Là một hoạt động chánh của bộ não, Duy Thức Học quy "Tư" là một trong 51 món tâm sở biến hành.

Người tu cần phải hướng Tâm sở " Tư " vào Chánh tư Duy, thì mới có thể tiến đến chân lý được.

Vâng ! Trên đây chúng ta đã minh định về ngữ nghĩa của các từ trên.

Vậy xin được hỏi ngài ‎ auduongphong. và hỏi chung các Bạn . Tại sao chúng ta cần tìm biết về vấn đề " Vô ngôn " và " Tuyệt Lự " ?

Nhưng thôi. Để Thiên Anh nói luôn:

ĐÓ LÀ VÌ CHỖ " VÔ NGÔN, TUYỆT LỰ" LÀ CHÂN LÝ ĐỆ NHẤT NGHĨA MÀ ĐỨC PHẬT MUỐN TRUYỀN ĐẠT CHO CHÚNG TA.



9cgImxF.jpg

Ôi thế hóa ra Vô ký là một từ tiêu cực à:)
Tôi chẳng hiểu về các định nghĩa cao siêu này
Nhưng sao tôi thấy việc tâm si cũng là hết sức bình thường, chẳng có gì phải kiêng kị. Tâm ai mà chẳng si.
Cho nên cá nhân tôi có phải lúc nào ngồi thiền cũng đạt được hiệu quả đâu. Hầu hết ngồi xong đứng dậy thấy thật là vô ích.
Có lúc tôi rơi vào hôn trầm
Có lúc tôi rơi vào thụy miên
Có lúc tôi rơi vào vô ký
Có lúc tôi bị loạn tâm
Chẳng sao cả. Tôi coi tất cả những chuyện này hết sức bình thường.
Ngày nào còn tiếp tục thiền, còn sẽ bị những thứ như trên, nhưng thế thì sao...
Ngày xưa tôi thích đọc giáo lý lắm, nhưng giờ thú thật tôi nhìn những giáo lý mà các bạn đưa ra đầu tôi ong ong không vào tai được nữa.
Tôi thấy việc lôi giáo lý ra bàn luận nó giống như cầm tờ bản đồ và đứng yên 1 chỗ phân tích vậy.
Tôi chọn cách xách ba lô lên và đi, đến đâu thì đến, lúc nào thấy một con đường mới thì chạy đi đối chiếu 1 chút với bản đồ xem nó đang thế nào
Đợt vào diễn đàn này, cũng là đợt tôi chạy đi đối chiếu 1 chút, và tôi nhận ra mình đang đi đúng hướng.
Điểm bất lợi khi vào diễn đàn là sau khi vào xong, tâm tôi khi ngồi thiền loạn còn hơn là không vào, vì thế chắc tôi cũng phải hạn chế việc vào diễn đàn để trao đổi.
Chia sẻ chút suy ngẫm của chính bản thân tôi.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính đạo huynh

Ôi thế hóa ra Vô ký là một từ tiêu cực à:)
Tôi chẳng hiểu về các định nghĩa cao siêu này
Nhưng sao tôi thấy việc tâm si cũng là hết sức bình thường, chẳng có gì phải kiêng kị. Tâm ai mà chẳng si.
Cho nên cá nhân tôi có phải lúc nào ngồi thiền cũng đạt được hiệu quả đâu. Hầu hết ngồi xong đứng dậy thấy thật là vô ích.
Có lúc tôi rơi vào hôn trầm
Có lúc tôi rơi vào thụy miên
Có lúc tôi rơi vào vô ký
Có lúc tôi bị loạn tâm
Chẳng sao cả. Tôi coi tất cả những chuyện này hết sức bình thường.
Ngày nào còn tiếp tục thiền, còn sẽ bị những thứ như trên, nhưng thế thì sao...
Ngày xưa tôi thích đọc giáo lý lắm, nhưng giờ thú thật tôi nhìn những giáo lý mà các bạn đưa ra đầu tôi ong ong không vào tai được nữa.
Tôi thấy việc lôi giáo lý ra bàn luận nó giống như cầm tờ bản đồ và đứng yên 1 chỗ phân tích vậy.
Tôi chọn cách xách ba lô lên và đi, đến đâu thì đến, lúc nào thấy một con đường mới thì chạy đi đối chiếu 1 chút với bản đồ xem nó đang thế nào
Đợt vào diễn đàn này, cũng là đợt tôi chạy đi đối chiếu 1 chút, và tôi nhận ra mình đang đi đúng hướng.
Điểm bất lợi khi vào diễn đàn là sau khi vào xong, tâm tôi khi ngồi thiền loạn còn hơn là không vào, vì thế chắc tôi cũng phải hạn chế việc vào diễn đàn để trao đổi.
Chia sẻ chút suy ngẫm của chính bản thân tôi.

Huynh đừng bị suy nghĩ tiêu cực tri phối,việc phải hiểu hôn trầm,thụy miên,vô thức,vô ký là điều rất cần thiết cho 1con người đi vào cửa thiền họ cũng chỉ muốn nói rõ ràng để nhỡ những người mới tu tập đọc vào không bị chấp vào những chỗ không đúng (rồi coi thành 1 cái gì đó rồi lương theo thành ra người mù dẫn kẻ đui) cái lỗi của huynh ở đây là có tu mà không học mấy thành ra giống với trường hợp bà lão và hạt đậu như vậy e lại làm tăng trưởng vô minh.nhân đây tôi cũng xin góp ý với bạn vô ưu và bạn âudươngphong không phải ai cũng có đạo hạnh như các vị (đối cảnh tâm chẳng động) cho nên mỗi lời các vị nói nên chú ý tới cảm xúc của từng đối tượng,đừng có đánh đồng ai cũng như ai nếu không chẳng giúp gì được cho người ta mà còn làm họ càng thêm thụt lùi trên đường tu tập (khiến họ bị tâm ma trói buộc) e là chẳng có cơ hội cho các vị sửa sai đâu.trên đây là những lời nói chân thành của tôi mong các vị đừng chấp
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Ôi thế hóa ra Vô ký là một từ tiêu cực à:)
Tôi chẳng hiểu về các định nghĩa cao siêu này
Nhưng sao tôi thấy việc tâm si cũng là hết sức bình thường, chẳng có gì phải kiêng kị. Tâm ai mà chẳng si.
Cho nên cá nhân tôi có phải lúc nào ngồi thiền cũng đạt được hiệu quả đâu. Hầu hết ngồi xong đứng dậy thấy thật là vô ích.
Có lúc tôi rơi vào hôn trầm
Có lúc tôi rơi vào thụy miên
Có lúc tôi rơi vào vô ký
Có lúc tôi bị loạn tâm
Chẳng sao cả. Tôi coi tất cả những chuyện này hết sức bình thường.
Ngày nào còn tiếp tục thiền, còn sẽ bị những thứ như trên, nhưng thế thì sao...
Ngày xưa tôi thích đọc giáo lý lắm, nhưng giờ thú thật tôi nhìn những giáo lý mà các bạn đưa ra đầu tôi ong ong không vào tai được nữa.
Tôi thấy việc lôi giáo lý ra bàn luận nó giống như cầm tờ bản đồ và đứng yên 1 chỗ phân tích vậy.
Tôi chọn cách xách ba lô lên và đi, đến đâu thì đến, lúc nào thấy một con đường mới thì chạy đi đối chiếu 1 chút với bản đồ xem nó đang thế nào
Đợt vào diễn đàn này, cũng là đợt tôi chạy đi đối chiếu 1 chút, và tôi nhận ra mình đang đi đúng hướng.
Điểm bất lợi khi vào diễn đàn là sau khi vào xong, tâm tôi khi ngồi thiền loạn còn hơn là không vào, vì thế chắc tôi cũng phải hạn chế việc vào diễn đàn để trao đổi.
Chia sẻ chút suy ngẫm của chính bản thân tôi.

Khi ban ngoi thien tu duy vi sao vao dien dan loan hơn, tâm mình bi dính mắc cái gì mà bị loạn, khi tìm ra duoc đầu dây thì lúc đó hết loạn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên