Ẩn ý Truyện Tây Du

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (16): Đường Tăng gặp nạn tại nước Bảo Tượng


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(16) Đường Tăng gặp nạn tại nước Bảo Tượng

Đường Tăng gặp nạn tại nước Bảo Tượng, đối với câu chuyện ba lần đánh Bạch Cốt Tinh ở trước là có quan hệ.
Đường Tăng không phân biệt được Thiện Ác, xua đuổi Ngộ Không. Khi gặp yêu tinh ở nước Bảo Tượng, một mình Ngộ Năng đương nhiên không thể hàng phục. Cuối cùng phải quay lại mời Ngộ Không tới mới có thể giải quyết.
Trong quá trình tu luyện có thể xuất hiện một số thứ mà người ta gọi là “công năng đặc dị”, nhưng thực ra chỉ là tiểu năng tiểu thuật; người tu luyện mọi thời khắc đều phải cẩn thận, không thể chấp trước vào đó, quên mất căn bản. Đối với người tu luyện mà nói, điều này là phi thường trọng yếu, công năng không thể nói lên điều gì, ngay cả với thiên thần bình thường cũng đối phó không được, vậy thì dương dương tự đắc gì đây? (Trong «Tây Du Ký», Trư Bát Giới hay Ngộ Năng đại biểu cho “công năng”, còn Ngộ Không đại biểu cho “không chấp trước”). Bởi vậy trong giới tu luyện, đối với công năng đều không coi trọng lắm, cuối cùng công thành viên mãn mới là mục tiêu căn bản.
Nói về công năng đặc dị, trước đây có rất nhiều chính phủ đưa tin, thực ra sự tồn tại của chúng đã được thừa nhận, ngoài ra nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành đi vào nghiên cứu. Nhưng đến nay có người đối với sự thật cơ bản này vẫn không tin tưởng, thực sự là đáng thương. Người bình thường khó mà tin vào công năng đặc dị, thế nhưng trong giới tu luyện chỉ coi là tiểu năng tiểu thuật, như vậy với những điều của tu luyện chân chính, thì có lẽ lại càng khó lý giải. Hễ là người chân chính theo đuổi chân lý, thì cần phải buông bỏ bất cứ thành kiến nào, thật sự mong muốn nghiên cứu, học tập. Nhiều nhà khoa học vĩ đại cuối cùng đã theo tôn giáo, tại sao vậy? Bởi vì phạm vi của khoa học là rất nhỏ, những gì giải thích không được đều quy vào Thần học, do vậy rất nhiều người không thể nhận thức được bí ẩn của vũ trụ, thực ra là vì nó thuộc vào Thần học. Thần học bao gồm rất nhiều điều, kỳ thực chính là khoa học cao hơn.
Cố sự Trư Bát Giới đi dò đường và làm biếng thì có thể mọi người đều đã quen thuộc, toàn kiếm bụi cỏ mà ngủ, bịa chuyện gạt Đường Tăng. Đối với người tu luyện mà nói, đây chính là không tinh tấn. Người tu luyện nhấn mạnh vào dũng mãnh tinh tấn, dù gặp phải nguy nan cỡ nào cũng không hề thoái chí, đây mới là người tu luyện chân chính. Do vậy mới nói người tu luyện đối với những danh lợi nơi thế gian đều không thấy hứng thú, coi chúng rất nhẹ; nhưng họ lại có những theo đuổi riêng của bản thân, kỳ thực chính là dũng mãnh tinh tấn, chỉ là không cần phải thể hiện ra cho người thường xem.
Yêu tinh núi Bình Đính có thể nhìn thấy khí lành của Đường Tăng, từ đó biết có người khỏe mạnh đang tới. Kỳ thực điều này trong giới tu luyện là hiện tượng rất bình thường, xung quanh thân thể người có tồn tại một loại ánh sáng hoặc khí, thể hiện trạng thái thân thể của cá nhân ấy, hoặc là cảnh giới tu luyện, nhìn một cái là biết ngay. Người bình thường đương nhiên không thể nhìn thấy. Trong «Phong Thần Diễn Nghĩa», trong các loại miêu tả thần tiên, hay trong kinh Phật, đều có nhiều nội dung miêu tả loại cảnh tượng này. Kỳ thực đây không phải là lời tán tụng đơn giản, mà thực sự là tồn tại vật chất, do vậy có thể trực tiếp nhìn thấy. Trung Y cổ đại giảng “xem”, thực ra là xem cái này, có điều người đời sau nói thành “xem sắc mặt”.
Trong giới khoa học cũng đã phát hiện ra một số hiện tượng giống như vậy. Người Nhật từng làm thí nghiệm, phát hiện thấy dưới tác dụng của một trường điện từ tần số cao, thì quanh thân thể người có thể phát ra một loại ánh quang huy, mạnh yếu khác nhau. Lúc ấy thí nghiệm này đăng trên một tạp chí khoa học phổ thông, còn có cả ảnh, có người gọi là “trường sinh học”. Khoa học phát triển rồi cũng dần tiếp xúc với một số hiện tượng dị thường, nhưng khó mà giải thích, do vậy không có viết trong sách giáo khoa để học tập. Người chỉ tin tưởng vào sách vở thực ra không phải là học sinh giỏi, chân chính dũng cảm đối diện với sự thật, tìm cầu chân lý, thì mới có thể giải phóng tư tưởng.
Kim Giác Đại vương và Ngân Giác Đại vương ở Bình Đính Sơn
Kim Giác Đại vương và Ngân Giác Đại vương ở Bình Đính Sơn, vốn dĩ là khảo nghiệm do Bồ Tát an bài.
Sự việc như vậy trong giới tu luyện, thì chính là có ma đến can nhiễu người tu luyện, nếu như người tu luyện không thể kiên định chính niệm, thì sẽ bị ma dẫn nhập đường vòng. Tu luyện quả thực chẳng hề dễ dàng, bất cứ lúc nào cũng có thể gặp khảo nghiệm và ma nạn. Nghe nói có người tu luyện có thể nhìn thấy cảnh tượng không gian khác trong khi tu luyện, khi nhìn thấy các cảnh tượng do ma diễn hóa, nếu như người tu luyện bị động tâm, thì sẽ nhập ma đạo, không thể tiếp tục tu luyện nữa. Đây không phải là nói về tẩu hỏa nhập ma trong khí công, mà thực sự bị ngoại ma quấy nhiễu.
Bảo Lâm Tự
Đường Tăng và các đồ đệ sau đó đến Bảo Lâm Tự (chùa Bảo Lâm).
Người xuất gia không nhất định là người tu luyện, người tu luyện không nhất định là người xuất gia. Then chốt là khán nhân tâm. Ở tại chùa miếu, mặc áo cà sa, miệng niệm kinh Phật, đây chỉ là hình thức bề ngoài, không tu nội tâm là không được. Sư quan chùa Bảo Lâm chính là một thí dụ. Nội tâm người tu luyện cần phải bình hòa, cho dù có phê bình người khác, chỉ ra chỗ sai của người khác, thì nội tâm vẫn là bình hòa, từ bi; cho dù cần phải trừng trị người phạm đại tội, thì cũng là lấy tâm thái của Thần mà đối đãi, chứ không thể “phẫn nộ” như người thường.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/31/48091.html
Ngày đăng: 20-12-2010

(sưu tầm)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (17): Quốc vương nước Ô Kê báo mộng


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(17) Quốc vương nước Ô Kê báo mộng

“Quốc vương nước Ô Kê báo mộng” là một cố sự kinh điển (Yêu tinh xô Quốc vương xuống giếng rồi biến giả làm Quốc vương, sau đó hồn Quốc vương thật hiện về báo mộng cho Tam Tạng).
Kỳ thực những chuyện báo mộng như vậy đã liên tục được lưu truyền trong dân gian, chỉ là người ta không thể dùng khoa học hiện đại để giải thích cho rõ ràng được; thêm vào đó là sự truyền bá thuyết vô thần khiến khoa học không thể tiến triển được; đây chính là điều xót xa của khoa học vậy.
Những kiến giải về “hiện tượng siêu nhiên” này dường như không hợp lô-gíc, vì thế người ta khó chấp nhận. Thế nhưng đó lại là những hiện tượng tồn tại khách quan, chính là thuộc về tự nhiên, làm sao lại là siêu nhiên được? Cẩn thận phân tích loại kiến giải này, thì chính là muốn nói về “hiện tượng siêu khoa học”; nói như vậy thì tương đối dễ giải thích. Sự phát triển của khoa học là mang tính cục hạn, có rất nhiều hiện tượng mà khoa học hoàn toàn không thể giải thích rõ, nhưng xác thực là tồn tại khách quan. Trước Einstein, nếu có người nói ánh sáng có thể uốn cong thì khẳng định bị quy là “nói nhảm”; nhưng vì Einstein dùng ngôn ngữ con người mà lý giải, dùng phương thức “khoa học” để biểu đạt, nên dần dần được người ta hiểu và tiếp nhận. Nhưng với những điều vượt khỏi cực hạn của khoa học thì thậm chí ngôn ngữ con người cũng khó mà biểu đạt được; khoa học rốt cuộc đã đi tới ngõ hẻm rồi.
Cố sự “Trừ yêu nước Ô Kê” có khá nhiều điều đáng nói ở đây.
Quốc vương giả nước Ô Kê chính là yêu tinh cướp ngôi; Tôn Ngộ Không hàng yêu phục quái, đương nhiên không thể buông tha. Phương thức tư duy Thần với người là bất đồng; Thần sẽ không suy xét tới các vấn đề thân tình, chính trị hay kinh tế; Thần chỉ chiểu theo pháp tắc của vũ trụ để duy trì sự vận hành của xã hội nhân loại. Hậu cung của Trụ vương có con hồ ly tinh (Đát Kỷ); nước Ô Kê có con yêu tinh giả Quốc vương; nhưng Thần chính là hàng yêu, đối với “chính trị” hoàn toàn không có quan hệ; Thần là xuất thế, coi danh lợi như rác rưởi, làm sao lại coi trọng quyền lợi nơi nhân gian được? Hễ là tôn giáo mà lại tham dự chính trị thì đều là có vấn đề; nhưng nói việc Thần hàng yêu cũng là tham dự chính trị thì không đúng, cũng giống như “lấy tâm kẻ tiểu nhân mà đo lòng người quân tử” vậy. Khác biệt then chốt là xem mục đích, về điểm này nhất định phải lý trí phân biệt rõ; tu luyện chân chính hay chỉ là bang phái tổ chức xã hội có danh nghĩa thì rất dễ phân biệt. Tất nhiên, đó là dựa trên cơ sở phân tích lý tính và nhận thức khách quan.
Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh cũng đồng thời hàng phục các loại yêu quái, và giải quyết một số “duyên”. “Trần duyên” là danh từ dùng trong Phật giáo, nhìn từ góc độ người tu luyện, là xem đối với những chấp trước trần thế có thể hoàn toàn buông bỏ hay không. Nghe nói rằng những chấp trước không buông bỏ được này sẽ hình thành nên một chuỗi khóa, khóa người tu luyện lại; chúng có tác dụng vật chất, chỉ là khoa học hiện đại hoàn toàn không thể giải thích. Nghe nói giới tu luyện cũng thông qua tu luyện mà chấm dứt trần duyên, được an bài trả nợ; pháp môn khác nhau có cách làm khác nhau, quả thực rất có ý nghĩa.
Hiện tại nhiều người khi nói về chính trị thì biến sắc, đặc biệt ở Trung Quốc Đại Lục, một từ “chính trị” này thậm chí bị lạm dụng, trở thành một cái mũ lớn để chụp người ta. Nói ai giỏi làm chính trị, thì bị lý giải thành người giỏi điều chỉnh người khác, dùng âm mưu quỷ kế, trở thành một từ mang nghĩa xấu. Trong một số phim nói về thời Cách mạng Văn hóa cũng có tình tiết như vậy; ai đề xuất ý kiến phản đối bí thư chi bộ thôn thì chính là “chống đảng”; ai hễ động tới bí thư chi bộ thôn thì là “phần tử phản cách mạng”, hết thảy đều là “kẻ thù của nhân dân”. Loại quan niệm đấu tranh giai cấp này là đi ngược lại với sự phát triển hài hòa của xã hội nhân loại; thế nhưng đến nay loại độc hại này vẫn tồn tại trong đầu não của nhiều người, lại còn cắm rễ rất sâu, luôn xét vấn đề với phương thức “ta và địch”. Đây không phải là vấn đề khách quan, mà là vấn đề chính trực. Hiện tại người nào còn có tư tưởng như vậy thì quả thực rất đáng buồn.
Như vậy trong giới tu luyện đối đãi với vấn đề “chính trị” này như như thế nào? Kỳ thực người tu luyện hoàn toàn không tham dự chính trị, bởi vì mục đích của tu luyện là vượt khỏi thế gian, thoát khỏi bể khổ. Đồng thời, người tu luyện cũng nhất định phải tự giác duy hộ pháp tắc của vũ trụ, cũng là hàng yêu phục quái; còn trong quá trình ấy liên quan đến sự việc cụ thể nào đó nơi nhân gian thì cũng hoàn toàn không suy xét nội trong phạm vi nhỏ hẹp. Sự phát triển của lịch sử xã hội nhân loại, thay đổi triều đại, bất quá chỉ là vở kịch lớn mà thôi. Những truyền thuyết trong lịch sử nhân loại chính là ký ức xa xưa; những đại dự ngôn nổi tiếng cũng bất quá chỉ là giới thiệu trước các tình tiết của vở kịch mà thôi. Còn kịch bản ấy hoàn toàn là do Thần “sáng tác”. Nếu như thần dân nước Ô Kê nhìn thấy Tôn Ngộ Không đuổi đánh Quốc vương rồi nói Tôn Ngộ Không đang “làm chính trị”, mưu đồ cướp đoạt Vương vị, thì chẳng đáng cười lắm sao? Như trước đã nói, không nên dùng quan niệm của người mà tưởng tượng “Thần”, nếu không thì chính là vũ nhục Thần.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/1/48092.html
Ngày đăng: 24-12-2010

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (18): Cố sự Hồng Hài Nhi


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(18) Cố sự Hồng Hài Nhi

Tiếp đó là cố sự về thu phục Hồng Hài Nhi.
Nghe nói rằng quá trình tu luyện là cực kỳ huyền diệu, biến hóa trên thân thể người tu luyện là thần kỳ phi thường; điều này trong giới luyện khí công có rất nhiều người biết. Bởi vì lý luận của tu luyện là vượt khỏi khoa học hiện đại, do vậy thường hay giảng kiểu như Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái. Hồng Hài Nhi chủ yếu là “Hỏa” (lửa), hoàn toàn khắc với “Thủy” (nước) ở phàm gian; đầu tiên Ngộ Tĩnh cứu Ngộ Không, sau đó phải dùng “Thần Thủy” của Quan Âm Bồ Tát thì mới có thể chế ngự “tam muội chân hỏa” của Hồng Hài Nhi. Khi thân thể người tu luyện phát sinh biến hóa rất lớn thì sẽ có nhiều cảm giác khác thường, có lúc thấy rất khó chịu, nhưng đó tuyệt không phải là bệnh của người thường, mà là vượt quan, lúc này cần thanh tịnh vô vi, ngoài ra còn có thượng sư gia trì.
Trong «Phong Thần diễn nghĩa» cũng có đề cập tới “tam muội chân hỏa”, yêu tinh Ngọc Thạch Tỳ Bà, đồng loại của Đát Kỷ cũng bị Khương Tử Nha dùng tam muội chân hỏa thiêu chết. Có thể thấy đối với sinh mệnh, vật chất ở không gian khác thì đều phải sử dụng phương pháp vật chất ở không gian khác mới có thể giải quyết. Nếu khoa học hiện tại không thể đột phá tư duy về không gian 3, 4 chiều thì không thể tiến nhập sang không gian khác rộng lớn, cũng không có cách nào chân chính hiểu được bí ẩn của vũ trụ.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/2/48093.html
Ngày đăng: 25-12-2010

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (19): Sông Hắc Thủy


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(19) Sông Hắc Thủy

Sau sự kiện Hồng Hài Nhi là đến sông Hắc Thủy, một “hỏa” một “thủy”.
Trong nhiều pháp môn tu luyện đều có đề cập tới sự cải biến thân thể của tự thân, do vậy mọi người thường xem trong sách khí công, trong chuyện thần thoại có Thủy Hỏa, long hổ, Âm Dương, Tử Ngọ, Khảm Ly,… đây đều là những phương thức miêu tả khác nhau đối với lý luận tu luyện, đơn giản là giảng về sự hài hòa trong cơ thể. Cũng vậy, người ta nói rằng nhiều người tu luyện có thể “hàng long phục hổ”, kỳ thực không phải là nói võ nghệ cao cường, mà là chỉ những thành quả nhất định trong tu luyện.
Trung Y giảng “Âm bình Dương bí, tinh thần nãi trị, Âm Dương ly tuyệt, tinh thần nãi tuyệt”. Văn hóa truyền thống Trung Quốc cổ đại giảng “thiên nhân hợp nhất”. Tư tưởng “trung dung” kỳ thực bắt nguồn từ giới tu luyện; Nho gia bản chất là thuộc về Đạo gia; Khổng Tử cũng từng vấn đạo Lão Tử, rồi chú trọng đả tọa, điều tức. Trong «Tam Tự Kinh» giải thích ý nghĩa của trung dung là “trung bất thiên, dung bất dịch”, nghĩa là “giữ trung thì không bị sai lệch, giữ dung thì không bị biến đổi”, ngoài ra còn giải thích thêm “cư trung thủ dung, vô quá bất cập”. Ấy chính là không đi quá đà, sang cực đoan. Trong Phật giáo thuyết pháp về “bất trứ lưỡng biên”, hay “không lạc sang hai bên”. Xã hội hiện đại theo đuổi sự phát triển tiến lên, thực ra nhìn từ góc độ tu luyện thì chính là thuộc về cực đoan, đối với sự kiện khang của cả thân và tâm đều bất lợi.
Ngũ hành là khái niệm cơ bản của khoa học Trung Quốc cổ đại, đối ứng với rất nhiều sự vật trong thế giới. Bởi vì hiện tại rất nhiều người thiếu hiểu biết về văn hóa cổ đại Trung Quốc, nên ở dưới xin liệt kê vài điều để tham khảo.
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Phế can thận tâm tì
Tây đông bắc nam trung
Bạch thanh hắc hồng hoàng
Canh Tân, Giáp Ất, Nhâm Quý, Bính Đinh, Mậu Kỷ
Bất quá những điều này chỉ là một loại tri thức mà thôi, rất nhiều điều không thể được khoa học hiện đại giải thích, nhưng bản thân những điều này không phải là tu luyện, ngàn vạn lần không nên xem những tri thức, kỹ xảo này là đồng với tu luyện. Tu luyện trước sau chỉ khán nhân tâm.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/3/48094.html
Ngày đăng: 29-12-2010

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (20): Đấu phép tại Xa Trì quốc


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(20) Đấu phép tại Xa Trì quốc

Tiếp đó là đấu phép tại Xa Trì quốc; đây cũng là một cố sự rất có ý nghĩa.
Ba vị quốc sư ở Xa Trì quốc, đều có một chút phép thuật, khi người bình thường nhìn thấy, thì đúng là không thể tưởng tượng nổi. Thân Công Báo bị chặt đầu lại có thể đặt lên được, cùng với tim bị moi ra vẫn có thể đi liền một mạch tới cửa thành; những hiện tượng sống kỳ dị này đối với y học hiện đại mà nói là không thể xảy ra. Thế nhưng các phép thuật này, ở trước mặt Tôn Ngộ Không, thậm chí không chịu nổi một cú đánh, căn bản không thể coi đồng như nhau.
Người bắt đầu tu luyện có thể xuất hiện một số “công năng đặc dị”, những thứ này tương đối nhiều, nhưng chỉ là ở giai đoạn sơ khởi tại tầng thấp, chỉ có thể phát huy tác dụng tại một tầng thứ nhất định, nhưng đến một cảnh giới cao hơn thì không thể dùng được nữa, đây là đặc tính giới hạn của tầng thứ. Còn “thần thông” thì không như vậy, Pháp lực vô biên. “Công năng đặc dị” trước mặt “thần thông”, bất quá chỉ là trò trẻ con mà thôi. Có người không hề có công năng hay thần thông, nhưng tầng thứ rất cao, những công năng mà các khí công sư nhỏ bé phát xuất ra cũng chỉ như “một đi không trở lại”. Do vậy đối với người tu luyện mà nói, nhất thiết không được theo đuổi “công năng đặc dị”, đó là con đường tu luyện “hoa dại ven đường”. Cuối cùng công thành viên mãn, thoát khỏi bể khổ, mới là mục tiêu chân chính của tu luyện.
Trong «Tây Du Ký» nhiều lần xuất hiện “hô phong hoán vũ”, đều là nằm trong sự khống chế của các lộ thần tiên. Nghe nói, trước kia có vị đại khí công sư trứ danh từng làm biểu diễn, có thể khiến mưa rơi gọn trong một sân bóng rổ. Vậy thì dưới bầu trời này có bao nhiêu thiên cơ mà nhân loại không thể hiểu được, “quy luật tự nhiên” thực sự cuối cùng là gì đây?
Tai họa ở Xa Trì quốc, nạn mà quốc vương nước Ô Kê phải chịu, đều là vì họ đã làm điều xấu mà phải nhận báo ứng. Điều này cũng thuộc về nhân quả báo ứng mà Phật giáo giảng. Con người mê tín vào khoa học kỹ thuật, bất kính quỷ thần, đạo đức bại hoại, nếu cứ tiếp tục trượt dốc như vậy, thì làm sao có thể nghênh đón “ngày mai tươi sáng” đây?
“Phật Đạo chi tranh” tại Xa Trì quốc trong lịch sử quả thực có tồn tại, do vậy người đời sau đối với hai môn phái Phật và Đạo cũng tiến hành so sánh, lại còn cho rằng Ngọc Hoàng Đại Đế là cùng một nhà với họ.
Kỳ thực tranh chấp giữa Phật và Đạo có bối cảnh vô cùng thâm sâu, người tu luyện ở tầng thứ thấp không có cách nào hiểu được; thực ra đều là vì trong thời kỳ lịch sử trọng đại này có thể làm việc tốt, từ đó đạt được vinh diệu vĩ đại trong vũ trụ. Đây nhất định không phải là tranh đấu như bề ngoài ở nhân gian.
Trong «Tây Du Ký», Thái Bạch Kim Tinh cũng từng trợ giúp hòa thượng, các vị thiên thần cũng không vì ba vị “đại tiên” (tam vị quốc sư ở Xa Trì quốc) mà bao che cho họ. Thiên thần duy hộ pháp tắc của vũ trụ, chứ không phải tôn giáo ở nhân gian. Đây là chỗ khiến người bình thường dễ nhầm lẫn.
Tôn Ngộ Không thả 500 hòa thượng, vì để bảo vệ họ mà cấp cho mỗi người một sợi lông, lúc nguy hiểm chỉ cần hô lên “Tề Thiên Đại Thánh” thì tự nhiên được bảo hộ.
Tình huống này trong giới tu luyện mà nói là rất dễ giải thích. Kết cấu của thời-không là phức tạp phi thường, kết cấu thân thể người cũng là phức tạp phi thường, không như cách hiểu đơn giản của y học hiện đại, tại các thời-không khác nhau có hình thức tồn tại phức tạp phi thường. Người tu luyện sau khi đạt đến một tầng thứ nhất định có thể sản sinh “Pháp thân”, có thể đồng thời hiển hiện tại các nơi khác nhau. Tầng thứ càng cao, Pháp lực càng cao, số lượng Pháp thân cũng càng nhiều. Phật gia cần phổ độ chúng sinh, cần đồng thời trông nom cho nhiều đệ tử, thì hoàn toàn có thể làm được.
Gọi tên, niệm chú, những thứ này xác thực có tác dụng nhất định. Ở đây chúng ta không nói đến những pháp thuật nhỏ bé của tiểu đạo. Phật giáo Tịnh Độ tông chủ yếu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, đây kỳ thực là một câu đại chú ngữ, cũng từng có tác dụng. Thời kỳ hiện nay còn có năm chữ tốt lành (Pháp Luân Đại Pháp hảo), chín chữ “chân ngôn” (Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo), có thể trừ bệnh khỏe thân, gặp dữ hóa lành, thậm chí cải tử hoàn sinh, đúng là Pháp lực vô biên. Nếu như mọi người biết, nhất định phải quý trọng. Những điều này trong giới tu luyện thực ra rất dễ giải thích, không huyền hoặc chút nào.
Sông Thông Thiên thế nước cực lớn. Xét trên mặt chữ trong «Tây Du Ký» mà nói, đây là biến hóa của “Thủy” trong tu luyện, vật chất trong thân thể người tu luyện không ngừng phát sinh cải biến. Như Phật nói “trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”, vậy thì thân thể người, cũng là không gian mênh mông rộng lớn nhường nào. Như vậy “Thủy” trong thân thể người, giống sông Thông Thiên ở chỗ nhìn không thấy biên, cũng dễ giải thích.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/4/48095.html
Ngày đăng: 03-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (21): Thu phục Thanh Ngưu Tinh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(21) Thu phục Thanh Ngưu Tinh

Thu phục Thanh Ngưu Tinh cũng là một đoạn cố sự có khá nhiều điều đáng nói.
Thanh Ngưu Tinh biến hóa khôn lường, ẩn nấp trong đầm lớn, dụ người tới ăn thịt. Đối với người tu luyện mà nói, nếu như ham muốn hưởng lạc, phú quý nơi thế gian, trên đường tu luyện thì chỉ có dừng bước; người tu luyện nếu động tà niệm, dùng những thứ tu luyện chính Pháp mà làm điều xấu, thì sẽ bị ma lợi dụng, nhập ma đạo, quả thực hết sức đáng buồn. Vì vậy người tu luyện mấu chốt là phải tu tâm, dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói, thì chính là tịnh hóa tư tưởng, bất động tâm với danh, lợi trước mặt.
Nghe nói không ít người tu luyện từng gặp tình huống bị ma can nhiễu, ma nhắm vào các loại tư tưởng bất hảo của con người mà đến, cám dỗ, lừa gạt, dọa dẫm; tư tưởng người tu luyện mà không ổn định, thì sẽ bị ma dắt đi, chẳng khác gì nhập ma đạo. Đây không phải là tẩu hỏa nhập ma mà giới khí công nói. Thực ra tẩu hỏa nhập ma được thuật lại là hoàn toàn không tồn tại, nguy hiểm chân chính là tư tưởng không đúng đắn dẫn đến nhập ma đạo. Vì thế tu luyện là việc cực kỳ nghiêm túc, không phải trò đùa. Phật giáo nhấn mạnh “tín, nguyện, hành”, đầu tiên nhất định phải kiên tín, mang tâm kiên định, mới có thể tu luyện.
“Bất nhị pháp môn”
Lúc Tôn Ngộ Không đi tìm Thái Thượng Lão Quân, Lão Quân đã nói với Tôn Ngộ Không: Ngươi đi Tây Thiên gặp trở ngại, thì có quan hệ gì tới ta. Lúc nào cũng có người thích dùng phương thức tư duy đấu tranh quyền lực nơi thế gian để tưởng tượng thế giới của Thần. Kỳ thực, mặc dù Thần có các thể hệ tương đối độc lập, đặc tính vật chất mỗi nơi là khác nhau, nhưng đều tự giác duy hộ pháp tắc vũ trụ. Nhưng trong quá trình tu luyện, đường tu luyện nhất định phải là duy nhất, tuyệt đối không thể bước chân lên hai chiếc thuyền. “Bất nhị pháp môn” chính là ý nghĩa này. Hiện tại rất nhiều người không minh bạch tính nghiêm túc của tu luyện, hôm nay học vài thứ của khí công sư này, ngày mai học vài chiêu của khí công sư kia, một khi chân chính tiến nhập vào tầng thứ tu luyện, thì sẽ phiền phức phi thường. Người tu luyện nhất định phải minh bạch đạo lý “bất nhị pháp môn”.
Hiện tại trong rất nhiều đạo quán, chùa miếu đều đã loạn rồi. Trong đạo quán cũng có Bồ Tát, trong chùa miếu cũng có Vương mẫu, đâu đâu cũng có thần tài. Đây là tôn giáo đã thế tục hóa, hoàn toàn không phải là tu luyện.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/5/48096.html
Ngày đăng: 05-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (22): Tây Lương nữ quốc


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(22) Tây Lương nữ quốc – Vượt qua cám dỗ của sắc dục

Người tu luyện phải vượt qua cám dỗ của sắc dục, điều mà cả hai giới (nam, nữ) đều sẽ gặp phải. Trong qua trình tu luyện, mỗi người sẽ đối mặt với những khảo nghiệm và khổ nạn. Sự nguy hại của sắc dục là rất nghiêm trọng và có thể làm xói mòn ý chí người tu. Đặc biệt, nếu dính dáng tới tình cảm thế gian, thì người tu sẽ bị tiêu hao nhiều sinh lực và có thể còn bị rớt xuống “động không đáy”.
Có sự khác biệt giữa “sắc dục” và “dục vọng”. Thường là, không có vấn đề về sắc dục giữa vợ chồng với nhau.
Khi Đường Huyền Trang ra khỏi Nữ quốc, ông bị yêu tinh bọ cạp bắt. Và đến cả Tôn Ngộ Không cũng bị yêu tinh bọ cạp đốt.
Điều này minh chứng một thực tế là sắc dục dù là những gì đẹp đẽ và dịu dàng bề ngoài, nhưng thực sự nó cũng như chất độc của bọ cạp. Dù một người có mạnh mẽ đến mấy, thì cũng sẽ bị đốt.
Vượt qua vấn đề sắc dục, người tu luyện trước nhất phải có một tư tưởng dẫn đường. Nếu người tu có thể giữ chính niệm, vấn đề sắc dục sẽ được giải quyết. Cũng có khi, sư phụ hoặc những vị thần cũng sẽ chìa tay ra cứu giúp.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/5014
Ngày đăng: 05-10-2009

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (23): Chân giả Mỹ Hầu Vương – Hỏa Diệm Sơn – Kim Quang Tự


Facebook
[Chanhkien.org]

(23) Chân giả Mỹ Hầu Vương – Hỏa Diệm Sơn – Kim Quang Tự

Lục nhĩ mỹ hầu (mỹ hầu 6 tai) với Tôn Ngộ Không 500 năm trước là cùng thuộc một họ. Tôn Ngộ Không 500 năm trước cũng là một yêu tinh đại náo thiên cung. Điều ấy nói lên rằng ‘tặc tâm’ năm ấy vẫn chưa được trừ bỏ.
Đối với người tu luyện mà nói, thông qua quá trình tu luyện, nếu không thanh trừ những thứ bất hảo ở chốn thâm sâu này cùng những tư tưởng tự kỷ, thì những tư tưởng bất hảo đó sẽ luôn sản sinh can nhiễu. Bất luận là tu luyện lâu bao nhiêu, nếu yêu cầu phóng túng đối với bản thân, thì là ‘bất hành’ không đạt, cần phải bảo trì “dũng mãnh tinh tấn”. Việc các Bồ Tát, chư Thần tiên không phân biệt được mỹ hầu sáu tai với Tôn Ngộ Không nguyên nhân chính không phải là do ma từ ngoài, mà là do ma từ trong tâm, đơn giản là vì những tư tưởng bất hảo của bản thân người tu luyện.
Câu chuyện về chân giả Mỹ Hầu Vương thực sự có nội hàm sâu sắc phi thường.
Mục đích của tu luyện là gì? Từ nhìn nhận bề ngoài, tất cả người tu luyện đều đang tu. Nhưng, có một sự khác biệt to lớn. Người ta tu luyện với đủ loại mục đích hữu cầu khác nhau. Có người tu luyện vì sự hiếu kỳ, có người thì muốn được an lạc hạnh phúc, một số muốn trừ bỏ bệnh tật, số khác thì lại muốn có được tri thức học tập, nghiên cứu lý luận rồi thì truy cầu những công năng đặc dị, một số lại muốn tìm kiếm những an ủi về mặt tinh thần, một số thì muốn giải quyết những rắc rối trong cuộc sống của họ, và vì nhiều lý do khác nữa. Những mục đích này đều không đúng, và sớm muộn chúng cũng sẽ tạo ra những can nhiễu cho người tu luyện. Thực sự, tất cả mọi rắc rối đều xuất phát từ cá nhân người tu luyện. Tu luyện không có điều kiện nào hết và một người đến với Pháp vì những nguyên lý của vũ trụ. Dù là mục đích nào đi chăng nữa thì cũng là dơ bẩn và cần phải xóa sạch hoàn toàn. Vì những vị Giác Giả từ cao tầng sẽ dùng tất cả các phương cách để lấy ra những tư tưởng dơ bẩn đó. Giống như Mỹ Hầu Vương giả, (một người tu với những mục đích dơ bẩn) nhìn có vẻ giống với Hầu Vương và có thể lừa gạt được nhiều người.
Hỏa Diệm Sơn
Sau khi thầy trò đi qua khỏi Hỏa Diệm Sơn, thấy rằng mọi thứ đều tốt và cả nước và lửa đều hữu dụng. Điều này tượng trưng cho thời điểm khi cơ thể người tu đạt tới trạng thái âm dương cân bằng, “khảm ly giao cấu”. Đối với người luyện tập các môn khí công thông thường, đó thực sự là một thành công, nhưng đối với người tu luyện chân chính, thì nó vẫn còn quá xa với mục đích cuối cùng.
Công pháp Đạo gia đều giảng luyện đan, kỳ thật nhiều môn phái tu luyện chân chính, đều giảng biến hóa thân thể vật chất, chỉ là hình thức và phương pháp khác nhau, tại các phương diện, căn bản khoa học hiện đại không sao sánh được. Một lão nhân ngày xưa, 85 tuổi, mắt không hoa tai không điếc, tóc trắng trùng tân thành đen, đã thành “cải lão hoàn đồng”, đủ để người thường thán phục không ngớt rồi.
Tiểu thuyết võ hiệp là tác phẩm văn học, về điểm này mọi người nhất định phải bảo trì sự thanh tỉnh. Trong tiểu thuyết miêu tả các chủng võ công cao siêu như thế nào, đều là văn học phóng đại. Hơn nữa lấy “võ công” làm đất dụng võ, muốn an bài các chủng tranh đấu, bảo tàng, mỹ nữ, bí kíp, đồng thời muốn sử dụng một số bối cảnh lịch sử, khiến người xem nghĩ rằng là cảnh chân thật. Tình huống thực tế trong giới tu luyện khác rất xa. Nếu võ công chân chính có thể đạt đến các chủng trình độ như thế , người ấy đã vĩnh viễn siêu xuất tầng thứ khí công thông thường, đã phải tiến nhập vào tu luyện chân chính, người tu luyện chân chính là tu tâm, là không có khả năng giống trong tiểu thuyết mà tranh tranh đấu đấu. Điểm này hy vọng mọi người minh bạch .
Kim Quang Tự
Sau khi vượt qua Hỏa Diệm Sơn, khảo nghiệm tiếp theo là Kim Quang Tự.
Trong một số sách khí công có nói đến đỉnh đầu, coi trọng các thuật ngữ đẳng cấp , thường nói về một chủng kết cấu nhân thể. Con người tiên thiên là có phần “biết” (“minh”), chỉ là nó bị che lấp bởi những quan niệm hậu thiên tựa như kim quang tự bị huyết vũ xối xả.
Khi Đường Huyền Trang lên tháp dọn dẹp, những đồ đệ đã trợ giúp hàng phục yêu ma và đưa viên minh châu về lại ngọn tháp, tựa như người tu luyện tiêu diệt những can nhiễu ma quỷ và những tư tưởng tạp nhiễm. Ngọn tháp ngay tức thì lại tỏa sáng lung linh.
Người tu luyện khi khai đỉnh có thể phóng xuất ra ánh quang rực rỡ, đương nhiên đó không phải là mắt thịt chúng ta có thể nhìn thấy. Trong “Phong thần diễn nghĩa” có nhiều mô tả liên quan đến “đỉnh thượng hoa quang”.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/7/48232.html
http://www.pureinsight.org/node/5013
Ngày đăng: 14-10-2009

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (24): Nhân thân nan đắc


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(24) Nhân thân nan đắc
Mộc Tiên Am

Tại Mộc Tiên Am, núi Kinh Cúc, Đường Tăng gặp phải mấy thứ cây thành tinh.
Đây là một loại hiện tượng khách quan trong giới tự nhiên; trong nhiều chuyện thần thoại khác nhau đều có nội dung này. Tuy nhiên đối với người tu luyện mà nói, dẫu họ thấy bao nhiêu con yêu có bản sự, đã sống bao nhiều năm, thì những thứ “tinh” ấy không thuộc về tu luyện, mà là nhờ gặp được linh khí của trời đất, không hiểu thế nào là tu tâm; đối với người tu luyện hoàn toàn không thể coi đồng như nhau.
Trong «Tây Du Ký», thái độ đối với người và yêu là khác biệt rất rõ. Sinh tử con người do nhân quả báo ứng quyết định, hễ đánh chết người, thì chính là sát sinh, quyết không cho phép; nhưng đối với yêu ma, thì nhất định phải diệt trừ. Tuy nhiên đã đến thời kỳ mạt pháp đặc thù này, đối với những tà ác mang tội với Phật Pháp, thì cũng hoàn toàn không thể đối xử như người bình thường, mà chính là xử lý như yêu ma. Con người nhất định không thể phạm tội đối với Thần.
“Thân người khó được,
Trung Thổ khó sinh,
Chính Pháp khó gặp,
Được cả ba điều,
May mắn lắm thay.”
Bài thơ này Đường Tăng ngâm trong Mộc Tiên Am ngụ ý quả là sâu sắc! Trung Quốc vốn được gọi là “Thần Châu đại địa”, kỳ thực chính là tiết lộ thiên cơ vậy!
Tiểu Lôi Âm Tự
Cố sự về chùa Tiểu Lôi Âm cũng là một tình huống thực tế gặp phải trong tu luyện.
Người tu luyện đương nhiên đều mong đắc Đạo, thành chính quả; tuy nhiên nếu chủng tư tưởng này nặng quá, thì sẽ trở thành một loại chấp trước, cũng có thể bị ma lợi dụng. Có người tu luyện trong quá trình tu luyện nhìn thấy Phật, nhưng Phật ấy không nhất định là thật, có khả năng là ma giả hình tượng Phật. Lúc này nếu người tu luyện thuận theo an bài của Phật giả, thì kết quả có thể nhập ma đạo, phí công nhọc sức. Tu luyện quả thực chẳng hề dễ dàng, đâu đâu cũng là ma nạn.
Ví như trong kinh Phật của Tịnh Độ tông, có nhiều phương pháp quán tưởng, trong đó có nội dung quán tưởng Phật, trong đó nhấn mạnh phải chú ý phân biệt chân giả, ngoài ra còn có phương pháp phân biệt cụ thể. Kinh Phật chính là sách chỉ đạo người tu luyện, giới thiệu rất nhiều thứ đều là ở ngoài không gian vật chất của nhân loại, người bình thường không tu luyện rất khó nhìn thấy nội dung thực chất trong đó. Thiên cơ không thể tiết lộ.
Trong đông đảo người tu luyện Đại Pháp Phật gia hiện nay, có người thật sự ngộ được loại tình huống này; đó tuyệt đối không phải điều gì huyền hoặc cả, mà là hết sức thực tại.
Đà La Trang
Tại Đà La Trang, Ngộ Không và Bát Giới đánh chết mãng xà tinh.
Trong cả hai nền văn hóa Đông và Tây phương, đều coi rắn, bọ cạp, nhện và cóc là tà ác, là vật xấu xí khó coi. Trong giới tự nhiên chúng thường là có độc. Nghe nói ở thế giới tại không gian khác, chúng quả thực đều là tà ác, đều là bị ma sai khiến làm điều xấu; bản thân chúng nếu như có một chút năng lượng cũng sẽ làm điều xấu. Người tu luyện khi đã đạt đến một cảnh giới nhất định thì những thứ này đều chịu không nổi một cú đánh. Do vậy mới có câu nói: “Nhất chính áp bách tà”.
Chu Tử quốc
Vương hậu nước Chu Tử bị yêu quái cướp đi, đây là kết quả từ sự an bài của các vị Thần tiên. Người bình thường nói về duyên phận, dùng thuật ngữ tu luyện chuyên nghiệp mà nói thì chính là nhân quả luân báo. Thế giới con người sôi nổi nhộn nhịp là vậy, nhưng thực ra đều đang sống trong mê.
Một người bình thường là Thần mang tội, phải nhận báo ứng, bị giáng xuống hạ giới; như vậy trước đây nhất định đã từng phạm tội, nếu muốn tu luyện quay trở về, thì không chỉ phải giải quyết nhân duyên nơi thế gian, mà còn phải giải quyết thiên duyên nơi thiên đàng. Quả thực là rất khó. Người tu luyện sau khi đạt đến một tầng thứ nhất định kỳ thực đã có thể được tính là Thần rồi, rất nhiều ma nạn gặp phải sau này kỳ thực đều là khảo nghiệm đối với Thần. Quan hệ nhân duyên này, chỉ có thượng sư với uy đức cực cao mới có thể hóa giải nổi. Người tu luyện mà không có thượng sư thì khẳng định là không xong.
Có người luyện khí công tưởng rằng thông qua ý niệm nào đó của bản thân hay động tác nào đó là có thể đắc Đạo, thực sự là quá ngây thơ vậy.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/8/48276.html
http://www.pureinsight.org/node/5023
Ngày đăng: 08-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (25): Động Bàn Tơ và thoát khỏi sự trói buộc của “tình”


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(25) Động Bàn Tơ và thoát khỏi sự trói buộc của “tình”

Đoạn về mấy con nhện ở động Bàn Tơ, cũng là một loại so sánh. Bảy con tinh cái ở động Bàn Tơ (“thất tinh”) là đại biểu cho bảy thứ tình (“thất tình”) mà người tu luyện phải vượt qua.
Người tu luyện tối căn bản là phải thoát khỏi sự trói buộc của “tình”. Sợi tơ tình, tình cảm nhẹ nhàng như nước là một loại so sánh, cũng có đạo lý. Văn hóa Trung Quốc là văn hóa hữu Thần, rất nhiều nội hàm đều là sâu sắc phi thường.
Là người tu luyện, quan ải “tình” nhất định phải vượt qua; vui, cáu, thương, sợ, yêu, ác, dục đều là “tình” cả; từ “tình” này mà sinh ra nhiều tâm bất hảo như tham, sân, si… hoàn toàn chịu tác dụng của “tình”. Người tu luyện không còn “tình” nữa, thì thay vào đó là “từ bi”, là điều cao thượng hơn. Kỳ thực mọi người ngẫm lại xem, các loại sự tình trên thế gian, thực ra hoàn toàn đều bắt nguồn từ “tình”, từ “tình” mà ra; có thể không bị động bởi “tình”, đối với người bình thường là rất khó làm được; buông bỏ các loại chấp trước, cuối cùng buông bỏ “tình”, chính là nội dung cực kỳ trọng yếu trong tu luyện.
Trong Phật giáo nói, người bị ngâm trong tình, bất kể như thế nào đều là khổ, hỉ nộ ai lạc đều là khổ. Nghe nói “tình” thực ra cũng là một chủng tồn tại vật chất. Có lẽ cảm thụ của con người đối với tình cũng như cảm thụ đối với nóng, lạnh trong không khí vậy.
Người ta hay dùng hai chữ “tính tình”, kỳ thực “tính” và “tình” có hàm nghĩa không giống nhau.
Như trên đã nói, “tình” là đặc thù của con người, các loại sự tình trên thế gian đều có quan hệ với “tình”; người tu luyện muốn thoát khỏi bể khổ ắt phải buông bỏ cái “tình” này.
Chữ “tính” ý gốc ban đầu là chỉ bản tính của con người.
Đường Tăng gặp lại mấy con nhện tinh ấy ở Hoàng Hoa Quan và bị trúng độc, đối với người tu luyện mà nói thì “tình” cũng như độc dược vậy; chỉ có tài năng của “Ngộ Không” mới không bị trúng độc. “Tình” là nhân tố then chốt xem người tu luyện có thể siêu thoát được hay không.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/9/48284.html
http://www.pureinsight.org/node/5022
Ngày đăng: 09-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (26): Tính mệnh song tu – Tâm chấp trước


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(26) Tính mệnh song tu – Tâm chấp trước
Tính mệnh song tu

Trong một số công pháp thường thấy nói về “tính mệnh song tu”. Trong giới tu luyện, “tu tính” chủ yếu để chỉ tu luyện nguyên thần của con người, còn “tu mệnh” thì chỉ nhục thân của con người; “tính mệnh song tu” có nghĩa là đồng thời tu luyện cả nguyên thần và nhục thân của con người. Có công pháp chỉ tu tính, tu thành rồi nhục thân vứt bỏ, Phật gia gọi là viên tịch, còn như người bình thường thấy thì cá nhân ấy đã tạ thế. Muốn trường sinh bất lão thì nhất định phải tu mệnh, điều này trong giới tu luyện không có gì là thần bí cả.
Yêu tinh đến từ thiên thượng
Tại núi Sư Tử Đà, nước Sư Đà, đoàn thỉnh kinh gặp phải mấy con yêu tinh đến từ thiên thượng. Là thiên thần mà nói, kỳ thực cũng có phân biệt tốt và xấu, cũng có tồn tại những “bất pháp thần” không tuân thủ phép tắc. Họ không tuân thủ phép tắc của vũ trụ, chiểu theo cách nghĩ của bản thân mà hành sự, thực ra lúc này đã là ma rồi. Họ cũng gây ra can nhiễu rất lớn đối với người tu luyện, đồng thời cũng có tác dụng phá hoại đối với giới tu luyện. Người tu luyện thông thường không có năng lực đối phó với những “bất pháp thần” này, mà cần tới Thần cao hơn để giải quyết. Người tu luyện chân chính nhất định cần bảo hộ; tu luyện quả thực liên quan đến những sự việc rất trọng đại, tuyệt không phải điều con người có thể chi phối được.
Tâm chấp trước
Quan ải ở nước Tỷ Khâu nhấn mạnh vào các chủng tâm chấp trước của con người.
Bất kể chính giáo nào cũng đều là trực chỉ nhân tâm; người tu luyện phải vứt bỏ các chủng tâm chấp trước. Chỉ cần còn tâm chấp trước thì liền có thể bị ma lợi dụng và phá hoại. Yêu ma chính là nhắm thẳng vào các chủng tâm của con người mà đến. Ngộ Không đóng giả Đường Tăng, moi tim ra ngoài, đó là các thứ “hồng tâm, bạch tâm, hoàng tâm, keo kiệt tâm, danh lợi tâm, tật đố tâm, so đo tâm, hiếu thắng tâm, kiêu ngạo tâm, cao vọng tâm, khinh mạn tâm, sát hại tâm, ác độc tâm, khủng bố tâm, cẩn thận tâm, tà vọng tâm, vô danh ẩn giấu tâm, đủ loại bất thiện tâm.”
Thịt Đường Tăng
Ăn thịt Đường Tăng có thể trường sinh bất lão, thực ra là hoàn toàn sai lầm.
Yêu tinh ăn thịt người bình thường, ấy là vì yêu tinh không mang thân người; chúng ăn người thì cũng như người ăn động vật vậy. Sở dĩ yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng là vì cho rằng có thể trường sinh bất lão, vì Đường Tăng tu hành đã mười đời. Đối với người chỉ tu tính không tu mệnh mà nói, thịt người đó và thịt người thường không khác biệt nhiều lắm. Còn thân thể người tu mệnh xác thực đã phát sinh biến hóa, nhưng loại biến hóa ấy căn bản không phải là khái niệm vật chất này của chúng ta, không thể “tiêu hóa hấp thu” được. Ngược lại nếu như thật sự ăn thịt Đường Tăng, thì hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Bởi vì Đường Tăng gánh vác sứ mệnh từ chúng Thần, mà tự thân cũng thành tựu Phật quả; yêu tinh hại Thần, can nhiễu an bài của chúng Thần, kết quả nhất định tự tìm đường tử, chịu ác báo; còn muốn trường sinh bất lão chỉ là mơ tưởng hão huyền mà thôi.
Thái độ đối với người tu luyện của con người thực ra trực tiếp quan hệ đến báo ứng của chính người đó, ác báo hoặc phúc báo. Bởi vì quá trình tu luyện của người tu luyện kỳ thực cũng là quá trình kết duyên, đối với những người xung quanh cũng có rất nhiều lợi ích.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/10/48298.html
http://www.pureinsight.org/node/5034
Ngày đăng: 11-01-2011

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (27): Động không đáy


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(27) Chuột tinh bắt cóc Đường Tăng vào động không đáy

Tôi có hứng thú viết bài này từ câu chuyện của Chuột Tinh sống trong Động không đáy đã bắt cóc Đường Tăng.
Đối với giới tu luyện, những khảo nghiệm về sắc dục sẽ xảy ra nhiều lần ở các trạng thái và tầng thứ tu luyện khác nhau.
Người ta nói rằng, các vị Thần nội trong Tam Giới không tu thành chính quả có thể trở thành ma quỷ. Chúng sẽ cám dỗ và can nhiễu người tu luyện. Người tu luyện phải tăng cường chính niệm và không được để chúng làm lay động. Đối với người tu luyện, tu thành chính quả và đạt viên mãn là mục đích tối hậu. Thế giới của Thần là tuyệt đẹp, mỹ diệu hơn rất nhiều so với thế giới nhân loại. Khả năng của chư Thần cũng cao hơn rất nhiều so với nhân loại, nhưng đạt tới tầng thứ đó cũng chưa phải là mục đích của người tu luyện. Những Thần và ma quỷ can nhiễu người tu luyện tất cả đều mang tội. Một số sẽ nhờ từ bi mà được cải tà quy chính, còn một số sẽ bị hủy diệt. Thật vậy, một vài yêu quỷ mà Đường Tăng gặp phải thì bị tiêu diệt, còn một số thì được cải tà quy chính một cách từ bi. Nó cũng là việc liên quan đến tiền duyên. Một người tu luyện không cần phải quan tâm đến những việc đó và chỉ cần giữ chính niệm để không bị lay động bởi chúng. Còn mọi việc sẽ được các chính Thần giúp đỡ.
Tại sao lại là động không đáy? Dù là tầng thứ cao đến bao nhiêu mà người tu đã đạt đến. Nếu người đó phạm phải những hành vi sắc dục hoặc tội lỗi, người đó sẽ bị rớt xuống. Việc rớt xuống sẽ còn thậm tệ hơn người thường. Bởi vì người tu luyện không phải người thường. Họ đang bước đi trên con đường của Thần. Con đường tu luyện của họ có liên quan đến những điều thuộc về Thần giới, vì vậy nếu họ phạm phải một lỗi lầm, những lỗi lầm của họ sẽ nghiêm trọng hơn khi so với người thường. Đó chính là lý do tại sao tu luyện là việc nghiêm túc phi thường.
Chư Thần đều rất từ bi. Nếu một người tu luyện rớt vào động không đáy, mà vẫn có thể trở về tự ngã, và không bị lay động bởi ma quỷ, thì sư phụ của họ hoặc các chính Thần hộ pháp có thể cứu họ ra khỏi động.
Người thường nhìn người tu luyện như là xuất ra khỏi trên thế gian này, và không hứng thú với những sự việc của thế nhân. Họ dường như thờ ơ với những chuẩn mực của nhân loại. Thực sự, đó chính người tu luyện đang dũng mãnh tinh tấn, cố gắng đề cao. Họ cần kiên định và tăng thêm sức mạnh và viễn ly những gì mà người thường tưởng tượng. Lý do người tu luyện có thể kiên định là bởi vì họ hiểu được bản chất của vũ trụ và ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/11/48320.html
http://www.pureinsight.org/node/4892
Ngày đăng: 17-09-2009
(sưu tầm)
 

thantanmadai

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 7 2019
Bài viết
91
Điểm tương tác
20
Điểm
28
Khám phá “Tây Du Ký” (11): Quan Âm Bồ Tát thu phục yêu tinh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(11) Quan Âm Bồ Tát thu phục yêu tinh

Khi thầy trò Đường tăng đụng độ với yêu ma nạn quỷ trên đường đi, Quan Âm Bồ Tát hoặc những vị thần tiên khác đều đến để trợ giúp. Đây là những tình huống thực sự trong quá trình tu luyện. Khi người tu luyện đối mặt với những khổ nạn hoặc những khủng hoảng, đặc biệt là đối mặt với can nhiễu của tà ma từ bên ngoài, chỉ cần người tu luyện có thể kiên định chính niệm và không bao giờ thỏa hiệp, thì các vị Thần sẽ trợ giúp. Khả năng của người tu luyện là giới hạn và không thể giải trừ tất cả ma nạn. Nhưng, khi một người bắt đầu tu luyện, người đó sẽ được một vị sư phụ quản. Đôi khi, cũng lại có những vị thần khác cùng với vị sư phụ này trợ giúp người đệ tử tu luyện.
Một người tu luyện phải có một vị sư phụ hoặc một vị thần quản. Quá trình tu luyện của người đó không thoái xuất với thượng sư. Sự thành công của việc tu luyện không phải là do ý niệm hay thủ pháp đặc biệt nào. Điều chủ yếu đó là giữ được tâm kiên định, vững vàng.
Thu phục Trư Bát Giới
Tiếp đó là thu phục Trư Bát Giới.
“Bát Giới” là tám giới cấm đối người tu luyện trong Phật giáo.
Căn bản Pháp của Thích Ca Mâu Ni giảng đó là “Giới, Định, Huệ”. Đầu tiên phải là thủ giới. Phật giáo yêu cầu các đệ tử phải thủ rất nhiều giới, trong đó ngũ giới căn bản nhất là: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ và uống rượu. Các giới luật được soạn ra để đảm bảo rằng người tu sẽ không mắc sai phạm và thêm vào những chướng ngại trên con đường tu luyện.
Tuy nhiên, Thích Ca Mâu Ni chưa bao giờ nói rằng các đệ tử của mình không được ăn thịt. Ăn thịt và sát sinh là khác nhau về bản chất. Trong Phật giáo nguyên thủy năm thức ăn bị cấm (ngũ huân) đó là: hành, gừng, tỏi, mù tạt và ớt.
Trư Bát Giới đại diện cho những người tu luyện phổ thông.
Một mặt những người này biết được rằng tu thành chính quả là điều mỹ diệu, một mặt lại không muốn vứt bỏ những lợi ích nhãn tiền. Đúng như Lão Tử đã giảng, “Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong.”
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/26/47941.html
http://www.pureinsight.org/node/4980
Ngày đăng: 23-08-2009
(sưu tầm)
hình như nội dung được sưu tầm từ trang nhà của Pháp luân Công ???

Dạ. Thấy nguồn là :

Tác giả: Thuyền Tưởng
[Chanhkien.org]

Mình chỉ quan tâm kiến giải về Đạo. Không quan tâm lập trường chính trị.
Mến
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (29): Thiên tai nghiêm trọng ở quận Phượng Tiên


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(29) Thiên tai nghiêm trọng ở quận Phượng Tiên

Quận Phượng Tiên, nước Thiên Trúc gặp phải thiên tai nghiêm trọng. Tôn Ngộ Không sau khi điều tra đã biết được nguyên nhân thực sự: Người dân vùng ấy đã chọc giận các thiên thần.
Ở trước đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Những điều khoa học không thể giải thích đều bị gọi là “hiện tượng tự nhiên”; như vậy có thể thấy được khoa học là thấp kém như thế nào. Thực ra người chân chính tu luyện đều biết rằng hoàn toàn không tồn tại cái gọi là “hiện tượng tự nhiên”, đều là nhân quả tương báo.
Trong các truyền thuyết của nhiều dân tộc khác nhau đều nói rằng Thần tạo ra con người, Thần cấp các điều kiện sinh tồn khác nhau cho con người. Trong tôn giáo Tây phương khi nói về quan hệ giữa Thần và người, cũng cho rằng con người cần phải biết ơn chư Thần. Bất kính với Thần, không tin vào Thần, cũng tương đương với không hiếu thuận với các bậc bề trên, không thừa nhận cha mẹ của chính mình. Con người luôn muốn tìm hiểu lý do bề mặt để giải thích các hiện tượng tự nhiên, thực ra đều uổng công. Thiên tai chính là sự trừng phạt của Trời đối với nhân loại.
Người tu luyện có trách nhiệm giáo hóa chúng sinh, giúp họ bỏ ác theo thiện. Điều này không chỉ là tự giác duy hộ trật tự vũ trụ, mà còn là tích lũy công đức cho chính mình. Đương nhiên, đối với những người xấu một mực theo đường tà, thì chính họ phải hoàn toàn chịu ác báo.
Sư tử chín đầu
Ở huyện Ngọc Hoa, đoàn thỉnh kinh gặp phải sư tử chín đầu, nguyên là con vật cưỡi của thần tiên.
“Tai họa của người ta chỉ bởi muốn làm thầy thiên hạ”. Người tu luyện trên con đường tu luyện sẽ từng bước tiến tới trí tuệ siêu việt người thường, trở thành người “xuất chúng”, có thể có người muốn theo học. Vì thế người tu luyện có lúc cũng nhân tiện dạy người khác một đôi điều, nhưng nếu tâm thái bất chính, thì có thể gặp phiền phức.
Người tu luyện nếu như không đắc chính quả, thì thực ra hoàn toàn không thể an bài con đường tu luyện của người khác, không thể coi là sư phụ chân chính. Có một số khí công sư, hòa thượng, đạo sĩ không đắc chính quả, vậy mà vẫn lấy các loại danh nghĩa để thu nhận đồ đệ. Chỉ một số ít người là xuất phát từ hảo tâm, còn lại đều là vì kiếm tiền, hoàn toàn không phải độ nhân, họ cũng không có năng lực độ nhân. Trong giới tu luyện có câu “Ngàn năm không được chính pháp cũng chẳng một ngày tu thiền cáo hoang”. Nhưng nếu có may mắn gặp được chính pháp, thì chính là “Sớm nghe Đạo, chiều chết cũng yên lòng”.
Để phân biệt được chính pháp và tà pháp kỳ thực cũng không khó, mấu chốt là xem họ có coi trọng đức hay không, coi trọng tu luyện tâm tính hay không.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/13/48334.html
http://www.pureinsight.org/node/5033
Ngày đăng: 14-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (30): Diệt Phật giả ở phủ Kim Bình


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(30) Diệt Phật giả ở phủ Kim Bình

Câu chuyện diệt Phật giả ở phủ Kim Bình có rất nhiều ngụ ý.
Trước kia có một số người luyện khí công nói tự mình đã nhìn thấy Phật, mỗi lần đều đến với số lượng lớn, đủ các chủng các dạng. Thực ra điều này không hẳn là thật, tuy có mang hình tượng Phật nhưng hoàn toàn không phải Phật; đó là vì có nhiều người tâm bất chính đến bái Phật, kết quả bái xuất ra Phật giả mang hình tượng Phật, đây là cái gọi là “địa thượng Phật”. Do đó có người trông thấy Phật, cũng chưa chắc là Phật thật, còn điều rõ ràng là người tu luyện có thể thành tựu Phật quả thì người bình thường lại không dám tin, thật là đáng buồn. Hiện tại có nhiều tượng Phật ở các chùa miếu chưa được khai quang đúng, nếu người ta đến bái Phật thì rất nguy hiểm. Khai quang là việc nghiêm túc phi thường, thần thánh phi thường.
Phật là từ bi, hoàn toàn không thể đòi hòi tài vật nơi trần thế; Phật giả ở phủ Kim Bình lấy đi các thứ cung tiến của dân chúng ở đó, chỉ một điểm này cũng có thể khẳng định là giả. Thực ra chính giáo, tà giáo nhìn một cái là biết ngay.
Công chúa nước Đại Thiên Trúc
Công chúa nước Đại Thiên Trúc bị thỏ ngọc mạo danh thay thế, nhìn lại thì thấy nguyên nhân nằm ở hai phương diện sau:
1. Thỏ ngọc sớm biết được Đường Tăng sẽ đi qua đây, nên có ý đồ muốn kết hôn cùng Đường Tăng.
2. Thỏ ngọc vốn có thù oán với công chúa lúc còn ở trên thiên thượng, đây chính là báo ứng.
Người tu luyện thực ra đã không còn là người bình thường nữa, tại một trình độ nhất định đã có thể tính là Thần rồi, chẳng qua vì tu luyện chưa kết thúc, vẫn còn cần lợi dụng hoàn cảnh nơi thế gian con người, vì thế không thể đại hiển thần thông tại thế gian con người. Một số ma muốn lợi dụng người tu luyện để đạt được mục đích của chúng, thậm chí vì thế mà bức hại người tu luyện, điều này về bản chất là giống với chuyện ăn thịt Đường Tăng, đều thuộc về tà. Đối với người tu luyện, đây là ma nạn lớn hơn, khảo nghiệm lớn hơn. Con số 81 nạn đã sớm được định trước, những ma này được lợi dụng để giúp người tu luyện đề cao, còn ma lại tự nghĩ rằng chúng đang đắc thắng, đâu biết rằng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Như Lai. Độ nhân là việc cực kỳ phức tạp, hiện giờ tôi mới lý giải được một chút về “Phật ân hạo đãng”.
Thế gian con người có rất nhiều ân oán, thực ra đều là nhân quả luân báo. Thế gian con người không hề có việc gì vô duyên vô cớ. Con người vẫn cho rằng đều là kết quả từ nỗ lực phấn đấu của bản thân, tưởng rằng thông qua tự mình nỗ lực mà cải biến được gì đó, thực ra đều là uổng công, còn có thể gây ra tội ác lớn hơn nữa. “Tùy duyên” hoàn toàn không phải là câu nói an ủi lúc ngả lòng, mà là tuân theo quy luật của tự nhiên.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/14/48335.html
Ngày đăng: 15-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (32): Đường Tăng cuối cùng đến bến bờ Cực Lạc


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(32) Đường Tăng cuối cùng đến bến bờ Cực Lạc

Tiếp đến Kim Đính Đại tiên tại am Ngọc Chân và Tiếp Dẫn Phật tổ tại bến Lăng Vân tiếp dẫn Đường Tăng.
Đường Tăng cuối cùng đã đến bến bờ Cực Lạc.
Đường Tăng tắm gội tại am Ngọc Chân, chuẩn bị vào đất Phật. “Tắm gội” này chính là một loại ẩn dụ, thực ra người ta trong quá trình tu luyện là không ngừng gột tẩy tư tưởng và thân thể của mình, đem những tư tưởng bất hảo và các thứ xấu trong cơ thể loại bỏ đi, sau đó mới có thể tiến nhập Phật quốc. Điểm này thực ra đã nói ở trước, thiên quốc là cực kỳ đẹp đẽ, thánh khiết, người nào mang tư tưởng dơ dáy và những thứ xấu sẽ không thể vào thiên quốc, do vậy mới phải không ngừng gột tẩy. Có thể chúng ta đều đã từng nghe qua “quán đỉnh”, thực ra là thượng sư giúp người tu luyện “tẩy”. Phải chăng “lễ rửa tội” ở Tây phương cũng có nội hàm này? Giới tu luyện cũng có thuyết pháp như vậy, đó là trong đầu óc bạn có gì thì bạn chính là như thế. Tịnh hóa tư tưởng là tối quan trọng.
Cho dù Đường Tăng đã sắp đến bờ bên kia, người tu luyện vẫn phải đối diện với khảo nghiệm. Đường Tăng phải bước lên chiếc thuyền không đáy để qua sông, đây chính là khảo nghiệm xem ông có thể viên mãn hay không. Chiếc thuyền là có đáy, nhưng nó vô hình trước mắt người thường.
Sau khi lên thuyền, Đường Tăng nhìn thấy xác chết của chính mình. Đây là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến đặc điểm của nhiều pháp môn tu luyện.
Pháp môn của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Niết Bàn, nên luyện xuất một Phật thể tại cùng một chỗ với nhục thân (nhưng ở không gian vật chất khác), lúc viên mãn Phật thể theo nguyên thần đi lên, bỏ nhục thân lại. Xác chết của Đường Tăng chính là nhục thân bỏ lại ấy, lúc này Đường Tăng đã tu thành Phật thể. Nhưng không phải tất cả pháp môn Phật gia đều như vậy. Có pháp môn Phật thể không phải tự bản thân tu xuất lai mà là do thượng sư cấp, lúc viên mãn thượng sư đến tiếp dẫn, đồng thời cấp cho người đó một Phật thể có sẵn.
Trên đây không nói về pháp môn tính mệnh song tu. Pháp môn tính mệnh song tu tại Phật gia, Đạo gia đều có, trong đó Đạo gia nhấn mạnh hơn.
Người bình thường có một nhục thân, chính là do vật chất thế giới này cấu thành. Tuy nhiên trong pháp môn tính mệnh song tu, người tu luyện thông qua tu luyện có thể cải biến vật chất thân thể này, dù ở bề ngoài nhìn vẫn giống như nhục thân nhưng bản chất đã biến đổi, thân thể do vật chất khác nhau cấu thành, đương nhiên cũng có thể tiến nhập vào không gian vật chất khác. Như vậy khi đắc Đạo, không những cần Phật thể mà cũng cần cải biến nhục thân.
Nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn có khả năng mang theo nhục thân đã tu luyện xong mà đi lên, nhưng vì để giúp con người vứt bỏ chấp trước ở mức độ tối đa, bao gồm cả chấp trước vào thân thể, Ngài đã lưu lại phương thức tu luyện Niết Bàn này. Thực ra xá lợi Phật chính là vật chất đã qua cải biến, xương của người bình thường không có khả năng như vậy.
Nghe nói người tu luyện có mang nhục thân đã tu luyện thành lên thiên quốc hay không còn phụ thuộc vào đặc tính của mỗi thiên quốc, đối ứng với các hệ thống vật chất khác nhau.
Phật Như Lai sau khi gặp Đường Tăng đã hỏi xem “điệp thông quan” của ông. Nghe nói con đường tu luyện chính là vượt qua hết quan này đến quan khác, mỗi một quan đều là ma nạn hoặc khảo nghiệm đối với người tu luyện. Vượt quan rồi mới có thể tiếp tục tiến lên, cuối cùng viên mãn, nhất định phải trải qua quá trình này. Người ta phải trải qua tu luyện khó khăn như vậy thì mới thể hiện được uy đức, không ai được phép lên thiên quốc mà không trải qua tu luyện. Nếu không có uy đức này, người tu luyện sẽ cảm thấy hổ thẹn ngay cả khi được lên thiên quốc và thậm chí còn muốn xuống trở lại. Do vậy trong tu luyện không có đường tắt, pháp môn nào nói có “cao chiêu” hay “kỹ xảo” nào đó thì đều là tà môn oai đạo, hoặc là bàng môn tả đạo, không phải đại đạo.
Trong tu luyện điều quan trọng nhất chính là phải bền lòng.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2007/9/17/48395.html
http://www.pureinsight.org/node/5043
Ngày đăng: 18-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (33): Lấy được chân kinh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(33) Lấy được chân kinh

Phật Như Lai chỉ chọn lấy một số quyển kinh thư giao cấp cho Đường Tăng, tại sao không thể cấp đủ?
Bởi vì thế gian đã quá sa đọa, không có được phúc phận ấy, không xứng đáng được có thêm kinh Phật. Vậy cũng nói, thế gian hiện tại không có Phật Pháp hoàn chỉnh. Con người nếu thật sự muốn được Phật bảo hộ, thì phải tự mình tích đức mới được. Một bên không việc ác nào mà không làm, một bên lại bái Phật mong phù hộ, làm sao có thể thế được?
Nghe nói còn có một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là cố ý không cấp Phật Pháp hoàn chỉnh cho con người, để con người không chấp trước vào đó, không tạo ràng buộc cho người đời sau. Nghe nói trong lịch sử nhân loại khi các vị Thần hạ thế truyền Pháp độ nhân thì mục đích chân chính chỉ là đặt định văn hóa tu luyện cho nhân loại để chuẩn bị cho đại sự cuối cùng. Thời kỳ Mạt Pháp chính là ngày nay, là lúc diễn ra đại sự ấy.
Đường Tăng lấy được chân kinh rồi liền trở về, nhưng chín lần chín là tám mươi mốt nạn, vẫn còn thiếu một nạn, vậy nên Phật Như Lai mới hạ lệnh cho Kim Cang thiết lập thêm một nạn nữa. Mọi người đến đây thường cảm thấy rất nghi hoặc, đã thành chính quả cả rồi, vì sao lại thêm vào một nạn nữa, phải chăng chỉ là lấy cho đủ số thôi không?
Thực ra không phải là sự việc đơn giản bề ngoài như vậy. Nghe nói độ một cá nhân thành Thần thực ra cần thượng sư làm rất nhiều sự việc, cần cải biến rất nhiều nhân duyên, cần cải biến đường đời cho người tu luyện, cần chuẩn bị quả vị cho người tu luyện, thậm chí có thể ảnh hưởng đến kết cấu vũ trụ. Tất cả đều được an bài vô cùng chặt chẽ, nếu trong quá trình tu luyện phát sinh biến hóa thì cần phải cải biến một lần nữa, như vậy rất nhiều điều đã xảy ra trước đây lại phải quay lại an bài lại, thậm chí cần đảo ngược thời gian, điều này là không được phép. Do vậy nhất định phải phù hợp với yêu cầu quả vị được xác định trước, lúc này mới có thể được tính là viên mãn.
Đường Tăng và các đồ đệ cuối cùng lấy được chân kinh, trở về Đại Đường, truyền cho chúng sinh.
Sau đó khi trở về nơi ở của Phật Như Lai, đoàn thỉnh kinh cuối cùng đã viên mãn, đắc quả. Danh hiệu “Đấu Chiến Thắng Phật” cũng có đề cập trong kinh Phật, chứng tỏ vị Phật này là thực sự có tồn tại, con đường tu luyện Tây Du vậy cũng phải có thật, nhưng không đơn giản chỉ là trèo đèo lội suối như được mô tả trong các câu chuyện xưa.
Người tu luyện công thành viên mãn, đắc Đạo thành tiên, thành Phật, thành Thần, là sự kiện trọng đại trong vũ trụ, hết sức thù thắng.
Thân người khó được
Trung Thổ khó sinh
Chính Pháp khó gặp
Được cả ba điều
May mắn lắm thay.
Trong tôn giáo giảng luân hồi, mỗi đời có thể chuyển sinh thành người, động vật, thực vật, tảng đá, v.v. Nhưng chỉ có người là được phép tu luyện, các loại khác nếu như đắc linh khí, thành tinh, thì chính là yêu, nhất định phải bị Trời diệt. Trong tôn giáo cũng giảng làm người không phải là mục đích, mà là phản bổn quy chân, do vậy trong luân hồi đời đời kiếp kiếp đắc được thân người thì nhất định phải trân quý cơ hội ấy.
Trung Thổ chính là chỉ Trung Nguyên đại địa (Trung Quốc), cũng còn được gọi là Thần Châu đại địa. Nghe nói các quốc gia dân tộc trên mặt đất cũng không phải ngẫu nhiên mà hình thành, đều là có quan hệ đối ứng với các chủng Thần trên thiên quốc. Trung Thổ là một địa phương hết sức đặc thù, có quan hệ rất lớn với Thần. Chuyển sinh thành người, đồng thời sinh ra tại Đông Thổ, thật sự là cơ duyên khó được. Nếu người này còn nhập Đạo đắc Pháp, thì đúng là cơ duyên vạn cổ vậy. Chính pháp và tà pháp là đồng thời tồn tại trên thế gian con người, mà tà pháp so với chính pháp thì nhiều hơn rất nhiều. Nếu cá nhân ấy có thể nhận ra chính pháp, bước vào tu luyện chính pháp môn thì quả thực rất xuất sắc. Nhưng dưới ảnh hưởng của “khoa học”, nhiều người không nhận ra ngay cả khi chính Pháp được đặt ngay trước mặt mình, thật đúng là điều đáng tiếc vậy.
Lại còn có người dám cả gan bức hại người tu luyện chính Pháp, cũng giống như bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo trong lịch sử. Nghe nói những người trước đây từng bức hại Cơ Đốc giáo hiện vẫn còn đang phải hoàn trả tội ác.
Con người ngày nay mê tín vào khoa học, còn khoa học gia chân chính thì đã sớm phát hiện ra chỗ thiếu sót của khoa học. Con người không tin Thần, cũng như không thừa nhận chính cha mẹ đã sinh ra mình vậy.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Hết)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/18/48440.html
http://www.pureinsight.org/node/5042
Ngày đăng: 22-01-2011

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (34): 81 khổ nạn nhà sư Tam Tạng phải gánh chịu


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org] Tám mươi mốt khổ nạn mà Đường Tăng phải gánh chịu thật ra bắt đầu ngay lúc ông bị giáng xuống trần, chứ không phải lúc bắt đầu chuyến đi Tây Du để thỉnh kinh Phật giáo.
Con người phải chịu rất nhiều khổ nạn để tu luyện, để vượt qua bể khổ, và để đạt viên mãn. Đó là lý do tại sao phải kiên trì và có ý chí để trở thành người tu luyện. Ý chí của người tu luyện sẽ không lung chuyển khi họ trực diện với khảo nghiệm. Những người tìm kiếm đời sống thoải mái, dễ chịu sẽ không bao giờ trở thành người tu luyện.
Người thường cố gắng và nỗ lực không ngừng để đạt được danh lợi, tiền của và được hưởng thụ trên cõi đời. Họ không để ý đến những đau khổ mà họ gánh chịu, nhưng những gì họ theo đuổi đều là ảo tưởng. Họ sẽ hại người khác trong khi họ tranh đấu và tạo ra nhiều nghiệp lực. Những người có thể nhìn xuyên thấu ảo ảnh của cuộc sống nhận biết được ý nghĩa thực sự của cuộc đời và không bị mê lầm trong cuộc sống. Họ tu luyện rất kiên trì vì đó là mục đích thật sự của đời sống. Mục đích của cuộc sống con người không phải là để làm ngươì, mà để trở về bản lai nguồn cội của mình (phản bổn quy chân), trở về nơi mà người đó xuất xứ. Mục đích chính là phải vĩnh viễn ra khỏi sáu ngả luân hồi.
Từ quan điểm của người tu luyện, Tây Du Ký là một quá trình tu luyện để đạt đến viên mãn. Tác giả dùng rất nhiều mẩu chuyện để nói lên từng khổ nạn khác nhau trong tu luyện và đưa ra nhiều hoàn cảnh thực tế, mà chính nó đã xuất hiện trong nhiều nhóm tu luyện.
Sự tồn tại của thần thánh không phải là do khả năng nhận biết của con người. Những hiện tượng mà được gọi là tự nhiên thật ra không bao giờ tồn tại. Thần thánh tạo nên tất cả những an bài như thế, điều mà con người gọi là thiên tượng.
Con người được sinh ra và phát triển theo chiều hướng, luật định của vũ trụ mà đã được chư Thần an bài trước. Thuyết tiến hóa là điều hoàn toàn vô lý. Tuy nhiên, nó cũng được xem là một lý thuyết quan trọng. Đây chính là một sỉ nhục cho loài người tự ban cho mình. Chư Thần tạo ra con người dựa trên hình dạng của họ. Họ là những nhân vật xuất hiện đầu tiên trên vũ trụ.
Khoa học và kỹ thuật của loài người có quan hệ với tiêu chuẩn đạo đức của họ và không bao giờ có thể đạt đến khả năng của chư Thần. Khoa học và kỹ thuật con người thậm chí không thể giải thích được chính bản thân họ một cách rõ ràng. Nếu con người tự trói mình vào những phương pháp và kết luận hiện có, nó sẽ rất khó cho loài người tiến bộ thêm. Lý do chính cho sự tồn tại của loài người là để cho họ có được thêm một cơ hội nữa để trở về nguồn cội của mình. Đó cũng là vì chỉ có con người mới được phép tu luyện để đạt viên mãn và vượt qua khỏi Tam Giới.
Cho tôi được phép kết luận lời bàn của tôi bằng lời trích dẫn từ Tây Du Ký cho các bạn đọc “Nhân thân nan đắc (thân người khó được), nhưng bạn có được. Trung Quốc là một nơi khó mà được sinh ra, nhưng bạn sinh ra tại đó. Chính Pháp rất khó xuất hiện, nhưng bây giờ ngay trước mắt bạn. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội này”.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Hết)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/9/23/48508.html
http://www.pureinsight.org/node/4937
Ngày đăng: 23-01-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (I)


Facebook
Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]
Lời nói đầu:

«Tây Du Ký» được người ta ca ngợi là tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đứng đầu với ngôn ngữ sinh động, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và huyền ảo. Bản thân tôi từ nhỏ rất ham mê các tình tiết trong «Tây Du Ký», càng đọc càng thấy hay. Hiện nay đã là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đọc lại sách này thấy vẫn có cảm thụ tâm đầu, cũng minh bạch rất nhiều đạo lý huyền diệu mà khi trước chưa tu luyện không thể lĩnh hội. Rất nhiều đồng tu đối với tác phẩm này cũng có ít nhiều kiến giải, đọc xong tôi cũng thấy được mở mang. Trước tiên xin phân tích tỉ mỉ một số chỗ trong cuốn sách, mong các đồng tu cộng hưởng.
(1)
Phàm đã là người tu luyện Đại Pháp, trong Pháp có thể ngộ được khá nhiều. Giờ chúng ta bỏ qua pháp sư Huyền Trang trong chính sử mà chỉ tập trung vào các sự tình trong «Tây Du Ký». Là người tu luyện, chúng ta đều biết rằng có tồn tại không gian khác, sinh mệnh ở không gian khác cũng có phương thức tu luyện của họ, bản thân tôi cho rằng «Tây Du Ký» miêu tả quá trình tu luyện của pháp sư Huyền Trang ở không gian khác.
Khúc dạo đầu «Tây Du Ký» đã dành một đoạn khá dài giới thiệu về khởi nguồn của tiểu vũ trụ chúng ta, cũng đề cập tới kết cấu vũ trụ lớn hơn trong đại không gian, minh xác tả lại “tứ đại bộ châu” trong thiên hạ. Người viết tiểu thuyết nói Thạch Hầu ở Đông Thắng Thần Châu, sinh ra từ hòn đá tiên ở Hoa Quả Sơn, chủ mạch mười châu, do vậy sau này Như Lai gọi là “Linh minh Thạch Hầu”. Cũng là nói Thạch Hầu là linh thai do Thiên Địa hóa dục mà thành, tự nhiên Trời sinh đã phù hợp với đặc tính vũ trụ, cũng chính là căn cơ rất cao. Sau khi vào Thủy Liêm động, Thạch Hầu được chúng khỉ phàm xưng là Vương, cũng biết là không cùng một loại khỉ phàm. Sau khi hưởng lạc mấy trăm năm, Mỹ Hầu vương lại có thể tự biết sinh mệnh vô thường, càng tỏ rõ ngộ tính rất cao. Mỹ Hầu vương không luyến tiếc Vương vị, không tham hưởng lạc, kiên quyết ra đi tầm Đạo. Bôn ba lặn lội đến Tây Ngưu Hạ Châu gặp được Bồ Đề Tổ sư, được đặt tên húy, bái được chân sư. Theo Tổ sư, Thạch Hầu dần dần có công năng thông hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy Tổ sư là chân tiên của Đạo gia, nhưng lại đặt Thạch Hầu tên “Ngộ Không”, thuộc về Phật gia, cũng ám chỉ rằng Thạch Hầu cuối cùng rồi sẽ đắc chính quả tại Phật gia.
Sau khi Ngộ Không nhập môn được bảy, tám năm, Tổ sư chỉ dạy lễ tiết và làm việc, chứ không đề cập gì đến tu luyện; Ngộ Không biết được hiện trạng, cần cù khiêm tốn, không hề có tâm ủy khuất hoặc tranh đấu. Hoặc là Tổ sư biết Ngộ Không căn cơ thâm hậu, tâm tính rất cao; khi đăng đàn giảng Đạo ông đã biết Ngộ Không ngộ tính minh mẫn, nên mới lấy các thế gian tiểu đạo là “Lưu”, “Tĩnh” và “Động” để thử tâm Ngộ Không, xem có chuyên nhất tu luyện hay không. Sau đó Tổ sư mới bí mật truyền cho chân lý tu luyện, coi Ngộ Không như đệ tử chân truyền.
Hoặc bởi vì Tổ sư có thần thông, thông Thiên thấu Địa, biết được tương lai Ngộ Không gặp phải đại họa, phạm tội tày trời, nên khi Ngộ Không tu xuất ra một số thần thông rồi, ngay lúc Ngộ Không bộc lộ tâm hiển thị, ông liền đuổi khỏi sư môn, cũng bảo Ngộ Không không được nói với ai tên thầy. Ngộ Không dù là “Linh minh Thạch Hầu”, Trời sinh căn cơ và tâm tính rất cao, nhưng khi tu luyện tại Đạo gia chưa hề chân chính tu luyện tâm tính, dù sao tâm tính bẩm sinh cũng có hạn, lại được khá nhiều công năng, hơn nữa xa rời sự ước thúc của Tổ sư, nên khi trở về tâm tính dần dần đi xuống. Dùng công năng tiểu thuật đến Ngạo Lai quốc thâu binh khí, tại Đông Hải cưỡng chiếm cây sắt thần, ỷ mạnh lấy mất áo giáp của người ta, cho dù tại thế gian thì cũng là phạm đại tội. Ngộ Không cho rằng có 72 phép thần thông biến hóa là có thể thoát khỏi thiên kiếp, được trường sinh, nhưng không thể hiểu rằng tiểu năng tiểu thuật không phải là chính quả, vẫn phải đọa luân hồi, bởi vậy nên mới bị Diêm vương đến bắt hồn. Chẳng ngờ thói ngỗ ngược đại phát, làm loạn Âm quy, sổ bộ sinh tử của loài khỉ chỉ một nét bút là xóa đi, lại thêm một phần tội danh nữa.
Ngọc Đế xuống chỉ hàng phục Thạch Hầu, Thái Bạch Kim Tinh xuống trần chiêu an. Chính Thần không muốn động binh, mà chỉ muốn cảm hóa Thạch Hầu, thu phục chính tâm, duyên quy chính pháp; chẳng ngờ Ngộ Không không biết trời cao đất dày, không chịu nhận chức chăn ngựa, nhất định muốn làm Tề Thiên Đại Thánh mới thôi. Thác Tháp Lý Thiên Vương không thu phục được, Thái Bạch Kim Tinh lại đến chiêu an với tâm kỳ vọng, thương hại sinh linh, dẫn Ngộ Không lên Trời lập làm Tề Thiên Đại Thánh. Kim Tinh là có ý tốt, nhưng không biết rằng tu luyện tâm tính chính là một điểm cũng không thể qua loa, dẫn đến cuối cùng Ngộ Không phá bàn đào, ăn kim đan, uống ngự tửu, làm loạn thiên đình, phải xuống hạ giới. Lúc này Ngộ Không đã nhập ma đạo, tâm tính rơi rớt rất thảm hại. Mười vạn thiên binh không bắt được Ngộ Không, có lẽ là do kiếp nạn của Thiên cung, hoặc là nạn của chúng Thần. Mặc dù Lão Quân dùng Kim Cương Trác đánh ngã được Ngộ Không, nhưng khi trong lò Bát Quái luyện được 49 ngày, Ngộ Không núp vào cung Tốn thoát được hỏa kiếp, cuối cùng đại náo thiên cung, phạm phải đại tội tày trời.
Phật Như Lai hàng phục Ngộ Không, ấy chính là ma cao một thước, Đạo cao một trượng. Phật dù sao cũng từ bi, dù Ngộ Không phạm tội tày trời cũng không tước đi mạng sống mà chỉ đè dưới Ngũ Hành Sơn để hoàn nghiệp, sau này quy y Phật gia đi lấy kinh.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/22/36123.html
Ngày đăng: 26-02-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (II)


Facebook
Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]
Sau khi Ngộ Không bị hàng phục, Quan Âm Bồ Tát phụng mệnh Phật Như Lai đến Nam Thiệm Bộ Châu tìm người thỉnh kinh, ở không gian bề mặt phản ánh chính là Đại thừa Phật giáo sắp phát triển tại Trung Thổ. Bồ Tát trên đường đi khuyến thiện Quyển Liêm Đại tướng, Thiên Bồng Nguyên soái, Bạch Long Thái tử và Ngộ Không, những người từng phạm tội trước đây, khuyên họ đi Tây Thiên thỉnh kinh để được giải thoát. Sau đó Bồ Tát tìm Pháp sư Huyền Trang làm người thỉnh kinh, nguyên là đệ tử Phật Như Lai Kim Thiền Tử, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp mà bị đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ. Ở đây bản thân tôi cho rằng năm người này thực ra là các phó nguyên thần khác nhau của Pháp sư Huyền Trang ở bề mặt, nhờ chủ nguyên thần sang Ấn Độ thỉnh kinh mà cùng có cơ hội tu luyện đắc chính quả.
Trong sách có ghi lại một đoạn phiêu lưu của Đường Thái Tông. Đây cũng là tình huống chân thực phát sinh tại không gian khác. Có lẽ điều này cũng đã thực sự xảy ra trong lịch sử, chỉ là vì đạo đức nhân loại xuống dốc nên người đời sau mới không tin và cắt bỏ chính sử. Dù sao đi nữa, cá nhân tôi tin rằng đây là một đoạn cố sự chân thật.
Long vương sông Kinh Hà khởi tâm tranh đấu với một vị cao nhân tại thế, đó là Viên Thủ Thành, chú của quan Khâm Thiên Giám Viên Thiên Cang, tác giả «Thôi Bối Đồ» (một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc). Chỉ vì đánh cược mà cắt giảm lượng mưa rồi chịu chém đầu. Ở bề mặt thì là Long vương vì làm trái ý chỉ Thiên đình, thực ra là phản ánh tâm tính của Long vương không còn phù hợp với tiêu chuẩn tại tầng thứ đó nữa nên mới bị hạ tầng.
Thừa tướng Ngụy Trưng phụng mệnh chém đầu rồng, bởi vậy Long vương mới báo mộng cho Đường Thái Tông, hy vọng Thái Tông khuyên thủ hạ Ngụy Trưng lưu tình. Thái Tông gọi Ngụy Trưng đi đánh cờ để Long vương qua khỏi kiếp nạn này, chẳng ngờ đây là số Trời, con người không có khả năng chi phối. Kết quả Ngụy Trưng trảm nghiệt long trong mộng, nghiệt long khởi kiện Thái Tông nơi điện Diêm La, Thái Tông cuối cùng băng hà vì khiếp sợ.
Thái Tông băng hà lúc ấy nguyên là Thiên số, như ghi trong sổ bộ sinh tử, tuy nhiên được Thôi Phán quan cải thọ mệnh, thọ thêm hai thập niên nữa. Kỳ thực Trời Đất vốn vô tư, Thái Tông được kéo dài thọ mệnh không phải là vì quan cũ có tình riêng, mà căn bản là vì Thái Tông đức cao vọng trọng, vả lại hoằng dương Phật giáo, mang theo sứ mệnh lịch sử là phái người đi lấy kinh nên mới được trả lại dương gian, tăng thêm tuổi thọ.
Sau đó trong sách tả lại Lưu Toàn liều mình dâng dưa, vợ thì mượn thân Đường Ngự muội mà hoàn hồn, bản thân ông sau khi trở về không chỉ được Thái Tông ban thưởng vàng bạc mà còn trở thành Tướng quốc, hết thảy đều thể hiện đạo đức nhân tâm thời thịnh thế lúc ấy, là sự thật lịch sử, đồng thời cũng miêu tả Thái Tông giữ chữ Tín, khai sáng nền đạo đức độ lượng. Có lẽ cũng chính vì Phật thấy lúc ấy nhân tâm còn có thiện niệm, bậc minh quân lại càng đức hạnh, nên mới đưa Đại thừa Phật giáo truyền nhập Trung Thổ.
Pháp sư Huyền Trang nguyên kiếp trước khinh mạn Phật Pháp, phải đọa hạ giới, vừa mới sinh ra vận mệnh đã trắc trở. Nhưng tâm tu luyện của ông mười phần kiên định, trước con đường phía Tây hiểm ác không hề chùn bước, kiên quyết sang Tây Thiên bái Phật cầu kinh. Tâm tu luyện này quả là đáng quý phi thường. Thần Phật an bài một sự việc nhất định không chỉ có một kết quả, sang Tây lần này, vừa để Kim Thiền Tử viên mãn trở về, đồng thời quét sạch yêu ma trên đường sang Tây, trừ hại cho lê dân, cũng khiến mấy đồ đệ Ngộ Không được ma luyện, cuối cùng đắc chính quả, lại hưng thịnh Phật giáo ở Đông Thổ, khiến hậu nhân thấy rõ sự huyền diệu và gian khổ của tu luyện, từ đó đặt định cơ sở văn hóa tu luyện cho Đại Pháp khai truyền.
Dù sao Huyền Trang vẫn là người mới cất bước tu luyện, trên đường đi cũng bộc lộ đủ loại tâm chấp trước. Gặp yêu ma thì tâm sợ hãi rất nặng, gặp gian khó thì luôn rớt nước mắt. Cho dù Huyền Trang có tu xuất được thần thông thì vẫn không có công năng, việc thỉnh kinh là do Phật an bài, là tất thành, là Thiên định, do đó bất kể ông gặp phải trở ngại nào, thậm chí có nguy hiểm đến sinh mệnh đi nữa, thì rốt cuộc vẫn có Thần hộ Pháp và chư Thần khác bảo hộ ông.
Trong năm phó nguyên thần hay là năm người tu luyện này thì Ngộ Không là có ngộ tính tốt nhất. Sau khi bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, Ngộ Không đã sớm tỉnh ngộ, vì vậy khi Bồ Tát vừa đề cập tới bảo hộ Huyền Trang đi thỉnh kinh để đắc chính quả thì Ngộ Không đầy vui mừng ưng thuận. Vừa được Huyền Trang cứu ra xong, Ngộ Không đã bái Huyền Trang làm sư phụ, bởi vì Ngộ Không biết rằng tội nghiệp mình gây ra cần phải hoàn trả, tâm tính cũng cần phải tu, hơn nữa Huyền Trang vào Phật môn đã nhiều năm, am hiểu kinh Phật, trong quá trình tu luyện tâm tính có thể chỉ bảo Ngộ Không. Đồng thời Ngộ Không cũng hiểu rõ nhân duyên kiếp trước của Huyền Trang, hiểu rằng mỗi nạn của ông đều có nguyên do, chỉ là không tiết lộ Thiên cơ, chỉ một mực bảo hộ ông khỏi bị ma quỷ làm hại. Bởi vì Ngộ Không 500 năm trước đã gây ra đại tội nghiệt, cũng bởi vì tâm tranh đấu và tự cao quá mạnh, nên lần tu luyện này bái một người phàm hoàn toàn không có thần thông làm sư phụ, cũng là để tu bỏ đi tâm ngạo mạn ấy.
Thiên Bồng Nguyên soái nguyên cũng là Thần nội trong Tam giới, đã ở trong tình lại sinh thêm sắc niệm, chọc ghẹo Hằng Nga, phạm phải trọng tội tà dâm. Nhờ Thái Bạch Kim Tinh can ngăn nên Ngọc Đế tạm tha không trảm, phạt anh ta xuống hạ giới không đắc được thân người mà lại mang thân heo, từ đó có thể thấy được phạm tội sắc dục này thì hậu quả là nghiêm trọng đến nhường nào! Thiên thượng từ bi cấp cho anh ta cơ hội chuộc tội, lệnh anh ta bảo hộ Huyền Trang sang Tây, nhưng căn cơ anh ta rất kém, tâm tính khá thấp, chẳng những không muốn quy y cửa Phật mà còn muốn làm yêu tinh. Bồ Tát khuyến thiện một hồi anh ta cũng hồi chuyển, đồng ý sang Tây Thiên, nhưng sau này cuối cùng cũng không đắc chính quả.
Quyển Liêm Đại tướng làm vỡ chén Lưu Ly, nhìn qua thì thấy điều này cũng không quan trọng lắm. Nhưng vạn vật đều có linh, chén Lưu Ly trên Thiên giới bị đánh vỡ có khác chi là bị giết chết? Mà Thần trong một cảnh giới nhất định, nếu như tâm tính phù hợp với tầng thứ ấy thì ắt không thể gây ra sai lầm loại này, hoặc là vì đắc ý quên hình, hoặc là vì thiếu tập trung, hoặc là vì cẩu thả sơ ý, v.v. chỉ có thể xuất ra nhân tâm mới tạo thành sai lầm loại này. Cũng bởi vì tâm tính không đạt tiêu chuẩn nên Quyển Liêm Đại tướng mới bị giáng xuống hạ giới. Tuy rằng Đại tướng căn cơ không bằng Ngộ Không, tâm tính không được như Huyền Trang, nhưng một mực bảo hộ Huyền Trang sang Tây Thiên, ý chí tu thành chính quả từ đầu đến cuối cũng mười phần kiên định, quả nhiên đắc được quả vị La Hán.
Bạch Long Thái tử phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện, bị phụ thân là Tây Hải Long vương tâu lên Thiên đình, vốn là tội chết. Ở đây thấy rằng Thần là không thể vì tư tình mà không tuân thủ phép Trời, cũng chính là yêu cầu tâm tính đích thực là phi thường nghiêm khắc. Bồ Tát cứu anh ta, bảo anh ta cõng Huyền Trang, chịu khổ để hoàn nghiệp rồi đắc chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/23/36145.html
Ngày đăng: 05-03-2011
(sưu tầm)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên