- Tham gia
- 30/7/13
- Bài viết
- 1,332
- Điểm tương tác
- 960
- Điểm
- 113
II, Tứ Đế
Nguyên văn Phạn của Tứ đế là Catvary Aryasatyani, Hán Việt là Tứ Diệu Đế, Bốn Chân Đế Vi Diệu.
Bốn Chân Đế Vi Diệu là bài pháp đầu tiên được Phật đà tuyên ngôn tại Vườn Nai - Lộc Uyển cho năm anh em Kiều Trần Như, được xem như là lần chuyển pháp luân đầu tiên.
Chữ Arya nghĩa là Vi diệu, Cao quý...nhằm tôn kính, quy mạn bởi Tứ Đế là Phật âm của bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.
Trong các luận giải, các đại trưởng lão thường phân chia Tứ đế làm hai, Tục đế (Khổ, Tập Đế) và Chân đế (Diệt, Đạo đế) theo luật Nhiễm-Tịnh không đồng lập (Tịnh, Nhiễm không cùng hiện hữu) nhưng bởi Tứ Diệu Đế là chân nguyên trí của bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác và duy chỉ có trí vô thượng của một Phật đà mới soi sáng đồng cả Tục đế và Chân đế mà không theo luật Tịnh, Nhiễm. Do vậy, Tứ Diệu Đế được gọi là Bốn Chân Đế Vi Diệu, và duy chỉ có Phật đà mới có thể tuyên thuyết rốt ráo, viên mãn và vô biên về Bốn Chân Đế Vi Diệu ấy.
...
Trừng Hải
Nguyên văn Phạn của Tứ đế là Catvary Aryasatyani, Hán Việt là Tứ Diệu Đế, Bốn Chân Đế Vi Diệu.
Bốn Chân Đế Vi Diệu là bài pháp đầu tiên được Phật đà tuyên ngôn tại Vườn Nai - Lộc Uyển cho năm anh em Kiều Trần Như, được xem như là lần chuyển pháp luân đầu tiên.
Chữ Arya nghĩa là Vi diệu, Cao quý...nhằm tôn kính, quy mạn bởi Tứ Đế là Phật âm của bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.
Trong các luận giải, các đại trưởng lão thường phân chia Tứ đế làm hai, Tục đế (Khổ, Tập Đế) và Chân đế (Diệt, Đạo đế) theo luật Nhiễm-Tịnh không đồng lập (Tịnh, Nhiễm không cùng hiện hữu) nhưng bởi Tứ Diệu Đế là chân nguyên trí của bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Giác và duy chỉ có trí vô thượng của một Phật đà mới soi sáng đồng cả Tục đế và Chân đế mà không theo luật Tịnh, Nhiễm. Do vậy, Tứ Diệu Đế được gọi là Bốn Chân Đế Vi Diệu, và duy chỉ có Phật đà mới có thể tuyên thuyết rốt ráo, viên mãn và vô biên về Bốn Chân Đế Vi Diệu ấy.
...
Trừng Hải
Sửa lần cuối: