T

Vô Ngã làm sao Thấy Pháp ?

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28

Vô Ngã làm sao Thấy Pháp ?​

Câu hỏi trên đây cũng giống câu hỏi người ngoại đạo hỏi Đức Phật.
Ngài là Vô Ngã? Đức Phật im lặng.

Đức Phật nói lên tiếng nói VÔ NGÃ (KHÔNG PHẢI ta, KHÔNG PHẢI của ta).
thuvienhoasen.org/a11701/bai-1-giao-ly-duyen-khoi


Như Lai (zh. 如來, sa., pi. तथागत tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn.
Chiết tự của tathāgatatathā + āgata, và có thể được hiểu là "Người đã đến như thế" hoặc "Người đã đến từ cõi chân như".

Sinh thời, Thích-ca-mâu-ni sử dụng DANH TỪ để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Kính thưa quí vị đại chúng.
Nếu quí vị đại chúng thắc mắc nghi ngờ Pháp Vô Ngã có làm được gì cho nhân loại, cho thế giới, và nhất là cho chính mỗi quí vị đại chúng trong một kiếp này????

Xin quí vị đại chúng phải tự biết rõ một điều:
"Cái gì VẬN HÀNH những chuyện Sanh Diệt Vô Thường xảy ra không chuyện nào giống chuyện nào, không chuyện nào xảy ra theo Ý MUỐN người nào cho dù người đó giàu, nghèo, quyền lực, hay đức Phật trên thế giới (nhân loại) này?"
"Cái gì VẬN HÀNH những chuyện Sanh Diệt Vô Thường xảy ra trong vũ trụ vô biên, vô lượng, vô tận?"

"Không mợ thì chợ vẫn đóng."

Thế giới này xưa đã NHƯ THẾ không vì NHẬN THỨC nhân loại.
Thế giới này nay vẫn NHƯ THẾ không vì NHẬN THỨC nhân loại.

“Mù tỏa Lô Sơn, sóng Triết Giang,
Khi chưa đến đó, hận muôn vàn,
Đến rồi mới thấy không gì khác,
Mù tỏa Lô Sơn, sóng Triết Giang.”
Tô Đông Pha


Thiền sư Duy Tín, nói:
“Khi chưa tu, tôi thấy núi sông là núi sông, khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông, ba mươi năm sau, tôi thấy núi sông là núi sông”.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Thấy Pháp Duyên khởithấy SỰ THẬT Vô ngã của các Pháp (hữu vi và vô vi),

Tất cả các Pháp hữu vi và vô vi Vô Ngã làm sao Thấy tất cả các PHÁP hữu vi và vô vi Vô Ngã?

Ai (who's, what's) thấy HIỆN TƯỢNG minh tuệ (who's, what's)? Giơ tay lên?

ờ mà đúng hông.. [smile]
Theo Tương Ưng Bộ kinh, tập II (tập 16, 17, đại 2, 85a);
Theo kinh Phật Tự Thuyết (Udàna), Tiểu Bộ kinh;
Theo kinh Đại Bỗn, Trường Bộ kinh II, Đại tạng kinh Việt Nam (ĐTKVN);
Theo kinh Đại Duyên, Trường Bộ kinh II, ĐTKVN;
Theo kinh Trường Đại Bỗn Duyên, Trường A Hàm I, ĐTKVN;
Theo kinh Điển Tôn, Trường A Hàm I, ĐTKVN, và nhiều kinh khác thuộc Nam tạng, Bắc tạng (Pháp Hoa...).
Khi nhân loại đang CHẤP THỦ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào SANH TỬ thì:
Đức Phật nói lên tiếng nói VÔ NGÃ (không phải ta, không phải của ta).


SỰ THẬT minh tuệ là Pháp hữu vì VÔ NGÃ
SỰ THẬT
minh tuệ chỉ là HIỆN TƯỢNG biến hiện ra như là HIỆN TƯỢNG bong bóng nước nhờ có Mưa mà HIỆN, hết Mưa thì BIẾN.

Ghi lại lời Thế Tôn dạy rằng: "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)".

Từ đấy, thấy Duyên khởi triệt để quả là một cái thấy của một vị Phật. Thấy Duyên khởi là thấy sự thật Vô ngã của các pháp (hữu vi và vô vi), đây là cái thấy độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo và triết học xưa nay. Chính Vô ngã là nét đặc thù của giáo lý Phật giáo, khác biệt hẳn với mọi triết thuyết, tín ngưỡng của thế gian: Giữa khi 62 học thuyết của Ấn Độ đương thời và giữa khi nhân loại đang chấp thủ ngã và ngã sở (Ta, của ta) để chìm sâu vào sinh tử thì Đức Phật nói lên tiếng nói Vô ngã (không phải ta, không phải của ta).

Đức Phật đã phải trải qua Tỷ....Tỷ.....Tỷ.....Tỷ...ỨC...kiếp SINH TỬ LUÂN HỒI.

CÁI gì??? là cái Tên gọi minh tuệ mới BẮT ĐẦU học đi bộ như con nít học đi thì CÁI gì??? là cái Tên gọi minh tuệ đang làm là VÔ DỤNG, VÔ ÍCH, VÔ TÍCH SỰ.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Thiền sư Bổn Tịnh
(667 - 761)

Sư họ Trương, quê ở Ráng Châu, xuất gia từ thuở ấu thơ. Sau Sư đến tham học với Lục tổ Huệ Năng được Tổ truyền tâm.

Kinh Tịnh Danh nói:
“Bốn đại không chủ, thân cũng không ngã, chỗ thấy không ngã, cùng đạo tương ưng.”

Đại đức nếu cho tứ đại có chủ là ngã, nếu thấy có ngã thì cùng kiếp không thể hội đạo.

Lần này ngài Bổn Tịnh dẫn kinh Duy-ma-cật: thân tứ đại vốn là vô thường, duyên hợp, không có chủ thể, nếu thấy được như vậy chính là thấy đạo.
Bằng ngược lại cái không thật mà chấp là thật, cái vô thường mà chấp thường là si mê, thiếu trí tuệ thì làm sao thấy đạo.

Viễn nghe nói thất sắc lặng lẽ rút lui.

Sư có bài kệ:​

Tứ đại vô chủ phục như thủy,
Ngộ khúc phùng trực vô bỉ thử.
Tịnh uế lưỡng xứ bất sanh tâm,
Ủng quyết hà tằng hữu nhị ý.
Xúc cảnh đản tợ thủy vô tâm,
Tại thế tung hoành hữu hà sự?
Dịch:

Bốn đại không chủ cũng như nước,
Dù gặp cong ngay chẳng kia đây.
Hai nơi nhơ sạch tâm không sanh,
Thông bít chưa từng có hai ý.
Xúc cảnh chỉ như nước không tâm,
Ở thế tung hoành nào có việc?
Một đại như thế, bốn đại cũng vậy.
Nếu rõ bốn đại không chủ tức ngộ không tâm.
Nếu rõ không tâm tự nhiên hợp đạo.

Sống bình thường, lòng không vướng mắc các cảnh.
Cảnh là cảnh, mình là mình.
Cả hai bên đều sống với tinh thần tự do tự tại.
Đó là hợp lẽ đạo.

Thiền sư Minh Chí hỏi:
- Nếu nói không tâm là đạo, ngói gạch không tâm cũng ưng là đạo?
Thân tâm xưa nay là đạo, tứ sanh thập loại đều có thân tâm cũng ưng là đạo?

Sư đáp:
- Đại đức nếu hiểu bằng thấy nghe hiểu biết thì cùng đạo khác xa, tức là người cầu thấy nghe hiểu biết, không phải là người cầu đạo.

Kinh nói: “Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý...”
Sáu căn còn không, thấy nghe hiểu biết nương đâu mà lập?
Cùng tột gốc nguồn chẳng có thì chỗ nào còn tâm?
Đâu không đồng với cỏ cây ngói gạch.

Cách lập luận của thiền sư Bổn Tịnh đơn giản đúng như tinh thần của người ở núi rừng. Như ở trong rừng có cây rừng, có đá, có gió thổi, suối chảy, mây bay, chưa bao giờ nghe có cục đá nào cãi cọ với nhau.
Phong cách của thiền sư Bổn Tịnh thể hiện nếp sống đó.
Do vậy Ngài lý giải rất dễ hiểu, cứ như vậy mà hiểu, suy nghĩ phân biệt là sai.

Minh Chí lặng thinh thối lui.

Sư có bài kệ:​

Kiến văn giác tri vô chướng ngại,
Thanh hương vị xúc thường tam-muội.
Như điểu không trung chỉ ma phi,
Vô thủ vô xả vô tắng ái.
Nhược hội ứng xứ bản vô tâm,
Thủy đắc danh vi Quán Tự Tại.
Dịch:​

Thấy nghe hiểu biết không chướng ngại,
Tiếng, mùi, vị chạm thường tam-muội.
Như chim trong không mặc tình bay,
Không thủ không xả không thương ghét.
Nếu hội mỗi nơi vốn không tâm,
Mới được tên là Quán Tự Tại.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy:

“Trong 49 năm Ta chưa hề nói 1 câu, 1 chữ, 1 lời nào”.

Vậy sao những đệ tử lớn của đức Phật lại kết tập được những lời của đức Phật dạy, rồi viết ra thành những bộ kinh điển đồ sộ như hiện nay?
Vô Ngã làm sao Thấy PHÁP?

Xin mời Vô Ngã?
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Thầy Viên Minh

Hỏi: Thưa Thầy, tại sao trong Kinh Đại Niết Bàn của Phật giáo phát triển nói rằng:
Phật thuyết pháp bốn mươi chín năm nhưng chẳng nói lời nào cả?

Đáp:
Câu này không nên hiểu theo nghĩa đen, đó chỉ là nói ý thôi. Nhưng ý này rất hay.

Đức Phật nói ra, chỉ ứng vào căn cơ trình độ người đối diện, chủ yếu để người đó nhận ra “SỰ THẬT” mà ngài muốn,
Ngôn từ hoàn toàn không quan trọng. Cho nên, nói cũng như KHÔNG,

THẤY ra” mới là chính yếu.

Đức Phật cũng chỉ TÙY DUYÊNnói, NÓI đâu BỎ đó, vì người khác có nghe cũng chẳng hiểu gì, giữ lại làm chi.

Chân lý (tất cả Pháp là Phật Pháp)vốn HIỂN HIỆN khắp mọi nơi, dù đức Phật nói hay không thì ai cũng THẤY, chỉ vì “nhiều bụi trong mắt” nên không nhận ra thôi.

Người sau, không ngay đó mà TỰ THẤY SỰ THẬT, cứ CHẤP vào ngôn từ kinh điển, hiểu theo Ý mình, rồi gán cho đó là lời Phật dạy.

Nếu hỏi lại, Phật có nói lời đó không?, chắc Ngài cũng sẽ trả lời:

Như Lai nói HỒI nào, đâu có NHỚ? Thầy Viên Minh nói....​

Vô Ngã làm sao Thấy Pháp??​

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,968
Điểm tương tác
786
Điểm
113
Kính xin quí vị đại chúng thứ lỗi cho cái Tên gọi là vô nhất bất nhị vô minh thất học dốt nát.


Thất học dốt nát đến độ KHÔNG BIẾT cái câu hỏi là:
CÁI GÌ CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi vô nhất bất nhị?
Hi hi, khả năng giao tiếp của bạn hạn chế quá.
Bạn vu khống VNBN nói PHÁP LÀ TỰ TÁNH, bạn nên sám hối.

VNBN là thị hiện của tự tánh, tự tánh thì có thật, còn sự thị hiện thì theo nghĩa nhân duyên; làm gì có cái cố định mà gọi là vô nhất bất nhị, người học Phật đều biết như thế, bạn lại đi hỏi lại thật là vớ vẩn.

Bạn vu khống VNBN nói "PHÁP TỰ TÁNH", lỗi ấy rất nghiêm trọng. Nếu bạn là người có biết đạo thì hãy thành tâm hối lỗi. Còn không thì bạn thua cả người đời.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Trước khi CÓ con người NÓ là KHÔNG.
Trong khi CÓ con người NÓ cũng có cái KHÔNG.
Sau khi con người tan hoại NÓ cũng trở về KHÔNG.
Quá khứ KHÔNG, hiện tại cũng CÓ KHÔNG (sắc tức KHÔNG), vị lai hoàn toàn KHÔNG.

NHƯ vậy cái gọi là con người CÓ THẬT không?

Xưa CÓ thì nay mới CÓ.
Xưa KHÔNG thì nay cũng KHÔNG.
Xưa KHÔNG nay CÓ là chuyện hảo huyền.


Cái Ta hay danh từ Hoa cũng vậy.
Khi hạt giống, đám mây, mặt trời, đại địa tới với nhau để làm phát hiện ra Hoa thì Hoa đó là một cái gì ÁO, là một TÊN GỌI.
Ngoài những DUYÊN tới với nhau để làm biểu hiện ra Hoa thì không tìm được một bông Hoa riêng biệt.
Sự có mặt của Hoa nằm ngoài những điều kiện
Đó là một cái ẢO không thể CÓ được.
Vậy thì những cái mà ta gọi là Hoa, là MÂY hay là GIÓ đều là những cái ẢO, không thể nắm bắt được.
Không nắm bắt được, trong đạo Phật gọi là BẤT KHẢ ĐẮC.
Đôi khi chúng ta TƯỞNG là nắm bắt được nhưng thật ra là không nắm bắt được.

Vì vậy BẢN CHẤT của các PHÁP là KHÔNG nên gọi là sắc tức thị không.
HT. Thích Nhất Hạnh
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Trừng Hải: bớt suy luận "bát nháo" đi.
Phật tử thì phải nương theo PHẬT ĐẠO.
Phật Đà là hiện thân của NIẾT BÀN tức CỨU CÁNH. Từ CỨU CÁNH đó mới có PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO cho nên PHƯƠNG TIỆN đồng là CỨU CÁNH. Đó chính là NHẤT VỊ-NHẤT TƯỚNG-NHẤT THỪA-NHẤT PHÁP GIỚI.
Có cái gì CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi Tự Độ? Bát Nháo

Có cái gì CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi trừng hải?
ờ mà đúng hông? [smile]

Vô Ngã làm sao Thấy PHÁP?

Xin mời Vô Ngã?

Trừng Hải: lại suy tư "tào lao bí đao". Để năng lượng đó mà "phản văn văn tự kỳ" theo giới luật về ngôn tướng thì tốt hơn!
Tên gọi của mỗi người là sự thật công ước được xác minh bởi Khai sanh, Căn cước, Lý lịch...chứng minh làm cái cóc gì?!
 
Sửa bởi Amin:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28

Phẩm 02: Phương tiện​


Phương tiện là những cái khéo léo mà mình dùng để có thể hoàn tất được cái ý định của mình. (cứu cánh??? who's, what's)
Tiếng Pháp dịch là Moyen habile. Trong bản dịch tiếng Anh, phẩm Phương tiện được dịch là Experience device, Skillful means,
tiếng Phạn là Upayakausalya, còn tiếng Hán là Phương Tiện quyền xảo.

Trong kinh ta chỉ thấy dùng chữ PHƯƠNG TIỆN thôi. (cứu cánh thiện sảo??? chắc trong tâm thức người mù)

Khi cầm một chiếc áo tràng lên thì chỗ Ta (skillful) nên cầm nhất là cái sống áo.
Cương lĩnh cũng vậy, nắm được cương lĩnh tức là nắm được toàn bộ kinh Pháp Hoa.

Mục đích xuất hiện của tất cả các vị Bụt ở trên cõi đời này là để mở ra và chỉ cho người ta thấy được cái tri kiến của Bụt,

Đó là những câu quan trọng của đoạn thứ 17 mà quý vị phải học thuộc lòng. —
trang 69, hàng thứ 8 có chữ KHAI, gạch dưới chữ KHAI;
cách đó hai hàng có chữ CHỈ, gạch dưới chữ CHỈ;
cách hai hàng nữa, có chữ NGỘ, gạch dưới chữ NGỘ;
cách dưới một hàng nữa có chữ CHỨNG, gạch dưới chữ CHỨNG.

Bốn chữ trong nguyên văn là KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP mà thầy Trí Tịnh dịch là KHAI, CHỈ, NGỘ, CHỨNG.

KHAI có nghĩa là mở ra, như là một kho tàng phải có người mở ra mới được.
Khai Phật TRI KIẾN tức là mở kho tàng TRI KIẾN của Bụt ra.
Kho tàng đó là cái THẤY và cái BIẾT của Bụt mà trong này dùng danh từ TRI KIẾN.

THỊ tức là CHỈ cho người ta thấy, here it is!
Dùng ngón tay chỉ cho rõ ràng thì gọi là THỊ.
THỊ Phật TRI KIẾN tức là CHỈ cho người ta thấy cái kho TRI KIẾN của Bụt.

NGỘ tức là bừng tỉnh dậy mà THẤY được một SỰ THỰC nào đó, cũng giống như khi thở mà mình biết mình đang còn sống hiện giờ và ở đây.
NGỘ Phật TRI KIẾN là bừng tỉnh và THẤY được cái TRI KIẾN của Bụt.

Cuối cùng là NHẬP Phật TRI KIẾN kiến.
NHẬP có nghĩa là ĐI VÀO, tiếng Anh là Penetrating.

Mình CHỨNG NGHIỆM chứ KHÔNG PHẢI mình chỉ ĐỨNG ở ngoài mà DÒM NGÓ.
Mình nếm được cái Pháp vị thì gọi là CHỨNG.

Khi mời một đại đức uống nước cam, nếu mình nói:
Mời đại đức CHỨNG nước cam, tức là mình mong đại đức ĐỪNG NHÌN nước cam, mà THỰC SỰ uống nước cam để làm cho nước cam với đại đức thành MỘT.

Vậy thì này thầy Xá Lợi Phất, cái sứ mạng của các vị Như Lai là chỉ để làm bốn việc: Khai, Thị, Ngộ, Nhập cái tri kiến của Bụt cho chúng sanh, và dạy cho các vị Bồ Tát cùng làm công việc đó.

Bây giờ chúng ta đọc đoạn 18: Bụt bảo thầy Xá Lợi Phất, các vị Bụt Như Lai nếu hướng dẫn và giáo hóa cho các vị Bồ Tát những điều mà quý vị thực tập, là chỉ quy vào một việc là đem cái thấy của Bụt mà chỉ cho tất cả mọi loài chúng sanh thấy, để họ cũng có thể tỏ ngộ được như Bụt.
HT. Thích Nhất Hạnh


chú thích: KHAI THỊ NGỘ NHẬP chỉ là Phương Tiện như ngón tay chỉ trăng.
Có người nào dám nói "Tui thấy ngón tay chỉ trăng là CỨU CÁNH?"

giơ tay lên???

NGỘ NHẬP kho tàng TRI KIẾN của Bụt? Chắc dễ như nói phương tiện là cứu cánh?
ờ mà đúng hông? [smile]

Trừng Hải: lời tào lao sanh tư duy tạp nham
Khai, Thị, Ngộ, Nhập là Đại Sự Nhân Duyên. Chỉ có kẻ u mê mới gọi là Phương tiên.
Bớt nói, để cho não bộ im lặng (Tịch ngôn Ly tướng) mà tìm cầu và thân cận với bậc Thiên tri thức đi.
 
Sửa bởi Amin:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28

Phật TRI KIẾN​

Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn​



Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi và đàm luận với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người ngồi kiết già đối nhau luận Thiền.

Đông Pha hỏi Phật Ấn: “Ngài thấy tôi thế nào?”.

Phật Ấn đáp: “Rất trang nghiêm, giống một ông Phật”.

Tô Đông Pha nghe nói, phấn khởi lắm. Phật Ấn hỏi lại: “Ông thấy ta ra sao?”.

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay:

Giống một đống phân bò!”.

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội là cô em gái: “Này muội muội, hôm nay anh đã thắng được hòa thượng Phật Ấn được một keo”. Nói rồi, ông thuật lại chuyện đối đáp vừa rồi.

Tô tiểu muội phận nữ nhi nhưng cũng là một bậc tài hoa xuất chúng, nghe vậy bèn cười nói: “Trời, anh thua đậm rồi!”.

Đông Pha tức khí mắng: “Ta làm sao mà thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói lại lời nào?”.

Tô tiểu muội hỏi: “Vậy em hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?”.

Đông Pha nói: “Đương nhiên là Phật quý rồi!”.

Tô tiểu muội nói:
“Phật Ấn THẤY Phật, còn anh THẤY phân bò,

chú thích:
Phật Ấn THẤY Tô Đông Pha là một vị Phật.


Có cái gì CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi Tự Độ? Bát Nháo

Có cái gì CHỨNG MINH cái gì là cái Tên gọi trừng hải?
ờ mà đúng hông? [smile]
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Kính các Bạn.- Chúng ta chưa phải bậc Chứng Thánh. Bàn về Phật Tánh, về Siêu Ngã... thì ví như mù sờ voi mà thôi. Đừng nên cho rằng sở tri sở kiến của mình là hoàn chỉnh.
Trong cái THẤY của Đức Phật: "Chúng ta là HIỆN TƯỢNG duyên hợp BIẾN HIỆN.!"

Nghĩa là: HIỆN TƯỢNG tuyệt đối hoàn toàn KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG nào để TRI, để KIẾN.

Tổ Long Thọ nói:

* Ngã bất đắc nghĩa là cái “Ta” chẳng dựng lập được. Vì cái ta vốn không thật có. Vì vậy cái ta không biết được ta.- bất đắc ,bất giác- (Pháp bất tri pháp.).- ĐTĐL-

"ta không biết được ta?"
thì tất cả những cái posted trong diễn đàn này chẳng lẽ là sở tri, sở kiến của Ma Vương???

Nói cho cùng tất cả những cái posted trong diễn đàn này KHÔNG PHẢI là sở tri, sở kiến tào lao bí đao gì cả
Sự thật ---->
tất cả những cái posted trong diễn đàn chỉ là Tâm Thức SANH DIỆT của cái gọi là "HIỆN TƯỢNG duyên hợp BIẾN HIỆN.!"

Thức Dậy Chiêm bao tiếp tục.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Phật TRI KIẾN thấy gì????
Trong cái thấy! Chỉ là thấy.
Như Lai....thấy mà KHÔNG DỰNG LẬP cái thấy.

Còn những câu đại loại như là:
Pháp hữu vi, vô vi như HUYỄN quá là VÔ LÝ.

Thấy HUYỄN? không khác nào DỰNG LẬP cái Ngã TO ĐÙNG cho là "TUi thấy HUYỄN?"
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 43%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
329
Điểm tương tác
72
Điểm
28
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top