Vai trò của những Phật tử Tại gia:
Đây là 1 tổ chức cố hữu, do đức Phật quy định. Ðiều đáng chú ý là trong sự quy định đó, càng ở mức độ phát triển cao, địa vị người tại gia càng quan trọng.
Trong giáo lý Tiểu thừa, người tại gia chỉ được Dự lưu quả. Từ Thánh quả Nhất lai lên đến Bất lai và Vô sinh thì phải xuất gia mới tu chứng được. Người tại gia giúp đỡ cho người xuất gia đủ điều kiện để truyền bá chánh pháp. Pháp bảo và Tăng bảo tồn tại được là nhờ người tại gia hộ trì. Như vậy, hiển nhiên, địa vị người tại gia là địa vị cần thiết và quan trọng đối với giáo lý Tiểu thừa.
Ðối với giáo lý Ðại thừa, sự qua trọng ấy lại càng rõ rệt, vì nếu một người tại gia như Giáo lý Tiểu thừa trên mà có phát bồ đề tâm thì tức gọi là tại gia bồ tát. Chỗ khác nhau sâu sắc nhất giữa Tiểu thừa và Ðại thừa, là Tiểu thừa quan niệm sự xuất gia tự nó là một cứu cánh rồi, nó thoát ly hẳn những tâm niệm và những hành vi liên hệ với thế gian, nên kết quả, được địa vị La hán là đã thấy hoàn toàn. Ðại thừa khác; Giáo lý Ðại thừa quan niệm rằng Phật đà mới là giai đoạn tuyệt đích của sự giác ngộ, nên đạt đến đó, tại gia hay xuất gia là những phương tiện đều quan trọng trong mỗi trườg hợp của nó. Cho nên xuất gia hướng thượng, tại gia thiệp thế, tuy bên trọng bên khinh hiển nhiên như thế, nhưng cái tâm chí mong cầu Ðại Bồ Ðề và cái trách nhiệm giữ gìn Chánh pháp vẫn như nhau. Vì vậy, nếu người Tại gia mà phát Bồ đề tâm, xác nhận và phục vụ trách nhiệm “Hộ pháp” của mình thì cũng được gọi là tu tập Bồ tát hạnh và sẽ trở thành quả vị Phật đà, Trong trường hợp nầy, địa vị của người tại gia mới thật quan trọng với tất cả cái nghĩa của chữ ấy đúng như ý muốn của đức Phật.
Toàn bộ Phật pháp có thể phân chia ra hai phần: phần “Căn bản” và phần “Hướng thượng”. Phần căn bản là dùng Tam quy Ngũ giới để hoàn thành một tư cách Phật tử đối vói bản thân, đối với gia đình và đối với xã hội. Phần hướng thượng là từ căn bản trên, hướng lên trên đường giải thoát và giác ngộ cho đến tuyệt đích là địa vị Phật đà. Hai phần của toàn bộ Phật pháp, như vậy không những cần thiết cho mỗi người Phật tử mà còn hoàn thành thể Phật pháp, nếu lý luận thế nầy thì chứng tỏ địa vị tại gia cũng quan trọng như địa vị xuất gia; nhưng nếu lý luận rằng trong hai phần của toàn bộ Phật pháp, nếu phần “Căn bản” không được nâng cao và chú ý trước hết thì phần “Hướng thượng” không thành, toàn bộ Phật pháp cũng mất cơ bản, nếu lý luận như vậy thì lại thấy trong bước đầu của Phật pháp, địa vị người tại gia, quan trọng hơn một cách rõ rệt.
Tất cả lý lẽ trên đây chứng tỏ cho ta thấy địa vị người tại gia không phải kẻ tùy thuộc trong Phật giáo. Cho mình là kẻ tùy thuộc, tâm lý ấy không phải tâm lý khiêm nhượng mà thật là tâm tâm lý tự ty và vô trách nhiệm. Vì vậy, nêu lên tính cách quan trọng của địa vị người tại gia làm cho họ thấy cái nhiệm vụ của mình đối với Phật pháp. Người tại gia đã thấy được nhiệm vụ của họ thì tâm lý tự ti và vô trách nhiệm sẽ được trừ bỏ và thay thế vào, họ sẽ thành tâm làm tròn nhiệm vụ của họ.
Đây là 1 tổ chức cố hữu, do đức Phật quy định. Ðiều đáng chú ý là trong sự quy định đó, càng ở mức độ phát triển cao, địa vị người tại gia càng quan trọng.
Trong giáo lý Tiểu thừa, người tại gia chỉ được Dự lưu quả. Từ Thánh quả Nhất lai lên đến Bất lai và Vô sinh thì phải xuất gia mới tu chứng được. Người tại gia giúp đỡ cho người xuất gia đủ điều kiện để truyền bá chánh pháp. Pháp bảo và Tăng bảo tồn tại được là nhờ người tại gia hộ trì. Như vậy, hiển nhiên, địa vị người tại gia là địa vị cần thiết và quan trọng đối với giáo lý Tiểu thừa.
Ðối với giáo lý Ðại thừa, sự qua trọng ấy lại càng rõ rệt, vì nếu một người tại gia như Giáo lý Tiểu thừa trên mà có phát bồ đề tâm thì tức gọi là tại gia bồ tát. Chỗ khác nhau sâu sắc nhất giữa Tiểu thừa và Ðại thừa, là Tiểu thừa quan niệm sự xuất gia tự nó là một cứu cánh rồi, nó thoát ly hẳn những tâm niệm và những hành vi liên hệ với thế gian, nên kết quả, được địa vị La hán là đã thấy hoàn toàn. Ðại thừa khác; Giáo lý Ðại thừa quan niệm rằng Phật đà mới là giai đoạn tuyệt đích của sự giác ngộ, nên đạt đến đó, tại gia hay xuất gia là những phương tiện đều quan trọng trong mỗi trườg hợp của nó. Cho nên xuất gia hướng thượng, tại gia thiệp thế, tuy bên trọng bên khinh hiển nhiên như thế, nhưng cái tâm chí mong cầu Ðại Bồ Ðề và cái trách nhiệm giữ gìn Chánh pháp vẫn như nhau. Vì vậy, nếu người Tại gia mà phát Bồ đề tâm, xác nhận và phục vụ trách nhiệm “Hộ pháp” của mình thì cũng được gọi là tu tập Bồ tát hạnh và sẽ trở thành quả vị Phật đà, Trong trường hợp nầy, địa vị của người tại gia mới thật quan trọng với tất cả cái nghĩa của chữ ấy đúng như ý muốn của đức Phật.
Toàn bộ Phật pháp có thể phân chia ra hai phần: phần “Căn bản” và phần “Hướng thượng”. Phần căn bản là dùng Tam quy Ngũ giới để hoàn thành một tư cách Phật tử đối vói bản thân, đối với gia đình và đối với xã hội. Phần hướng thượng là từ căn bản trên, hướng lên trên đường giải thoát và giác ngộ cho đến tuyệt đích là địa vị Phật đà. Hai phần của toàn bộ Phật pháp, như vậy không những cần thiết cho mỗi người Phật tử mà còn hoàn thành thể Phật pháp, nếu lý luận thế nầy thì chứng tỏ địa vị tại gia cũng quan trọng như địa vị xuất gia; nhưng nếu lý luận rằng trong hai phần của toàn bộ Phật pháp, nếu phần “Căn bản” không được nâng cao và chú ý trước hết thì phần “Hướng thượng” không thành, toàn bộ Phật pháp cũng mất cơ bản, nếu lý luận như vậy thì lại thấy trong bước đầu của Phật pháp, địa vị người tại gia, quan trọng hơn một cách rõ rệt.
Tất cả lý lẽ trên đây chứng tỏ cho ta thấy địa vị người tại gia không phải kẻ tùy thuộc trong Phật giáo. Cho mình là kẻ tùy thuộc, tâm lý ấy không phải tâm lý khiêm nhượng mà thật là tâm tâm lý tự ty và vô trách nhiệm. Vì vậy, nêu lên tính cách quan trọng của địa vị người tại gia làm cho họ thấy cái nhiệm vụ của mình đối với Phật pháp. Người tại gia đã thấy được nhiệm vụ của họ thì tâm lý tự ti và vô trách nhiệm sẽ được trừ bỏ và thay thế vào, họ sẽ thành tâm làm tròn nhiệm vụ của họ.