P

Ý Niệm Bồ Tát

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
_____________TỨ VÔ LƯỢNG TÂM:____


[align=right:9d09407bd3] ______Bi ______________[/align:9d09407bd3]


Bi
là lòng thương xót rộng lớn trước những nỗi đau khổ của chúng sinh và quyết tâm làm cho dứt trừ những đau khổ ấy. Cái khổ của chúng sinh thật là mênh mông, rộng lớn không thể nói hêt. Nó bao trùm cả nhân lẫn quả, cả thời gian lẫn không gian, cả phàm lẫn thánh, thật đúng là vô lượng khổ.

Khổ nằm trong nhân.
Trong các kinh điển thường có câu: "Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả".
Chúng sinh vì không sáng suốt cho nên chỉ khi nào quả khổ hiện ra mới lo sợ, chứ trong khi đang gây nhân thì lại không nhận thấy, mà vẫn cứ thản nhiên như không. Họ đang sống trong cảnh khổ mà họ không biết, nhiều khi lại là cho vui. Họ hoan hô tán thán và khuyến khích nhau gây khổ mà cứ tưởng là vui, như những đứa trẻ quẹt diêm quăng lên mái nhà lá, rồi vỗ tay reo mứng với nhau. Vì thiếu sáng suốt cho nên đôi khi họ gây khổ để cứu khổ, chẳng khác gì làm cho đỡ khát bằng cách uống nước mặn.

Khổ nằm trong quả.
Đã gây nhân quả, thì tất phải chịu quả khổ, đó là lẽ tất nhiên. Có ai trồng khoai mà được đậu bao giờ? Thế mà người đời ít ai chịu công nhận như thế. Người ta oán trời trách đất, rren khóc thảm thiết, làm cho cõi đời đã đen tối lại càng đen tối thêm, cuộc sống đã khổ sở lại càng khổ sở thâm.

Khổ bao tùm cả thời gian.
Từ vô thỉ đến nay, cái khổ chưa bao giờ dứt, mà cứ trông thêm lên mãi. Nó gây nhân rồi lại kết quả, kết quả rồi lai gây nhân, cứ thé tiếp tục mãi trong một vòng lẩn quẩn, nmhư bánh xe lăn tròn trên đường thiên lý, không bao giờ dừng nghỉ.

Khổ bao trùm cả không gian.
Cái khổ không có phương sở và quốc độ; ở đâu có vô minh thì ở đó có khổ ! Mà vô minh thì như một tấm màn vô tận, bao trùm không chỉ một thế giới khác nữa. Khoảng không gian mênh mông vô tận như thế nào, thì nỗi khổ đau cũng mênh mông vô tận như thế ấy .

Khổ chi phối cả phàm lẫn thánh. Chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh đã đành là khổ vô cùng, loài người vì say đắm dục lạc, và tham sân, si chi phối, nên cũng quay cuồng lặn hụp trong biển khổ, chư thiên mặc dù không khổ như người, nhưng cũng không tránh được cái khổ vì ngũ suy tướng hiện. Cho đến các hàng thánh như Thanh Van, Duyên giác, vì còn mê pháp, trụ trước Niết Bàn, nên cũng không tránh khỏi nỗi khổ biến dịch sanh tử. Xem thế đủ biết nõi khổ thật là lớn lao vô lượng. Có được một lòng thương xót lớn lao vô lượng cân xứng với nỗi đau khổ vô lượng và có một chi nguyện cứu độ tất cả thoát khỏi nỗi đau khổ vô lượng, ấy là tâm Bi vô lượng.

Các vị Bồ Tát nhờ có lòng đại bi nên đã phát tâm bồ đề rộng lớn, thệ nguyện độ khắp tất cả. Các Ngài nhận thấy mình có sứ mạng vào trong sanh tử để hóa độ chúng sinh, nên không chấp trệ ở Niết Bàn. Sứ mạng chính của các Ngài là gần gũi chúng sanh để:

Làm cho chúng sanh nhận được mặt thật của cõi đời, rõ thế nào là tà là chánh, là khổ là vui.

Làm cho chúng sanh nhận rõ được thân phận của mình mà thôi làm các điều ác, chừa các điều tội lỗi.

Xem như thế đủ biết lòng đại bi chính là động lực chánh để đi đến quả vi bỗ tát và Phật.
Trong đại hội Hoa Nghiêm đức bồ tát Phổ hiền cũng tự nhận và nói như thế này: "Nhơn vì chúng sanh mà khởi lòng đại bi. Nhơn lòng đại bi mà phát tâm bồ đề. Nhơn phát tâm bồ đề tiến thành ngôi chánh giác".

Câu nói của Ngài Phổ Hiền đã rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa. Phật đã dạy: "Hạt giống Bồ đề, không thể gieo trên hư không, chỉ trồng trên đát chúng sinh mà thôi". Vậy, chúng ta là Phật tử, muốn tu bồ tát hạnh, tất phải mở rộng lòng Bi, thương xót tất cả, không phân chia nhân, ngã, bỉ, thử, và phải phát nguyện độ khắp tất cả, nghĩa là phải tu luyện cho có được một lòng Bi vô lượng.

----------------------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
__________________TỨ VÔ LƯỢNG TÂM______________

[align=right:8e9a5eb490]_______HỶ_______________[/align:8e9a5eb490]

HỶ = VUI hoặc "VUI VÌ NGƯỜI KHÁC VUI", cũng có thể gọi là "vui theo".

"Vui theo" có nhiều cách:

Phóng tâm vui theo những cảnh trần: nào sắc, nào thanh, nào hương, nào vị, nào xúc, nào pháp..để mặc cho nó làm chủ, không biết phản giác, không biết tỉnh ngộ mà dẹp trừ những hiện hành phiền não, ấy là vui theo dục vọng, theo thói quen phóng túng của lòng phàm.

Vui theo ác nghiệp, như khi thấy một người sát sanh, uống rượu, trộm cướp..đáng lẽ ta nên khuyên can mà lại không, còn bằng lòng theo họ đi vào con đường ác. Sự vui theo ở đây có nghĩa là khuyến khích đồng lỏa với kẻ ác vậy.

Vui theo những việc nhưon từ phước thiện, như khi thấy người đem của ra bố thí, lập nhà thương, ta tán thành, gíup đỡ vui theo với công việc của họ.Sự vui theo này là một bước tiến đi đến con đường thiện nghiệp. Tuy thế, ta nên phân biệt hai trường hợp tốt sẽ được nhiều phước báo, còn nếu không vì lòng thiện, nhưng vì thấy người làm thiện được người ta ca tụng, danh tiếng vang lừng mà mình cùng hùa theo tán thành, giúp đỡ để được tiếng khen lây, thì không khéo chỉ gây thêm ngã ái ngã mạn.

Khác với những lối vui trên, là những lối vui tầm thường của thế gian, hàng Nhị thừa chỉ vui theo cảnh giới Niết Bàn tịch tịnh. Thứ vui theo này, tuy không có tánh cách trụy lạc ác độc, nhưng theo chánh giáo, thì cũng còn hẹp hòi, thiếu lòng Từ bi rộng rãi và chưa phải đúng nghĩa "hỷ" vô lượng tâm. Đức Phật còn quở đó là cái vui "Khôi thân diệt trí" hay "thu tịch Niết Bàn".

Chỉ có sự "vui theo" sau đây của Bồ Tát mới đúng với nghĩa tâm Hỷ vô lượng:
Trong khi thật hành phương tiện Từ bi để độ sinh và sau khi công hạnh này được kết quả, nhận thấy chúng sinh hết khổ, hưởng vui, tâm của Bồ Tát tự nhiên cũng vui theo. Trong luận Đại Thừa Trang nghiêm Ngài Trần Na Bồ Tát dạy rằng: "Sự vui này còn nhiều gấp bội sự vui của chúng sinh được hưởng". Bồ tát còn xác nhận rằng:"Nếu làm chúng sinh được vui, tức làm cho tất cả chư Phật được vui mừng". Đó là lời nói của đức Phổ Hiền.

Nên nhớ cái "Hỷ" của bồ tát có những đặc điểm sau đây:

1_Chẳng những không làm cho chúng sinh mê lầm mà còn giác ngộ cái mê và được giải thoát.

2_Không còn bị buộc trong vòng vui tự đắc làm tăng trưởng ngã mạn, chấp trước ở thế gian, mà trái lại, làm cho chúng sinh xuất thế.

3_Thoát ra khỏi phạm vi tư lợi mà phổ biến và bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.

Tóm lại, sự vui ở đây bắt nguồn từ lòng Từ bi mà phát ra. Lòng Từ bi rộng lớn bao nhiêu thì cái "hỷ" này cũng rộng lớn như thế.

Chúng ta là Phật tử, tu hạnh Bồ tát, chúng ta phải tập cho được cái vui trong sạch, giải thoát của các vị bồ tát, chứ đừng quay cuồng theo cái vui nhiễm ô ích kỷ, hẹp hòi của phàm phu và ngay cả với quan điểm Nhị thừa.

------------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
_________________________TỨ VÔ LƯỢNG TÂM_______

[align=right:666ca976c1] ___________________XẢ________ [/align:666ca976c1]

XẢ = từ bỏ, không chấp không kể, không ràng buộc, không cất giữ.

Đôi khi chúng ta làm điều gì, nhất là khi được két quả tốt, thia hay tự hào, đắc chí đôi khi ngạo nghể kho chịu. Sự bất bình, cãi vả xung đột giữa bạn bè thân thuộc hay giữa nhóm này và nhóm khác cũng do tánh chấp trước. tự cho là quan trọng ấy. Nguyên nhân của tánh nầy là do sự chấp ngã, chấp pháp mà ra.

Phàm phu thì vừa thấy có mình làm (chấp ngã) vừa thấy có công việc kết quả mình đạt được (chấp pháp) nên cứ bị trói buộc trong cái giới hạn phân chia nhân nãg, bỉ thử và do đó, không bao giờ thoát được cảnh giới phàm phu.

Bậc Nhị thừa tuy đã xả được chấp ngã, nhưng chưa xả được chấp pháp. Sau khi nhờ tu tập, các Ngài thoát ly được tam giới chứng được quả Hữu dư y Niết Bàn, các Ngài coi như đó là phần thưởng xứng đáng của bao công phu tu tập và yên trí nơi cảnh giới sở đắc ấy. Do đó, bậc Nhị thừa vẫn còn bị biến dịch sanh tử.

Chỉ có các vị bồ tát là những bậc chứng được pháp không, nên đã ly khai quan niệm pháp chấp. Khi các Ngài ra công cứu khổ cho chúng sinh, thì đó là một sự cảm ứng tự nhiên, giữa các Ngài với chúng sinh, các Ngài dùng trí hoàn toàn vô phân biệt để được bình đẳng phổ biến theo đồng thể đại bi.

Chúng sinh có hưởng được vui chăng, Bồ tát không thấy mình là kẻ ân nhân chủ động. Trái lại, các Ngài còn thấy chúng sinh là ân nhân của mình trên bước đường lợi tha tiến đến công hạnh viên mãn. Bởi thê, lòng Từ, lòng Bi của Bồ Tát thoát khỏi vòng ái kiến và trụ trước, túc là xả vậy. Đến như lòng "Hỷ" cũng thế, Bồ Tát vui lòng từ bi, thấy chúng sinh được vui chứ không phải lối vui tự đắc, vui vì thàh thật tán thán công đức chung cùng chư Phật, chư Bồ tát và chúng sinh, chứ không phải vui vì dắm miếng riêng tư. Cho nên tâm tùy hỷ đây cũng hoàn toàn giải thoát, nghĩa là cũng thanh tịnh trên tinh thần "Xả".

Như vậy, Xả là một tâm lượng quảng đại cao cả. Ở đó, không kiến lập một tướng nào. Kẻ gần người xa đều bình đẳng, kẻ trí người ngu vẫn như nhau, mình và người không khác; làm tất cả mà thấy như không làm gì cả; nói mà thấy mình có nói gì cả, chứng mà không thấy mình có chứng và quả gì được. Cho nên trong kinh Tú thập nhị chương có chép "Niệm mà không chấp nơi niệm mới là niệm, hành mà không chấp nơi hành là hành, nói mà không chấp nơi nói mới là nói, tu mà không chấp nơi tu mới là tu. Lý hội nghĩa ấy là gần đạo, mê mờ không rõ là xa đạo".

Làm như thế tức là Xả: Xả hết tất cả mới thật là Bồ tát. Nếu còn chấp một tướng gì, dù nhỏ nhặt bao nhiêu cũng chưa phải là Bồ tát. Hãy nghe trong kinh Kim Cang Phật dạy ông Tu Bồ Đề. "Này ông Tu Bồ Đề, nếu có vị Bồ Tát còn tướng ngã, tướng nhưon, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tức chẳng phải là Bồ Tát".

Ý nghĩa chữ Xả đã rõ ràng. Bây giờ chúng ta chỉ còn cố gắng tu tập dần dần cho được cái tâm xả ấy. Thành tựu được cái Xả một cách hoàn toàn cái Xả vô lượng tức là chứng quả Bồ đề.
----------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
______________SỰ ĐỐI TRỊ CỦA BỐN MÓN TÂM VÔ LƯỢNG:

Bốn món tâm vô lượng là bốn trạng thái của Tâm Bồ Tát, nhưng đó cũng là bốn pháp tu của những Phật tử tu hạnh Bồ tát.

Trong mỗi con người đều có hai xu hướng: xu hướng thiện và xu hướng ác.
Hai xu hướng này cứ xung đột nhau luôn: hễ thiện thắng thì ác lùi, hễ ác thắng thì hiện lùi.

Khi lòng Giận hừng hẩy, thì tâm Bi bị lấn.

Khi lòng Sân bừng dậy, thì tâm Từ bị che khuất.

Khi Ưu não dẫy đầy, thì tâm Hỷ không phát hiện.

Khi lòng Ái dục còn nặng nề, thì tâm Xả không sanh.

Trái lại, khi tâm Bi lớn mạnh, thì lòng Hận phải yếu mòn.

Khi tâm Từ lan rộng, thì lòng Sân phải lùi.

Khi tâm Hỷ bừng lên, thì lòng Ưu não phải dẹp xuống.

Sự chiến đấu với phiền não cũng như sự chiến đấu với giặc cướp, phải tiếp tục mãi cho đến khi toàn thắng mới dừng lại. Nếu chúng ta mới chiến thắng vài ba trận đã vội thỏa mãn và dừng nghỉ, thì giặp cướp sẽ tai phát và hoành hành trở lại.

Cũng thế, trong trận chiến đấu của Từ, Bi, Hỷ, Xả chống sân, hận, ưu, dục chúng ta phải tiếp tục thi hành cho đến toàn thắng, nghĩa là phát huy các đức từ, bi hỷ, xả cho đến vô cùng tận để sân, hận, ưu, dục hoàn toàn bị tiêu diệt mới thôi. Một khi bóng tối đang còn, là vì ánh sáng chưa mạnh, muốn bóng tối hoàn toàn tiêu tan, thì ánh sáng phải đủ sức chiếu soi cùng khắp. Khi từ bi, hỷ xả, đã trở thành vô lượng thì phiền não sẽ không còn và hành giả đạt đến quả vị Bồ tát. Đó là ý nghĩa "phiến não tức là Bồ đề" mà Ngài Bồ tát Trần Na đã dạy trong Luận Đại Thừa Trang nghiêm.

---------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Di Tích Động Đôn Hoàng nơi tìm thấy Kinh Sách Phật, trong đó có Các Bài Giảng Của Tứ Tổ Đạo Tín và Lục Tổ Huệ Năng :

depts.washington.edu .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Khi nào chúng ta không còn ràng buộc bởi lý luận do bộ não trần tục là chúng ta thoát khỏi mê lầm hoặc bị lừa dối bởi lý luận của kẻ khác hoặc do chính mình lừa dối mình theo lý luận tà đạo .

Vô Trí, đạt vô trí mà Huệ sáng tỏ là ta đi đúng đường . Huệ soi rõ cho ta thấy mọi vấn đề, hiện tượng, . . . không qua con mắt, bộ não và các giác quan trần tục .

Người Đời thường có câu :" Con Tim Chân Chính Không Bao Giờ Biết Nói Dối " nó không lý luận hoặc nghe theo lý luận mà chỉ nghe theo "Lương Tâm", Lương Tâm chính là Trái Tim được ánh sáng của Huệ chiếu rõ .
Lương Tâm là một hình thức giới hạn của Chân Tâm .

Người tìm thấy Chân Tâm là đang đi đến giải thoát .

Mến,
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM

Từ là mở rộng lòng thương
Bi là cứu khổ dẫn đường chúng sanh
Từ là vui pháp đạo lành
Xả là bỏ hết lợi danh ta người
 

thanhphuong

Registered
Phật tử
Tham gia
8/2/08
Bài viết
176
Điểm tương tác
0
Điểm
16
phivan nói:
Khi nào chúng ta không còn ràng buộc bởi lý luận do bộ não trần tục là chúng ta thoát khỏi mê lầm hoặc bị lừa dối bởi lý luận của kẻ khác hoặc do chính mình lừa dối mình theo lý luận tà đạo .

Vô Trí, đạt vô trí mà Huệ sáng tỏ là ta đi đúng đường . Huệ soi rõ cho ta thấy mọi vấn đề, hiện tượng, . . . không qua con mắt, bộ não và các giác quan trần tục .

Người Đời thường có câu :" Con Tim Chân Chính Không Bao Giờ Biết Nói Dối " nó không lý luận hoặc nghe theo lý luận mà chỉ nghe theo "Lương Tâm", Lương Tâm chính là Trái Tim được ánh sáng của Huệ chiếu rõ .
Lương Tâm là một hình thức giới hạn của Chân Tâm .

Người tìm thấy Chân Tâm là đang đi đến giải thoát .

Mến,


Câu này phải nói, "Từ Tâm & Trí tuệ không khác nữa!", hay từ Tâm cũng chính là Tam Muội, Trí Tuệ Cũng chính là Tam Muội...

Còn Pháp Giảng nói dẫn người ta bằng cách từ bỏ cái này để được cái kia, pháp ây vẫn còn giới hạn, chưa rốt ráo.
Bác PV viết những lời này ra, tốt nhất mở đầu dẫn nhập cho người ta đừng ngộ nhận như vậy! Hay ít ra dẫn nhập có chút gì sự khiêm tốn trong ấy làm người khác cảm nhận ít nhiều giáo Pháp.
 

thanhphuong

Registered
Phật tử
Tham gia
8/2/08
Bài viết
176
Điểm tương tác
0
Điểm
16
phivan nói:
______________SỰ ĐỐI TRỊ CỦA BỐN MÓN TÂM VÔ LƯỢNG:

Bốn món tâm vô lượng là bốn trạng thái của Tâm Bồ Tát, nhưng đó cũng là bốn pháp tu của những Phật tử tu hạnh Bồ tát.

Trong mỗi con người đều có hai xu hướng: xu hướng thiện và xu hướng ác.
Hai xu hướng này cứ xung đột nhau luôn: hễ thiện thắng thì ác lùi, hễ ác thắng thì hiện lùi.

Khi lòng Giận hừng hẩy, thì tâm Bi bị lấn.

Khi lòng Sân bừng dậy, thì tâm Từ bị che khuất.

Khi Ưu não dẫy đầy, thì tâm Hỷ không phát hiện.

Khi lòng Ái dục còn nặng nề, thì tâm Xả không sanh.

Trái lại, khi tâm Bi lớn mạnh, thì lòng Hận phải yếu mòn.

Khi tâm Từ lan rộng, thì lòng Sân phải lùi.

Khi tâm Hỷ bừng lên, thì lòng Ưu não phải dẹp xuống.

Sự chiến đấu với phiền não cũng như sự chiến đấu với giặc cướp, phải tiếp tục mãi cho đến khi toàn thắng mới dừng lại. Nếu chúng ta mới chiến thắng vài ba trận đã vội thỏa mãn và dừng nghỉ, thì giặp cướp sẽ tai phát và hoành hành trở lại.

Cũng thế, trong trận chiến đấu của Từ, Bi, Hỷ, Xả chống sân, hận, ưu, dục chúng ta phải tiếp tục thi hành cho đến toàn thắng, nghĩa là phát huy các đức từ, bi hỷ, xả cho đến vô cùng tận để sân, hận, ưu, dục hoàn toàn bị tiêu diệt mới thôi. Một khi bóng tối đang còn, là vì ánh sáng chưa mạnh, muốn bóng tối hoàn toàn tiêu tan, thì ánh sáng phải đủ sức chiếu soi cùng khắp. Khi từ bi, hỷ xả, đã trở thành vô lượng thì phiền não sẽ không còn và hành giả đạt đến quả vị Bồ tát. Đó là ý nghĩa "phiến não tức là Bồ đề" mà Ngài Bồ tát Trần Na đã dạy trong Luận Đại Thừa Trang nghiêm.

---------------------------------------------

Cũng thế, trong trận chiến đấu của Từ, Bi, Hỷ, Xả chống sân, hận, ưu, dục chúng ta phải tiếp tục thi hành cho đến toàn thắng, nghĩa là phát huy các đức từ, bi hỷ, xả cho đến vô cùng tận để sân, hận, ưu, dục hoàn toàn bị tiêu diệt mới thôi. Một khi bóng tối đang còn, là vì ánh sáng chưa mạnh, muốn bóng tối hoàn toàn tiêu tan, thì ánh sáng phải đủ sức chiếu soi cùng khắp. Khi từ bi, hỷ xả, đã trở thành vô lượng thì phiền não sẽ không còn và hành giả đạt đến quả vị Bồ tát. Đó là ý nghĩa "phiến não tức là Bồ đề" mà Ngài Bồ tát Trần Na đã dạy trong Luận Đại Thừa Trang nghiêm.

Chỗ này Bác PV viết không chính xác!

Tánh của Sân cũng chính là Tánh của Bi, Sân và Bi cũng đồng là tâm, đồng có thật tánh Bồ Đề không sân không bi, tánh này thường khởi ra các tâm sân và bi, chỉ biết rõ thực tánh bồ đề của nó thì chuyển tâm sân thành tâm bi, chuyển tâm nộ thành tâm từ, vì các tâm đó vốn đồng tánh bồ đề. Tất cả là do giác hay mê nên có chuyển tâm này thành tâm kia, Nên mới goi "Phiền Não Tức Bồ Đề", nghĩa là Thật Tánh Phiền não là Bồ Đề.

Do nó cùng gốc Bồ đề như vậy, nếu nói Bồ Tát không khởi phiền não là sai! Vì Bồ Tát biết chuyển Phiền Não thành tâm từ bị, phiền não đây là lòng thương xót chúng sanh lại chính là do Tâm Từ Phát khởi tất cả do nơi Tánh Bồ Đề Phát khởi.

Chúng sanh mê mà khởi phiền não là do mê tánh Bồ Đề không giác biết được phiền não mà trôi lăn tạo nghiệp. Phiền não cũng là do tánh Bồ Đề phát ra. Không thể não tự dưng mà phát khởi.

Bồ Tát cũng vậy phiền não từ tánh Bồ đề phát khởi, nhưng lại trưởng dưỡng bằng từ bi tâm mà ra, nên vẫn hiện thân sân hận mà độ chúng sanh vậy! Thật ra tâm từ ấy cũng chính là thật Tánh Bồ Đề sanh ra.

Bồ Tát thấy rõ tánh Bồ Đề của phiền não đồng với từ bi tâm, nên thị hiện phiền não mà chẳng bị dẫn trong ác nghiệp , hiện tâm từ bi mà chẳng bị dẫn trong thiện nghiệp, đó chính là Bồ Tát Bất Trụ Tướng là vậy!

Tóm lại: Phiền Não hay Từ Bi cũng đồng chỗ Bồ Đề Tánh sanh khởi, không ngoài tâm mà có được.

Công nhận kiến thức bác Phi Vân rộng thật, nhưng kiến giải của bác không phải nói ra ai cũng phục đâu, không khéo mắc tội đọa địa ngục. Nói thẳng chẳng sợ mất lòng đâu - mà còn gì để mất nữa chứ!
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
TP viết:
---------------------
--------------Do nó cùng gốc Bồ đề như vậy, nếu nói Bồ Tát không khởi phiền não là sai!--------------

-------------------------------------------------------

Tại sao Bồ Tát lại phải "khởi phiền não", phiền não nó tự tìm đến với Bồ Tát vì Bồ Tát ở cùng với chúng sinh .

Bồ Tát không khởi, không quậy, không gieo "phiền não" mà đón nhận nó do chúng sinh mang đến nhờ "cứu rỗi" hoặc Bô Tát tự tìm đến các "phiền não" của chúng sinh để "cứu rỗi" họ !


Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nói đến Tứ Vô Lượng của các vị Bồ Tát ta có thể hình dung cụ thể như sau:

Một người với "Óc Tưởng Tượng" họ có thể nghĩ đến bất cứ điều gì mà không bị hạn chế, họ không cần ngủ, vẫn tỉnh thức mà vẫn tưởng tượng , sức tưởng tượng này không có bờ bến để giới hạn .

Ngày xưa người ta đã tưởng tượng như đi mây, về gió như chim, bơi lội như cá ..... Ngày nay có Máy Bay, Tầu Thuỷ, Tầu Ngầm, Phi Thuyền , . . . . . .

Sự Tưởng Tượng vượt thời gian và không gian ( ví dụ trong tác phẩm 2000 Dậm dưới đáy biển của Văn Hào Jules Verne ) nhưng nó còn nhỏ rất nhiều so với Tứ Vô Lượng .

Đây chỉ nói về sự ước lượng chứ không nói về Bản Chất của Sự Tưởng Tượng hoặc Tứ Vô Lượng, một bên Cải Thiện Vật Chất và một bên Giải Thoát khỏi Vật Chất .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Khi chúng ta thực hiện được những điều mình đã tưởng tượng . . . chế tạo ra Máy Bay, Phi Thuyền . . . .

Những cái đó đem lại lợi ích giới hạn và công dụng của chúng cũng giới hạn .

Nếu chúng ta thực hiện được một điều gì trong Tứ Vô Lượng Tâm, chúng ta sẽ tạo Hạnh Phúc lâu dài , ngay cả trong hiện tại chúng ta cũng cảm thấy cái Hạnh Phúc của Hạnh Bồ Tát mà rất ít người có được .


Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trong Vạn Pháp, không phải chỉ có Phật Tử thọ giới mới bị chi phối mà tất cả chúng sinh đều bị chi phối .

Giới Luật và Quy Y nhằm giúp chúng ta đi đúng đường và giúp chúng ta thực hiện các lời Phật dạy dễ dàng, nhanh chóng, ít chướng ngại . Vì vậy Phật Dược Sư đã từng dạy, ai ở trong Đạo nào, cứ ở trong Đạo đó , miễn là tin theo và làm theo lời Phật dạy là được .

Vậy ngay cả những người Vô Đạo hoặc Vô Thần họ cũng bị chi phối bởi Vạn Pháp , nhơn quả, nghiệp báo, luân hồi, địa ngục, súc sanh, v.v.v.....

Một người vô thần mà sống theo ngũ giới hoặc thập thiện thời họ cũng được phước báo y như Phật tử quy y Tam Bảo theo Ngũ giới hoặc Thập Thiện . Tuy nhiên một Phật Tử phạm giới hoặc không giữ giới cũng sẽ bị đoa như người vô thần phạm giới . Cái khác nhau là Phật tử có duyên với sự giải thoát khỏi sa đoạ, còn vô thần thì khó có duyên lắm !

Nói chung không phân biệt Vô Thần, Ngoại Đạo hay Phật tử, ai gieo thiện nghiệp, làm lành lánh ác, tâm hồn trong sạch thì sẽ được hưởng phước đức của họ gây dựng nên, ( Phật dạy đại ý tóm tắt là như vậy .)

Ai giúp người khác gieo thiện nghiệp , lánh ác, tĩnh lặng tâm hồn, khai sáng trí huệ, người đó Công Đức vô tận, dù cho chỉ cứu được một mạng người .

Do vậy, trong thế giới nhân loại, thiên hạ vẫn có nhiều người không phân biệt tôn giáo vẫn sống sung sướng, giàu sang, hạnh phúc . . . . .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15/6/06
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Cùng các Thân Hữu,

Những ai thực hành Lục Độ là sống theo bước đầu của Hạnh Bồ Tát . Trong đó, chúng ta không hề phân biệt Giới nào, mà chỉ nói Trì Giới, có nghĩa là tuân theo Giới Luật riêng của Mỗi người, Mỗi Pháp Môn . Ngoại Đạo cũng có thể tu tập theo Lục Độ, chẳng hạn tín đồ Đạo Chúa hay tín đồ Đạo Hồi cũng có thể tu theo Lục Độ và nếu họ tin vào Phật họ sẽ vẫn được Phật Dược Sư ủng hộ, đón tiếp .

Bồ Tát Giới là những giới luật dành cho những Phật Tử đã có sự hiểu biết uyên thâm và thực hành tốt đẹp theo lời Phật dạy, nguyện không trở lui (không bị thoái hoá) và quyết nhập Dòng Thánh Vĩnh Viễn .

Nay đếm trên đầu ngón tay có bao nhiêu vị Xuất Gia cũng như Tại Gia, thọ Bồ Tát Giới !

Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top