Ẩn ý Truyện Tây Du

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Trong mê đọc “Tây Du Ký”: Lò Bát Quái dung luyện Ngộ Không, trong nạn Pháp đồ đắc kim thể


Facebook
Tác giả: Thạch Không

[ChanhKien.org]
Chúng ta đều biết trong lịch sử các triều đại Trung Quốc đều có người tu Đạo, Phật gia là tu Phật. Kỳ thực họ đều được gọi chung là người tu luyện. Danh từ “luyện” này có ý nghĩa rất sâu sắc, ý nói người tu luyện cần phải dung luyện trong lửa mới có thể viên mãn. Thái Thượng Lão Quân từng ném Ngộ Không vào luyện trong lò Bát Quái, mục đích chính là muốn dung luyện Ngộ Không, chứ không phải muốn giết Ngộ Không.
1. Lão Quân muốn dung luyện thân thể kim cương của Ngộ Không
Thái Thượng Lão Quân bẩm tấu:
“Con khỉ đó đã ăn đào tiên, uống rượu ngự rồi, lại còn trộm cả linh đan. Năm bình hồ lô đan đó của thần, gồm cả đan chưa luyện và đã luyện xong, đều bị nó nuốt cả vào bụng rồi, nó lại luyện thân thể bằng thứ lửa tam muội nữa, nên người tựa như một khối kim cương rắn chắc, không vật gì hại được. Chi bằng để thần mang nó về bỏ vào lò Bát Quái, đốt nó bằng thứ lửa văn vũ mà thần thường dùng để luyện linh đan, thì người nó nhất định sẽ biến thành tro”.
Ngọc Hoàng nghe vậy lập tức sai thần tướng Lục Đinh, Lục Giáp áp tải Ngộ Không xuống giao cho Lão Quân.
2. Ngộ Không chịu nạn trong lò Bát Quái
Lão Quân về tới cung Đâu Xuất, cởi trói dây thừng cho Đại Thánh, rút móc xương tì bà, rồi ném Ngộ Không vào trong lò Bát Quái, sai Đạo nhân trông coi lò và tiểu đồng tử châm lửa quạt lò bắt đầu luyện. Nguyên lò này gồm tám cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc Bát Quái, thân thể Ngộ Không nằm ở cung Tốn. Tốn tức là gió, có gió mà không có lửa, chỉ có gió thổi khói tới, làm cho hai mắt của Ngộ Không bị lửa thiêu đỏ rực, cho nên gọi là “hỏa nhãn kim tinh”.
Thời gian thấm thoắt, chẳng mấy chốc đã được 49 ngày, lửa của Lão Quân đã tắt. Một hôm, Thái Thượng Lão Quân mở lò lấy linh đan. Đại Thánh đang lấy hai tay dụi mắt, lau nước mắt thì nghe thấy có âm thanh ở nắp lò, mở to mắt nhìn thấy có ánh sáng, không chịu được liền tung người nhảy ra khỏi lò luyện đan, hét lên một tiếng, đạp đổ lò Bát Quái rồi bỏ chạy. Những người trông giữ lò hoảng sợ cùng các thần tướng Đinh Giáp xông ra chặn nhưng đều lần lượt bị Ngộ Không đánh gục, hắn giống như con mãnh hổ điên loạn hay con rồng một sừng điên cuồng. Lão Quân đuổi theo định bắt, bị Ngộ Không đẩy ngã lộn nhào rồi bỏ chạy thoát thân.
3. Ma nạn vốn để luyện thân thể kim cương, hà tất phải oán trời trách người
Chúng ta ai đã từng xem Phong Thần Diễn Nghĩa đều biết năng lực của Thái Thượng Lão Quân (cũng chính là Lão Tử) còn lợi hại hơn cả Nguyên Thủy Thiên Tôn, sao có thể để cho Ngộ Không chạy thoát được? Vả lại, Thái Thượng Lão Quân còn có thiên nhãn thần thông, Ngộ Không thế nào sao Thái Thượng Lão Quân lại không biết? Rõ ràng Thái Thượng Lão Quân đang dung luyện Ngộ Không, chứ không phải muốn hại Ngộ Không.
Rất nhiều người nhìn thấy đệ tử Đại Pháp hiện đang chịu nạn, sợ bị liên lụy nên không dám đồng tình với họ, không dám giúp đỡ họ. Họ không hiểu rằng thực ra đệ tử Đại Pháp đang tu luyện, đang dung luyện trong ma nạn. Cuộc bức hại đã thành tựu các đệ tử Đại Pháp. Người thực sự đáng thương chính là những kẻ tham gia bức hại, kết cục của bọn họ chính là bị lịch sử đào thải. Đương nhiên, Đại Pháp từ bi, đệ tử Đại Pháp còn mang theo trách nhiệm cứu độ chúng sinh. Kỳ thực họ đang chịu khổ cực vì chúng sinh, vì thế nhân.
Chúng ta hãy nhìn lại trong lịch sử cuộc bức hại Chúa Jesus và các môn đồ của ông, và cuộc bức hại các đệ tử Phật gia, có lẽ qua đó chúng ta sẽ có sự lựa chọn chính xác.
Ghi chú: Nội dung trích từ Tây Du Ký – “Chương 7: Ðại Thánh trốn khỏi lò Bát Quái, Thích Ca nhốt yêu núi Ngũ Hành”.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254380
Ngày đăng: 04-11-2019
(sưu tầm)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (I)


Facebook
Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]
Lời nói đầu:

«Tây Du Ký» được người ta ca ngợi là tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đứng đầu với ngôn ngữ sinh động, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và huyền ảo. Bản thân tôi từ nhỏ rất ham mê các tình tiết trong «Tây Du Ký», càng đọc càng thấy hay. Hiện nay đã là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đọc lại sách này thấy vẫn có cảm thụ tâm đầu, cũng minh bạch rất nhiều đạo lý huyền diệu mà khi trước chưa tu luyện không thể lĩnh hội. Rất nhiều đồng tu đối với tác phẩm này cũng có ít nhiều kiến giải, đọc xong tôi cũng thấy được mở mang. Trước tiên xin phân tích tỉ mỉ một số chỗ trong cuốn sách, mong các đồng tu cộng hưởng.
(1)
Phàm đã là người tu luyện Đại Pháp, trong Pháp có thể ngộ được khá nhiều. Giờ chúng ta bỏ qua pháp sư Huyền Trang trong chính sử mà chỉ tập trung vào các sự tình trong «Tây Du Ký». Là người tu luyện, chúng ta đều biết rằng có tồn tại không gian khác, sinh mệnh ở không gian khác cũng có phương thức tu luyện của họ, bản thân tôi cho rằng «Tây Du Ký» miêu tả quá trình tu luyện của pháp sư Huyền Trang ở không gian khác.
Khúc dạo đầu «Tây Du Ký» đã dành một đoạn khá dài giới thiệu về khởi nguồn của tiểu vũ trụ chúng ta, cũng đề cập tới kết cấu vũ trụ lớn hơn trong đại không gian, minh xác tả lại “tứ đại bộ châu” trong thiên hạ. Người viết tiểu thuyết nói Thạch Hầu ở Đông Thắng Thần Châu, sinh ra từ hòn đá tiên ở Hoa Quả Sơn, chủ mạch mười châu, do vậy sau này Như Lai gọi là “Linh minh Thạch Hầu”. Cũng là nói Thạch Hầu là linh thai do Thiên Địa hóa dục mà thành, tự nhiên Trời sinh đã phù hợp với đặc tính vũ trụ, cũng chính là căn cơ rất cao. Sau khi vào Thủy Liêm động, Thạch Hầu được chúng khỉ phàm xưng là Vương, cũng biết là không cùng một loại khỉ phàm. Sau khi hưởng lạc mấy trăm năm, Mỹ Hầu vương lại có thể tự biết sinh mệnh vô thường, càng tỏ rõ ngộ tính rất cao. Mỹ Hầu vương không luyến tiếc Vương vị, không tham hưởng lạc, kiên quyết ra đi tầm Đạo. Bôn ba lặn lội đến Tây Ngưu Hạ Châu gặp được Bồ Đề Tổ sư, được đặt tên húy, bái được chân sư. Theo Tổ sư, Thạch Hầu dần dần có công năng thông hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy Tổ sư là chân tiên của Đạo gia, nhưng lại đặt Thạch Hầu tên “Ngộ Không”, thuộc về Phật gia, cũng ám chỉ rằng Thạch Hầu cuối cùng rồi sẽ đắc chính quả tại Phật gia.
Sau khi Ngộ Không nhập môn được bảy, tám năm, Tổ sư chỉ dạy lễ tiết và làm việc, chứ không đề cập gì đến tu luyện; Ngộ Không biết được hiện trạng, cần cù khiêm tốn, không hề có tâm ủy khuất hoặc tranh đấu. Hoặc là Tổ sư biết Ngộ Không căn cơ thâm hậu, tâm tính rất cao; khi đăng đàn giảng Đạo ông đã biết Ngộ Không ngộ tính minh mẫn, nên mới lấy các thế gian tiểu đạo là “Lưu”, “Tĩnh” và “Động” để thử tâm Ngộ Không, xem có chuyên nhất tu luyện hay không. Sau đó Tổ sư mới bí mật truyền cho chân lý tu luyện, coi Ngộ Không như đệ tử chân truyền.
Hoặc bởi vì Tổ sư có thần thông, thông Thiên thấu Địa, biết được tương lai Ngộ Không gặp phải đại họa, phạm tội tày trời, nên khi Ngộ Không tu xuất ra một số thần thông rồi, ngay lúc Ngộ Không bộc lộ tâm hiển thị, ông liền đuổi khỏi sư môn, cũng bảo Ngộ Không không được nói với ai tên thầy. Ngộ Không dù là “Linh minh Thạch Hầu”, Trời sinh căn cơ và tâm tính rất cao, nhưng khi tu luyện tại Đạo gia chưa hề chân chính tu luyện tâm tính, dù sao tâm tính bẩm sinh cũng có hạn, lại được khá nhiều công năng, hơn nữa xa rời sự ước thúc của Tổ sư, nên khi trở về tâm tính dần dần đi xuống. Dùng công năng tiểu thuật đến Ngạo Lai quốc thâu binh khí, tại Đông Hải cưỡng chiếm cây sắt thần, ỷ mạnh lấy mất áo giáp của người ta, cho dù tại thế gian thì cũng là phạm đại tội. Ngộ Không cho rằng có 72 phép thần thông biến hóa là có thể thoát khỏi thiên kiếp, được trường sinh, nhưng không thể hiểu rằng tiểu năng tiểu thuật không phải là chính quả, vẫn phải đọa luân hồi, bởi vậy nên mới bị Diêm vương đến bắt hồn. Chẳng ngờ thói ngỗ ngược đại phát, làm loạn Âm quy, sổ bộ sinh tử của loài khỉ chỉ một nét bút là xóa đi, lại thêm một phần tội danh nữa.
Ngọc Đế xuống chỉ hàng phục Thạch Hầu, Thái Bạch Kim Tinh xuống trần chiêu an. Chính Thần không muốn động binh, mà chỉ muốn cảm hóa Thạch Hầu, thu phục chính tâm, duyên quy chính pháp; chẳng ngờ Ngộ Không không biết trời cao đất dày, không chịu nhận chức chăn ngựa, nhất định muốn làm Tề Thiên Đại Thánh mới thôi. Thác Tháp Lý Thiên Vương không thu phục được, Thái Bạch Kim Tinh lại đến chiêu an với tâm kỳ vọng, thương hại sinh linh, dẫn Ngộ Không lên Trời lập làm Tề Thiên Đại Thánh. Kim Tinh là có ý tốt, nhưng không biết rằng tu luyện tâm tính chính là một điểm cũng không thể qua loa, dẫn đến cuối cùng Ngộ Không phá bàn đào, ăn kim đan, uống ngự tửu, làm loạn thiên đình, phải xuống hạ giới. Lúc này Ngộ Không đã nhập ma đạo, tâm tính rơi rớt rất thảm hại. Mười vạn thiên binh không bắt được Ngộ Không, có lẽ là do kiếp nạn của Thiên cung, hoặc là nạn của chúng Thần. Mặc dù Lão Quân dùng Kim Cương Trác đánh ngã được Ngộ Không, nhưng khi trong lò Bát Quái luyện được 49 ngày, Ngộ Không núp vào cung Tốn thoát được hỏa kiếp, cuối cùng đại náo thiên cung, phạm phải đại tội tày trời.
Phật Như Lai hàng phục Ngộ Không, ấy chính là ma cao một thước, Đạo cao một trượng. Phật dù sao cũng từ bi, dù Ngộ Không phạm tội tày trời cũng không tước đi mạng sống mà chỉ đè dưới Ngũ Hành Sơn để hoàn nghiệp, sau này quy y Phật gia đi lấy kinh.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/22/36123.html
Ngày đăng: 26-02-2011

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (II)


Facebook
Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]
Sau khi Ngộ Không bị hàng phục, Quan Âm Bồ Tát phụng mệnh Phật Như Lai đến Nam Thiệm Bộ Châu tìm người thỉnh kinh, ở không gian bề mặt phản ánh chính là Đại thừa Phật giáo sắp phát triển tại Trung Thổ. Bồ Tát trên đường đi khuyến thiện Quyển Liêm Đại tướng, Thiên Bồng Nguyên soái, Bạch Long Thái tử và Ngộ Không, những người từng phạm tội trước đây, khuyên họ đi Tây Thiên thỉnh kinh để được giải thoát. Sau đó Bồ Tát tìm Pháp sư Huyền Trang làm người thỉnh kinh, nguyên là đệ tử Phật Như Lai Kim Thiền Tử, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp mà bị đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ. Ở đây bản thân tôi cho rằng năm người này thực ra là các phó nguyên thần khác nhau của Pháp sư Huyền Trang ở bề mặt, nhờ chủ nguyên thần sang Ấn Độ thỉnh kinh mà cùng có cơ hội tu luyện đắc chính quả.
Trong sách có ghi lại một đoạn phiêu lưu của Đường Thái Tông. Đây cũng là tình huống chân thực phát sinh tại không gian khác. Có lẽ điều này cũng đã thực sự xảy ra trong lịch sử, chỉ là vì đạo đức nhân loại xuống dốc nên người đời sau mới không tin và cắt bỏ chính sử. Dù sao đi nữa, cá nhân tôi tin rằng đây là một đoạn cố sự chân thật.
Long vương sông Kinh Hà khởi tâm tranh đấu với một vị cao nhân tại thế, đó là Viên Thủ Thành, chú của quan Khâm Thiên Giám Viên Thiên Cang, tác giả «Thôi Bối Đồ» (một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc). Chỉ vì đánh cược mà cắt giảm lượng mưa rồi chịu chém đầu. Ở bề mặt thì là Long vương vì làm trái ý chỉ Thiên đình, thực ra là phản ánh tâm tính của Long vương không còn phù hợp với tiêu chuẩn tại tầng thứ đó nữa nên mới bị hạ tầng.
Thừa tướng Ngụy Trưng phụng mệnh chém đầu rồng, bởi vậy Long vương mới báo mộng cho Đường Thái Tông, hy vọng Thái Tông khuyên thủ hạ Ngụy Trưng lưu tình. Thái Tông gọi Ngụy Trưng đi đánh cờ để Long vương qua khỏi kiếp nạn này, chẳng ngờ đây là số Trời, con người không có khả năng chi phối. Kết quả Ngụy Trưng trảm nghiệt long trong mộng, nghiệt long khởi kiện Thái Tông nơi điện Diêm La, Thái Tông cuối cùng băng hà vì khiếp sợ.
Thái Tông băng hà lúc ấy nguyên là Thiên số, như ghi trong sổ bộ sinh tử, tuy nhiên được Thôi Phán quan cải thọ mệnh, thọ thêm hai thập niên nữa. Kỳ thực Trời Đất vốn vô tư, Thái Tông được kéo dài thọ mệnh không phải là vì quan cũ có tình riêng, mà căn bản là vì Thái Tông đức cao vọng trọng, vả lại hoằng dương Phật giáo, mang theo sứ mệnh lịch sử là phái người đi lấy kinh nên mới được trả lại dương gian, tăng thêm tuổi thọ.
Sau đó trong sách tả lại Lưu Toàn liều mình dâng dưa, vợ thì mượn thân Đường Ngự muội mà hoàn hồn, bản thân ông sau khi trở về không chỉ được Thái Tông ban thưởng vàng bạc mà còn trở thành Tướng quốc, hết thảy đều thể hiện đạo đức nhân tâm thời thịnh thế lúc ấy, là sự thật lịch sử, đồng thời cũng miêu tả Thái Tông giữ chữ Tín, khai sáng nền đạo đức độ lượng. Có lẽ cũng chính vì Phật thấy lúc ấy nhân tâm còn có thiện niệm, bậc minh quân lại càng đức hạnh, nên mới đưa Đại thừa Phật giáo truyền nhập Trung Thổ.
Pháp sư Huyền Trang nguyên kiếp trước khinh mạn Phật Pháp, phải đọa hạ giới, vừa mới sinh ra vận mệnh đã trắc trở. Nhưng tâm tu luyện của ông mười phần kiên định, trước con đường phía Tây hiểm ác không hề chùn bước, kiên quyết sang Tây Thiên bái Phật cầu kinh. Tâm tu luyện này quả là đáng quý phi thường. Thần Phật an bài một sự việc nhất định không chỉ có một kết quả, sang Tây lần này, vừa để Kim Thiền Tử viên mãn trở về, đồng thời quét sạch yêu ma trên đường sang Tây, trừ hại cho lê dân, cũng khiến mấy đồ đệ Ngộ Không được ma luyện, cuối cùng đắc chính quả, lại hưng thịnh Phật giáo ở Đông Thổ, khiến hậu nhân thấy rõ sự huyền diệu và gian khổ của tu luyện, từ đó đặt định cơ sở văn hóa tu luyện cho Đại Pháp khai truyền.
Dù sao Huyền Trang vẫn là người mới cất bước tu luyện, trên đường đi cũng bộc lộ đủ loại tâm chấp trước. Gặp yêu ma thì tâm sợ hãi rất nặng, gặp gian khó thì luôn rớt nước mắt. Cho dù Huyền Trang có tu xuất được thần thông thì vẫn không có công năng, việc thỉnh kinh là do Phật an bài, là tất thành, là Thiên định, do đó bất kể ông gặp phải trở ngại nào, thậm chí có nguy hiểm đến sinh mệnh đi nữa, thì rốt cuộc vẫn có Thần hộ Pháp và chư Thần khác bảo hộ ông.
Trong năm phó nguyên thần hay là năm người tu luyện này thì Ngộ Không là có ngộ tính tốt nhất. Sau khi bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, Ngộ Không đã sớm tỉnh ngộ, vì vậy khi Bồ Tát vừa đề cập tới bảo hộ Huyền Trang đi thỉnh kinh để đắc chính quả thì Ngộ Không đầy vui mừng ưng thuận. Vừa được Huyền Trang cứu ra xong, Ngộ Không đã bái Huyền Trang làm sư phụ, bởi vì Ngộ Không biết rằng tội nghiệp mình gây ra cần phải hoàn trả, tâm tính cũng cần phải tu, hơn nữa Huyền Trang vào Phật môn đã nhiều năm, am hiểu kinh Phật, trong quá trình tu luyện tâm tính có thể chỉ bảo Ngộ Không. Đồng thời Ngộ Không cũng hiểu rõ nhân duyên kiếp trước của Huyền Trang, hiểu rằng mỗi nạn của ông đều có nguyên do, chỉ là không tiết lộ Thiên cơ, chỉ một mực bảo hộ ông khỏi bị ma quỷ làm hại. Bởi vì Ngộ Không 500 năm trước đã gây ra đại tội nghiệt, cũng bởi vì tâm tranh đấu và tự cao quá mạnh, nên lần tu luyện này bái một người phàm hoàn toàn không có thần thông làm sư phụ, cũng là để tu bỏ đi tâm ngạo mạn ấy.
Thiên Bồng Nguyên soái nguyên cũng là Thần nội trong Tam giới, đã ở trong tình lại sinh thêm sắc niệm, chọc ghẹo Hằng Nga, phạm phải trọng tội tà dâm. Nhờ Thái Bạch Kim Tinh can ngăn nên Ngọc Đế tạm tha không trảm, phạt anh ta xuống hạ giới không đắc được thân người mà lại mang thân heo, từ đó có thể thấy được phạm tội sắc dục này thì hậu quả là nghiêm trọng đến nhường nào! Thiên thượng từ bi cấp cho anh ta cơ hội chuộc tội, lệnh anh ta bảo hộ Huyền Trang sang Tây, nhưng căn cơ anh ta rất kém, tâm tính khá thấp, chẳng những không muốn quy y cửa Phật mà còn muốn làm yêu tinh. Bồ Tát khuyến thiện một hồi anh ta cũng hồi chuyển, đồng ý sang Tây Thiên, nhưng sau này cuối cùng cũng không đắc chính quả.
Quyển Liêm Đại tướng làm vỡ chén Lưu Ly, nhìn qua thì thấy điều này cũng không quan trọng lắm. Nhưng vạn vật đều có linh, chén Lưu Ly trên Thiên giới bị đánh vỡ có khác chi là bị giết chết? Mà Thần trong một cảnh giới nhất định, nếu như tâm tính phù hợp với tầng thứ ấy thì ắt không thể gây ra sai lầm loại này, hoặc là vì đắc ý quên hình, hoặc là vì thiếu tập trung, hoặc là vì cẩu thả sơ ý, v.v. chỉ có thể xuất ra nhân tâm mới tạo thành sai lầm loại này. Cũng bởi vì tâm tính không đạt tiêu chuẩn nên Quyển Liêm Đại tướng mới bị giáng xuống hạ giới. Tuy rằng Đại tướng căn cơ không bằng Ngộ Không, tâm tính không được như Huyền Trang, nhưng một mực bảo hộ Huyền Trang sang Tây Thiên, ý chí tu thành chính quả từ đầu đến cuối cũng mười phần kiên định, quả nhiên đắc được quả vị La Hán.
Bạch Long Thái tử phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện, bị phụ thân là Tây Hải Long vương tâu lên Thiên đình, vốn là tội chết. Ở đây thấy rằng Thần là không thể vì tư tình mà không tuân thủ phép Trời, cũng chính là yêu cầu tâm tính đích thực là phi thường nghiêm khắc. Bồ Tát cứu anh ta, bảo anh ta cõng Huyền Trang, chịu khổ để hoàn nghiệp rồi đắc chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/23/36145.html
Ngày đăng: 05-03-2011

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (III)


Facebook
Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]
Người Trung Quốc có câu thành ngữ, gọi là “tâm viên ý mã”, có nghĩa là mơ tưởng hão huyền, muôn vàn tâm tư, suy nghĩ vẩn vơ, v.v. Trong «Tây Du Ký», câu này lại để chỉ Tôn Ngộ Không và Bạch Long Mã, ám chỉ rằng khi tu luyện, Huyền Trang không được phép nới lỏng họ, nếu không ở không gian người thường sẽ có biểu hiện chính là không nhập định được, chưa đủ tâm thanh tịnh; còn tại một không gian khác lại có biểu hiện là Huyền Trang vì tự bản thân không buông bỏ được tâm chấp trước, hoặc là tâm chấp trước của Ngộ Không chưa được vứt bỏ, dẫn đến thầy trò tạm thời chia lìa.
Ngộ Không vừa mới khởi hành đã gặp phải sáu tên cướp chặn đường, đại biểu cho “lục căn” mà người tu luyện không thể bị mê hoặc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Ngộ Không vừa trừ căn chúng, Huyền Trang đã không chịu nổi, bèn lên tiếng dạy bảo Ngộ Không. Huyền Trang lấy Thiện ngôn để khuyên giải, chỉ rõ đạo lý tu Thiện cho Ngộ Không; tuy nhiên “lục tặc” này thực ra là thể hiện của chấp trước ở không gian khác, tương đồng với nghiệp lực, không thể lưu tình với chúng. Huyền Trang dạy bảo một hồi thì biểu lộ tâm lo lắng rất nặng, không còn là Thiện tâm thuần chính nữa; cộng thêm Ngộ Không tuy trừ ác dương Thiện, nhưng vẫn còn chấp trước, khiến thầy trò chia ly lần thứ nhất, lần đầu tiên “tâm viên” bị thả ra.
Cũng may Ngộ Không ngộ tính tốt, được Long vương dùng điển cố “ba lần dâng giày ở Cầu Dĩ” cảm động, quyết tâm trở về bảo hộ Đường Tăng tiếp tục tu luyện. Đường Tăng lúc này đã được Quan Âm Bồ Tát ban cho Vòng Kim Cô và thần chú “Định Tâm” để sau này hàng phục Ngộ Không. Quả nhiên Ngộ Không vừa về đã phải chịu khổ để kiềm chế tâm kiêu ngạo, một lòng theo Đường Tăng đi về Tây. Còn tâm “hành Thiện với tà ác” của Huyền Trang sau này cũng khiến ông chịu rất nhiều đau khổ.
Tới lúc thu phục Bạch Long Mã, bởi vì tâm kiêu ngạo của Ngộ Không trỗi dậy rất mạnh, không nói rõ danh tính mà đã tranh đấu với Bạch Long Thái tử, tự dưng thêm vào một nạn nữa. Bồ Tát giúp Ngộ Không hàng phục Bạch Long xong mới giảng ra cái Lý này, Huyền Trang từ đó cũng thu được “ý mã”.
Ngộ Không lúc đầu chính là vì khởi tâm hiển thị mà bị Bồ Đề Tổ sư đuổi khỏi sư môn, lần này tại Quan Âm viện cũng là vì đem khoe áo cà sa nên mới bị yêu quái gấu đen lấy trộm mất. Đồng thời Kim Trì trưởng lão khẩu Phật tâm ma, hại mình hại người, đã mất mạng còn bị cháy mất tự viện, tu hành nửa chừng, vẫn bị đọa luân hồi. Đúng là một khi khởi tâm chấp trước liền lập tức chiêu mời ma.
Lúc Bồ Tát hạ sơn theo Ngộ Không vào hang gấu hàng ma, đã chiểu theo mưu kế của Ngộ Không mà biến thành yêu quái sói xám. Sau khi biến hóa, Ngộ Không nói: “Bồ Tát yêu tinh hay yêu tinh Bồ Tát đây?” Bồ Tát cười điểm ngộ: “Bồ Tát hay yêu tinh, âu chỉ một niệm.” Có thể thấy tu thành Phật hay đọa đường ma đều là do tự bản thân mình cả. Sai biệt một niệm dẫn đến kết quả khác nhau.
Bát Giới sau khi được thu phục vẫn không cải biến sắc tâm. Tham ăn lười biếng, oán thán đầy bụng, hoàn toàn không giống người tu luyện. Ngộ Tịnh quy y tại Lưu Sa hà, gia nhập đoàn thỉnh kinh. Để thử tâm mấy thầy trò xem có kiên định hay chăng, Lê Sơn Lão mẫu cùng ba vị Đại Bồ Tát biến hóa thành gia đình bà quả phụ. Khi Lê Sơn Lão mẫu đề xuất việc kén rể, tâm mỗi người lập tức sáng tỏ ngay: Tâm lấy kinh của Tam Tạng tuy vững như bàn thạch, nhưng tâm sợ hãi và lo lắng vẫn đi theo ông như hình với bóng; Ngộ Không trời sinh vô tâm sắc dục, vả lại biết rõ việc này là các vị Bồ Tát thử tâm mấy thầy trò nên càng bất động tâm; Sa Tăng thần thông có hạn, căn cơ bình thường, nhưng tâm tu luyện thì vô cùng kiên định; chỉ duy Bát Giới vẫn còn sắc dục, đã ham phú quý lại thiếu siêng năng, cuối cùng vấp ngã rất nặng.
Kế đó tới Ngũ Trang quán, là một đại kiếp nạn, tuy nhiên nạn này cùng với tâm chấp trước chưa buông bỏ được của đoàn thỉnh kinh có quan hệ mật thiết với nhau. Chủ Ngũ Trang quán là một vị Chân Nhân của Đạo gia, đạo hạnh thâm sâu, tầng thứ rất cao, tuy nhiên Ngộ Không lại chưa biết tiếng nên mới gây ra mầm tai họa xuất phát từ tâm kiêu ngạo và oán hận của mình. Đồng thời tâm sợ hãi và lo lắng của Tam Tạng cũng châm ngòi sự việc: vì ông sợ ăn Nhân Sâm quả mà khiến đồ đệ phải hái trộm. Tâm tham ăn của Bát Giới càng đổ thêm dầu vào lửa, xui khiến Ngộ Không trộm Nhân Sâm quả. Ăn xong Nhân Sâm quả rồi, ba người lại chối cãi, Tam Tạng khuyên giải một hồi để Ngộ Không hồi tâm chuyển ý, thừa nhận sai lầm, chẳng qua vì Ngộ Không sơ ý mà dẫn tới hiểu nhầm, khiến hai đạo đồng chửi rủa ầm lên. Kỳ thực cũng bởi Ngộ Không tính Nhẫn quá thấp, một chút uất ức cũng không chịu được, nếu không giải quyết có khó gì? Sau khi đánh bật gốc cây tiên, tội lại thêm tội, đoàn thỉnh kinh lại không muốn chịu trách nhiệm, muốn đào tẩu. Đến lúc Trấn Nguyên Tử quay về rồi, bắt bốn người trói lại đó chờ xử phạt. Ở đây lưu ý điểm này, Trấn Nguyên Tử là bậc Chân Nhân đắc đạo, tuyệt không phải là vì phẫn nộ mà trả thù bốn thầy trò Tam Tạng, mà là sau khi tươi cười nghe hai đạo đồng thuật lại rồi mới làm, không hề nổi nóng. Mà việc ông làm cũng phù hợp với đạo lý thường tình: Làm sai thì phải hoàn lại, đánh bật gốc cây tiên rồi thì phải tìm cách chữa trị. Ông chỉ là duy hộ cái Lý tại cảnh giới của tầng thứ ấy mà thôi, chứ không như người thường vẫn tưởng. Sau khi Ngộ Không nhờ được Pháp lực của Quan Âm Bồ Tát chữa lành cho cây, Trấn Nguyên Tử lập tức thi hành lời hứa, kết giao cùng Ngộ Không, qua sự việc này cũng khiến Ngộ Không minh bạch hậu quả nghiêm trọng của việc “không thể Nhẫn” là như thế nào.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/24/36158.html
Ngày đăng: 09-03-2011
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (IV)


Facebook
Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]
Bạch Cốt Tinh ba lần trêu Đường Tăng, khiến ông đuổi Ngộ Không, cũng là lần thứ hai ông để sổng “tâm viên”. Một là Huyền Trang thiện tâm không thuần, bất phân thị phi, trong mệnh vốn đã có nạn này; hai là Bát Giới tâm tật đố, sắc tâm không bỏ xúi bẩy gây chuyện; ba là Ngộ Không phải gặp kiếp nạn này để trừ bỏ tâm kiêu ngạo: trên đường tu luyện người tu luyện phải gặp oan ức lớn như vậy, rõ ràng cứu người, trừ ác dương thiện, vậy mà bị đối xử bất công như vậy, liệu tâm tu luyện còn kiên định bất di, tự mình ma luyện, không oán không hận hay không? Ngộ Không tuy bị Huyền Trang đuổi đi, song trong tâm vẫn muốn tu luyện, về sau trên đường đi Tây Thiên đã có chuẩn bị; vừa về thì thấy Hoa Quả Sơn gặp nạn, Ngộ Không nhân cơ hội này quét sạch lũ thợ săn, trùng tu đất cũ, có lẽ đây cũng là số Trời.
Sau khi Huyền Trang gặp nạn ở rừng Hắc Tùng, mọi người bó tay không có cách nào, Bạch Long Mã thỉnh cầu Bát Giới đi mời Ngộ Không trở lại bảo vệ Đường Tăng. Ngộ Không không chấp chuyện cũ, thu được tâm kiêu ngạo và cuồng vọng, qua được quan ải tâm tính này; còn Huyền Trang chịu đợt khổ này, cuối cùng cũng vượt quan.
Trước lúc sang Tây Thiên thỉnh kinh, chúng tăng hỏi đường xá xa xôi hiểm ác thế nào, Huyền Trang đáp: “Tâm sinh, đủ loại ma sinh; tâm diệt, đủ loại ma diệt“. Có thể nói điều này thể hiện lĩnh ngộ của Huyền Trang đối với kinh Phật. Tuy nhiên khi trên đường, mỗi quan đều gặp ma, tính mệnh thường nguy hiểm, tâm người thường của ông lại thường lộ rõ. Từ đó có thể thấy tu luyện không chỉ là có thể lý giải lý luận hay không, mà nhất định phải thực tại và chân chính từ bỏ những tâm ấy. Cũng may có Ngộ Không hết lần này đến lần khác điểm hóa ông, bảo hộ ông, khích lệ động viên ông, ông mới có thể từ bỏ một số tâm.
Lại nói về chuyện hàng yêu ở nước Ô Kê, mặc dù yêu tinh chiếm ngôi vua, nhưng không có quan hệ nhân duyên thì cũng không cho phép. Chính bởi vì quốc vương năm ấy khiến tăng nhân mà Văn Thù Bồ Tát biến thành phải chịu khổ ba ngày, nên mới dẫn tới tai họa ba năm dưới đáy giếng ngày nay. Song ông Trời rất công bình, tuy trừng phạt quốc vương, để yêu quái sư tử thế chỗ ba năm, nhưng cai trị quốc gia mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, không hề phạm vào cung tần, không hoại nhân luân.
Lúc Huyền Trang lộ ra tâm nhớ nhà, Ngộ Không lập tức điểm ngộ đạo lý “bỏ công tất có thành quả”. Tuy nhiên năm ấy Quan Âm Bồ Tát hóa thân đến Đông Thổ tìm người thỉnh kinh có nói rằng trong hai ba năm là có thể đến Tây phương Tịnh Độ rồi, câu nói này cũng là một khảo nghiệm cho đoàn thỉnh kinh: phải chăng vẫn còn chấp trước vào thời gian viên mãn? Liệu muốn tìm đường tắt ư? Chẳng ngờ quá trình tu luyện là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước; tâm khứ nhanh thì viên mãn nhanh; tâm khứ chậm thì thời gian trì hoãn mãi. Bởi vậy muốn mau chóng lấy được chân kinh thì chỉ uổng công, tu luyện tâm tính là một chút cũng không được qua loa. Có lẽ nếu Huyền Trang và các đồ đệ thật sự vứt bỏ tâm chấp trước, quyết tâm sang Tây Thiên thì chắc chỉ hai ba năm là đến rồi.
Sau đó rất nhiều quan và nạn không hề trực tiếp nhắm vào đoàn thỉnh kinh mà đến, hoặc là lê dân chịu nạn, hoặc là chúng tăng gặp kiếp. Làm người tu luyện thì không thể khoanh tay đứng nhìn, đối với những sự việc liên quan đến nhân mạng, nếu như không quản mà cứ đi thẳng về Tây thì e rằng vẫn chưa qua được quan ải tâm tính ấy.
Sau đó, Huyền Trang lại một lần nữa để sổng “tâm viên”, đây là một lần tối nghiêm trọng. Ngộ Không nổi hung tâm đánh chết mấy tên cướp, Huyền Trang niệm chú xiết vòng Kim Cô không ngừng, Ngộ Không lại một lần nữa bị đuổi. Ngộ Không đến Bồ Tát cáo trạng, Bồ Tát phán xử theo lẽ công bằng, nói về tội sát sinh, nhưng Ngộ Không lần này muốn bỏ tu luyện, về Hoa Quả Sơn làm người thường. Trong «Tây Du Ký» tuy nói không nhiều, rất ít bình luận, nhưng thiết tưởng có một tâm tối nghiêm trọng mà người tu luyện đại kỵ, đó chính là phản bội sư môn, một khi xuất tâm loại này là có thể không tu luyện được nữa, hậu quả nghiêm trọng như vậy. Ngộ Không tuy chưa bỏ hẳn nhưng đã phải trả một giá rất đắt: cùng Lục Nhĩ Mỹ Hầu biến thành giả Ngộ Không đánh nhau đến mức tối trời mịt đất. Kỳ thực ở không gian bề mặt chính là tranh đấu giữa Phật tâm kiên định tu luyện và ma tâm, cuối cùng phải nhờ Như Lai mới có thể hóa giải nạn này. Có thể thấy một khi sản sinh tâm loại này thì sẽ tạo thành ma nạn lớn đến thế nào.
Đoạn về Hỏa Diệm Sơn tả rất rầm rộ sôi nổi, mà ngọn lửa Hỏa Diệm Sơn đúng lúc ngăn trở đường sang Tây Thiên, cũng là bốn thầy trò muốn tu luyện thì nhất định phải vượt qua quan này. Ngộ Không dùng mưu lấy được quạt Ba Tiêu, nhưng vì khởi tâm hoan hỉ nên bị lừa đoạt lại, mãi đến khi vứt bỏ tâm này mới thu phục được Ngưu Ma Vương, lấy được quạt Ba Tiêu cắt đứt hỏa căn, đạt được tâm thanh tịnh.
Bởi vì Kim Thiền Tử nguyên do khởi tâm thất lễ với Phật Pháp mà bị giáng hạ, do vậy khi tu luyện trong mê lần này ông có lĩnh hội, phát nguyện “gặp chùa bái Phật, gặp tháp quét tháp”, tâm kính Phật kính Pháp quả là vô cùng thuần tịnh kiên định.
Sau đó tại Mộc Tiên Am luận thơ, nạn này kỳ thực chính là do Huyền Trang mãi không khứ tâm cầu an dật mà dẫn tới. Huyền Trang cùng đám yêu cây ngâm thơ chính là tâm truy cầu thú vui của người thường, vả lại được đám yêu tán tụng, càng thêm lâng lâng tự đắc, dẫn khởi yêu tinh Hạnh Tiên tới cám dỗ sắc dục. Cũng may ý chí khứ sắc tâm của Huyền Trang mười phần kiên định, như vừa tỉnh mộng, mới thoát được nạn này. Nhưng tâm cầu an nhàn này kéo dài và trở thành tâm cầu viên mãn của người tu luyện, từ đó dẫn tới cú vấp ngã lớn tại chùa Tiểu Lôi Âm.
Phật vì năm người mà an bài một nạn này để tất cả cùng đề cao tâm tính mà vượt qua. Tâm sợ hãi của Đường Tăng một lần nữa bị yêu ma lợi dụng. Hết nạn này, đến khi Ngộ Không, Sa Tăng, Bát Giới nhận ba hoàng tử làm đồ đệ, tự mình làm “sư phụ” dạy họ thì lập tức chiêu mời yêu quái “sư tử” tới, có thể thấy trở ngại do tâm muốn làm thầy người khác là lớn như thế nào. Do vậy tất nhiên nguyên nhân ba người bị mất binh khí cũng chính là xa rời Pháp, nên mới khiến sư tử quái ăn trộm binh khí. Như vậy đủ thấy làm người tu luyện thì thời thời khắc khắc không thể ly khai Pháp, nếu không lập tức xuất hiện phiền phức.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/26/36188.html
Ngày đăng: 11-03-2011

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (2): Định hải thần châm


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(2) Định hải thần châm

Sau khi đánh bại Hỗn Thế Ma Vương, Thạch Hầu (khỉ đá, hay Tôn Ngộ Không) hưởng những ngày vui vẻ khoái lạc tại Hoa Quả Sơn, có điều Thạch Hầu căn cơ rất cao, phát hiện thấy đao thương dùng không tốt, vì vậy đã tới Long Cung kiếm “định hải thần châm” (gậy Như Ý).
Định hải thần châm này không phải là tầm thường, trước hết hãy giải thích về chữ “định”. Người tu luyện Phật gia và Đạo gia, đều nhấn mạnh vào chữ “định”. Gọi là “định năng sinh huệ”, hay là “từ định có thể sinh huệ”. Kỳ thực, chúng ta ngày nay thường dùng cụm từ “nhất định”, “nhất định có thể…” trong đời sống hàng ngày, nguyên do là vì người tu luyện thì phải có thể nhập định. Đao thương thì cũng tương tự như công phu ngoại gia, không thể giải quyết vấn đề căn bản. Thạch Hầu kiếm báu vật ở Long Cung, thực ra là giải quyết vấn đề căn bản về mặt phương pháp, kết quả tìm được Pháp bảo là “định”. Trong tĩnh công của khí công, thì chính là đả tọa, nhập định, “định hải thần châm” này sau là vũ khí chủ yếu để hàng yêu phục ma, cũng chính là lấy “định” để ức chế các chủng can nhiễu trong tu luyện. Rèn luyện thể dục hiện nay, là rèn luyện trong vận động, khí chạy dưới da, chỉ có thể đạt được cường tráng ở bề mặt, mà không thể giải quyết vấn đề căn bản của người ta. Khí công là tu luyện trong tĩnh, khí nhập đan điền, chỉ có vậy mới có thể giải quyết vấn đề căn bản. Những kỳ tích như “trường sinh bất lão”, “cải lão hoàn đồng”, đều là thông qua “tĩnh” mà sản sinh ra vậy.
Nhân đây lại nói, khi bàn về Thần, Phật, người ta cần phải có tâm kính trọng. Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, cho dù họ có mục đích gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính trọng đối với chư Phật. Tuy nhiên hiện tại có xu hướng cũng giống như thời Mao, chính là con đường nhầm lẫn, phỉ báng Phật, phỉ báng Đạo. Không sợ Thần, cũng không tin nhân quả luân báo, dám làm điều xấu. Phát triển tiếp nữa trở thành không điều ác nào mà không làm, đó chính là rất nguy hiểm vậy. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần thì cố gắng giữ sự kính trọng tối đa.
Đúng vậy, hiện tại có người coi Thần cũng đồng như người, viện lý do “nhân tính hóa, hiện thực hóa”. Cũng giống như thời Mao, vậy thì nói gì đến kính Thần đây? Thần có thể nào giống như người không? Thần là cao hơn hẳn nhân tính, nếu không thì chính là phỉ báng Thần. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ đó.
Nếu như Thần là cao hơn hẳn người như vậy, thì có dùng quan niệm con người nào đi nữa cũng đều không thể tưởng tượng ra Thần được. Phật Pháp ở cao tầng thì con người không dễ lý giải và tiếp thu, con người ta chỉ dễ dàng tiếp thu đạo lý ở tầng thấp mà thôi.
Ôm giữ nhận thức sai lầm mà bái Phật, thì Phật có thể trông nom người đó không? Đây thực ra là sự việc hết sức nghiêm túc. Nhìn thấy rất nhiều người như vậy đến chùa thắp hương bái Phật, tôi cảm thấy họ thực sự đáng thương, thực ra chính họ cũng không biết là mình đang làm gì nữa.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/17/47798.html
Ngày đăng: 09-12-2010
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (3): Đại náo thiên cung và địa phủ


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(3) Đại náo thiên cung và địa phủ
Đại náo địa phủ

Thạch Hầu (Tôn Ngộ Không) sau đó đại náo địa phủ, kết quả tự bản thân và loài khỉ được gạch tên khỏi sổ sinh tử.
Sinh tử xác thực là thuộc về quá trình mà người tu luyện phải vượt qua. Thạch Hầu thiên tư cực cao, theo Tổ sư Bồ Đề học được bản lĩnh cao cường, lại có Pháp bảo là “định hải thần châm” (thiết bảng, hay gậy Như Ý), từ đó sở hữu năng lực thoát khỏi sự quản lý của các Thần tầng thứ thấp tại địa phủ, vượt qua sinh tử. Thạch Hầu tiến bộ cực nhanh, ngay từ đầu đã đạt tới trình độ thoát khỏi sinh tử, thật là lợi hại. Như vậy người tu luyện, chỉ cần có thể dũng mãnh tinh tấn, thì thoát khỏi sinh tử cũng không phải là việc khó, nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Do đó, sinh tử đối với người tu luyện mà nói thì căn bản không phải là chướng ngại gì cả. Chúng ta học được thành ngữ “thị tử nhi quy” (coi cái chết tựa như sự trở về), thực ra bắt nguồn từ đó, chết không có gì là đáng sợ hết, tựa như về nhà giống nhau. Vì thế trong lịch sử người tu luyện chân chính đều không quan tâm tới sinh tử, ấy là vì họ đã minh bạch ý nghĩa của sinh tử rồi. Còn đối với người thường mà nói, thì khó mà lý giải nổi. Đây không phải là lý tưởng vĩ đại gì ở nhân gian, mà là minh bạch chân lý vũ trụ, minh bạch ý nghĩa của kiếp người.
Đại náo thiên cung
Sau đó Thạch Hầu đại náo thiên cung.
Trước hết hãy nói về thân phận lúc này của Tôn Ngộ Không.
Nói chung, người tu luyện có thể thành Phật thành Tiên, nhưng động vật tu luyện thì chỉ là yêu tinh, bởi vì động vật không được phép tu luyện, chúng với người là bản chất bất đồng, động vật không có ước thúc tâm pháp. Vì thế lúc này Tôn Ngộ Không chỉ có thể được gọi là yêu tinh bản lĩnh vô cùng cao cường. Bởi vì nó không phạm phải điều xấu nào cả, hoàn toàn không phải là yêu tinh xấu, có vẻ giống như tản Tiên. Tương tự như vậy, trong «Bảng Phong Thần», thông thiên giáo chủ thâu nạp nhiều động vật, nhưng vì chúng không có tâm pháp ước thúc, không thể chân chính theo yêu cầu của “Đạo” mà hành xử, kết quả toàn bộ môn phái bị tiêu trừ. Trong «Bạch Xà Truyện» cũng có cùng nhận thức như vậy, đó là yêu quái không được phép tu luyện, đây là phép tắc của thế giới.
Do đó trong giới tu luyện luôn luôn giảng rằng trong luân hồi mà đắc được thân người là không dễ dàng gì, phải tận dụng những năm tháng lúc sinh tiền, đừng bỏ lỡ cơ hội. Mỗi cá nhân trước tiên phải có trách nhiệm với bản thân mình.
Ông Trời có đức hiếu sinh, đối với Tôn Ngộ Không mà nói, là sẵn sàng cấp cho cơ hội, vì vậy Ngọc Hoàng đã chấp nhận đề nghị của Thái Bạch Kim Tinh, trước tiên gọi Tôn Ngộ Không lên thiên thượng, cấp cho cơ hội quy chính. Tuy nhiên vì không có ước thúc tâm pháp, Tôn Ngộ Không không biết tự kiềm chế, kết quả làm phản thiên đình.
Đối với người tu Đạo, có thể ở trên thiên thượng, được liệt vào hàng Tiên, là điều cầu mà chẳng được, chỉ là Tôn Ngộ Không không thể tuân thủ thiên quy, vẫn muốn gì làm nấy, rõ là không thức thời.
Thế là thiên đình phải phái thiên binh thiên tướng xuống bắt, kết quả không thể hàng phục. Tôn Ngộ Không bản lĩnh quả thực cao cường, lại còn xưng Tề Thiên Đại Thánh. Rõ là chẳng biết trời cao đất dày là gì.
Dù sao chư Thần nội trong Tam Giới năng lực vẫn còn có hạn, sinh mệnh nội trong Tam Giới đều không thể thoát khỏi luân hồi, vậy mà Tôn Ngộ Không lại có khả năng ấy.
Mặc dù Tôn Ngộ Không không phục sự cai quản của Ngọc Hoàng, nhưng chỉ là hưởng phúc tại hạ giới, hoàn toàn không có nguy hại đến thế giới. Vì vậy Thái Bạch Kim Tinh kiến nghị Ngọc Hoàng cấp cho Thạch Hầu một cơ hội nữa, lại cho phép lên thiên thượng. Đây kỳ thực là đại từ bi. Nhưng Thạch Hầu vẫn gây họa cho thiên đình, tuyệt đối không được phép nữa, đây chính là phạm phải luật Trời. Lần này nhất định phải diệt trừ.
Người ta nói đây cũng là phép tắc của thế giới. Năng lực con người và cảnh giới tư tưởng của họ là tương phụ tương thành với nhau. Như người tập võ phải lấy Đức làm đầu, người học Đạo trước tiên phải trọng Đức. Bề mặt là một loại quy phạm tư tưởng, thực ra là quyết định xem người ấy có chân chính học được những thứ đó hay không. Cố sự «Lao Sơn đạo sĩ» không chỉ là chuyện thần thoại, nếu như ai phạm phải điều xấu thì học pháp thuật sẽ không còn linh nghiệm nữa. Nghe nói rằng đây là phương pháp duy hộ trật tự thế giới của thiên thần, không cho phép người xấu có năng lực quá cao để phá hoại trật tự thế giới. Từ đó mà suy rộng ra, nếu đạo đức nhân loại không đề cao, chỉ thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật mà đạt được năng lực của Thần, thì căn bản là bất khả năng.
Do đó lần này phái thêm thiên thần lợi hại xuống, cùng Tôn Ngộ Không đại chiến. Thái Thượng Lão Quân cũng ra trợ chiến. Kết quả chẳng ngờ bắt được yêu hầu. Chẳng qua yêu hầu xác thực là siêu phàm, lò Bát Quái của Lão Quân cũng không tiêu diệt được. Cuối cùng phải nhờ Phật Tổ ở Tây Thiên, đem Thạch Hầu trấn dưới Ngũ Hành Sơn.
Cân đẩu vân của Tôn Ngộ Không cũng không thể thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai, đúng là Phật Pháp vô biên!
Về đoạn đại náo thiên cung này, có lẽ mọi người đều đã xem qua phim. Nhưng ấy là đứng tại góc độ con người mà cải biên, dùng đó mà cổ vũ tạo phản, hoàn toàn là xuất phát điểm sai lầm. Miêu tả thiên thần thành hung thần độc ác, coi Thạch Hầu như anh hùng hàm oan. Đây quả thực là điên đảo thị phi, là sản phẩm lịch sử của những năm ấy. Mọi người nhất định phải thanh tỉnh, thiên thần chính là phải duy hộ trật tự thế giới, nếu không thiên hạ đã đại loạn rồi. “Nhân định thắng Thiên” chỉ là kẻ ngốc nói mơ mà thôi!
Từ câu chuyện đại náo thiên cung có thể phản ánh một số vấn đề như sau.
1. Tôn Ngộ Không bản lĩnh cao cường, nhưng trước mặt Phật Pháp thì chẳng đáng bàn đến. Vậy mà Tôn Ngộ Không đối với người mà nói, là đã cao hơn biết bao nhiêu. Từ đó mà luận, thì năng lực con người quả thực là không đáng để tính đếm nữa.
2. Tôn Ngộ Không vốn có cơ hội quy chính, nhưng tâm không có ước thúc, một niệm ấy đã dẫn đến hậu quả khác biệt. Trong tôn giáo giảng rằng một niệm thiện tức là thiện, một niệm ác tức là ác. Tư tưởng là quy chuẩn của đạo đức, đối với con người mà nói, là rất trọng yếu. Do đó các chính giáo đều nhấn mạnh vào nhân tâm, hướng ngoại mà cầu thì chính là tà môn oai đạo.
3. Đạo cao một thước, ma cao một trượng, ấy là oai lý tà thuyết nơi nhân gian. Tà vĩnh viễn không thể thắng chính. Tôn Ngộ Không dẫu có bản lĩnh to lớn như vậy, cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Như Lai. Kỳ thực rất nhiều người thường cũng có thể lý giải được đạo lý “nhất chính áp bách tà”.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/18/47799.html
Ngày đăng: 11-12-2010

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (4): Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh (II)


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh

Tiếp theo nói về lý do Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh.
Kỳ thực việc này hết thảy đều bắt nguồn từ thầy tướng số Viên Thủ Thành, chú của quan Khâm Thiên Giám Viên Thiên Cang. Viên Thiên Cang là một danh nhân trong lịch sử Trung Quốc, ông cùng Lý Thuần Phong là đồng tác giả của dự ngôn nổi tiếng «Thôi Bối Đồ» (đồ hình đẩy lưng), dự đoán đúng rất nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông cho Vua Đường biết trước rằng sau này ở hậu cung tất sẽ có một phụ nữ họ Võ soán lấy thiên hạ của nhà họ Lý (ám chỉ Võ Tắc Thiên). Đường Thái Tông Lý Thế Dân vì thế mà định diệt sạch hậu cung đề trừ hậu họa. Nhưng nhờ Viên Thiên Cang khuyên giải, bởi Thiên Ý đã như vậy, nếu hiện tại giết người thì tương lai người này vẫn chuyển sinh vào cung, lúc ấy sát tâm còn nặng hơn; bằng như không giết, đến khi già người này động tâm trắc ẩn. Do vậy cuối cùng Đường Thái Tông mới bỏ qua.
Nhân tiện bình luận một chút về tướng số. Hiện tại nhiều người thấy thích thú với tướng số, đều hy vọng liễu giải được tương lai của bản thân. Kỳ thực sau khi xem bói rồi, thì trong tâm đã lặng lẽ thừa nhận số mệnh. Mọi người nghĩ xem, như thế nếu vận mệnh là không cố định, tùy cơ thay đổi, thì làm sao có thể bói ra được? Chỉ cần bói ra được, thì khẳng định là có thứ tồn tại mang tính quy luật, cũng chính là số mệnh. Tôn Ngộ Không có thể biết được sự việc 500 năm trước và 500 năm sau, trực tiếp nhìn thấy, so với toán mệnh thì lợi hại hơn rất nhiều. Tại giới khí công thì đó là một loại công năng gọi là túc mệnh thông, trong Phật giáo thì có thể đối ứng với tầng thứ Pháp nhãn thông.
Có nhiều người dùng cách bói mệnh bằng Kinh Dịch. Trong «Chu Dịch» Chu Hy giảng như sau: “Thiên Địa hợp tức là Đức, Nhật Nguyệt hợp tức là minh, bốn mùa hợp tức là trình tự, quỷ thần hợp tức là cát hung, sau đó có thể hiểu được Dịch.” Vì thế người bói được chuẩn xác, tất nhiên đều có một chút chỗ đặc thù, không thể giải thích Dịch lý trên bề mặt được. Lý luận về Bát Quái này, vẫn còn trực tiếp chỉ dẫn phương hướng nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhà khoa học chân chính, là không sợ đối diện với thách thức, chỉ có những người bảo thủ hẹp hòi mới gộp chung lại mà nói thành “mê tín”, rồi chụp lên cái mũ “phong kiến”.
Tại Hồi 10 «Tây Du Ký», “Long Vương phạm tội Thiên Tào, Ngụy Trưng gửi thư Âm Phủ”, Long Vương lên bờ giả Tú Tài áo trắng cùng thầy toán mệnh Viên Thủ Thành đánh cược xem hôm sau mưa vào giờ nào, nước dâng lên mấy thước mấy tấc. Viên Thủ Thành nói: “Giờ Thìn kéo mây, giờ Tỵ nổi sấm, giờ Ngọ đổ mưa, cuối giờ Mùi tạnh. Nước dâng lên cao ba thước ba tấc có thể bốn mươi tám giọt bốn phân bốn ly”. Tú Tài áo trắng (Long Vương) nói: “Nếu quả thực như lời đoán thì ta thưởng bạc năm chục lượng chẳng sai. Nếu không mưa, hoặc mưa không như lời đoán, thì ta phá nát cửa thầy, xé tấm vải treo, tức thì đuổi khỏi chợ Trường An, không cho ở đây gạt dân chúng nữa”. Sau đó Long Vương cố tình không tuân thủ ý chỉ ban mưa ban gió của thiên đình, cắt giảm lượng mưa, phạm phải luật Trời, kết quả bị thiên đình hạ chiếu lệnh thừa tướng Ngụy Trưng xử trảm vào giờ Ngọ. Vậy mới thấy hết thảy hiện tượng tự nhiên trong nhân gian cũng không hẳn đều là tự nhiên, chẳng qua chỉ là người ta không biết mà thôi.
Kế đó Viên Thủ Thành chỉ cho Long Vương một con đường sống, đó là cầu xin Đường Thái Tông ngăn cản quan chấp hình Ngụy Trưng. Đường Thái Tông sau đó nhận lời và giúp Long Vương bằng cách gọi Ngụy Trưng đến chơi cờ vào đúng giờ Ngọ để cầm chân. Thế mà Long Vương vẫn bị Ngụy Trưng xuất hồn trảm trong mộng khi ông ngủ thiếp đi trong lúc đánh cờ. Vậy mới thấy “mộng” này cũng không phải là đơn giản, có loại mộng (không phải tất cả) mà giới tu luyện gọi là “Thần du” cũng tương tự như vậy.
Bởi vậy Long Vương ở dưới âm phủ kiện Đường Thái Tông, sau đó dẫn tới một đoạn “Vua Đường du địa phủ”. Trong đoạn này giới thiệu đại khái về tình trạng tại Âm Tào địa phủ, hình tượng phi thường. Kỳ thực trong tôn giáo giảng luân hồi, cũng có miêu tả tương tự, trong nhiều cố sự, đặc biệt tại dân gian đều lưu truyền những câu chuyện miêu tả về âm gian và quỷ. Thực ra điều này trong giới tu luyện hoàn toàn không có gì là mới mẻ, là sự việc rất bình thường, đều là tồn tại vật chất, không đáng để thảo luận. Trong «Tây Du Ký» có nói về quan hệ chuyển hoán nhân quả giữa dương gian và âm phủ, rất đáng để người ta suy ngẫm.
Trong đó có nói về lai lịch các môn thần dưới địa phủ trong phong tục truyền thống Trung Quốc. Trước đây các môn thần này là hoàn toàn hiệu nghiệm, hiện nay có lẽ không nên bàn đến.
Vua Đường sau khi từ âm phủ trở về, hạ lệnh mở pháp hội cầu siêu. Ở đây có thể nói một chút về vấn đề cầu siêu này, kỳ thực chính là siêu độ cho những sinh mệnh bị chết mà chưa đi hết tiến trình sinh mệnh thiên định. Bởi vậy các chính giáo xưa nay đều nhấn mạnh rằng không được sát sinh, hơn nữa còn cực kỳ nghiêm khắc. Những sinh mệnh bị giết nếu như không được cấp siêu độ, thì chính là cái gọi là “cô hồn dã quỷ”, chịu đựng thống khổ phi thường, cũng thù hận phi thường đối với người sát sinh, về sau sẽ mang ác báo rất lớn cho người sát sinh. Nếu giáo phái nào đó cổ vũ sát sinh, hoặc nói có thể sát sinh với một số điều kiện nhất định, thì chắc chắn chúng đều là tà, không phải bàn cãi. Nếu như sát sinh tạo oan nghiệt rất lớn như vậy, thì bị báo ứng không chỉ là người trực tiếp sát sinh, mà cả người xúi giục nữa. Coi mạng người như cỏ rác thì tất chịu ác báo.
Tiếp đó Quan Âm Bồ Tát chỉ điểm Kim Thiền Tử (Đường Tăng) đi thỉnh kinh. Ở đây có không ít vấn đề đáng nói.
Phật gia giảng luân hồi chuyển thế, Đường Tăng chính là Kim Thiền Tử đầu thai. Về phương diện này trong Hồi 11, “Xuống Âm Phủ, Thái Tông hoàn sinh; Đi dâng dưa, Lưu Toàn gặp vợ” cũng đã nói rõ. Giới khoa học trong và ngoài nước đối với hiện tượng “cận tử” cũng đã làm rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều người gặp đại nạn mà không chết đều kể lại rằng họ ở trong một trạng thái “thể nghiệm cận tử”, đều là cơ bản giống nhau, gần giống với miêu tả trong các câu chuyện xưa. Mà luân hồi này không chỉ là luân hồi của người, miễn là sinh mệnh nội trong Tam Giới, bao gồm cả Thần, quỷ đều bị luân hồi. Vì thế Phật gia giảng phải nhảy ra ngoài Tam Giới mới thực sự thoát khỏi bể khổ, không bị luân hồi nữa, đại tự tại một cách chân chính.
Quan Âm Bồ Tát bán cà sa và pháp trượng, người vô duyên bán 7.000 lượng, người hữu duyên có thể cho không. Cả Phật và Đạo kỳ thực đều giảng về duyên phận. Bởi thế mới nói Phật độ người hữu duyên. Loại duyên phận này trong luân hồi chuyển thế bao đời mà phát sinh biến hóa. Chỉ cần trong người ta còn có Phật tính, còn có niệm đầu hướng thiện, thì là vẫn còn có cơ hội. Như cố sự nọ, Phật Như Lai thấy có người ở địa ngục kêu cứu mạng, người này khi còn sống từng cứu một con nhện, thế là bèn bám một sợi tơ nhện mà đi lên. Đây chính là thể hiện của duyên phận. Duyên cũng có thiện duyên và ác duyên. Kỳ thực những sự tình giữa người với người thì cũng chì là nhân quả luân báo mà thôi.
Tiểu thừa Phật giáo tu La Hán, chỉ tín ngưỡng Phật Thích Ca Mâu Ni, cầu giải thoát tự thân; Đại thừa Phật giáo mục tiêu cao hơn, hơn nữa là tín ngưỡng đa Phật. Đây không phải là nói Đại thừa tốt hơn Tiểu thừa. Chỉ cần tu thành chính quả thì đều là tốt. Nếu không, dù tin theo Đại thừa Phật giáo mà không đạt yêu cầu thì tu cũng không cao. Phật giáo phát triển cho đến hôm nay, quả thực đã rất biến dị. Tôn giáo này đã trở nên thế tục, bị chính trị hóa, chứ không dạy người ta tu luyện, ngay cả khuyên người hướng thiện cũng là rất khó. Thật là đáng buồn! Sự bại hoại của Phật giáo trong thời kỳ mạt pháp thực ra đã sớm được nói rõ, đó là trong đoạn đối thoại giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và ma.
Quan Âm Bồ Tát hiển tướng trước đám người của Vua Đường, thực ra tình huống này là rất hiếm. Bởi vì Thần cho rằng thông thường con người không xứng nhìn thấy Thần, chỉ có những người rất đặc biệt, căn cơ rất tốt, đang trong tu luyện, hoặc người có lai lịch đặc biệt mới có thể nhìn được một chút. Vì thế đại đa số người ta đều không nhìn thấy. Nhiều người không tin Thần nói, cho tôi thấy thì tôi mới tin. Kỳ thực đây là tư tưởng khó đổi của bản thân, nếu không chuộc tội của bản thân, thì không xứng nhìn thấy Thần. Kết quả ngày càng nhiều người như vậy, càng nhiều người không nhìn thấy, càng bất ngộ, càng không tin, tiến nhập vào một trạng thái tuần hoàn ác tính. Loại người này vẫn tự cho mình là đúng, kỳ thực là rất đáng thương.
Trong «Tây Du Ký», các sự việc này mới chỉ là khởi đầu. Phần đầu chỉ là giới thiệu bối cảnh, tiền đề giả thiết và điều kiện hạn chế. Trong số các sự kiện này thì Đường Tăng chỉ là người thừa hành, tự ông không hề biết toàn bộ quá trình an bài, đây là kế hoạch của Phật Như Lai và Quan Âm Bồ Tát. Người tu luyện chân chính thì đều là thượng sư an bài con đường tu luyện, tự người tu luyện thì là phải thực hiện mà không truy cầu.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/19/47800.html
Ngày đăng: 14-12-2010
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (6): Đường Tăng gặp Trấn Sơn Thái Bảo


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(6) Đường Tăng gặp Trấn Sơn Thái Bảo

Đường Tăng đang lúc một mình bị thú rừng bủa vây thì gặp được Trấn Sơn Thái Bảo. Người tu luyện ngay từ lúc ban đầu là đã có nguy cơ tứ phía, quả thực không hề dễ dàng.
Đường Tăng ở nhà người ta dùng cơm, kiên quyết không dùng huân. Hiện tại ăn chay đã trở thành lệ thường trong Phật giáo. Nhưng ở đây chúng ta thấy Đường Tăng ăn chay không phải là mục đích, mà là để sang Tây Phương. Tại Phật giáo nguyên thủy huân là chỉ “hành, gừng, tỏi, ớt”, chứ không phải thịt. Về điểm này quả thực có rất nhiều người biết, sau này không hiểu sao biến thành chỉ việc ăn thịt.
Đường Tăng ở nhà họ làm pháp sự cầu siêu, vấn đề cầu siêu này đã được đề cập ở phần trước. Có một số việc mặc dù không dễ được nhận thức và chấp nhận, như báo mộng, nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại, có người xác thực đã từng trải qua.
Tại một số phiên bản, khi người nhà Trấn Sơn Thái Bảo thấy Đường Tăng làm pháp sự có hiệu quả, bèn khuyên Đường Tăng khỏi phải mạo hiểm đi về Tây nữa, hướng Đông hồi Trường An, làm pháp sự yên ổn như vậy là quá tốt rồi. Điều này đối với Đường Tăng là khảo nghiệm, một bên trở ngại trùng trùng, một bên ung dung thoải mái, xem ông chọn đường nào. Đối với người tu luyện, “tuyển trạch” là phi thường trọng yếu, xem có kiên định hay không.
Đường Tăng căn cơ rất tốt, một chút dụ hoặc ấy căn bản không khởi tác dụng, vẫn tiếp tục đi về Tây. Nhanh chóng đến biên giới nước Đại Đường, cũng là tiến nhập vào một giai đoạn mới. Trấn Sơn Thái Bảo chỉ có thể tiễn đến đây. Trong giới tu luyện có thể thấy là đã vượt qua tầng thứ của người thường, bắt đầu tiến nhập vào tu luyện chân chính.
Người ta thường nói về bốn thấy trò Đường Tăng, kỳ thực là sai. Mọi người đều quên mất Bạch Long Mã, đây là do Bồ Tát an bài Bạch Long biến thành. Mọi sinh mệnh đều bình đẳng, không chỉ là người, chúng sinh tất cả đều có sinh mệnh, lấy quan điểm luân hồi mà nhìn, thì hôm nay là người, đời sau có thể là động vật, hoặc thực vật, hoặc thác sinh thành tảng đá. Chúng sinh trước Pháp lý của vũ trụ đều bình đẳng như nhau, danh lợi địa vị nơi nhân gian sau này không có tác dụng gì nữa. Nghe nói rằng khi đã đạt đến tầng thứ Pháp nhãn thông, dùng công năng đặc dị mà nhìn mọi thứ thì đều có sinh mệnh, hòn đá, hay cái cây cũng đều đang sống vậy.
Lại nói về mấy thầy trò, có người cho rằng kỳ thực không phải là những cá nhân độc lập như người thường tưởng tượng, mà là các nguyên thần của một cá nhân. Như trước đã nói, tự kỷ chân chính của con người là chủ nguyên thần, nhục thân chỉ là cái y phục mà thôi. Nghe nói con người ngoài chủ nguyên thần, còn có phó nguyên thần, một người có thể không chỉ có một phó nguyên thần. Phó nguyên thần cùng chủ nguyên thần là các cá thể độc lập nhưng tương hỗ, phó nguyên thần thường minh bạch hơn chủ nguyên thần, có bản sự, nhưng đều phải nghe theo chủ nguyên thần. Người thường không cách nào tưởng tượng, thế nhưng với người tu luyện mà nói, là có lúc cảm nhận được. Người ta có khi vô ý làm được sự việc nào đó rất tốt, có thể chính là phó nguyên thần giúp đỡ.
Trong «Tây Du Ký», Tôn Ngộ Không và Bạch Long Mã được ví von thành “tâm viên ý mã”, không rõ quan hệ nhân quả giữa hai người này là thế nào. Thế nhưng có một điểm, đó là người tu luyện ắt phải chú ý đến “tâm, ý” của tự mình. Chúng rất khó khống chế, tựa như con vượn (“viên”) con ngựa (“mã”), rất khó quản thúc. Tóm lại mấu chốt trong tu luyện là trước tiên hãy quản cho tốt tư tưởng của bản thân, phải có chính tín, phải loại bỏ những tư tưởng bất hảo, đề cao cảnh giới tư tưởng của bản thân.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/21/47886.html
Ngày đăng: 16-12-2010
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (5): Đường Tăng phụng mệnh vua Đường thỉnh kinh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(5) Đường Tăng phụng mệnh vua Đường thỉnh kinh

Khi Đường Tăng nhận được chiếu chỉ từ Vua Đường và chuẩn bị sẵn sàng lên đường, rất nhiều nhà sư cố gắng khuyên nhủ ông không nên đi và nói với ông rằng những gì chờ đón ông là những hiểm nguy và kết quả thì vô định. Người thường biết rằng làm tiên thánh là điều tốt, nhưng có bao nhiêu người tin tưởng điều đó? Mặc dù có rất nhiều người theo Phật giáo và tụng kinh, nhưng có bao nhiêu người có lòng thành tín thật sự? Bước đầu tiên trong tu luyện là phải có lòng thành tín và sẳn sàng chấp nhận khổ cực. Phật giáo giảng dạy ‘tín, nguyện , hành’. Bước đầu tiên là có lòng thành tín. Người ta nói rằng “Điều đó thật sự tồn tại nếu bạn thật sự tin vào nó, và nó không tồn tại nếu bạn không có lòng tin”. “Sự việc thật sự xảy ra khi bạn thật lòng tin vào nó”. Ngộ tính của người ta thế nào cũng chính là ở chỗ này. Lão Tử nói: “Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo”.
Đường Tăng là người đại căn cơ nên những can nhiễu như thế không có tác dụng gì với ông. Vì thế ông lên đường đi thỉnh kinh.
Đường Tăng xuất hành mang theo hai tùy tùng.
Họ bị yêu quái ăn thịt ngay lúc vừa khởi hành. Nhờ “bản tính viên minh” của Đường Tăng, ông tránh khỏi bị hại và được Thái Bạch Kim Tinh cứu giúp.
Một người tu luyện sẽ gặp phải khảo nghiệm ngay từ bước đầu trong tu luyện. Trước hết, người đó phải kiên định không lay động. Hai người tùy tùng đi theo ông trong chuyến thỉnh kinh đó, họ là những người thường chứ không phải người tu luyện. Họ không có lòng tin kiên định. Thật sự điều đó càng nguy hiểm. Khi một người tu có lòng thành tín kiên định, người đó sẽ được thần thánh giúp đỡ khi họ gặp yêu ma.
Trong quá trình tu luyện, người ta sẽ gặp phải nhiều loại yêu ma ở các tầng thứ khác nhau. Khi gặp phải yêu ma tầng thấp, những chính Thần bình thường có thể trợ giúp họ giải quyết. Nhưng với người tu luyện ở tầng cao, gặp phải yêu ma ở tầng cao, thì cả hai bên đều phải hợp sức
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/20/47801.html
http://www.pureinsight.org/node/4958
Ngày đăng: 05-08-2009

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (1): Thạch Hầu


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org] Giới thiệu: “Tây Du Ký” ghi lại quá trình tu luyện đắc Đạo của con người. Người bình thường chỉ có thể lý giải câu chuyện từ giác độ thủ pháp văn học mà thôi. Còn nếu chúng ta lý giải theo góc độ văn hóa truyền thống phương Đông, nhận thức nội hàm trên cơ sở Phật-Đạo, thì mới có thể hiểu được một chút.
(1) Thạch Hầu
Sự ra đời của Thạch Hầu (Khỉ đá) là sự mô tả cách mà bất cứ sinh mệnh nào trong vũ trụ được tạo thành lúc khởi nguyên: đó là từ linh khí của Trời Đất mà thành. Nó nhảy ra khỏi kẻ tảng đá. Sự ra đời của nó khiến một khối năng lượng rất lớn được phóng thích và làm rung động Trời Đất. Đến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải chú ý.
Thạch Hầu được sinh ra với hai con mắt mà có thể nhìn thấy được tận Thiên Đình. Thật ra, con người cũng có khả năng này từ lúc đầu. Chính là những quan niệm thế gian này đã ngăn cản cặp mắt chúng ta không nhìn thấy. Trong giới khí công có không ít người được khai thiên mục và có thể nhìn thấy được. Khi Thạch Hầu rửa mắt bằng nước của thế gian này, đôi mắt của nó bị mất ánh sáng vàng kim. Từ điều này chúng ta có thể biết rằng những người mới sinh ra rất tinh khiết cả thân lẫn tâm. Sau này, trong quá trình “học tập” kiến thức và cách cư xử với người và vật trong đời sống hằng ngày, thì mất hết tính tự nhiên mà trời ban cho. Chính vì lý do này, trên con đường tu luyện, người ta nói về tống khứ tất cả các quan niệm cũ của thế gian và phản bổn quy chân, trở về tự ngã chân thật ban đầu.
Thạch Hầu có thiên tư bẩm sinh và không bao lâu trở thành Hầu Vương trên Hoa Quả Sơn, động Thủy Liêm, sống một cuộc sống an nhàn, tiêu dao tự tại. Bình thường, bất cứ ai sống một cuộc sống thoải mái cũng không nghĩ đến tu luyện. Tuy nhiên, Thạch Hầu có một căn cơ rất tốt. Nó vẫn muốn đắc Đạo. Nó theo học bản lĩnh cao cường với Tổ Sư Bồ Đề, được chọn làm thân thụ, đó là nhờ bản năng tiên thiên tạo hóa ban tặng cho Thạch hầu vậy.
Ma qủy đầu tiên mà Thạch Hầu phải đánh bại là Hỗn thế ma vương. Nếu bất cứ ai muốn đạt được điều gì, trước tiên họ phải vượt qua sức ì của chính họ và tiêu diệt những tư tưởng hỗn loạn. Thạch Hầu rất tinh tấn, đó chính là phẩm chất của một người tu luyện. Trước tiên là ước thúc tự ngã, bảo trì thanh tỉnh, không thể bảo sao làm vậy, nước chảy bèo trôi. Đó là những điều kiện tối căn bản.
Nhân tiện bổ sung thêm một điểm: Tây Du Ký ngay từ lúc mở đầu đã giảng về kết cấu của vũ trụ, gồm có bốn châu lớn. Điều này cũng tương đồng với lời giải thích của một số tôn giáo, nhất định không phải ngẫu nhiên. Kết cấu thật sự của vũ trụ thì các khoa học gia với thiên văn học hiện tại vĩnh viễn không thể nào khám phá ra được.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/4949
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/16/47797.html
Ngày đăng: 20-07-2009

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (7): Pháp hiệu của ba đồ đệ


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(7) Pháp hiệu của ba đồ đệ

Ba đồ đệ của Tam Tạng là Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngộ Tĩnh. Ba Pháp hiệu này đều có ý nghĩa thâm thúy bên trong.
Trước tiên hãy nói về chữ “ngộ”. Người ta nói, rất nhiều điều trong tam giới là sai lầm. Trong Phật giáo, mọi thứ trước khi giác ngộ đều là giả tướng. Con người bị chấp trước vào giả tướng vì giới hạn nhận thức của họ, đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay. Năng lực nhận biết của con người là có hạn, nếu chỉ tin vào những gì mình biết được thì chính là coi giả tướng như chân lý. Vì thế trong tu luyện, chữ “ngộ” rất được nhấn mạnh, ấy chính là phóng hạ sự chấp trước vào giả tướng, từ đó có thể tiếp thụ, nhận thức về Pháp lý chân chính của vũ trụ. Chỉ khi nào người tu luyện khai ngộ rồi, thì mới có đại trí huệ chân chính.
Ngộ Không là cảnh giới cao nhất. “Không” và “vô” là những nhận thức trong giới tu luyện. Bảo trì trạng thái “không”, là không thụ nhận mê hoặc của thế gian, bảo trì nhận thức của chân ngã. Hiện nay có những nhân sĩ tôn giáo lý giải “không” là không có gì cả, nhưng mà vũ trụ vốn có vạn sự vạn vật, bao gồm cả chư Thần, làm sao toàn là “không” được? “Không” chính là phóng hạ hết thảy chấp trước, phản bổn quy chân.
Ngộ Năng là cảnh giới tiếp dưới, không hoàn toàn đạt đến “không”, vẫn còn hữu vi, nhưng đã có được siêu năng lực. Đó chính là sở hữu thần thông và công năng. Đối với người thường, đó là điều không thể tưởng tượng nổi, nhưng đối với người tu luyện, thì không có gì đặc biệt cả.
Ngộ Tĩnh là cảnh giới thấp nhất. Không đạt được “không”, không đạt được “năng”, mà chỉ cầu tâm thanh tịnh. Đây là một trạng thái tu luyện, đối với người thường mà nói là hết sức cao, là người quá giỏi, không còn tư tâm tạp niệm nữa.
Vậy mới nói, Pháp hiệu của ba đồ đệ là đại diện cho ba trạng thái và tầng thứ tu luyện khác nhau. Mỗi khi Đường Tăng gặp yêu ma thì Ngộ Không dốc lòng giải quyết, Ngộ Năng có thể trợ giúp. Ngộ Tĩnh thì chỉ có thể kiên định đi theo mà thôi. Kết quả là, Đường Tăng và Ngộ Tĩnh là hay bị yêu ma giam cầm nhất.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/22/47889.html
http://www.pureinsight.org/node/4969
Ngày đăng: 08-08-2009

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (8): Lục tặc chặn đường


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(8) Lục tặc chặn đường

Sau khi được giải thoát khỏi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không trở thành người hộ tống Đường Tam Tạng. Khó khăn đầu tiên mà Ngộ Không gặp phải là sáu tên cướp chặn đường đi. Ngộ Không đã giết tất cả bọn chúng. Tên của sáu tên cướp là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý. Trong giới tu luyện, chúng thường được gọi là lục tặc (lục căn). Đó là những vấn đề căn bản nhất tất yếu phải giải quyết khi bắt đầu con đường tu luyện.
Một người thường kia bị tác động bởi hoàn cảnh diễn ra xung quanh, theo thời gian hoàn cảnh đó đang ngày trở lên bại hoại. Nhưng, nó là quy luật tất yếu của vũ trụ: thành, trụ, hoại, diệt. Khi một cá nhân tăng cường chính niệm để hạn chế sự can nhiễu của lục căn (lục tặc), cá nhân này sẽ nhận được sự hiểu biết và trí huệ. Đường Tam Tạng đương nhiên không vừa lòng với những gì Ngộ Không đã làm, oán trách Ngộ Không vì đã sát sinh quá nhiều nhân mạng. Có thể thấy rằng, cái lý của người thường trong thế gian này là hoàn toàn đảo ngược.
Bởi vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát về sau đã ban cho Đường Tăng vòng kim cô để kiềm chế Ngộ Không. Từ đó, thầy trò Đường Tăng có thể trợ giúp lẫn nhau: Ngộ Không thấy được chân tướng, không bị giả tướng mê hoặc, còn Đường Tăng thì kiên định bất di, kiên trì bền bỉ.
Rất nhiều người cảm thấy thương cho Ngộ Không. Ngộ Không có những phép thần thông nhưng lại phải phục tùng Đường Tam Tạng. Cuộc sống thật bất công bình. Kỳ thực, đối với Ngộ Không đó mới là đại từ bi. Vì chỉ có như vậy, Ngộ Không mới có thể tu luyện, tu thành chính quả, trở về làm một sinh mệnh chân chính. Các sinh mệnh không có đức tin vào Thần, Phật thì thật vô cùng đáng thương, cũng như vậy hoài nghi Thần, Phật – thật không gì đáng buồn hơn.
Một vài người thậm chí còn nghĩ rằng, “Ngộ Không có bản lĩnh siêu thường. Có thể bay ngay đến núi Linh Sơn mà lấy kinh Phật. Tại sao lại phải chịu nhận những rắc rối với Đường Tam Tạng? Ở đây, chỗ này, chính là sự tu luyện. Nếu không có quá trình đi thỉnh kinh ở Tây Phương, không có những khảo nghiệm và chịu đủ loại khổ cực, thử hỏi làm sao có thể tu luyện lên trên, tu thành chính quả, lấy được chân kinh. Tôn Ngộ Không không thể mang cái thân thể của Đường Tăng bay lên trời được, bởi vì nhục thể đó tạo thành từ vật chất trong tam giới, không cách nào tiến nhập vượt ra ngoài tam giới. Đó là các vật chất khác nhau cấu thành nên các không gian khác nhau. Người ta nói rằng, luyện công là quá trình chuyển hóa vật chất cực kỳ huyền diệu, khoa học hiện tại căn bản còn lạc hậu quá xa.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/23/47924.html
http://www.pureinsight.org/node/4968
Ngày đăng: 26-07-2009
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (9): Tôn Ngộ Không thu phục Bạch Long Mã


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(9) Tôn Ngộ Không thu phục Bạch Long Mã

Người Trung Hoa có câu “Tâm viên ý mã” (Tâm con vượn, ý con ngựa) nghĩa là tâm trí con người ta thường bốc đồng, không kiên nhẫn, thiếu kiên định và mất kiểm soát. Một người phải kiểm soát được “tâm viên” và “ý mã” của mình trước khi người đó có thể điềm tĩnh lại.
Khi Thích Ca Mâu Ni truyền Phật Pháp, Ông giảng “Giới Định Huệ”. “Giới” là giới trừ các chủng tư tưởng bất hảo, sau đó mới có thể nhập Định, rồi mới “Định năng sinh Huệ”. Giới yêu cầu người đó phóng hạ các tâm chấp trước. Vì thế tất cả các pháp môn tu luyện chân chính đều trực chỉ nhân tâm. Người đó cần hướng vào nội tâm chứ không phải hướng ngoại mà cầu.
Trong Phật giáo giảng “phiền não tức bồ đề ” (“bồ đề” dịch âm chữ Phạn là bodhi, nghĩa là tỏ biết lẽ chân chính hay Giác ngộ lẽ chân chính. Tiếng Trung Hoa dịch là Chính Giác). Có nghĩa là một người nên thấy được chấp trước của mình từ những phiền não và từ đó tu bỏ các chấp trước. Vì nguyên nhân này mà người tu luyện đặc biệt chú trọng tu tâm, liên tục làm thuần tịnh và thăng hoa tư tưởng, dần dần thoát ly phương thức tư duy thường nhân, kiến lập phương thức tư duy của Thần.
Người xuất gia thì không nói dối (vọng ngữ). Đường Tăng không vọng ngữ ngay cả khi ông đối mặt với yêu tinh.
Tu luyện nhấn mạnh “Chân”. Ngày nay có quá nhiều thứ giả mạo trong xã hội nhân loại. Chúng được tổ chức khá tốt và thực hiện có hệ thống. Nhân loại hầu như đánh mất chính mình. Khi một người nói dối, anh ta đang khuyến khích phần “giả ngã” phát triển. Vì những gì một người nói không phải xuất phát từ chân tâm, nên sẽ sản sinh ý thức hậu thiên, không phải là ý thức tiên thiên của “chân ngã”. Tâm của người nói dối thì tạp loạn, tâm của người tu Chân thì tập trung.
Lấy ví dụ, theo vật lý hiện đại, sự khác nhau giữa sắt và nam châm là sự sắp xếp các electron là ngay ngắn hay không. Sỡ dĩ tư tưởng người tu luyện có mang năng lượng, đối với họ khi nói chuyện và hành động quan hệ nhân quả đã phát sinh biến hóa, không chỉ là thuyết nói, mà yêu cầu nỗ lực hoàn thành, là vì nhất định trở thành hiện thực. Nhiều người trong thế giới này bị chi phối bởi ‘danh, lợi, sắc’ và những quan niệm khác. Họ sống một cuộc sống bận rộn và ngay cả vứt bỏ sự trung trực và liêm chính của mình vì những lợi ích nhỏ nhen, thậm chí lừa đảo người khác. Thật đáng tiếc rằng đó là điều mà họ tin rằng họ đang sống một cuộc sống mãn nguyện. Một khi trong mê – thì chính là chủng tình huống chấp mê bất ngộ.
Vì thế, phàm là chính giáo, nhất định giáo dục con người nên ‘chân’, nói lời chân, làm việc chân, làm Chân Nhân, phản bổn quy chân.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/24/47925.html
http://www.pureinsight.org/node/4981
Ngày đăng: 17-08-2009
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (10): Sư chùa Quan Âm lừa cà sa


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(10) Sư chùa Quan Âm lừa cà sa

Đường Tăng tới chùa Quan Âm, từ đó dẫn tới câu chuyện “lừa áo cà sa”.
Phật giáo không phải Phật Pháp, Đạo giáo không phải Đạo Pháp, cho dù là chính giáo, thì tôn giáo chẳng qua chỉ là một chủng hình thức do con người dựng nên. Chính giáo tất cả đều phải tu tâm, chứ không xem trọng hình thức, là hòa thượng ngày nào cũng gõ mõ, cũng không nhất định được tính là chân tu. Các chùa hiện nay có rất nhiều hòa thượng, chẳng qua chỉ là một loại chức nghiệp mà thôi, mỗi ngày đều đi làm, cũng không hẳn là người tu luyện. Có nhiều hòa thượng xuất gia nhưng “danh lợi sắc” một chút cũng không thiếu, lại còn tham dự chính trị, hưởng thụ cái gọi là “đãi ngộ”. Mảnh đất tịnh độ ở đâu? Cũng có những cư sĩ, hoàn toàn là người thường, cả ngày lặp đi lặp lại những danh từ Phật giáo, nhưng căn bản không hiểu đạo lý minh tâm kiến tính, lại cho rằng quy y, ăn chay là đã có Phật quản rồi, thật đáng buồn thay. Trong Phật giáo có thuyết về mạt pháp, chính là nói Phật giáo hiện tại đã không còn linh nữa rồi, không độ nhân được nữa. Người tu luyện thực hay giả, kỳ thực nhìn một cái là biết ngay.
Ở cạnh chùa Quan Âm là nơi cư ngụ của ba con tinh, vậy mà cũng hái thuốc luyện đan; tuy nhiên đều là bàng môn tả đạo, hướng ngoại mà cầu. Như trên đã nói, mấu chốt trong tu luyện là tu tâm của chính mình, phải hướng nội tu, không thể hướng ngoại mà tìm. Hiện tại chúng ta trong các vấn đề gặp phải tại các phương diện, là trước tiên phải hướng nội tự tìm nguyên nhân trong chính bản thân mình, chứ không hy vọng nhờ cậy thứ linh đan diệu dược nào ở bên ngoài để giải quyết vấn đề, đây chính là chỗ khác nhau giữa hướng nội và hướng ngoại. Trước chính Pháp, trước đại Đạo, những loại tiểu đạo này hoàn toàn không đáng để bàn đến.
Ở đây còn có một vấn đề đáng nói nữa, đó là động vật không được phép tu luyện lên cao tầng. Con người chúng ta, nhất định phải trân quý cơ duyên “nhân thân nan đắc” này!
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/25/47926.html
Ngày đăng: 18-12-2010

(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (11): Quan Âm Bồ Tát thu phục yêu tinh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(11) Quan Âm Bồ Tát thu phục yêu tinh

Khi thầy trò Đường tăng đụng độ với yêu ma nạn quỷ trên đường đi, Quan Âm Bồ Tát hoặc những vị thần tiên khác đều đến để trợ giúp. Đây là những tình huống thực sự trong quá trình tu luyện. Khi người tu luyện đối mặt với những khổ nạn hoặc những khủng hoảng, đặc biệt là đối mặt với can nhiễu của tà ma từ bên ngoài, chỉ cần người tu luyện có thể kiên định chính niệm và không bao giờ thỏa hiệp, thì các vị Thần sẽ trợ giúp. Khả năng của người tu luyện là giới hạn và không thể giải trừ tất cả ma nạn. Nhưng, khi một người bắt đầu tu luyện, người đó sẽ được một vị sư phụ quản. Đôi khi, cũng lại có những vị thần khác cùng với vị sư phụ này trợ giúp người đệ tử tu luyện.
Một người tu luyện phải có một vị sư phụ hoặc một vị thần quản. Quá trình tu luyện của người đó không thoái xuất với thượng sư. Sự thành công của việc tu luyện không phải là do ý niệm hay thủ pháp đặc biệt nào. Điều chủ yếu đó là giữ được tâm kiên định, vững vàng.
Thu phục Trư Bát Giới
Tiếp đó là thu phục Trư Bát Giới.
“Bát Giới” là tám giới cấm đối người tu luyện trong Phật giáo.
Căn bản Pháp của Thích Ca Mâu Ni giảng đó là “Giới, Định, Huệ”. Đầu tiên phải là thủ giới. Phật giáo yêu cầu các đệ tử phải thủ rất nhiều giới, trong đó ngũ giới căn bản nhất là: sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ và uống rượu. Các giới luật được soạn ra để đảm bảo rằng người tu sẽ không mắc sai phạm và thêm vào những chướng ngại trên con đường tu luyện.
Tuy nhiên, Thích Ca Mâu Ni chưa bao giờ nói rằng các đệ tử của mình không được ăn thịt. Ăn thịt và sát sinh là khác nhau về bản chất. Trong Phật giáo nguyên thủy năm thức ăn bị cấm (ngũ huân) đó là: hành, gừng, tỏi, mù tạt và ớt.
Trư Bát Giới đại diện cho những người tu luyện phổ thông.
Một mặt những người này biết được rằng tu thành chính quả là điều mỹ diệu, một mặt lại không muốn vứt bỏ những lợi ích nhãn tiền. Đúng như Lão Tử đã giảng, “Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong.”
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/26/47941.html
http://www.pureinsight.org/node/4980
Ngày đăng: 23-08-2009
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá «Tây Du Ký» (12): Hoàng Phong Lĩnh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(12) Hoàng Phong Lĩnh

Tiếp theo đoàn thỉnh kinh đến Hoàng Phong Lĩnh (núi Hoàng Phong, nơi có con yêu quái thổi gió độc), đây lại cũng là một khảo nghiệm nữa đối với người tu luyện.
Nếu như một cá nhân có căn cơ tốt, chính niệm đầy đủ, thì dẫu có bao nhiêu trận cuồng phong đi nữa cũng không thể dao động, nhất chính áp bách tà. Người tu luyện sẽ gặp phải đủ loại khảo nghiệm, thậm chí bị người ta bức hại, để xem người tu luyện có thể kiên định chính tín hay không. Một khi dao động sẽ bị cuồng phong cuốn đi, mê mất bản tính. Đặc biệt với những người có thời gian tu luyện không dài, có thể xuất phát từ các loại mục đích khác nhau mà tiến vào tu luyện. Có người thấy tu luyện có thể khiến thân thể khỏe mạnh, có người muốn được Thần bảo hộ, có người thuận theo trào lưu náo nhiệt mà đến, đối với Pháp lý tu luyện không có chân chính lý giải. Chỉ cần không phải là tu luyện chân chính, khi gặp phải khảo nghiệm cuồng phong ác lãng loại này thì thường không kiên trì trụ lại được. Chỉ cần người tu luyện có thể kiên định chính niệm, thì thực ra hoàn toàn không cần lo bị nguy hiểm, chỉ cần một niệm kiên định, thì tự nhiên được chư Thần hộ Pháp trợ giúp. Còn đối với người không phải tu luyện chân chính, mà lại muốn được bảo hộ, thì có thể nảy sinh rất nhiều vấn đề. Tu luyện quả thực không phải trò đùa, mỗi khảo nghiệm thậm chí có thể liên quan đến sinh mệnh.
Lưu Sa hà thu Sa Ngộ Tĩnh
Đến đây, đoàn thỉnh kinh rốt cuộc cũng tề tựu đầy đủ. Kỳ thực mỗi người đi thỉnh kinh đều không phải người bình thường, đều có lai lịch, là do Bồ Tát điểm hóa. Nhưng mà lại chọn người ít khả năng nhất là Đường Tăng làm sư phụ. Đây là chỗ khiến người ta cảm thấy bất mãn.
Kỳ thực mọi người biết chăng? Người thỉnh kinh chân chính, quan trọng nhất không phải là bản lĩnh, mà là kiên tâm! Đường Tăng là người thỉnh kinh kiên định bất di, chính là người chỉ huy, mấy thầy trò cuối cùng mới có thể tới Tây Thiên, cầu được chân kinh. Chỉ cần kiên định thì tự nhiên sẽ được chư Thần bang trợ, bất cứ ma nạn nào cũng đều tan thành mây khói. Người bình thường thấy người tu luyện khổ, người tu luyện là phải chịu khổ, thực ra đều là những chấp trước “danh lợi tình” nơi thế gian không buông bỏ được mà cảm thấy khổ. Nếu như quả thực có thể buông bỏ, thì chính là “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4994
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/27/47942.html
Ngày đăng: 19-12-2010
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (13): Khảo nghiệm thiện tâm của bốn vị thánh tăng


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(13) Khảo nghiệm thiện tâm của bốn vị thánh tăng

Người tu hành phải xả bỏ những chấp trước về danh, lợi và tình. Và bốn vị thánh tăng đều bị khảo nghiệm về những điều này.
Trong giới tu luyện có thuyết “Người ta đến thế gian này như đến nhà trọ, tá túc vài ngày rồi rời đi.” Mỗi người đi về một chốn khác nhau và không có gì đáng qúy để giữ lại. Sau khi nghĩ về điều này một cách chín chắn, bạn sẽ thấy điều này rất thật. Phật giáo giảng về luân hồi và không có ai mang theo danh và lợi khi ra đi. Thân quyến và kẻ thù trong suốt cuộc đời này là duyên phận của bạn. Không ai có thể thay thế được. Một khi bạn hiểu được những định luật của cuộc đời, biết cách để có hạnh phúc thật sự và sống vĩnh viễn, biết chân lý của vũ trụ, bạn sẽ xem tất cả những khó khăn của cuộc sống thật nhẹ nhàng. Có gì mà tranh mà đấu? Đời người quá ngắn ngủi và nhỏ nhoi so với càn khôn vũ trụ này.
Những khảo nghiệm từ bốn vị thánh tăng cũng phản ảnh được những biểu hiện trong quá trình tu luyện. Có lúc, một số khảo nghiệm không phải là do ma quỷ can nhiễu, mà được cố ý an bài bởi các chư Thần. Vì thế, không có gì gọi là ngẫu nhiên với người tu luyện, chúng ta luôn luôn nhớ chúng ta là ai, dũng mãnh tinh tấn.
Khi nói đến các hạng mục nào đó, thì cần phải thỏa mãn yêu cầu mục đích của hạng mục đó. Nếu chỉ xem hạng mục lấy kinh là mục đích thì lý giải như thế là phiến diện. Mục đích của chuyến hành hương đi Ấn Độ không những để thỉnh kinh mà còn tạo điều kiện tu thành viên mãn cho nhà Sư Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và chú bạch long nhỏ kia.
Mang kinh về chỉ là bối cảnh của bộ tiểu thuyết nhưng tu luyên đạt chính quả mới là mục đích chính.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/28/47943.html
http://www.pureinsight.org/node/4993/
Ngày đăng: 13-09-2009
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (14): Hái trộm nhân sâm quả


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(14) Hái trộm nhân sâm quả

Cố sự ”Hái trộm nhân sâm quả” cũng tốn khá nhiều giấy mực trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký! Đây là một giai đoạn trọng đại của một người tu luyện. Đối với mỗi sự việc đều có nhiều cách giải thích, ở đây xin giới thiệu một cách giải thích.
Giới tu luyện có câu: “siêu xuất ngũ hành”. Câu đó có ý rằng, thân thể người đó không còn tồn tại trong ngũ hành nữa. Từ xa xưa, Trung Quốc phân vật chất thành 5 loại: kim, mộc, thủy, hoả, thổ. Chúng tương sinh, tương khắc, cấu thành nên mọi sự vật hiện tượng trong thế giới. Khoa học Tây phương cũng tìm những nguyên tố hoá học có quan hệ đối ứng với ngũ hành. Vì thân thể con người cấu thành từ ngũ hành nên đương nhiên sẽ bị khống chế, tuân theo các quy luật của vật chất! Khi một người tu luyện thông qua tu luyện tự cải biến cơ sở vật chất trong thân thể thì cơ thể của họ không tiếp nhận những quy luật trước đó của vật chất, những hiện tượng như trường sinh bất lão, cải lão hoàn đồng theo đó xuất hiện cũng rất tự nhiên! Vũ trụ cũng chỉ là một dạng của vật chất nhưng mà khả năng của con nguời chưa nhận thức được mà thôi! Kinh lạc trong Đông Y, khoa học ngày nay chưa thể giải thích rõ ràng được! Theo truyền thuyết, quả nhân sâm là bảo vật của tiên gia, không sinh ra trong ngũ hành, khi ăn nó sẽ làm cho người ta vượt ra khỏi ngũ hành! Những năm gần đây các nhà khoa học phát hiện ra trong vũ trụ còn tồn tại 1 “hố đen”. Đây là bước tiến bộ rất lớn đối với nhận thức của nhân loại, nhưng mà tri thức của con người vẫn còn có hạn chế.
Tại sao lại có sự tình linh căn bị động chạm? Đã là một người tu luyện thì không nên vội vàng cầu thành công, không thể vượt ra khỏi ngũ hành ngay được, nếu không tự tâm sinh ma, linh căn đứt đoạn, người tu hành phải tu hành triệt để. Cũng may Phật Pháp vô biên, người tu hành chỉ cần có chân niệm là không bị diệt, Ngộ Không có thể quay trở lại với Phật, chuyển nguy thành an. Người tu hành cần phải tỉnh táo, không được vội vàng cầu thành quả.
Tiện đây cũng nên thuyết minh thêm một vấn đề, trong Tây Du Ký nói rất nhiều về việc tu luyện của Phật gia, vì thế nên Phật gia cũng được nói đến rất nhiều, đối với các đạo khác của phương Đông lại nói rất ít, vì thế có nhiều người coi đây là Đạo chủ yếu, thực ra đây chỉ là con đường khác nhau để đến với Đạo và Phật mà thôi.
Thực ra, Phật và Đạo đều tồn tại, và hình thành vũ trụ của chúng ta, đều cùng một mối quan hệ. Không thể nói cái nào cao, cái nào thấp được.
Phật giảng phổ độ chúng sinh, vì thế nên người ta nói đến Phật nhiều hơn. Còn Đạo giảng độc tu, tu thành vị tiên nhân.
Tuy nhiên, Phật, Đạo tồn tại khách quan, vậy khi giới thiệu một sự việc khách quan, thì thường mượn lời dẫn của Phật gia, Đạo gia.
Thích Ca Mâu Ni, Nguyên Thủy Thiên Tôn … họ đều là những người biết về Đạo, cảm thấy họ rất hiểu về Đạo nhưng lại không phải là những người cao nhất. Con người luôn hướng tới những quan niệm mà mình không biết.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/29/47944.html
http://www.pureinsight.org/node/5004
Ngày đăng: 24-09-2009
(sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Khám phá “Tây Du Ký” (15): Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh


Facebook
Tác giả: Thuyền Tưởng

[Chanhkien.org]
(15) Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh

Tiếp theo chúng ta nói về tình tiết: “Ba lần đánh Bạch Cốt tinh” nổi tiếng. Tình tiết này bị lợi dụng khá nhiều trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Chúng ta ở đây có thể sẽ không ám chỉ điều gì giống như thế trước đây.
Như đã đề cập trước đây, nguyên thần của con người mới là con người chân chính, trong luân hồi chuyển sinh có thể là già trẻ trai gái, thêm vào việc hình thành những quan niệm hậu thiên, kỳ thực đều không phải là diện mạo ban đầu cá nhân đó, phản bổn quy chân mới có thể quay về tự ngã tiên thiên chân chính. “Ba lần đánh Bạch Cốt tinh” chính là đạo lý về nhận thức tu luyện con người chân chính, không bị mê hoặc bởi tình cảm con người nơi thế gian. Tuổi tác, giới tính, hình dáng, dung mạo, quốc tịch, ngôn ngữ, năng lực, sở thích, phong tục tập quán v.v.. đều không phải là tự kỷ chân chính của cá nhân đó. Những thuộc tính này của con người được nhìn nhận bởi con người, nhưng chúng không phải là những thuộc tính được nhìn nhận bởi Thần. Tôn giáo giảng thế gian nhân loại là giả tượng, kỳ thực đã bao hàm vấn đề ở tất cả các phương diện, chỉ có người chân chính tu luyện mới có thể loại trừ giả tượng.
Ngoài ra trong đó còn có một mối quan hệ giữa chủ nguyên thần và phó nguyên thần. Như đã đề cập, một cách giải thích khác, Đường Tăng chính là đại biểu cho chủ nguyên thần, các đồ đệ của ông là phó nguyên thần, có khi phó nguyên thần cũng khởi tác dụng, làm được như thế đôi khi mọi sự tốt đẹp sẽ đến! Nhưng khi chủ nguyên thần không minh bạch , cuối cùng thì thế gian nhân loại được xem là phản lý, không phân biệt được thiện ác, kết quả Tôn Ngộ Không bị đuổi đi. Con người phá mê là rất khó, chỉ khi được khai ngộ , chân tướng đại hiển , chính là lúc con người được giác ngộ, chính là Phật.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/30/47945.html
http://www.pureinsight.org/node/5003
Ngày đăng: 01-10-2009

(sưu tầm)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên