VƯỜN THIỀN

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THIỀN VUỢT BIÊN GIỚI TÔN GIÁO


Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:

to think of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.

Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là là Tĩnh lự (zh. 靜慮). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍那), Trì-a-na (持阿那).

Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...

Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".

Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:

"Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."
Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái五蓋, sa. nīvaraṇa) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.

Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.

Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. 入息出息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).

Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên. Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả — kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện

(BÁCH KHOA TỰ ĐIỂN WIKIPEDIA)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đã trở thành một tông phái độc lập khi được truyền sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục tổ Huệ Năng. Nơi đây, Thiền tông đã hấp thụ cốt tuỷ của nền văn hoá, triết lí Trung Quốc. Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức H. W. Schumann viết như sau trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus):

"Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc. Cái 'dễ thương', cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc—với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng—những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét 'con ngỗng triết lí' vào lọ, thì—chính nơi đây, tại Trung Quốc—con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích."
Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên, không hẳn là sự phản đối truyền thống như những học giả sau này thường xác định. Thiền tông phản bác, vứt bỏ những nghi thức rườm rà, những bài luận khó hiểu, bất tận nhưng không phủ nhận nội dung, tinh hoa của chúng. Thiền tông chính là sự tổng hợp độc đáo của hai giáo lí, hai học thuyết nền tảng của Đại thừa Ấn Độ, đó là Trung quán (zh. 中觀, sa. mādhyamika) và Duy thức (zh. 唯識, sa. vijñānavādin). Người ta có thể hiểu phần nào những hành động, lời nói, phương pháp hoằng hoá "mâu thuẫn", "nghịch lí" của các vị Thiền sư nếu nắm được giáo lí của Trung quán và Duy thức. Trong các tập công án của Thiền tông, người ta có thể nhận ra hai loại:

Những công án xoay quanh thuyết Thật tướng (zh. 實相) của Trung quán tông (sa. mādhyamika), tức là tất cả đều là Không (sa. śūnyatā). Công án danh tiếng nhất với thuyết tính Không là Con chó của Triệu Châu (Vô môn quan 1): Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tính không?" Triệu Châu trả lời: "Không!" (vô 無).
Những công án với khái niệm "Vạn pháp duy tâm" (zh. 萬法唯心, sa. cittamātra) của Duy thức tông. Một công án danh tiếng theo thuyết Duy thức (Vô môn quan 29): Hai ông tăng cãi nhau về phướn (một loại cờ). Một ông nói: "Phướn động", ông kia nói: "Gió động", và cứ thế tranh cãi. Lục tổ Huệ Năng liền nói: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướn, tâm các ông động". Nghe câu này, hai vị giật mình run sợ.

Thiền tông thời cận đại và hiện đại

Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rất lớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism) đã rất thành công trong hai thập niên 1950 và 1960. Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có bản dịch tiếng Việt.

Thiền tông ở các nước phương Tây ngày nay có được phần lớn là qua sự đóng góp của các thiền sư Nhật Bản. Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Nhiều trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đã đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.

Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn luôn luôn gây được một sức thu hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật Đông Á.

(BÁCH KHOA TỰ ĐIỂN WIKIPEDIA)
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si, buông bỏ đến chỗ không còn gì để buông bỏ, chỉ để khởi một câu “A DI ĐÀ Phật”, rõ rành phân minh trong tâm không gián đoạn như sợi chỉ xỏ xâu chuỗi. Dụng công như thế, bất cứ cảnh riêng nào, cũng không bị lôi kéo đánh mất, hàng ngày như vậy trong cảnh náo đông không tạp, không loạn, thức ngủ như một, dụng tâm như thế, niệm đến lúc mạng chung, nhất tâm bất loạn, đó là thời tiết Siêu Sanh Tịnh Độ.

Hám Sơn Đại Sư
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
" Trong cơn lạnh thì nương vào lửa, trong sự nóng bức của mùa hè thì nương vào con suối mát, trong sự tối tăm và ảm đạm, thì nương vào Phật Ðà. "

Mã Minh (ASVAGHOSHA)
-------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ngài Mã Minh là một nhà lãnh đạo lớn trong thời đại Ngài, dùng hết khả năng văn học của mình trong việc truyền bá Phật Pháp. Ngài không thỏa mãn chỉ ở việc viết sách, nhưng công việc suốt đời của ngài là làm một nhà truyền giáo và thuyết giảng vô ngã. Vì ngài là thi sĩ, kịch gia, nhạc sĩ, học giả và một nhà tranh luận, Ngài đi bộ từ làng nầy qua làng nọ, thị trấn nầy qua thị trấn khác, thành phố nầy đến thành phố kia, chơi nhạc và ca hát để tán dương Ðức Phật. Ngài viết kịch về Phật Ðà và cho trình diễn, chính ngài cũng thủ vai trình diễn khi cần thiết. Những vở kịch của ngài cũng đầy tính chất nhiệt thành của nhà truyền giáo. Trong một vở kịch, khi giải thích những ích lợi trong việc quy y Phật Pháp, ngài Mã Minh nói:

- Trong cơn lạnh thì nương vào lửa, trong sự nóng bức của mùa hè thì nương vào con suối mát, trong sự tối tăm và ảm đạm, thì nương vào Phật Ðà.

Ngài tin vào Ðức A Di Ðà, coi A Di Ðà là hiện thân của thọ lượng không cùng. Bất cứ nơi nào Ngài đến, Ngài chơi nhạc, diễn kịch và ca hát về Phật Pháp và lấy đó làm vui. Làm thế, Ngài Mã Minh đã đưa Phật Giáo vượt ra ngoài phạm vi chùa viện và làm cho nó trở thành một vấn đề của đám đông và của mọi nhà. Quần chúng có ấn tượng mạnh với cuộc đời Ðức Phật được diễn tả một cách đẹp đẽ bằng thi ca.
--------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Lý thuyết và Thực tế

Đức Phật dạy về tâm và các tâm sở, nhưng không phải để cho chúng ta bám chặt lấy các ý niệm đó. Y' định duy nhất của Ngài là giúp chúng ta nhận chân ra được chúng (tâm và tâm sở) đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Rồi thì hãy buông bỏ chúng, gạt chúng qua một bên. Hãy hay biết và hiểu rõ chúng khi chúng khởi sinh. Tâm này đã bị điều kiện hóa từ lâu. Tâm ấy đã được tập tành và chịu sự điều kiện hóa để quay cuồng và xa rời khỏi tình trạng của sự hay biết thuần tịnh. Khi tâm ấy quay cuồng, nó tạo nên các hiện tượng bị điều kiện hóa, rồi các hiện tượng ấy trở lại ảnh hưởng đến tâm thêm nữa, khiến cho sự biến chuyển cứ tiếp tục mãi. Tiến trình đó khởi sinh các điều thiện, điều ác, và các sự vật khác nữa dưới ánh mặt trời này. Đức Phật dạy ta phải nên từ bỏ chúng hết đi. Tuy nhiên, ngay buổi đầu, các bạn còn phải tập làm quen với lý thuyết, rồi mới có thể buông bỏ nó vào một giai đoạn sau. Đó là một tiến trình tự nhiên. Tâm chỉ là như thế đó. Các tâm sở cũng chỉ là như thế đó.

Hãy lấy một thí dụ, về Bát Chánh Đạo chẳng hạn. Khi trí tuệ (pannà, bát nhã) quán sát sự vật một cách đứng đắn với minh quán, Chánh Kiến khởi lên và đưa đến Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, và các chi kế tiếp. Điều này có liên hệ đến các tình trạng tâm lý đã khởi lên từ giác niệm thuần tịnh. Giác niệm đó cũng như một ngọn đèn soi sáng trong đêm tối cho con đường phía trước. Nếu sự hiểu biết đúng đắn, nghĩa là phù hợp với chân lý, nó sẽ tỏa lan và soi chiếu cho mỗi bước đi khác trên đường Bát Chánh.

Bất cứ điều gì mà chúng ta thể nghiệm, điều ấy cũng khởi lên trong phạm vi của sự hiểu biết này. Sự hiểu biết không thể có nếu tâm không hiện hữu. Tất cả là những hiện tượng của tâm. Như Đức Phật có nói, tâm chỉ giản dị là tâm. Tâm không phải là một chúng sinh, không phải là một người, một tự ngã, hoặc là chính bạn. Tâm không phải là chúng ta, cũng không phải là chúng nó. Pháp (Dhamma) chỉ giản dị là Pháp. Nó là một tiến trình tự nhiên, vô ngã. Nó không thuộc về chúng ta, hay bất cứ ai khác. Nó không phải là một vật. Bất cứ những gì mà một cá nhân thể nghiệm đều rơi vào trong năm loại căn bản này (khandas, năm uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đức Phật dạy chúng ta nên buông bỏ chúng hết.

Sự quán chiếu cũng tựa như một thanh gỗ. Minh quán (Vipassanà) ở đầu này của thanh gỗ, còn An chỉ (Samatha) thì ở đầu kia. Khi chúng ta cầm thanh gỗ lên, có phải một đầu hay là hai đầu cùng được nâng lên? Dĩ nhiên, khi cầm thanh gỗ lên thì hai đầu đều được cất lên cả. Đầu nào là minh quán, và đầu nào là an chỉ? Chỗ nào là minh quán tận cùng và chỗ nào là an chỉ bắt đầu? Cả hai đều là tâm cả. Khi tâm trở nên an tịnh, thì sự an định sẽ khởi lên ngay bước đầu từ nơi tịch tĩnh, an chỉ (samatha). Chúng ta gom và hợp nhất tâm lại trong những trạng thái an định (samàdhi). Tuy nhiên, khi sự an bình và ổn cố của samàdhi phai nhạt dần, khổ sở sẽ khởi lên thay thế. Tại sao vậy? Bởi vì sự an bình do thiền an chỉ đưa đến vẫn còn căn cứ trên sự bám níu. Sự bám níu này có thể là một nguyên nhân gây ra đau khổ. Tịch tĩnh còn chưa phải là bước cuối của con đường. Đức Phật đã nhìn thấy điều đó, do chính kinh nghiệm của Ngài, sự an định của tâm như thế vẫn còn chưa phải là cứu cánh. Các nguyên nhân nằm bên dưới tiến trình của sự hiện hữu (bhava) vẫn chưa được đoạn diệt (nirodha). Các điều kiện của sự tái sinh vẫn còn đó. Công tác tâm linh của Ngài vẫn chưa đạt đến mức toàn hão. Tại sao? Bởi vì vẫn còn khổ não. Do đó, căn cứ trên sự an định của tịch tĩnh, Ngài tiếp tục quán chiếu, điều tra, và phân tích bản chất hữu vi của thực tại cho đến khi Ngài đã giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc, ngay cả sự ràng buộc vào tịch tĩnh. Tịch tĩnh vẫn còn là một phần của thế giới hữu vi và thực tại ước định. Bám vào loại an định đó là bám vào thực tại ước định, và cho đến khi nào chúng ta còn bám vào đó, chúng ta vẫn còn sa lầy trong hiện hữu và tái sinh. Hân hoan trong sự an định của tịch tĩnh sẽ đưa đến hiện hữu và tái sinh kế tiếp. Một khi tâm bất an và chao động đã lắng dịu xuống rồi, con người thường hay bám níu vào sự yên tịnh tiếp theo đó.

Thế nên Đức Phật mới quan sát các nguyên nhân và điều kiện nằm bên dưới sự hiện hữu và tái sinh. Cho đến khi nào Ngài còn chưa thấm nhập hoàn toàn vào vấn đề và hiểu rõ ràng được Chân Lý, Ngài vẫn tiếp tục thẩm sát càng lúc càng thâm sâu hơn, với một tâm tư an định, chiếu rọi vào tất cả mọi sự vật, an lành hay xáo động, mỗi khi chúng khởi sinh lên. Ngài tiếp tục thẩm sát cho đến khi Ngài thấy thật rõ ràng, minh bạch rằng, muôn pháp khi khởi lên hiện hữu thì cũng tựa như một hòn sắt nóng đang nung đỏ. Năm uẩn (sắc, thọ tưởng, hành, thức) của chúng sinh là hòn sắt nóng đỏ. Khi một hòn sắt nung nóng đỏ, còn có chỗ nào cho ta cầm mà không bị phỏng tay chăng? Có chỗ nào nơi hòn sắt nóng đỏ đó còn dịu mát chăng? Thử sờ vào bên trên, bên dưới hoặc hai bên hông mà thấy được một chỗ còn nguội lạnh chăng? Không thể được. Hòn sắt nung đỏ đã hoàn toàn nóng cháy. Chúng ta không thể nào bám vào sự an tịnh. Nếu tự đồng hóa với sự an tịnh đó, rồi phỏng đoán rằng cũng có kẻ đang được yên ổn và tịch tĩnh, đó là vô tình củng cố thêm ý nghĩ sai lầm rằng có một linh hồn riêng biệt, một tự ngã độc lập. Y' tưởng về tự ngã chỉ là một phần của thực tại qui ước. Khi nghĩ rằng, "Tôi bình yên, Tôi xao động, Tôi tốt, Tôi xấu, Tôi sung sướng, Tôi đau buồn", chúng ta càng bị vướng vào hiện hữu và tái sinh. Lại càng thêm khổ sở. Khi hạnh phúc tàn phai, chúng ta đau khổ. Khi sự khổ sở biến mất, chúng ta có hạnh phúc trở lại. Vướng mãi trong vòng lẩn quẩn đó, ta trồi lên thụt xuống triền miên giữa thiên đường và điạ ngục.

Trước khi giác ngộ, Đức Phật nhận thấy điều này trong chính tâm của Ngài. Ngài biết rõ rằng các điều kiện của sự hiện hữu và tái sinh vẫn chưa tận diệt hết. Công tác của Ngài vẫn chưa hoàn tất. Chú tâm vào tính duyên sinh của cuộc đời, Ngài quán chiếu: "Do nguyên nhân này mà có sự sinh; do sự sinh này mà có sự chết, và tất cả các sự biến chuyển này đến và đi." Thế là Đức Phật nắm lấy các chủ đề đó để quán chiếu hầu thông hiểu Sự Thật về năm uẩn. Tất cả mọi sự vật tâm linh hay vật chất, mọi sự việc được quan niệm hay suy tư đến, đều do duyên sinh, không có một ngoại lệ nào. Một khi Ngài đã hiểu rõ như thế, Ngài dạy chúng ta nên đặt chúng xuống. Một khi Ngài đã hiểu rõ như thế, Ngài dạy chúng ta nên buông bỏ chúng hết. Ngài khuyến khích mọi người nên thông hiểu cho phù hợp với Chân Lý. Nếu không như thế, chúng ta sẽ khổ sở. Chúng ta không đủ khả năng để vứt bỏ các sự vật đó. Tuy nhiên, một khi chúng ta thấy rõ Sự Thật về vấn đề đó, chúng ta sẽ nhìn nhận rằng các sự vật đó làm mê hoặc chúng ta. Như Đức Phật có nói, "Tâm không có thực chất, nó không phải một vật nào cả."

Tâm không phải sinh ra là thuộc về một ai. Tâm không chết đi như bất cứ ai. Tâm ấy tự do, chiếu sáng rạng ngời, và không vướng mắc vào bất cứ vấn đề nào cả. Lý do các vấn đề khó khăn khởi lên là vì tâm ấy bị che mờ bởi các sự vật bị điều kiện hóa, bị vẩn đục viø quan niệm sai lầm về tự ngã. Bởi thế, Đức Phật dạy ta phải nên quan sát tâm ấy. Ngay tại buổi đầu, đã có gì ở đấy? Thực sự, không có gì cả. Tâm ấy không khởi lên cùng với các pháp hữu vi, và tâm ấy cũng không diệt mất theo các pháp hữu vi đó. Khi gặp một sự việc gì thiện lành, tâm ấy không thay đổi để trở thành thiện lành theo. Khi gặp một sự việc xấu ác, tâm ấy cũng không xấu ác theo. Tâm ấy như thế đó, khi có sự minh quán nhìn rõ ràng vào bản thể của chính mình. Có sự thông hiểu rằng đây vốn là một tình trạng vô thực chất.

Trí tuệ minh quán của Đức Phật nhiøn thấy muôn pháp đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Ngài muốn mọi người chúng ta phải thông hiểu hoàn toàn theo đường lối đó. Do đó, sự "hay biết" đã biết thật phù hợp với Chân Lý. Khi sự "hay biết" đó biết đến niềm an lạc hay nỗi sầu bi, thiø nó vẫn giữ được sự thản nhiên, bất động. Tiønh cảm an lạc là một hình thức của sự sinh ra. Khuynh hướng trở nên buồn bã là một hình thức của sự chết đi. Khi có sự chết, tất sẽ có sự sinh; và những gì sinh ra rồi sẽ chết đi. Khởi sinh rồi tận diệt, cứ mãi vướng vào vòng lẩn quẩn của sự hiện hữu. Một khi tâm tư của hành giả đã đạt đến tiønh trạng hiểu biết như thế đó, thiø không còn sót lại chút nghi ngờ nào về sự trở thành và tái sinh nữa cả. Không còn cần phải hỏi lại ai nữa cả.

Đức Phật thẩm sát đầy đủ hết tất cả các pháp hữu vi và đã buông bỏ được chúng. Năm uẩn cũng được buông bỏ, và sự "hay biết" chỉ đơn thuần là một quan sát viên vô tư. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tích cực, Ngài không vì thế mà trở thành tích cực. Ngài chỉ đơn thuần quan sát và tỉnh giác. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tiêu cực, Ngài không hề trở thành tiêu cực. Và tại sao lại như vậy? Bởi vì tâm tư Ngài đã giải thoát khỏi các nhân duyên ấy. Ngài đã thấm nhập vào Chân Lý. Nhân duyên đưa đến tái sinh không còn hiện hữu nữa. Đó là sự "hay biết" chắc chắn và đáng tin cậy. Đó là một tâm tư thật sự hoàn toàn an định. Đó là những gì không hề được sinh ra, không già lão, không bệnh hoạn, và không hề chết đi. Đó cũng không phải là nguyên nhân hoặc hậu quả, cũng không tùy thuộc vào nhân và quả; hoàn toàn độc lập đối với tiến triønh duyên sinh. Các nguyên nhân bấy giờ đã chấm dứt, và không còn sót lại một duyên nào nữa. Tâm tư ấy vượt qua sự sinh và sự chết, vượt qua an lạc lẫn ưu bi, cả thiện lẫn ác. Còn có thể nói gì hơn nữa? Nó vượt qua mọi giới hạn của ngôn từ để mô tả nó. Tất cả các điều kiện hỗ trợ đã chấm dứt, và nỗ lực nào để mô tả nó cũng sẽ chỉ đưa đến sự bám thủ. Ngôn từ được dùng bấy giờ chỉ trở thành một tràng lý thuyết của tâm tư mà thôi.

Các mô tả lý thuyết về tâm và cách vận hành của tâm tuy chính xác nhưng Đức Phật lại xem loại hiểu biết đó tương đối vô dụng. Chúng ta dùng trí thức để hiểu biết một điều gì, rồi tin tưởng vào đó, nhưng đấy không có chút ích lợi thực sự nào. Kiến thức đó không đưa đến an định. Sự hiểu biết của Đức Phật đưa đến sự buông bỏ. Kết quả là sự từ khước. Bởi vì chính cái tâm đã dẫn ta nhúng tay vào cả hai, điều phải và điều trái. Nếu khá khôn ngoan, chúng ta sẽ chọn điều phải. Nếu quá khờ khạo, chúng ta sẽ dính dấp đến điều quấy. Tâm ấy là tâm thế gian, và đức Thế tôn đã dùng các sư vật của thế gian này để quan sát chính thế gian đó. Biết được rõ ràng thế gian này đúng như thật nó là như thế, Ngài được tôn xưng là bậc "Thế gian giải", nghĩa là bậc đã hiểu được thế gian này rất rõ ràng và minh bạch.

Trở lại với vấn đề an chỉ (samatha) và minh quán (vipassanà), điều quan trọng nhất là phải phát triển các trạng thái đó ngay trong chính tâm của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta thật sự phát triển chúng nơi ta thì chúng ta mới hiểu biết rõ thực sự chúng là như thế nào. Chúng ta cố tìm học những gì trong sách vở nói về các yếu tố của tâm, nhưng loại kiến thức trí năng này lại không có ích lợi chi cho việc cắt đứt hẳn các ham muốn vị kỷ, sân hận và si mê. Chúng ta nghiên cứu lý thuyết về tham, sân, si, giản dị chỉ mô tả các đặc tính khác nhau của các lậu hoặc tinh thần đó: "Ham muốn ích kỷ có nghĩa là như thế này; giận hờn mang ý nghĩa như thế kia; si mê được định nghĩa như thế nọ." Khi chỉ hiểu biết chúng qua các đặc tính lý thuyết đó, chúng ta có thể thuyết giảng về chúng, nhưng chỉ trên bình diện này thôi. Chúng ta thông minh và hiểu biết như thế, nhưng khi các lậu hoặc đó thực sự khởi lên trong tâm chúng ta, chúng có hoàn toàn giống hệt như trong lý thuyết không? Thí dụ như, khi chúng ta gặp phải việc gì bất như ý, chúng ta có phản ứng chống lại và trở nên cau có chăng? Chúng ta có bám chặt lấy nó không? Hay là chúng ta buông bỏ, cho qua đi? Nếu sự hiềm ghét nổi lên và chúng ta thấy được như thế, chúng ta có còn ôm ấp sự hiềm ghét đó mãi chăng? Hoặc là khi chúng ta đã nhận diện rõ ra sự hiềm ghét rồi, chúng ta có lập tức buông bỏ nó không? Nếu tự xét mình khi có điều không vừa ý mà nổi lên sự hiềm ghét và cố giữ sự hiềm ghét đó mãi, tốt hơn là ta nên quay về học tập lại nữa. Bởi vì sự cố chấp đó không phải là thái độ đúng đắn. Sự thực tập vẫn chưa được hoàn hảo. Hễ khi đã hoàn hảo rồi thì tự nhiên có sự buông bỏ xảy ra. Các bạn hãy nhìn lại sự việc dưới ánh sáng này.

Chúng ta phải thành thực nhìn sâu vào chính tâm của chúng ta, nếu chúng ta muốn thể nghiệm được các lợi lạc của sự thực tập. Cố gắng mô tả các tình trạng tâm lý, qua các tâm sở khác nhau và các đặc tính của chúng, chưa phải là sự thực tập đầy đủ. Còn nhiều việc khác cần làm hơn thế nữa. Nếu cần học tập các điều ấy, bạn hãy tìm hiểu chúng một cách tuyệt đối, với sự sáng tỏ rõ ràng và sự hiểu biết thâm sâu. Thiếu sự trong sáng của minh quán, làm sao ta hoàn tất được việc học tập? Chúng ta không bao giờ học tập cho xong cả.

--------------
Ajah Chan
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tin hay Không ?

Tại lớp học thiền.

Anh chàng sinh viên đại học thưa:

- Con chẳng tin được vụ nhân quả nghiệp báo. Lòng hoài nghi khiến con không thể chấp nhận nó. Làm sao kiếp này chúng ta có thể chịu ảnh hưởng hậu quả những lỗi lầm các kiếp trước? Cả tái sanh con cũng không tin nổi.

Thầy dạy thiền đáp:

- Thế này nhé. Xem như mỗi buổi sáng thức dậy, anh là một người mới. Anh vào giường, anh ngủ, rồi anh thức dậy và phần đời còn lại của mình, anh bắt đầu lại hết. Ngày hôm ấy, anh toàn quyền chọn lựa muốn làm gì thì làm, muốn thành người nào thì thành. Thế nhưng, tất cả những điều kiện và ảnh hưởng của cuộc đời anh trước sáng hôm ấy cùng hợp lại quyết định khiến anh sẽ làm những gì và sẽ thành người như thế nào. Nghiệp cũng thế.

- Vậy là…

- Vậy là, có lẽ anh chỉ nên làm mỗi một việc này: Ráng cố gắng hơn nữa để mỗi ngày từ bi hơn.

- Và…?

- Và hy vọng anh sẽ không thành một ông thầy giảng thiền tội nghiệp, tìm hết cách mở mắt cho anh chàng trông cũng thông minh sáng sủa mà tâm thì tắc tị.

---------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Triệt ngộ

Công chúa trẻ nhất của một lãnh chúa đang trên đường đi từ nhà ở Kyoto đến thủ đô đảo Edo, gặp một người đàn bà nhỏ bé nằm bên đường. Cô bảo đoàn tùy tùng dừng lại, vực bà lên, thấy gần chết vì đói lạnh. Công chúa tận tình cứu chữa cho sống lại. Đến lúc bà đủ mạnh để đi một mình, công chúa tặng bà tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô.

Người đàn bà cảm động, đưa công chúa một gói nhỏ:

- Xin nhận vật này.

Công chúa hỏi:

- Đây là vật gì?

- Chiếc gương thần.

- Nó có gì đặc biệt?

- Nó cho cô thấy bản chất thật sự của cô.

Xong, bà bỏ đi.

Công chúa chẳng nghĩ gì, cất món quà, đi tiếp đến thủ đô. Về dinh, cô soạn hành lý, thấy gói nhỏ liền mở lấy chiếc gương soi và giật mình, há hốc.

Cô thấy trong gương một con chim phụng xòe lông múa, và nhận ra đuôi phụng màu tím y như màu chiếc áo vương giả của cô. Kinh sợ, cô cho gương vào hộp nữ trang khóa lại, cố xua đuổi khỏi tâm điều vừa thấy. Tuy nhiên, trong lúc trang trọng bước vào triều đình yết kiến, nghe chung quanh lời xì xào thán phục, công chúa lại thấy hiện trong tâm hình ảnh con chim phụng.

Cô buồn rầu ủ ê thấy mình chỉ là con chim lòe loẹt, phù phiếm, nhưng cuối cùng cô phải thầm nhận gương thần nói thật. Cô rời bỏ địa vị vương giả, vào thiền viện tu, dù bị vua cha phản đối. Rất nhanh chóng, cô lại tiến lên địa vị cao nhờ giai cấp và trí thông minh của cô.

Ngày được tấn phong trụ trì, nhìn vào gương thần, cô thấy một con chim đại bàng bay vút tận trời cao, vượt lên trên xa hẳn mọi loài chim khác. Bối rối, phân vân, nàng nhủ thầm: “Ta muốn địa vị quan trọng này để làm vui lòng phụ vương chăng? Chẳng lẽ đến chết ta cũng không ngộ?”

Hình ảnh chim đại bàng bay vút trời xanh cho biết cô đang vượt lên cao trên tất cả, ám ảnh mãi khiến công chúa thấy mọi công trình mình thực hiện hóa ra hời hợt, nhạt nhẽo. Khi nhiệm kỳ trụ trì chấm dứt, cô về sống trong mái lều tranh, tọa thiền và ôm bát khất thực.

Công chúa bây giờ đã già, khiêm nhường, nhũn nhặn. Bà học cách chan rải lòng từ. Bà được mọi người tôn kính, yêu thương, nhưng vẫn chưa ngộ.

Về cuối đời bà, một buổi sáng, cơn bão dữ gào thét thổi tung túp lều bà, ném đồ đạc ra bốn phía. Bà tìm lượm về, thấy chiếc gương tưởng đã thất lạc. Nàng công chúa xưa nhìn thẳng vào gương, thấy:

“… Một bông hoa tím với cả rễ hoa, cả đất bọc quanh rễ, nước nuôi đất, màu xanh của toàn trái đất, cả trái đất, thái dương hệ và cả vũ trụ, và bao trùm hết tất cả: Tâm Phật bao la.”

Công chúa tự bảo:

- Giờ ta có thể ngủ yên được rồi.

------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
NGÃ MẠN

Quách Tử Nghi, một Tể tướng đời Đường, có lần ông đến thăm một Thiền sư và hỏi:

- Bạch Hòa thượng, Phật pháp giải thích thế nào về ngã mạn?

Thiền sư liền đổi sắc mặt bảo:

- Kẻ dốt, ông đang nói gì?

Quách Tử Nghi lộ ngay vẻ khó chịu. Thiền sư thấy vậy liền bảo:

- Thưa Ngài, ngã mạn là đó!

-----------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
VẤN ĐÁP


Ni Sư Huyền Cơ đến tham vấn Hòa thượng Tuyết Phong, Tuyết Phong hỏi:

- Từ đâu đến?

Bà đáp:

- Từ núi Đại Nhật đến.

Tuyết Phong hỏi:

- Mặt trời lên chưa?

Bà đáp:

- Mặt trời lên ắt tan núi Tuyết.

Tuyết Phong hỏi tiếp:

- Ngươi tên gì?

Bà đáp:

- Huyền Cơ.

Tuyết Phong hỏi:

- Một ngày dệt được bao nhiêu?

Bà đáp:

- Tấc tơ chẳng dính.

---------------------------------------

Giúp ý:

Đại Nhật: Mặt Trời To Lớn
Tuyết hàm ý nói Tuyết Phong .
Huyền Cơ là tên Ni Sư, tuy nhiên cũng có nghĩa là Máy xe tơ .
Tấc tơ chẳng dính : Chẳng xe tơ nào (Không khởi một niệm)

Tuyết Phong giăng hai cái bẫy của sự đối đãi nhị nguyên, Huyền Cơ đều phá bỏ .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Năm Mới:


Tạc nhật khứ niên khứ,

Kim nhật kim niên lai.

Khứ niên khứ bất khứ,

Kim niên lai bất lai.

Biến dã doanh xích tuyết,

Đại địa vong tiêm ai.

Vô danh vô tự nhân,

Cử mục liêu bồi hồi!

(Thiền sư Nhân Dũng )

Dịch nghĩa:

Hôm qua năm cũ đi,

Ngày nay năm mới đến.

Năm cũ đi chẳng đi,

Năm mới đến chẳng đến.

Khắp đồng trắng đầy tuyết,

Cõi đất bặt mảy trần.

Người không tên không chữ,

Đưa mắt nhìn bồi hồi.


Năm cũ? Năm mới? Chỉ cách có một đêm, sáng ra liền chia thành năm cũ, năm mới. Quả là sống trong ảo tưởng quá nhiều! Rồi tại sao năm cũ đi chẳng đi? Năm mới đến chẳng đến? Vì đến đi đó là cái thấy ảo tưởng theo thời gian vô thường, nhưng sự thật ngay trước mắt đây, vốn hiện bày một màu sáng ngời, không một hạt bụi che. Trong đó, có “người không tên, không chữ” đang đưa mắt nhìn bồi hồi kia kìa! Năm cũ, năm mới làm sao đến được chỗ này! Ai thấy chăng? Song, vì sao mà người ấy nhìn bồi hồi? Bởi vì, vẫn ngồi đó mà không ai ngó tới! Người người cứ lo đuổi theo hoa nở, hoa rụng để tự vui buồn theo đó, còn người chủ của mùa xuân bất diệt vẫn ngồi đây mà không ai hay. Thật quá phũ phàng! Vậy có ai biết người đó ở đâu chăng?
---------------------------------------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TĨNH LỰ

Thanh khiết ánh trăng trong,
Trong tịch mịch thổi qua,
Mát rượi mùi chiên đàn,
Chiếu dài trên mặt đá,
Lòng hân hoan nhè nhẹ,
Gió rừng êm, lặng lẽ
Người trong Thiền hạnh phúc,
Vút bay lòng lợi tha!

--------------------------------------------

BT TỊCH THIÊN
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có một bà nọ đến nghe Thiền sư Bạch Ẩn thuyết giảng rằng: “Tâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh, đức Phật trong mỗi chúng sanh: Một khi đức Phật xuất hiện thì mọi vật trên thế gian đều chiếu ánh quang minh. Nếu ai muốn nhận được điều này, phải phản quan tự kỷ, đến chỗ nhất tâm bất loạn. Vì tâm tịnh tức độ tịnh, thì làm sao để trang nghiêm tịnh độ? Vì Phật vốn sẵn trong mỗi chúng sanh thì tướng tốt và vẻ đẹp của Phật là gì?”

Nghe xong bà nghĩ: “Điều đó không khó!” Về nhà bà bắt đầu quán chiếu suốt ngày đêm, đeo đuổi mãi dù ngủ hay thức.

Một hôm, đang rửa nồi, thình lình bà tỏ ngộ.Mừng quá, bà ném cái nồi qua bên, liền đến gặp ngài Bạch Ẩn. Bà nói:

- Tôi bỗng gặp đức Phật trong thân tôi. Mọi vật rạng ngời ánh sáng. Thật kỳ diệu! Kỳ diệu!

Bà quá đỗi sung sướng. Bạch Ẩn chợt bảo:

- Bà nói như thế, nhưng còn cái hầm phân thì sao? Nó có chiếu sáng không?

Bà bước lên, đấm vào Bạch Ẩn nói:

- Ông già này chưa ngộ.

Bạch Ẩn cười to.

(Những Nụ Cười Thiền)
-------------------------------------
Góp ý:

Bà này tỏ ngộ sung sướng hứng khởi, cảm thấy đức Phật ngay trong thân bà và mọi vật trước mắt đều sáng ngời ánh sáng ấy. Tuy nhiên nghe vậy, Bạch Ẩn còn gạn lại để xem bà đã có kinh nghiệm thực sự hay do một cái khuôn đúc sẵn trong đầu đã học hiểu từ trước. “Tất cả đều sáng ngời, vậy hầm phân thì sao? Nó có chiếu sáng chăng?” Nếu nghe nói hầm phân, cái “khuôn nhơ sạch” trong đầu hiện ra, bèn trầm ngâm do dự, thì biết ngay là chưa phải. Ở đây, bà đã thực sự kinh nghiệm rõ ràng, nên trả lời ngay bằng một cái đấm “Ông già này chưa ngộ!” Cho thấy lời lẽ kia không thể lừa được bà!

-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Xuân:

Nhất niên xuân tận nhất niên xuân,

Dã thảo sơn hoa kỷ độ tân.

Thiên hiểu bất nhân chung cổ động,

Nguyệt minh phi vị dạ hành nhân.

Ý:

Một năm xuân trọn một năm xuân,

Hoa nội cỏ đồng tươi mấy lần.

Trời sáng chẳng do chuông trống động,

Trăng trong đâu bởi khách đi đêm.

(Hòa thượng Vân Cái)

Thiền sư Vân Cái thấy lúc nào cũng là xuân, khắp nơi đâu đâu cũng là xuân, không còn phân biệt mới cũ. Đó là mùa xuân từ trong tự tánh mà thấy, không do tạo tác từ bên ngoài, không do cái gì làm nên. TÂM XUÂN thì thấy cái gì cũng xuân. Ai bảo người tu là bi quan yếm thế?
--------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Có người hỏi Thượng tọa Ðại Tĩnh:

- Ðệ tử mỗi lần ngồi thiền ban đêm, tâm niệm cứ bay nhảy, chưa biết phải nhiếp phục thế nào, xin Thầy thương xót chỉ dạy.

Sư đáp:

- Ông nên đem tâm bay nhảy tham cứu lại chỗ bay nhảy, sẽ thấy nó không chỗ nơi, lúc ấy tâm bay nhảy đâu còn! Rồi trở lại xem xét cái tâm tham cứu, tâm năng cứu bèn yên. Trí năng chiếu đã không, cảnh sở duyên cũng lặng lẽ. Lặng mà không lặng, vì chẳng có người năng lặng. Chiếu mà không chiếu vì không có cảnh bị chiếu. Cảnh và trí đều lặng, tâm tự nhiên an, ngoài không theo nhánh nhóc, trong không trụ vào định, hai đường đều dứt, một tánh an vui. Ðây cũng là yếu đạo về nguồn vậy.

Sư nhân thấy nghĩa huyễn hóa trong kinh bèn làm một bài kệ, để hỏi người học:

Nếu bảo các pháp đều huyễn có

Tạo các tội ác đâu có lỗi

Tại sao nghiệp tạo lại chẳng tiêu

Mà mượn lời Phật đem dạy dỗ.

(Nhược đạo pháp giai như huyễn hữu

Tạo chư quá ác ưng vô cữu

Vân hà sở tác nghiệp bất vong

Nhi tạ Phật từ hưng tiếp dụ?)

Lúc ấy có Thượng tọa Tiểu Tĩnh đáp rằng:

Nhân huyễn gây huyễn, huyễn xoay vần

Nghiệp huyễn hay vời quả báo huyễn

Chẳng rõ huyễn sanh các huyễn khổ

Biết rõ như huyễn, huyễn vô vi.

(Huyễn nhân hưng huyễn, huyễn luân vi

Huyễn nghiệp năng chiêu huyễn sở tri

Bất liễu huyễn sanh chư huyễn khổ

Giác tri như huyễn, huyễn vô vi).
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Patacara là con gái của một thương gia giàu có ở Savatthi. Patacara trốn đi xây tổ uyên ương cùng với người giúp việc cho gia đình cô. Hai vợ chồng sinh sống trong một làng nọ. Sau cái chết của hai người con trai, chồng, cha mẹ, bà Patacara trở nên điên loạn. Sau khi thiền quán về một bài kệ của đức Phật, bà Patacara đạt quả vị Dự Lưu. Sau đó, bà xuất gia và trở thành một vị ni.

Ngày nọ bà đang rửa chân. Khi bà dội nước, bà làm đổ một ít nước trên đất. Nước chảy thành một đường nhỏ và biến mất. Lần thứ hai, nước chảy xa hơn một chút … Lần thứ ba nước chảy xa hơn một chút nữa. Sau đó, bà thiền quán về đề tài nầy, suy ngẫm về ba lần nước chảy, bà ngẫm như sau : « Lần đầu làm đổ nước, nước chảy chút xíu rồi biến mất, cũng như đối với chúng sanh ở thế gian nầy, chết khi tuổi còn trẻ. Lần thứ hai, nước chảy xa hơn một chút, cũng như chúng sanh ở thế gian nầy chết trong khi tuổi đang xuân. Lần thứ ba, nước chảy xa hơn một chút, cũng như chúng sanh ở thế gian nầy, chết khi về già. »

Đức Phật liền hiện ra trước mặt bà trong một linh ảnh, và nói như sau, « Tốt nhất là sống trong từng giây phút của một ngày, nhận thấy sự hiện hữu và hoại diệt của đời sống, còn hơn là sống cả trăm năm mà chẳng thấy gì. »
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thiên đường (Brahma-vihara) và sự hoàn hảo của nó

Con đường dẫn đến Niết bàn có qua những nơi chốn gọi là “Thiên đường”, nơi để ta luyện tập từ dở trở thành hay trên con đường tu tập giáo pháp. Như đã nhấn mạnh ở trên, mục đích là hạnh phúc cho mình và cho tất cả chúng sanh. Vì thế một người phải hành động như thế nào để có được một kết quả hạnh phúc. Trong trường hợp này, một người cần phải đối xử với những người khác như họ muốn được đối xử. Bởi vì mỗi một chúng sanh đều quý trọng chính mình, và mong ước được hạnh phúc. Một người không thể nào có được hạnh phúc riêng rẻ và không có nguyên nhân của nó, cũng không thể có được hạnh phúc khi mà ta đối xử tệ với những người khác, hay những chúng sanh khác. Mọi chúng sanh đều tham sống, sợ chết, đây là một điều rất thật đối với chúng ta cũng như đối với các sinh vật khác.

Một người luôn luôn hành động đúng và sống một cuộc sống từ bi là người thực sự thương chính bản thân mình, vì họ làm những việc có lợi ích, có hạnh phúc. Những người khác, cho dù họ nghĩ rằng họ rất thương bản thân họ, nhưng thật ra họ lại là kẻ thù tệ nhất của chính họ vì họ làm những việc không có lợi cho họ cũng như những việc mà kẻ thù của họ muốn làm cho họ .
-------------------
Bhikkhu Khantipalo
The Wheel Publication No. 116
Copyright Ó 1986 Buddhist Publication Society

Phẩm hạnh tốt dựa trên sự thuần thục của tâm trí, một khi tâm trí được giải thoát khỏi sự kềm kẹp của tham, sân, si. Đối xử với người láng giềng như đối xử với chính mình, nói thì dễ nhưng làm thì khó. Những bài giảng của đức Phật có một giá trị đặc biệt là chỉ cho thấy làm thế nào một phương cách được dịch giảng bằng kinh nghiệm, với phương cách thực tập về thiên đường có tính cách tinh thần. Khi chúng ta nói đến “tinh thần”, chữ này không nên được hiểu trong một ý nghĩa nhỏ hẹp của những tiến trình có tính cách tri thức, nhưng mà là gồm có tinh thần – và – con tim, tri thức và tình cảm.

Có bốn trạng thái thuộc về thiên đường : thân thiện, từ bi, vui vẻ và bình thản. Tất cả những điều này, nhất là điều thứ nhất, là những thực tập thiền rất phổ biến ở những đất nước Phật giáo. Tiếp theo là một giải thích ngắn cho mỗi trạng thái. Sự thân thiện (metta) là một tình thương không ích kỷ và có thể lan rộng đến tất cả mọi người. Điều này trở nên dễ dàng một khi thấm nhuần trong thiền định, khi mà phẩm chất của sự thân thiện trở thành một phần của cá tánh nơi một người. Theo thói thường, con người chỉ “thương yêu” một số người nào mà có liên hệ gia đình, v… v… một tình thương yêu như vậy chỉ là sự bám víu của nhục dục, một tình thương bị hạn chế, và những người đứng ngoài tình thương đó thường bị làm ngơ hoặc bị ghét bỏ. Như vậy, tình thương yêu có tính cách nhục dục không những liên hệ với sự bám víu (tham), mà còn liên hệ với giận hờn (sân) và ảo tưởng (si), và như vậy người nào cảm thấy hài lòng với tình thương kiểu này, sẽ phải trả một giá rất đắt. Rất ít người có được tình thương không có sự bám víu, tình thương có thể trở nên vô tận và không cần phải bị thu hẹp trong nhóm này hoặc người nọ. Vì tình thương có thể là vô biên, không chừa ai hết, và như thế không có liên hệ gì đến ba độc, tham, sân, si. Sự thân thiện có thể được phát triển dần dần nơi sự thực tập hàng ngày của một người; nhưng nếu muốn nó hữu hiệu, thì cần phải thể hiện nó trong sinh hoạt hàng ngày. Để làm cho cuộc sống dễ chịu hơn bằng cách, ban đầu hãy đổi những người trước đây mình ghét thành những người mình không để ý, và rồi khi sự thực tập được củng cố, chuyển đổi chúng thành những đối tượng để phát huy sự tử tế. Đây là phương thuốc mà đức Phật đã đề ra để chữa bệnh giận hờn và ghét bỏ. Cuối cùng, một người cần nên cảnh giác với hai kẻ thù : “một kẻ thù ‘gần’ là sự bám víu có tính cách nhục dục, mà thường bị lầm lẫn gọi là “thương yêu”, trong khi kẻ thù ‘xa’ là sự ghét bỏ. Trong tiến trình phát triển sự thân thiện, một người cần phải đề phòng hai trạng thái này.

Từ bi (karuna) là để ý đến những đau khổ của mọi người trên thế giới. Nó khắc phục sự lãnh đạm thờ ơ đối với nỗi khổ của chúng sanh. Như thế, lòng từ bi cần được thể hiện trong cuộc sống bằng cách sẵn sàng giúp đỡ, và lo lắng cho những người đang khốn đốn. Đây có được một lợi ích là làm giảm đi sự ích kỷ bằng cách thông cảm những nỗi khổ của kẻ khác. Đây là phương thuốc trị bịnh độc ác, vì làm sao một người có thể làm thương tổn những kẻ khác khi thấy họ đang đau khổ ? Đây cũng có hai kẻ thù : “gần” là sự hối tiếc trong khi kẻ thù “xa” là ác độc. Cùng vui (mudita) là vui với mọi người khi người thành công, sung sướng. Điều này khắc phục thái độ khó chịu với kẻ khác, và sự ganh tỵ có thể xuất hiện khi nghe kẻ khác sung sướng. Nơi đây trong cuộc sống một người cần phải bày tỏ niềm vui mỗi khi biết được rằng người khác được lợi ích về vật chất hay tinh thần. Ở đây, điều lợi ích là mở rộng lòng đối với kẻ khác, và dẹp bỏ tính dấu diếm. Một người phát triển được sự vui vẻ, sẽ hấp dẫn vô số bạn hết lòng với mình, và với những người bạn này hay những người khác, người này luôn sống trong sự hài hoà. Đây là thuốc của đức Phật dành trị sự ganh tỵ và tỵ hiềm, và có thể ngăn chận chúng phát triển. Hai kẻ thù của sự vui vẻ là sự sung sướng cá nhân, nghĩ về những gì mình có được - - đây là kẻ thù “gần”; trong khi kẻ thù “xa” là sự ghét bỏ, hoặc chán nản .

Sự bình thản (upekkha) cần được phát triển để đương đầu với những trạng thái mà một người phải chấp nhận là mình phải bó tay, không thể chuyển đổi được cái gì. Sự bình thản khắc phục được sự lo lắng và sự sao lãng không cần thiết về những việc có liên quan đến mình hoặc mình không thể sửa đổi nó. Điều này được phản ảnh trong cuộc sống của một người bằng khả năng đối diện với những tình trạng khốn khó bằng sự trầm tỉnh và một tình thần không dao động. Sự lợi ích được nhận thấy nơi sự phát triển là làm cho cuộc sống của một người thêm đơn sơ bằng cách rời xa những hoạt động vô bổ. Đây là thuốc của đức Phật dành trị bệnh sao lãng, và lo lắng, và kẻ thù của chúng, “gần” là sự thờ ơ, lãnh đạm, trong khi kẻ thù “xa” là tham lam, oán giận đưa đến những việc làm không thiện lành.

Ba sự hoàn hảo (parami) hoặc phẩm chất được nhiều Phật tử thực tập và mong được giác ngộ - tiến trình được trình bày ở đây, và những người này cũng tu tập thiền định.

---------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Kiên nhẫn (Khanti-parami) và sự hoàn hảo của nó
(Bhikkhu Khantipalo )

Kiên nhẫn là một phẩm chất rất được ca ngợi trong kinh điển Phật giáo. Kiên nhẫn có thể phát triển dễ dàng chỉ khi nào sự bồn chồn và ghét bỏ đã lắng đọng nơi tinh thần, như lúc đang thực tập thiền. Sự vô thường có khuynh hướng làm cho một người hấp tấp và như vậy mất đi rất nhiều cơ hội tốt, đây là kết quả của sự không có khả năng ngồi yên và để chờ mọi việc tự chúng giải quyết lấy -- mà đôi lúc chúng có thể tự sáng tỏ mà không cần có người nhúng tay vào. Một người kiên nhẫn nhận được trái táo rớt sẵn xuống đùi trong khi người xông xáo lại bị hụt. Một là tinh thần yên tịnh, vì sự thiếu kiên nhẫn làm dao động tinh thần và đem theo những bệnh lo âu của thế giới thương mại hiện đại. Sự kiên nhẫn lặng yên chịu đựng - - là một phẩm chất rất quý giá trong việc thực tập tinh thần và nhất là trong sự thực tập thiền định. Thật là không hay khi mong đợi sự tỉnh thức tức thời sau năm phút thiền định. Cà-phê thì có thể nhanh chóng, nhưng thiền định thì không, và chỉ có hại khi cố gắng muốn đạt sự tỉnh thức tức thời. Đã bao nhiêu năm rác rưới đã đầy dẫy, một đống rác tinh thần khổng lồ, và vì vậy khi một người cầm một cái muỗng rất nhỏ và bắt đầu múc rác, làm sao một người có thể mong chờ là đống rác biến mất một cách nhanh chóng ? Kiên nhẫn là câu trả lời, cùng với năng lượng kiên quyết. Người thiền sinh kiên nhẫn thật sự đạt kết quả với một giá trị lâu dài; người tìm kiếm “những phương thức nhanh chóng” hoặc “sự tỉnh thức tức thời” tất phải chịu sự thất bại lớn bởi thái độ của họ.

Thật vậy, điều này cần được nhận thấy rõ ràng nơi người đang tìm hiểu về giáo pháp (Dhamma); các bài giảng này không dành cho người thiếu kiên nhẫn. Người Phật tử xem cuộc sống hiện tại của mình như là một thời gian ngắn có thể là tám mươi năm hay hơn nữa, và cuộc sống cuối cùng là rất xa với các kiếp sống như thế này. Ghi nhớ điều này trong tâm, người Phật tử quyết tâm hoạt động tích cực trong kiếp sống này để đạt sự tỉnh thức càng sớm càng tốt. Nhưng người này không đánh giá quá cao khả năng của mình; người này chỉ tiếp tục sống với giáo pháp từ ngày này qua ngày khác một cách kiên nhẫn và trầm tỉnh. Gấp gáp để đạt sự tỉnh thức (hoặc bất cứ cái gì đó mà mình mong muốn), giống như một con bò rừng trong tiệm bán đồ sứ, và như vậy một người sẽ không thể tiến xa được, trừ khi người này có cá tánh rất đặc biệt để có thể thành công nhanh chóng, và quan trọng nhất là người này phải hết lòng thực tập qua lời chỉ dạy của một vị thiền sư có kinh nghiệm.

Với sự kiên nhẫn một người không làm chính mình bị thương tích, nhưng cẩn thận bước từng bước trên con đường. Chúng ta biết rằng một vị Bồ Tát rất sáng suốt về điều này, và luôn trau dồi tinh thần với sự hoàn hảo để cho tinh thần không bị xáo trộn bởi những việc thông thường hay xảy đến từ bên ngoài. Vị này quyết định là sẽ kiên nhẫn đối với những tình huống bên ngoài -- không bị bực bội khi mặt trời nóng quá hay thời tiết quá lạnh, không bị dao động bởi những kẻ tấn công thân thể mình, chẳng hạn như các sâu bọ và muỗi. Vị này cũng không bị phiền hà khi bị người chưởi mắng, vu oan hay hành hung mình, dù trước mặt hay sau lưng. Sự kiên nhẫn của vị này vẫn không bị hư hao dù thân thể bị dày vò, chịu những cú đánh, bị đánh bằng gậy hay bị liệng đá, tra khảo, và có thể bị giết chết; vị này vẫn chịu đựng những điều này một cách kiên cường, vẫn kiên nhẫn, không hề nao núng. Các tăng sĩ Phật giáo thường được nhắc nhở như vậy để thực tập.

Trong truyền thống Phật giáo sự hoàn hảo của kiên nhẫn được nhắc đến nhiều hơn những phẩm chất khác. Bởi vì Truyện Tiền Thân đã hết sức đặc biệt miêu tả về sự kiên nhẫn. Vị thầy Khantivadi (Kiên Nhẫn) - Truyện Tiền Thân [5] cần được đọc nhiều lần và là đối tượng thường xuyên của sự suy ngẫm sâu sắc. Chỉ một người đặc biệt cao quý, và trong trường hợp này là đức Phật Gotama, trong một tiền kiếp khi đức Phật là vị thầy Rishi, chỉ dạy về đức tính kiên nhẫn, đã chịu đựng để cho vị vua, đang giận tức và say rượu, cắt thân thể ngài ra từng mảnh. Sự cao quý dịu dàng và sức chịu đựng này chỉ có nơi vị Bồ Tát và đây là điều cần thiết cho tất cả những ai muốn đạt đến mục đích tỉnh thức.

--------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Tinh tấn (viriya-parami) và sự hoàn hảo của nó
(Bhikkhu Khantipalo )
Sự tỉnh thức chỉ được nhận diện khi một người có kiên nhẫn, vì sự kiên nhẫn không thể có được nếu không có sự cố gắng. Giáo pháp không bao giờ khuyến khích học thuyết định mệnh và người Phật tử chân chánh không bao giờ nghĩ rằng các việc xảy ra là được quyết định trước một cách cứng ngắt. Bằng chánh niệm và sự tinh tấn, ta có thể chiến đấu được với thuyết định mệnh. Sự hoàn hảo này là bản đối chiếu với cái trước đó, và được cân bằng do thực tập, những điều này bảo đảm rằng một Phật tử thành tâm, sẽ không thụ động chấp nhận là phải chiến đấu hay gấp gáp giải quyết sự náo động của chính bản thân hay của kẻ khác, mà sẽ biết kiên nhẫn. Bằng cách cảnh giác, trong thế giới Phật giáo có rất nhiều “phương cách” hứa hẹn sự phong phú của giáo pháp. Người ta nghe những lời phê bình như “Cần gì phải học và đọc sách?” hoặc “Sự phát triển tỉnh lặng thật là mất thời giờ! Một người chỉ cần phát triển trí tuệ”. Những quan điểm lệch về một phía không thể hiện được trí tuệ mà đức Phật nói đến, đức Phật luôn dạy rằng cần thiết phải có sự phát triển cân bằng nơi tinh thần. Học tập và sách vở hữu dụng cho những người muốn biết rõ đức Phật đã nói những gì trước khi bắt đầu chuyên tâm thực tập. Một khẳng định khác là không có trí tuệ thật sự (chỉ là những ảo tưởng) xuất hiện đối với tâm thức của một người không có kinh nghiệm về tỉnh lặng. Những quan điểm lệch lạc như thế này thường dựa vào những kinh nghiệm khác thường của những “vị thầy” tạo ra chúng, điều này thường làm cho một số người bị lạc đường vì ham muốn những kết quả nhanh chóng, cộng thêm không thích sự khó nhọc mà ra. Cần phải có sự kiên nhẫn để chấp nhận những điều kiện cần thiết để đạt thành công trong thiền định (như được trình bày ở đây), và kết quả của sự thất bại chỉ vì đi sai đường. Thiền sinh phải áp dụng hết mình vào bất cứ công tác nào được giao phó, và phải hoàn thành công việc đó, không biết mệt mỏi để sẵn sàng bắt tay ngay vào một mục đích mới.

Nói về sự mệt mỏi, có tất cả là hai loại : một là vì cơ thể mệt nhoài; và hai là những yếu tố không khéo léo của sự biếng nhác và uể oải do tinh thần gây ra. Trong khi loại mệt mỏi đầu thì không thể tránh được, nhưng loại sau chỉ xuất hiện khi gốc rễ không khéo léo của si mê (hoặc ù lì) trở thành thống trị nơi tinh thần. Điều này xảy ra khi có một trạng thái như cái này không thú vị đối với “tôi”, không thích, không muốn và “tôi” muốn chạy trốn. Con người phàn nàn là họ càng lúc càng mệt mỏi khi ngồi thiền trong lúc thực tập cao độ còn hơn là lúc họ đọc những sách nặng nề. Khi cái ngã cảm thấy bị đe doạ bởi dự kiện tự bộc lộ mình, nó liền phóng ra một màn sương mù uể oải dày đặc bắt nguồn từ si mê. Ngược lại, nhiều người thực tập thiền nhận thấy rằng họ không cần ngủ nhiều như lúc trước, trong khi năng lực trở nên tự nhiên và không cần sự cố gắng một khi được thực tập và trở nên hoàn hảo như vị Bồ tát.

Sự hoàn nảo này được miêu tả bằng câu chuyện của người dẫn đầu đoàn lữ hành, đã mạnh mẻ cứu sống những người thương buôn, và thú vật được gởi gấm cho ông. Khi những người khác chịu thua và đầu hàng cái chết khi đoàn lữ hành lạc đường vào nơi sa mạc và thực phẩm không còn; người dẫn đầu đoàn lữ hành bắt buộc một người trong bọn đào đất và tìm được nước. Trong một tiền kiếp, chính đức Phật Gotama là người dẫn đầu đoàn lữ hành, cố gắng không phải chỉ vì mạng sống của riêng mình mà cho tất cả mọi người khác. Trong các đoạn kinh Pali các tăng sĩ cũng được nhắc nhở như là “người dẫn đầu đoàn lữ hành”, cho thấy rằng chỉ có đức Phật hoặc một vị Bồ tát là có khả năng chỉ dẫn cho những người khác. Nếu chúng ta thực tập một cách hăng hái thì chúng ta cũng sẽ thấy hăng hái đối với sự tiến bộ của những người khác. Vô số mẫu chuyện như trên được tìm thấy trong các tác phẩm Phật giáo, cho thấy rằng năng lực rất là cần thiết, và từ năng lực này mà xuất hiện sự kiên trì và quyết tâm để nhận thấy được chân lý, thấy được Niết bàn.

------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Sự tự chủ (samadhi-parami) và sự hoàn hảo của nó

Hãy ghi nhớ trong tâm chữ này và những ý nghĩa của nó với những chữ chuyên môn như (tâm thức-) phát triển (bhavana), định (jhana), thấu hiểu sâu sắc (***), nhất tâm (ekaggata), thực tập thiền (kammatthana), bấy giờ chúng ta có thể khảo sát cái gì đã cấu tạo nên sự tự chủ hoàn toàn. Cái gì phân biệt được giữa một người Phật tử thuần thục dù cho vị này có là một vị Bồ tát hay không, và một người thiền sinh tầm thường (trong bất cứ một tôn giáo nào). Thường thì vị sau này hay bám víu chặt chẻ vào những niềm vui trong những dục giới cao hơn, hoặc trong những niềm vui thanh tịnh của thế giới có hình thể, và kết quả là, sự tái sinh ở một trong những cõi thiên giới này. Nếu một người để mình bị hạn chế nơi phạm vi này, nơi mà những khoái lạc và niềm vui rất lớn và những đau khổ rất ít, thì không chắc gì người này có thể tạo ra năng lượng cần thiết để đạt đến sự hoàn hảo của trí tuệ.Vì thế, một thiền sinh giỏi cố gắng thành thạo trong thiền định ( khi muốn vào thiền định thì vào, và thâm nhập vào đấy khi người này muốn), trong khi đó không để bị bám víu vào những trạng thái đó. Nhưng một người cũng cần nên ghi nhớ rằng đây chỉ là áp dụng cho thiền sinh có kinh nghiệm đã đạt được những trạng thái định nói trên. Nếu một người chưa đạt được những trình độ này thì sự khát vọng mãnh liệt, không phải sự thờ ơ, sẽ là một thái độ đứng đắn.

Sau khi những trạng thái định này được kinh nghiệm qua, chúng có thể được xem là vô thường, không thoả mãn và trống rỗng, không có cái ngã hay linh hồn (aniccam, dukkham, anatta), theo thời kỳ sự không tham đắm sẽ xuất hiện một cách tự nhiên và sự thấu hiểu sâu sắc (***) sẽ được kinh nghiệm qua. Và như vậy những trạng thái định (và năng lực có thể xuất hiện cùng lúc với chúng) nơi sự thực tập của Phật giáo, không bao giờ là sự kết thúc mà chúng chỉ được xem như một cách để trau dồi sự hiểu biết và trí tuệ sâu sắc, sự kiện này xuất hiện khi tâm thức đã được hợp nhất với nhiệm vụ khảo sát tâm và thân để biết rõ những đặc điểm của chúng.

Một câu chuyện nói về ý nghĩa của sự hoàn hảo này là cuộc đời của Kuddalamuni. Tên của ông có nghĩa là người thông thái Cuốc Chim (Mattock), và ông được gọi như vậy vì sự nỗi khó khăn mà ông kinh nghiệm qua để thoát khỏi sự tham đắm đối với cái cuốc chim của ông. Nhiều lần rời khỏi nhà để vào rừng tham thiền, ông bị cái cuốc chim và nghề nông lôi ông trở lại. Ngày nọ, sau khi suy nghĩ về tính không kiên định trong lúc hành thiền, ông cầm cái cuốc chim và xoay tít nó quanh đầu của mình, và cuối cùng quăng nó vào đáy sâu của sông Hằng (Ganges). Sau đó, ông bật lên tiếng kêu vui mừng. Một vương tước trong vùng đang đi ngang qua đấy với đội lính, cho người đến hỏi xem vì sao người nông dân này vui mừng quá đỗi vậy, và nhà hiền triết này liền kể lại kinh nghiệm của mình. Vị vương tước và vài người lính liền theo nhà hiền triết thực tập thiền trong rừng; sau đó, theo chuyện kể, tất cả đều trải qua kinh nghiệm cuộc sống nơi thế giới có hình thể. Nhà hiền triết Cuốc Chim, không ai khác hơn là đức Phật Gotama trong một tiền kiếp, trình bày một khái niệm khác về sự hoàn hảo của thiền định : khả năng chỉ dẫn cho người khác thực tập thiền sau khi đã tự mình thành tựu. Cuối cùng chúng ta có thể cho thêm vài ghi chú ngắn về những nguy hiểm khi thực hành thiền.

----------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên