LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH TỌA THIỀN
CHỈ QUÁN ÐẢ TỌA
Cho đến lúc này quý vị vẫn còn đang theo dõi hơi thở bằng con mắt tâm, đang cố gắng kinh nghiệm một cách sống động hơi hít vào chỉ là hơi hít vào và hơi thở ra chỉ là hơi thở ra. Từ giờ trở đi, tôi muốn quý vị thực hành Chỉ quán đả tọa (Shikantaza), tôi sẽ mô tả chi tiết ngay bây giờ. Không phải tôi cứ thích thay đổi nhanh chóng các bài tập khác nhau đâu, tôi làm như thế để cống hiến quý vị mùi vị các phương pháp nhiếp tâm khác nhau. Sau khi các bài nói nhập môn này kết thúc, quý vị đến trước tôi từng người một, tôi sẽ chỉ định cho từng vị phương pháp tu tập thích hợp với bản chất nguyện vọng của mình, cũng như với mức độ quyết tâm của từng vị, nghĩa là đếm hoặc theo dõi hơi thở, Chỉ quán đả tọa hoặc một công án.
Bài này sẽ bàn về Chỉ quán đả tọa. "Chỉ quán" nghĩa là "chỉ" hay "duy" trong khi "đả" là "đánh" và "tọa" là "ngồi." Như thế Chỉ quán đả tọa là một phương pháp thực hành, trong đó tâm chỉ tập trung kịch liệt vào việc ngồi mà thôi. Trong loại tọa thiền này, tâm rất dễ bị xao lãng vì nó không được các trợ lực như đếm hơi thở hay công án giúp. Vì thế, sự bình tĩnh đúng đắn của tâm trở nên quan trọng gấp đôi. Bấy giờ, trong Chỉ quán đả tọa tâm không được vội vã song đồng thời hãy cắm vững vàng hay đứng sừng sững như núi Phú Sĩ. Nhưng nó cũng phải linh mẫn và vươn ra như dây cung trương lên. Như thế Chỉ quán đả tọa là một trạng thái của tâm thức tập trung cao độ, song không căng thẳng, không vội vã và chắc chắn không bao giờ giải đãi. Ấy là tâm của một người đang đối mặt với cái chết. Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang nhập cuộc song đấu kiếm thuật theo kiểu thường xảy ra ở Nhật bản ngày xưa. Khi đối mặt với đối thủ, quý vị không ngừng theo dõi, thủ thế, saün sàng. Nếu lơi lỏng sự cảnh giác dù chỉ giây phút thôi, quý vị sẽ bị hạ ngay. Một đám đông tụ tập để xem cuộc đấu. Vì không mù nên quý vị thấy họ qua khóe mắt của mình, và vì không điếc nên quý vị nghe họ nói. Nhưng quý vị không nên để tâm mình bị các ấn tượng cảm giác ấy quyến rũ dù chỉ trong phút chốc.
Trạng thái này không thể duy trì lâu được. Thực tế, quý vị không nên thực hành Chỉ quán đả tọa hơn nửa giờ mỗi lần ngồi. Sau ba mươi phút, hãy đứng dậy đi vòng theo lối kinh hành, rồi bắt đầu ngồi lại. Nếu thực hành chỉ quán đả tọa đúng cách, chỉ trong nửa giờ thôi quý vị sẽ toát mồ hôi, ngay cả trong mùa đông trong một căn phòng không nóng, vì sức nóng do sự tập trung cao độ sinh ra. Khi quý vị ngồi quá lâu, tâm sẽ mất dần sinh lực, thân sẽ mệt và các nỗ lực sẽ nhận được phần thưởng ít hơn là nếu quý vị hạn chế thời gian ngồi trong ba mươi phút.
Trái với tay kiếm bất tài, một bậc kiếm sư sử dụng thanh kiếm không chút gắng sức. Nhưng không phải luôn luôn như thế vì cũng có lúc ông ta phải nỗ lực đến độ chót vì kỹ thuật chưa toàn hảo để tự cứu sinh mạng mình. Chỉ quán đả tọa cũng giống như vậy. Lúc mới bắt đầu không tránh được căng thẳng nhưng với kinh nghiệm tọa thiền chín muồi, sự căng thẳng này trở nên lơi ra song vẫn ngồi với chú tâm đầy đủ. Giống như tay kiếm bậc thầy tuốt kiếm vung lên không chút gắng sức và tiến công một cách giản dị, Chỉ quán đả tọa cũng thích hợp với cái ngồi không chút gắng sức, linh mẫn và chú tâm y như vậy. Nhưng đừng tưởng việc ngồi như thế có thể đạt được dễ dàng, dù chỉ trong một phút thôi mà không có sự luyện tập lâu và thành khẩn. Đến đây chấm dứt bài nói về Chỉ quán đả tọa.
NGỤ NGÔN DIỄN NHÃ ĐẠT ĐA
Trong nửa cuối bài này tôi sẽ nói về câu chuyện Diễn Nhã Đạt Đa, lấy từ kinh Lăng Nghiêm. Đây là câu chuyện ngụ ngôn hay phi thường. Tôi cam đoan rằng nếu quý vị suy nghĩ kỹ, nó sẽ soi sáng nhiều điểm còn u tối trong Phật giáo.
Người ta bảo rằng chuyện này xảy ra vào thời đức Phật. Chuyện có thật hay chỉ là truyền thuyết, tôi không thể nói được. Dẫu sao, Diễn Nhã Đạt Đa vẫn là một cô gái đẹp không thích gì hơn là ngắm mình trong gương mỗi sáng. Một hôm, khi soi gương, nàng thấy mình không có đầu. Tại sao vào buổi sáng đặc biệt này nàng lại không có đầu, kinh không nói. Dù sao, nỗi kích động lớn đến nỗi nàng hóa điên, chạy quanh hỏi xem ai đã lấy mất đầu mình: "Ai lấy đầu tôi? Đầu tôi đâu rồi? Nếu không có đầu, tôi chết mất!" Rồi nàng khóc, mặc dù mọi người bảo nàng rằng: "Đừng có ngốc, đầu cô trên cổ cô đấy, chứ có mất bao giờ đâu!" Nhưng nàng không tin: "Không, không đúng! Không, không đúng, phải có người nào đó đã lấy mất đầu tôi!" Nàng kêu lên, tiếp tục tìm kiếm điên cuồng. Cuối cùng, các bạn nàng, tin nàng điên, lôi nàng về nhà và buộc nàng vào cột đề phòng nàng tự làm hại mình.
Có thể so sánh sự trói buộc này với việc tọa thiền. Với sự bất động của thân, tâm sẽ đạt được một độ yên tĩnh nào đó. Và trong khi vẫn còn rối loạn, tâm của Diễn Nhã Đạt Đa cứ tin rằng mình không có đầu, thì lúc bấy giờ thân tránh được sự tiêu tán năng lượng.
Các bạn thân của nàng từ từ thuyết phục rằng nàng luôn luôn có đầu, và dần dần nàng tin được một nửa. Tiềm thức của nàng bắt đầu chấp nhận rằng có lẽ mình nghĩ lầm là mình bị mất đầu.
Có thể so sánh việc Diễn Nhã Đạt Đa chấp nhận lời tái khẳng định của các bạn nàng với việc nghe Lão sư thuyết pháp. Lúc đầu, những lời thuyết pháp khó hiểu nhưng lắng nghe nhiều thì từng lời sẽ chìm vào tiềm thức, rồi quý vị sẽ đi đến chỗ bắt đầu nghĩ: "Điều ấy có thực đúng vậy không? ... Tôi ngờ ... Vâng, nó phải thế."
Bỗng một người trong các bạn nàng cốc vào đầu nàng một cái thật mạnh, vì đau và kích động, nàng kêu: "Ui cha!" - "Đó, đầu mi đó!" bạn nàng bảo và tức khắc Diễn Nhã Đạt Đa thấy mình đã lầm khi nghĩ rằng mình bị mất đầu, mà thực tế thì lúc nào mình cũng có đầu.
Cũng thế, cái cốc trong tọa thiền cũng có giá trị tối đa như vậy. Đương nhiên là phải đúng lúc - nếu sớm quá sẽ không có hiệu quả - về mặt vật lý được cây kích trượng (Kyosaku) hoặc lời nói của một bậc thầy có kiến thức làm cho giật nẩy mình có thể đưa đến chứng ngộ tự tánh. Không phải chỉ cây kích trượng có giá trị thúc đẩy quý vị tiến tới mà ngay khi quý vị đã đạt đến một giai đoạn quyết định trong tọa thiền thì một cái đánh thật mạnh cũng có thể đẩy tâm quý vị vào nhận thức Chân tánh - nói cách khác, giác ngộ.
Khi sự kiện này xảy ra với Diễn Nhã Đạt Đa, nàng quá phấn khởi đến nỗi phải chạy nhanh kêu lên: "Ôi, tôi có đầu rồi! Cuối cùng tôi đã có đầu rồi, sung sướng quá!"
Đây là sự khoái lạc của kiến tánh. Nếu kinh nghiệm là chân thực, thì quý vị sẽ không ngủ được vài ba đêm vì vui. Song nó lại là một trạng thái nửa tỉnh nửa điên. Quá vui vì tìm lại được cái đầu mà quý vị đã có ngay từ đầu, ít nhất cũng có thể nói là kỳ quặc. Vui vì sự khám phá ra bản tánh của mình, cái mà quý vị không bao giờ không có, cũng kỳ quặc không kém. Trạng thái xuất thần tuy đủ chân thực, nhưng tâm thái quý vị không thể gọi là tự nhiên cho đến khi nào quý vị hoàn toàn loại bỏ được ý niệm "Tôi đã trở nên giác ngộ." Hãy chú ý thật kỹ điểm này, vì nó thường bị hiểu lầm.
Khi niềm vui lắng xuống, Diễn Nhã Đạt Đa thoát được trạng thái nửa điên. Đối với ngộ cũng thế. Khi trạng thái đê mê hoan hỷ dịu xuống, kéo theo các ý niệm về chứng ngộ, quý vị sẽ ổn định trong một cuộc sống thật tự nhiên và không có gì là kỳ quặc cả. Song cho đến khi nào đạt đến điều này, quý vị không thể sống hài hòa với chung quanh hoặc tiếp tục tu dưỡng tinh thần thực sự được.
Bây giờ tôi sẽ đặc biệt nêu rõ hơn phần đầu câu chuyện. Vì đa số người ta thờ ơ với giác ngộ, họ không biết sự khả hữu của một kinh nghiệm như thế. Họ giống như Diễn Nhã Đạt Đa khi nàng không biết mình có đầu như thế. Dĩ nhiên, cái "đầu" này tương ứng với Phật tánh, với sự toàn hảo bên trong của chúng ta. Dẫu rằng mình có Phật tánh, đối với đa số con người chưa bao giờ biết chuyện ấy cho đến khi họ chợt nghe nói: "Tất cả chúng sanh xưa nay đều có Phật tánh." Bỗng nhiên họ kêu lên: "Thế thì tôi cũng có tánh Phật ư, nhưng nó ở đâu vậy?" Cũng giống như Diễn Nhã Đạt Đa lúc đầu bị mất đầu và bắt đầu chạy trốn, họ bắt đầu tìm kiếm Chân tánh của mình.
Họ bắt đầu bằng cách lắng nghe nhiều bài thuyết pháp, mà chúng có vẻ trái nghịch và rối mù. Họ nghe nói rằng bản tánh của họ không khác với bản tánh của Phật, hơn nữa bản thể của vũ trụ cùng hiện hữu với tánh Phật của họ, song vì tâm họ bị mê hoặc che mờ nên họ thấy mình chạm trán với một thế giới của những thực thể riêng rẽ. Một khi tạo được niềm tin vững chắc vào thực tính của tánh Phật, họ được thúc giục khám phá nó với toàn bộ sức lực của con người họ. Giống như Diễn Nhã Đạt Đa chưa bao giờ không có đầu, chúng ta cũng chưa bao giờ tách rời khỏi tánh Phật của mình dù chúng ta ngộ hay không. Nhưng chúng ta không biết điều ấy. Chúng ta giống như Diễn Nhã Đạt Đa khi nàng được các bạn bảo rằng: "Đừng phi lý, cô luôn luôn có đầu, nghĩ khác là lầm đấy!"
Có thể so sánh sự khám phá ra Chân tánh của chúng ta với sự khám phá ra đầu của Diễn Nhã Đạt Đa. Nhưng chúng ta khám phá được cái gì? Chỉ là cái mà chúng ta không bao giờ không có nó. Song chúng ta rất hân hoan, y như Diễn Nhã Đạt Đa tìm ra được đầu. Khi trạng thái xuất thần lui đi, chúng ta nhận ra rằng mình không có được cái gì phi thường cả, chắc chắn không có gì đặc biệt hết. Bấy giờ chỉ có mọi vật hoàn toàn tự nhiên.
NHÂN VÀ QUẢ LÀ MỘT
Quý vị không hy vọng gì hiểu được
bản chất cao quý của Thiền mà không hiểu bài nói về nhân quả nhất như (Inga Ichinyo) này, nghĩa là nhân và quả là một. Thành ngữ này phát xuất từ Bài Ca Tọa Thiền của Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin). Hãy nhớ rằng bài nói này không giải thích về nhân và quả theo nghĩa rộng mà chỉ nói đến khía cạnh liên quan đến thực hành tọa thiền.
Nói một cách nghiêm túc, quý vị không nên nghĩ về thời gian tọa thiền. Nói chung thực ra nếu quý vị tọa thiền một năm, sẽ có kết quả tương ứng với một năm nỗ lực và nếu tọa thiền mười năm sẽ có kết quả tương ứng với mười năm nỗ lực. Song các kết quả của tọa thiền có quan hệ đến ngộ không thể đo lường được bằng thời gian thực hành ... Thực tế, có một số người đạt ngộ sâu chỉ sau vài năm thực hành, trong khi có những người thực hành đến mười năm vẫn không có chứng ngộ gì cả.
Ngay từ khi khởi đầu thực hành, một người tiến lên những giai đoạn khác nhau rõ rệt có thể xem như những bậc thang nhân quả. Nhân quả có nghĩa là nguyên nhân và kết quả ám chỉ cả về mức độ lẫn sự khác biệt, trong khi nhất như có nghĩa là như nhau hay giống nhau, như là một. Như thế, trong khi có nhiều giai đoạn tương ứng với thời gian thực hành ở mỗi giai đoạn trong các giai đoạn khác nhau này, bản thể của tâm giống như bản thể của một vị Phật. Do đó, chúng ta nói về nhân và quả là một. Tuy nhiên, cho đến khi ngộ, quý vị không mong gì có được sự hiểu biết sâu hơn về nhân quả.
Bây giờ chúng ta hãy liên hệ điều này với ngụ ngôn Diễn Nhã Đạt Đa tôi đã nói hôm trước. Thời gian nàng không thấy đầu phản chiếu trong gương và chạy quanh tìm kiếm như điên - đây là bậc đầu tiên hay thấp nhất. Khi các bạn nàng buộc nàng vào cột và quả quyết rằng nàng có đầu, khi nàng bắt đầu nghĩ: "Có thể như thế," khi họ cốc mạnh vào đầu nàng và nàng kêu "Ui cha!" và nhận ra rốt cuộc nàng có đầu, khi nàng vui sướng vì thấy có nó, cuối cùng khi niềm vui hạ xuống và sự có đầu này cảm thấy tự nhiên đến nỗi không còn nghĩ đến có nó nữa - tất cả những lúc ấy là những bậc hay những mức tiến hóa khác nhau - ấy là khi quay nhìn lại. Ở mỗi một giai đoạn này, nàng chưa bao giờ không có đầu, dĩ nhiên nàng chỉ nhận ra điều ấy sau khi đã tìm thấy nó.
Cũng thế, sau khi ngộ chúng ta nhận ra rằng ngay từ đầu mình chưa bao giờ không có tánh Phật. Và cũng như vậy, Diễn Nhã Đạt Đa cũng cần đi qua tất cả các giai đoạn ấy để nhận ra sự thật rằng lúc nào nàng cũng có đầu, chúng ta cũng phải vượt qua các giai đoạn tọa thiền kế tiếp nhau để trực nhận ra Chân tánh của mình. Các bước kế tiếp nhau này có quan hệ với nhau về mặt nguyên nhân, nhưng sự thật chúng ta vốn là Phật, trong chuyện ngụ ngôn đó là việc Diễn Nhã Đạt Đa nhận ra rằng nàng vốn luôn luôn có đầu - đây là cái như nhau, là cái không khác.
Trong Chánh Pháp Nhãn Tạng, Thiền sư Đạo Nguyên cũng nói: "Sự tọa thiền dù là của người mới tu, cũng thể hiện toàn thể bản tánh của mình." Ở đây Đạo Nguyên muốn nói rằng tọa thiền chân chính là thể hiện Phật tâm, cái Tâm tất cả chúng ta đã được phú cho. Tọa thiền này là Tối thượng thừa, trong đó Đạo của Phật tràn ngập toàn bộ con người quý vị và nhập vào toàn thể cuộc sống quý vị. Mặc dù ban đầu chúng ta chưa biết trọn vẹn điều ấy, nhưng khi sự tu tập tiến bộ, chúng ta sẽ dần dần đạt được hiểu biết và nội kiến, và cuối cùng với ngộ, chúng ta biết rằng tọa thiền là thể hiện tánh Phật thanh tịnh vốn có của mình, dù chúng ta có ngộ hay không.
BA YẾU TỐ TU THIỀN
Những gì tôi sắp nói đặc biệt áp dụng cho Thiền Đại thừa, nhất là trực chỉ đến ngộ, nhưng nó cũng bao hàm cả Tối Thượng thừa mặc dù ở mức độ ít hơn.
Yếu tố đầu tiên trong ba yếu tố tu Thiền là Đại Tín Căn (Daishinkan) tức lòng tin mãnh liệt. Nó còn hơn là một niềm tin. Chữ "căn" có nghĩa là "rễ" và "tín" là "tin." Do đó, đại tín căn ám chỉ một niềm tin cắm rễ vững chắc, sâu xa, không lay chuyển được, giống như cái cây khổng lồ hay tảng đá kếch sù. Hơn nữa, nó còn là một niềm tin không hoen ố như tin vào năng lực siêu nhiên hay mê tín. Phật giáo thường được miêu tả như là một tôn giáo của trí tuệ. Nhưng nó là một tôn giáo và cái gì tạo nó thành tôn giáo, thì đó là yếu tố niềm tin, thiếu niềm tin thì nó chỉ là một triết lý. Phật giáo bắt đầu với sự giác ngộ của đức Phật, điều mà Ngài đã đạt được sau khi nỗ lực kịch liệt. Vì thế, niềm tin tối thượng của chúng ta là sự chứng ngộ của Phật, bản chất của sự chứng ngộ ấy Ngài đã tuyên bố là bản tánh của con người, của toàn bộ cuộc tồn sinh, nó vốn toàn hảo, không tỳ vết, vô biên - nói tóm là hoàn toàn. Không có niềm tin không lay chuyển vào điều ấy - trái tim của lời Phật dạy - thì không thể tiến xa trong tu tập được.
Phẩm chất cần thiết thứ hai là Đại Nghi Đoàn (Daigidan) tức một tình cảm nghi ngờ mãnh liệt. Quý vị nên nhớ, nó không phải là cái "nghi" đơn giản mà là một "mối nghi" - và đương nhiên nó phát xuất từ lòng tin mãnh liệt. Nó là cái nghi tại sao chúng ta và thế giới có vẻ quá bất toàn, quá đầy xao xuyến, xung đột và đau khổ, khi thực tế lòng tin sâu xa bảo chúng ta rằng chính cái nghịch lại mới đúng. Nó là cái nghi không đem lại cho chúng ta sự an ổn. Mặc dù chính chúng ta hoàn toàn biết rõ mình là triệu phú song lại thấy mình thiếu thốn một cách khốc liệt, không thể giải thích được vì không một xu dính túi. Vì thế, cái nghi mãnh liệt hiện hữu tương ứng với lòng tin mãnh liệt.
Tôi có thể minh họa tâm thái này bằng một thí dụ đơn giản. Hãy lấy một người đang ngồi hút thuốc và bỗng thấy rằng cái ống điếu trong tay mình một phút trước đây mà giờ đã biến mất. Người ấy bắt đầu tìm kiếm với sự hoàn toàn chắc chắn có thể tìm được.
Chỉ một phút trước đây nó còn đó, không ai ở gần cả, nó không thể biến mất được. Càng không tìm được chừng nào, người ấy càng săn đuổi với sức lực và quyết tâm nhiều chừng ấy.
Từ tình cảm nghi ngờ này, yếu tố thứ ba, Đại Phấn Chí (Daifunshi) tức quyết tâm mãnh liệt, xuất hiện một cách tự nhiên. Nó là quyết tâm tràn ngập cố đánh tan khối nghi này bằng toàn bộ sức mạnh
ý chí và năng lực chúng ta. Tin bằng mọi lỗ chân lông trên con người mình vào chân giáo lý của Phật rằng chúng ta đều được phú cho cái tâm Phật tinh khiết, chúng ta quyết khám phá và kinh nghiệm thực thể tâm này của mình.
Hôm kia có người hoàn toàn hiểu lầm tâm thái mà ba yếu tố này đòi hỏi, đã hỏi tôi: "Tin rằng chúng ta là Phật thì có gì khác hơn chấp nhận thế giới này toàn hảo, liễu thì xanh và cẩm chướng thì đỏ." Cái lầm ở đây tự nó hiển nhiên. Nếu chúng ta không hỏi tại sao có tham lam và xung đột, tại sao người thường lại hành động giống Phật, thì trong chúng ta không có quyết tâm nào xuất hiện để giải quyết sự mâu thuẫn hiển nhiên giữa những gì chúng ta tin như là vấn đề của lòng tin và những gì xuất hiện trước mắt thì đúng chỉ là sự thể trái ngược, và như thế sự tọa thiền của chúng ta bị tước mất nguồn năng lực tiên khởi.
Bây giờ, tôi sẽ liên hệ ba yếu tố này với Thiền Đại thừa và Tối thượng thừa. Trong khi cả ba đều có mặt trong Đại Thừa khối nghi này là động cơ chính đưa đến ngộ vì nó không cho phép chúng ta yên ổn. Như thế chúng ta kinh nghiệm ngộ và giải quyết khối nghi này nhanh hơn với Thiền Đại thừa.
Mặt khác, trong Tối thượng thừa, yếu tố tin mạnh nhất. Không có khối nghi thuộc loại nền tảng như tôi đã nói tấn công chúng ta, và như thế chúng ta không bị thúc đẩy loại bỏ nó, vì chúng ta ngồi trong niềm tin không lay chuyển rằng chúng ta vốn là Phật. Không giống như Thiền Đại thừa, Thiền Tối thượng thừa mà quý vị nhớ là kiểu tọa thiền thuần khiết nhất, không dính dáng gì đến nỗ lực đầy xao xuyến vì ngộ. Nó là kiểu tọa thiền trong đó sự chín muồi xảy ra một cách tự nhiên, lên đến cực điểm trong giác ngộ. Đồng thời, Tối thượng thừa là hình thức tọa thiền khó nhất, đòi hỏi sự ngồi cương quyết nhất và thành khẩn nhất.
Tuy nhiên, cả ba yếu tố đều cần thiết trong cả hai kiểu tọa thiền và các Sư ngày xưa đã nói rằng chừng nào cả ba còn đồng thời có mặt thì chừng ấy đạt chân ngộ còn dễ hơn bước lầm chân.
NGUYỆN VỌNG
Ngay cả khi tất cả chúng ta cùng tọa thiền, nguyện vọng từng cá nhân cũng không đồng nhất. Các nguyện vọng ấy tự quyết định thành bốn nhóm hay bốn hạng chính.
Hạng đầu tiên và cạn nhất không dính dáng gì đến niềm tin vào Phật giáo Thiền, cũng như ngay cả một hiểu biết bất chợt về nó. Một người chỉ chợt nghe nói về nó và nhất định rằng mình thích ngồi với một nhóm tọa thiền hay một khóa nhiếp tâm. Song trong hàng ngàn người mê mờ (hoàn toàn không biết gì về Phật giáo, một cá nhân riêng rẽ sẽ được dẫn đến dòng giáo lý đã được 2.500 năm nguyên vẹn, theo quan điểm Phật giáo, không phải là việc ngẫu nhiên mà là một nghiệp duyên và do đó có ý nghĩa rộng lớn về mặt tinh thần.
Hạng nguyện vọng thứ hai là hạng không đi sâu quá ước vọng tọa thiền chỉ để cải thiện sức khỏe thể xác hoặc tinh thần hoặc cả hai. Hạng này, quý vị nhớ lại, rơi vào loại đầu của năm loại Thiền, tức là Thiền phàm phu.
Ở hạng thứ ba, chúng ta thấy những người không những không còn thỏa mãn với việc gia tăng an lạc thể xác và tinh thần mà còn muốn đặt chân lên con đường của Phật. Họ thấy vũ trụ quan Phật giáo cao diệu làm sao, nó nhìn cuộc tồn sinh không bị giới hạn trong một kiếp nhân sinh mà nhìn suốt cuộc sống hết kiếp này đến kiếp khác nối tiếp nhau không dứt, với cái vòng định mệnh mà con người chỉ kết liễu được khi thành Phật. Hơn nữa, họ đã thiết lập được lòng tin vào thực thể của kinh nghiệm ngộ và quyết tâm đạt ngộ vẫn chưa được đánh thức nhưng khát vọng theo đuổi con đường của Phật thì đã rõ ràng và chân thực.
Hạng thứ tư bao gồm những người quyết tâm thể hiện Chân Ngã của mình. Họ biết kinh nghiệm này là một thực thể sống động, vì họ đã gặp những người đã có kinh nghiệm ấy, và họ tin quyết rằng họ cũng có thể đạt được. Khi họ đến trước thầy mình, họ đến với cõi lòng mở rộng và khiêm tốn, sẳn sàng theo bất cứ phương pháp nào thầy chỉ định, biết chắc rằng làm như thế họ có thể thực hiện được mục tiêu của mình trong thời gian ngắn nhất.
Bây giờ tôi sẽ tóm tắt nhanh bốn hạng nguyện vọng này: Những người không có lòng tin nơi Thiền, đến với Thiền qua nghiệp duyên may mắn; những người thực hành tọa thiền chỉ vì ước vọng trợ giúp sức khỏe, thể xác hoặc tinh thần, hoặc cả hai; những người thực hành Thiền vì tin vào bản chất cao diệu của giáo lý Phật giáo và những người có quyết tâm mãnh liệt trở thành ngộ.
Từ giờ trở đi, quý vị sẽ đến trước mặt tôi từng người một và tôi sẽ hỏi quý vị thấy nguyện vọng của mình thuộc nhóm nào, nghĩa là quý vị rơi vào hạng nào trong bốn hạng ấy. Hãy nói các cảm nghĩ của mình một cách chân thật. Đừng vì tự kiêu mà thêm thắt vào, cũng đừng vì khiêm tốn giả tạo mà rút giảm bớt đi. Tùy thuộc vào những gì quý vị nói, tôi sẽ chỉ định cho quý vị phương pháp tọa thiền nào thích hợp nhất cho từng vị.
Không có phương pháp thực hành nào cố định áp dụng cho mọi người. Nói chung, một người tự đặt mình vào hạng thứ nhất sẽ được chỉ định cho phương pháp đếm hơi thở, một người thuộc hạng thứ hai sẽ theo dõi hơi thở, một người ở phạm trù thứ ba thì Chỉ quán đả tọa, thuộc hạng thứ tư thì một công án, thường là công án KHÔNG.
Có những học viên đến trước tôi từng cá nhân lần đầu tiên, họ đưa ra những câu trả lời hoàn toàn có tính cách tò mò. Vài người nói: "Tôi nghĩ tôi thuộc vào giữa hạng thứ nhất và hạng thứ nhì." Vài người khác bảo: "Tôi có cái dạ dày xấu kinh niên, thế thầy có vui lòng chỉ cho tôi loại tọa thiền nào giúp tôi trong tình trạng này không?" Hoặc đôi khi có người nói: "Tôi hơi điên điên, loại tọa thiền nào giúp được tình trạng ấy?"
Tùy thuộc vào loại người và sức mạnh của quyết tâm, tôi sẽ chỉ định cái mà tôi tin là phương pháp thực hành thích hợp với người ấy. Với một cá nhân lãnh đạm thì thường được thúc giục bằng kích trượng là thích đáng, trong khi một người hơi nóng tính hay nhạy cảm có thể tọa thiền tốt hơn nếu không có kích trượng. Chỉ khi nào quý vị thành thực đánh giá đúng mức cảm nghĩ của mình thì tôi mới có thể chọn cho quý vị phương pháp thực hành hiệu quả nhất.
"Ba Trụ Thiền"
Đỗ Đình Đồng dịch.
CHỈ QUÁN ÐẢ TỌA
Cho đến lúc này quý vị vẫn còn đang theo dõi hơi thở bằng con mắt tâm, đang cố gắng kinh nghiệm một cách sống động hơi hít vào chỉ là hơi hít vào và hơi thở ra chỉ là hơi thở ra. Từ giờ trở đi, tôi muốn quý vị thực hành Chỉ quán đả tọa (Shikantaza), tôi sẽ mô tả chi tiết ngay bây giờ. Không phải tôi cứ thích thay đổi nhanh chóng các bài tập khác nhau đâu, tôi làm như thế để cống hiến quý vị mùi vị các phương pháp nhiếp tâm khác nhau. Sau khi các bài nói nhập môn này kết thúc, quý vị đến trước tôi từng người một, tôi sẽ chỉ định cho từng vị phương pháp tu tập thích hợp với bản chất nguyện vọng của mình, cũng như với mức độ quyết tâm của từng vị, nghĩa là đếm hoặc theo dõi hơi thở, Chỉ quán đả tọa hoặc một công án.
Bài này sẽ bàn về Chỉ quán đả tọa. "Chỉ quán" nghĩa là "chỉ" hay "duy" trong khi "đả" là "đánh" và "tọa" là "ngồi." Như thế Chỉ quán đả tọa là một phương pháp thực hành, trong đó tâm chỉ tập trung kịch liệt vào việc ngồi mà thôi. Trong loại tọa thiền này, tâm rất dễ bị xao lãng vì nó không được các trợ lực như đếm hơi thở hay công án giúp. Vì thế, sự bình tĩnh đúng đắn của tâm trở nên quan trọng gấp đôi. Bấy giờ, trong Chỉ quán đả tọa tâm không được vội vã song đồng thời hãy cắm vững vàng hay đứng sừng sững như núi Phú Sĩ. Nhưng nó cũng phải linh mẫn và vươn ra như dây cung trương lên. Như thế Chỉ quán đả tọa là một trạng thái của tâm thức tập trung cao độ, song không căng thẳng, không vội vã và chắc chắn không bao giờ giải đãi. Ấy là tâm của một người đang đối mặt với cái chết. Chúng ta hãy tưởng tượng mình đang nhập cuộc song đấu kiếm thuật theo kiểu thường xảy ra ở Nhật bản ngày xưa. Khi đối mặt với đối thủ, quý vị không ngừng theo dõi, thủ thế, saün sàng. Nếu lơi lỏng sự cảnh giác dù chỉ giây phút thôi, quý vị sẽ bị hạ ngay. Một đám đông tụ tập để xem cuộc đấu. Vì không mù nên quý vị thấy họ qua khóe mắt của mình, và vì không điếc nên quý vị nghe họ nói. Nhưng quý vị không nên để tâm mình bị các ấn tượng cảm giác ấy quyến rũ dù chỉ trong phút chốc.
Trạng thái này không thể duy trì lâu được. Thực tế, quý vị không nên thực hành Chỉ quán đả tọa hơn nửa giờ mỗi lần ngồi. Sau ba mươi phút, hãy đứng dậy đi vòng theo lối kinh hành, rồi bắt đầu ngồi lại. Nếu thực hành chỉ quán đả tọa đúng cách, chỉ trong nửa giờ thôi quý vị sẽ toát mồ hôi, ngay cả trong mùa đông trong một căn phòng không nóng, vì sức nóng do sự tập trung cao độ sinh ra. Khi quý vị ngồi quá lâu, tâm sẽ mất dần sinh lực, thân sẽ mệt và các nỗ lực sẽ nhận được phần thưởng ít hơn là nếu quý vị hạn chế thời gian ngồi trong ba mươi phút.
Trái với tay kiếm bất tài, một bậc kiếm sư sử dụng thanh kiếm không chút gắng sức. Nhưng không phải luôn luôn như thế vì cũng có lúc ông ta phải nỗ lực đến độ chót vì kỹ thuật chưa toàn hảo để tự cứu sinh mạng mình. Chỉ quán đả tọa cũng giống như vậy. Lúc mới bắt đầu không tránh được căng thẳng nhưng với kinh nghiệm tọa thiền chín muồi, sự căng thẳng này trở nên lơi ra song vẫn ngồi với chú tâm đầy đủ. Giống như tay kiếm bậc thầy tuốt kiếm vung lên không chút gắng sức và tiến công một cách giản dị, Chỉ quán đả tọa cũng thích hợp với cái ngồi không chút gắng sức, linh mẫn và chú tâm y như vậy. Nhưng đừng tưởng việc ngồi như thế có thể đạt được dễ dàng, dù chỉ trong một phút thôi mà không có sự luyện tập lâu và thành khẩn. Đến đây chấm dứt bài nói về Chỉ quán đả tọa.
NGỤ NGÔN DIỄN NHÃ ĐẠT ĐA
Trong nửa cuối bài này tôi sẽ nói về câu chuyện Diễn Nhã Đạt Đa, lấy từ kinh Lăng Nghiêm. Đây là câu chuyện ngụ ngôn hay phi thường. Tôi cam đoan rằng nếu quý vị suy nghĩ kỹ, nó sẽ soi sáng nhiều điểm còn u tối trong Phật giáo.
Người ta bảo rằng chuyện này xảy ra vào thời đức Phật. Chuyện có thật hay chỉ là truyền thuyết, tôi không thể nói được. Dẫu sao, Diễn Nhã Đạt Đa vẫn là một cô gái đẹp không thích gì hơn là ngắm mình trong gương mỗi sáng. Một hôm, khi soi gương, nàng thấy mình không có đầu. Tại sao vào buổi sáng đặc biệt này nàng lại không có đầu, kinh không nói. Dù sao, nỗi kích động lớn đến nỗi nàng hóa điên, chạy quanh hỏi xem ai đã lấy mất đầu mình: "Ai lấy đầu tôi? Đầu tôi đâu rồi? Nếu không có đầu, tôi chết mất!" Rồi nàng khóc, mặc dù mọi người bảo nàng rằng: "Đừng có ngốc, đầu cô trên cổ cô đấy, chứ có mất bao giờ đâu!" Nhưng nàng không tin: "Không, không đúng! Không, không đúng, phải có người nào đó đã lấy mất đầu tôi!" Nàng kêu lên, tiếp tục tìm kiếm điên cuồng. Cuối cùng, các bạn nàng, tin nàng điên, lôi nàng về nhà và buộc nàng vào cột đề phòng nàng tự làm hại mình.
Có thể so sánh sự trói buộc này với việc tọa thiền. Với sự bất động của thân, tâm sẽ đạt được một độ yên tĩnh nào đó. Và trong khi vẫn còn rối loạn, tâm của Diễn Nhã Đạt Đa cứ tin rằng mình không có đầu, thì lúc bấy giờ thân tránh được sự tiêu tán năng lượng.
Các bạn thân của nàng từ từ thuyết phục rằng nàng luôn luôn có đầu, và dần dần nàng tin được một nửa. Tiềm thức của nàng bắt đầu chấp nhận rằng có lẽ mình nghĩ lầm là mình bị mất đầu.
Có thể so sánh việc Diễn Nhã Đạt Đa chấp nhận lời tái khẳng định của các bạn nàng với việc nghe Lão sư thuyết pháp. Lúc đầu, những lời thuyết pháp khó hiểu nhưng lắng nghe nhiều thì từng lời sẽ chìm vào tiềm thức, rồi quý vị sẽ đi đến chỗ bắt đầu nghĩ: "Điều ấy có thực đúng vậy không? ... Tôi ngờ ... Vâng, nó phải thế."
Bỗng một người trong các bạn nàng cốc vào đầu nàng một cái thật mạnh, vì đau và kích động, nàng kêu: "Ui cha!" - "Đó, đầu mi đó!" bạn nàng bảo và tức khắc Diễn Nhã Đạt Đa thấy mình đã lầm khi nghĩ rằng mình bị mất đầu, mà thực tế thì lúc nào mình cũng có đầu.
Cũng thế, cái cốc trong tọa thiền cũng có giá trị tối đa như vậy. Đương nhiên là phải đúng lúc - nếu sớm quá sẽ không có hiệu quả - về mặt vật lý được cây kích trượng (Kyosaku) hoặc lời nói của một bậc thầy có kiến thức làm cho giật nẩy mình có thể đưa đến chứng ngộ tự tánh. Không phải chỉ cây kích trượng có giá trị thúc đẩy quý vị tiến tới mà ngay khi quý vị đã đạt đến một giai đoạn quyết định trong tọa thiền thì một cái đánh thật mạnh cũng có thể đẩy tâm quý vị vào nhận thức Chân tánh - nói cách khác, giác ngộ.
Khi sự kiện này xảy ra với Diễn Nhã Đạt Đa, nàng quá phấn khởi đến nỗi phải chạy nhanh kêu lên: "Ôi, tôi có đầu rồi! Cuối cùng tôi đã có đầu rồi, sung sướng quá!"
Đây là sự khoái lạc của kiến tánh. Nếu kinh nghiệm là chân thực, thì quý vị sẽ không ngủ được vài ba đêm vì vui. Song nó lại là một trạng thái nửa tỉnh nửa điên. Quá vui vì tìm lại được cái đầu mà quý vị đã có ngay từ đầu, ít nhất cũng có thể nói là kỳ quặc. Vui vì sự khám phá ra bản tánh của mình, cái mà quý vị không bao giờ không có, cũng kỳ quặc không kém. Trạng thái xuất thần tuy đủ chân thực, nhưng tâm thái quý vị không thể gọi là tự nhiên cho đến khi nào quý vị hoàn toàn loại bỏ được ý niệm "Tôi đã trở nên giác ngộ." Hãy chú ý thật kỹ điểm này, vì nó thường bị hiểu lầm.
Khi niềm vui lắng xuống, Diễn Nhã Đạt Đa thoát được trạng thái nửa điên. Đối với ngộ cũng thế. Khi trạng thái đê mê hoan hỷ dịu xuống, kéo theo các ý niệm về chứng ngộ, quý vị sẽ ổn định trong một cuộc sống thật tự nhiên và không có gì là kỳ quặc cả. Song cho đến khi nào đạt đến điều này, quý vị không thể sống hài hòa với chung quanh hoặc tiếp tục tu dưỡng tinh thần thực sự được.
Bây giờ tôi sẽ đặc biệt nêu rõ hơn phần đầu câu chuyện. Vì đa số người ta thờ ơ với giác ngộ, họ không biết sự khả hữu của một kinh nghiệm như thế. Họ giống như Diễn Nhã Đạt Đa khi nàng không biết mình có đầu như thế. Dĩ nhiên, cái "đầu" này tương ứng với Phật tánh, với sự toàn hảo bên trong của chúng ta. Dẫu rằng mình có Phật tánh, đối với đa số con người chưa bao giờ biết chuyện ấy cho đến khi họ chợt nghe nói: "Tất cả chúng sanh xưa nay đều có Phật tánh." Bỗng nhiên họ kêu lên: "Thế thì tôi cũng có tánh Phật ư, nhưng nó ở đâu vậy?" Cũng giống như Diễn Nhã Đạt Đa lúc đầu bị mất đầu và bắt đầu chạy trốn, họ bắt đầu tìm kiếm Chân tánh của mình.
Họ bắt đầu bằng cách lắng nghe nhiều bài thuyết pháp, mà chúng có vẻ trái nghịch và rối mù. Họ nghe nói rằng bản tánh của họ không khác với bản tánh của Phật, hơn nữa bản thể của vũ trụ cùng hiện hữu với tánh Phật của họ, song vì tâm họ bị mê hoặc che mờ nên họ thấy mình chạm trán với một thế giới của những thực thể riêng rẽ. Một khi tạo được niềm tin vững chắc vào thực tính của tánh Phật, họ được thúc giục khám phá nó với toàn bộ sức lực của con người họ. Giống như Diễn Nhã Đạt Đa chưa bao giờ không có đầu, chúng ta cũng chưa bao giờ tách rời khỏi tánh Phật của mình dù chúng ta ngộ hay không. Nhưng chúng ta không biết điều ấy. Chúng ta giống như Diễn Nhã Đạt Đa khi nàng được các bạn bảo rằng: "Đừng phi lý, cô luôn luôn có đầu, nghĩ khác là lầm đấy!"
Có thể so sánh sự khám phá ra Chân tánh của chúng ta với sự khám phá ra đầu của Diễn Nhã Đạt Đa. Nhưng chúng ta khám phá được cái gì? Chỉ là cái mà chúng ta không bao giờ không có nó. Song chúng ta rất hân hoan, y như Diễn Nhã Đạt Đa tìm ra được đầu. Khi trạng thái xuất thần lui đi, chúng ta nhận ra rằng mình không có được cái gì phi thường cả, chắc chắn không có gì đặc biệt hết. Bấy giờ chỉ có mọi vật hoàn toàn tự nhiên.
NHÂN VÀ QUẢ LÀ MỘT
Quý vị không hy vọng gì hiểu được
bản chất cao quý của Thiền mà không hiểu bài nói về nhân quả nhất như (Inga Ichinyo) này, nghĩa là nhân và quả là một. Thành ngữ này phát xuất từ Bài Ca Tọa Thiền của Thiền sư Bạch Ẩn (Hakuin). Hãy nhớ rằng bài nói này không giải thích về nhân và quả theo nghĩa rộng mà chỉ nói đến khía cạnh liên quan đến thực hành tọa thiền.
Nói một cách nghiêm túc, quý vị không nên nghĩ về thời gian tọa thiền. Nói chung thực ra nếu quý vị tọa thiền một năm, sẽ có kết quả tương ứng với một năm nỗ lực và nếu tọa thiền mười năm sẽ có kết quả tương ứng với mười năm nỗ lực. Song các kết quả của tọa thiền có quan hệ đến ngộ không thể đo lường được bằng thời gian thực hành ... Thực tế, có một số người đạt ngộ sâu chỉ sau vài năm thực hành, trong khi có những người thực hành đến mười năm vẫn không có chứng ngộ gì cả.
Ngay từ khi khởi đầu thực hành, một người tiến lên những giai đoạn khác nhau rõ rệt có thể xem như những bậc thang nhân quả. Nhân quả có nghĩa là nguyên nhân và kết quả ám chỉ cả về mức độ lẫn sự khác biệt, trong khi nhất như có nghĩa là như nhau hay giống nhau, như là một. Như thế, trong khi có nhiều giai đoạn tương ứng với thời gian thực hành ở mỗi giai đoạn trong các giai đoạn khác nhau này, bản thể của tâm giống như bản thể của một vị Phật. Do đó, chúng ta nói về nhân và quả là một. Tuy nhiên, cho đến khi ngộ, quý vị không mong gì có được sự hiểu biết sâu hơn về nhân quả.
Bây giờ chúng ta hãy liên hệ điều này với ngụ ngôn Diễn Nhã Đạt Đa tôi đã nói hôm trước. Thời gian nàng không thấy đầu phản chiếu trong gương và chạy quanh tìm kiếm như điên - đây là bậc đầu tiên hay thấp nhất. Khi các bạn nàng buộc nàng vào cột và quả quyết rằng nàng có đầu, khi nàng bắt đầu nghĩ: "Có thể như thế," khi họ cốc mạnh vào đầu nàng và nàng kêu "Ui cha!" và nhận ra rốt cuộc nàng có đầu, khi nàng vui sướng vì thấy có nó, cuối cùng khi niềm vui hạ xuống và sự có đầu này cảm thấy tự nhiên đến nỗi không còn nghĩ đến có nó nữa - tất cả những lúc ấy là những bậc hay những mức tiến hóa khác nhau - ấy là khi quay nhìn lại. Ở mỗi một giai đoạn này, nàng chưa bao giờ không có đầu, dĩ nhiên nàng chỉ nhận ra điều ấy sau khi đã tìm thấy nó.
Cũng thế, sau khi ngộ chúng ta nhận ra rằng ngay từ đầu mình chưa bao giờ không có tánh Phật. Và cũng như vậy, Diễn Nhã Đạt Đa cũng cần đi qua tất cả các giai đoạn ấy để nhận ra sự thật rằng lúc nào nàng cũng có đầu, chúng ta cũng phải vượt qua các giai đoạn tọa thiền kế tiếp nhau để trực nhận ra Chân tánh của mình. Các bước kế tiếp nhau này có quan hệ với nhau về mặt nguyên nhân, nhưng sự thật chúng ta vốn là Phật, trong chuyện ngụ ngôn đó là việc Diễn Nhã Đạt Đa nhận ra rằng nàng vốn luôn luôn có đầu - đây là cái như nhau, là cái không khác.
Trong Chánh Pháp Nhãn Tạng, Thiền sư Đạo Nguyên cũng nói: "Sự tọa thiền dù là của người mới tu, cũng thể hiện toàn thể bản tánh của mình." Ở đây Đạo Nguyên muốn nói rằng tọa thiền chân chính là thể hiện Phật tâm, cái Tâm tất cả chúng ta đã được phú cho. Tọa thiền này là Tối thượng thừa, trong đó Đạo của Phật tràn ngập toàn bộ con người quý vị và nhập vào toàn thể cuộc sống quý vị. Mặc dù ban đầu chúng ta chưa biết trọn vẹn điều ấy, nhưng khi sự tu tập tiến bộ, chúng ta sẽ dần dần đạt được hiểu biết và nội kiến, và cuối cùng với ngộ, chúng ta biết rằng tọa thiền là thể hiện tánh Phật thanh tịnh vốn có của mình, dù chúng ta có ngộ hay không.
BA YẾU TỐ TU THIỀN
Những gì tôi sắp nói đặc biệt áp dụng cho Thiền Đại thừa, nhất là trực chỉ đến ngộ, nhưng nó cũng bao hàm cả Tối Thượng thừa mặc dù ở mức độ ít hơn.
Yếu tố đầu tiên trong ba yếu tố tu Thiền là Đại Tín Căn (Daishinkan) tức lòng tin mãnh liệt. Nó còn hơn là một niềm tin. Chữ "căn" có nghĩa là "rễ" và "tín" là "tin." Do đó, đại tín căn ám chỉ một niềm tin cắm rễ vững chắc, sâu xa, không lay chuyển được, giống như cái cây khổng lồ hay tảng đá kếch sù. Hơn nữa, nó còn là một niềm tin không hoen ố như tin vào năng lực siêu nhiên hay mê tín. Phật giáo thường được miêu tả như là một tôn giáo của trí tuệ. Nhưng nó là một tôn giáo và cái gì tạo nó thành tôn giáo, thì đó là yếu tố niềm tin, thiếu niềm tin thì nó chỉ là một triết lý. Phật giáo bắt đầu với sự giác ngộ của đức Phật, điều mà Ngài đã đạt được sau khi nỗ lực kịch liệt. Vì thế, niềm tin tối thượng của chúng ta là sự chứng ngộ của Phật, bản chất của sự chứng ngộ ấy Ngài đã tuyên bố là bản tánh của con người, của toàn bộ cuộc tồn sinh, nó vốn toàn hảo, không tỳ vết, vô biên - nói tóm là hoàn toàn. Không có niềm tin không lay chuyển vào điều ấy - trái tim của lời Phật dạy - thì không thể tiến xa trong tu tập được.
Phẩm chất cần thiết thứ hai là Đại Nghi Đoàn (Daigidan) tức một tình cảm nghi ngờ mãnh liệt. Quý vị nên nhớ, nó không phải là cái "nghi" đơn giản mà là một "mối nghi" - và đương nhiên nó phát xuất từ lòng tin mãnh liệt. Nó là cái nghi tại sao chúng ta và thế giới có vẻ quá bất toàn, quá đầy xao xuyến, xung đột và đau khổ, khi thực tế lòng tin sâu xa bảo chúng ta rằng chính cái nghịch lại mới đúng. Nó là cái nghi không đem lại cho chúng ta sự an ổn. Mặc dù chính chúng ta hoàn toàn biết rõ mình là triệu phú song lại thấy mình thiếu thốn một cách khốc liệt, không thể giải thích được vì không một xu dính túi. Vì thế, cái nghi mãnh liệt hiện hữu tương ứng với lòng tin mãnh liệt.
Tôi có thể minh họa tâm thái này bằng một thí dụ đơn giản. Hãy lấy một người đang ngồi hút thuốc và bỗng thấy rằng cái ống điếu trong tay mình một phút trước đây mà giờ đã biến mất. Người ấy bắt đầu tìm kiếm với sự hoàn toàn chắc chắn có thể tìm được.
Chỉ một phút trước đây nó còn đó, không ai ở gần cả, nó không thể biến mất được. Càng không tìm được chừng nào, người ấy càng săn đuổi với sức lực và quyết tâm nhiều chừng ấy.
Từ tình cảm nghi ngờ này, yếu tố thứ ba, Đại Phấn Chí (Daifunshi) tức quyết tâm mãnh liệt, xuất hiện một cách tự nhiên. Nó là quyết tâm tràn ngập cố đánh tan khối nghi này bằng toàn bộ sức mạnh
ý chí và năng lực chúng ta. Tin bằng mọi lỗ chân lông trên con người mình vào chân giáo lý của Phật rằng chúng ta đều được phú cho cái tâm Phật tinh khiết, chúng ta quyết khám phá và kinh nghiệm thực thể tâm này của mình.
Hôm kia có người hoàn toàn hiểu lầm tâm thái mà ba yếu tố này đòi hỏi, đã hỏi tôi: "Tin rằng chúng ta là Phật thì có gì khác hơn chấp nhận thế giới này toàn hảo, liễu thì xanh và cẩm chướng thì đỏ." Cái lầm ở đây tự nó hiển nhiên. Nếu chúng ta không hỏi tại sao có tham lam và xung đột, tại sao người thường lại hành động giống Phật, thì trong chúng ta không có quyết tâm nào xuất hiện để giải quyết sự mâu thuẫn hiển nhiên giữa những gì chúng ta tin như là vấn đề của lòng tin và những gì xuất hiện trước mắt thì đúng chỉ là sự thể trái ngược, và như thế sự tọa thiền của chúng ta bị tước mất nguồn năng lực tiên khởi.
Bây giờ, tôi sẽ liên hệ ba yếu tố này với Thiền Đại thừa và Tối thượng thừa. Trong khi cả ba đều có mặt trong Đại Thừa khối nghi này là động cơ chính đưa đến ngộ vì nó không cho phép chúng ta yên ổn. Như thế chúng ta kinh nghiệm ngộ và giải quyết khối nghi này nhanh hơn với Thiền Đại thừa.
Mặt khác, trong Tối thượng thừa, yếu tố tin mạnh nhất. Không có khối nghi thuộc loại nền tảng như tôi đã nói tấn công chúng ta, và như thế chúng ta không bị thúc đẩy loại bỏ nó, vì chúng ta ngồi trong niềm tin không lay chuyển rằng chúng ta vốn là Phật. Không giống như Thiền Đại thừa, Thiền Tối thượng thừa mà quý vị nhớ là kiểu tọa thiền thuần khiết nhất, không dính dáng gì đến nỗ lực đầy xao xuyến vì ngộ. Nó là kiểu tọa thiền trong đó sự chín muồi xảy ra một cách tự nhiên, lên đến cực điểm trong giác ngộ. Đồng thời, Tối thượng thừa là hình thức tọa thiền khó nhất, đòi hỏi sự ngồi cương quyết nhất và thành khẩn nhất.
Tuy nhiên, cả ba yếu tố đều cần thiết trong cả hai kiểu tọa thiền và các Sư ngày xưa đã nói rằng chừng nào cả ba còn đồng thời có mặt thì chừng ấy đạt chân ngộ còn dễ hơn bước lầm chân.
NGUYỆN VỌNG
Ngay cả khi tất cả chúng ta cùng tọa thiền, nguyện vọng từng cá nhân cũng không đồng nhất. Các nguyện vọng ấy tự quyết định thành bốn nhóm hay bốn hạng chính.
Hạng đầu tiên và cạn nhất không dính dáng gì đến niềm tin vào Phật giáo Thiền, cũng như ngay cả một hiểu biết bất chợt về nó. Một người chỉ chợt nghe nói về nó và nhất định rằng mình thích ngồi với một nhóm tọa thiền hay một khóa nhiếp tâm. Song trong hàng ngàn người mê mờ (hoàn toàn không biết gì về Phật giáo, một cá nhân riêng rẽ sẽ được dẫn đến dòng giáo lý đã được 2.500 năm nguyên vẹn, theo quan điểm Phật giáo, không phải là việc ngẫu nhiên mà là một nghiệp duyên và do đó có ý nghĩa rộng lớn về mặt tinh thần.
Hạng nguyện vọng thứ hai là hạng không đi sâu quá ước vọng tọa thiền chỉ để cải thiện sức khỏe thể xác hoặc tinh thần hoặc cả hai. Hạng này, quý vị nhớ lại, rơi vào loại đầu của năm loại Thiền, tức là Thiền phàm phu.
Ở hạng thứ ba, chúng ta thấy những người không những không còn thỏa mãn với việc gia tăng an lạc thể xác và tinh thần mà còn muốn đặt chân lên con đường của Phật. Họ thấy vũ trụ quan Phật giáo cao diệu làm sao, nó nhìn cuộc tồn sinh không bị giới hạn trong một kiếp nhân sinh mà nhìn suốt cuộc sống hết kiếp này đến kiếp khác nối tiếp nhau không dứt, với cái vòng định mệnh mà con người chỉ kết liễu được khi thành Phật. Hơn nữa, họ đã thiết lập được lòng tin vào thực thể của kinh nghiệm ngộ và quyết tâm đạt ngộ vẫn chưa được đánh thức nhưng khát vọng theo đuổi con đường của Phật thì đã rõ ràng và chân thực.
Hạng thứ tư bao gồm những người quyết tâm thể hiện Chân Ngã của mình. Họ biết kinh nghiệm này là một thực thể sống động, vì họ đã gặp những người đã có kinh nghiệm ấy, và họ tin quyết rằng họ cũng có thể đạt được. Khi họ đến trước thầy mình, họ đến với cõi lòng mở rộng và khiêm tốn, sẳn sàng theo bất cứ phương pháp nào thầy chỉ định, biết chắc rằng làm như thế họ có thể thực hiện được mục tiêu của mình trong thời gian ngắn nhất.
Bây giờ tôi sẽ tóm tắt nhanh bốn hạng nguyện vọng này: Những người không có lòng tin nơi Thiền, đến với Thiền qua nghiệp duyên may mắn; những người thực hành tọa thiền chỉ vì ước vọng trợ giúp sức khỏe, thể xác hoặc tinh thần, hoặc cả hai; những người thực hành Thiền vì tin vào bản chất cao diệu của giáo lý Phật giáo và những người có quyết tâm mãnh liệt trở thành ngộ.
Từ giờ trở đi, quý vị sẽ đến trước mặt tôi từng người một và tôi sẽ hỏi quý vị thấy nguyện vọng của mình thuộc nhóm nào, nghĩa là quý vị rơi vào hạng nào trong bốn hạng ấy. Hãy nói các cảm nghĩ của mình một cách chân thật. Đừng vì tự kiêu mà thêm thắt vào, cũng đừng vì khiêm tốn giả tạo mà rút giảm bớt đi. Tùy thuộc vào những gì quý vị nói, tôi sẽ chỉ định cho quý vị phương pháp tọa thiền nào thích hợp nhất cho từng vị.
Không có phương pháp thực hành nào cố định áp dụng cho mọi người. Nói chung, một người tự đặt mình vào hạng thứ nhất sẽ được chỉ định cho phương pháp đếm hơi thở, một người thuộc hạng thứ hai sẽ theo dõi hơi thở, một người ở phạm trù thứ ba thì Chỉ quán đả tọa, thuộc hạng thứ tư thì một công án, thường là công án KHÔNG.
Có những học viên đến trước tôi từng cá nhân lần đầu tiên, họ đưa ra những câu trả lời hoàn toàn có tính cách tò mò. Vài người nói: "Tôi nghĩ tôi thuộc vào giữa hạng thứ nhất và hạng thứ nhì." Vài người khác bảo: "Tôi có cái dạ dày xấu kinh niên, thế thầy có vui lòng chỉ cho tôi loại tọa thiền nào giúp tôi trong tình trạng này không?" Hoặc đôi khi có người nói: "Tôi hơi điên điên, loại tọa thiền nào giúp được tình trạng ấy?"
Tùy thuộc vào loại người và sức mạnh của quyết tâm, tôi sẽ chỉ định cái mà tôi tin là phương pháp thực hành thích hợp với người ấy. Với một cá nhân lãnh đạm thì thường được thúc giục bằng kích trượng là thích đáng, trong khi một người hơi nóng tính hay nhạy cảm có thể tọa thiền tốt hơn nếu không có kích trượng. Chỉ khi nào quý vị thành thực đánh giá đúng mức cảm nghĩ của mình thì tôi mới có thể chọn cho quý vị phương pháp thực hành hiệu quả nhất.
"Ba Trụ Thiền"
Đỗ Đình Đồng dịch.