Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
quote_icon.png
Gửi bởi choconxauxi
KÍnh sư huynh Kim Cang !
Chocon thật vui mừng khi được tương tác với một vị đã vượt lên trên ngôn ngử để thực biết về những pháp Xuất Thế Gian.
Kính sư huynh _ người đã đến _ xin cho chocon được hỏi "Thế nào là pháp Xuất Thế Gian ?" (xin hãy thương tình giải thích mà đừng tạo thêm một mớ "ngôn ngữ thế gian") hay chỉ là trò "cả vú lấp miệng em" ?
Kính !​
Ban cho-con-xau-xi ơi
ptd xin phụ "giải thích" cho bạn một chút xíu nhe : chẳng có pháp gì gọi là pháp Thế Gian , và cũng chẳng có pháp gì là pháp Xuất Thế Gian ...

Kính


Chào bạn phithuydu, chào bạn choconxauxi,
d/đ xin trích dẫn đoạn kinh đức Phật Thích Ca giảng về pháp thế và pháp xuất thế trong phẩm Trường Thọ - kinh Đại Bát Niết Bàn để hai Bạn tham khảo nhe :


Ca-Diếp Bồ-Tá thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.

Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đến vi trần cũng chẳng hiện”.

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.

Hạng phàm phu ấy có chút ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhờ đây được sanh lên trời hưởng một ít an lạc, như bọn cứop kia được sữa pha với nước. Mà hạng phàm phu ấy thiệt chẳng biết là do tu ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ đặng sanh lên cõi trời, họ lại chẳng biết được giới, định, trí huệ, quy-y Tam-bảo, rồi do chẳng biết mà nói thường, lạc, ngã, tịnh. Dầu lại nói thường, lạc, ngã, tịnh, mà thiệt ra thời họ chẳng biết. Vì thế nên sau khi ra đời, Như-Lai vì chúng sanh mà diễn nói thường, lạc, ngã, tịnh.

Như vua Chuyển-Luân ra đời, do sức phước đức của vua nên bọn cướp tan vỡ, bầy bò vẫn còn nguyên vẹn. Nhà vua bèn giao bầy bò cho người chăn rành nghề, do đó mà được đề-hồ, và nhờ đề-hồ ma nhơn dân khỏi bịnh khổ.

Lúc đấng Pháp-Vương ra đời, hạng phàm phu không thể diễn thuyết giới, định, trí huệ kia liền tan rã như bọn cướp. Bấy giờ Như-Lai khéo giảng thế-pháp và xuất-thế-pháp. Vì chúng sanh mà khiến các vị Bồ-tát theo đó để diễn thuyết. Chư đại Bồ-tát đã được đề-hồ, lại làm cho vô số chúng sanh được pháp-vị cam-lộ vô-thượng, tức là thường, lạc, ngã, tịnh, của Như-lai.

Nầy Ca-Diếp 1 Vì những nghĩa ấy, nên
Như-Lai là thường, là pháp không biến đổi. Chẳng đồng hạng người ngu trong đời gọi Phạm-Thiên v.v… là pháp thường còn.

Gọi là pháp thường trụ thời phải là Như-Lai chớ chẳng phải pháp nào khác. Ông phải hiểu biết thân Như-Lai là như vậy.

Nầy Ca-Diếp ! Mọi người nên thường chuyên lòng tu hai chữ nầy : Phật là “Thường-trụ”. Nếu thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhơn nào tu hai chữ nầy, nên biết người ấy đi theo đường Phật đi, đến chỗ Phật đến.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-60_5-50_6-1_17-120_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Thân

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
KÍnh sư huynh Kim Cang !
Chocon thật vui mừng khi được tương tác với một vị đã vượt lên trên ngôn ngử để thực biết về những pháp Xuất Thế Gian.
Kính sư huynh _ người đã đến _ xin cho chocon được hỏi "Thế nào là pháp Xuất Thế Gian ?" (xin hãy thương tình giải thích mà đừng tạo thêm một mớ "ngôn ngữ thế gian") hay chỉ là trò "cả vú lấp miệng em" ?
Kính !

DH hỏi chẳng phải do Cầu Học Tu Hành mà muốn bắt bẻ biện luận.

DH hiểu Thế Gian trước hỏi Xuất Thế Gian sau.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chắc có lẽ tâm tình cùng với chó con với tấm lòng của một người bạn đạo, không phải người thế gian hay xuất thế gian gì nhe chó con ngoan! ( cũng là gởi đến các đồng hữu !)

Khi chó con hỏi câu này "
Phải chăng những người vô trí (bệnh tâm thần) là những người đã đến Niết Bàn ?", là một điều đã được nhận định - hiểu - bởi Chó Con và tiếp tục khẳng định câu hỏi đó khi truy vấn cùng với các đồng hữu khác. Trong khi Chó Con vẫn chưa suy nghĩ thấu đáo về vấn đề mà mình đưa ra truy vấn, một cách đúng nghĩa của nó, và làm cho người đọc cũng bị rối theo.

Nay TH xin làm sáng tỏ thêm vấn đề trong giới hạn của trí tuệ, nhưng không giới hạn của tấm lòng đạo hữu ta dành cho nhau.

Người bị bệnh tâm thần- cái nghe, cái thấy... của các căn vẫn rỏ ràng không sai khác với người không bệnh. Nhưng các căn bây giờ, ( nhớ cho một điều là các căn chỉ là công cụ của tâm thức dùng để tiếp duyên - trần cảnh bên ngoài. ) khi tiếp xúc với các trần cảnh ( duyên bên ngoài ), vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của chúng đối với tâm thức. Nhưng ở người bị bệnh tâm thần, tâm thức không thèm sử dụng những gì các căn nhận được. Tâm thức bây giờ chỉ thích riêng nó tự tạo ra ảo ảnh nhiều hơn là nhận được từ các căn ( những tưởng tượng, những ghi nhớ quá khứ tích lũy trong tâm thức theo vòng luân hồi, những tác nhân bên ngoài tác động được nhận thức một cách sai lệch...). Tâm thức của người bệnh tâm thần đầy những hình ảnh ( ai đã từng tìm hiểu qua căn bệnh này thì sẽ rất rõ ) do những tưởng tượng, những suy nghĩ không mục đích, những chất chứa, đau khổ trong quá khứ cuộn trào trong tâm thức người bệnh, làm người bệnh như điên như dại, gào thét chửi bơí, đánh đập, thậm chí giết hại những ai đến gần mình. Tâm thức bây giờ, chỉ một mình nó đã có đủ sức mạnh dệt nên tất cả, điều khiển thân thể bệnh nhân trong trạng thái không làm chủ được suy nghĩ ( vì suy nghĩ bây giờ chính do nghiệp thức kết tập nhiều đời xây dựng nên, bắt người chịu quả báo đó phải sống như vậy ). Tâm thức bây giờ tạm thời ít sử dụng đến những gì mà các căn đem lại cho nó - vì sao ít ? có sử dụng chứ không phải không dùng đến. Đừng hiểu sai chổ này!!!. Khi người, hay con vật, hình ảnh, hiện tượng xuất hiện trước mặt người bệnh. Tâm thức của người bị bệnh tâm thần lập tức nhận biết qua cái thấy của mắt, cái nghe của tai...rồi phân biệt theo nghiệp đã tích lũy
( còn gọi tập khí ) mà cảm thọ hiện tượng xảy ra . Tâm thức người bệnh lúc này tung hoành biến chuyển theo nghiệp đã tích lũy, sẽ gào thét , cào cấu, làm tổn hại đến các hiện tượng cảm thọ đó nếu cảm thấy ghét. Ngược lại, tâm thức của người bệnh cảm thấy thích hay yêu thương hiện tượng cảm thọ thì sẽ đưa tay vuốt ve, miệng phát ra những lời nhẹ nhàng trìu mến, ánh mắt cũng biểu lộ cảm xúc của yêu thương. Căn cứ vào những biểu hiện của người bị bệnh tâm thần mà các bác sĩ trị bệnh sử dụng cả hai biện pháp trị liệu: một là sử dụng thuốc ( tính chất vật lý + hóa học ) để tác động lên thể trạng người bệnh, và hai là sử dụng biện pháp tâm lý - tức là vỗ về, an ủi, động viên tâm thức người bị bệnh về những tổn thương mà tâm thức đã phải chịu đựng ( còn gọi là tổn thương tinh thần ), nhắc nhở tâm thức người bệnh từ từ trở về trạng thái tỉnh táo, để từ đó nhận thức về hiện tượng một cách đúng đắng, không còn hoảng loạn và sai biệt nữa. Khi tâm thức đã trở về trạng thái bình thường- người bệnh đã ăn uống, sinh hoạt bình thường ( các căn đã được tâm thức sử dụng trở lại đúng nhiệm vụ của nó ). Và từ đây tâm thức lại tiếp tục cảm thọ đúng theo các căn nhận biết, không còn những suy nghĩ, vọng niệm khác biệt sai lệch theo nghiệp tích lũy mà biểu hiện nữa. Các căn cùng với Tâm thức đã tuần tự, trở lại làm việc như chưa có bệnh.

Vậy từ đây Chó Con còn muốn hỏi
" Phải chăng những người vô trí (bệnh tâm thần) là những người đã đến Niết Bàn ?".
Họ đâu có vô trí phải không? Mà trí rất rất nhiều, rất lung tung mơ hồ, và đầy biểu cảm của nghiệp thức tích lũy ( buồn khóc ngày đêm, la hét,
đập phá, chửi bới, những tiếng than ai oán đâu đâu chả ngưới nào hiểu được...). Các căn của người khi bị bệnh tâm thần làm chức năng chủ yếu là biểu hiện trạng thái của tâm thức ra bên ngoài hơn là thu nhận vào !!!.

Vì vậy TH muốn nhấn nhủ với Chó Con một điều là : Còn nhiều điều bình thường mà Chó Con cần phải tìm hiểu cho rõ ràng hơn nữa.
Muốn học hiểu ( chưa nói đến hành ) Pháp Phật, không thể dùng tâm chưa sáng để tìm hiểu. Pháp thế gian và hiện tượng thế gian mà Chó Con còn chưa hiểu được một cách đúng đắng, thì sao có thể hiểu hết được Pháp Phật!
Chó Con hãy lắng lòng suy tư lại. TH thấy có những điều có thể hiểu được qua những gì các đạo hữu đã chia sẽ với Chó Con. Tại vì Chó Con không kham lãnh thôi, vì lòng nghi quá nhiều mà thiếu thực chứng và thực tu. Tâm thức chó con chứa hết nghi vấn này qua nghi vấn nọ, ngày nào là cùng tận với những suy nghĩ đó?
Muôn pháp, muôn hiện tượng thì có muôn lần phải giải thích với Chó Con!. Nhưng Chó Con không biết rằng một khi đã "thông" thì muôn pháp điều " thông ". Một khi chưa " thông" thì muôn pháp vẫn chưa "thông'. Dù có hỏi cho đến hết kiếp người Chó Con đang mang, thì cũng không giúp trả lời hết được. Muôn pháp không hiểu thì phải có muôn lời giải thích sao !!!? Nhưng kỳ thực chỉ có tiếng cười to giữa hư không mà thôi!.
Hãy làm bước kế tiếp đi Chó Con, hãy " hành" các Pháp Phật đã được dạy, sẽ thấy được tất cả các câu trả lời ngay tại mỗi bước chân "hành" đạo đó. Mong rồi sau này Chó Con sẽ có được tiếng cười phát xuất từ một cái Tâm đã thực sự lặng yên, một tiếng cười cho tất cả, hòa vào hư không vỡ tan!.

Các đạo hữu đã rất nhiệt tâm, rất quý cho những tấm lòng không kể sự nhọc công của bản thân!
Nhưng nhớ là đừng làm mất ý chính khi trả lời và cũng như đừng đi xa lời dạy của Đức Phật. Càng giải thích bằng nhiều ngôn từ, thì càng làm cho người chưa hiểu thêm rối rắm. Vì tất cả ngôn từ mà Đức Phật đã sử dụng chỉ là phương tiện để người trí nhận ra, chứ không phải những ngôn từ mô tả đó là thật. Dùng cái sinh diệt để mô tả cái không sinh diết há dễ lắm không?.

Ngày Thế Tôn còn tại thế đã nhọc công nhọc lòng, thiết tha bao nhiêu mà tất cả đâu phải ai cũng hiểu, cũng đạt được kết quả tu học giải thoát? Đâu phải ai cũng được vô lậu!. ( Hơn bốn mươi năm Đức Thế Tôn nhọc lòng chuyển pháp, tất cả chỉ là phương tiện! ). Vô lậu không phải ngày một ngày hai mà đạt được, mà là công khổ nhọc tu hành của nhiều đời mà thành tựu. Thậm chí ngay khi đời này, ta Ngộ được thực tánh, thì cũng như người đã thấy đường về không còn nghi ngờ nữa. Vẫn phải tu học cho sớm ngày được viên thành ,đâu có buông lung ! không thể hạn định một hay bao nhiêu kiếp sẽ xong? Chung trà có đầy nhanh hay chậm là do tay người rót.

Đức Phật đã từng bảo " ngựa khôn khi thấy bóng roi đã biết !" . Người trí thì chỉ đến một câu, một bài kệ tâm đắc cũng đủ để ứng dụng tu học cho bản thân. Nếu vì sự hiểu của thế gian mà dùng để hiểu Phật Pháp, thì cũng ví như có người cố đem nước trong ao để đo lường nước của biển vậy!. Người ấy không thể có được!.
Ngộ và Mê chỉ là hai mặt của một bàn tay mà thôi! Nói là hai mặt, nhưng cũng trên một bàn tay ấy!

Tại Chó Con không hiểu hành động của các Tổ nên sẽ nghi, đây là lẽ thường tình. Không có lỗi! Chứ kỳ thực hiểu rồi thì thấy rất vui và các hành động đó rất có ý nghĩa.

KHI THÔNG THÌ MUÔN PHÁP ( HÀNH ĐỘNG ) ĐỀU THÔNG!


 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chocon kính cám ơn những chỉ dạy của sư huynh Tấn Hạnh (các bạn của chocon cũng được nghe "ké"), xin cám ơn cô Diệu Đức đã trích dẫn đoạn Kinh văn nói về "pháp thế gian và pháp xuất thế gian".
Chocon xin ghi nhận lời Phật đã nói : Thế gian có những kẻ "ăn trộm pháp của Phật" rồi lầm tưởng rằng mình có thể có được pháp xuất thế gian, nhưng không, họ chỉ pha loãng sữa, hay làm làm hư sữa, chứ họ không thể nào có được vị đề hồ.

Kính sư phụ Văn Học ! sao sư phụ làm thinh hoài vậy ? Chocon xin sư phụ nói gì đi, sư phụ la con cũng được, rầy con cũng được, phạt con quỳ hương cũng được, vì con sẽ là tấm gương cho những bạn đồng tu chỉ lý thuyết suông _ đương nhiên là lệch lạc _ chứ không thực sự gặt hái được gì trong Phật pháp.

Kính !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Cảm trước tấm lòng của Chó Con ngoan. Trước biết vậy, nên luôn gọi là ngoan ! . Thay lòng người tu học làm cơn gió đưa lời. Học theo hạnh đạo của ngài A Nan, làm người bất giác để Thế Tôn hiển bày cái giác.



Thế Tôn ơi ! Vì lòng từ bi của Thế Tôn mà con đường đến bất diệt mới trở nên rõ ràng, dễ đi. Kể từ khi có Thế Tôn mà ánh sáng tưởng đã ngủ yên mới được hiển bày. Nếu ngày nay, chúng con không có được những lời dạy của Thế Tôn, thì con đường về không biết mịt mù như thế nào. Những đôi tay phải mò mẫm trong đêm tối của vô minh, biết hầm hố hiểm nguy nào đang chờ đợi khi không người chỉ lối. Huệ mạng đôi khi lầm lối mà phải dừng bước. Nổi khổ luân hồi, biết tìm đường nào thoát ra !.

Biết là xa Thế Tôn đã lâu lắm rồi, nhưng ngay đây phước báo còn quá đầy đủ. Những lời dạy của Thế Tôn vẫn còn rõ lối để quay về. Chỉ thương người đời sau không biết theo luật vô thường có còn được như ngày hôm nay !.

Ngày đem thân quỳ trước Bổn Sư, vị Thầy dạy dỗ " Muốn thoát sanh tử luân hồi, chỉ có một con đường này duy nhất. Con đường của Đức Phật đã tìm ra, chỉ theo những lời dạy đó mà tu học thì con mới thoát được sanh tử, không còn con đường nào khác ngoài con đường mà Đức Phật đã tìm ra cho chúng ta ! ".

Chỉ nhìn vào mắt Thầy với tấm lòng từ bi. Con vẫn chưa hiểu thấu những lời Thầy dạy dỗ. Trãi qua tháng năm nhọc công tu học, nếm vị đắng cay của những lỗi lầm. Con lớn lên trong tỉnh thức, mới hiểu lời Thầy nghĩa lớn đến dường nào.

Con nhớ cũng đã lâu rồi, khi đọc đến những lời dạy của Thế Tôn, những ngày mà Thế Tôn sắp tịch diệt và những lời dặn dò sau cuối. Những lời dạy và hình ảnh của Thế tôn đã làm nước mắt con rơi ràng rụa, mờ cả trang sách. Con đã cố gắng để không quên.

Kính lễ Đức Thế Tôn con xin chép lại !


" Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích."

" - Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

- Hãy nhìn vào thân xác các con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểu được rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổ đau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọng chi phối các con.

- Hãy nhìn vào tâm thức các con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng. Vì thế các con sẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tự duy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đã hiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

- Hãy nhìn vào tất cả các vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nào không phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gẫy nát, tan rã và phân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãy noi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế các con sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta, rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

- Này các đồ đệ của ta, những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng bao giờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứu và thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được an vui.


- Những gì hệ trọng nhất trong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức các con. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinh khiết và ngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của các con chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưa đến khổ đau.

- Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn, các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn, ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo.

- Để có thể giữ đúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vã. Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước với sữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thức của các con và thời giờ của các con trong sự cãi vã hay lười biếng. Hãy hân hoan đón nhận hoa thơm của Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trên Đường Ngay Thật.

- Những lời giáo huấn ta ban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo con đường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dù phải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưa hề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho trong lúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy. Nhưng nếu ngược lại, các con chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho các con ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như các con đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

- Hỡi các đồ đệ, phút cuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâu nữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay không ngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, ta đang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tan rã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phải hân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sống của con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọng phi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

- Con quỷ của những dục vọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắn độc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó ra ngoài. Các con phải cắt đứt những mối dây ràng buộc của thèm khát thế tục và rứt bỏ những mối dây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Các con phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

- Này các môn đệ của ta, giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉ là sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nó lớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Một vị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ. Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.

- Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

- Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con "



Thế Tôn ơi!. Đạo pháp của Thế Tôn vẫn còn đến ngày nay, vẫn truyền mãi không lúc nào thôi dứt. Ơn Thế Tôn chỉ cách này báo đáp, gắng tu học vì còn thiểu cạn, nhưng xin đem cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau như lời dạy bảo của Thế Tôn.


Cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn !.







 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Lễ Tam-Bảo .

Thế Tôn ơi!. Đạo pháp của Thế Tôn vẫn còn đến ngày nay, vẫn truyền mãi không lúc nào thôi dứt. Ơn Thế Tôn chỉ cách này báo đáp, gắng tu học vì còn thiểu cạn, nhưng xin đem cùng nghiên cứu với nhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau như lời dạy bảo của Thế Tôn.


Cuối đầu đảnh lễ Đức Thế Tôn !.
Con cũng xin được như lời dạy trên .
Kinh
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chocon kính cám ơn những chỉ dạy của sư huynh Tấn Hạnh (các bạn của chocon cũng được nghe "ké"), xin cám ơn cô Diệu Đức đã trích dẫn đoạn Kinh văn nói về "pháp thế gian và pháp xuất thế gian".
Chocon xin ghi nhận lời Phật đã nói : Thế gian có những kẻ "ăn trộm pháp của Phật" rồi lầm tưởng rằng mình có thể có được pháp xuất thế gian, nhưng không, họ chỉ pha loãng sữa, hay làm làm hư sữa, chứ họ không thể nào có được vị đề hồ.

Kính sư phụ Văn Học ! sao sư phụ làm thinh hoài vậy ? Chocon xin sư phụ nói gì đi, sư phụ la con cũng được, rầy con cũng được, phạt con quỳ hương cũng được, vì con sẽ là tấm gương cho những bạn đồng tu chỉ lý thuyết suông _ đương nhiên là lệch lạc _ chứ không thực sự gặt hái được gì trong Phật pháp.

Kính !
Cám ơn chocon đã nghĩ tưởng đến Vô Học !

Chocon ơi, lời của anh Tấn Hạnh rất đáng nên lưu tâm học hỏi, anh ấy nói rất chân thành dễ hiểu, chúng ta hãy cố gắng khắc cốt ghi tâm những lời anh ấy chia sẻ, rất có lợi cho chúng ta trên bước đường tu học.

Còn Vô Học tự xét mình cũng chỉ là "kẻ trộm pháp Phật" cho nên nếu có chia sẻ gì thì chỉ xin chia sẻ tâm nguyện, mong làm "chất xúc tác" để kích thích sự suy tư của chúng ta mà thôi :

1. Dầu trích dẫn nguyên văn lời Phật vẫn có thể biến pháp Xuất thế gian thành pháp Thế gian nếu hành giả hiểu sai ý chỉ của Phật.

2. dẫu là Thế gian pháp nhưng nếu nó kích thích cho ta Giác Ngộ thì vẫn được xem là pháp Xuất thế.

3. Báo thân gồm Tội báo thân và Phước báo thân (hay là Công đức báo thân), cả hai đều là thân Giả Có _ vô ảnh đối với nhục nhãn _ xin các bạn đừng bắt chước người ta nói đến "cái chết" bằng cụm từ "xã bỏ báo thân", CHẾT chỉ là bỏ thân tứ đại chứ không phải xả bỏ báo thân.

4. Tu theo đạo Phật nghĩa là mong muốn thành tựu "VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN" (xin đừng gọi nhầm là VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC PHÁP THÂN bởi PHÁP THÂN thì không có khiếm khuyết bao giờ).

5. Chuyện VIÊN MÃN CÔNG ĐỨC BÁO THÂN là chuyện xa vời, chuyện trước mắt là nhẫn chịu tất cả trái ngang nghịch cảnh NHƯ KHÔNG CÓ GÌ, như "gió thổi đồng hoang", lâu ngày thành CHÁNH ĐỊNH _ TAM MUỘI. Thực chứng một pháp Tam Muội là chuyện gần _ rất có thể thành tựu nếu hành giả tinh tấn vượt bực.

Chúc cho tất cả chúng ta đều sớm thấy được MÙA XUÂN VĨNH CỮU.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-3.jpg"].....






























































...
[/nen]
.......
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
2. dẫu là Thế gian pháp nhưng nếu nó kích thích cho ta Giác Ngộ thì vẫn được xem là pháp Xuất thế.
Kính Bác Vặn Học!
Xin Bác cho một thí dụ về câu trên!
Cãm ơn Bác ! Kính.

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Bác Vặn Học!
Xin Bác cho một thí dụ về câu trên!
Cãm ơn Bác ! Kính.

Cám ơn Chiếu Thanh đã hỏi !

Cùng các bạn, vào thời vua Lương Võ Đế Phật giáo rất thịnh hành, chùa chiền mọc lên rất nhiều, Kinh sách, Giáo lý và Tăng sĩ tràn ngập xã hội, nhưng Phật pháp đã biến thành Thế gian pháp.
Rồi Tổ Đạt Ma xuất hiện, chỉ một câu rất thường _ không nói cao xa gì _ "Ngươi nói Tâm ngươi bất an, vậy hãy đem nó ra đây ta an cho !". Câu nói rất thường ấy chính là Xuất thế gian pháp !

Phật pháp thực sự là THỨC TỈNH KẺ MÊ còn ngoài ra là CÁC PHÁP TRỢ ĐẠO (CPTĐ). Chúng ta tu hành thường hay ôm chặt CPTĐ mà quên đi mục đích chính là TÌM GIÁC NGỘ, biến CPTĐ thành gông xiềng trói buộc chúng ta.

"Giữ Tâm thanh tịnh - Hạnh phúc biết bao, Giữ Ý thanh tịnh - Hạnh phúc biết bao,......" Điều nầy chỉ là một trong CPTĐ, nhiều người ôm cứng nó biến Phật giáo thành Tiên đạo, khiến cho người tu thì đông mà không ai ngộ đạo cả.

Pháp Dung

法 融 ; C: fǎróng; J: hōyū; 594-657;

Thiền sư Trung Quốc, người sáng lập thiền phái Ngưu Ðầu. Sư là môn đệ của Tứ tổ Ðạo Tín.
Thuở nhỏ Sư theo học Nho giáo và năm 19 tuổi đã thông kinh sử. Vì không hài lòng với những gì đạt được, Sư chuyển qua tham học Phật pháp và đến núi Ngưu Ðầu ở trong hang đá gần chùa U Thê, ngày đêm tu tập thiền định. Ðạo hạnh của Sư cảm hóa được cả thú rừng nên chúng đem hoa quả đến cúng dường. Tổ Ðạo Tín nhân lúc qua đây xem khí tượng biết trên núi có bậc dị nhân, đích thân lên núi tìm Sư. Sư ngồi thiền không để ý đến ai.
Tổ thấy thế bèn hỏi: "Ở đây làm gì?"
Sư đáp: "Quán tâm."
Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"
Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Ðạo Tín. Sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ,
Sư hỏi: "Ngài vẫn còn cái đó sao?"
Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"


http://www.diendanphatphap.com/dien...Chân-lý-_-bài-1-_-Đôi-điều-về-Tuyệt-Quán-Luận

Tứ Tổ Đạo Tín không phải sợ cọp nhưng Ngài muốn chỉ dạy, phá chấp cho Ngài Pháp Dung _ một điều mà trước đây chưa ai dạy _ rằng :

_ Cái tình cảm buồn vui thương ghét (thất tình lục dục) nó chỉ như con kiến bám trên trái banh. Khi trái banh được "sút" thẳng vào "gôn" thì một con kiến hay một trăm con kiến bám vào cũng không làm thay đổi "đường bay" của trái banh chi cả, trái banh vẫn chui vào nằm trọn trong lưới như thường.

Đây là bài Giáo Lý "nhổ đinh tháo chốt" cho chúng ta mà Tứ Tổ THÂN GIÁO (dạy bằng hành động trong cuộc sống) còn Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác thì nói lên bằng ngôn ngữ :

"Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân.
Vô minh thực tánh tức Phật tánh"


"Tam độc thủy bào hư xuất một."
(Tham, Sân, Si chỉ là bọt nước, vừa tạm có đã vội tan biến)

"
Tỷ lai trần kính vị tằng ma"
(Bụi dính trên gương, lau cũng được mà không lau cũng được, Gương không vì bụi mà sáng hay tối)
.........
http://www.tangthuphathoc.net/thien/vinhgiachungdaoca.htm


Dẫn chứng thứ hai là Ngài Marpa (đã có vợ và có con gái), khi Ngài Milarepa đến thì Tổ chưới mắng thậm tệ, quăng - ném - đánh - đá đủ cả, nhưng nhờ thế mà Ngài Milarepa sớm giải được Sát nghiệp :

"Quán ác ngôn, thị công đức,
Thử tắc thành ngô thiện tri thức."

(Những lời chưởi mắng nói xấu ta, nói oan ức ta nếu ta chịu được hóa giải được, xem như "gió thoảng ngoài tai" thì đều làm cho ta tích góp được thêm công đức, như vậy người nói đó há không phải là Thiện Tri Thức của ta hay sao ?!)

Đó, Thế gian pháp thành Xuất thế pháp là như thế đó !

Mến !

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chân thành cảm ơn Bác đã cho ví dụ.

Ngày nay, đệ tử Phật (xưng như vậy, chứ không biết phải hay không) thường lạm dụng từ xuất thế và thường cho là cái không phải xuất thế là cái "đạo tầm thường thế gian".

Xin cho hỏi là :

"Có chính thực là có đạo xuất thế và đạo tầm thường thế gian, không?"


Kính Bác hoan hỷ cho đại chúng lời dạy.
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Có gậy của Tổ Bách Trượng ở đây là bị ăn một gậy, không đau thấu trời mới lạ.


- Kẻ không thấu đạo, nói gì cũng là chết.

- Kẻ thấu được đạo, muôn pháp đều là đạo xuất thế gian.


Cái nào không phải đạo xuất thế gian? Ông chỉ tôi coi!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Ồ !!!

Đối đải, đối đải
Hôm nay, ngày mai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-3.jpg"].....






























































...
[/nen]
.......
Chiếu Thanh đã viết:
Xin cho hỏi là :

"Có chính thực là có đạo xuất thế và đạo tầm thường thế gian, không?"
Chào Chiếu Thanh !

Nếu bạn hỏi về "ĐẠO Xuất thế, ĐẠO tầm thường" thì Vô Học không có ý kiến, vì trả lời câu nầy sẽ đẩy chúng ta đi xa chủ đề. Nhưng nếu bạn hỏi :

_ Ở đây Tổ nói "phi pháp, phi phi pháp......" rồi chỗ khác nói :

"Mộng lý minh minh hữu lục thú,
Giác hậu không không vô đại thiên."

(Trong mộng lao xao bầy sáu nẻo,
Tỉnh ra bằng bặt chẳng ba ngàn)
http://www.tangthuphathoc.net/thien/vinhgiachungdaoca.htm

Như vậy CÓ hay KHÔNG CÓ Chân Lý Phật pháp ? Hay tất cả đều KHÔNG CÓ GÌ, kể cả Chân Lý Phật pháp ?

Nếu ý bạn muốn hỏi như trên, thì Vô Học xin trả lời :

_ Trên tinh thần CHÂN THẬT NGHĨA :

Không có Phật ba đời,
Không có Phật mười phương.
Chỉ một CHÂN TÂM nầy
Vẫn thường làm Pháp Vương


Ở bài trước V/h đã đưa ra hai hình ảnh nầy rồi :

ADiDa Phat.jpg ADiDaPhat 2.jpg

Trên vách tường kia KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ, trong điện thoại di động KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ, nhưng không vì thế mà không có TÍN HIỆU GỐC trong máy tính của chúng ta.

Mến !

 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
..........
Không có Phật ba đời,
Không có Phật mười phương.
Chỉ một CHÂN TÂM nầy
Vẫn thường làm Pháp Vương
......
......

Trên vách tường kia KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ, trong điện thoại di động KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ, nhưng không vì thế mà không có TÍN HIỆU GỐC trong máy tính của chúng ta.



Mến !
Kính bác Văn Học !

Hắc phong xin bác cắt nghĩa thêm chỗ nầy.

Kính !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
[B đã viết:
nguyenvanhoc2006[/B]]
Không có Phật ba đời,
Không có Phật mười phương.
Chỉ một CHÂN TÂM nầy
Vẫn thường làm Pháp Vương
......
......

Trên vách tường kia KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ, trong điện thoại di động KHÔNG CÓ PHẬT A DI ĐÀ, nhưng không vì thế mà không có TÍN HIỆU GỐC trong máy tính của chúng ta.



Mến !

Hắc phong xin bác cắt nghĩa thêm chỗ nầy.

Kính !
Chào bạn Hắc Phong !

Cho phép V/Q góp lời nhé :

Vô sở tùng lai - diệc vô sở khứ - cố danh Như Lai

Kinh Kim Cang

(Cái gì có tên có tuổi "có gốc có gác" (có lý lịch), có đến có đi thì đều không phải Như Lai)

Mô Phật !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-4.jpg"].....


























































...
[/nen]
.......
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào bạn Hắc Phong !

Cho phép V/Q góp lời nhé :

Vô sở tùng lai - diệc vô sở khứ - cố danh Như Lai

Kinh Kim Cang

(Cái gì có tên có tuổi "có gốc có gác" (có lý lịch), có đến có đi thì đều không phải Như Lai)

Mô Phật !

nguyenvanhoc2006 đã viết:
_ Trên tinh thần CHÂN THẬT NGHĨA :

Không có Phật ba đời,
Không có Phật mười phương.
Chỉ một CHÂN TÂM nầy
Vẫn thường làm Pháp Vương

kính lễ thầy V/Q , bác V/H
kính Hắc Phong , cùng quý ĐH

Xin cho phép ptd được nêu câu hỏi , vì trong dạ con còn tối tăm chưa hiểu :

Như thầy V/Q diễn ý trong kinh Kim Cang nói ,

CÁI GÌ CÓ TÊN CÓ TUỔI , "CÓ GỐC CÓ GÁC", CÓ ĐẾN CÓ ĐI THÌ ĐỀU KHÔNG PHẢI NHƯ LAI

và lời của bác V/H .

Điều đó , CÓ hay KHÔNG có nghĩa : NGỘ CHÂN TÂM là coi như xong (hết quả vị tu hành ). Vì con ngu si nên không hiểu được chỗ này .
Trong kinh Bi Hoa có nói đến sự PHÁT BỒ ĐỀ TÂM (sự phát tâm tu hành cho đến thành Phật ) và với phương tiện này là có nói đến chư Bồ Tát , chư Phật có danh hiệu ( tên tuổi ), gốc gác, đến đi . Mà con vẫn thấy trong kinh này dùng từ "NHư Lai " để kế bên danh hiệu đấng Đại Giác .Ngoài ra nếu có sự Phát Bồ Đề tâm tu đến thành Phật ,thì có sự thành Phật , thì trí tuệ của Phật ( gọi là Nhất Thiết Chủng Trí ) là khác với Chân Tâm hay giống Chân Tâm , hay là một khía cạnh riêng biệt .

Tuy con biết rằng trong kinh KC nói , phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối . Đó là theo nghĩa Chân Đế như bác V/ H có nói . Nhưng theo con thấy cái trí hiểu biết tất cả của chư Phật , là cái gì chân thật . Và trí đó là không hình tướng .
Vì con muốn được hiểu rõ để biết con đường cần phải đi , trong khi chưa hiểu rõ , nên xin mạn phép hỏi Quý Thầy . Xin thầy chỉ dạy .
Kính
phithuydu
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Cái này là câu hỏi hay nhất mà TH thấy lâu nay đấy ! :)


Thầy VQ và VH phải làm rõ đó, cho TH học hỏi với, phải không PTD ?
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
kính lễ thầy V/Q , bác V/H
kính Hắc Phong , cùng quý ĐH

Xin cho phép ptd được nêu câu hỏi , vì trong dạ con còn tối tăm chưa hiểu :

Như thầy V/Q diễn ý trong kinh Kim Cang nói ,

CÁI GÌ CÓ TÊN CÓ TUỔI , "CÓ GỐC CÓ GÁC", CÓ ĐẾN CÓ ĐI THÌ ĐỀU KHÔNG PHẢI NHƯ LAI

và lời của bác V/H .

Điều đó , CÓ hay KHÔNG có nghĩa : NGỘ CHÂN TÂM là coi như xong (hết quả vị tu hành ). Vì con ngu si nên không hiểu được chỗ này .
Trong kinh Bi Hoa có nói đến sự PHÁT BỒ ĐỀ TÂM (sự phát tâm tu hành cho đến thành Phật ) và với phương tiện này là có nói đến chư Bồ Tát , chư Phật có danh hiệu ( tên tuổi ), gốc gác, đến đi . Mà con vẫn thấy trong kinh này dùng từ "NHư Lai " để kế bên danh hiệu đấng Đại Giác .Ngoài ra nếu có sự Phát Bồ Đề tâm tu đến thành Phật ,thì có sự thành Phật , thì trí tuệ của Phật ( gọi là Nhất Thiết Chủng Trí ) là khác với Chân Tâm hay giống Chân Tâm , hay là một khía cạnh riêng biệt .

Tuy con biết rằng trong kinh KC nói , phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối . Đó là theo nghĩa Chân Đế như bác V/ H có nói . Nhưng theo con thấy cái trí hiểu biết tất cả của chư Phật , là cái gì chân thật . Và trí đó là không hình tướng .
Vì con muốn được hiểu rõ để biết con đường cần phải đi , trong khi chưa hiểu rõ , nên xin mạn phép hỏi Quý Thầy . Xin thầy chỉ dạy .
Kính
phithuydu
Xin chào Phi Thụy Du.
Phải chăng những chỗ Vô Học gạch dưới là trọng tâm câu hỏi của bạn ?Nếu đúng như thế thì chúng ta có 4 câu hỏi được đặt ra :

1.
NGỘ CHÂN TÂM là coi như xong (hết quả vị tu hành ) ?
Trong đạo Phật có rất nhiều cấp độ NGỘ CHÂN TÂM :
_ Thấp nhất là chứng quả Tu Đà Hoàn (như Ngài Hư Vân Hòa Thượng và sư cô Satomi Myodo _ mời đọc lại http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?9794)
_ Chứng ngộ sâu hơn là những quả vị Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.
_ Cũng có những vị khi vừa NGỘ CHÂN TÂM đã là bậc Bồ tát như Ngài Lục Tổ Huệ Năng.
_ Hoặc khi vừa chứng ngộ đã là Bất Thối Bồ tát như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác.
Bạn thấy rồi đó tất cả những vị Thiền sư dầu đã NGỘ CHÂN TÂM vẫn tiếp tục tu học cho sáng thêm (tức là vô tình đã tự nâng trình độ chứng đắc của mình lên bậc cao hơn).

Chỉ duy có khoảng 5000 vị (đa số là A La Hán) trong pháp hội DIỆU PHÁP LIÊN HOA là "tự đủ" đứng dậy lễ Phật xin lui (không cần thiết phải học thêm lên Giáo Lý Tối Thượng).

Phật đã quở những vị nầy là "chồi khô mộng lép", nói rằng cái chỗ họ đến chỉ là "Hóa thành" (chứ chưa phải là Bảo Sở _ đích đến chân thật).

2. Sự PHÁT BỒ ĐỀ TÂM (sự phát tâm tu hành cho đến thành Phật )

Vì sao NGỘ CHÂN TÂM vẫn chưa xong ?

_ Trước đây Vô Học đã có minh họa rồi nhưng nay xin nhắc lại (với khả năng hạn hẹp của Vô Học chỉ xin minh họa gợi ý, chứ không là sự thật), sau đây là những hình ảnh diễn tả sự chứng ngộ của từng bực :


  1. Tu Đà Hoàn : TDH.jpg
  2. Tư Đà Hàm : TDHm.jpg
  3. A Na Hàm : ANHm.jpg
  4. A La Hán : ALH.jpg
  5. Sơ Địa Bồ tát Spt Bt.jpg
  6. Những vị Đại Bồ tát khi chứng ngộ thì chứng NGỘ PHÁP KHÔNG : DBt.jpg
  7. Bực Diệu Giác thì chứng CÁC PHÁP BÌNH ĐẲNG (thấy được CHÂN THÂN PHẬT, nhưng chưa rõ như Phật _ NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ ) : D G.jpg
  8. Phật (Viên mãn Công đức Báo Thân) : Phat.jpg
(còn tiếp)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên