- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
*Tôn Ngộ Không bị Trấn Nguyên Tử phạt tội đâu chỉ vì đánh đổ cây nhân sâm
Trong Tây Du Ký, hầu hết các ma nạn trên đường đều là do yêu ma quỷ quái hoành hành. Thế nhưng, có một vị Đại Tiên lại ra sức làm khó dễ thầy trò Đường Tăng, chỉ vì một cây xanh mà bắt trói bốn thầy trò đến hai lần, kiên quyết mãi không chịu tha thứ.
Vị Đại Tiên ấy chính là Trấn Nguyên Tử, đạo chủ của Ngũ Trang quán trên núi Vạn Thọ, đồng thời là Tiên nhân đứng đầu trong các Địa Tiên.
Một vị Thần Tiên vĩ đại như thế, cớ sao lại gây khó dễ cho người khác đến vậy? Bất ngờ hơn là, ông đang trong cơn thịnh nộ lại quay ngoắt 180 độ, cùng Tôn Ngộ Không kết bái huynh đệ, rốt cuộc vị Đại Tiên này còn ý gì nữa đây?
Vạn Thọ Sơn phúc địa, Ngũ Trang Quán động thiên
Phải nói rằng, kể từ lúc bước chân ra khỏi lãnh thổ Đại Đường, suốt chặng hành trình Tam Tạng luôn gặp phải đám yêu ma quỷ quái, gần như ngày nào cũng sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ, đến mức kinh hồn bạt vía. Đầu tiên là gặp con khỉ tính tình nóng nảy, may được Quan Âm Bồ Tát ban cho chiếc vòng kim cô và bài chú “Khẩn Cô Nhi”, nếu không cả ngày sẽ phải chóng mặt vì con khỉ hiếu động ấy, lúc thì lên trời, khi thì xuống đất, động tý là lấy gậy kim cô giao đấu, thật khiến người ta lo lắng. Tiếp đó lại gặp một con heo tài phép, thoắt ẩn thoắt hiện, dám cả gan chiếm giữ con gái nhà lành, thì quả là một phen hú vía.
Trên đường còn gặp phải con rồng chặn đường, còn có yêu quái sông Sa Hà sát khí đằng đằng, lại thêm Hắc Hùng tinh và các loại yêu ma quỷ quái… Nói tóm lại là từ sau khi Tam Tạng bước chân ra khỏi Đại Đường, người chẳng gặp được mấy, mà mỗi ngày đều là yêu quái nọ nối tiếp yêu quái kia. Chỉ cần nhìn thấy núi cao rừng rậm, là trong lòng Đường Tăng lại run như cầy sấy, chân cũng mềm nhũn ra từ lúc nào không hay.
May thay trong đám “yêu quái” đáng sợ ấy, Đường Tăng đã thu nhận được ba đồ đệ thần thông quảng đại, thật cũng chẳng mong cầu gì hơn.
Một ngày trên đường, bốn thầy trò thấy chắn ngang trước mặt là một ngọn núi cao.
Một ngày trên đường, bốn thầy trò thấy chắn ngang trước mặt là một ngọn núi cao. Giác quan thứ sáu mách bảo Đường Tăng rằng, bầu không khí nơi đây thật tường hòa ấm áp.
“Hạc trắng vờn ngọn trắc,
Vượn đen đu cành la…
Thấp thoáng muôn đỉnh núi,
Hào quang rọi nguy nga…
Phượng hoàng, chim tụ tập,
Kỳ lân, thú vào ra”.
Cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình, chim muông vạn vật, thật khiến người ta không còn có cảm giác căng thẳng lo sợ nữa.
Tôn Ngộ Không nói với Đường Tăng rằng, một nơi như thế nhất định không có yêu quái. Tục ngữ có câu: “Người phúc ở đất phúc, đất phúc người phúc ở”, ngọn núi này hẳn là nơi Thánh tăng đạo sĩ đang ẩn mình.
Tam Tạng ngồi trên lưng ngựa, nhìn ngắm cảnh sắc đẹp đẽ tường hòa, thích thú nói: “Các đồ đệ ơi, ta từ ngày sang phương Tây, trải qua nhiều núi non hiểm trở, nhưng chưa thấy đâu đẹp như ngọn núi này. Thật là nơi vô cùng ưu nhã! Hay là sắp tới chùa Lôi Âm chăng? Nếu vậy, chúng ta mau mau sửa soạn quần áo ngay ngắn yết kiến đức Thế Tôn”.
Ngộ Không nói: “Sư phụ đi từ trẻ cho tới già, già rồi lại trẻ, một nghìn lần như vậy vẫn còn khó. Chỉ mong sư phụ thành tâm kiên tính, tâm tâm niệm niệm, suy nghĩ giác ngộ, là tới ngay Linh Sơn đó”.
Thật không dễ dàng gì thả lỏng tâm tình, nhìn ngắm cảnh sắc núi non đẹp đẽ nơi này. Đi tiếp về trước, nhìn thấy một tòa đạo quán nguy nga, bốn thầy trò đi ngang qua bước vào đạo quán hóa duyên.
Hai tiểu đạo đồng bước ra đón tiếp, nói rằng sư phụ họ đã ra ngoài, nhưng trước khi đi căn dặn rằng sẽ có bạn cũ đến thăm, phải đón tiếp tử tế.
Hai tiểu đạo đồng bước ra đón tiếp 4 thầy trò đường tăng vào Đao quán.
Rất nhiều người từng đọc Tây Du Ký đều cho rằng bốn thầy trò Đường Tăng thật ra là một người. Tôn Ngộ Không là đại biểu cho tâm của người tu hành, vậy nên trong Tây Du Ký, trong đề mục của rất nhiều chương tiết đều xuất hiện từ “tâm viên” (lòng vượn), cũng chính là Tôn Ngộ Không.
Nếu tinh tế một chút, sẽ phát hiện câu đối ngoài cửa đá Hoa Quả sơn nơi ở của Tôn Ngộ Không năm xưa với câu đối trên cửa Ngũ Trang quán hôm nay có khí chất tương tự. Cũng chính là nói, hóa duyên gặp nạn nơi Ngũ Trang quán còn là hóa giải một đoạn duyên này.
Gặp nạn quán Ngũ Trang, hoá giải đoạn nhân duyên
Hãy nói thầy trò Đường Tăng đi vào Ngũ Trang quán, hồi thứ 24 miêu tả:
Trong Tây Du Ký truyện sáng tác bởi Dương Chí Hòa đời nhà Minh có một đoạn như sau:
Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung, như vậy trên thân đã mang theo thói xấu. Giờ muốn đến Tây Thiên, mang theo những thói xấu này sao có thể đến Linh Sơn được? Vậy nên Trấn Nguyên Tử đã dứt khoát không bỏ qua lỗi lầm, mục đích là để Tôn Ngộ Không hiểu rõ đạo lý ấy. Đồng thời, cũng là để Đường Tăng hiểu rằng, dẫn dắt tốt đồ đệ là trách nhiệm của bản thân, nếu đồ đệ làm chuyện xấu thì bản thân sư phụ cũng phải chịu trừng phạt.
Đường Tăng thấy Tôn Ngộ Không gây họa rồi lại bỏ trốn, không những không quản giáo học trò mà còn bỏ trốn theo. Thân làm sư phụ, sao có thể hành xử như vậy được? Nếu không trải qua bài học ở Ngũ Trang quán lần này, thì danh hiệu sau này của Thánh tăng Đại Đường hẳn cũng sẽ không cách nào vang dội như vậy nữa.
Theo Soundofhope
Vũ Dương biên dịch
(sưu tầm)
Trong Tây Du Ký, hầu hết các ma nạn trên đường đều là do yêu ma quỷ quái hoành hành. Thế nhưng, có một vị Đại Tiên lại ra sức làm khó dễ thầy trò Đường Tăng, chỉ vì một cây xanh mà bắt trói bốn thầy trò đến hai lần, kiên quyết mãi không chịu tha thứ.
Vị Đại Tiên ấy chính là Trấn Nguyên Tử, đạo chủ của Ngũ Trang quán trên núi Vạn Thọ, đồng thời là Tiên nhân đứng đầu trong các Địa Tiên.
Một vị Thần Tiên vĩ đại như thế, cớ sao lại gây khó dễ cho người khác đến vậy? Bất ngờ hơn là, ông đang trong cơn thịnh nộ lại quay ngoắt 180 độ, cùng Tôn Ngộ Không kết bái huynh đệ, rốt cuộc vị Đại Tiên này còn ý gì nữa đây?
Vạn Thọ Sơn phúc địa, Ngũ Trang Quán động thiên
Phải nói rằng, kể từ lúc bước chân ra khỏi lãnh thổ Đại Đường, suốt chặng hành trình Tam Tạng luôn gặp phải đám yêu ma quỷ quái, gần như ngày nào cũng sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ, đến mức kinh hồn bạt vía. Đầu tiên là gặp con khỉ tính tình nóng nảy, may được Quan Âm Bồ Tát ban cho chiếc vòng kim cô và bài chú “Khẩn Cô Nhi”, nếu không cả ngày sẽ phải chóng mặt vì con khỉ hiếu động ấy, lúc thì lên trời, khi thì xuống đất, động tý là lấy gậy kim cô giao đấu, thật khiến người ta lo lắng. Tiếp đó lại gặp một con heo tài phép, thoắt ẩn thoắt hiện, dám cả gan chiếm giữ con gái nhà lành, thì quả là một phen hú vía.
Trên đường còn gặp phải con rồng chặn đường, còn có yêu quái sông Sa Hà sát khí đằng đằng, lại thêm Hắc Hùng tinh và các loại yêu ma quỷ quái… Nói tóm lại là từ sau khi Tam Tạng bước chân ra khỏi Đại Đường, người chẳng gặp được mấy, mà mỗi ngày đều là yêu quái nọ nối tiếp yêu quái kia. Chỉ cần nhìn thấy núi cao rừng rậm, là trong lòng Đường Tăng lại run như cầy sấy, chân cũng mềm nhũn ra từ lúc nào không hay.
May thay trong đám “yêu quái” đáng sợ ấy, Đường Tăng đã thu nhận được ba đồ đệ thần thông quảng đại, thật cũng chẳng mong cầu gì hơn.
Một ngày trên đường, bốn thầy trò thấy chắn ngang trước mặt là một ngọn núi cao.
Một ngày trên đường, bốn thầy trò thấy chắn ngang trước mặt là một ngọn núi cao. Giác quan thứ sáu mách bảo Đường Tăng rằng, bầu không khí nơi đây thật tường hòa ấm áp.
“Hạc trắng vờn ngọn trắc,
Vượn đen đu cành la…
Thấp thoáng muôn đỉnh núi,
Hào quang rọi nguy nga…
Phượng hoàng, chim tụ tập,
Kỳ lân, thú vào ra”.
Cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình, chim muông vạn vật, thật khiến người ta không còn có cảm giác căng thẳng lo sợ nữa.
Tôn Ngộ Không nói với Đường Tăng rằng, một nơi như thế nhất định không có yêu quái. Tục ngữ có câu: “Người phúc ở đất phúc, đất phúc người phúc ở”, ngọn núi này hẳn là nơi Thánh tăng đạo sĩ đang ẩn mình.
Tam Tạng ngồi trên lưng ngựa, nhìn ngắm cảnh sắc đẹp đẽ tường hòa, thích thú nói: “Các đồ đệ ơi, ta từ ngày sang phương Tây, trải qua nhiều núi non hiểm trở, nhưng chưa thấy đâu đẹp như ngọn núi này. Thật là nơi vô cùng ưu nhã! Hay là sắp tới chùa Lôi Âm chăng? Nếu vậy, chúng ta mau mau sửa soạn quần áo ngay ngắn yết kiến đức Thế Tôn”.
Ngộ Không nói: “Sư phụ đi từ trẻ cho tới già, già rồi lại trẻ, một nghìn lần như vậy vẫn còn khó. Chỉ mong sư phụ thành tâm kiên tính, tâm tâm niệm niệm, suy nghĩ giác ngộ, là tới ngay Linh Sơn đó”.
Thật không dễ dàng gì thả lỏng tâm tình, nhìn ngắm cảnh sắc núi non đẹp đẽ nơi này. Đi tiếp về trước, nhìn thấy một tòa đạo quán nguy nga, bốn thầy trò đi ngang qua bước vào đạo quán hóa duyên.
Hai tiểu đạo đồng bước ra đón tiếp, nói rằng sư phụ họ đã ra ngoài, nhưng trước khi đi căn dặn rằng sẽ có bạn cũ đến thăm, phải đón tiếp tử tế.
Hai tiểu đạo đồng bước ra đón tiếp 4 thầy trò đường tăng vào Đao quán.
Rất nhiều người từng đọc Tây Du Ký đều cho rằng bốn thầy trò Đường Tăng thật ra là một người. Tôn Ngộ Không là đại biểu cho tâm của người tu hành, vậy nên trong Tây Du Ký, trong đề mục của rất nhiều chương tiết đều xuất hiện từ “tâm viên” (lòng vượn), cũng chính là Tôn Ngộ Không.
Nếu tinh tế một chút, sẽ phát hiện câu đối ngoài cửa đá Hoa Quả sơn nơi ở của Tôn Ngộ Không năm xưa với câu đối trên cửa Ngũ Trang quán hôm nay có khí chất tương tự. Cũng chính là nói, hóa duyên gặp nạn nơi Ngũ Trang quán còn là hóa giải một đoạn duyên này.
Gặp nạn quán Ngũ Trang, hoá giải đoạn nhân duyên
Hãy nói thầy trò Đường Tăng đi vào Ngũ Trang quán, hồi thứ 24 miêu tả:
Trấn Nguyên Đại Tiên chỉ vì một cái cây mà làm lớn chuyện đến như vậy, rốt cuộc là do đâu?Tam Tạng rời yên xuống ngựa, nhìn thấy một tấm bia dựng bên trái cổng, trên đó có khắc mười chữ lớn:
“Vạn Thọ Sơn phúc địa, Ngũ Trang Quán động thiên”
(Phúc địa núi Vạn Thọ, động trời quán Ngũ Trang).
So sánh với hồi thứ nhất trong “Tây Du Ký”:
Khỉ đá xem xét hồi lâu, đi ra giữa cầu, nhìn ngắm hai bên, chỉ thấy chính giữa có tấm bia đá khắc mười chữ to:
“Hoa Quả Sơn phúc địa, Thủy Liêm Động động thiên”
(Phúc địa núi Hoa Quả, động trời động Thủy Liêm).
Có thể thấy Tôn Ngộ Không yêu thích núi Hoa Quả và vị Trấn Nguyên Đại Tiên yêu thích phúc địa động trời này thật sự có mấy phần khí chất tương đồng.
Lại nói, Đường Tăng trước khi chuyển sinh nguyên là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Như Lai, trong hội Vu Lan Bồn từng có duyên tương ngộ cùng Trấn Nguyên Đại Tiên. Xưa vì có duyên phận nên hôm nay mới gặp lại nhau chăng?
Thế cho nên, Tôn Ngộ Không tính khí nóng nảy ngang ngược, nay lại gặp Trấn Nguyên Đại Tiên một mực cố chấp. Thói trộm cắp chẳng qua chỉ là bản tính hiếu động của loài khỉ, vốn không phải chuyện gì quá to tát. Vậy mà hôm nay gặp đúng “đối thủ”, vốn là bậc Chân Nhân đạo sĩ, quả đúng là “giao chân” (đánh nhau) mà!
Đừng nói đến quả nhân sâm trân quý ra sao, cho dù chỉ là những chuyện bình thường, thì từ quan điểm “tu Chân” của Đạo gia mà xét, là một thì chính là một, là hai thì chính là hai, điều này quyết không thể hàm hồ được.
Thế mà, hai tiểu đồng khăng khăng nói rằng mất 4 quả nhân sâm, trong khi Tôn Ngộ Không chỉ hái trộm 3 quả. Tiểu đồng tử cho rằng hái trộm chính là phường trộm cướp, nói dối chính là bất chân – đức hạnh tệ hại như vậy, sao xứng làm người tu hành? Nghĩ vậy họ liền tức miệng mắng chửi bốn thầy trò.
Tiểu đồng tử cho rằng hái trộm chính là phường trộm cướp, nói dối chính là bất chân – đức hạnh tệ hại như vậy, sao xứng làm người tu hành? Nghĩ vậy họ liền tức miệng mắng chửi bốn thầy trò.
Còn Tôn Ngộ Không nghĩ, rõ ràng mình chỉ hái có 3 quả, giờ đây lại bị vu oan thành 4 quả. Cho nên, Tôn Ngộ Không không chịu được khuất nhục đã xảy ra trận tranh cãi nảy lửa với hai vị tiểu đồng.
Tôn Ngộ Không không chịu nổi vu oan giá họa liền nổi giận đùng đùng. Tha thứ bản thân ăn trộm thì dễ, nhưng thứ lỗi cho kẻ khác vu oan cho mình, lại là điều không thể chấp nhận. Ngộ Không liền dùng thần thông, đánh bật cả cây lẫn gốc trong sân. Cây nhân sâm nguyên là báu vật, từ khi vũ trụ còn hỗn độn mới chia, trời đất còn mờ mịt chưa phân, đã có thứ cây linh thiêng này, vậy mà bị đánh đến nát nhừ, giúp Ngộ Không hả hê hả dạ trút được cơn giận sục sôi trong lòng.
Không biết phải làm sao, hai tiểu đồng tử thừa lúc bốn thầy trò Đường Tăng dùng cơm đã nhốt bốn người họ trong phòng, chờ sư phụ là Trấn Nguyên Tử về xử trí.
Bị nhốt trong phòng, chút chuyện nhỏ này đương nhiên không làm khó được Ngộ Không thần thông quảng đại. Nhớ năm xưa trong vườn Bàn Đào ở thiên cung, con khỉ cũng từng ăn trộm đào tiên như vậy. Giờ đây xử lý chuyện ăn trộm quả nhâm sâm này cũng là chuyện “xe nhẹ chạy đường quen”, thừa lúc mọi người không chú ý, chi bằng lẳng lặng chuồn đi cho êm chuyện.
Nhân lúc trời tối, Tôn Ngộ Không dùng thần thông mở khóa, dẫn theo sư phụ cùng các sư đệ trốn khỏi quán Ngũ Trang. Vì để tránh hai vị tiểu đồng đuổi theo sau, Ngộ Không bắn con sâu ngủ lên người họ, các tiểu đồng ngủ li bì không dậy được.
Lúc này, Trấn Nguyên Tử trở về, dùng nước lạnh hắt tỉnh học trò rồi hỏi rõ tình hình. Nghe thuật lại chuyện khách quý ăn trộm đồ, lại lẻn đi một cách trắng trợn, người tu hành sao có thể làm ra những chuyện đê hèn này? Nhất định phải tìm họ hỏi rõ nguyên nhân!
Trấn Nguyên Tử cưỡi mây lành đuổi theo, đằng vân một cái đi được một vạn dặm, trong khi thầy trò bốn người đi cả một ngày một đêm vẫn chưa được một trăm dặm, Trấn Nguyên Tử lại phải đi vòng lại chín nghìn dặm, đáp mây xuống.
Trấn Nguyên Tử muốn thử lòng thầy trò, bèn giả vờ mình chưa hề về đến đạo quán, hỏi bốn người họ có đi ngang qua đạo quán hay không? Ngộ Không lại bắt đầu nói dối, rằng chúng tôi không đi ngang qua đạo quán của ngài.
Trấn Nguyên Tử muốn thử lòng thầy trò, bèn giả vờ mình chưa hề về đến đạo quán, hỏi bốn người họ có đi ngang qua đạo quán hay không?.
Trấn Nguyên Tử liền nổi giận, làm chuyện sai trái rồi, đã không thừa nhận lại còn nói dối nữa! Ngài vẫy tay một cái liền nhốt cả bốn thầy trò vào túi áo, đưa về đạo quán.
Trói bốn thầy trò, Trấn Nguyên Tử trách mắng Đường Tăng không biết dạy đồ đệ, lại vung mạnh cây roi muốn đánh đòn.
Tuy ăn trộm nói dối là thói quen của loài khỉ, nhưng nếu không tránh được thì cũng không thể làm liên lụy tới sư phụ mình, không thể để sư phụ vì mình mà bị đòn roi. Tôn Ngộ Không nói chuyện này là bản thân tự quyết tự làm, hoàn toàn không liên quan đến sư phụ. Thấy con khỉ biết coi trọng nghĩa khí, Trấn Nguyên Tử liền cho phép y chịu đòn roi thay cho Đường Tăng.
Đánh Ngộ Không xong thì sắc trời cũng tối, Trấn Nguyên Tử cùng các đệ tử về phòng nghỉ ngơi. Ngộ Không lại dùng thần thông, biến bốn cây cọc gỗ hóa thành hình tượng của bốn người, đưa sư phụ và hai sư đệ bỏ trốn trong đêm.
Ngày hôm sau, Trấn Nguyên Đại Tiên lại rượt đuổi theo. Ba huynh đệ Ngộ Không, người dùng gậy, người dùng cào, người dùng xẻng cùng xông lên, dùng hết bản lĩnh bình sinh, nhưng vẫn bị Trấn Nguyên Đại Tiên nhốt trong túi áo, đem về Ngũ Trang quán.
Trấn Nguyên Đại Tiên quyết định chiên dầu Tôn Ngộ Không, nhưng Ngộ Không lại dùng thần thông đem sư tử đá ngoài cổng biến thành hình dạng của mình, quẳng vào trong vạc dầu, khiến cho cái vạc bị đập thủng.
Trấn Nguyên Tử thấy không bắt được Tôn Ngộ Không, lại đổi sang một vạc dầu khác, ra lệnh luộc Đường Tăng.
Ngộ Không thấy sư phụ sắp bị luộc, vội vàng cầu xin Trấn Nguyên Đại Tiên, nói bản thân mình đã sai, hứa sẽ đi bù đắp, chỉ xin đừng làm khó Đường Tăng nữa.
Ngộ Không đi khắp tam đảo mười châu, cuối cùng được Quan Âm Bồ Tát giúp cứu sống cây nhân sâm. Theo lời giao ước, Trấn Nguyên Đại Tiên đã kết bái huynh đệ cùng với Tôn Ngộ Không. Thầy trò bốn người lại tiếp tục lên đường.
Trong Tây Du Ký truyện sáng tác bởi Dương Chí Hòa đời nhà Minh có một đoạn như sau:
Trấn Nguyên Tử muốn mục đích là để 4 thầy trò hiểu rõ đạo lý thì mới tới Tây Thiên gặp Phật tổ được.“Tam Tạng nghe nói, nước mắt tuôn trào. Hành Giả nói khẽ: ‘Đừng sợ, để con giải quyết cho’. Nhổ bốn cọng lông, biến thành hình dạng bốn người, còn chân thân của thầy trò họ lại một mạch bỏ đi. Đi một ngày, Hành Giả sợ đánh bị thương cái thân giả của mình, liền thu sợi lông về.
Vị Đại Tiên thấy bốn người biến mất không còn tung tích đâu nữa, liền than rằng: “Con khỉ này từng đại náo thiên cung, quả thật bản lĩnh không tầm thường. Ta không thể dung túng cho nó, tránh ngày sau gây thành họa lớn, trước mắt vẫn là đuổi theo, bắt nó về hỏi tội”. Liền cưỡi mây đuổi theo, lại lấy áo cà sa bắt gọn bốn người, mang về trong quán. Dặn đồ đệ lại lấy chiếc áo tơ tằm trói chặt bốn người lại, không sót kẽ hở nào, đốt một vạc dầu, muốn nấu chết bốn người”.
Thì ra vị Trấn Nguyên Đại Tiên này không phải cố ý tìm cớ, mà là dùng tâm thái người qua đường giúp bốn thầy trò hiểu được đạo lý.
Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung, như vậy trên thân đã mang theo thói xấu. Giờ muốn đến Tây Thiên, mang theo những thói xấu này sao có thể đến Linh Sơn được? Vậy nên Trấn Nguyên Tử đã dứt khoát không bỏ qua lỗi lầm, mục đích là để Tôn Ngộ Không hiểu rõ đạo lý ấy. Đồng thời, cũng là để Đường Tăng hiểu rằng, dẫn dắt tốt đồ đệ là trách nhiệm của bản thân, nếu đồ đệ làm chuyện xấu thì bản thân sư phụ cũng phải chịu trừng phạt.
Đường Tăng thấy Tôn Ngộ Không gây họa rồi lại bỏ trốn, không những không quản giáo học trò mà còn bỏ trốn theo. Thân làm sư phụ, sao có thể hành xử như vậy được? Nếu không trải qua bài học ở Ngũ Trang quán lần này, thì danh hiệu sau này của Thánh tăng Đại Đường hẳn cũng sẽ không cách nào vang dội như vậy nữa.
Theo Soundofhope
Vũ Dương biên dịch
(sưu tầm)