P

Ý Niệm Bồ Tát

batnha

Registered

Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
30/6/06
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Ví dụ:

1-Kinh Lăng Nghiêm đã từng là vật Bảo Quốc trong bao nhiêu năm, mãi sau mới có một vị Thánh Tăng tự hy sinh mổ đùi dấu kinh để đem ra phổ biến cho các bậc Cao Tăng và Triều Đình Trung Quốc .

2-Các kinh Đại Thừa do Đường Tam Tạng thỉnh về nằm trong Gác Kinh của Triều Đình, làm sao đi vào đám dân gian nghèo khổ được các Tăng Nguyên Thuỷ cứu vớt, làm sao có thể giảng cho họ Kinh Đại Thừa !

...............................


--------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thanhphuong

Registered

Phật tử
Reputation: 19%
Tham gia
8/2/08
Bài viết
176
Điểm tương tác
0
Điểm
16
batnha nói:
Buồn cười quá! Hươu non ngứa sừng húc giậu thưa !

dangkhoa tự mình qua mặt các Tổ đòi nâng cấp A LA HÁN lên ngang Phật Toàn Giác . Các tổ đâu có dám vọng ngữ như dangkhoa . Các Tổ đều biết vị Phật tương lai tại cõi Ta Bà này là Bồ Tát Di Lặc .

Khi Các Tổ chép lại Kinh thì lại trở giọng nói rằng Kinh Đại Thừa không do Phật Thuyết . dangkhoa đã nâng cấp các tổ từ A La Hán lên Phật rồi lại phỉ báng các Tổ rằng Kinh các Tổ lưu truyền không phải do Phật Thuyết !

Điều đáng buồn cười nhất là Kinh Đại Thừa là các thứ Quốc Bảo chỉ truyền dạy cho cấp thượng lưu, vua chúa, quan quyền, làm sao đi vào đám dân gian tu tập Nguyên Thuỷ . Phải chăng chính đám Tăng Nguyên Thuỷ đã làm Phật giáo Diệt Vong .
Chính Đại Thừa đã làm Vinh Quang Phật Giáo, các Tổ như Bồ Tát Long Thọ mà các Tăng Lữ Nguyên Thuỷ cay đắng chạy mặt, Bồ Tát Mã Minh đem lại nguồn sống văn học, nghệ thuật cho chúng sinh . Nguyên Thuỷ hãy xét lại lịch sử Phật Giáo !


Nếu dangkhoa thật là Phật tử hãy từ bỏ ý định chia rẽ Tông Phái một cách trẻ con như vậy .
Đừng quấy rầy sự tu học của các Phật tử chân chính .

Theo TP đừng đi quá sâu vào nhân ngã, tông phái, đừng đi quá sâu vào tầng lớp xã hội, đây là sự chia rẽ sâu sắc nhất. Việc chê bai các bậc Alahan là không nên khi chúng ta chưa chứng như thật các giác vị đó, nếu chứng xong chúng ta hãy xem xét, trên kinh điển Đại Thừa hay mang luận điểm chê trách các Bậc Alahan, đây là luận điểm dựa trên kinh điển về sau này. Nếu chưa chứng các giác vị đó mà có sự khen chê các bậc Alahan như Phật thì e phạm trọng tội là hủy phậm bậc Thánh.
Chỉ có Phật mới dám khen chê bậc Alahan, chúng sanh chúng ta mà chê khen như vậy mắc 2 tội lớn.
1. Tội xem mình chứng như Phật mới có quyền khen chê.
2. Tội hủy phạm Thánh Nhân (Bậc Alahan) - tội này tu muôn ức kiếp vẫn không thể nào giải thoát.
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Chúng ta là Đệ tử của Phật, cũng như trong một gia đình, có anh, chị lớn trước mình . Có Cô, Gì, Chú, Bác, . . . .là tiền bối của mình . Tuy khác trình độ, nhưng cùng một tình thương, cùng đi đến một sự hiểu biết (dù nhanh chậm ) khác nhau .

Điều quan trọng ở đây là sự Bình Đẳng , ai cũng có tình thương, không phân biệt lớn nhỏ .

Đi vào một vườn hoa, mỗi hoa đẹp một vẻ khác nhau, mỗi hoa đều có sự quí trọng khác nhau, nhưng đều có một sự Bình Đẳng là đã được chọn lựa vào chung một vườn và sống song song bên nhau . Người chăm vườn không thể thiên vị hoa này mà bỏ phế hoa kia . Chẳng thể vì Hoa Sen mà phế bỏ Hoa Hồng, Hoa Huệ, . . . . . . .

Nguyên Thuỷ có cái Hay, cái đẹp của Nguyên Thủy - Đại Thừa có cái Hay, cái Đẹp của Đại Thừa .

Chùa Thiếu Lâm ngày xưa (và nay) vẫn qúi trọng các vị La Hán . Các vị Tăng trong chùa đã tự xưng là Thập Bát La Hán .

Đệ Tử nào muốn đi Khất Thực Hoằng Pháp, phải qua sự ấn chứng của 18 vị La Hán này .

Vậy đừng nên vì các danh từ "La Hán" và "Bồ Tát", là các phương tiện để kính trọng trong sự xưng hô đến các vị chân tu mà làm tổn thương đến tình Đồng Đạo .

Mến,
 

dangkhoa

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
3/5/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
1
Điểm
8
trong kinh Kalam: " Đừng tin điều gì .........." để xét lại mình . Hãy tập sống, nhìn đạo Phật, hiểu Đạp Phật theo Đại Thừa rồi hãy lên tiếng .

Dạo này đăng nhập khó quá bỏ qua nhiều phần.
Chỉ hỏi là kinh Đại Thừa làm gì có kinh Kalam mà bạn gì đó chế lung tung vậy ?
 

Hoa TÂm

Registered

Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
8/12/06
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
dangkhoa nói:
trong kinh Kalam: " Đừng tin điều gì .........." để xét lại mình . Hãy tập sống, nhìn đạo Phật, hiểu Đạo Phật theo Đại Thừa rồi hãy lên tiếng .

Dạo này đăng nhập khó quá bỏ qua nhiều phần.
Chỉ hỏi là kinh Đại Thừa làm gì có kinh Kalam mà bạn gì đó chế lung tung vậy ?

------------------------------------
dangkhoa thật trơ trẽn, mặt dày, mặt mo, không biết xấu hổ !
Ta dẫn chứng câu đó trong Kinh KaLama, Kinh này dangkhoa đã lấy làm câu châm ngôn , để dangkhoa tự xét mình trong khi dangkhoa đang nói láo, nói lếu . Ta không hề nói Kinh này thuộc về Đại Thừa hay Tiểu Thừa . Ta chỉ biết có một thứ Kinh Phật thôi và trong Kinh Phật cũng có từ vỡ lòng (như dangkhoa) cho đến bậc Thánh .

Hãy đừng để cho mọi người thấy cái sự hỗn láo xấc xược và hợm mình của zelda .
--------------------------------------
 

dangkhoa

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
3/5/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Kinh Ma thuyết:quote]Đừng tin điều gì .........." để xét lại mình . Hãy tập sống, nhìn đạo Phật, hiểu Đạo Phật theo Đại Thừa rồi hãy lên tiếng [/quote]

Kinh Phật Thuyết : Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân. Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng. Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”

Zelda đã thấy truyền thông nguỵ tạo kinh điễn rồi .

^^
 

Hoa TÂm

Registered

Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
8/12/06
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Kinh Kalama
(Tăng chi III.65)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Thế Tôn du hành trong xứ Kosala, cùng với đại chúng tỳ khưu đi đến thị trấn Kesaputta của bộ tộc Kalama.

Các người Kalama ở Kesaputta được nghe: "Du sĩ Gotama là bậc xuất gia của dòng họ Thích-ca đang du hành trong xứ Kosala, vừa đến Kesaputta. Tiếng đồn tốt đẹp về Ngài Gotama được truyền đi như sau: Ngài là bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Ngài giảng pháp cao diệu, rõ ràng, đầy đủ từ chặng đầu, chặng giữa, cho đến chặng cuối. Ngài tuyên bố đã chứng đắc đạo quả tối thượng bằng chính tuệ giác của Ngài đến toàn thể thế giới của chư thiên và nhân loại. Ngài có đời sống phạm hạnh hoàn toàn tinh khiết. Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị Ứng cúng như vậy".
......................
"Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng".
..........................


Ban Điều Hành và các Đạo Hữu đã thấy rõ sự lì lợm, u mê của Zelda . Kinh Kalama, dangkhoa dám nói là Kinh Ma Thuyết
Điều này chứng tỏ dangkhoe đã phạm quy .
 

dangkhoa

Registered

Phật tử
Reputation: 10%
Tham gia
3/5/08
Bài viết
90
Điểm tương tác
1
Điểm
8
trong kinh Kalam: " Đừng tin điều gì .........." để xét lại mình . Hãy tập sống, nhìn đạo Phật, hiểu Đạo Phật theo Đại Thừa rồi hãy lên tiếng

Này Hoa Tâm đoạn trích trên của bạn đúng không ?
Vậy sao trong đoạn trích dưới không có chử Đại Thừa vậy ?

Bất kì kinh Kalam mà có chử Đại Thừa trong đó là do Ma Thuyết .

HT không thấy Zelda trích rất rõ sao mà còn nói ngang như cua thế nhỉ /

Kinh Ma thuyết:quote]Đừng tin điều gì .........." để xét lại mình . Hãy tập sống, nhìn đạo Phật, hiểu Đạo Phật theo Đại Thừa rồi hãy lên tiếng [/quote]
 

Hoa TÂm

Registered

Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
8/12/06
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Các Phật Tử và các Đạo Hữu thân mến,

Tôi rất buồn khi thấy có một hiện tượng zelda trong diễn đàn như các bạn đã thấy .

Các bạn đã thấy rõ bản chất của zelda, đuối lý quay qua nói bậy .

Trước nói Kinh Đại Thừa không do Phật thuyết (vì không được truyền vào đám dân đói khổ, lang thang, ....mà chỉ được truyền trong Cung Vua, Điện Chúa, giai cấp trí thức . .) nay lại nói lời dẫn trong Kinh Kalama là do Ma nói chứ không phải Phất nói !!!!!!
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
www.hinhdongphatgiao.com

........
Tham khảo:

1) "Kinh Kalama", bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Thiện Châu.
2) "Kinh Kalama" (Tăng chi bộ), bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu.
3) "The Instruction to the Kalamas", bản dịch Anh ngữ của Bhikkhu Soma.
4) "To the Kalamas", bản dịch Anh ngữ của Bhik-khu Bodhi.
5) "Kinh Kalam", bản dịch Việt ngữ của Bình Anson
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Về bài kinh Kalama

Tỳ khưu Bodhi

Bài kinh Kalama, trong Tăng chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh, thường được trích dẫn sai lạc ra ngoài mạch văn, người ta thường nghĩ rằng Đức Phật là một nhà chủ nghĩa thực nghiệm, bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, và giáo pháp của Ngài chỉ là công cụ của một người tư duy tự do để đạt chân lý, và mời gọi mỗi người chấp nhận hay bác bỏ bất cứ điều gì theo sở thích của họ.

Thế nhưng, bài kinh Kalama có thật sự biện minh cho quan điểm đó không? Hay chúng ta thấy ở đây chỉ là một tập hợp các dạng thái khác nhau của khuynh hướng trơ trẽn xưa cũ là đánh đồng giáo pháp với những gì thích hợp với mình – hoặc thích hợp với những người đang nghe mình thuyết giảng? Trong giới hạn của bài viết ngắn này, chúng ta hãy đọc lại toàn bộ bài kinh Kalama, và cũng cần nên nhớ rằng để hiểu đúng lời Phật dạy, chúng ta cần phải tìm hiểu ý định của Ngài khi nói ra các lời dạy đó.

*

Đoạn kinh thường được nhiều người trích dẫn như sau:

- "Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình."

"Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng. ... Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú".

Đoạn kinh này, cũng như những đoạn khác ghi lại trong kinh điển, Đức Phật nói ra trong một ngữ cảnh đặc biệt – cho thính chúng trong một bối cảnh đặc biệt nào đó – và vì thế cần phải hiểu trong ngữ cảnh đó. Các người trong bộ tộc Kalama, cư dân của thị trấn Kesaputta, được nhiều vị đạo sư với những quan điểm khác nhau đến viếng thăm, mỗi vị đề cao giáo thuyết của mình và bôi bác giáo thuyết của người khác. Điều này làm cho những người Kalama hoang mang. Khi biết ẩn sĩ Gotama, được ca ngợi là bậc Giác Ngộ, đến viếng thị trấn, họ đến yết kiến Ngài, với hy vọng rằng Ngài sẽ giúp giải tỏa các sự hoang mang, nghi ngờ của họ. Khi đọc tiếp các đoạn sau của bài kinh, chúng ta thấy rõ ràng các vấn đề làm cho họ hoang mang là về sự tái sinh và hậu quả của các hành động thiện và ác.

Đức Phật bắt đầu bằng cách trấn an những người Kalama rằng trong tình huống như thế, họ nghi ngờ hoang mang là đúng, và Ngài khuyến khích họ nên trạch vấn. Tiếp theo, Ngài nói với họ những điều như đã được ghi trong đoạn kinh trích dẫn ở trên, khuyên họ nên từ bỏ những điều họ tự biết rõ là bất thiện, và thực hành những những điều họ tự biết rõ là thiện. Lời khuyên này có thể nguy hiểm cho những ai không có luân lý đạo đức, và chúng ta có thể hiểu rằng ở đây, Đức Phật xem những người Kalama này là những người có đạo đức tốt. Dù thế nào, Ngài cũng không để cho họ tự mình suy diễn, mà Ngài còn khéo léo hỏi họ để cho họ thấy tham sân si đưa đến bất hạnh, khổ đau cho mình và cho người khác, và chúng phải được từ bỏ. Trái lại, tâm vô tham, vô sân, vô si sẽ đưa đến an lạc, hạnh phúc, và vì thế, cần phải được nuôi dưỡng.

Tiếp theo, Đức Phật giảng rằng một "vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si" sống tỉnh giác, chánh niệm, an trú và tỏa rộng tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả bao trùm toàn thế giới. Với tâm thanh tịnh, không oán thù, không ác hại như vậy, vị ấy có được "bốn sự an ổn" ngay bây giờ và tại nơi đây: (i) nếu có đời sau và nếu có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ sinh vào cõi thiện lành; (ii) nếu không có đời sau và nếu không có kết quả dị thục, vị ấy vẫn sống tự tại và an lạc tại đây và ngay bây giờ; (iii) nếu có quả xấu trổ ra bởi nghiệp ác, vị ấy không chịu quả xấu; và (iv) nếu quả xấu không trổ bởi nghiệp ác, cũng không ảnh hưởng gì đến vị ấy vì ý nghĩ lẫn hành động của vị ấy đều trong sạch. Sau khi nghe giảng như thế, các người Kalama tỏ lòng tri ân và tán thán Đức Phật, rồi xin Ngài cho phép họ quy y Tam Bảo.

*

Bài kinh Kalama có đề nghị, theo quan điểm của nhiều người, rằng một người Phật tử có thể bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, rằng người ấy chỉ cần dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình như là tiêu chuẩn để đánh giá các lời dạy của Đức Phật và để bác bỏ những gì mà mình không thể dung hợp, hay không? Đúng rằng Đức Phật không đòi hỏi những người Kalama phải chấp nhận những gì Ngài nói vì họ có lòng tin nơi Ngài, nhưng chúng ta cần phải ghi nhận một điểm quan trọng: những người Kalama này, khi bắt đầu bài kinh, chưa phải là đệ tử của Đức Phật. Họ đến gặp Ngài và xem Ngài chỉ như là một vị cố vấn, để nghe những lời khuyên khả dĩ giúp họ xóa tan sự nghi ngờ thắc mắc của họ, nhưng họ chưa xem Ngài là đấng Như Lai, bậc Toàn Giác, là vị có thể chỉ cho họ con đường tâm linh đưa đến giải thoát tối hậu.

Bởi vì các người Kalama không có ý định đến gặp Đức Phật để tìm hiểu sứ mạng hoằng pháp của Ngài, để tìm hiểu con đường giải thoát, cho nên chưa phải là dịp để Đức Phật thuyết giảng về giáo pháp cao diệu của Ngài, chẳng hạn như là Tứ Diệu Đế, tam tướng (khổ, vô thường, vô ngã), và các pháp quán niệm. Giáo pháp này chỉ giảng đặc biệt cho những ai đã chấp nhận Đức Phật là vị Thầy dẫn đường giải thoát. Trong các bài kinh khác, Ngài chỉ thuyết giảng cho những ai đã có "lòng tín thành nơi Đức Như Lai" và cho những ai đã có đầy đủ phước duyên để thông hiểu và thực hành các lời dạy đó. Những người Kalama này, ngay trong đoạn đầu bài kinh, chưa phải là thửa đất mầu mỡ để Ngài gieo các hạt giống giáo pháp giải thoát. Họ còn đang hoang mang về các lời tuyên bố trái ngược nghe được từ các vị đạo sĩ khác, tâm họ vẫn chưa rõ ràng, ngay cả về nền tảng căn bản của đạo đức.

Vì thế, sau khi khuyên họ không nên tin dựa theo các truyền thống sẵn có, dựa theo lý luận trừu tượng, dựa theo các bậc đạo sư khéo thuyết, Đức Phật trình bày những gì có thể kiểm chứng tức khắc và có khả năng thiết lập một nền tảng vững chắc cho đời sống đạo đức và thanh tịnh tâm hồn. Ngài dạy rằng cho dù có hay không có tái sinh sau khi chết, một đời sống có đạo đức và có lòng từ bi với mọi loài chúng sinh tất nhiên sẽ mang đến phần thưởng quý báu ngay bây giờ và ở nơi đây, đó là sự an bình và hạnh phúc nội tâm, cao quý hơn tất cả các khoái lạc mong manh khi con người vi phạm các nguyên tắc đạo đức và chạy theo lòng tham dục. Cho những ai dù chưa sẵn sàng chấp nhận có đời sau, có đời sống khác sau khi chết, lời dạy như thế sẽ đảm bảo sự an vui hiện tại của họ, và nhờ thế, có khả năng giúp họ tái sinh về cõi thiện lành.

Mặt khác, cho những ai có khả năng hiểu biết và chấp nhận sự hiện hữu của chúng ta qua tái sinh luân hồi, lời dạy của Ngài cho những người Kalama vượt qua các tác động tức thời và chỉ thẳng vào cốt lõi của Giáo Pháp. Ba trạng thái tâm – tham, sân, si – được Ngài đem ra thuyết giảng không phải chỉ là căn bản của tà hạnh và uế nhiễm trong tâm. Trong khung giáo lý của Ngài, đó là cội nguồn của lậu hoặc – là nguyên nhân chính của tất cả mọi ràng buộc và đau khổ – và toàn thể giáo pháp có thể xem như là pháp hành để diệt sạch ba cội rễ ác hại này, bằng cách phát triển toàn hảo ba liều thuốc hóa giải: xả ly, từ bi và trí tuệ.

*

Như thế, bài giảng cho các người Kalama trình bày cách thử nghiệm tốt để mang lại sự tín nhiệm nơi giáo pháp của Đức Phật như là một giáo thuyết khả thi, đưa đến giải thoát. Giáo pháp bắt đầu với một lời dạy có thể chứng nghiệm tức thời, giá trị của lời dạy ấy có thể thấy được bởi bất cứ người nào có đạo đức tốt và thực hành nghiêm túc cho đến kết luận cuối cùng; nghĩa là có thể thấy được: các lậu hoặc trong tâm gây tai hại và đau khổ cho mình và cho xã hội, đoạn trừ lậu hoặc sẽ mang đến an bình và hạnh phúc, và các pháp hành mà Đức Phật đã dạy là những phương cách hiệu quả để đoạn trừ các lậu hoặc đó. Bằng cách tự thử nghiệm lời dạy này, chỉ cần tạm thời đặt lòng tin nơi Đức Phật như hành trang đi đường, cuối cùng, ta sẽ có được một sự tin tưởng vững chắc, dựa trên kinh nghiệm thực chứng, nơi uy lực giải thoát và thanh tịnh hóa của giáo pháp. Sự tin tưởng nơi lời dạy ấy sẽ mang lại lòng tịnh tín sâu xa nơi Đức Phật là vị Thầy, và từ đó, ta sẽ chấp nhận các nguyên tắc hành trì mà Ngài truyền giảng để giúp ta tiến bước trên con đường đưa đến giác ngộ, ngay cả khi chúng vượt ngoài khả năng kiểm chứng của ta. Đây chính là đánh dấu sự khai mở Chánh Kiến, bước đầu tiên của Bát Chánh Đạo.

*

Một phần vì phản ứng chống lại chủ nghĩa giáo điều, một phần vì quỵ lụy vào kiến thức khoa học khách quan, khuynh hướng thời thượng ngày nay là vội vàng suy diễn cho rằng Đức Phật bác bỏ mọi lòng tin và giáo thuyết đã thiết lập, và cho rằng Ngài dạy chúng ta chỉ chấp nhận những gì ta có thể tự kiểm nghiệm, qua bài kinh Kalama. Tuy nhiên, sự suy diễn này không chính xác. Chúng ta đừng quên rằng đây là các lời khuyên của Đức Phật đến những người Kalama khi họ chưa sẵn sàng tin Ngài và giáo pháp của Ngài; cũng bởi lẽ ấy, bài kinh đã không đề cập gì đến Chánh Kiến và cả bầu trời tươi sáng khi có được một cái nhìn chân chính. Trái lại, bài kinh chỉ đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất để họ có được một đời sống hiền thiện, khi vấn đề về đức tin tối hậu được tạm thời gác sang một bên. Ở đây, chúng ta cần phải hiểu rằng lời Đức Phật dạy trong bài kinh bao gồm những gì mà chúng ta có thể tự thực chứng trong kinh nghiệm đời sống hằng ngày; rồi từ đó, sẽ là cơ sở vững chắc để ta đặt niềm tin vào những khía cạnh khác của giáo pháp, vượt qua những kinh nghiệm thông thường của ta. Đức tin trong Phật Pháp không bao giờ được xem như là cứu cánh, cũng không đủ bảo đảm để giác ngộ giải thoát, mà chỉ là điểm khởi đầu của một tiến trình thăng hoa chuyển hóa nội tâm để khai mở tuệ quán. Để tuệ quán thực hiện được chức năng giải thoát, nó cần phải được khai mở trong bối cảnh nắm bắt chính xác các chân lý trọng yếu về vị trí của chúng ta trong thế gian và về phạm vi của giải thoát. Các chân lý này đã được Đức Phật hoằng truyền từ sự hiểu biết thâm sâu của Ngài về bản chất của con người. Chấp nhận các chân lý đó với lòng tín thành, sau khi xem xét kỹ lưỡng, là đặt bước đầu tiên trên cuộc hành trình chuyển hóa niềm tin thành trí tuệ, sự tín nhiệm thành sự chắc chắn, và đưa đến giải thoát khỏi mọi đau khổ.
Tỳ khưu Bodhi

(Buddhist Publication Society, Newsletter No. 9, Sri Lanka, 1988)
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Bồ Tát do các Tỳ Kheo Nguyên Thuỷ viết:

...........................................................................

".......Người nào thực hành hoàn mãn các pháp Bala mật để trở thành một vị Phật được gọi là Bồ Tát. Ba La Mật tiếng Pali là Pāramī có nghĩa là hoàn thiện.

Có mười Ba La Mật hay mười sự hoàn thiện. Đó là:

1. Dāna: Bố thí.
2. Sīla: Trì giới
3. Nekkhamma: Xuất gia
4. Pañña: Trí tuệ
5. Viriya: Tinh tấn
6. Khanti: Nhẫn nhục
7. Sacca: Chân thật
8. Aditthana: Quyết định
9. Mettā: Từ
10. Upekkhā: Xả.

Có ba hàng Bồ Tát

1- Trí Tuệ Bồ Tát (Paññadhika)
2- Đức Tin Bồ Tát (Saddhadhika)
3- Tinh Tấn Bồ Tát (Viriyadhika)

Mỗi hàng Bồ Tát đều phải thực hành trọn vẹn mười Ba La Mật. Nếu vị Bồ Tát chọn Trí Tuệ là điểm thực hành chính thì gọi là Trí tuệ Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài bốn A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

Nếu vị Bồ Tát lấy Đức Tin làm trọng thì gọi là Đức Tin Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài tám A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

Nếu vị Bồ Tát lấy Tinh Tấn làm trọng thì gọi là Tinh Tấn Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài 16 A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất. "
.......................................................

Chân Đế và Tục Đế của Hòa thượng Thondara giảng
(Hòa thượng Kim Triệu hiệu đính và chú thích .
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch .)

------------------
Vậy không hề có sự phủ nhận về các Bồ Tát trong Nguyên Thuỷ .
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Bài Tham Khảo :
(Phật Giáo Chính Tín - Thich Thánh Nghiêm )
................................................................................
Trong hàng Bồ tát, có người là phàm phu, có người là Thánh. Bồ Tát chia thành 52 thứ bậc : Thập tín, thập trụ, thập hành, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác, diệu giác : Bốn mươi thứ bậc trước khi đạt thập địa đều là phàm phu. Mười hai thứ bậc từ sơ địa trở lên mới là hàng Thánh. Bồ Tát nêu ra ở trong đồ biểu là Thánh Bồ Tát. Trong kinh Phật, thông thường khi nói Bồ Tát mà không ghi rõ là Địa tiền Bồ Tát [Bồ Tát trước khi đạt tới sơ địa] thì đó là Thánh Bồ Tát.

Các bậc Thánh Tiểu thừa không cần thành Phật mà chỉ cần nhập Niết Bàn. Về bản chất mà nói, cảnh giới Niết Bàn của Tiểu thừa, sau khi nhập Niết Bàn rồi, bèn ở luôn tại đấy, không còn độ chúng sinh nữa. Còn Niết Bàn của Đại thừa thì tuy nhập Niết Bàn nhưng không ở lại Niết Bàn, và cho rằng sinh tử với Niết Bàn là cùng một thể, vì vậy mới có câu : "Sinh tử tức Niết Bàn", "Vô trụ xứ Niết Bàn". Đó là cảnh giới của các bậc Thánh Đại thừa.

Niết Bàn của Tiểu thừa, là do đoạn ngã chấp và phiền não chướng, vì vậy A La Hán của Tiểu thừa, về cảnh giới giải thoát mà nói, là tương đương với Bồ Tát thất địa hay bát địa, của Thông giáo. Bậc Thánh của đạo Bồ Tát là do đoạn một phần pháp chấp và sở tri chướng một phần ngã chấp và phiền não chướng, mà tự mình chứng được một phần của Pháp tính chân như và tiến vào hàng sơ địa. Về mặt trình độ đoạn phiền não chướng mà nói thì A La Hán tương đương với Bồ Tát Thất địa hoặc Bát địa; đứng về trình độ đoạn sở tri chướng mà nói thì La Hán chỉ mới tương đương với Bồ Tát đệ nhất tín vị.

Bởi vì, đoạn phiền não chướng (ngã không) tức là thoát khỏi sinh tử. Còn đoạn sở tri chướng (pháp không) tức là không lìa sinh tử. Giải thoát sinh tử tức là nhập Niết Bàn. Không lìa sinh tử tức là độ chúng sinh : giải thoát là tuệ nghiệp; độ sinh là phúc nghiệp. Cả phúc và tuệ đều tu là Bồ Tát. Cả phúc và tuệ đều tròn đầy là thành Phật. Do vậy, đứng về phúc nghiệp độ sinh mà nói, La Hán chỉ tương đương với bậc thứ bảy của Bồ Tát sơ phát tâm, còn kém sơ địa Bồ Tát đến 33 bậc. Trên toàn bộ lộ trình thành Phật, vị Bồ tát sơ địa đã đi được 1/3 đường (đã đi hết A tăng kỳ kiếp thứ nhất). Bát địa Bồ Tát đã đi xong 2/3 con đường (A tăng kỳ kiếp thứ hai). Còn vị Bồ Tát thập tín vị chỉ mới ở giai đoạn chuẩn bị vào ba A tăng kỳ kiếp mà thôi !

Do đó, một vị A La Hán, muốn thành Phật thì phải từ Tiểu thừa quay về Đại thừa, và tiến dần dần từ đệ thất tín vị trở đi. Nhưng vị A La Hán, sau khi nhập Niết Bàn trong thời gian ngắn rất khó bỏ Tiểu thừa hướng về Đại thừa. Vì vậy, tu theo Tiểu thừa, hầu như cắt đứt duyên với đạo thành Phật. Do đó, có kinh luận Đại thừa kích bác đồng loạt cả Tiểu thừa và ngoại đạo. Thực ra, theo quan điểm của Kinh Pháp Hoa thì vị A La Hán chân chính nhất định sẽ lìa bỏ Tiểu thừa, hướng về Đại thừa. Trong Hội Pháp Hoa, phần lớn các bậc đại tỳ kheo và tỳ kheo ni đều là những bậc A La Hán từ Tiểu thừa hướng tới Đại thừa.

--------------------------------------------------
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đặc Tính Nổi Bật Nhất của các vị theo Hạnh Bồ Tát là :

KHÔNG BAO GIỜ BIẾT CHÁN - KHÔNG BAO GIỜ NẢN CHÍ

(Nằm trong phần sau của Lục Độ : ......., Nhẫn Nại, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Huệ.

Phàm phu hay sinh tâm nhàm chán, điều này dẽ phát hiện ngay ở những ai mới học Thiền . Nhiều người nếu không có thầy hoặc bạn (Đạo Hữu) có lẽ đã bỏ cuộc rất nhanh . Từ cái tâm nhàm chán sinh ra nản chí vì tự nghĩ họ không có khả năng .

Có một lần, trong lớp thiền, hai cô thanh nữ công giáo theo học, hai cô phát biểu nhận xét: "Chúng cháu thấy chán quá, lần nào cũng ngồi, ......"
Tôi hỏi lại: Hai cô có biết ngồi để làm gì không ? Hai cô có thực sống trong lúc ngồi đó không ? Hai cô có tháo bỏ mọi thứ ràng buộc tâm trong khi ngồi không ? . . . .
Sau đó vài lần, hai cô tuyên bố đã tìm thấy sự an ổn, thư thái và tự tin, và tiếp tục học Thiền .
---------------------
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Một Phật Tử lúc nào cũng sống Hạnh Phúc nếu thực hành Lục Độ :

1- Bố Thí
2- Trì Giới ( từ Ngũ Giới trở lên)
3- Nhẫn nại (Nhẫn nhục)
4- Tinh Tiến
5- Thiền Định
6- Trí Huệ


Nên biết đây không phải là Thọ Bồ Tát Giới (58 điều gồm có Trọng Giới và Khinh Giới), đây chỉ là Hạnh Bồ Tát .

Người thọ Bồ Tát Giới là tự nguyện sống vào giòng Thánh .

----------------------
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trong Kinh Kalama, Phật dạy :

"Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Nhưng này quý vị Kalama, khi nào quý vị tự mình biết rõ:

‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú".


Người tu theo Hạnh Bồ Tát đem lại Hạnh Phúc cho chúng sinh, như vậy đã thực hiện lời Phật dạy, tuyệt nhiên không nghe những luận điệu tà kiến của một vài kẻ vô minh mà đem tâm nghi hoặc . Hãy tự tin mình đã đi đúng đường .

Chúng ta không huỷ diệt cõi Ta Bà, chúng ta cũng không chạy trốn, từ bỏ, chúng ta cải thiện và cùng chúng sinh biến nó thành cõi Tịnh Độ .

----------------------
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Hãy ghi nhớ lời cảnh giác của Tỳ Khưu Nguyên Thuỷ Bodhi:

"Đệ tử của lý tưởng Bồ tát và các Phật tử theo phái Đại thừa, quá quan tâm đến các công tác xã hội nhắm mục đích làm lợi lạc cho kẻ khác đến nỗi họ không thực hiện việc tu tập mà Đức Phật đã giáo huấn các đệ tử, chẳng hạn như, điều phục tâm và phát triển trí tuệ. Họ đã quá bận rộn với các nhiệm vụ xã hội nên đã từ bỏ việc tu tập thiền định."

Dĩ nhiên lời cảnh giác này có đúng phần nào chứ không phải là sai hoàn toàn . (Xem mục Vô Minh)


Đừng để tình trạng " ........ quá bận rộn với các nhiệm vụ xã hội nên đã từ bỏ việc tu tập thiền định" xảy ra. Còn việc điều phục tâm và phát triển trí tuệ thì chưa chắc đó à !

Trong Lục Độ đã có ghi rõ phần này mà , .......Tinh Tiến, Thiền Định và Trí Huệ !
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
HT Narada viết về Bô Tát

Bồ-Tát không chỉ sống riêng cho mình mà còn sống cho kẻ khác nữa. Tinh thần phục vụ vị tha là đức tánh căn bản của tất cả chư vị Bồ-Tát.

Luôn luôn hoạt động, luôn luôn làm việc, không ngừng, không biết mệt, không chán, không phải làm việc như người nô lệ, mà như một chủ nhơn. Các Ngài không ham muốn, không bám víu vào danh thơm tiếng tốt. Các Ngài chỉ chú trọng đến việc làm, đến sự phục vụ. Ai biết, ai không biết mình làm gì, điều ấy không quan trọng. Chẳng màng được khen, không sợ bị chê, Bồ-Tát thản nhiên trước lời tán dương hay khiển trách.

Bồ-Tát quên mình trong khi phục vụ kẻ khác, có khi hi sinh đến cả mạng sống để cứu khỏi chết chúng sanh khác, những người bạn đồng hành trên bước đường dài dẳng của vòng luân hồi.

Muốn quên mình để hiến thân cứu mạng cho một chúng sanh khác, Bồ-Tát phải hành tâm Bi (Karunà) và tâm Từ (Metta) đến mức đặc biệt cao độ. Bồ-Tát ước mong sự tốt đẹp và an lành của thế gian. Ngài thương tất cả chúng sanh như một bà từ mẫu thương đứa con duy nhứt của bà. Bồ-Tát hòa mình với tất cả mọi người và rất hoan hỉ xem tất cả mọi người như anh, như chị. Thương yêu tất cả như mẹ, như cha, như bạn, như thầy.

"Tâm Bi của Bồ-Tát nhằm thực hiện tánh cách bình đẳng giữa Ngài và người khác (para atma samata) và cũng đặt mình trong kẻ khác (para atma parivartana)." Trong khi thực hành như vậy Bồ-Tát mất dần ý niệm về cái "Ta" và không còn thấy sự khác biệt giữa Ngài và người khác. Ngài tự đồng hóa với tất cả, lấy tốt trả xấu, thiện trả ác, lành trả dữ, giúp đỡ tất cả, chí đến những người chủ tâm hại mình, bởi vì Bồ-Tát hiểu rằng "lực lượng của người dẫn đạo là pháp nhẫn."

"Bị nhục mạ, nhưng không nhục mạ; bị đánh đập nhưng không đánh đập; bị làm phiền nhưng không gây phiền não. Bồ-Tát một mực giữ đức khoan hồng. Tựa hồ như đất mẹ trầm lặng, Bồ-Tát âm thầm chịu đựng tất cả những lỗi lầm của kẻ khác."

Trích "Đức Phật và Phật Pháp",
Phạm Kim Khánh chuyển dịch,
Sài gòn, 1970
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Lý Tưởng Bồ tát
Một tia sáng trong bóng tối của thời đại chúng ta

Lama Anagarika Govinda
Tổ dịch thuật Trúc Lâm chuyển ngữ

www.buddhismtoday.com

Bài này là chương IV trích từ quyển Living Buddhism for the West do Maurice Walshe dịch từ tiếng Đức (Buddhismus fur das Abendland), NXB Shambala, Mỹ, 1991, trang 72-93. Những chú thích của tác giả sẽ được ghi là của tác giả. Những chú thích còn lại là của Tổ dịch thuật Trúc Lâm
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
9) Hằng thuận chúng sanh

Trong khắp pháp giới, mười phương ba đời, bao nhiêu chúng sanh sai khác về sắc thân, về tướng mạo, về hình trạng, về tâm tánh, về tri kiến, chúng ta đều tùy thuận tất cả, mà thực hành các sự tôn kính, cúng dường không phân biệt. Tôn trọng, tùy thuận, cúng dường, phụng sự chúng sanh chính là tôn trọng, tùy thuận, cúng dường, phụng sự chư Phật. Nếu làm cho chúng sanh vui mừng, thì chính là làm cho tất cả Như Lai hoan hỷ. Tại sao vậy?

Bởi vì các đức Như Lai dụng tâm đại bi làm thể, nhơn nơi chúng sanh mà sanh lòng đại bi, nhơn nơi lòng đại bi mà phát tâm bồ đề, nhơn nơi tâm bồ đề mà thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bởi vì đối với tất cả chúng sanh, mà đem tâm bình đẳng đối xử, thì có thể sanh lòng đại bi đầy đủ hoàn toàn. Dùng tâm đại bi mà tùy thuận chúng sanh thì có thể thành tựu pháp cúng dường Như Lai. Những người tu hạnh Bồ Tát, tùy thuận chúng sanh như thế ấy. Chứ tùy thuận chúng sanh không có nghĩa là bị chúng sanh sai xử, xui khiến, xúi giục, làm theo tất cả những gì chúng sanh đòi hỏi, những gì chúng sanh mong muốn.

Trong gia đình, cũng như ngoài xã hội, tùy thuận chúng sanh không có nghĩa là nhắm mắt hùa theo, làm theo, ủng hộ những việc làm bất thiện, bất lương. Chẳng hạn như con cái không thể tùy thuận cha mẹ, làm những việc sai lời Phật dạy, trả thù báo oán, sát nhân hại vật. Ngược lại, cha mẹ cũng không thể tùy thuận con cái, chiều theo con cái, muốn gì được nấy, thưa kiện hại người, dù đó là người thân hay kẻ thù cũng vậy. Tùy thuận cũng không có nghĩa là tự do muốn làm gì thì làm, tự do muốn làm gì cũng được. Chúng ta cần nên nhớ rằng: mọi thứ tự do đều được giới hạn ở chỗ đụng chạm tới tự do của kẻ khác.

Ví như giữa chốn rừng sâu, có cây cổ thụ to lớn, nơi gốc cây được nước tưới nhuần, thì cành lá hoa quả thảy đều sum sê tươi tốt. Trong vòng sanh tử luân hồi, cây bồ đề cũng vậy, tất cả chúng sanh là cội rễ, Bồ Tát là hoa, chư Phật là quả. Dùng nước đại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sanh, thì có thể trổ bông Bồ Tát trí tuệ, và kết thành quả Phật toàn giác. Nghĩa là chư Phật và chư Bồ Tát không từ trên mây rơi xuống, không từ dưới đất chui lên, mà từ những chúng sanh biết tu tâm dưỡng tánh, biết chuyển hóa tâm địa, biết tu hạnh nhẫn nhục, biết từ bỏ các việc lợi mình hại người, biết dừng các nghiệp báo, biết trưởng dưỡng tâm từ bi hỷ xả, biết cứu người giúp đời, biết vì người quên mình, biết tùy thuận chúng sanh, để hướng dẫn chúng sanh vào bát chánh đạo.

10) Phổ giai hồi hướng

Từ sự lễ kính ban đầu nhẫn đến tùy thuận có bao nhiêu phước đức và công đức, thảy đều đem hồi hướng cho tất cả chúng sanh khắp trong hư không pháp giới. Nguyện cho tất cả chúng sanh thường được an lạc, không các bịnh khổ, muốn thực hành các pháp ác đều không thành, còn tu các nghiệp lành thì đều mau thành tựu. Nếu các chúng sanh nhơn vì trước kia chứa nhóm các nghiệp ác nên chiêu cảm tất cả quả khổ, chúng ta đều phát nguyện chịu thế cho, khiến chúng sanh đều được giải thoát, rốt ráo thành tựu quả vô thượng bồ đề. Những người tu hạnh Bồ Tát, hồi hướng như vậy.

Hồi hướng như vậy, người tu học sẽ dẹp được các vọng tâm tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn, keo kiệt, trừ được tâm sân hận căm tức, bực dọc thù hằn, phá được tâm si mê u tối, không biết lẽ phải, không thấy chánh đạo, tâm từ bi hỷ xả sẽ phát triển, ngày một to lớn hơn, tâm thiện lành ngày một bao trùm, khắp các hành động, lời nói, ý nghĩ. Con người sẽ ngày một gần với chư Phật hơn, cuộc đời ngày một an lạc và hạnh phúc hơn. Niết bàn hay quả vị Phật ngày một gần hơn, không còn bao xa nữa vậy.

* * *


Cư Sĩ Chính Trực
 

phivan

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
_________________TỨ VÔ LƯỢNG TÂM


[align=right:03a535881e]__TỪ____________[/align:03a535881e]

Từ là mến thương .
Vì mến thương, Bồ Tát gây tạo cái vui cho người. Từ vô lượng là lòng mến thương vô cùng rộng lớn, đối với toàn thể chúng sanh, và gây tạo cho chúng sanh cái vui chân thật.

Vui của thế gian sở dĩ gọi là giả tạm, vì cái vui ấy không bền, cái vui ấy còn phiền não chi phối: khi tham, sân, si, mạn được thỏa mãn thì vui, nhưng có bao giờ những thứ dục vọng ấy có thể thỏa mãn được hoàn toàn và lâu bền đâu?

Còn vui xuất thế gian là cái vui chân thật, vì nó lâu bền, thoát ra ngoài vòng phiền não của tham, sân, si, mạn; nó không bị dục vọng chi phối. Cái vui này không ồn ào, sôi nổi nhưng vĩnh viễn nhẹ nhàng, vì là cái vui của cảnh giới giải thoát siêu phàm.

Muốn có được cái vui này, thì trước tiên phải dứt trừ cho hết các khổ do phiền não gây ra. Nếu không ngăn chặn được tham,sân, si hoành hành, thì chỉ có thẻ có được cái vui nhất thời giả dối.

Bởi thế, các vị Bồ Tát muốn ban vui cho chúng sanh, thì trước tiên phải có lòng từ bi vô lượngnhư đã nói trên, để luôn luôn răn nhắc chúng sanh đừng gây tội dìu dắt chúng sanh tránh xa những hố hầm nguy hiểm.

Qua các giai đoạn ầu tiên ấy rồi, các Ngài mới hướng dẫn chúng sanh đi lên con đường quang minh chánh đại, con đường sáng để tiến địa vị giải thoát mà hưởng cái vui vĩnh viễn. Nói mọt cách rõ ràng hơn là lòng Từ phải đi theo lòng Bi: Bi để chỉ nguyên nhân của đau khổ và khuyên bảo chúng sanh đừng gây nhân khổ; Từ để chỉ rõ phương pháp diệt khổ và được vui.

Bồ Tát muốn cho chúng sanh hưởng cảnh Niết Bàn, thì trước hết các Ngài chỉ cho biét thế nào là khổ (khổ đế) và đâu là nhơn của khổ (tập đế), sau mới chỉ cho thấy cái vui Niết Bàn như thế nào (diệt đế). Nếu chúng sanh y theo lời dạy của các Ngài mà thi hành, thì cái vui Niết Bàn sẽ xuất hiện. Như thế, động lực dạy cho chúng sanh biết khổ đế và tập đế là Bi, còn động lực dạy cho chúng sanh biết diệt và đạo đế là Từ.

Nhưng nỗii khổ của chúng sanh đã là vô lượng, lòng Bi đã là vô lượng, thì lòng Từ cũng phải như thế. Muốn thành tựu tâm Từ này, Bồ Tát phải dùng đủ phương tiện để làm lợi lạc cho chúng sanh. Tựu trung có hai điểm quan trọng sau đây mà Bồ Tát không thể bỏ qua trong khi hóa độ chúng sanh là: Tùy cơ và tùy thời.

Tùy cơ: Nghãi là quan sát trình độ căn bản của chúng sanh như thế nào rồi tùy theo đó mà dạy bảo. Tâm bệnh của chúng sanh vô lượng, nên thuốc pháp của Bồ Tát cũng vô lượng. Nhưng chính vì bệnh vô lượng mà thuốc cũng vô lượng nên cho thuốc đúng với bệnh là một điều mà chỉ có các vi lương y đại tài như Hoa Đà, Biển Thước mới làm được.

Các vị bồ tát sở dĩ hóa độ được nhiều chúng sanh là nhờ, ngoài trí huệ sáng suốt, còn có một tâm Từ vô lượng, không quản khó khăn, không nagị gian nguy, một lòng kiên nhẫn vô biên như lòng kiên nhẫn của người mẹ đối với người con, quyết tâm tác thành cho con nên người mới thôi. Nếu không có được trí huệ, chí kiên nhẫn và nhất là lòng từ bi vô lượng như các vị bồ tát thì kho tránh khỏi cái nạn thối chuyển vì trần sa hoặc.

Dưới đây là một đoạn văn chương trong Kinh Hoa Nghiêm có thể chứng minh một cách hùng hồn lòng Từ vô lượng của đức Phổ hiền:

"...Hằng thuận chúng sanh là như thế nào? Nghĩa là có bao nhiêu chúng sanh ở cõi nước mười phương trong cả pháp giới, hư không giới...tôi đêù tùy thuận mà chuyển mọi thứ thừa sự, mọi cách cúng dường, như kình cha mẹ, như phụng sự sư trưởng và A La Hán cho đến bực như lai đều đồng không khác. Với kẻ bịnh khổ thì làm lương y cho họ, với kẻ lạc đường, chỉ lối thẳng cho họ, với kẻ trong đêm tối, làm cho họ được sáng lên và với ke nghèo cùng, khiến cho họ được gặp của...Bồ Tát làm lợi ích bình đẳng với tất cả chúng sanh như thế là vì bò tát nhận thấy rằng tùy thuận chúng sanh tức là tùy thuận cúng dường chư Phật nên tôn trọng thừa sự chúng sanh tức là tôn trọng thừa sự Như lai..".

Tùy thời. Tức là thích ứng với thời đại với giai đoạn mà hóa độ chúng sanh. Thời gian xoáy vần cuộc thế biến chuyển mỗi khi một khác. Thời tiết có khi mưa, khi nắng, thay đổi theo bốn mùa, thì lòng người cũng có khi thích cái này khi ưa cái khác. Nếu phương pháp hóa độ không biến chuyển, không thay đổi để cho thích nghi với hàon cảnh, với giai đoạn thì phương pháp dù hay ho bao nhiêu, cũng chẳng thu được kết quả gì tốt đẹp. Bồ Tát hiểu rõ như thế, nên khi dạy chúng sanh cũng phải theo thời thế, biết khi nào là tượng pháp, khi nào mạt pháp để cho giáo pháp được thích hợp với căn cơ.

Tóm lại, muốn hóa độ chúng sanh một cách có hiệu qủa thì Bồ Tát bao giờ cũng không quên hai điều chính là tùy cơ và tùy thời. Kinh "Tâm Địa Quán" cũng có dạy:

" Các đức Phật chuyển pháp luân, vẫn tùy cơ mà nói pháp, bao giờ cũng tránh bốn điều sai lạc:
1- Thuyết không phải chỗ;
2- Thuyết không phải thời;
3- Thuyết không hợp căn cơ;
4- Thuyết không phải pháp".

Bởi những lẽ trên nên Bồ Tát trong lúc hóa độ khi thì hiện thân, khi thì ẩn thân lúc làm thuận hạnh, lúc lại nghịch hạnh, khi dùng oai dũng, lúc lại Từ hòa. Công hạnh của bồ tát sai khác nhiều đến vô lượng, nhưng chỉ phát sinh từ một ý duy nhất là tạo cái vui chân thật cho chúng sanh.

Nên nhớ "tạo cái vui chân thật" ở đây, không có nghĩa là tạo ra cảnh giới thiên đàng hay cảnh giới cực lạc để cho những chúng sanh thân yêu của mình vào hưởng, như người ta ban phép lạ, mà chỉ có nghĩa là tạo cho chúng sanh cái mầm an vui chân thật bằng cách thức tỉnh dắt dẫn chúng sinh tránh các điều dữ làm các điều lành một cách tích cực mạnh mẽ, cho đến khi cái mầm vui, nhưò các hành động lành ấy mà kết quả vui mới thôi.

Từ vô lượng là thế. Như trên đã nói Từ phải đi theo với B. Nếu chỉ có Bi không, thì đại nguyện của Bồ tát chưa thành, vì mới chỉ cứu hkổ, chứ chưa ban vui. Chúng ta là Phật tử, muốn tu hạnh Bồ Tát phải luyện tập cho lòng Từ mở rộng, mở rộng mãi cho đến vô lượng vô biên.
--------------------------
HT THIỆN HOA
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top