Kính chào quý đạo hữu !
Hôm nay chúng ta đi vào phần chính của NHỊ THỪA.
..........2. _ NHỊ THỪA gồm có 2 Thừa là Tiểu Thừa và Quyền Thừa.
Cả 2 Thừa này đều có điểm chung là :
a. Hướng "tiêu cực" :
Hành giả tu 2 thừa này đều có khuynh hướng không muốn đụng chạm với đời, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, thích nơi vắng vẻ (thâm sơn cùng cốc), tránh nơi phồn hoa nào nhiệt, không hề mong muốn bả vinh hoa phú quý.
Chuyện độ sinh thì ai có duyên đến, cầu khẩn lắm, thấy căn cơ thích hợp thì mới được nhận làm đệ tử, nhận đệ tử rồi dạy dỗ được bao nhiêu thì dạy, không quan trọng cái chuyện đệ tử có thể thành tựu đạo nghiệp hay không ? Sư phụ biết được bao nhiêu dạy hết cho đệ tử trong một thời gian ngắn, rồi "đường ai nấy đi", "thân ai nấy giữ", "khôn sống mống chết".
b. Điểm đến :
Hành giả tu 2 Thừa này đều cùng đến đích cuối là Niết Bàn tịch tĩnh, vất bỏ phàm trần, nhân thế.
Nhưng phương tiện để đến Niết Bàn thì mỗi thừa mỗi khác :
a. Tiểu Thừa chủ yếu Quán Vô Ngã (không kể các pháp môn trợ đạo), mà nhận ra Bản Thể Tâm.
b. Quyền Thừa chủ yếu quán sự vận hành của các pháp từ sanh trụ đến di diệt _ Thập Nhị Nhân Duyên _ mà nhận ra "Cái không sanh trụ dị diệt".
-------------
A. _ Trước tiên chúng ta cùng khảo sát phương pháp quán Vô Ngã của Tiểu Thừa nhé :
Một đứa trẻ sơ sinh thì chưa biết gì, cái biết đầu tiên của nó là biết khóc để thở (theo nhu cầu của cơ thể), nếu không khóc đứa bé sẽ thiếu oxy mà chết, cái biết thứ hai là biết cái núm vú cung cấp sữa qua miệng làm cho bao tử cảm thấy dễ chịu (hết đói), rồi đứa bé lần lượt biết nhìn ngó, biết quơ quơ cử động tay chân. Tất cả mọi cái biết sẽ lần lượt được tiếp thu, tạo thành cái biết cá nhân : này mẹ này cha, này ông bà, này anh chị em, biết thương biết ghét biết thích thú biết giận hờn.
Vô Học gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC. Cái THỨC hay CÁI BỊ BIẾT là cái đi từ 0 đến CÓ, rồi phát triễn dần lên.
Vì sao V/h gọi THỨC là CÁI BỊ BIẾT ?
_ Vì muốn dọn đường cho vế thứ 2 là CÁI TỰ BIẾT (tức là CÁI BIẾT KHÔNG LỆ THUỘC ĐIỀU KIỆN GÌ CẢ, cái đó gọi là Trí (một tên khác của A Lại Da Tâm).
[ Xin chú ý CÁI BỊ BIẾT mà V/h nói khác với CÁI BỊ BIẾT mà vodanhladanh hiểu. Phải chăng với vodanhladanh : Đối tượng của CÁI BIẾT là CÁI BỊ BIẾT ? Phải chăng với vodanhladanh CÁI BIẾT là chủ thể, là hữu tình; còn CÁI BỊ BIẾT là đối tượng (đối trọng, đối tác, ...) là vô tri ??? ]
CÁI BỊ BIẾT mà V/h nói vẫn là chủ thể, là cái THỨC (hay Thần Thức).
Trong Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật phân tích cho Ngài A Nan biết : Cái Thấy thì phải có 3 điều kiện con mắt, ánh sáng, vật thể, không có 3 điều kiện đó thì Nhãn Thức không sinh; nhưng CÁI TÁNH THẤY thì không có điều kiện gì cả, không có ánh sáng, không có vật thể, không có mắt chúng ta vẫn thấy đó là "THẤY tối thui". CÁI TÁNH THẤY trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật dụ cho A Lại Da Tâm hay CÁI TỰ BIẾT (không cần điều kiện gì cả, không hề có sinh ra hay mất đi gì cả).
Cũng CÁI TỰ BIẾT này, trong bài này nó được gọi là A Lại Da Tâm, sau này lên cấp cao hơn, ở trình áp chót thì CÁI TỰ BIẾT này có tên gọi _tuỳ theo công năng _ là Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí hay là Nhất Thiết Chủng Trí.
Bài hôm nay tuy ngắn gọn nhưng nó bao quát lắm, là "then chốt" là "cốt tuỷ" của Nhị Thừa đó !
Để suy tư cho bài này, Vô Học có một bức ảnh :
[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/tam%20nhin3_zps3geexpfn.jpg"].
.
[/NEN]
Xin các bạn, bạn nào có thể cho Vô Học biết :
1. _ Bức ảnh trên nhằm diễn tả cái gì ?
2. _ Cái Trí (hay A Lại Da Tâm) nằm ở đâu trong bức ảnh trên ?
Mến !