Con đường Nhất Thừa (Hành trình Chân Lý)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
_ Hành trình Chân Lý là như thế, nhưng theo bạn, có nhiều cách để đến đích hay chỉ có một phương tiện duy nhất có thể đến được mà thôi ? Nếu là "nhiều cách" thì là những cách gì ? Nếu là chỉ có một "phương tiện duy nhất" thì là phương tiện gì ? Xin nói rõ ra luôn.

... thành Phật trong một đời.

Chào hungmq !

Quả thật pháp môn Niệm danh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn "độc đáo" Hiễn Mật viên thông. Không Mật sao được, khi mà một người cả đời không có tu hành gì, nhưng phút lâm chung lại phát tâm tín hướng và thành tâm niệm danh diệu A Di Đà chỉ từ 1 đến 10 niệm thôi mà liền được vãng sanh.

Tuy nhiên, người xưa vì muốn lập công cho nên đôi khi "thêu dệt", chúng ta nên tránh biên kiến _ tức là thấy chỉ một bên.

--------------

vodanhladanh đã viết:
vodanh nhận thấy rằng cách thì trong kinh sách có vô vàn cách hướng dẩn đi đến đích. Với vô vàn cách này thì cách nào cũng có chổ hay.

Bạn vodanh đã nói đúng điểm này.

Các bạn khác cũng đúng, vì chúng sinh muôn vàn căn cơ nên Phật pháp cũng có muôn phương tiện để đưa chúng sinh từ Mê đến Tỉnh.

Thiền, Tịnh, Mật, Duy Thức tông đều có thể đưa chúng ta đến TOÀN GIÁC, nhưng Thiền *** có cố lắm cũng chỉ đưa hành giả đến GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI (đắc quả A La Hán) mà thôi, chứ không hơn được.

Hiễn giáo, Mật Giáo đều có thể.

Trong phạm vi Diễn Đàn Online này, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu Hiễn Giáo mà thôi, còn Mật Giáo thì chịu thua (bởi nhiều chuyện không thể nói ra được).

Theo các bạn, Hiễn Giáo (tức là những Giáo lý rõ ràng) thì cái Giáo trình (tức là các trình độ Giáo lý tương thích với từng nhóm căn cơ) có thể phân ra làm mấy nhóm chính, hay nói rõ hơn là Đạo Phật có mấy Thừa tất cả ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28




Chào hungmq !

Quả thật pháp môn Niệm danh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn "độc đáo" Hiễn Mật viên thông. Không Mật sao được, khi mà một người cả đời không có tu hành gì, nhưng phút lâm chung lại phát tâm tín hướng và thành tâm niệm danh diệu A Di Đà chỉ từ 1 đến 10 niệm thôi mà liền được vãng sanh.

Tuy nhiên, người xưa vì muốn lập công cho nên đôi khi "thêu dệt", chúng ta nên tránh biên kiến _ tức là thấy chỉ một bên.

--------------



Bạn vodanh đã nói đúng điểm này.

Các bạn khác cũng đúng, vì chúng sinh muôn vàn căn cơ nên Phật pháp cũng có muôn phương tiện để đưa chúng sinh từ Mê đến Tỉnh.

Thiền, Tịnh, Mật, Duy Thức tông đều có thể đưa chúng ta đến TOÀN GIÁC, nhưng Thiền *** có cố lắm cũng chỉ đưa hành giả đến GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI (đắc quả A La Hán) mà thôi, chứ không hơn được.

Hiễn giáo, Mật Giáo đều có thể.

Trong phạm vi Diễn Đàn Online này, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu Hiễn Giáo mà thôi, còn Mật Giáo thì chịu thua (bởi nhiều chuyện không thể nói ra được).

Theo các bạn, Hiễn Giáo (tức là những Giáo lý rõ ràng) thì cái Giáo trình (tức là các trình độ Giáo lý tương thích với từng nhóm căn cơ) có thể phân ra làm mấy nhóm chính, hay nói rõ hơn là Đạo Phật có mấy Thừa tất cả ?

Kính !

Kính thưa bác Văn Học !

Lâu nay con chỉ biết đạo Phật có 2 Thừa : Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Tiểu Thừa thì dạy ta tu cho đến giải thoát sinh tử luân hồi, còn Đại Thừa thì dạy lên lên mãi cho đến thành Phật.

Mà nay con thấy trong tiêu đề của bác "Con đường Nhất Thừa" con không hiểu, vậy là có thêm một Thừa mới hay sao ? Thế nào là Nhất Thừa ? con không hiểu.

Kính xin bác giải cho con được rõ.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Vâng, khắc ghi lời dạy của bác. Hi, haizzzzz con ăn nói vụng quá nên viết cũng vụng quả thực là trong vấn đề niệm Phật đó con không có biên kiến gì đâu, vì con hiểu nhìn vấn đề gì 1 phía cũng dẫn đến tai hại. Tuy niệm từ 1 đến 10 câu danh hiệu Phật mà được vãng sinh tuy là trong 48 đại nguyện A Di Đà trong kinh A Di Đà có nói, người thì cho là liệu đó có phải là lời Phật nói hay do người đời biên chép kinh sách, thôi thì tùy niềm tin mỗi người, nhưng nếu quán chiếu rõ thì thấy 1 người cả đời làm ác, cuối đời đem tâm sám hối, và trước khi chết bị dày vò bởi oan gia trái chủ, rồi thì những luyến tiếc của cõi ta bà này thì việc cố gắng niệm Phật 10 câu rõ ràng trong tâm thì quả là đáng kể đấy ạ. Rất đáng trân trọng, Vấn đề này cũng là linh tại bản thân, và bất linh cũng tại bản thân.
Có câu "Buông bỏ đồ đao, lập địa thành Phật" và, sám hối và quyết chí tu hành thì đã là chắc chắn thành Phật đạo rồi.
Người đời lập công kệ họ thôi, mình tu thì mình cứ tự chứng tự sửa bản thân mình, và đem điều lợi lạc tới những chúng sinh khác xung quanh mình là được ạ.
Miêng niệm Phật, Tâm Ý Thiện lành, hành động thiện lành, không chán không mệt mỏi, quyết chí về Tây, hihi theo con đó là Thân, khẩu, ý đều niệm A Di Đà đó ạ.
Lời dạy của bác con xin khắc ghi trong mọi trường hợp ạ.

Theo đạo Phật từ trước tới giờ con nghe nói tới có 2 thừa tiểu thừa, và đại thừa. Từ khi tìm hiểu Pháp môn niệm Phật thì con biết thêm có Nhất Thừa.
Tiểu thừa và đại thừa thì con xin dựa cột nghe ạ.
Con Nhất thừa thì con hiểu theo ý riêng của con là chỉ dùng duy nhất 1 phương thức đó là niệm Phật, mà thành Phật đạo.
Con xin lắng nghe tất cả lời giảng giải của bác và các đạo hữu khác giảng tiếp
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43




Chào hungmq !

Quả thật pháp môn Niệm danh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn "độc đáo" Hiễn Mật viên thông. Không Mật sao được, khi mà một người cả đời không có tu hành gì, nhưng phút lâm chung lại phát tâm tín hướng và thành tâm niệm danh diệu A Di Đà chỉ từ 1 đến 10 niệm thôi mà liền được vãng sanh.

Tuy nhiên, người xưa vì muốn lập công cho nên đôi khi "thêu dệt", chúng ta nên tránh biên kiến _ tức là thấy chỉ một bên.

--------------



Bạn vodanh đã nói đúng điểm này.

Các bạn khác cũng đúng, vì chúng sinh muôn vàn căn cơ nên Phật pháp cũng có muôn phương tiện để đưa chúng sinh từ Mê đến Tỉnh.

Thiền, Tịnh, Mật, Duy Thức tông đều có thể đưa chúng ta đến TOÀN GIÁC, nhưng Thiền *** có cố lắm cũng chỉ đưa hành giả đến GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI (đắc quả A La Hán) mà thôi, chứ không hơn được.

Hiễn giáo, Mật Giáo đều có thể.

Trong phạm vi Diễn Đàn Online này, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu Hiễn Giáo mà thôi, còn Mật Giáo thì chịu thua (bởi nhiều chuyện không thể nói ra được).

Theo các bạn, Hiễn Giáo (tức là những Giáo lý rõ ràng) thì cái Giáo trình (tức là các trình độ Giáo lý tương thích với từng nhóm căn cơ) có thể phân ra làm mấy nhóm chính, hay nói rõ hơn là Đạo Phật có mấy Thừa tất cả ?

Kính !

Kính bác vanhoc!
Theo như kinh sách có nhắc đến thì vodanh thấy có 4 mức độ nhận thức các pháp:
-Đầu tiên là mức độ nhận biết pháp này với pháp kia, phân biệt sự vật này với sự việc kia, mọi việc có đúng có sai, có chánh có tà, có trên có dưới....
-Tiếp theo là nhận thức được tính vô của vạn pháp, đó chưa hẳn là đó.
-Tiếp theo là nhận thức được tính hữu của vạn pháp, đó lại là đó.
-Cuối cùng là sự nhận thức chín mùi của cả 3 mức nhận thức trên như trong kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh:"... không lìa những lí thuyết [sai lầm] mà vẫn xuất hiện trong 37 bồ-đề phần.... nghĩa là ông - với tư cách một người đi trong luân hồi - không buông xả các phiền não mà vẫn nhập niết-bàn."
Kính!
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43


Theo các bạn, Hiễn Giáo (tức là những Giáo lý rõ ràng) thì cái Giáo trình (tức là các trình độ Giáo lý tương thích với từng nhóm căn cơ) có thể phân ra làm mấy nhóm chính, hay nói rõ hơn là Đạo Phật có mấy Thừa tất cả ?

Kính !

Kính bác Văn Học !

Theo con thì Phật giáo có 3 Thừa (có chỗ gọi là Tam Thừa Thánh quả [?]) :

1. Tiểu Thừa đặc trưng là tu học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, giữ 250 giới (Tăng), 348 giới (Ni) .... thành tựu cuối cùng là chứng Quả A La Hán, nhập Niết Bàn.

2. Quyền Thừa, có những vị tuy không theo môn phái nào, không có giữ giới nào nhưng không hề phạm giới nào, hầu như không có Thầy Tổ, do tự quán sát trình tự nhân duyên sanh khởi và hoại diệt của muôn pháp (Thập Nhị Nhân Duyên) mà đắc quả Bích Chi Phật.

3. Đại Thừa, hành giả phải phát Bồ Đề Tâm, phải tu Lục Độ Vạn Hạnh, phải học 10 hạnh Phổ Hiền, phải học Tứ Nhiếp Pháp, phải đi độ sinh, cuối cùng thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác.

Dạ, con chỉ biết bao nhiêu đó.

Kính trình !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào các bạn !

Vodanhladanh có tri giải hay nhưng chưa sát với câu hỏi. Các bạn khác trả lời đúng nhưng còn thiếu.

Thưa các bạn, chúng ta thường chỉ biết Phật giáo có 3 Thừa, nhưng ai cũng biết : "Chúng sinh đa bệnh, Phật pháp đa phương", nghĩa là Thừa _ tức cổ xe đưa ta đi qua từng chặng đường _ thì có nhiều cở : Nhân Thừa, Thiên Thừa, Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Nhất Thừa.

Để cho tiện khảo sát trình bày, chúng ta hãy tạm phân ra chỉ 5 Thừa thôi nhé :

1. _ Nhân Thừa (giữ 5 Giới) và Thiên Thừa (giữ 10 Giới _ Thân 3 Giới, Khẫu 4 Giới, Ý 3 Giới _ hành Thập Thiện) vì cùng là cấp "Khởi đầu", cấp "Sơ Học", vì cùng trong sinh tử luân hồi cho nên chúng ta hãy sáp nhập chung thành một Thừa thôi, đó là Nhân Thiên Thừa nhé các bạn.

2. _ Tiểu ThừaQuyền Thừa thì trong Kinh đức Phật hay gọi chung là "hàng Nhị Thừa", cả 2 Thừa này đều có chung khuynh hướng tiêu cực, tức là ưa nơi vắng vẻ để chuyên tu, thường "bỏ ngoài tai" chuyện thị phi thế sự, thậm chí những Giáo lý thậm thâm vi diệu mà đức Phật thuyết các Ngài cũng "bỏ ngoài tai". Chúng ta hãy tạm gọi là Nhị Thừa nhé !

3. _ Đại Thừa, phương châm là "Hướng về chúng sinh mà làm Phật sự", chuyện độ sinh là tiêu chí bắt buộc trong Thừa này.

4. _ Tối Thượng Thừa, cũng là "Hướng về chúng sinh làm mọi Phật sự" nhưng thêm 3 từ "không đối đải" nữa, thành ra "Hướng chúng sinh mà làm Phật sự không đối đải". Thừa này đẩy hành giả đến CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG, chứng BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ.

5. _ Nhất Thừa là Thừa xuyên suốt, độ tất cả căn cơ, từ "Sơ Học" đến cuối hành trình > TOÀN GIÁC.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thưa các bạn !

Để nắm vững "hành trình" hơn, Vô Học có mượn tác phẩm của Hoatihon rồi "biến tấu" lại như vầy :


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].




































.[/NEN]

Vậy bạn nào có thể nói rõ ý đồ của V/h về những chi tiết trên hình minh hoạ được không ?

(Nay V/h thấy diễn đàn chúng ta có nhiều nhân tài lắm đấy !)

Xin kính mời "nâng bút" !
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Con xin trả lời trước

Thấy đời quá khổ cho nên chúng ta phát tâm tu hành tìm phương thoát khỏi khổ nạn --> con đường 1 (nhân thừa & thiên thừa) --> 2 ( tiểu thừa & quyền thừa) --> 3 ( Đại thừa) --> 4 ( tối thượng thừa ) --> 5 ( nhất thừa ) --->>>>Toàn giác

Bổ sung: Từ con đường thứ 2(tiểu thừa & quyền thừa) và 3 (Đại thừa) không có mũi tên có nghĩa là cả hai là một ( do Chấp ) mà sinh ra, nên 2 & 3 có thể là một.

Kính
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6 Thg 1 2014
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Thưa các bạn !

Để nắm vững "hành trình" hơn, Vô Học có mượn tác phẩm của Hoatihon rồi "biến tấu" lại như vầy :


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].




































.[/NEN]

Vậy bạn nào có thể nói rõ ý đồ của V/h về những chi tiết trên hình minh hoạ được không ?

(Nay V/h thấy diễn đàn chúng ta có nhiều nhân tài lắm đấy !)

Xin kính mời "nâng bút" !

Kính bác Văn Học !

Con thấy lạ ở vị trí số 2 và vị trí số 3 không hề có mủi tên đi lên như anh Nguyên Chiếu nói: _ 2 ( tiểu thừa & quyền thừa) --> 3 ( Đại thừa).
Cho nên con nghĩ số 2 phải là vị A La Hán, số 3 là vị Độc Giác (Bích Chi Phật) vì vị Bích Chi Phật thì không phải từ A La Hán tu lên.
Từ điểm này, con suy ra, số 1 là những vị Trời, số 4 là Bồ tát, số 5 là Đại Bồ tát.

Kính bác có phải như vậy không ?
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Thưa các bạn !

Để nắm vững "hành trình" hơn, Vô Học có mượn tác phẩm của Hoatihon rồi "biến tấu" lại như vầy :


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].




































.[/NEN]

Vậy bạn nào có thể nói rõ ý đồ của V/h về những chi tiết trên hình minh hoạ được không ?

(Nay V/h thấy diễn đàn chúng ta có nhiều nhân tài lắm đấy !)

Xin kính mời "nâng bút" !

Kính bác vanhọc!
Theo mô hình này vodanh thấy có 3 điểm rõ ràng sau:
-Trên con đường đến bước số 1 và trên con đường đến bước thứ 2 có hình người, ngụ ý là còn ngã ngã tôi là.
-Con đường đi đến bước số 1 và con đường đi đến bước thừ 2 mũi tên không thẳng, uốn lượn qua lại, ngụ ý rằng lúc này con người đang mù, không thấy đường đi nên thường xuyên lệch hướng.
-Bước 2 và 3 không có mũi tên, ngụ ý cái nào cũng có thể tiến lên bước thứ 4 khi bỏ đi đối đãi, không chấp có cũng không chấp không. Khi bỏ đi đối dãi cả 2 vả 3 không khác.
Riêng bước thứ 5 thì mô hình này chẳng diển tả được.
Trực giác của vodanh nói rằng chẳng thể nói được nhất thừa khác với các thừa khác như thế nào nếu chỉ dùng phần Hiển.
Kính!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa các bạn !

Để nắm vững "hành trình" hơn, Vô Học có mượn tác phẩm của Hoatihon rồi "biến tấu" lại như vầy :


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].




































.[/NEN]

Vậy bạn nào có thể nói rõ ý đồ của V/h về những chi tiết trên hình minh hoạ được không ?

(Nay V/h thấy diễn đàn chúng ta có nhiều nhân tài lắm đấy !)

Xin kính mời "nâng bút" !

Kính bác,
Với hình trên thì theo lý giải tương đối của con thì,
Chúng sinh khổ quá tìm đường thoát khổ, nhưng muốn thoát khổ thì đầu tiên tu nhân tích đức (thập thiện - nhân thừa) cái đã
Sau đó do cơ duyên sẽ tiếp xúc với đạo Phật thông qua các khái niệm cơ bản ban đầu là nhân quả, là 37 phẩm trợ đạo (đó là tiểu thừa)
2 và 3 không liên kết ý nói rằng tùy căn tính mà do chúng sinh lựa chọn.
Có thể thấy rằng tu nhân - học Phật ở mức tiểu thừa là kết thúc, có lẽ đạt tới quả A La Hán khó đạt tới Toàn Giác.
Nhưng ở 3 - 4 - 5 - Toàn giác có sự liên kết rõ ràng, đầu tiên tìm hiểu kinh điển đại thừa, tụng kinh niệm Phật, giữ gìn giới hạnh, định lực và đô sinh, sau đó lên tối thượng thừa ở tức "không đối đải", và lên tới 5 là Nhất thừa là thừa không bị cản trở bởi các thừa nào cả, và nó cứ xuyên suốt đến với toàn giác.
Ở 3 - 4 - 5 có thể thấy các pháp đều bình đẳng và đều đưa tới Toàn giác, nhưng Pháp Nhất thừa không bị cản trở bởi Thừa (bánh xe) nào cả.
Nhưng không chủ quan 1 - 2 bởi có tu nhân mới học Phật, tức tính tính phải luôn hoàn thiện, làm tròn đầy nhân đạo nhất có thể. Dùng nhất niệm mà luôn quan sát quán chiếu bản thân, đó mới thực sự toàn giác, còn không chỉ như con vẹt đọc tụng kinh điển, con vẹt niệm A Di Đà mà thôi.
Còn điều quan trọng, Phật pháp tùy thuộc căn tính chúng sinh mà áp dụng.
Kính
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].



















.[/NEN]

Thưa các bạn !

Từ bài đầu đến giờ, Vô Học chỉ giới thiệu khái quát về CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA mà thôi.

CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA là gì ?

_ Là một Hệ Giáo Lý Phật giáo xuyên suốt, bao gồm nhiều trình độ căn cơ khác nhau, mục đích đưa chúng ta đến cuối hành trình tức là Toàn Giác. Phương tiện của CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA thì đa dạng từ Hiễn giáo đến Mật giáo, mà chủ đề này chúng ta chỉ triển khai phần Hiễn Giáo (không đề cập đến "phần chìm của tảng băng" tức là Mật Giáo).

------------


Trong bức ảnh minh hoạ trên:

1) Hành trình Nhân Thiên Thừa, kết quả là SINH THIÊN, tức là được tái sinh lên các cảnh Trời.

2) Con đường Tiểu Thừa, Kết quả là chứng VÔ SANH, tức quả vị A La Hán.

3) Những vị Độc Giác, không kinh qua Giáo Lý cơ bản (Nhân Thiên Thừa), không tu chứng từng bực (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán) mà thẳng đến Giác Ngộ _ Bích Chi Phật.

4) Con đường Đại Thừa, thành tựu các quả vị Bồ tát từ Sơ Địa đến Thất Địa (Thất Địa là Địa Bất Thối chuyển).

5) Con đường Tối Thượng Thừa, từ Địa Bất Thối Chuyển trở lên đến Đẳng Giác (Địa thứ 8, 9, 10).


CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA được dụ toàn bộ bức ảnh minh hoạ trên. (được thể hiện bằng màu cam chuyển sắc viền bên ngoài).

Kính !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa bác Văn Học,
Con có suy nghĩ thế này, các mũi tên ở 1 và 2 bác vẽ rất khác, và mũi tên ở 3 4 5 lại vẽ khác phải chăng đó là sự thể hiện mức độ dũng mãnh tinh tấn của người cầu thoát khổ và thoát ly vòng lao Tam giới ?
Và các hình ngôi sao là các hình đó có sự to nhỏ khác nhau phải chăng thể hiện cái gọi là gì nhỉ, khó nói quá không biết dùng từ nào cho hợp lý đây chẹp chẹp à ... cái gọi là pháp năng lực của các thừa. Như thừa Nhất thừa thì năng lực thật to lớn và không bị cản trở bởi bất kỳ thừa nào pháp nào cả, và cần phải có cái tâm thật rộng lớn bao la.
Trân trọng
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].



















.[/NEN]

Thưa các bạn !

Từ bài đầu đến giờ, Vô Học chỉ giới thiệu khái quát về CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA mà thôi.

CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA là gì ?

_ Là một Hệ Giáo Lý Phật giáo xuyên suốt, bao gồm nhiều trình độ căn cơ khác nhau, mục đích đưa chúng ta đến cuối hành trình tức là Toàn Giác. Phương tiện của CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA thì đa dạng từ Hiễn giáo đến Mật giáo, mà chủ đề này chúng ta chỉ triển khai phần Hiễn Giáo (không đề cập đến "phần chìm của tảng băng" tức là Mật Giáo).

------------


Trong bức ảnh minh hoạ trên:

1) Hành trình Nhân Thiên Thừa, kết quả là SINH THIÊN, tức là được tái sinh lên các cảnh Trời.

2) Con đường Tiểu Thừa, Kết quả là chứng VÔ SANH, tức quả vị A La Hán.

3) Những vị Độc Giác, không kinh qua Giáo Lý cơ bản (Nhân Thiên Thừa), không tu chứng từng bực (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán) mà thẳng đến Giác Ngộ _ Bích Chi Phật.

4) Con đường Đại Thừa, thành tựu các quả vị Bồ tát từ Sơ Địa đến Thất Địa (Thất Địa là Địa Bất Thối chuyển).

5) Con đường Tối Thượng Thừa, từ Địa Bất Thối Chuyển trở lên đến Đẳng Giác (Địa thứ 8, 9, 10).


CON ĐƯỜNG NHẤT THỪA được dụ toàn bộ bức ảnh minh hoạ trên. (được thể hiện bằng màu cam chuyển sắc viền bên ngoài).

Kính !

Thưa bác Văn học,

Như bác nói, con đường nhất thừa là giáo lý rốt ráo để chúng ta đạt đến giải thoát. Vậy Ng-Chiếu có câu hỏi này mong bác chỉ giúp ạ :

Nếu một người cứ bám chặt vào một con đường chẳng hạn: Tiểu thừa, Đại thừa thì người đó có thể đạt đến giải thoát hay không ? Hay có thể giải thoát nhưng phải gạt bỏ Chấp ? Và nếu bỏ chấp thì chính là con đường Nhất thừa ?

Mong Bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Thưa bác Văn học,

Như bác nói, con đường nhất thừa là giáo lý rốt ráo để chúng ta đạt đến giải thoát. Vậy Ng-Chiếu có câu hỏi này mong bác chỉ giúp ạ :

Nếu một người cứ bám chặt vào một con đường chẳng hạn: Tiểu thừa, Đại thừa thì người đó có thể đạt đến giải thoát hay không ? Hay có thể giải thoát nhưng phải gạt bỏ Chấp ? Và nếu bỏ chấp thì chính là con đường Nhất thừa ?

Mong Bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Kính đạo hữu Nguyên Chiếu,
Đã tu thì phải gạt bỏ chấp,
Con đường tiểu thừa, và đại thừa hay nhất thừa, đều đưa tới giải thoát tức chứng đắc vô sinh. Nhưng đưa đến toàn giác thì chỉ có từ Đại thừa trở nên, trong đó từ Đại thừa đến Toàn giác thì quãng đường còn xa. Còn từ Nhât thừa tới toàn giác thì ngắn hơn.
Con đường tiểu thừa, hay đại thừa hay tối thượng thừa, nhất thừa nó thể hiện ở Tâm hành giả, thể hiện sự tu tập ở hành giả. Do sự lựa chọn của hành giả đạo hữu ơi.
Có người nói rằng pháp nào mà chẳng như nhau, đều đưa tới giải thoát nhưng không hẳn thế đâu. Ví dụ như không thể so sánh giữa thép Hòa Phát với thép Việt Nhật được. Thép nào mà chẳng là thép, nhưng chất lượng khác nhau đó.
Lựa chọn con đường hoàn toàn do duyên và do Tâm hành giả phát nguyện, thực hiện.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Thưa bác Văn học,

Như bác nói, con đường nhất thừa là giáo lý rốt ráo để chúng ta đạt đến giải thoát. Vậy Ng-Chiếu có câu hỏi này mong bác chỉ giúp ạ :

Nếu một người cứ bám chặt vào một con đường chẳng hạn: Tiểu thừa, Đại thừa thì người đó có thể đạt đến giải thoát hay không ? Hay có thể giải thoát nhưng phải gạt bỏ Chấp ? Và nếu bỏ chấp thì chính là con đường Nhất thừa ?

Mong Bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Chào bạn tôi,

Trí Từ đi học trể nên không biết nói gì nhiều hơn, tuy nhiên với câu hỏi này thì Trí Từ xin đáp cùng Nguyên Chiếu là:
- Khi còn chấp thì ở bất cứ bậc chứng quả nào thì cũng còn luân hồi.
- Cho nên theo Trí Từ nghĩ rằng khi đã tu chứng được hiểu là quả vị cao nhất thì chẳng có thừa nào nữa cả. Mà làm sao biết chắc điều này: một là lý thuyết xem qua kinh điển hoặc nghe mà biết nhưng chính xác nhất là tự thân thực hành sẽ biết.

Lại im lặng qua ngồi cạnh bác Ngọc Quế tham gia lớp học !!!

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Nhân Thiên Thừa

Thưa bác Văn học,

Như bác nói, con đường nhất thừa là giáo lý rốt ráo để chúng ta đạt đến giải thoát. Vậy Ng-Chiếu có câu hỏi này mong bác chỉ giúp ạ :

Nếu một người cứ bám chặt vào một con đường chẳng hạn: Tiểu thừa, Đại thừa thì người đó có thể đạt đến giải thoát hay không ? Hay có thể giải thoát nhưng phải gạt bỏ Chấp ? Và nếu bỏ chấp thì chính là con đường Nhất thừa ?

Mong Bác và các đạo hữu chia sẻ.

Kính.

Kính các bạn, kính Nguyên Chiếu !

Người tu Tiểu Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức là đắc quả A La Hán, cũng gọi là vị Giác Ngộ (nhưng đạo Phật hãy còn từ Đại Giác Ngộ, để chỉ những vị Đại Bồ tát hay Phật _ Chánh Đẳng Chánh Giác).

Người tu Đại Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì vẫn sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vẫn sẽ có thể đạt đến địa vị Bất Thối (tức là Bồ tát Thất Địa).

---------------

Thưa các bạn, vậy là chúng ta đã có một bản đồ khái quát về Hành trình Chân Lý của đạo Phật, hay nói khác đi là bản Đề Cương về Con Đường Nhất Thừa, bây giờ chúng ta bắt đầu vẽ bản đồ chi tiết các bạn nhé :


.........1. NHÂN THIÊN THỪA (NTT) :

Thưa các bạn vì đây là CÕI NHÂN (loài người) cho nên đa số chúng ta mang nặng "tính người", và vì thế NTT là thích hợp nhất để đạo Phật tiếp cận quảng đại quần chúng.

Thế nào là NHÂN THIÊN THỪA (NTT) ?

_ NTT là một trình Giáo lý thuần Thiện, nhẹ nhàng dễ tương thích với đa số loài người chúng ta.

* _ Nhân Thừa gồm những giáo điều : Hiếu kính cha mẹ, ông bà, thương yêu đùm bọc anh chị em, giúp đở người khó khăn hoạn nạn, nói năng thì khí sắc thường giữ thuận hoà ôn nhu .....v...v....

_ Giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng Tữu), ăn chay kỳ 2 ngày, 4 ngày mỗi tháng.

_ Giáo lý thì tuỳ thích mà xem Kinh đọc sách, nghe thuyết pháp.

_ Nếu giữ đều đặn những điều trên thì khi "100 tuổi" sẽ được đầu thai trở lại cõi người, làm người khá giả, hạnh phúc.

** _ Thiên Thừa cũng gồm những Giáo điều trên nhưng tích cực hơn, thấy người khó khăn hoạn nạn thì tích cực giúp đở, quên mình (không đắn đo nhiều đến sự an nguy của mình) để giúp người.

_ Giữ 10 Giới, hành Thập Thiện; ăn chay mỗi tháng 6 ngày, 10 ngày, hoặc chay trường.

_ Về phần Giáo Lý thì gắng học và hành theo Bát Chánh Đạo.

_ Nếu tinh tấn vâng làm theo Phật dạy thì khi mãn phần dứt khoát sẽ sanh về các tầng Trời thấp.


 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43


Kính các bạn, kính Nguyên Chiếu !

Người tu Tiểu Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, tức là đắc quả A La Hán, cũng gọi là vị Giác Ngộ (nhưng đạo Phật hãy còn từ Đại Giác Ngộ, để chỉ những vị Đại Bồ tát hay Phật _ Chánh Đẳng Chánh Giác).

Người tu Đại Thừa nếu cứ bám chặt vào con đường mình đã chọn thì vẫn sẽ có thể đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, vẫn sẽ có thể đạt đến địa vị Bất Thối (tức là Bồ tát Thất Địa).

---------------

Thưa các bạn, vậy là chúng ta đã có một bản đồ khái quát về Hành trình Chân Lý của đạo Phật, hay nói khác đi là bản Đề Cương về Con Đường Nhất Thừa, bây giờ chúng ta bắt đầu vẽ bản đồ chi tiết các bạn nhé :


.........1. NHÂN THIÊN THỪA (NTT) :

Thưa các bạn vì đây là CÕI NHÂN (loài người) cho nên đa số chúng ta mang nặng "tính người", và vì thế NTT là thích hợp nhất để đạo Phật tiếp cận quảng đại quần chúng.

Thế nào là NHÂN THIÊN THỪA (NTT) ?

_ NTT là một trình Giáo lý thuần Thiện, nhẹ nhàng dễ tương thích với đa số loài người chúng ta.

* _ Nhân Thừa gồm những giáo điều : Hiếu kính cha mẹ, ông bà, thương yêu đùm bọc anh chị em, giúp đở người khó khăn hoạn nạn, nói năng thì sắc thường giữ thuận hoà ôn nhu .....v...v....

_ Giữ 5 Giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng Tữu), ăn chay kỳ 2 ngày, 4 ngày mỗi tháng.

_ Giáo lý thì tuỳ thích mà xem Kinh đọc sách, nghe thuyết pháp.

_ Nếu giữ đều đặn những điều trên thì khi "100 tuổi" sẽ được đầu thai trở lại cõi người, làm người khá giả, hạnh phúc.

** _ Thiên Thừa cũng gồm những Giáo điều trên nhưng tích cực hơn, thấy người khó khăn hoạn nạn thì tích cực giúp đở, quên mình (không đắn đo nhiều đến sự an nguy của mình) để giúp người.

_ Giữ 10 Giới, hành Thập Thiện; ăn chay mỗi tháng 6 ngày, 10 ngày, hoặc chay trường.

_ Về phần Giáo Lý thì gắng học và hành theo Bát Chánh Đạo.

_ Nếu tinh tấn vâng làm theo Phật dạy thì khi mãn phần dứt khoát sẽ sanh về các tầng Trời thấp.



Kính bác vanhoc!
Tất nhiên ai cũng thích cõi trời hơn cõi người.
Nhưng vodanh có một thắc mắc, vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật, riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật, dù trong kinh điển các vị từ cõi trời đến nghe kinh là vô số, hầu như có Phật thuyết Pháp là có chư thiên đến nghe.
Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả.
Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?
Kính nhờ bác vanhoc giúp vodanh giải mối nghi này!
 
Last edited by a moderator:

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác vanhoc!
Tất nhiên ai cũng thích cõi trời hơn cõi người.
Nhưng vodanh có một thắc mắc, vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật, riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật, dù trong kinh điển các vị từ cõi trời đến nghe kinh là vô số, hầu như có Phật thuyết Pháp là có chư thiên đến nghe.
Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả.
Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?
Kính nhờ bác vanhoc giúp vodanh giải mối nghi này!

Kính bạn vodanhladanh !

" vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật"

Xin bạn dẫn chứng dùm : _ Cõi Địa Ngục đã từng có ai thành Phật ? _ Cõi Ngạ Quỷ đã từng có ai thành Phật ?_ Cõi Súc sinh đã từng có con gì thành Phật ?_ Cõi Tu La đã từng có vị nào thành Phật ?

"riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật ?"

Ngày xưa, Hoá thân Phật Thích Ca đã từng dùng cõi Trời Đâu Suất làm "trạm trung chuyển" (với danh hiệu Hộ Minh Bồ tát) trước khi đến với cõi Ta Bà này.

Theo Kinh nói thì hiện tại Bồ tát Di Lặc cũng đang ở cõi Trời Đâu Suất, trong tương lai sẽ chui xuống cõi ô trược này để hoàn mãn hạnh nguyện THÀNH PHẬT.

"Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả".

Điều này thì đức Phật đã có kê ra 8 chỗ chướng nạn đối với Phật tử (cần nên tránh), Bát nạn gồm :

1. Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka)
2. Súc sinh (zh. 畜生, sa. tiryañc)
3. Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta)
4. Trường thọ thiên (zh. 長壽天, sa. dīrghāyurdeva), là cõi trời thuộc sắc giới với thọ mệnh cao. Thọ mệnh cao cũng là một chướng ngại vì nó làm mê hoặc hành giả, làm hành giả dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong Luân hồi mà không chịu thức ngộ.
5. Biên địa (zh. 邊地, sa. pratyantajanapāda), là những vùng xa xôi nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc gặp hoặc tu học chính pháp.
6. Căn khuyết (zh. 根缺, sa. indriyavaikalya), không có đủ giác quan hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, câm, điếc.
7. Tà kiến biện thông (zh. 雅見, sa. mithyādarśana), những kiến giải sai lệch, bất thiện nhưng lại trôi chảy đầy uỷ mị ma lực.
8. Như Lai bất xuất sinh (zh. 如來不出生, sa. tathāgatānām anutpāda), nghĩa là sinh sống trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của Phật không hiển hiện.


Các bạn chú ý, sinh lên cõi Trời Trường Thọ hoặc là sinh về Bắc Cu Lư Châu là những nơi rất sung sướng, lại không thể tu hành gì được, SẼ SỐNG LÂU DÀI TRONG VÔ MINH mà thôi, chứ có ích lợi gì đâu !.

Đừng nói chi đến sự sung sướng khoái lạc trên các cảnh Trời, có những vị có phước được đầu thai làm người, dầu còn duyên với Phật pháp được học Phật pháp đến nơi đến chốn, nhưng cuộc sống tiện nghi "trơn như thoa mở" cũng hầu hết đều "lạc vào đường Tà".

Không phải ra mặt phá hoại Phật pháp mới là Tà, mà quên mất mục đích "học Phật là cầu Giải thoát" lại thực tâm ca ngợi, ngưỡng mộ tôn sùng những tiêu chí SINH THIÊN cũng đều là lạc vào đường Tà.

Đạo Phật tạm dùng NHÂN THIÊN THỪA để gieo duyên cho Phật tử sơ cơ, giúp họ bớt khổ bớt căng thẳng trong cuộc sống, từ đó Phật tử mới an tâm mà tu học lên Con đường Giải Thoát.

"Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?"

Tuỳ bạn, nhưng ngày xưa Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ cung son điện ngọc, vợ đẹp con xinh để dốc lòng tìm đạo nơi chốn "thâm sơn cùng cốc". Ở Việt Nam ta, cũng đã từng có vài vị vua, vài nàng công chúa đã từ chối cuộc sống đầy tiên nghi danh vọng để tìm Chân Lý Phật pháp, thì nay sao ta lại yếu hèn đi tìm chỗ an nhàn sung sướng ?
 
Last edited by a moderator:

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43


Kính bạn vodanhladanh !

" vì sao các cõi khác ít nhiều thì trong kinh điển cũng có trường hợp thành Phật"

Xin bạn dẫn chứng dùm : _ Cõi Địa Ngục đã từng có ai thành Phật ? _ Cõi Ngạ Quỷ đã từng có ai thành Phật ?_ Cõi Súc sinh đã từng có con gì thành Phật ?_ Cõi Tu La đã từng có vị nào thành Phật ?

"riêng cõi trời thì chưa thấy kinh điển nào nhắc đến có trường hợp từ cõi trời mà thành Phật ?"

Ngày xưa, Hoá thân Phật Thích Ca đã từng dùng cõi Trời Đâu Suất làm "trạm trung chuyển" (với danh hiệu Hộ Minh Bồ tát) trước khi đến với cõi Ta Bà này.

Theo Kinh nói thì hiện tại Bồ tát Di Lặc cũng đang ở cõi Trời Đâu Suất, trong tương lai sẽ chui xuống cõi ô trược này để hoàn mãn hạnh nguyện THÀNH PHẬT.

"Điều kiện để thành Phật rất tốt, tránh được ác đạo, căn cơ cao hơn, được nghe chính Phật thuyết pháp, chẳng vướng bận cơm áo gạo tiền, vậy thì lí do gì trong kinh điển chẳng thấy nhắc đến có vị nào từ cõi thiên mà thành Phật cả".

Điều này thì đức Phật đã có kê ra 8 chỗ chướng nạn đối với Phật tử (cần nên tránh), Bát nạn gồm :

1. Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka)
2. Súc sinh (zh. 畜生, sa. tiryañc)
3. Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta)
4. Trường thọ thiên (zh. 長壽天, sa. dīrghāyurdeva), là cõi trời thuộc sắc giới với thọ mệnh cao. Thọ mệnh cao cũng là một chướng ngại vì nó làm mê hoặc hành giả, làm hành giả dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong Luân hồi mà không chịu thức ngộ.
5. Biên địa (zh. 邊地, sa. pratyantajanapāda), là những vùng xa xôi nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc gặp hoặc tu học chính pháp.
6. Căn khuyết (zh. 根缺, sa. indriyavaikalya), không có đủ giác quan hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, câm, điếc.
7. Tà kiến biện thông (zh. 雅見, sa. mithyādarśana), những kiến giải sai lệch, bất thiện nhưng lại trôi chảy đầy uỷ mị ma lực.
8. Như Lai bất xuất sinh (zh. 如來不出生, sa. tathāgatānām anutpāda), nghĩa là sinh sống trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của Phật hiển hiện.


Các bạn chú ý, sinh lên cõi Trời Trường Thọ hoặc là sinh về Bắc Cu Lư Châu là những nơi rất sung sướng, lại không thể tu hành gì được, SẼ SỐNG LÂU DÀI TRONG VÔ MINH mà thôi, chứ có ích lợi gì đâu !.

Đừng nói chi đến sự sung sướng khoái lạc trên các cảnh Trời, có những vị có phước được đầu thai làm người, dầu còn duyên với Phật pháp được học Phật pháp đến nơi đến chốn, nhưng cuộc sống tiện nghi "trơn như thoa mở" cũng hầu hết đều "lạc vào đường Tà".

Không phải ra mặt phá hoại Phật pháp mới là Tà, mà quên mất mục đích "học Phật là cầu Giải thoát" lại thực tâm ca ngợi, ngưỡng mộ tôn sùng những tiêu chí SINH THIÊN cũng đều là lạc vào đường Tà.

Đạo Phật tạm dùng NHÂN THIÊN THỪA để gieo duyên cho Phật tử sơ cơ, giúp họ bớt khổ bớt căng thẳng trong cuộc sống, từ đó Phật tử mới an tâm mà tu học lên Con đường Giải Thoát.

"Vậy nên vodanh cũng phân vân, nếu được chọn thì nên chọn cõi người hay cõi thiên?"

Tuỳ bạn, nhưng ngày xưa Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ cung son điện ngọc, vợ đẹp con xinh để dốc lòng tìm đạo nơi chốn "thâm sơn cùng cốc". Ở Việt Nam ta, cũng đã từng có vài vị vua, vài nàng công chúa đã từ chối cuộc sống đầy tiên nghi danh vọng để tìm Chân Lý Phật pháp, thì nay sao ta lại yếu hèn đi tìm chỗ an nhàn sung sướng ?

Cám ơn bác vanhoc đã chỉ ra Bát nạn, đây là cái mà vodanh cần học hỏi và ghi nhớ.
Đây là phần hết sức quan trọng mà vodanh sẽ luôn luôn ghi nhớ từ nay về sau.
Những vấn nạn của lục đạo cũng chỉ nằm trong bát nạn này. Vậy nên vodanh cũng không so sánh các cõi trong lục đạo với nhau nữa, mà chỉ quan tâm mình vướng những nạn nào trong bát nạn mới là cần thiết.
Kính bác!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên