trừng hải

Vấn Đạo Hà Phương Tại - Hỏi Đạo Ở Nơi Nao/ trừng hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
(tt)

d, Nhị Đế: Duy thức tông

Nhị đế theo Duy thức tông hoàn toàn dựa trên Tam tính được Phật đà tuyên ngôn trong Giải Thâm Mật Kinh.
Trong đó, Viên thành thật tính là Chân đế. Y tha khởi tánh và Hữu thể Biến kế sở chấp tánh là Tục đế/Phú đế (Biến kế sở chấp được phân làm hai: Phi hữu Biến kế và Hữu thể Biến kế. Phi hữu biến kế là do kiến chấp sai lầm và tập khí kiên cố nên không hiện hữu mà nhận lầm có hiện hữu như lông rùa, sừng thỏ...Phi hữu biến kế hoàn toàn không hiện hữu và không phải là đối tượng của chánh trí nên không thuộc Nhị đế. Hữu thể biến kế là những hiện tượng giới không do nhân duyên sanh chỉ thuần nương vào danh ngôn, vọng ngữ mà hiện hữu).

...


Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
e, Nhị Đế: Trung quán tông

Giáo pháp chính của Trung quán tông là phủ nhận hoàn toàn biên kiến chấp thường tức cho rằng mọi hiện tượng giới hiện hữu một cách rốt ráo. Và cũng hoàn toàn phủ nhận biên kiến chấp đoạn tức cho rằng mọi hiên tượng giới không hiện hữu một cách công ước.
Giáo pháp phủ nhận hai biên của Trung quán tông tuy cũng tuyên ngôn Trung đạo như mọi trường pháp Phật giáo khác nhưng khác biệt vì cho rằng Pháp là hư vọng mà Vật cũng là huyễn hóa bởi Nhị đế, cả Chân đế lẫn Tục đế đều hiện hữu công ước hoàn toàn không phải hiện hữu rốt ráo bởi sự hữu rốt ráo tức Tánh Không là nơi "Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt (Long thọ)"

...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
4, Nhị Đế/Trung quán tông

Trung quán tông cũng có sự phân chia bộ phái do khác nhau về phép luận lý biện chứng và thậm chí cả về quan điểm triết học. Nhìn chung có thể chia ba: Thanh biện, Nguyệt xứng và Thích nghĩa.

a, Trung quán tông/Thanh biện

Phủ nhận mọi khẳng định hiện tượng giới hiện hữu một cách tự thân theo cảm quan thông tục tức công ước là thực hữu hay hiện hữu rốt ráo.
Đối với Thanh biện, tánh Không của một thực hữu là Chân đế, là bản tánh vô ngã vi tế của pháp giới. Tánh Không của hiện hữu rốt ráo và tánh Không của thực hữu chỉ là hai tên gọi cho cùng một sự vật. Như vậy khi am tường được hiện hữu rốt ráo hay thực hữu có hình thái hiện hữu như thế nào thì ta có thể hiểu thế nào là Chân đế và biết Chân đế là sự vắng mặt rỗng không của thực hữu hay hiện hữu rốt ráo trong mọi hiện tượng giới.

Thực hữu
Thực hữu hay hiện hữu rốt ráo là tự nó (Vật/Things) có thể khẳng định sự hiện hữu của chính mình qua sự phân tích của một tâm rốt ráo.
Tâm rốt ráo là ý thức của trí tuệ biện biệt (Phân biệt Vô phân biệt/Hậu đắc trí/Căn bản trí) quan sát toàn triệt không dư sót hình thái cách thế sự vật hiện hữu (Pháp/Dharma) và nhận ra bản thể cuối cùng của một hữu thể.
Như thế bất cứ thực hữu hay hiện hữu rốt ráo cần phải hiện hữu (Vật hiện hữu là do tri giác vào vật) để ý thức phân biệt vi tế quan sát và phân tích (Thể, Tướng, Dụng) mà tìm được bản thể cuối cùng của nó.
Ví dụ như khi ta quan sát và phân tích cái ghế thì mọi hình thái và phẩm tánh của ghế đều rỗng không không một vật. Đó chính là thực hữu của cái ghế tức tánh Không.
Định nghĩa Nhị đế
Một Chân đế được định nghĩa như là một hiện tướng giới được nhận biết do hiện lượng vắng bặt sắc tướng nhị nguyên..
Phú đế (Tục đế) được định nghĩa như là một hiện tượng giới thực chứng bởi hiện lượng trong mối tương quan với sắc tướng nhị nguyên.
Sắc tướng nhị nguyên: (1) Sắc tướng của hình ảnh gợi ý; (2) Sắc tướng của chủ thể và đối tượng; (3) Sắc tướng của thực hữu; (4) Sắc tướng phân biệt; (5) Sắc tướng của bất cứ hiện tượng giới nào.

Như vậy quan điểm của Trung quán tông theo Thanh biện thì Chân đế là một tánh Không vắng bặt mọi sắc tướng nhị nguyên bằng phân tích vi tế dựa trên việc liễu biệt từ tâm rốt ráo tức ý thức quan sát biện biệt không dư sót Phú đế (Tục đế) bằng hiện lượng trong tương quan sắc tướng nhị nguyên
Cũng vì vậy do tầm quan trọng của Phú đế (Tục đế) trên đạo lộ giải thoát và giác ngộ nên Thanh biện đã phân chia Phú đế (Tục đế) thành "Thực cảnh" và "Huyễn cảnh". "Thực cảnh" và "Huyễn cảnh" được phân biệt do sự vận hành đầy đủ chức năng tương ứng như là chúng xuất hiện bằng chân tri lượng (Hiện lượng). Ví dụ như ảo tượng (dương diệm), ảnh trong gương, huyễn cảnh thành Càn thát bà của nhà ảo thuật đều là sự (hiện) hữu và là Phú đế (Tục đế) nhưng sự hữu đó là do ý thức nhận lầm (vì sự hữu đó không có chức năng tác dụng tức vô dụng) nên là "Huyễn cảnh". Ngược lại, vật tạo ra ảo tượng, vật tạo ảnh trong gương, hiện vật đất, đá, cát...mà nhà ảo thuật dựa trên đó tạo huyễn cảnh Càn thát bà là sự (hiện) hữu có chức năng tác dụng như là chúng xuất hiện đối với nhận thức công ước thông thường được gọi là "Thực cảnh".

...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
(tt)

Dựa vào "Thực cảnh" và "Huyễn cảnh" mà các nhà Trung quán tông theo Thanh biện đã xác tín cách thế mà sự vật xuất hiện đối với nhận thức thông thường. Đó là sự xuất hiện của sự vật ở dạng thô tức tri giác vật thể là không hư ngụy nếu xét về hiện hữu rốt ráo (Chân đế) và hiện hữu tự thân (Duyên sanh). Ví dụ như khi ta nhìn một cái bàn có màu xanh thì cái bàn màu xanh xuất hiện như một hiện hữu tự thân và chính xác thì nó sự thật là một hiện hữu tự thân (Duyên sanh); nó không hề xuất hiện như một hiện hữu rốt ráo và như thực nó không hề là một hiện hữu rốt ráo (Chân đế). Cho nên mọi nhận thức theo thông tục qua công ước đứng về mặt hiện lượng đều là sự hữu được xác quyết khi vắng bặt hư vọng phân biệt. Hay nói cách khác khi hư vọng phân biệt khởi sanh thì tỷ lượng thiết định những khái niệm hình tướng gợi ý từ danh ngôn ngay cả trước khi ý thức liễu biệt nên hư vọng phân biệt này đã tự nó chứng minh sự hiện hữu của chính nó tức NGÃ.
Như vậy đứng về phương diện luận lý thì Thanh biện đã đồng ý với Kinh lượng bộ khi xác quyết sự hữu của các đối tượng nhận thức là hiện hữu tự thân và trái ngược lại với Duy thức tông về việc công bố không có cảnh ngoài thức tức mọi đối tượng nhận thức đều là cảnh thức. Thế nên Trung quán tông/Thanh biện có quan điểm rằng không hề có hư vọng điên đảo khi nhận thức sắc tướng của đối thể về mặt hiện lượng và chúng hiện hữu tự thân theo công ước.

...

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
b, Trung quán tông/Nguyệt xứng

Như trên đã nói các nhà Trung quán tông theo Thanh biện phủ nhận thực hữu và hiện hữu rốt ráo nhưng cho rằng trên bình diện công ước thì hiện tướng giới hiện hữu một cách tự nhiên (Nhân duyên) như là một hiện hữu tự thân (tự hữu) và được khẳng định bởi tự tướng. Và luận lý này dựa trên lập cước khi cho rằng, nếu ta hoàn toàn phủ nhận đối thể bởi chính tự tướng của nó thì ta cũng đã phủ nhận không có gì hiện hữu cả, kể cả Phật đà, Đạo hạnh, Đạo đức...và đó là chủ nghĩa hư vô đoạn diệt. Nhưng theo các nhà Trung quán tông/Nguyệt xứng thì cái gọi là sự hữu tức hiện hữu tự thân chỉ là sự ngụy tranh bởi những danh, tướng không thật khi xác quyết rằng, nếu thực sự có tự hữu hay thực hữu ở nơi hiện tượng giới thì sẽ có hiện hữu phẩm tính xác định hữu tình (con người, năm uẩn...) bằng quan sát, phân tích của tâm rốt ráo nhưng ở đây, theo các hành giả du già, hoàn toàn vắng bặt mọi phẩm tánh xác định cái gọi là hữu tình ngoại trừ tánh Không.
Như vậy, theo Trung quán tông/Nguyệt xứng, tánh Không là bản tánh tối hậu, là thực tướng rốt ráo, là hữu thể tánh (tự tánh) của tất cả những gì hiện hữu.

...

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
(tt)

Tánh Không
Như vậy Tánh Không theo Trung quán tông/Nguyệt xứng là phủ nhận chư hữu vị pháp đều không thực như mộng, huyễn, bào, ảnh, như sương mai, như sấm chớp nhằm xác quyết tự tánh của chư pháp là Không. Tự thân tánh Không ấy rỗng không, không có gì là sắc tướng nên vắng bặt tâm thiết định thực tướng mới như thực là sắc tướng (Phú đế) và như thị là thực tướng (Chân đế).
Vậy đằng sau cái Không hay chính xác hơn ngay khi thông đạt tánh Không ấy là hư vô chăng? Đức Đạt Lai Lạc Ma (Trung quán tông/Duy mậu biện chứng/Hoàng mạo phái) đã xác quyết rằng cái chân kiến về tánh Không không hề vắng bặt luật nhân quả, lòng từ tâm bi, lục độ...cũng như tâm giải thoát và tuệ giác ngộ.
Ai là người muốn biết vậy tánh Không là gì trên phương diện ngôn ngữ qua tha nhân thì xin hẹn đến ngày Tập đoạn, hề hề
...


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
(tt)

Nhị Đế
a, Thuật ngữ Nhị đế:
Phú đế, nguyên ngữ Phạn văn là Samvrti Satya. Chữ Samvrti bao hàm các nghĩa:
  • Che lấp, ngăn trở
  • Quan hệ tương quan, Duyên sanh
  • Ngôn ngữ công ước.
Theo Trung quán tông/Nguyệt xứng thì Phú đế là hiện tượng giới công ước mà chân lý bị che lấp bởi ý thức vô minh. Hay nói cách khác chính ý thức vô minh lầm chấp rằng những hiện tượng giới như mộng, huyễn, bào, ảnh, sương mai, ánh chớp là hiện hữu tự thân (tự hữu) mà không nhận ra chúng chỉ là giả hữu.
Như vậy Samvrti Satya được chuyển ngữ là Phú đế đúng đắn hơn danh từ Tục đế, Sự thật tương đối...
Chân đế, nguyên Phạn ngữ là Paramartha Satya có chuyển dịch một cách đầy đủ là đối tượng rốt ráo đế cũng chính là Tánh không vì là bản tánh tột cùng của hiện tượng nên sự hữu là hiện hữu thực hữu, là đối tượng của tuệ giác ngộ và là chân lý vì nó hiện hữu như là nó xuất hiện.

...

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
b, Định nghĩa Nhị đế
Đại sư Tông khách ba "Một đối tượng thiền quán được quan sát và phân tích rốt ráo mà tri kiến pháp, thông đạt nghĩa của pháp nên ngộ nhập thực tướng pháp tức Như thị thì đó là Chân đế. Còn nếu được nhận biết bằng tri lượng thông tục để nhận thức đối tượng hư vọng của tri kiến thì đó là phú đế"

Cả hai, Phú đế và Chân đế đều được nhận thức bằng chân tri lượng (Hiện lượng) nhưng Phú đế thì bằng tri lượng công ước còn Chân đế thì là tri lượng rốt ráo.
Như vậy, Nhị đế là hai chân lý qua một quá trình nhận thức Tưởng - Kiến - Tâm. Với Tưởng thanh tịnh, Kiến chánh tri, Tâm tịch tĩnh thì là Chân đế; với Tưởng thanh tịnh, Kiến chánh tri nhưng Tâm nhiễm ô thì lại là Phú đế.

c, Đạo hành Nhị đế
Đạo hành Nhị đế là tánh Bất Nhất Bất Dị được Trung quán tông dựa trên phẩm Thắng Nghĩa Hành/Giải Thâm Mật Kinh và có thể giải thích như sau:

    • Nhị đế mang tánh hổ tương khiển trừ. Khi bị ngăn che bởi ý thức vô minh thì là Phú đế. Khi ý thức vô minh vắng bặt thì là Chân đế. Hay nói cách khác Chân đế và Phú đế không đồng hiện hữu nên Bất nhất
    • Nhị đế, Phú đế và Chân đế đều đồng một Tánh Không nên Bất Dị.
...

Trừng Hải
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,494
Điểm tương tác
208
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Ai là người muốn biết vậy tánh Không là gì trên phương diện ngôn ngữ qua tha nhân thì xin hẹn đến ngày Tập đoạn, hề hề
...


Trừng Hải

-Kính Bác Trừng Hải Và Các Đạo Hữu .
An Long Xin Trình Kiến Giải Qua Trải Nghiệm Thực Tế Tu Tập " TÁNH KHÔNG " :

-..."
Nó mắng tôi ... = Tôi Tăng Sông ( Bốc Hỏa Lên Đầu ...)
...
nó đánh tôi...= Tôi Đau Do Nó Đánh ...
...
nó thắng tôi ...= Nỗi Tủi Hờn Dâng Lên ...
...
nó cướp của tôi...= Tôi Đau Sót Và Tức Giận ...

- TÔI : " THẤY " Rõ Hết..." BIẾT " Rõ Hết ==>
NHƯNG : =KHÔNG NGHĨ GÌ HẾT ...KHÔNG LÀM GÌ HẾT...= CỨ KỆ NÓ Và =BÌNH THẢN = " CHỨNG KIẾN " (Vô Sanh Nhẫn =KIÊN NHẪN CAM CHỊU =Không Sanh Pháp ĐỐI TRỊ )...==> Mọi " SỰ " Qua Đi ...= Nhoáng Như ÁNH TIA CHỚP...Tan Như BIỂN SƯƠNG MAI KHI ÁNH MẶT TRỜI CHIẾU RỌI==>TÂM Thanh Thản "SÁNG TỎ" = "NHÂN " & " QUẢ " = HIỆN ĐỒNG HÀNH..=...CHẲNG : CÒN GÌ "SAI SỬ " =TỰ SÁNG KHÍ TRƯỜNG LIÊN ĐỚI.

-Vậy : "TÁNH KHÔNG" = PHẬT THUYẾT Trong PHẬT HỌC .
Theo Thiển Nhận Của An Long : Là Ý CHỈ : TẤT CẢ PHÁP =KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT CỐ ĐỊNH Và KHÔNG THỂ CỐ ĐỊNH RIÊNG BIỆT ==> Vì TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC TẬP HỢP TOÀN ĐỒ CỦA PHÁP GIỚI ( VÔ NGÃ , VÔ PHÁP )

*** -NHƯNG = Quan Trọng Nhất Là ỨNG DỤNG THUYẾT :
"TÁNH KHÔNG " Trong THỰC HÀNH TU TẬP Để THOÁT KHỎI MỌI " RẮC RỐI" Do KIẾN CHẤP MÊ LẦM Của TÀNG THỨC NGÃ CHẤP SAI SỬ Từ VÔ THỈ ...
-Với TÔN CHỈ = TRỰC CHỈ CHÂN TÂM KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT ( NGƯỜI GIẢI THOÁT KHỎI TẤT CẢ NỌI RẮC RỐI )...Hành Giả Hãi :TẠM RỜI LÌA CÁC NGHIÊN CỨU , TẦM SOÁT, NHẬN ĐỊNH =CÁC PHÁP NGOÀI TÂM ( KHÍ GIỚI )...
...=Mà :BẮT ĐẦU ( BẰNG CÁC PHÁP PHƯƠNG TIỆN THIỆN SẢO DO CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC , CÁC THÁNH TĂNG Cùng THIỆN TRI THỨC Đã THÀNH TỰU TỰ TÍNH CHỈ DẪN ) TẬP TRUNG KIỂM SOÁT,TẦM SOÁT CÁC HIỆN TRẠNG = CẢM GIÁC , CẢM SÚC ...=ĐANG XẨY RA TRONG THÂN & TÂM ...=ĐƯƠNG DUYÊN , ĐƯƠNG THỜI . ( Với SỰ TỊCH TỊNH ,SÁNG SUỐT Và TỈNH TÁO )...
-CÔNG PHU ; MIÊN MẬT Và KIÊN TRÌ ...= THÂN & CĂN Sẽ TỰ CHUYỂN HÓA THANH TỊNH Và PHÁT HUY CÔNG NĂNG Theo TỰ TÍNH (CHÂN TÍNH )=KHAI PHÁT = TRI GIÁC CAO CẤP ( LÀM PHƯƠNG TIỆN KIẾN NHẬN Và TRỰC NHẬP SỰ CHÂN THẬT VẬN HÀNH CỦA " TỰ TÂM " Và PHÁP GIỚI , KHÍ GIỚI .( Ý SINH HUYỄN THÂN )

KINH LĂNG GIÀ (Trang 30 -Viêt dịch : Thích Duy Lực )
..." Do bốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển, Thế nào là bốn ? 1 Tự tâm bất giấc hiện ra nhiếp thọ. 2 -Lối tập khí hư ngụy từ vô thỉ. 3 -Chấp trước tự tánh của tánh thức. 4- Muốn thấy đủ thứ sắc tướng.Ấy gọi là BỐN THỨ NHÂN DUYÊN TỪ DÒNG SUỐI CHẨY RA CỦA TẠNG THỨC, SANH RA LÀN SÓNG CỦA CHUYỂN THỨC .
- Như nhãn thức chuyển thì TẤT CẢ VI TRẦN , LỖ CHÂN LÔNG Của TẤT CẢ CÁC CĂN ĐỀU SANH, CÁC CẢNH GIỚI KHÁC THEO ĐÓ SANH KHỞI CŨNG NHƯ THẾ . Ví như gương sáng hiện các tướng ,ví như gió lớn thổi nước biển thì gió cảnh giới bên ngoài thổi biển của tâm , nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởi vì tướng sở tác khác hay chẳng khác, do nghiệp duyên hòa hợp sanh tướng, lại chấp trước sâu vào , CHẲNG THỂ LIỄU TRI TỰ TÁNH CỦA CÁC SẮC, nên CÁI THÂN NĂM THỨC THEO ĐÓ MÀ CHUYỂN . " ... ( Hết Trích )
-Đây Mới Là Chỉ Dẫn CHÂN THẬT ĐỘNG NĂNG Về TỰ TÍNH VẬN HÀNH CHÂN THẬT Của TỰ TÂM ==> LÀM THÀNH TỰU & BIẾN CHUYỂN MỌI SỰ THEO " THỨC TƯỞNG "
( Có Thể Cảm Nhận Qua Thí Dụ : Khi Nghe Một Bản Nhạc Đồng Cảm " Sởn Gia Gà , Nổi Gai Ốc Toàn Thân ...)
...Vậy MỌI HIỆN TRẠNG =HIỂN HIỆN Do THỨC CHUYỂN Theo TỰ TÁNH =NHÂN DUYÊN Do Nơi CÁC CHỦNG TỬ NGHIỆP HUÂN TẬP TỪ VÔ THỈ TRONG TÀNG THỨC ==>TÙY DUYÊN , THỜi HIỆN HÀNH VỚI KHÍ GIỚI TƯƠNG TÁC (Các Tố Chất Năng Lượng Mang Thông Tin Nằm Trong Khắp CÁC CẤU TRÚC CĂN & THÂN Theo ĐẶC THÙ ==> ĐƯỢC GIẢI MÃ )_...Và TỰ CHÚNG = NHƯ NHƯ ( VÔ TRI , VÔ GIÁC )...NHƯ THỊ ĐANG LÀ ....= KHÔNG CÓ MỘT QUY ƯỚC ĐỊNH TÁNH , ĐỊNH TƯỚNG CỐ ĐỊNH . Chứ KHÔNG: ...NHƯ VỌNG TƯỞNG NƠI Ý THỨC THỨC TƯỞNG =>TỰ TRÓI BUỘC .

.... Ví Như : TƯỚNG : DẢI THAN HỒNG RỪNG RỰC ,= CÓ TÁNH NÓNG BỎNG ( Theo Quy Ước Của Những CHÚNG SANH ĐỒNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG) ==> NHƯNG DẢI THAN HỒNG RỪNG RỰC ĐÓ = KHÔNG CÓ TÁNH NÓNG BỎNG ĐỐI VỚI NHỮNG HỮU TÌNH Đã CÔNG PHU DỤNG TÂM DỜI LÌA TÁNH CHẤT NÓNG BỎNG Và BIỂU DIỄN ĐI LẠI , NHẨY MÚA TRÊN ĐÓ Trong Các Lễ Hội Dân Tộc Vùng Miền ....
-SỰ SỐNG Của Các CHÚNG HỮU TÌNH Trên TRÁI ĐẤT NÀY = VỚI QUY ƯỚC THỨC TƯỞNG TRUYỀN THỐNG = CÓ TÁNH CHẤT TỒN TẠI ĐƯỢC Là NHỜ HẤP THỤ KHÔNG KHÍ : Ô XY...Nhưng CÓ NHỮNG HÀNH GIẢ Y O GA Biểu Diễn Thị Hiện= NGỪNG HÔ HẤP Và CHÔN DƯỚI LÒNG ĐẤT TRONG NHỮNG HÒM KÍN HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ KHÔNG KHÍ = Từ Khi Rắc Hạt Lúa Cho đến Khi Thu Hoạch Mới Đào Lên ...Mà KHÔNG ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỰ SỐNG ! TÂM Vẫn BÌNH ỔN .( Do DỤNG TÂM CÔNG PHU TRỤ TÂM RỜI LÌA HÔ HẤP Và Các TÁNH NĂNG Của NÓ .)

...VẬY Có Thể THẤY RẰNG : TÂM Và PHÁP =CHÂN THỰC KHÔNG THỂ CÓ TÁNH CHẤT, TƯỚNG TRẠNG (DANH , NGÔN ...)NÀO CỐ ĐỊNH BẮT BUỘC THEO QUY ƯỚC THỨC TƯỞNG ( DANH , NGÔN ...)TRUYỀN THỐNG . Và CHÂN THỰC Là :
CHÍNH TÁNH Tất Cả Là = TÁNH KHÔNG ( KHÔNG CÓ TÁNH CỐ ĐỊNH ,Và KHÔNG THỂ CỐ ĐỊNH , Và CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ KHÔNG CÓ GÌ ,LÀ GÌ ..=Mà HIỂN HIỆN HIỂN LƯỢNG CHUYỂN BIẾN LIÊN TỤC QUA CÁC TRẠNG THÁI TẠM TÁNH , TẠM TƯỚNG...NHƯ THỊ...ĐANG LÀ ...NHƯ NHƯ... ) CHỨ KHÔNG PHẢI : NHƯ VỌNG TƯỞNG VỌNG THỨC !

*** VÀ :
CHỦ ĐẠO LÀ : TÂM = TÁNH KHÔNG .
-Vì : TÂM = TÁNH KHÔNG ( KHÔNG CÓ TÁNH CỐ ĐỊNH Và KHÔNG THỂ CỐ ĐỊNH ) =Nên Là ĐỘNG NĂNG TÁC ĐỘNG LÀM CHUYỂN HÓA ,BIẾN HÓA TỚI TẤT CẢ TOÀN ĐỒ MANG TÍNH CHẤT = KHÔNG TÁNH ,VÀ KHÔNG THỂ CỐ ĐỊNH TÁNH .( THẾ PHÁP DUY TÂM TẠO , TÂM CHUYỂN THÌ VẬT CHUYỂN )

@- Muốn TIẾN TỚI TRÍ TUỆ GIẢI THOÁT Và GIẢI THOÁT TOÀN TRIỆT =NÊN =THUẦN QUÁN SÉT NƠI TỰ TÂM Để SÁNG TỎ TỰ TÁNH TÂM =NHƯ LAI TẠNG( CHỚ CHẠY THEO NGOẠI CẢNH , NGOẠI VẬT,DANH, NGÔN ... )...Công Phu Thuần Thục CHO ĐẾN KHI CĂN & THÂN TỰ CHUYỂN HÓA THANH TỊNH TƯƠNG ƯNG PHÁP GIỚI TÁNH ( PHƯƠNG TIỆN TRỰC NHẬP Và MÃ HÓA THÔNG TIN CÁC TẦNG SÓNG Trong PHÁP GIỚI )...MỌI SỰ = TỰ GIÁC ....

KINH LĂNG GIÀ ( Trang 62 -Việt dịch : Thích Duy Lực )

..." Khi ấy Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Phật tử khéo quán sát
Thế pháp do tâm tạo .
Thị hiện đủ thứ thân ,
Sức thần thông tự tại .
Tất cả đểu thành tựu ,
Sở tác vô trướng ngại ."
....( Hết Trích )

*( Sở Tác Vô Trướng Ngại = Là SỞ TÁC THEO CÁI THẤY BẰNG TRỰC GIÁC, TRỰC NHẬP, TRỰC NỘI ==> : ...NHƯ THỊ ....ĐANG LÀ...NHƯ NHƯ .... Thì VÔ TRƯỚNG NGẠI .

#- Còn :SỞ TÁC THEO Ý , Ý THỨC VỌNG TƯỞNG....Thành Lập Thì : BIẾN HÓA VÔ BIÊN CHƯỚNG NGẠI )
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,494
Điểm tương tác
208
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
*( Sở Tác Vô Trướng Ngại = Là SỞ TÁC THEO CÁI THẤY BẰNG TRỰC GIÁC, TRỰC NHẬP, TRỰC NỘI ==> : ...NHƯ THỊ ....ĐANG LÀ...NHƯ NHƯ .... Thì VÔ TRƯỚNG NGẠI .
Xin Lạm Bàn Về " SỞ TÁC VÔ CHƯỚNG NGẠI "....
-...Theo An Long Thì : ...VƯỢT NGOÀI QUY ƯỚC TRUYỀN THỐNG Của VỌNG TƯỞNG , THỨC TƯỞNG Của Ý ,Ý THỨC =DUYÊN NƠI TÀNG THỨC ĐIỀU HÀNH !
-Ví Như : Bằng " TRI GIÁC THANH TỊNH " = TỰ TRỰC GIÁC => CƠN ĐÓI CỒN CÀO ( Mà Mình Vừa Ăn No)=>Do Một " CHÚNG TƯỞNG" Tương Tác.
= Ứng Sử : ÁP ĐẶT =KIỀM CHẾ CƠN ĐÓI Và TỰ NHỦ MÌNH VỪA ĂN NÊN KHÔNG THỂ ĂN PHI THỜI...Nhưng CƠN ĐÓI VẪN CỒN CÀO TÁC ĐỘNG LÀM TÂM BẤT AN...=NÊN : ĐÀNH ĂN Và NIỆM PHẬT Cùng= Ý THỨC QUY NGƯỠNG CHƯ PHẬT,PHÁP, TĂNG...
....Mộ Ví Dụ Đã Trải Nghiệm : Hồi Đó Long An Tu TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM Và BỘ TRÚ Theo Mật Tông Cùng KHÓA ĐỌC TỤNG KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ( Do HT Trí Tịnh Việt Dịch ) = Và Cảm Nhận Công Năng Trì Chú Của Mình Có Hiệu Quả ( Các Cuộc Đua Xe Ban Đêm Qua Phố Mình ở Khi Bắt Ấn Trì Chú Thì Tan Không Trở Lại Nữa )
...Sáng Hôm Đó Đến Khóa Tụng Kinh BÁT NHÃ Như Thường Lệ...Thì Một Chuyện Bất Thường Xẩy Ra : Rất Nhiều Chuột Không Biết Từ Đâu Đến Chạy Nhẩy Rầm Rầm Trên Trần Nhà ( Trần Nhà Bằng Cót Ép ) Làm Động Tâm Không Sao Tụng Kinh Được. Đành Bắt Ấn Trì Trú : ÚM A HÙM ( Với Ý Tưởng Các Long Thần Hộ Trú Bắt,Trói Các " Chúng Sinh Đó " Ngồi Nghe Trú...Nhưng Chỉ Yên Lặng Được Một Lúc... Đến Khi Tung Kinh Lại Ầm Ầm Làm Động Tâm Không Thể Tụng Được. Mình Đành Khoanh Chân Thiền Định...Thì : " Hình Ảnh Và Ý Tưởng " Trong Đầu Nổi Lên : Hôm Qua Đi Đám Cưới Mình Bận Bộ Vét , Khi Về Đến Nhà Chú Chó Mừng Rỡ Nhẩy Lên Bám Vào Làm Bẩn Quần ( Mùa Mưa Phùn Miền Bắc Ẩm Ướt )... Bực Mình , Mình Đá Nhẹ Hất Chú Chó Ra Và Mắng Nó...Và " MỘT TỰ THOẠI" Nổi Lên : HÔM QUA MI ĐÃ ĐỐI SỬ BẤT CÔNG VỚI CHÚ CHÓ ! HÀNH VI " MỪNG RỠ QUÝ TRỌNG" CỦA ĐỘNG VẬT LÀ THẾ ĐÓ , KHÔNG CÓ QUAN NIỆM PHÂN BIỆT LÀM =SẠCH , BẨM CHO ĐỐI TÁC YÊU QUÝ...Và HÔM NAY : CÁC CHÚNG SANH CHUỘT CŨNG VẬY, CHÚNG TỤ TẬP THỂ HIỆN SỰ VUI MỪNG VỚI " TRƯỜNG LỰC" CỦA BUỔI TỤNG KINH...NHƯ NHỮNG BUỔI DIỄN CA CỦA CON NGƯỜI TRONG CÁC NGÀY LỄ PHẬT.
...Với Sự " TỰ THOẠI " Đó Làm Mình Toát Mồ Hôi Và An Tâm Tập Trung Vào Buổi TỤNG KINH...Và SỰ KỲ ĐẶC : HỒI KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT TỤNG HÔM ĐÓ = THUYẾT GIẢNG VỀ ĐIỀU NẦY !
...Vậy Nên " SỞ TÁC " THEO Ý THỨC VỌNG TƯỞNG Và " SỞ TÁC " : NHƯ THỊ...ĐANG LÀ ...=KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN Và " TƯỞNG" Nổi .
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
(tt)
Mến tặng An Long

c, Trung quán tông/Thích nghĩa

Trung quán tông/Thích nghĩa nương tựa vào Đại thần chú, Đại minh chú, Vô thượng chú, Vô đẳng đẳng chú "Gate Gate Paragate Parasamgate, Bodhi Svaha"/Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh mà tuyên xưng giáo nghĩa Nhị đế bằng Tánh Không qua các giai vị của quá trình hành trì và tu tập

Gate - Tánh Không/Giáo lý pháp
Những người bỏ qua bước khởi đầu này sẽ khó tiến bộ trên bước đường hành trì Không quán vì giáo lý Pháp là nền tảng cho Chánh Trí khi hành giả vẫn còn ở ngoài cửa Không môn.
Giáo lý Pháp:
Ngủ uẩn thủ là KHỔ; Chư hành VÔ THƯỜNG; Chư pháp VÔ NGÃ

Uẩn (Tâm), Hành (Tâm sở), Pháp (Danh, Sắc) đều bị điều kiện bởi Duyên. Duyên khuyết thì bất sinh
Quán Tâm, Pháp thuần lý tri hành: Vô vi phi trạch diệt

Vật và Pháp vận hành y tha duyên theo công ước, quán Ái sanh Khổ (Năng tác); quán Hữu (Sở tác) thấy Bất tương hành; quán Pháp thấy Danh như bào, ảnh, hương giá, ảo thuật lại thấy Sắc như bọt bèo.

...

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,284
Điểm tương tác
914
Điểm
113
(tt)

Gate - Tánh Không/Hữu vi pháp
- Ba tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã qua quan sát và phân tích Phú đế không phải là Vô vi pháp mà chỉ là những pháp tùy duyên, hữu vi pháp, chúng rỗng không vì không có một phẩm tánh nào thực hữu nhờ đó hành giả xóa bỏ các điên đảo kiến vốn ngăn che Chân đế..
Vô thường: các hữu vi pháp không mang đến sự thường hằng.
Khổ: hữu vi pháp không mang đến sự an lạc.
Vô ngã: mọi thiết định đều là hư vọng bởi chư pháp không có một phẩm tánh nào được gọi là tự hữu.
- Chư hữu vi pháp không vững chắc bởi chúng chắc chắn bị suy tàn.
Chúng không tịch tĩnh vì luật nhân quả.
Không phải là nơi nương tựa, an trú vì bất khả đắc.
Mọi trình hiện của hữu vi pháp đều duyên vô minh nên, bất thực do hư vọng vì vậy nên xả bỏ với tâm bình đẳng.

...

Trừng Hải

 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
130
Điểm tương tác
77
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính bác Trừng Hải,

Em đi du hý mới về, thấy ngay điều này:

Đạo tại nơi nào ?

Nay ngày rằm mùng 1, cũng là mãn hạ tự tứ, chư Tăng hoan hỷ, mời bác Trực chỉ để gieo chút phước duyên cho tất cả ạ.

A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên