VƯỜN THIỀN 2

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Lục Tổ Huệ Năng và Thần Tú Đại Sư đều là đệ tử của Ngũ Tổ, Thần Tú chủ trương, Tiệm tu, chưa minh tâm kiến tánh, nên bài kệ ‘Thân như cây Bồ đề" là phát huy nơi Nhân địa. Lục Tổ đã minh tâm kiến tánh nên bài kệ “Bồ đề vốn chẳng cây” là phát huy nơi Quả điạ, ngay đó đem Niết Bàn Diệu Tâm trọn vẹn trình ra được Ngũ Tổ ấn khả, truyền cho y pháp.

Lúc Lục Tổ đang hoằng tông chỉ Đạt Ma ở Tào Khê, Thần Tú Đại Sư thì đề xướng pháp Thiền tiệm tu ở Nam Kinh, gọi là Bắc Tông. Sau khi Lục Tổ viên tịch, pháp tiệm tu của Bắc Tông ngày càng hưng thịnh, môn đồ của Thần Tú có ba vị Quốc Sư, trong đó Phổ Tịch Thiền Sư danh giá cao nhất, từng làm Quốc Sư trải qua ba đời vua Tắc Thiên, Trung Tông và Duệ Tông. Phổ Tịch tôn Thần Tú làm Lục Tổ, tự xưng là Thất Tổ, tông chỉ của Tào Khê ngày càng chìm lặng, do đó đệ tử Lục Tổ là Thần Hội Thiền Sư, phấn chấn đứng ra chỉ trích môn tiệm tu của Bắc Tông chẳng phải chánh thống của Tổ Đạt Ma, chỉ có Tông chỉ Tào Khê mới là đích truyền. Ngày 15 tháng Giêng năm thứ 20 niên hiệu Khai Nguyên, Ngài ở Hoạt Đài (hiện là Hoạt Huyện tỉnh Hà Nam) Đại Vân Tự thiết lập vô giá đại hội, xác định pháp thống Thiền Tông do Tổ Đạt Ma truyền. Năm thứ 8 niên hiệu Thiên Hữu, một lần nữa xác định Tông chỉ Nam Tông tại Lạc Dương, từ đó chánh thống Thiền Tông là Lục Tổ Tào Khê mới được xác định.

Ngài Thần Hội xác định Tông chỉ, là công thần của Thiền Tông mà lịch sử ít ghi chuyện này, nơi thạch động Đôn Hoàng có ghi bài “Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Thị Phi Luận do Độc Cô phái soạn” hiện nay lưu tại viện bảo tàng Ba Lê, trong bài này là ghi việc định Tông chỉ của Ngài Thần Hội ở Đại Vân Tự Hoạt Đài.

Thần Hội còn có bài Hiển Tông Ký để hiển bày Tông chỉ của Tào Khê, ngoài ra tác phẩm Chứng Đạo Ca cũng làm cùng lúc xác định Tông chỉ. Nay Chứng Đạo Ca đổi tên là Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca, nhưng tôi đã từng thấy một bản đời nhà Tống ghi rõ tác giả là Thần Hội, nay trích ra mấy đoạn trong Chứng Đạo Ca để chứng tỏ:

Dựng pháp tràng, lập tông chỉ,

Rõ ràng Tào Khê là kế thừa,

Bắt đầu truyền đăng từ Ca Diếp,

Hai mươi tám đời truyền từ Ấn.

Pháp lưu Đông, vào đất này,

Bồ Đề Đạt Ma làm Sơ Tổ,

Sáu đời truyền y thiên hạ hay,

Đời sau đắc đạo vô số kể.

Khi xác định Tông chỉ giành chánh thống ở Hoạt Đài, bằng chứng hiệu lực nhất là việc truyền y pháp, trong Hiển Tông Ký có nói: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độ cùng nhau truyền tâm vô trụ, đồng thuyết tri kiến của Như Lai, cho tới Tổ Đạt Ma đến Trung Quốc làm Sơ Tổ, truyền Y để làm tin cho Pháp, Pháp là chỗ nương của Y, Thiền Tông lấy Y, Pháp tương truyền, ngoài ra chẳng có pháp khác. Trong truyền Tâm ấn để ấn chứng Bản tâm, ngoài truyền Cà Sa để đại biểu Tông chỉ”.
-------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trong Nam Tông xác định Thị Phi Luận có nói: “Nay Thần Hội thiết lập vô giá đại hội và trang nghiêm đạo tràng, chẳng vì công đức, chỉ muốn xác định Tông chỉ cho người học đạo khắp thiên hạ, vì tất cả người học đạo phân rõ thị phi”.

- Than mạt pháp, thời ác thế,

Chúng sanh phưóc kém khó dạy dỗ,

Cách xa bậc Thánh tà kiến sâu,

Ma mạnh pháp yếu nhiều oán ghét.

Vừa nghe đốn giáo của Như Lai,

Liền muốn diệt cho tan rã hết.



- Pháp viên đốn, chẳng nhơn tình,

Nghi chẳng giải quyết cần phải giành,

Chẳng phải Sơn Tăng chấp nhơn ngã,

Tu hành sợ đọa hầm đoạn thường.

Theo việc tranh luận của Ngài Thần Hội là muốn phá cửa Tiệm tu của Thanh tịnh Thiền mà kiến lập cửa Đốn ngộ của tổ Sư Thiền vậy.

- Mặc người phỉ, mặc người báng,

Lấy lửa đốt trời tự lao nhọc,

Ta nghe đồng như uống cam lồ.

Tiêu tan bỗng vào bất tư nghì.

Quán ác ngôn, là công đức,

Phỉ báng ta là Thiện tri thức,

Chẳng vì phỉ báng nói yêu ghét,

Sao tỏ vô sanh từ nhẫn lực.

Khi Ngài Thần Hội định Tông chỉ, bị người Bắc Tông vu khống mà bị vua đày, nên mới có lời nói trên. Trong Nam Tông Định Thị Phi Luận nói: “Nay ta hoằng dương Đại thừa, kiến lập Chánh pháp, khiến tất cả chúng sanh đều hay biết, đâu tiếc thân mạng!”.

- Mặt trời lạnh, mặt trăng nóng,

Bọn ma chẳng thể hoại chánh thống.

Xe voi trên đường đang tiến tới,

Bọ ngựa đâu thể chận lại được!

Voi lớn chẳng dạo đường con thỏ,

Đại ngộ chẳng kẹt nơi việc nhỏ,

Chớ nhìn ống hẹp bóng hư không,

Nay ta vì ông giải quyết xong.

Ngoài ra như:

“Gọi người gỗ máy lên để hỏi,

Dụng công cầu Phật lúc nào thành”.



“Yêu quái trăm năm uổng mở miệng”,

v.v... đều là lời chỉ trích môn tiệm tu Thanh tịnh Thiền. Xét kỹ toàn bộ Chứng Đạo Ca đều là Ngài Thần Hội vì xác định Tông chỉ mà nói ra, so với ý chỉ trong Vĩnh Gia Tập hiển nhiên chẳng đồng. Ngài Vĩnh Gia trước học Thiên Thai, lời nói trong tập còn nhiều giọng nói giống Tông Thiên Thai, nên biết Chứng Đạo Ca là tác phẩm của Ngài Thần Hội, có thể vì người đời sau muốn tránh sự ác cảm của Bắc Tông, nên gán tên cho Ngài Vĩnh Gia mà thôi. Thiền Tông ở ngày nay gai góc khắp đường, lý Đốn, Tiệm hỗn độn chẳng thể phân biệt, có ai kế tiếp theo Ngài Thần Hội, phấn chấn khởi lên tái định Tông chỉ của Tào Khê chăng?
---------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đời Nhà Minh, năm Gia Tĩnh, Tể Tướng Nghiêm tung, mời một Danh Sĩ vào tướng phủ hỏi rằng :

- "Trong một đêm, lấy thứ gì lấp hoàn toàn một căn phòng trống rỗng "

Các quan quân sư trong tướng phủ đều bế tắc, duy chỉ có Danh Sĩ ung dung sửa soạn đi ngủ .

Các quan bèn báo với Tể Tướng, cho rằng Danh Sĩ đã bí và chịu thua rồi .

Tuy nhiên khi Tể Tướng đến, câu trả lời của Danh Sĩ đã làm Tể Tướng chịu phục .

Câu trả lời chỉ là lời dạy Phổ Thông của Phật, vậy các ĐH có thể suy ra không ?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Câu hỏi của Tể Tướng là một câu hỏi có thể nói là "ngô nghê" hoặc "ngốc nghếch" nhằm đưa đến chỗ bế tắc .

Danh Sĩ đã theo lời Phật nhìn vào chân tướng vấn đề, thấy Tể Tướng và đám quân sư bị một trong Bát Phong làm cho u mê như đi trong hầm tối . Vậy cái cho họ là "ánh sáng" .

Khi Tể Tướng đến, hỏi Danh Sĩ sao không chuẩn bị lấp phòng, Danh Sĩ bèn chỉ vào cây nến viên quan hầu cận đang cầm, nói :

-"Có rồi! Nó đây nè !"
Tể Tướng thắc mắc:
-"Một cây nến làm sao lấp được căn phòng"
Danh Sĩ bèn nói viên quan thắp ngọn nến lên, ánh sáng toả khắp căn phòng và nói:
-"Ngài có thấy ánh sáng toả khắp căn phòng không ? "
Tể Tướng và các quân sư chịu thua .

Sau đó, nhà vua nghe tin này bèn triệu Danh Sĩ vào Triều thi đấu .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Vua Gia Tĩnh nhà Minh là một vị vua yêu nghệ thuật, thi phú và tinh thần phóng khoáng .

Đề của Vua là vẽ Chân Dung tự do . Khung ảnh khá lớn có thể treo cho mọi người thưởng lãm .
Các quan trong triều xin một thời hạn để hoàn tất, có người xin 10 ngày, có người xin 3 ngày, duy chỉ có Danh Sĩ xin thời gian khoảng tàn một cây nhang (độ nửa tiếng (1/2) đồng hồ bây giờ ).

Vua ngạc nhiên và các quan không tin, yêu cầu Danh Sĩ thực hiện ngay trước mặt vua .

Danh sĩ nhận lời .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Cái điều khó ở đây là khung bức tranh .

Thời đó, khung tranh được gọi là quyển . Quyển đồng nghĩa với quyển trong quyển kinh . Nó là một cuộn lụa hoặc giấy hoa tiên, hoặc bằng các mảnh trúc mỏng ghép lại, ta có thể mở ra và cuốn lại thành cuộn .

Kích thước của Quyển do Vua Gia Tĩnh đặt ra là :

- Chiều ngang : Một Trượng ( gần bằng 3.33 m)
- Chiều dài: Tám Trượng (gần bằng 26.46 m )

Đây là bức Trường Quyển Hoành Phú một bức rất to và dài để vẽ nhân vật .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Điều ngạc nhiên cho các quan trong triều là nội dung bức tranh không hề nói gì về VUA hoặc Mỹ Nhân nào cả !
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Bức Trường Quyển Hoành Phú quá lớn, có thể vẽ nguyên hình dáng bất cứ một nhân vật nào cũng vẫn còn khoảng trống rất nhiều .

Danh Sĩ đã chọn em bé ngây thơ làm nhân vật để vẽ .

Dĩ nhiên là ai cũng yêu trẻ thơ, ngay cả trẻ thơ trông thấy trẻ thơ chúng cũng thích không phân biệt trai hay gái .

Khoảng trống là nơi để diễn tả bầu trời tươi đẹp, ánh sáng đủ màu sắc, mây trôi ẩn hiển, cỏ cây, động vật tô điểm cho đặm nét .

Tuy nhiên nếu chỉ có vậy cũng chưa hẳn sinh động .
Danh Sĩ đã dùng con Diều do em bé đang thả bay trong bầu trời để cân bằng bố cục .

Vậy tóm tắt nội dung bức tranh như sau:

Em Bé Ngây Thơ Đang Thả Diều Trong Bầu Trời Tươi Đẹp

Danh Sĩ đã cho sợi dây nối Diều (từ tay em bé ) lúc ẩn lúc hiện khiến cho mọi người thấy như con Diều đang bay trong gió .

Cả Vua lẫn các quan trong Triều Đình đều thán phục và khen ngợi . Vua ra lệnh gìn giữ làm Quốc Bảo đồng thời thưởng cho Danh Sĩ 100 Lượng Vàng .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có một vị Danh Sĩ gnười Việt, sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nhà Nguyên Trung Quốc mất.
Lúc tế lễ, quan nhà Nguyên vừa muốn đấu trí vừa muốn thử tài , đưa cho Danh Sĩ ( lúc này là Chánh sứ An Nam (tức Việt Nam bây giờ) bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc.
Khi Danh Sĩ mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" "-".

Bài văn tế của Trung Quốc đưa ra như sau:

"-" (Nhất)
"-"(Nhất)
"-"(Nhất)
"-"(Nhất)

(Nghĩa như sau:
"Một "
"Một"
"Một"
"Một")



Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ tới lý sinh diệt trong vạn pháp của Nhà Phật liền đọc thành bài điếu văn:

Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Ngọc uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

青天一朵雲
烘爐一點雪
上苑一枝花
瑤池一片月
噫雲散雪消花殘月缺

Tạm dịch:

Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có nhiều người lợi dụng khi học Công Án để làm thủ đoạn lấn át hoặc bóc lột người khác !

Có một tên Cường Hào Ác Bá ma tâm, chuyên một bóc lột người làm việc dưới quyền của hắn .
Một hôm có một Phật Tử làm công cho hắn . Đến kỳ hạn trả lương hắn nói:
-"Nghe nói anh là người có kiến thức uyên thâm, nay ta có trái bầu này với bình thủy tinh, anh đem về nhà, khi nào anh bỏ được trái bầu vào trong lọ thủy tinh ta sẽ trả lương anh . "

"Đem quả bầu lớn bỏ vào bình thuỷ tinh"
Nó là "copy" công án "con ngỗng" nhưng đổi ngược lại !

Người Phật Tử nhận lời .

Sau đó một thời gian, anh mang bình thủy tinh đựng trái bầu đến giao cho tên Ác Ma trước mặt mọi người .
Tên ác ma đành phải trả lương !

Các bạn có biết người Phật Tử đã đáp ứng như thế nào không ?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nhiều người học Thiền cứ đi tìm các bài giải công án học, học cho thật nhiều, nhớ cho kỹ và tìm các thực hiện các đáp án đó .

Gần đây có người đem nuôi một con vịt con trong bình thuỷ tinh và đăng lên hỏi làm sao đem nó ra khi nó trưởng thành !
Làm như vậy chưa chắc con vịt đã sống được đến ngày trưởng thành đủ lông cánh vì nó chắc đã hoá kiếp trước đó rồi do thiếu vệ sinh (ăn, xả phân, tiểu tiện trong bình, khi đầy ấp nó sẽ làm cho con vịt chết nghẹn ).

Đó là "copy" Công Án:
"Nuôi một ngỗng trong bình, khi nó trưởng thành làm sao lấy nó ra ? "

Copy và học như vậy, thật cười không nổi rồi !

Học như vậy, Thiền gia coi như "đánh dấu trên mạn thuyền để tìm nơi thanh kiếm rơi xuống sông"

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Người Phật tử khi nghe tên Ma Chủ nói như vậy bèn đem trái bầu về nhà nấu canh ăn, lấy hột đem ra trồng, . . . .

Khi dây bầu ra trái , lựa trái tốt nhất lúc bầu còn nhỏ vừa qua được cổ bình, đặt vào trong lòng bình thuỷ tinh .
Cứ như vậy, tưới bón, chăm sóc đều đặn, cho đến khi nó vừa khít cái bình, cắt cuống là xong !

Đây là áp dụng sự luân hồi của trái Bầu và Thời Gian qua như chớp bóng (ba tháng để có trái bầu từ hạt ).
Ma Chủ nghĩ rằng hắn chắc thắng cuộc, hắn chỉ nói trái bầu mà không nhận dạng quả bầu có đặc điểm gì, mà chỉ nói trái bầu nên người trong cuộc có thể dùng bất cứ trái bầu nào .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Một Đề Tài khác về Bình Thuỷ Tinh .


Một ông quan Phật Tử bị quan đồng triều mưu hãm hại .

Bọn ác quan cũng biết qua câu chuyện "Bình Thuỷ Tinh" bèn nghĩ kế tâu với nhà Vua để thử tài . Nhà Vua cũng muốn biết sự ứng đáp của vị quan Phật Tử như thế nào, bèn đem thực hiện đề án của nhóm quan ganh tị kia nghĩ ra .

Nhà Vua cho đặt một "Bình Thủy Tinh" rỗng khá to lớn, rất đẹp trước mặt vị quan và nói :
-"Ta nghe ông hiểu rộng, biết nhiều, vậy ông hãy di chuyển bình với điều kiện không được đụng tay đến nó, và ngay bây giờ , trước mặt ta " .

Viên quan đáp:
-"Dạ Được, nhưng bình khá to, xin cho mang nước đến uống để lấy sức ."

Vua đồng ý, cho cận thần mang nước đến .

Người Phật tử uống một ngụm nước xong di chuyển "Bình Thuỷ Tinh" nhẹ nhàng không đụng tay đến bình trước mặt nhà vua .
Nhà Vua khen ngợi trong khi đám quan nín thinh .

Các bạn hãy suy ngẫm xem, người quan Phật Tử đã ứng xử như thế nào ?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Khi nhà Vua chấp thuận cho mang bình nước tới . Viên quan Phật tử uống một ngụm nước cho mát miệng và thắm giọng .
Sau đó ông ta lấy trong mình ra Vò Nước (thay vì Vò Rượu) đã gần cạn của mình thòng qua cổ Bình Rỗng , cho đến khi Vò đã chui hẳn vào bình, chừa lại miệng Vò nằm trên miệng bình hơn một nắm tay để tay khỏi đụng vào Bình . Ông quan mở miếng Vò, đổ nước từ bình nước vào đầy Vò cho đến gần miệng . Sau đó ông đóng thật kỹ nắp Vò .
(Thông thường Vò dùng để đựng rượu như trong các phim chưởng, nhưng ông quan là Phật tử nên ông ta thay rượu bằng nước .)
Ông bắt đầu di chuyển Bình rỗng bằng vò nước . Ông nắm cổ Vò không cho tay đụng vào Bình, nhấc Vò lên . Do nước biến hình theo Vò, do đó phần cổ Bình, Vò và nước thành hình ống nhỏ, phần dưới Vò do trọng lượng nước kéo xuống phình ra như trái banh . Do sức ép của nước vào Vò và thành Bình rỗng, Vò không thể chui qua cổ Bình có dạng hình ống hẹp được . Như vậy chỉ cần nhấc Vò lên là di chuyển được Bình rỗng .

Nhà Vua hết sức khen ngợi trong khi các quan đồng liêu trố mắt thán phục . Sau đó các quan đồng liêu không còn quấy nhiễu ông quan Phật tử nữa .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Lại nói tên Ma Chủ sau khi thua cuộc về "Cái Bình và Trái Bầu", hắn vẫn chưa chừa cái tật ăn gian, ăn quịt lương của người làm .
Nhà hắn có thuê một em bé khoảng 15 tuổi làm công . Đến cuối năm, em bé xin lãnh lương và nghỉ phép về thăm nhà .
Ma Chủ không muốn trả lương, bèn đưa cho em bé một cái Bình Sứ , nói:

-Hãy đem cái Bình này đi tìm hai thứ mang về, một thứ tên là "Ái", một thứ tên là "Ối", ta sẽ trả lương .
Nếu không tìm được, ta sẽ phạt 200 lạng bạc .

Em bé, đi gặp mẹ, một Phật tử, nhờ mẹ giúp .

Mẹ đem cái bình sứ ra sau vườn, tìm đúng hai thứ, bỏ vào bình sứ, đậy nắp lại, đưa cho em bé, dặn em bé như sau:

Con nói với chủ nhà như thế này:
"Hai thứ này, mở nắp ra là nó bay mất, vậy ông phải thò tay vào bắt nó ra . "

Em bé vâng lời, và làm đúng theo lời mẹ .

Ma Chủ thấy em bé về, mang theo cái Bình Sứ, bọc cẩn thận rất ngạc nhiên vì hắn nghĩ đâu có thứ gì tên là "Ái" với "Ối" !

Nghe em bé nói phải thọc tay vào để lấy ra, nếu không "hai thứ đó" bay mất là hắn phải chịu đền, học liền thọc tay vào .

Sau khi rút tay ra, ngay lần thứ nhất hắn bắt được "Ái", hắn chịu trả lương và không cần đợi đến "Ối" nữa .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Các bạn có biết "Ái" với "Ối" này là thứ gì không ?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
--------------------------------------
--------------------------------------

TIN TƯỞNG VÀ KÍNH TRỌNG LÀ NHỮNG HÌNH THỨC CỦA SỰ LÃNG MẠN .


Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
----------------------///////////////////----------------------------
---------------------**************-----------------------------
KHI NÀO TÂM BẤT ỔN, LO LẮNG, ĐIÊN ĐẢO ?

PHẢI CHĂNG LÀ NÓ ĐÃ RA NGOÀI SỰ "AN TĨNH " ! TẠI SAO LẠI ĐỂ NÓ RA NGOÀI SỰ "AN TĨNH" .

LỖI TẠI AI ?



Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
---------------
----------------
---------------
----------------


KHI TÂM DAO ĐỘNG HÃY TRẢ LẠI NÓ SỰ TĨNH LẶNG .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
BỐ THÍ LỤC ĐỘ :



Bậc Bồ tát thấy người đến xin, xem như con một của mình, vì thế tùy sức mình nhiều ít đều đem bố thí, thế nên gọi là Bố thí Ba la mật.

Bồ tát lúc bố thí, xả bỏ tâm sẻn tiếc, thế nên gọi là Trì giới Ba la mật.

Có thể nhẫn chịu những lời cay nghiệt của người đến xin, thế nên gọi là Nhẫn nhục Ba la mật.

Tự tay mình đem bố thí cho người đến xin, thế nên gọi là Tinh tiến Ba la mật.

Chuyên tâm nhất ý, quán sát sự giải thoát, thế nên gọi là Thiền định Ba la mật.

Mến,



Không còn phân biệt người thân kẻ thù, thế nên gọi là Bát nhã Ba la mật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên