VƯỜN THIỀN

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thiền Sư Ngộ Ấn viết:

Diệu tánh hư vô bất khả phân

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận

Liên phất lô trung thấp vị càn


"Hoa sen mọc trong lò lửa vẫn xinh tươi là một hình ảnh bất tư nghì của Kinh Pháp Hoa. Ngay nơi thân đang bị ngọn lửa vô thường thiêu đốt, vẫn có tri kiến Phật an nhiên tự tại, bất sanh bất diệt. Trên ngọn núi năm uẩn, bị lửa vô thường thiêu đốt, hòn ngọc tri kiến Phật sắc vẫn óng ánh, tươi nhuần."

Đây là giá trị đặc thù siêu việt được triển khai tuyệt đối để đưa con người từ địa vị phàm phu chuyển thành Thánh quả, mà một khi thể đạt Thánh quả thì cũng có nghĩa là trở về cội nguồn, quê hương thường tại.

Thiền Sư Thường Chiếu, đời nhà Trần đã nói lên ý nghĩa ba cõi là nhà:

Đạo vốn không nhan sắc

Mà ngày càng gấm hoa

Trong ba ngàn cõi ấy

Đâu chẳng phải là nhà?


Đó chính là phong thái của người đạt đạo, cảm nhận và ý thức được rằng: khắp pháp giới chúng sinh đâu cũng là nhà của mình, là nơi mình trú ngụ, để trang trải lòng Từ Bi cứu độ chúng sinh. Là giá trị nhuần nhuyễn trong nếp sống đạo. Nơi đây, chúng ta thấy thái độ ung dung trong biển đời sanh tử như bọt hải âu, như cơn gió thoảng, thật là thanh thản, không bâng khuâng, không lo sợ, mà luôn sống bằng giá trị như thật.

Khi tâm sinh chừ, sanh tử sinh

Khi tâm diệt chừ, sanh tử diệt

Sanh tử xưa nay tính vốn không

Thân huyễn hóa này cũng sẽ diệt...

Sanh là vọng sanh, tử vọng tử

Tứ đại vốn không, không chỗ tựa

Đến nhà còn hỏi đường làm chi

Thấy trăng thời khỏi cần tay chỉ

Sợ hãi tử sinh là người mê

Đạt ngộ ung dung là kẻ trí

Quê hương chính là sự thể đạt đạo lý, mà hành tung của Chư vị Thiền sư là chống tích trượng vào đời cứu khổ độ mê, để một ngày nào đó con người không còn làm khách phong trần nữa, như Tổ Trúc Lâm đã nói:

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách

Nhật vãn gia hương vạn lý trình

Được dịch:

Lênh đênh làm khách phong trần mãi

Ngày hết, quê xa, vạn dặm trường

Mãi làm người lữ thứ rong ruổi trong đời tử sinh, để rồi đường về quê hương trước mặt còn xa tít mù khơi, khi mà trời đã về chiều, hoàng hôn buông phủ.

Qua đó ta hình dung tấm thân tiều tụy, lang thang của người cùng tử trong Kinh Pháp Hoa. Người cùng tử có viên ngọc trong chéo áo nhưng không biết, cứ mãi rong ruổi tìm cầu vì miếng ăn, cái mặc, chịu cực, chịu khổ, cho đến một ngày kia gặp lại người bạn cũ, chỉ rõ viên ngọc trong chéo áo, khi ấy người cùng tử mới chấm dứt kiếp đời khổ lụy.

Sự tu tập và chứng ngộ đã sẵn có trong mỗi con người ở cuộc đời này, bởi vì Phật pháp bất ly thế gian pháp, tức là Phật pháp không thể xa rời thế gian mà có. Phật pháp cũng tùy thuận theo pháp thế gian để uốn nắn, un đúc và trưởng thành một hành giả trên lộ trình giác ngộ, giải thoát. Từ cõi đời nhiều đau thương, tan vỡ, như thân huyễn nhà mộng mà Chư Phật, các vị Bồ Tát đã hiện thân giáo hóa. Như giữa đầm bùn lầy kia, hoa sen thơm ngát, giữa sự sanh tử trầm luân là đạo tràng của bậc giác ngộ. Thiền sư Minh Lương, Triều vua Lê Dụ Tông đã nói:

Ngọc xinh ẩn trong đá

Hoa sen dấy tự bùn

Nên biết tìm giác ngộ

Nơi sinh tử trầm luân

Vẫn là thái độ trầm lặng, sâu thẳm tận cùng vô để của tri thức, người hành giả làm sao hiển lộ Phật tánh? Không lý luận ngôn ngữ văn chương, mà tâm thanh tịnh, nhận chân được tri kiến Như Lai, đó là thiết yếu. Qua câu chuyện của người có kinh nghiệm thực tập Thiền định, chúng ta thấy:

"Mưa không ngớt, Thiền đường lạnh và ẩm ướt một cách khó chịu... mặc áo quần dài phủ mắt cá chân, áo dài tay bằng len, hai chiếc áo ấm, áo choàng len, hai đôi bít tất len, nhưng không hết run... Tiếng gầm thét của người Godo còn làm phân tâm hơn là cây kích trượng vung múa, đau nhức ở chân và lưng... Tư tưởng phóng chạy điên cuồng... Thay đổi thế ngồi từ Agura sang Seiza đến Hanka, điều chỉnh 3 cái đệm mông theo mọi cách, có thể nghĩ ra nhưng vẫn không tránh khỏi đau..."

"Vào độc tham lần đầu tiên, Lão Sư Đại Vân vẽ một vòng tròn với một chấm ở giữa: "Cái chấm này là ông và cái vòng tròn này là vũ trụ, thật ra ông bao trùm cả vũ trụ nhưng vì ông tự thấy mình như cái chấm này, một mảnh nhỏ bé biệt lập, nên ông không kinh nghiệm vũ trụ như không thể tách rời với mình... ông phải phá vỡ sự tự nhốt mình, phải quên triết học và mọi thứ khác, phải đặt tâm ở đan điền và chỉ hít thở KHÔNG ... Tâm của vũ trụ là cái hốc bụng của ông!..."

"KHÔNG là thanh kiếm khiến ông có thể cắt đứt mọi tư niệm tận trong vùng cội nguồn tư tưởng và tình cảm... Nhưng KHÔNG không phải chỉ là phương tiện để đạt ngộ mà nó chính là giác ngộ. Tự chứng ngộ không phải là việc tiến từng bước mà là kết quả của một cái nhẩy vọt, trừ phi tâm ông thanh tịnh thì ông không thể thực hiện được cái nhẩy vọt này.

"Thầy muốn nói gì qua chữ thanh tịnh?"

"Trống rỗng, không một tư niệm nào hết..."

"Nhưng tại sao cần phải chiến đấu để giác ngộ, nếu chúng ta vốn có sẵn Phật tánh đã giác ngộ?"

"Ông có thể chỉ cho tôi xem cái tánh đã giác ngộ của ông không?"

"À không, tôi không thể chỉ ra được nhưng trong Kinh bảo chúng ta vốn có tánh ấy phải không?"

"Kinh không phải là kinh nghiệm của ông, đó là kinh nghiệm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu ông nhận ra Phật Tâm của mình, thì ông chính là Phật."

-----------------------------
Source Thich Nguyên Siêu
-----------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Pháp Thở Đơn Giản

Dưới đây là bản Việt dịch từ nguyên tác Anh ngữ “A Simple Breathing Meditation,” một cẩm nang về bước đầu tập thiền của Kadampa, một tông phái Tây Tạng đang có hơn 700 tự viện tại 36 quốc gia. Nguyên khởi, Đại sư Atisha (982-1054) từ Ấn Độ sang Tây Tạng, đã sáng lập tông phái Kadampa, với pháp tu Lamrim, chuyển hóa tất cả mọi hoạt động thường ngày vào con đường chứng ngộ giải thoát. Pháp Thở Đơn Giản là bước đầu thiền tập, và có thể dùng cho mọi truyền thống khác.
--------------------------------------------

Giai đoạn đầu tiên của thiền là ngưng loạn tâm, và làm tâm chúng ta trong trẻo hơn, sáng tỏ hơn. Điều này có thể thành tựu bằng cách tập pháp thở đơn giản. Chúng ta chọn một nơi im vắng để thiền tập, và ngồi trong một tư thế thoải mái. Chúng ta có thể ngồi trong tư thế tréo chân truyền thống, hay trong bất kỳ tư thế nào khác mà mình thấy thoải mái. Nếu muốn, chúng ta có thể ngồi ghế. Điều quan trọng nhất là giữ lưng cho thẳng để giữ tâm khỏi bị buồn ngủ hay trì trệ.

Chúng ta ngồi với hai mắt khép một chút thôi, và chú tâm vào hơi thở. Chúng ta thở tự nhiên, tốt nhất là thở qua lỗ mũi, đừng tìm cách kiểm soát hơi thở, và chúng ta chú tâm vào cảm thọ về hơi thở khi hơi thở vào và ra hai lỗ mũi. Cảm thọ này là đối tượng thiền tập của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng tập trung vào nó, và gác bỏ mọi thứ khác.

Thoạt tiên, tâm chúng ta sẽ rất bận rộn, thậm chí có thể cảm thấy rằng thiền tập đang làm cho tâm chúng ta bận rộn hơn, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ đang ý thức hơn về mức độ bận rộn biến chuyển mà tâm chúng ta đang thực sự hiện hành. Sẽ có một sức lôi cuốn lớn để dẫn [chúng ta] theo các niệm khác nhau khi nó hiện khởi, nhưng chúng ta nên chống lại [lôi cuốn đó] và cứ tập trung nhất tâm vào cảm thọ về hơi thở. Nếu chúng ta thấy là tâm chúng ta lang thang và chạy theo các niệm, chúng ta nên tức khắc trở về với hơi thở. Chúng ta hãy làm thế liên tục khi cần thiết, cho tới khi tâm an trú vào hơi thở.

Nếu chúng ta kiên nhẫn tập cách này, dần dần các niệm lung tung sẽ lắng xuống và chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ về sự an tĩnh trong tâm và sự thư giãn. Tâm chúng ta sẽ cảm thấy sáng rõ và như rộng lớn bát ngát, và chúng ta sẽ cảm thấy như được tươi mới. Khi biển dậy sóng, cặn sẽ cuốn lên và nước sẽ đục ngầu, nhưng khi gió êm thì bùn dần dần lắng xuống và nước nhìn rõ trong suốt. Tương tự, khi dòng niệm không ngừng tuôn của chúng ta được an tĩnh nhờ tập trung vào hơi thở, tâm chúng ta sẽ trở thành trong suốt và sáng tỏ dị thường. Chúng ta nên ở trong trạng thái an tĩnh tâm thức này một thời gian.

Mặc dù thiền tập hơi thở chỉ là bước đầu thiền tập, nó có thể rất là mãnh liệt. Chúng ta có thể thấy từ pháp tu này là chúng ta có thể đạt được an tĩnh nội tâm và sự an lạc chỉ bằng cách kiểm soát tâm, mà không dựa vào bất kỳ điều kiện bên ngoài nào. Khi dòng niệm lắng xuống, và tâm chúng ta tịch tĩnh, một niềm hạnh phúc sâu thẳm và sự an lạc tự nhiên khởi lên. Cảm thọ về sự an lạc và sự sung mãn giúp chúng ta đối phó với sự bận rộn và khó khăn của đời sống thường nhật. Quá nhiều căng thẳng thường đến từ tâm chúng ta, và nhiều vấn đề chúng ta trải qua, kể cả bệnh hoạn, gây ra hay bị làm trầm trọng thêm bởi sự căng thẳng này. Chỉ bằng cách thiền tập hơi thở trong 10 hay 15 phút mỗi ngày, chúng ta sẽ có thể giảm sự căng thẳng. Chúng ta sẽ kinh nghiệm một cảm thọ tịch tĩnh, bao la bát ngát trong tâm, và nhiều vấn đề thường gặp của chúng ta sẽ biến mất. Các hoàn cảnh gian nan sẽ dễ dàng hơn để đối phó, chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy nồng ấm và cởi mở với người khác, và quan hệ của chúng ta với người khác sẽ dần dần thăng tiến.

--------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Kính lễ vị Thầy của con!
Xưa kia, Đạo Sư Vĩ đại xứ Oddiyana đã nói:

Đừng truy tìm nguồn gốc của những sự việc,
Hãy truy xét cội nguồn của Tâm!
Một khi cội nguồn của Tâm được tìm thấy,
Bạn sẽ hiểu rõ một sự việc nhưng bằng cách ấy mọi sự được giải thoát.
Nhưng nếu bạn không tìm ra cội nguồn của Tâm,
Bạn sẽ hiểu biết mọi sự nhưng không thấu suốt điều gì.


Khi bạn bắt đầu thiền định về tâm bạn, hãy ngồi xuống với thân thể thẳng thắn, để cho hơi thở ra vào tự nhiên, và với đôi mắt không nhắm lại cũng không mở lớn, hãy nhìn vào không gian trước mặt bạn. Hãy tự nghĩ rằng chính vì tất cả chúng sinh, là những người từng là những bà mẹ của bạn, bạn sẽ quán chiếu Giác Tánh, khuôn mặt của Đức Phổ Hiền. Hãy cầu nguyện thật mãnh liệt đến vị Thầy gốc của bạn, ngài bất khả phân với Đức Liên Hoa Sanh, Guru xứ Oddiyana, và sau đó hòa trộn tâm bạn với tâm ngài và an trụ trong một trạng thái quân bình thiền định.

Tuy nhiên, một khi bạn đã an trụ, bạn sẽ không ở lâu trong trạng thái trống không, trong trẻo này của Giác Tánh. Tâm bạn sẽ bắt đầu lay chuyển và trở nên bị kích động. Nó sẽ bồn chồn và chạy đó đây và mọi nơi, như một con khỉ. Điều bạn đang kinh nghiệm vào lúc này không phải là bản tánh của tâm, mà chỉ là những tư tưởng. Nếu bạn bám dính vào chúng và theo đuổi chúng, bạn sẽ nhận thấy bạn đang nhớ lại mọi sự, nghĩ tới mọi điều cần có, hoạch định đủ thứ hoạt động. Trong quá khứ chính loại hoạt động trong tâm thức này đã ném bạn vào đại dương tăm tối của sinh tử. Và chắc chắn là nó cũng sẽ làm điều đó trong tương lai. Thật tốt đẹp biết bao nếu như bạn chặt đứt sự mê lầm đen tối luôn luôn dàn trải của những tư tưởng của bạn!

Vậy thì, giả sử rằng bạn có thể vượt thoát khỏi những xiềng xích của các niệm tưởng, thì khi ấy Giác Tánh ra sao? Nó trống không, trong trẻo, tuyệt vời, chói sáng, tự do, hỉ lạc! Nó là cái gì không bị trói buộc, không bị phân định bởi những thuộc tính của riêng nó. Không có gì trong toàn bộ sinh tử và Niết Bàn mà nó không gồm chứa. Từ vô thủy, nó bẩm sinh trong chúng ta; ta chưa từng bao giờ không có nó, và tuy thế nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của hành động, nỗ lực và sự tưởng tượng.

Nhưng bạn sẽ hỏi nếu nhận diện Giác Tánh thì nó ra sao, khuôn mặt của rigpa [trí tuệ] thế nào? Mặc dù bạn kinh nghiệm nó, bạn không thể mô tả nó một cách đơn giản –điều đó giống như một người câm cố gắng diễn tả giấc mơ của mình! Không thể phân biệt giữa việc bản thân bạn đang an trụ trong Giác Tánh và Giác Tánh mà bạn đang kinh nghiệm. Khi bạn an trụ hoàn toàn tự nhiên, trần trụi, trong trạng thái bao la vô hạn của Giác Tánh, thì mọi tư tưởng nhanh chóng, phiền nhiễu là những gì không ở yên thậm chí trong chốc lát – tất cả những ký ức và kế hoạch của chúng gây nên cho bạn rất nhiều phiền não - mất đi năng lực của chúng. Chúng biến mất trong không gian bao la, không một đám mây của Giác Tánh. Chúng tan vỡ, sụp đổ, tan biến. Mọi sức mạnh của chúng biến mất trong Giác Tánh.

Bạn thực sự có Giác Tánh này trong bạn. Nó là trí tuệ trong sáng, trần trụi của Pháp Thân. Nhưng ai có thể giới thiệu nó cho bạn? Bạn nên xác quyết quan điểm của mình trên nền tảng nào? Bạn nên xác quyết về điều gì? Trước hết, chính vị Thầy của bạn là người chỉ rõ cho bạn trạng thái Giác Tánh của bạn. Và khi bạn nhận ra nó cho bản thân bạn, thì khi ấy bạn được giới thiệu bản tánh của riêng bạn. Khi ấy, với sự thấu hiểu rằng mọi sự xuất hiện của sinh tử và Niết Bàn chính là sự phô diễn của Giác Tánh của riêng bạn, hãy chỉ xác quyết quan điểm của bạn trên Giác Tánh. Giống như những con sóng dâng lên từ đại dương và lại chìm mất vào nó, mọi tư tưởng xuất hiện rồi biến mất vào Giác Tánh. Hãy xác quyết về sự tan biến của nó, và kết quả là bạn sẽ nhận ra chính mình trong một trạng thái hoàn toàn không có người thiền định lẫn đối tượng được thiền định – hoàn toàn siêu vượt tâm thiền định.

Bạn có thể nghĩ: “Ồ, nếu thế thì ta không cần tới sự thiền định.” Tôi có thể làm cho bạn tin rằng chắc chắn điều ấy cần thiết! Việc chỉ đơn thuần nhận ra Giác Tánh sẽ không thể giải thoát bạn. Suốt những cuộc đời từ vô thuỷ của bạn, bạn đã bị vây phủ trong những niềm tin sai lạc và những tập quán mê lầm. Từ đó cho tới nay bạn đã tiêu phí từng giây lát của những cuộc đời bạn như một kẻ nô lệ khốn khổ, thảm hại của những tư tưởng của bạn! Và khi bạn chết, hoàn toàn không xác định được là bạn sẽ đi đâu. Bạn sẽ đi theo nghiệp của bạn, và bạn sẽ phải đau khổ. Đó là lý do tại sao bạn phải thiền định, liên tục gìn giữ trạng thái tỉnh giác mà bạn đã được giới thiệu. Xưa kia, Đức Longchenpa toàn trí đã nói: “Bạn có thể nhận ra bản tánh của riêng bạn, nhưng nếu bạn không thiền định và quen thuộc với nó, thì bạn sẽ là một đứa trẻ bị bỏ lại ở chiến trường: bạn sẽ bị kẻ thù - là những niệm tưởng của riêng bạn - bắt đem đi!” Trong phạm vi thông thường, thiền định có nghĩa là trở nên quen thuộc với trạng thái nghỉ ngơi trong bản tánh nguyên thuỷ, không giả tạo, nhờ sự thường xuyên chánh niệm một cách tự phát, tự nhiên. Nó có nghĩa là quen thuộc với việc không can thiệp vào trạng thái tỉnh giác, từ bỏ mọi sự xao lãng và bám chấp.

Vậy thì làm thế nào bạn quen thuộc với việc an trụ trong trạng thái của tâm? Khi những tư tưởng xuất hiện trong khi bạn đang thiền định, hãy để chúng tới; không cần phải nhìn chúng như những kẻ thù. Khi chúng xuất hiện, hãy nghỉ ngơi trong sự xuất hiện của chúng. Trái lại, nếu chúng không xuất hiện, đừng bận tâm tự hỏi chúng có tới hay không. Chỉ nghỉ ngơi trong sự vắng mặt của chúng. Nếu trong khi bạn thiền định, những tư tưởng mạnh mẽ, rành mạch bất thần xuất hiện, bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng. Nhưng khi những chuyển động nhẹ nhàng, vi tế xảy ra, bạn khó nhận ra rằng chúng có ở đó mãi đến tận về sau. Đây là điều ta gọi là namtok wogyu, dòng chảy ngầm của sự lang thang trong tâm thức. Đây là kẻ trộm sự thiền định của bạn, vì thế điều tối quan trọng là bạn phải duy trì một sự canh phòng chặt chẽ. Nếu bạn có thể thường xuyên chánh niệm, cả trong khi thiền định lẫn về sau này, khi bạn ăn, ngủ, đi hay ngồi, thì đó chính là nó, bạn đã hoàn toàn nắm bắt được nó!

Đạo Sư vĩ đại Guru Rinpoche đã nói:

Một trăm điều có thể được giải thích, một ngàn việc có thể được nói ra,

Nhưng chỉ có một điều bạn nên nắm bắt.

Hãy thấu suốt một điều và mọi sự được giải thoát –

Hãy an trụ trong bản tánh nội tại của bạn. Hãy tỉnh giác!

Cũng có nói rằng nếu bạn không thiền định, bạn sẽ không có sự xác quyết; nếu bạn thiền định, bạn sẽ có nó. Nhưng đó là loại xác quyết nào? Nếu bạn thiền định với sự nỗ lực mãnh liệt, hỉ lạc, những dấu hiệu sẽ xuất hiện cho thấy rằng bạn đã quen thuộc với việc an trụ trong bản tánh của bạn. Sự bám chấp dữ dội, chặt chẽ mà bạn có đối với những hiện tượng, được kinh nghiệm một cách nhị nguyên, sẽ từ từ được lơi lỏng, và nỗi ám ảnh của bạn về hạnh phúc và đau khổ, những hy vọng và sợ hãi v.v..sẽ dần dần suy yếu. Lòng sùng mộ đối với vị Thầy và niềm tin chân thành của bạn nơi những giáo huấn của ngài sẽ tăng trưởng. Sau một thời gian, những thái độ căng thẳng, nhị nguyên của bạn sẽ tan biến và bạn sẽ đạt tới chỗ vàng và đá cuội, thực phẩm và rác rưởi, các vị trời và ma quỷ, đức hạnh và vô-đạo đức đều đồng nhất đối với bạn – bạn sẽ lúng túng khi phải chọn lựa giữa thiên đường và địa ngục! Nhưng vào lúc này, cho tới khi bạn đạt tới chỗ đó (trong khi bạn đang bị tóm bắt trong những kinh nghiệm của tri giác nhị nguyên), thì đức hạnh và vô-đạo đức, những Cõi Phật và các địa ngục, hạnh phúc và đau khổ, những hành động và hậu quả của chúng – tất cả những điều này là thực tại của bạn. Bởi Đạo Sư Vĩ đại đã nói: “Cái thấy của ta thì cao hơn bầu trời, nhưng sự chú tâm của ta tới các hành vi và kết quả của chúng thì nhỏ nhiệm hơn bột mì.”

Vì thế, chớ lang thang đây đó và nói rằng bạn là một thiền giả Dzogchen trong khi bạn hoàn toàn chỉ là một kẻ thô lỗ ợ hơi và đánh rắm!

Điều thiết yếu là bạn phải có một nền móng vững chắc của lòng sùng mộ và samaya thanh tịnh, cùng với một nỗ lực mãnh liệt, hỉ lạc được hoàn toàn làm cho quân bình, không căng thẳng quá mà cũng không lơi lỏng quá. Nếu bạn có thể thiền định, hoàn toàn ngoảnh mặt với những hoạt động và mối quan tâm của cuộc đời này, thì chắc chắn là bạn sẽ thâu hoạch những phẩm tính phi thường của con đường Dzogchen sâu xa. Tại sao phải chờ đợi những đời sau? Bạn có thể nắm giữ thành trì nguyên sơ ngay bây giờ, trong hiện tại.

Lời chỉ dạy này chính là tâm huyết của trái tim tôi. Hãy nắm chặt nó và đừng bao giờ để nó vuột mất!

--------------------------------
Kyabje Dudjom Rinpoche
(Liên Hoa chuyển ngữ)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Quán niệm hơi thở :

---o0o---

Chúng ta thường không hay để ý đến những việc tầm thường. Chúng ta thường chỉ nhận biết hơi thở của chính mình khi hơi thở không bình thường, như lúc chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc chúng ta chạy quá sức. Tuy vậy, với cách quán niệm hơi thở, chúng ta sử dụng hơi thở tầm thường của chúng ta làm đề tài cho việc thiền định. Chúng ta không cố gắng làm cho hơi thở dài hơn, ngắn hơn hay điều khiển nó theo một phương thức nào, chỉ đơn giản là ngồi yên theo dõi nhịp hơi thở ra vào một cách bình thường. Hơi thở không phải là vật gì đó mà chúng ta tạo ra hay tưởng tượng, chỉ là một quá trình tự nhiên của cơ thể liên tục hoạt động cho đến khi mạng sống chấm dứt, dù chúng ta có chú tâm vào hơi thở hay không, hơi thở vẫn luôn hiện diện, và chúng ta có thể quay về hơi thở bất cứ lúc nào. Chúng ta không cần có những trình độ chuyên môn nào để theo dõi hơi thở, chúng ta không cần phải đặc biệt thông minh, chúng ta chỉ cần hài lòng và nhận biết hơi thở ra vào của chính mình. Sự sáng suốt không phải nhờ vào học hỏi các lý thuyết, triết lý vĩ đại, mà là nhờ vào sự quan sát những việc tầm thường.

Hơi thở thiếu tính chất hấp dẫn hoặc lôi cuốn, vì thế chúng ta có thể trở nên chán ngán và không thích nó. Chúng ta luôn ham muốn phải có thêm vật gì đó, tìm kiếm vật gì hấp dẫn và lôi cuốn chúng ta, cho dù chúng ta không cần cố gắng. Nếu chúng ta nghe âm nhạc, chúng ta không nghĩ “Tôi phải chú tâm đến điệu nhạc quyến rũ, hấp dẫn nầy” – chúng ta không thể tự chủ, bởi vì điệu nhạc có sức thu hút, lôi kéo chúng ta. Nhịp điệu của hơi thở bình thường không hấp dẫn, và không có sức thu hút, hơi thở rất yên tĩnh, và phần đông con người không quen với sự yên tĩnh đó. Đa số thích cái ý niệm yên ổn, nhưng lại thấy kinh nghiệm theo dõi hơi thở thật là chán ngấy và dễ làm nản lòng. Họ mong muốn một sự kích thích, một cái gì đó lôi cuốn họ. Với cách quán niệm hơi thở (anapanasati), chúng ta chú tâm vào một đối tượng trung lập, chúng ta không cần phải thích hay không thích hơi thở, và chỉ chú tâm với sự hít vào, lúc bắt đầu, lúc giữa, và lúc kết thúc, kế đó chú tâm với sự thở ra, lúc bắt đầu, lúc giữa, và lúc kết thúc. Nhịp thở nhẹ nhàng sẽ chậm hơn nhịp suy nghĩ, đưa chúng ta về với tĩnh lặng, chúng ta bắt đầu chấm dứt suy nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta không nên cố gắng để sở hữu bất cứ gì từ nơi thiền định, hay thiền chỉ, bởi vì tâm thức luôn cố gắng đạt được hoặc sở hữu cái gì đó hơn là hài lòng một cách nhún nhường với hơi thở, và như vậy, hơi thở không chậm lại, hoặc yên tĩnh, do đó chúng ta mới trở nên dễ nản lòng.

Lúc đầu, tâm thức hay đi lang thang. Một khi chúng ta nhận biết mình đã đi lang thang, không còn chú ý đến hơi thở, chúng ta chỉ cần trở về với hơi thở một cách nhẹ nhàng. Chúng ta phải thật kiên nhẫn và luôn luôn quyết tâm bắt đầu lại. Tâm thức của chúng ta không quen bị kiềm chế, chúng bị huấn luyện phải liên kết vật nầy với vật khác, và có ý kiến về mọi sự việc. Thói quen sử dụng trí thông minh của chúng ta để nghĩ ra nhiều cách khôn ngoan, chúng ta thường trở nên quá căng thẳng và sốt ruột khi chúng ta không làm được việc gì đó, và khi chúng ta thực tập cách quán niệm hơi thở, chúng ta thấy chán ngán, và muốn chống đối với nó. Giống như một con ngựa hoang lần đầu bị đóng yên cương, nó nổi giận với những thứ đã cột nó.

Khi tâm thức đi lang thang, chúng ta bực bội và thất vọng, cự tuyệt và chán ghét mọi thứ. Nếu vì thất vọng, chúng ta cố gắng bắt buộc tâm thức đứng yên với ý chí tuyệt đối, thì chúng ta chỉ có thể theo dõi hơi thở trong một thời gian ngắn, và tâm thức lại tiếp tục đi lang thang nơi khác. Vì vậy, thái độ đúng đắn với việc quán niệm hơi thở là phải thật kiên nhẫn, coi như chúng ta có rất nhiều thời gian để không hấp tấp, buông bỏ hoặc vứt hết những việc thế gian, những vấn đề tài chánh hay khó khăn của cá nhân. Trong lúc nầy, không có gì để cho chúng ta phải lo, phải làm, ngoài việc theo dõi hơi thở.

Nếu tâm thức di động đến việc hít vào thì hãy cố gắng chăm chú đến sự hít vào. Nếu tâm thức di động đến việc thở ra thì cố gắng chăm chú đến sự thở ra. Giữ sự chú tâm vào hơi thở ra vào. Luôn luôn quyết tâm bắt đầu lại. Bắt đầu với mỗi một ngày mới, lúc khởi đầu cho mỗi cái hít vào, trau dồi tâm thức của người sơ cơ, không mang theo vật gì từ mới đến cũ, đừng để lại dấu vết, giống như một ngọn lửa mừng.

Một cái hít vào và tâm thức đi lang thang, vì thế chúng ta lại phải đưa tâm thức trở lại với hơi thở, và như vậy đó là một khoảnh khắc của chánh niệm. Chúng ta luyện tập tâm thức như một bà mẹ tốt luyện tập con của mình. Một đứa trẻ không biết nó đang làm gì, cứ đi lang thang, và nếu người mẹ nổi giận thì sẽ đánh nó, đứa trẻ sẽ trở nên sợ hãi, và thần kinh dễ bị rối loạn. Một người mẹ tốt thì khác, bà xem chừng đứa trẻ, luôn luôn để ý đến nó, và nếu nó đi lang thang thì bà đưa nó trở về bên mình. Phải có tính kiên nhẫn như vậy chúng ta mới không tự trách, không ghét bỏ hơi thở, không bực bội mỗi khi chúng ta không được yên tĩnh với cách quán niệm hơi thở (anapanasati).

Đôi lúc chúng ta quá nghiêm khắc về mọi việc, hoàn toàn thiếu sự vui vẻ, hạnh phúc, thiếu sự hài hước, chỉ là nén lại mọi thứ. Hãy làm cho tâm thức vui vẻ, hãy nở nụ cười trên gương mặt ! Hãy thư giãn và thanh thản, không có áp lực về việc phải thành tựu điều gì đặc biệt – không có gì để đạt đến, không có gì quan trọng, hay đặc biệt. Và khi tự hỏi, anh đã làm được việc gì trong ngày để xứng đáng với những gì anh sở hữu ? Chỉ là một hơi thở được hít vào với chánh niệm ? Điên rồi sao ? Nhưng nó vẫn ý nghĩa hơn những gì mà đa số nói về sinh hoạt trong ngày của họ .

------------------------------------------------------

Ven. Ajahn Sumedho

(Mỹ Thanh chuyển ngữ)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
CHÂN NHƯ QUAN CỦA BÁT NHÃ.


1) Tài liệu về Chân-như quan của kinh Bát-Nhã.

Muốn nói đến toàn bộ lập trường của Bát-Nhã, trước hết ta lại phải khảo sát về tư tưởng Chân-như quan. Mà muốn hiểu rõ tư tưởng đó lại cũng cần phải xét qua những tài liệu nghiên cứu của nó. Sở dĩ phải thế là vì chúng tôi muốn cống hiến một chút tiện nghi cho những ai muốn nghiên cứu về vấn đề này một cách xa hơn.

Tưởng không cần nói ai cũng biết rằng trong Ðại Tạng kinh có rất nhiều kinh Bát-Nhã. Nhưng trong đó bộ hoàn bị hơn cả là bộ Ðại Bát-Nhã gồm 600 quyển do Huyền Trang dịch. Ta có thể nói đó là bộ Bách Khoa toàn thư về loại Bát-Nhã (ở đây không kể đến Nhân Vương Bát-Nhã, vì bộ này có thể là kinh giả). Có điều nên chú ý là mặc dầu kinh Bát-Nhã có nhiều loại song về hình thức cũng như nội dung, Bát-Nhã không phải bất đồng mà chỉ có sự sai khác về cách bàn luận rộng rãi hay tóm lược mà thôi.

Kinh Bát-Nhã có 600 quyển chia làm năm phần. Phần đầu (400 quyển đầu), phần hai (78 quyển kế tiếp ) phần ba ( 59 quyển kế tiếp ), phần bốn ( 18 quyển kế tiếp ) và phần năm ( 10 quyển chót ).

Trong số 600 trăm quyển có hơn 500 quyển là sự tập hợp của một tổ chức đồng nhất các kinh văn và chỉ có sự sai khác ở chổ nói rộng hay nói sơ lược mà thôi. Do đó, ta có thể nói một cách tóm tắt rằng, về hình thức kinh Bát-Nhã tuy to lớn, nhưng về nội dung thì lại rất giản dị. Quyển số tuy có tới mấy trăm, nhưng nội dung tư tưởng, nếu ta năm bắt được một cách thích đáng và trọn vẹn của một bộ Bát-Nhã nào đó, thì đại khái ta có thể suy ra manh mối của các bộ khác. Ðiều này cũng rất thích hợp với phương pháp sử dụng tài liệu trong việc nghiên cứu tư tưởng Chân-như của kinh Bát-Nhã.

Vậy thì tài liệu về Chân-như trong số các bộ đó như thế nào? Ðiểm này trong kinh Bát-Nhã tuy chổ nào cũng nói đến Chân-như quan, nhưng có một phẩm đặc biệt bàn luận về vấn đề này một cách đầy đủ đó là Chân-như Phẩm (Tathata Parivartta).

Tuy vậy, muốn khảo cứu Chân-như quan của Bát-Nhã, ta cần phải thông qua toàn bộ, đó là điều tất nhiên. Song, như trên đã nói, trong nhiều bộ cũng có nhiều chổ đại đồng, tiểu dị, cho nên muốn đơn giản thì chỉ cần nghiên cứu một phẩm Chân-như nào đó cũng đủ. Nhưng vấn đề được đặt ra là liệu theo phương châm đó có thích đáng không? Về điểm này tôi cho rằng phần thứ tư, tức là Tiểu phẩm Bát-Nhã ( nguyên điển : Attasahasrika Praja-paramita) thích đáng cả về nội dung lẫn địa vị lịch sử. Phần thứ tư này, trong các bộ Bát-Nhã dù cho không phải là nguyên bản đi nữa, nó vẫn là một bộ kinh có tổ chức và có lẽ cũng là một bộ kinh cổ nhất. Ngoài ra, Đại Phẩm Bát Nhã (Ðại Bát-Nhã phần thứ hai :pancavimsati sahasrika Pr.), Ðại Bản Bát-Nhã (Phần đầu của Bát-Nhã Satasahasrika Pr.) chẳng qua chỉ là sự triển khai về nội dung của Tiểu phẩm mà thôi. Không những thế mà trong Tiểu Phẩm còn chứa đựng nhiều tư tưởng liên quan đến triết học Bát-Nhã Ðại-Bản, Ðại-Phẩm trở lên, cho nên khi nghiên cứu Chân-như quan của Bát-Nhã mà lấy tài liệu trong Tiểu Phẩm làm căn cứ chủ yếu rồi thuận tiện tham khảo bốn phần kia, tức là Ðại-Bản hoặc Ðại-Phẩm, ta có thể đạt đến mục đích nghiên cứu một cách đại thể. Thêm vào đó, những tài liệu bổ trợ cho vấn đề này ta cũng cần phải chú ý, đó là phần thứ năm trong Ðại Bát Nhã (từ quyển 566 đến 574), tức là Chân-như quan của Thắng-Thiên-Vương Bát-Nhã. Một khi đạt đến điểm đó rồi thì phương diện Diệu-Hữu sẽ được tăng cường, và Chân-như quan cũng sẽ được triển khai một cách rộng rãi, và ta sẽ thấy nó tương tự như chủ thuyết của kinh Lăng Già vậy.

Nếu đứng về phương diện lịch sử mà nhận xét, Thắng-Thiên-Vương Bát-Nhã có lẽ là sản phẩm có sau hết tất cả năm phần đã nói ở trên, và có thể được coi là đại biểu cho tư trào Bát-Nhã khi muốn chuyển hướng dần dần về phương diện "Hữu". Bởi vậy, nếu muốn tìm hiểu sự phát đạt của tư tưởng Chân-như, thiết tưởng ta nên bắt đầu từ Tiểu-Phẩm, rồi lần lượt qua Ðại Phẩm hay Ðại-Bản, và tiến thêm bậc nữa đến Thắng-Thiên-Vương Bát-Nhã. Ở đây, nếu ta muốn nghiên cứu Chân-như quan, thật sự cũng phải theo lịch trình đó. Nói một cách dễ hiểu hơn, ta bắt đầu từ Tiểu-Phẩm rồi chung kết ở Thắng-Thiên-Vương Bát-Nhã.

2) Ý nghĩa của Chân Như :

Bát-Nhã tuy chủ trương chân tướng của vạn hữu tất kính là không, nhưng cái không đó không phải là cái ngoan không, hư vô, tuy không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được, nhưng trên phương diện thể nghiệm, ít ra nó cũng là một năng tính hoạt động tích cực như đã trình bày ở trên. Song, nếu đem cái tuyệt đối không này mà phiên dịch ra nhận thức luận thì nó có thể được coi là tương đương với cái mà Khang-Ðức gọi là Ding-an-sich (sự vật tự nó như thế). Và nếu nói theo hình nhi thượng học thì đó là bản thể của vạn hữu.

Vì muốn biểu thị cái ý nghĩa đó nên Bát-Nhã một mặt gọi chân tướng của vạn hữu là không tín, mặt khác lại dùng nhiều danh từ khác, như: pháp-giới (dharmadhatu), chân tính (tattva), pháp-bất-biến-tính (dharmaniya-mata), thực tế (bhutakoti), tự tính (svabhava-prakti) v.v.

Nhưng bặc biệt có một danh từ mà Bát-Nhã rất hay dùng, đó là Chân-như (tathata). Chân-như là một danh từ trừu tượng mà Bát-Nhã dùng mục đích muốn biểu thị cái bản nguyên hoặc pháp tắc bất biến của hiện tượng vốn tồn tại như thế. Về ý nghĩa này, cách thuyết minh của Bát-Nhã cũng giống như Áo Nghĩa Thư dùng một chữ Phạm vậy. Tuy Áo Nghĩa Thư nói: "không phải không phải" (neti neti), nhưng cuối cùng vẫn phải dùng một chữ "Tat" (cái ấy) để biểu thị sự tồn tại tích cực của vạn hữu, đó là điểm tương đồng rất hứng thú.

Dĩ nhiên theo Bát-Nhã thì những danh từ tích cực đó chẳng qua cũng chỉ là tên khác của cái "không", vì một khi đạt đến chỗ cùng cực rồi thì Chân-như cũng tức là phi Chân-như (atathata), tự tính tức phi tự tính (asvbhava). Lập trường đó tuy có vẻ như phủ định hoàn toàn. Nhưng, như mọi người đều biết, bản thể của vũ trụ nếu cho là giống một vật gì cũng không đúng. Mà không, như đã nói ở trên, không phải cái không trống rỗng (không hư). Nói một cách khác, quan niệm về không của Bát-Nhã có thể được coi là phương pháp duệ trí về hình nhi thượng học của ta. Do phương pháp này, cuối cùng, đạt đến một cảnh giới đại khái có thể được mệnh danh là "Chân-như pháp giới có thực tại tính tích cực". Chính đó mà điều mà trong kinh Thắng Thiên Vương Bát-Nhã đã nói: "Lấy tâm kính trọng tu tập hạnh không; tu tập hạnh không nên xa lìa mọi chỗ thấy, xa lìa mọi kiến hoặc, nên tu hành chính đạo; tu hành chánh đạo nên thấy được pháp giới" (Ðại Bát-Nhã quyển 567, Ðại Chính Tạng quyển 7, trang 929, phần giữa).

Trở lại ta thấy Chân-như của Bát-Nhã thật ra chỉ là tên khác của chữ không, cho nên nói là Chân-như pháp giới, đứng về quan niệm không, không phải mang một ý nghĩa đặc biệt nào cả, nhưng về cách thay đổi dụng ngữ thì, ít ra trên lịch sử tư tưởng Ðại Thừa, nó cũng ngầm chứa một ý nghĩa hết sức hệ trọng, đó là điểm ta cần ghi nhận.

Lập trường của Bát-Nhã tuy là Chân-Không Diệu-Hữu, nhưng nếu chấp trước chữ không một cách thái quá thì tư tưởng đó tự nhiên sẽ có khuynh hướng về mặt tiêu cực, mà về sau chủ trương của phái Trung Quán, tuy về nội dung thì giống nhau, nhưng do cách dùng lời khác biệt nên gọi là pháp tính, Chân-như, thực tướng, thật đã giúp nhiều về mặt quan sát Diệu-Hữu. Chẳng hạn Chân-như quan của Khởi Tín Luận ít ra cũng đã lấy Bát-Nhã làm điểm xuất phát để quan sát. Kinh Bát-Nhã dùng danh từ Chân-như để triển khai về mặt Diệu-Hữu. Ðó là lý do tại sao khi nghiên cứu tư tưởng Bát-Nhã, ngoài thuyết "không" ra, còn phải lưu tâm đến Chân-như quan một cách đặc biệt.

3) Tương đương của Chân-như :

Kinh Bát-Nhã thuyết minh Chân-như như thế nào? Về điểm nào, trong kinh Bát-Nhã có nhiều cách, nhưng trước khi đề cập đến nó, ta phải hiểu thế nào là Chân-như đã. Theo Bát-Nhã thì Chân-như là cảnh giới do quan niệm không mà đạt tới, cho nên tuy nói là bản tính của hết thảy các pháp, nhưng thực thì chỉ chuyên đứng về phương diện nguyên nhân chung (Finan cause) mà nhận xét.

Nghĩa là gạt bỏ mọi hiện tượng giả hiện mà chỉ chú trọng đến cái bản tính bất biến bất động. Thường hằng, an trụ mà thôi. Nhưng cái bản tính đó làm thế nào để hiển hiện trong thế giới hiện tượng? Ðến đây lại nảy sinh một vấn đề mà ta cần chú ý, đó là vấn đề năng động nguyên nhân (effcient cause). Nếu nói theo danh từ chuyên môn thì Chân-như quan của Bát-Nhã chỉ thiên trọng về mặt Chân-như bất biến, chứ về phương diện Chân-như tuỳ duyên thì vẫn chưa đề cập đến. Ðó là Chân-như quan của Bát-Nhã. Ðứng về phương diện triết học mà nói thì Chân-như quan chưa phải là sản phẩm hoàn toàn. Tuy nhiên trong đó cũng có hàm súc một phần nào về mặt tuỳ duyên, và như vậy, nếu đứng về phương diện tổ chức mà nói, thì triết học tuỳ duyên, đến một trình độ nào đó, cũng đã được thành lập rồi.

Hiểu như thế rồi, nếu lại trưng ra văn hiến mà nhận xét Chân-như quan của Bát-Nhã thì như đã được trình bài ở trên, tuy có nhiều tài liệu, nhưng theo tôi, tài liệu hoàn bị hơn cả là một đoạn trong Thắng Thiên Vương Bát-Nhã. Ðoạn kinh hơi dài, nhưng cũng xin trích dịch ra đây để độc giả tiện việc tham khảo.

“…Lúc đó Tối Thắng bạch Phật rằng :

_ Bạch Thế Tôn, thế nào gọi là pháp giới?

Phật trả lời :

_ Này Tối Thắng Thiên Vương! Pháp giới là tính không hư vọng.

_ Bạch Thế Tôn, thế nào là tính không hư vọng?

_ Tính không hư vọng là cái tính không biến dịch?

_ Thế nào là tính không biến dịch?

_ Tức là Chân-như của vạn pháp.

_ Bạch Thế Tôn, Chân-như của vạn pháp là gì?

_ Ông nên biết Chân-như rất thâm diệu, chỉ có thể dùng trí (chân quán trí) mà trực nhận chứ không không phải dùng lời nói mà diễn tả được. Tại sao vậy? Vì Chân-như của vạn pháp vượt ra ngoài văn tự, xa lìa vòng ngôn ngữ, tất cả những lời nói không thể nào miêu tả được. Ngoài cả mọi sự lý luận, tuyệt hết mọi sự phân biệt, không có thử, không có bỉ, xa lìa mọi hình tướng, tìm xét cũng không được, không còn trong vòng phàm phu, vượt ra ngoài mọi ma sự, xa lìa các chướng hoặc, không thể dùng thức mà biết được, nó trụ ở chổ vô sở trụ, vắng lặng, trong sáng : không có ngã, tìm không thể được, không lấy không bỏ, không nhiểm không trước, trong sạch không bợn, tối thắng đệ nhất tính thường bất biến, dù có Phật ra đời hay không, cái tính đó vẫn thế. Này ông Thiên Vương! Ðó là pháp giới vậy.

Tối Thắng Thiên Vương bạch Phật :

_ Bạch Thế Tôn, làm cách nào để chứng được pháp giới đó?

_ Chỉ khi nào có được cái trí Bát-Nhã xuất thế và cái trí không còn phân biệt mới có thể chứng được cái pháp giới ấy.

_ Bạch Thế Tôn, giữa nghĩa "chứng" và "được" có gì sai khác?

_ Cái trí Bát-Nhã xuất thế có thể thấy một cách đúng đắn như thật thì gọi là "chứng", còn trí không phân biệt thì có thể thông đạt, cho nên gọi là "được" (Kinh Ðại Bát-Nhã, quyển 567, Ðại Chính Tạng quyển 7, tờ 929, phần trung và hạ).

Căn cứ vào đoạn kinh trên đây thì Chân-như của các pháp dù có Phật ra đời hay không nó vẫn là cái thực tính không biến dịch (ở đây ta có thể liên tưởng đến thuyết Tứ Ðế Chân-như của Phật Giáo Nguyên thủy ). Song cái thực tính đó không thể khái niệm và nhận thức được, duy chỉ nhờ vào cách tu đạo, dùng trí tuệ siêu việt mà trực quán thì mới chứng được, đó là điểm then chốt của đoạn văn trích dẫn trên đây. Ðối với vấn đề luận cứu thì cách trình bài trên đây rất có trật tự, và có thể được coi như hoàn bị nhất trong những cách thuyết minh về Chân-như của kinh Bát-Nhã.

Ðề cập đến cái tướng của Chân-như, luận Khởi-Tín nói : "Từ xưa tới nay, nó xa lìa mọi hình tướng ngôn ngữ, văn tự và tâm duyên"; và "duy chỉ dùng trực quan mà thể nghiệm". Như vậy, ta thấy ý nghĩa trong đoạn kinh trên với câu nói trong luận Khởi-Tín hoàn toàn giống nhau. Theo tôi có lẽ cách thuyết minh của Luận Khởi-Tín đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của đoạn kinh trên.

Như vậy Bát-Nhã lập một Chân-như duy nhất hay lập nhiều Chân-như? Ðiểm này nếu nhận xét theo những văn hiến của Bát-Nhã thì hình như lúc đầu Bát-Nhã chủ trương hết thảy các pháp đều có chân như thực tính. Chẳng hạn về Ngũ Uẩn thì có sắc Chân-như (Rubata - thata), thụ Chân-như (Vedanatathata) cho đến thức Chân-như (Vijnana-tathata) v.v. Thậm chí còn nói ở Như-Lai có Chân-như của Như-Lai, ở Tu-Bồ-Ðề có Chân-như của Tu-Bồ-Ðề. Theo ý nghĩa đó thì Chân-như quan của Bát-Nhã có vẻ hơi giống quan niệm của Plato. Vì Plato theo nguyên hình của các hiện tượng để suy cứu đến cái thường tính của quan niệm giới, ta có thể cho đó là một tưởng pháp tương đồng với Bát-Nhã. Mà về sau Duy Thức Tông lập ra nhiều Chân-như chắc chắn cũng đã phát xuất từ điểm này.

Như tôi đã trình bày ở trên, Chân-như quan của Ðại-chúng-bộ đã khuynh hướng thống nhất các Chân-như quan thành một Chân-như duy nhất. Thế mà Bát-Nhã nếu so sánh với tư tưởng của Ðại-chúng-bộ thì cấp tiến hơn nhiều, tại sao lại chưa có sự thống nhất ấy? Ðiểm này, nếu ta lưu tâm khảo sát, ta sẽ thấy Bát-Nhã cũng đã biểu thị khuynh hướng thống nhất ấy trong nhiều kinh văn. Chẳng hạn phẩm Chân-như thứ 16 trong Tiểu Phẩm Bát-Nhã nói: "Chân-như của Như Lai và Chân-như của hết thảy các pháp đều như nhau, không sai khác", "Chân-như của Như Lai và Chân-như của Tu Bồ Ðề là một". Lại nữa: "Chân-như của Như Lai tức là Chân-như của hết thảy các pháp; Chân-như đó là duy nhất, không có một Chân-như thứ hai (Yacata-thagatatathata yacasarvadharma tathata eka cva csa tathata advaya. Mitras edition P.3).

Ðiểm này có vẻ triệt để tương đồng với Áo Nghĩa Thư, vì Áo Nghĩa Thư chủ trương: Phạm (Ðại-ngã) là duy nhất, không có cái thứ hai (ekameva advitiyam).

Lại nữa, Tiểu phẩm thứ 17 cũng nói một cách tương tự: "Này Tu Bồ Ðề! Hoặc là phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến Phật, hết thảy đều không ngoài Chân-như. Chân-như là một, không sai khác không biến dị, không phân biệt, ngộ nhập Chân-như pháp tính (Nguyên điển trang 322, Ðại Chính Tạng quyển 8, tờ 638, phẩm trung và hạ).

Theo những ý nghĩa trên đây thì chỉ trên vấn đề hiện tượng mới chia ra Như Lai, Tu Bồ Ðề, Thanh Văn, Duyên Giác v.v…và tựa hồ như nhất nhất đều có bản tính Chân-như riêng biệt; nhưng trên vấn đề thực tại thì chỉ có một Chân-như đồng nhất, hết thảy đều quay về bản tính chung cùng, hết thảy đều ở trong Chân-như, bình đẳng không sai khác. Tóm lại, nếu nói theo Khởi-Tín-Luận thì Chân-như đó là cái đại tổng tướng của nhất pháp giới, là điểm mà cuối cùng Bát-Nhã không đạt đến được thì chưa phải là trọn vẹn.

Cứ theo những ý nghiã ấy thì Chân-như quan của Bát-Nhã có vẻ giống khái niệm của Plato, nhưng theo tôi nó có thể được coi như gần với quan niệm thực tại duy nhất của phái Tân Plato. Duy có điểm khác biệt là: phái Tân Plato đem cái quan niệm giới tạp đa của Plato tổng hợp thành một thực tại duy nhất để nói rõ về sự khai triển của hiện tượng, điểm này Bát-Nhã vẫn chưa đạt đến (Chân-như của Khởi-Tín-Luận đã đạt đến điểm này).

Ðến đây tưởng cũng cần phải nói qua về đương thể của Chân-như: kinh Bát-Nhã nhận xét thế nào về sự quan hệ giữa Chân-như và tâm tính? Nói một cách khác, Khởi-Tín-Luận đặc biệt gọi Chân-như là tâm Chân-như, tuyệt đối tâm để giải thích Chân-như, vậy kinh Bát-Nhã có đứng trên lập trường đó để giải thích không. Ðứng về mặt biểu hiện mà nói, nếu căn cứ theo Bát-Nhã thì Chân-như là một cái gì tồn tại ngoài vòng ngôn ngữ, không thể nghĩ bàn được, bởi thế không thể bảo nó là tâm hay vật. Tuy nhiên, nếu sâu vào bề trong mà say luận theo lập trường Bát-Nhã , hoặc căn cứ theo những đoạn văn tản mát ở nhiều nơi mà nói, thì Chân-như của Bát-Nhã chủ yếu là tâm chân-như , chung quy không ngoài bản tính của tâm.

Trước hết hãy nhận xét về mặt văn hiến, Phẩm Thậm Thâm Nghĩa thứ 19 trong Tiểu Phẩm (Nguyên điển trang 555) có một đoạn văn đối thoại giữa Phật và ông Tu Bồ Ðề về quan niệm giữa Chân-như với tâm (Citta). Ðoạn đối thoại này tuy không phải là một chứng minh trực tiếp, nhưng nó có thể giúp ta rất nhiều trong việc nghiên cứu, bởi thế tôi xin trích dịch ra đây để độc giả tiện theo dõi.

“…Phật hỏi :

_ Này ông Tu Bồ Ðề! Theo ông thì Chân-như có sâu xa không?

_ Bạch Thế Tôn, rất sâu xa.

_ Theo ông thì trong Chân-như có tâm không?

_ Thưa không.

_ Như vậy ông có cho rằng tâm tức là Chân-như không?

_ Thưa không.

_ Nếu thế thì ông cho tâm và Chân-như là hai cái khác nhau?

_ Bạch Thế Tôn cũng không phải thế.".

Căn cứ theo ý nghĩa trên thì tâm và Chân-như không phải một cũng không phải khác (phi nhất, phi dị), nhưng một lập trường của Bát-Nhã, nếu tìm hiểu đến mối quan hệ giữa cái phi nhất, phi dị đó thì rất ráo tâm tính tức là Chân-như. Ðó là điểm ta không thể bỏ qua. Bởi lẽ khi nói đến tâm thì chủ yếu là chỉ cái tâm hiện tượng, cho nên nếu nói là một cũng không được, mà nói là khác cũng không thoả đáng. Song tiến thêm một bước nữa mà tìm bản tính của tâm thì cái bản tính đó phải là một vật gì mà Bát-Nhã gọi là Chân-như : đó là lý do lập thành Chân-như quan của Bát-Nhã. Còn về thuyết Tâm Tính Bản tịnh thì Bát-Nhã cũng cho rằng tâm tính vốn trong sạch, nhưng chỉ vì phiền não che lấp trở thành mê mờ ( xin coi Phẩm Pháp Tính trong Thắng Thiên Vương Bát-Nhã ).

Tâm tính mà Bát-Nhã chủ trương ở đây không phải là chỉ thuộc phạm vi tâm tính cá nhân, mà cái tâm thanh tịnh đó còn là nguồn gốc của tất cả các pháp thanh tịnh. Về điểm này tôi xin trích dịch một đoạn đối thoại giữa Phật và ông Tu Bồ Ðề trong phẩm Than Tịnh thứ 8 của kinh Phật Mẫu Bát-Nhã Tiểu Phẩm ( nguyên điển Phạm ngữ trang 188-189).

" Ông Tu Bồ Ðề hỏi :

_ Bạch Thế Tôn, Tự-ngã ( atman) thanh tịnh cho nên sắc thanh tịnh?

_ Ðúng thế.

_ Bạch Thế Tôn, Tự-ngã thanh tịnh nên thụ, tưởng, hành thanh tịnh ; Tự-ngã thanh tịnh nên thức thanh tịnh ; Tự-ngã thanh tịnh nên quả thanh tịnh; Tự-ngã thanh tịnh nên hết thảy trí đều thanh tịnh; Tự-ngã thanh tịnh nên không có gì để được, không có gì để chứng. Tự-ngã vô biên nên sắc cũng vô biên; Tự-ngã vô biên nên thụ, tưởng, hành thức cũng vô biên.

_ Rất đúng!.

Trên đây là ý kiến của ông Tu Bồ Ðề nhận định từ sự thanh tịnh vô biên của Tự-ngã mà chủ trương hết thảy các pháp đều thanh tịnh vô biên, và đức Phật đã hoàn toàn tán đồng ý kiến đó. Như vậy ta thấy rằng sự thanh tịnh vô biên của vũ trụ hoàn toàn dựa trên sự thanh tịnh vô biên của Tự-ngã. Nếu nói theo lập trường của Bát-Nhã thì cái Tự-ngã đó tức là cái Chân-như vậy.

Nhưng trong Bát-Nhã vẫn chưa có được sự thống nhất về Chân-như như tôi đã trình bày ở trên, tuy nhiên, nếu Chân-như được coi là cái tâm tuyết đối thì không những nó bao hàm được cả tổng tướng của một pháp giới, mà còn bao hàm cả bốn đức thường, lạc, ngã, tịnh nữa. Theo tôi đây không phải là một nhận xét quá đáng. Hơn nữa, Bát-Nhã thường nói đến danh từ Như-lai (Atahatata), mà Như-lai tức là Chân-như mà ra. Còn trong Thắng Thiên Vương Bát-Nhã thì Chân-như lại còn được gọi là Pháp thân (dharmakaya). Ðến Khởi-Tín-Luận thì Chân-như và pháp thân lại được coi là một, nghĩa là ngoài cái tâm tuyệt đối duy nhất ra không có một Chân-như nào khác tồn tại. Ðây là tài liệu chứng minh rất cụ thể.

Lại nữa, đứng về phương diện nhận thức luận của Bát-Nhã mà nói thì, như tôi đã nói ở trên, Bát-Nhã coi hiện tượng giới chỉ là sản vật của sự chấp trước của ta mà có. Song bản tính Chân-như của hiện tượng thì chung cục cũng không ngoài cái tâm tính căn bản của sự chấp trước và biểu tượng, bởi vì hết thảy hiện tượng trong vũ trụ đều do tâm tạo tác và Chân-như của hiện tượng tức là Chân-như của tâm, ngoài ra tâm ta không thể tìm kiếm Chân-như ở nơi nào khác.

Như vậy, nếu theo giáo chứng, lý chứng mà tìm cầu chân tướng củan Chân-như thì Chân-như của kinh Bát-Nhã chung cùng có thể coi là cái tâm tuyệt đối duy nhất và tư tưởng "duy thị nhất tâm cố danh Chân-như " của Khởi-Tín-Luận có thể nói đã phát xuất từ tư tưởng Bát-Nhã. Do đó, nếu giải thích theo một cách khác thì ta có thể cho rằng Chân-như đa nguyên của Bát-Nhã chẳng qua cũng chỉ là cái hình tướng sai khác của cái tâm tuyệt đối duy nhất, thường hằng bất biến đó mà thôi.

------------------------------
Kimura Taiken
------------------------------
(CÒN TIẾP)
 

Hoa TÂm

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2006
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Hỏi: - Thế nào là đắc tướng sơ thiền?

Ðáp: - Như trước dùng chánh niệm quở trách, ngăn chặn năm dục, đắc vị đáo địa, thân tâm vui thích, nhu hòa, nhẹ nhàng; thân có ánh sáng, được tướng sơ thiền, lại càng tăng tiến nên bốn đại thuộc sắc giới biến mãn khắp thân, nhu hòa, nhẹ nhàng, lìa dục ác bất thiện, do định nhất tâm nên khiến cho vui thích. Vì tạo sắc của sắc giới có tướng ánh sáng nên hành giả thấy ánh sáng đẹp chiếu trong và ngoài thân. Hành giả như thế tâm ý chuyển khác, là chỗ sân không sân, chỗ vui không vui, tám pháp thế gian không thể làm lay động, tín, kính, tàm quý chuyển tăng gấp bội, đối với áo mặc cơm ăn, tâm không đắm trước, chỉ lấy các công đức thiện làm quý, ngoài ra là giặc. Ðối với năm dục cõi trời còn không màng đến, huống gì năm dục bất tịnh của thế gian. Người đắc sơ thiền được các tướng như vậy.

Lại nữa, khi đắc sơ thiền, tâm rất vui mừng, ví như người nghèo mà được kho báu, tâm hết sức vui mừng, nghĩ như vầy: “Ðầu đêm, giữa đêm, cuối đêm tinh cần khổ hạnh, tập đạo sơ thiền, nay được quả báo như thật không hư. Cái vui kỳ diệu như vậy mà các chúng sanh cuồng mê, ngu ngơ, đắm trong năm dục bất tịnh, chẳng phải vui. Thật đáng thương xót!”.

Sơ thiền vui thích trong ngoài khắp thân, như nước ngấm vào đất khô, trong ngoài đều thấm nhuần. Thân thọ vui ở cõi dục không thể biến khắp. Các thứ lửa dâm, sân cõi dục thiêu đốt thân, còn vào ao sơ thiền thì mát mẻ, vui vẻ bậc nhất, trừ các thứ nóng bức. Như nóng bức cùng cực mà vào ao mát mẻ, đã được sơ thiền thì nghĩ đến pháp môn tu hành đã tu tập, hoặc các duyên khác, đó là: niệm Phật tam muội, niệm bất tịnh, quán từ tâm.v.v... Vì sao vậy? - Vì sức tư duy của sự thực hành này khiến được thiền định, dần dần thâm nhập thì pháp quán trước tăng gấp bội sự thanh tịnh sáng suốt.

Hành giả được sơ thiền rồi, tiến cầu nhị thiền. Nếu đạo hữu lậu ở ranh giới của nhị thiền thì nhàm chán giác quán. Như năm dục cái ở cõi dục khiến cho tâm tán loạn, giác quán sơ thiền não loạn định tâm cũng lại như vậy. Nếu đạo vô lậu lìa dục sơ thiền, dùng vô lậu sơ thiền mà quở trách giác quán.

---------------------------
 

Hoa TÂm

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 12 2006
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Hỏi: - Thế nào là tướng nhị thiền?

Ðáp: - Trong kinh nói: “Diệt các giác quán hoặc thiện hoặc vô ký, do không có giác quán làm loạn động nên trong tâm thanh tịnh. Như nước lắng yên không có sóng gió thì trăng sao, núi non chiếu vào, thảy đều thấy”. Như thế nội tâm thanh tịnh, gọi là sự tĩnh lặng của hiền thánh. Tam thiền, tứ thiền tuy đều tĩnh lặng nhưng vì mới được nhị thiền nên gọi là có giác quán, cũng nói là nhân duyên. Do nhân duyên mới diệt nên được gọi là tĩnh lặng, định sanh vui mừng, vi diệu hơn sơ thiền. Vui mừng của sơ thiền do lìa dục sanh, còn vui mừng ở đây từ định sơ thiền sanh.

Hỏi: - Nhị thiền cũng lìa kiết sử của sơ thiền, tại sao không nói là ly sanh?

Ðáp: - Tuy cũng là lìa kiết sử nhưng ở đây phần nhiều nương vào sức định nên lấy định làm tên. Lại nữa, nói ly dục tức là lìa dục giới, nói ly sơ thiền mà chưa lìa sắc giới cho nên không gọi là ly sanh. Như vậy là tướng nhị thiền.

Hành giả đã được nhị thiền, lại cầu đi sâu vào định. Ðịnh nhị thiền có phiền não che tâm. Ðó là ái, mạn, tà kiến, nghi.v.v... phá hoại định tâm, là giặc của nhị thiền, chắn cửa tam thiền, cho nên phải mong đoạn diệt họa này để cầu tam thiền .

-------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chân-như bản nguyện của hiện tượng.

Chân-như của kinh Bát-Nhã như đã nói ở trên chủ yếu là đứng trên lập trường lý thể hoặc lý niệm bất biến bất động mà giải thích. Theo danh từ chuyên môn là lấy bất biến Chân-như làm chủ. Do đó tư tưởng coi Chân-như là bản thể của hiện tượng tuy đã được thành lập, nhưng trong kinh Bát-Nhã, tư tưởng đó đã được triển khai như thế nào? Cái gọi là Chân-như tuỳ duyên là một vấn đề vẫn còn lờ mờ, và chính vấn đề đó sau này Khởi-Tín-Luận đã đặc thành một vấn đề chủ yếu. Bởi lẽ đặc trưng Chân-như quan của Khởi-Tín-Luận là thuyết minh vè phương diện tuỳ duyên. Ðiểm này như đã nói ở trên, tuy dựa vào bản thể của vạn hữu để kiến thiết một thế giới lý niệm, nhưng trong thế giới lý niệm đó vạn hữu sinh khởi như thế nào? Về vấn đề này vẫn còn nhiều suy luận, và lập trương Bát-Nhã và Khởi-Tín đại khái cũng giống nhau. Nhưng đã lấy Chân-như làm bản thể của vạn hữu thì về nhu cầu luận lý nếu không thuyết minh rõ điểm đó thì quyết không thể nào nắm bắt được ý nghĩa của bản thể đó là điểm mà trong Chân-như quan của Bát-Nhã đã cố đạt đến, song vẫn chưa thực hiện được. Tuy nhiên đó vẫn là một điểm trọng yếu trong lịch trình phát triển của tư tưởng Chân-như sau này.

Nếu căn cứ vào văn hiến thì trong Tiểu Phẩm vẫn chưa nói đến tư tưởng vạn hữu từ Chân như phát sinh. Chẳng hạn trong phẩm Pháp-Tính (kinh Ðại Bát-Nhã quyển 569) nói:

"Các pháp tuy sinh Chân-như bất động: Chân-như tuy sinh ra các pháp, Chân-như không sinh, đó gọi là Pháp-thân" (Ðại-Chính-Tạng, quyển 7, tờ 937).

Xin lấy một thí dụ nữa. Trong phẩm Hiển Tướng (Ðại-Bát-Nhã, quyển 567) có đoạn nói:

“Thiên Vương nên biết, ví như nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ trũng, Bát Nhã Ba La Mật cũng lại như thế, hết thảy các thiện pháp trong thế gian đều từ Chân-như pháp giới mà ra" (Ðại Chính Tạng quyển 7, p. 937).

Theo ý nghĩa của đoạn kinh trên đây thì Chân-như tuy bất biến nhưng lại có thể sinh khởi các pháp, thế gian này đã xuất phát từ Chân-như, đó là điểm ta cần phải lưu ý. Ý nghĩa đó tuy chưa hẳn đã lộ rõ, nhưng ta có thể thấy cái manh nha của tư tưởng Chân-như tùy duyên đã bắt đầu phát hiện. Dĩ nhiên ai cũng rằng từ giai đoạn này trở lên. Chân-như quan của kinh Bát Nhã, vì chưa có sự giải thích tường tận về cái tùy duyên, cho nên khi khảo sát đến vấn đề đó tuy có chỗ chưa rõ ràng lắm, nhưng dù sao đi nữa thì Chân-như quan của Bát Nhã đến đây, không nhiều thì ít, cũng đã có khuynh hướng về phương diện tùy duyên rồi, đó là một sự thật không còn hoài nghi. Chẳng hạn Khởi-Tín-Luận, cho cái lý do của Chân-như tùy duyên là do "hốt nhiên một niệm vô minh sinh khởi". Ðiểm này tưởng không cần phải nói ai cũng biết rằng kinh Bát Nhã vẫn chưa nói đến, nhưng nếu suy cứu cho thật tỉ mỉ thì ta sẽ thấy thuyết đó vẫn có sẳn trong Bát Nhã. Trước hết xin dẫn chứng nhận thức luận của Bát Nhã.

Theo Bát Nhã, thế giới của chúng ta đây vốn lấy vô minh làm căn bản, rồi do chấp trước vào biểu tượng hỗ tương kết hợp mà sản sinh ra. Lấy đó làm bản thể để diễn đạt thuyết Chân-như thì cái thế giới hiện tượng này rốt cuộc chỉ là đám mây vô minh che lấp Chân-như, mà đám mây lại do kết quả của một hình thái nhất định nào đã nằm sẳn ngay trong Chân-như sản sinh ra. Và đám mây đó không gì khác hơn là sự chấp trước vào biểu tượng, cho nên chung cục ta có thể quy kết nó vẫn là "hốt nhiên một niệm vô minh sinh khởi" của Khởi Tính Luận.

Như vậy mặc dù Chân-như của kinh Bát Nhã chủ yếu đứng về phương diện bất biến, song trong đó vẫn có xu hướng về mặt duyên khởi, nếu suy cứu đến cùng ta thấy nó vẫn phù hợp với cách giải thích của Khởi Tín Luận. Mà điều này, trong lịch sử Tư tưởng Phật Giáo, có một ý nghĩa đặc biệt trọng yếu mà từ trước đến nay chúng ta thường không chú ý mấy về sự quan hệ giữa tư tưởng, thì nay không nhiều thì ít, chúng ta đã phát hiện được.

Nói cho dễ hiểu hơn, Chân-như tùy duyên luận của Khởi Tín cũng lấy tư tưởng của Bát Nhã làm bối cảnh, đó là điều không thể không thừa nhận. Nếu lại hạn cục ở lập trường Chân-như luận mà nói thì như đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, Khởi Tín lấy Chân-như duyên khởi làm đặc trường, nhưng Du-Già (tức Pháp-Tướng-Tông) thì lại nói Chân-như yên nhiên không tạo tác các pháp, không có sức phát triển vạn hữu, và như vậy đã trở thành sự tranh luận trường kỳ của hai phái.

Bây giờ theo Chân-như quan của Bát Nhã mà quyết định thì Chân-như quan của Pháp-Tướng-Tông tuy gần với Bát Nhã, nhưng Chân-như quan của Khởi Tín, thì như đã nói ở trên, cũng đã nằm trong Bát Nhã, vì thế mà Bát Nhã là uyên nguyên của cả hai phương diện này. Do đó, như một phái theo Huyền Trang nói rằng, tại Ần Độ không có tư tưởng Chân-như tùy duyên là một điều vô cùng lầm lẫn. Ngoài ra, từ vấn đề này mà suy cứu đến các vấn đề khác còn rất nhiều điểm cần phải được thuyết minh, nhưng sợ quá phiền tạp cho nên chỉ xin nói sơ lược thế thôi.

--------------------------------------------------
Kimura Taiken
--------------------------------------------------
 

tu uyen

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 7 2006
Bài viết
86
Điểm tương tác
0
Điểm
6
THIỀN



CHÚC BÁC PHI VÂN LUÔN VUI KHOẺ DẠO CHƠI TRONG VƯỜN THIỀN
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phiếm Thần Quan của Bát Nhã.

Bát Nhã cho rằng hiện tượng giới là sản phẩm của mê vọng, có đấy rồi không đấy, như chớp nhoáng, như chiêm bao, căn cứ vào đó, ta thấy thế giới quan của Bát Nhã hiển nhiên là Vô vũ trụ luận (Acosmism), Duy-hiện-tượng-luận (Phenomenalism), hay tiến thêm một bậc nữa là Ảo- tượng-luận (Illusionism). Tóm lại, khi mang cặp kính vô minh mà nhận xét thì cái ý nghĩa hoặc cái giá trị của thế giới không ngoài việc phá màn vô minh để đạt đến cảnh vực đại Tự-giác. Theo Bát Nhã, thế giới này là do tâm ta tạo nên. Cái tâm đó lấy ngã-chấp, ngã-dục làm nền tảng, tùy theo sự sinh hoạt phân liệt mà thế giới này cũng phân biệt do đó thiếu hẳn vĩnh viễn tính và phổ biến tính.

Nhưng, nếu lại lấy bất biến động Chân-như làm lập trường để bình giá thế giới này, thì cùng với lập trường trên đây nó đã biểu hiện một ý nghĩa hoặc giá trị hoàn toàn bất đồng.

Về lập trường bất biến, bất đồng, giả sử thế giới này là vô minh mà có thì ít ra trong vô minh, Chân-như tự nó cũng có một quy định. Vả lại, khi đã phá tan được màn vô minh thì lập tức đã thấy được tự thể của Chân-như và như thế thì tất cả mọi hiện tượng chẳng qua cũng chỉ là những biểu tượng khác nhau của Chân-như mà thôi. Ðến đây ta thấy thế giới quan phiếm-thần của Bát Nhã đã thành hình, và như vậy kinh Bát Nhã và thế giới quan của Duy-tượng-luận rất giống nhau.

Nhận xét theo quan điểm trên đây, ta có thể nói mê cũng được mà ngộ cũng được. Nhưng nếu nói theo Ðệ-nhất-nghĩa thì mê cũng không có mà giác ngộ cũng không có. Tại sao? Vì tuy gọi là Chân-như nhưng như đã nói ở trên, căn cứ theo Bát Nhã, rốt cục không ngoài cái tâm tuyệt đối của ta. Cho nên kinh Bát Nhã nói "Bồ Tát nên nghĩ như thế này: ta nên độ cho vô lượng vô số chúng sinh đến cảnh Niết Bàn. Tuy độ cho chúng sinh như thế nhưng đừng bao giờ có ý tưởng là đã độ chúng sinh cả, mà cũng không một chúng sinh nào được đến Niết Bàn cả. Vì sao vậy? Vì hết thảy pháp tính bản lai vẫn như thế, xa lìa mọi tạo tác" (Tiểu Phẩm, nguyên điển p.20, Ðại-Chính-Tạng, quyển 8, p.590).

Tại sao lại như thế? "Hết thảy chúng sinh bản lai đều thanh tịnh" đó là câu trả lời thông thường của Bát Nhã. Về ý nghĩa này, trong phẩm Ðại Như của Ðại-Phẩm-Bát-Nhã (Ðại-Trí-Ðộ-Luận quyển 72). Long Thụ đã giải thích như sau:

"Trong Bát-nhã-ba-la-mật có lúc phân biệt các pháp là không thuộc về phần thiển (nông cạn), có lúc lại nói các pháp thế gian tức cũng như Niết Bàn thuộc phần thâm (sâu xa); các pháp có sắc tướng đều là Phật pháp".

Ta có thể nói sự giải thích trên đây thật đã đúng với chân lý của Bát Nhã. Tóm lại, thế giới quan của Bát Nhã được thành lập do nhu cầu của hai phương diện:

a)_ Lập trường hướng thượng. Muốn đạt đến một thế giới đại tự do thì trước tiên phải phủ định hết thảy mọi hiện tượng, đó lập trường "không". Nhưng một khi đã phủ định đến cực điểm thì tất nhiên nó lại trở thành một sự đại khẳng định (dĩ nhiên đã được canh tân), và đó là Chân-như pháp giới.

Lấy đó làm điểm xuất phát để tìm cầu ý nghĩa của thế giới ấy là:

b)_ Lập trường hướng hạ. Nhưng đến đây thì căn bản đã là đại khẳng định rồi, cho nên hết thảy đều đã được khẳng định. Thế giới quan phiếm thần về thực tướng của các pháp chính đã được thiết lập trên căn bản này. Vấn đề này nếu đứng về phương diện cá nhân tu chứng mà nói thì cần diệt trừ hết thảy mọi biểu tượng để biến thành một năng động thái thuần túy rồi nhờ sự tu dưởng mà có thể chứng nghiệm được. Song nếu đứng về phương diện nghiên cứu giáo lý mà nói, nhất là kinh Bát Nhã thì vấn đề đó thật vẫn chưa được hoàn thành. Bởi thế ta thấy các giáo phái Đại Thừa đã lần lượt xuất hiện mà đa số đều lấy Bát Nhã làm điểm xuất phát, mục đích muốn hoàn thành tư tưởng hệ của Bát Nhã về mọi phương diện. Chẳng hạn như tư tưởng "thế gian tướng thường trụ" trong kinh Pháp-Hoa: tư tưởng "vô tận duyên khởi" trong kinh Hoa Nghiêm; lập trường "phiền não tức Bồ Đề "của Thiền Tông, cho đến Tịnh Ðộ pháp môn trong Di Ðà bản nguyện.v.v…nếu tri nguyên ra thì tất cả tư tưởng kể trên đều đã phát xuất từ Bát Nhã, tức là không ngoài việc triển khai "Diệu-Hữu quan" của Bát Nhã để đạt đến điểm mà Bát Nhã chưa hoàn thành.

------------------------------------
Kimura Taiken
------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Bài Tụng của Thiền Sư Tuyết Đậu


Huệ Siêu hỏi Hoà thượng Pháp Nhãn: Thế nào là Phật?

Pháp Nhãn bảo: Ngươi là Huệ Siêu.


Tuyết Đậu tụng:

Giang quốc gió xuân muốn thổi – nhưng thổi chẳng xong

Chá Cô kêu ríu rít trong lùm hoa rậm

Nơi tam cấp cá vọt nhảy hoá rồng

Còn kẻ si thì giữa đêm còn thấy tát nước nơi bờ đê.

江 國 春 風 吹 不 起

鷓 鴣 啼 在 深 花 裏

三 級 浪 高 魚 化 龍

癡 人 猶 戽 夜 塘 水

Giang quốc xuân phong xuy bất khởi.

Chá Cô đề tại thâm hoa lí

Tam cấp lãng cao ngư hoá long

Si nhân do hỗ dạ đường thuỷ

Trước ngữ về kệ tụng của Viên Ngộ
»Giang quốc gió xuân muốn thổi nhưng thổi chẳng xong« – Từ đâu mà có tin tức này vậy? – Nhưng người ta cũng đã thấy được chút ít vẻ xuân.
»Chá Cô[8] kêu ríu rít trong lùm hoa rậm« – Ríu rít như thế làm chi? [Chá Gô kêu làm chi? Người ta cũng biết là xuân đến rồi.] – Và gió lại thổi đến với chúng ta bằng điệu khác rồi. [Ban đầu thì nói xuân chẳng muốn đến, bây giờ thì bài tụng lại mang một nhịp điệu khác rồi!] – Nào có chuyện gì đâu! [Các đệ tử không nên lưu tâm nơi những hình tượng này, chúng chẳng có gì quan trọng.]

»Nơi tam cấp cá vọt nhảy hoá rồng« – Ông ta không nên qua mặt đại chúng nghiêm túc! [Chúng ta cũng là những người tương tự như Huệ Siêu. Quá bất lịch sự nếu cứ nói về rồng ...] – Con rồng như thế thì người ta nên đạp vào đầu! Nếu không thì nguy hiểm.

»Còn kẻ si thì giữa đêm còn thấy tát nước nơi bờ đê.« – Họ đứng chặt trên mặt đất, tay thì mò mẫm nơi bờ tường. – Họ đứng bên cổng [để rình ông chủ đã vắng nhà từ lâu]. – Những trò này chẳng phải là việc của nạp tăng. – Như thế là: Ôm gốc cây đợi thỏ.[9]

Viên Ngộ bình xướng về kệ tụng
Tuyết Đậu là một tác giả. Từ những lời lãi nhãi khó cắn, khó nhai, khó thấu, khó thấy, đầy khúc mắc quanh co của cổ nhân mà Sư làm thành một lời tụng để người khác thấy được thì quả thật kì đặc. Sư biết rõ then chốt của Pháp Nhãn; và cũng biết Huệ Siêu ngứa ngáy ở chỗ nào; thêm vào đó thì Sư cũng lo âu việc hậu nhân chỉ hướng theo ngôn cú của Pháp Nhãn mà suy ngẫm sai lệch. Đây chính là những điều kiện tiên quyết của bài tụng Sư trình bày bên trên.

Vị tăng đưa ra câu hỏi như bản công án trình bày, và Pháp Nhãn đưa ra câu trả lời của mình. Đây chính là điểm mà Tuyết Đậu muốn nói đến trong hai câu: »Giang quốc gió xuân muốn thổi nhưng thổi chẳng xong. Chá Cô kêu ríu rít trong lùm hoa rậm.« Hai câu này [nên nhớ!] chỉ là một [nó thành lập một đơn vị tương tự như gà con trong trứng lấy mỏ cạ vào vỏ trứng, khiến gà mẹ biết được, dùng mỏ cứng mạnh của mình tháo gỡ vỏ giúp con]. Các ngươi thử nói xem: Tuyết Đậu nghĩ gì với hai dòng kệ này? Phần lớn mọi người, dù bên Giang nam hay Giang tây, họ đều hiểu việc này hai mặt và quả quyết rằng: Câu đầu »Giang quốc gió xuân muốn thổi nhưng thổi chẳng xong« hướng về lời đáp của Pháp Nhãn »Ngươi là Huệ Siêu«. Ngoài ra họ chẳng còn gì để nói. Như vậy thì gió xuân cũng chẳng có can đảm dấy lên [cự lại câu trả lời oai phong khiến tất cả câm nín của Pháp Nhãn]. Câu kệ thứ hai »Chá Cô kêu ríu rít trong lùm hoa rậm« được hiểu như những cuộc tranh luận sôi nổi về câu nói của Pháp Nhãn, tương tự như tiếng kêu ríu rít của bầy Chá Cô trong lùm cỏ rậm. Nào có tương can gì đến sự việc! Họ chẳng hề biết là hai câu của Tuyết Đậu chỉ là một. Nơi đây phải lành lặn không được có một chỗ vá, chỗ nứt nào. Ta nói với các ngươi rõ ràng ràng nơi đây: Ngôn trình bày đúng và ngữ cũng trình bày đúng. [Tuyết đậu cũng nói tương tự như vậy trong bài kệ tụng của công án thứ hai.] Nó che đậy cả trời lẫn đất. Kẻ kia hỏi: Thế nào là Phật? Pháp Nhãn đáp: Ngươi là Huệ Siêu. Và Tuyết Đậu nói thêm vào: »Giang quốc gió xuân muốn thổi nhưng thổi chẳng xong. Chá Cô kêu ríu rít trong lùm hoa rậm.« Nếu các ngươi gom góp tất cả lại được [như một người đánh bạc thắng gom tiền của mình] thì sẽ một mình đi dưới vầng hồng. Còn nếu lấy tình thức mà suy ngẫm, giải thích thì còn phải trải qua ít nhất ba cuộc sống nữa, nếu không muốn nói là sáu mươi kiếp!

Trong câu thứ ba và tư thì Tuyết Đậu quá ư từ bi, đã vì người thuyết phá [những gì Sư ám chỉ mập mờ trong hai câu đầu]. Sư trình bày sự kiện Thiền sư Huệ Siêu nhân câu nói của Pháp Nhãn mà đại ngộ và so sánh nó với hai câu »Nơi tam cấp cá vọt nhảy hoá rồng. Còn kẻ si thì giữa đêm còn thấy tát nước nơi bờ đê.« Tam cấp tại Vũ Môn – cũng được gọi là Long Môn[10] – được hình thành [theo truyền thuyết xưa] là nhờ vua Vũ cho khoan thủng dãy núi nơi ấy và dựng ba đập nước [để giảm được phần nào sức nước mãnh liệt cũng như dẫn nước tưới ruộng đồng]. Và khi hoa đào nở vào ngày mồng ba tháng ba thì trời đất sở cảm, khiến từng con cá [cụ thể là những con cá chép lớn mạnh] bơi ngược dòng, nhảy vọt qua những thác nước, qua Long Môn này. Nếu con nào nhảy vượt Long Môn được thì đầu mọc sừng, đuôi kéo dài ra như bờm ngựa, rồi vồ lấy mây mà bay đi. Con nào không vượt qua được phải quay trở lại, đầu mang thương tích.

Nếu kẻ si nào cứ cắn nhai ngôn cú [tức là câu hỏi của Huệ Siêu và lời đáp của Pháp Nhãn] thì họ giống như những người »giữa đêm còn thấy tát nước nơi bờ đê« để tìm cá. Họ hoàn toàn không biết là cá đã hoá rồng lâu rồi. Sư ông Thủ Đoan[11] có một bài tụng như sau về sự việc này:

Ông ta rút một tờ tiền sáng ngời

Và mua một cái bánh chiên

Nhâm nhi, nuốt vào bụng

Chẳng hề nghe ông ấy than đói.

一 文 大 光 錢

買 得 箇 油 糍

喫 向 肚 裏 了

當 下 不 聞 饑

Nhất văn đại quang tiền

Mãi đắc cá du từ

Khiết hướng đỗ lí liễu

Đương hạ bất văn cơ.

Bài tụng này rất hay; chỉ có điều quá thô vụng. Ngược lại, bài tụng của Tuyết Đậu thì quá khéo; nó chẳng có góc cạnh sắt bén nào làm tay người bị thương. Xưa kia có một vị Tạng chủ tên Khánh[12] rất thích bài tụng của Tuyết Đậu, thường hỏi đệ tử: Ngươi nghĩ thế nào về câu: »Nơi tam cấp cá vọt nhảy hoá rồng«? Ta tự thấy câu hỏi này chẳng cần thiết. Chỉ muốn hỏi các ngươi như sau: Nơi nào ngày nay mà cá còn hoá rồng bay mất?

--------------------------------------------------------
Chú thích:
[8] Một loại gà rừng tương tự như con gà gô.

[9] Người ta thường nhắc lại câu chuyện sau: Một nông gia ra đồng thấy một con thỏ chạy đâm đầu vào gốc cây mà chết mất. Quá sung sướng vì món quà không cầu mà đến dễ dàng như vậy nên ông ta quẳng gánh, bỏ cả việc cày cấy, chỉ còn ngồi ở gốc cây đợi con thỏ thứ hai.

[10] Nơi Hoàng hà rời miền núi, tuôn xuống miền đồng bằng Bắc Trung Quốc, chính ngay chỗ nó đang chảy xuôi dòng Bắc nam bỗng dưng bẻ gắt qua hướng Đông.

[11] Bạch Vân Thủ Đoan, 1025-1072, thầy của Ngũ Tổ Pháp Diễn, vị thầy của Viên Ngộ.

[12] Một người bạn đồng học của Viên Ngộ trong thời gian lưu lại Qui sơn.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
KHEN, CHÊ

Một lần nọ A Nan Ða yêu cầu Trưởng Lão cùng đi với ông đến dạy đạo tại một nữ tu viện. Sau một phút chần chờ, Trưởng Lão Ca Diếp đã nhận lời. Nhưng khi thuyết pháp xong, một tỳ khưu ni ương nghạnh trong lòng còn chứa dục tình đã bình phẩm: “Trưởng Lão Ca Diếp cứ dành nói pháp một mình, không để cho tôn giả A Nan Ða, là kẻ đẹp trai, hiểu biết rộng, thốt ra được một lời!”. – Tỳ khưu ni ấy còn ví dụ Trưởng Lão như người bán kim, cứ ca tụng cây kim trước người biết chế tạo ra nó! (ám chỉ A Nan Ða).

Trên đường về, A Nan Ða hiểu ý, bèn yêu cầu Trưởng Lão Ðại Ca Diếp tha lỗi cho tỳ khưu ni kia. Nhưng Trưởng Lão đã quở trách rằng:

“Nầy A Nan Ða! Sao ông không nhớ thu thú lục căn! Ông cứ để những điều khen chê ảnh hưởng đến hạnh kiểm của mình?! (Theo Samyutta Nikàya 16.10 = Tạp A-Hàm số 16.10).

Ðiều nầy có nghĩa là Trưởng Lão Ðại Ca Diếp đã khéo léo quở trách A Nan Ða quá sốt sắng mang lợi ích tinh thần cho Ni giới, mà coi thường sự nguy hiểm luyến ái riêng tư, không phải từ thân A Nan Ða, mà từ phía một người khác: (ám chỉ của một tỳ khưu ni!). Sự quở trách nầy về sau đã giúp ích cho A Nan Ða rất nhiều!

-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
lotus3.jpg
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Upasiva hỏi:

Người đã đến bến rồi:
Thì không hiện hữu nữa,
hay vïnh viễn thoát phiền?
Bậc trí rõ pháp này
Xin vì tôi chỉ dạy.

Phật đáp:

Với người đã đến bến
Không một tiêu chuẩn nào
Có thể dùng nói rằng: --
người đó không hiện hữu.
Khi mọi pháp đã diệt
Ngôn ngữ thảy diệt theo.

------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có một vị sư mới tu mà cũng là một tân Thiền sinh tìm đến gặp Ngài Thiền sư Achaan Chaa (một Thiền sư người Thái trứ danh) rồi thưa với Ngài đủ thứ chuyện, từ đời sống bản thân cho đến các bè bạn đồng tu trong tự viện, mà đáng kể nhất là vị này đã có một nhận xét trực tiếp về Ngài:

- Con thấy hình như Ngài chẳng giúp được gì cho con cả. Con chẳng biết phải làm sao với những lời hướng dẫn của Ngài. Bữa nay, Ngài nói thế này, hôm sau Ngài lại nói thế khác. Con nghĩ rằng một người như Ngài, vẫn được xem là một Thiền sư sở hữu được một trí tuệ khác người, mà tại sao lúc nào cũng tự mâu thuẫn với mình như vậy?

Ngài Achaan Chaa bật cười rồi giải thích:

- Những hướng dẫn Thiền định của tôi chỉ luôn có một ý nghĩa là giúp người khác ổn định tâm hồn của mình. Tôi vẫn xem các Thiền sinh ở đây là những người khách bộ hành đang từng bước dò bước trên những con đường đầy những sương mù mà tôi là một hướng dẫn viên có chút ít kinh nghiệm về con đường đó. Tôi thấy ai trong đoàn sắp lạc bước qua bên phải hoặc bên trái một cách nguy hiểm thì tôi lập tức lên tiếng cảnh báo. Tất cả chỉ có vậy thôi.

Vấn đề cơ bản của thiền Ðịnh là ổn định hóa thân tâm. Một khi nhận ra được rằng mình đang ở vào một trường hợp thiếu ổn định nào đó do sự tác động của các phiền não, đặt biệt là một ham muốn, thì lập tức buông bỏ nó đi để quay lại chính mình, nhìn ngắm mmọi thực tại đang diễn ra bằng tất cả sự ổn định nhất. Hãy để mọi sự trôi qua một cách đơn giản, có gì là rắc rối đâu! Một thái độ tỉnh thức trong mỗi tình huống đều có thể là một cơ hội để nuôi dưỡng sự quân bình của nội tâm. Tâm thái quân bình hay ổn định này chính là trọng điểm của giáo lý Ðức Phật. Trình độ tâm linh này sẽ dể hiểu hơn nếu ở đây ta gọi nó bằng một cụm hợp từ mà xưa nay vẫn không xa lạ gì đối với Phật giáo đồ, đó chính là "con đường Trung Ðạo".

-------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tâm Bất Động (Vô Tâm)

Thiền nhập vào đời sống thực tế, đối với cuộc sống hằng ngày làm sao giữ được Tâm Bất Động .

Thu gọn vào nghĩa hẹp của chữ Tâm là trái Tim . Không ai có thể làm cho trái "Tim " bất động được dù cho nghĩa bóng hay nghĩa đen . Theo nghĩa bóng, nếu bất động, Phật và Bồ Tát đã chẳng trải qua bao nhiêu kiếp khổ hạnh vì thương sót chúng sanh . Theo nghĩa đen, không thể có trái tim nào bất động, vì đó là sự chấm dứt cuộc sống của một kiếp người .

Vậy mục đích của Tu Thiền là có một trái Tim Bất Động, nghĩa là sao ? Làm thế nào đạt được ?

Thật sự "BẤT ĐỘNG" đây có nghĩa là không để ngoại cảnh làm mất sự "TỰ NHIÊN" của trái Tim, dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào "TRÁI TIM" cũng vẫn giữ nhịp đập bình thường của nó - có nghĩ là nó không bị mất sự cân bằng trong sinh hoạt của nó - do đó nó không làm mất sự cân bằng của lý trí và không ảnh hưởng đến trí huệ .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có một số Tu sĩ Ngoại Đạo suốt đời khổ vì cứ phải phân biệt cái "Xấu" và cái "Tốt", cái "Thiện" và cái "Ác" .

Họ có biết đâu "Xấu" với người này là "Tốt" với người khác , ví như món ăn này bổ ích cho anh A nhưng lại gây dị ứng cho anh B (Đậu Phụng) .
"Thiện " với người này, nhưng "Ác " với người khác, ví như hai người có thù với nhau thì con cháu họ sẽ nhìn nhau với sự "Thiện", "Ác" khác nhau .

Vì vậy các Tu Sĩ ngoại đạo sẽ khổ suốt đời mà chẳng đi đến đâu .

Sự Tu Hành đúng đắn là Tu Theo "Chánh Đạo", làm cho "Đúng", Tu cho "Đúng", không lệch lạc bên này bên kia .

Phật đã giải bầy con đường "Chánh Đạo" (Bát Chánh Đạo), trước mắt đó, họ không thấy sao ?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phật dạy luyện Tâm:

Khi Nakulapità, một nam cư sĩ đã già, cao niên, ốm yếu và bệnh hoạn, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và mong được nghe pháp ngõ hầu tăng trưởng sự an vui và hạnh phúc, Ðức Phật nói: "Thật sự là vậy, này gia chủ. Thực sự là vậy, này gia chủ. Thân của ông là bệnh hoạn, ốm yếu. Ðối với người nào mang tấm thân này, lại tự cho là không bệnh dù chỉ trong giây phút thôi; người ấy hẳn là người ngu! Vì vậy, này gia chủ, ông phải tự tập luyện như vầy: "Dù cho thân ta bệnh hoạn, tâm ta sẽ không bệnh", ông hãy tự luyện tập như vầy"
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Cái Thân Hữu Hình phải theo "Pháp" mà bị diệt , mà phải chịu bệnh hoạn .
Cái Tâm nó vô hình, làm sao mà diệt nó, làm sao mà phải bệnh hoạn . Như vậy người bị bệnh Tâm là mắc bệnh "Vọng Tưởng" .
Phật đã nhắc nhở cho vị Cư sĩ thật đúng thời, đúng lúc .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
NGOẠI ĐẠO XUẤT GIA :

Với cử chỉ vô cùng khiêm cung Sú-phát-đá quì nghiêng mình gần thiền sàng, cẩn bạch:

- Bạch Ðức Thế Tôn, đệ tử tên Sú-phát-đá, một du sĩ mới tập sự hành đạo, được nghe tôn danh quí đức của Thế Tôn từ lâu, song chưa có dịp bái kiến. Hôm nay cơ hội ngàn vàng này, xin Thế Tôn cho phép đệ tử được hỏi vài điều thắc mắc.

- Ðược. Sú-phát-đá hỏi đi.

- Bạch Thế Tôn, các vị giáo chủ trong nhóm Lục sư là: Bu-rá-ná-cá-sá-pá, Măc-khá- lí-gô-sa-lá, Á-chí-tá-kê-sá-căm-bá-lá, Bá-cut-thá-cach-cha-dá-ná, Sanh-cha-dá- vê-lăt- thá-pút-tá, và Ní-găn-thá-na-đa-pút-tá được số đông quần chúng tôn sùng cúng dường, vậy họ có phải là Alahán hết phiền não hay không?

- Có phải đây là vấn đề chánh yếu thúc đẩy ngươi đến gặp Như Lai?

- Bạch Ðức Thế Tôn, đúng vậy.

Ðại đức Ananđa lấy làm băn khoăn hết sức vì câu hỏi của Sú-phát-đá hoàn toàn vô bổ. Ananđa vừa định mời Sú-phát-đá ra ngoài thì Ðức Tôn sư dạy:

- Sú-phát-đá, ngươi không nên quan tâm đến vấn đề này. Thì giờ của Như Lai cũng như ngươi còn quá ít. Ngươi nên hỏi những điều ích lợi cho bản thân.

- Vậy đệ tử xin hỏi 3 điều:

1- Có dấu chân nào trong hư không?
2- Ngoài chánh pháp có sa môn hay không?
3- Các hành có thường hay không?

Ðức Tôn sư đáp:

- Không có dấu chân trên hư không; ngoài chánh pháp không có sa môn; các hành đều vô thường.

Với Phật nhãn, Ðức Tôn sư nhận thấy căn lành thánh đạo của Sú-phát-đá, bèn dạy thêm:

- Này Sú-phát-đá, thánh đạo tám ngành là con đường cao thượng, có khả năng đưa hành giả đến Niết bàn. Bao giờ còn người hành trì bát chánh đạo thì bấy giờ sự liễu chứng quả vị La-hán vẫn còn.

Lãnh hội được giáo lý căn bản, Sú-phát-đá phát tâm xin xuất gia, Ðức Tôn sư cho biết, truyền thống giáo hội đã được qui định: du sĩ ngoại đạo muốn xuất gia phải chứng tỏ thiện chí và sự quyết tâm của mình bằng chấp tác cấm phòng nghĩa là phải sống biệt trú trong thời gian tối thiểu bốn tháng rồi mới được xuất gia.

Sú-phát-đá tỏ ra hết sức hoan hỉ và nói rằng: mình sẵn sàng chấp hành qui luật này bốn năm. Ðức Tôn sư thấy rõ đạo tâm kiên cố và duyên lành thánh quả bèn dạy Ðại đức Ananđa làm lễ xuất gia và dạy đề mục tham thiền cho Sú-phát-đá.
-----------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên