KINH:
......." Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Ác ma giả làm Tỳ- kheo đến chỗ thiện nam, thiện nữ, dùng các phương tiện để phá hoại, chẳng cho thọ trì, đọc tụng, biên chép... dẫn đến chánh ức niệm Bát nhã Ba- la- mật.
....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Ác ma giả làm Tỳ- kheo dùng phương tiện gì để phá hoại ?
....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Ác ma giả làm Tỳ- kheo, đến chỗ thiện nam, thiện nữ, bảo rằng "Lời kinh do ta nói ra mới là Bát nhã Ba- la- mật, còn kinh ngươi đang thọ trì, đọc tụng, biên chép đó chẳng phải là Bát nhã Ba- la- mật".
....... Nghe ác ma nói như vậy, những thiện nam, thiện nữ nào chưa được thọ ký có thể khởi nghi tâm. Do khởi nghi tâm mà bỏ Bát nhã Ba- la- mật, chẳng còn thọ trì, đọc tụng, biên chép nữa. Như vậy là chẳng hòa hợp. Phải biết đó là ma sự của Bồ tát .
....... Ác ma giả làm Tỳ- kheo, đến chỗ thiện nam, thiện nữ, bảo rằng "Bồ tát thật hành Bát nhã Ba- la- mật, chứng thật tế, được 4 quả Thanh Văn, quả Bích Chi Phật, ngươi chẳng nên biên chép Bát nhã Ba- la- mật. Như vậy là chẳng hòa hợp. Phải biết đó là ma sự của Bồ tát .
....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Khi thuyết thâm Bát nhã Ba- la- mật này thường bị các ác ma đến gây lưu nạn. Bồ tát phải nên biết để xa lìa các ma sự.
....... Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn ! Những ma sự gì thường làm trở ngại Bát nhã Ba- la- mật, khiến Bồ tát phải nên biết để xa lìa ?
....... Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Ác ma khởi xướng các pháp tương tợ như Đàn Ba la mật... dẫn đến tương tợ như Bát nhã Ba- la- mật. Bồ tát phải biết rõ đó là ma sự,để xa lìa.
....... Lại nữa, này Tu Bồ Đề ! Bồ tát phải nên học kinh Thanh Văn, kinh Bích Chi Phật. Nhưng học rồi thì phải nên xả. Vì sao ? Vì nếu chẳng xả, thì đó cũng đó là ma sự của Bồ tát ."
Kính thưa Ngài Viên Quang 6!
muathularung muốn được Ngài chiếu cố, có thể lấy vài ví dụ ở diễn đàn để làm rõ những lợi dạy ở trên được không ạ!
Vì theo muathularung thì lời nói đúng và thiết thực mà có phải làm phiền lòng một ai đó thì cũng nên nói thẳng mà không cần phải che dấu làm chi. Bởi người chân thành tu học sẽ lấy đó làm kính trọng và thay đổi bản thân mà thực hành cho đúng pháp, vừa lợi mình lợi người.
Kính Ngài một lần mở lòng khoan dung