lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Không Có Gì Không Phải Là Phật Pháp Đây Là Cảnh Giới Tu Hành Của Bồ Tát chứ Phàm Phu chưa thể chứng nhận được mà chỉ là hiểu theo danh từ.

Lấy thí dụ có các loại Chất Độc như là
độc rắn, độc bò cạp, độc rít, độc ong, độc của sứa biển...v..v...đều có thể làm chết người nhưng mà nếu biết sử dụng thì chế thành Thuốc trị đau nhức, trị ung thư.

Nhưng mà đây là phải một người chuyên nghiên cứu và về Chất Độc mới có khả năng như vậy chứ chưa thì không thể thấy Chất Độc cũng là Thuốc.

Các hiện tượng thiên tai, nhân họa đều là từ Duyên Sanh cho nên đều là Phật Pháp vì Phật dạy Các Pháp Từ Duyên Sanh.

Nếu nói sâu hơn là Duy Thức Biến Hiện như là Cảnh Trong Mộng.

Cảnh Mộng thì có Cảnh Lành Cảnh Dữ nhưng đều là Mộng Cả nhưng chỉ có khi Tỉnh Mộng thì mới biết là Cảnh Mộng.

Ngộ Lý Duy Thức Biến thì mới Thấy là Không Gì Không Phải Từ Thức Hiện cho nên tất cả pháp đều là Phật Pháp đều là Phật Pháp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Thưa Thầy Viên Quang
Thưa Bác V/H
Thưa tiền bối KC
Cùng quý ĐH

Còn Chân Xuân thật sự là thường tịch quang độ

Xin kính tặng quý vị một bài thơ
CHÚC XUÂN
Xuân về trước ngõ báo tin vui
Biết chúc gì đây đến bạn hiền
Pháp Huynh , Pháp Tỷ , và ai nữa
Có thấy xuân đang đến mọi miền

Xuân đến xuân đi tôi nào biết
Lòng này háo hức mong xuân đến
Vui cái vui chung rất nhiệm mầu
Chân Xuân an lạc , niềm vui ấy

Xin hãy chúc nhau mùa xuân mới
Cùng nhau vui với mùa chân xuân
Biết đến bao giờ ta có em
Xin hãy chúc nhau mùa xuân này


Ta sẽ có Xuân từng mong chờ
Ta ước có Xuân từ bây giờ
Ta muốn có Xuân từ giây này
Ta vốn có Xuân tự bao giờ ...

Kính
ptd
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Hai loại Chấp Ngã đó là Chấp Ngã, Chấp Pháp

Thánh trong Nhị Thừa phá Ngã Chấp là Cái Chấp của Phàm Phu về Ngã.

Pháp Chấp là sau khi đã Phá Ngã Chấp mới có thể quán chiếu được cũng như phải qua tiểu học mới lên trung học được.

Ngã trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chẳng phải Ngã mà chúng sanh hiểu theo nghĩa có một thực thể thường hằng.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật chẳng dạy Ngã theo Cái Hiểu của Phàm Phu và Ngoại Đạo.

Ngã mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói là Pháp Thân là Tánh Giác Lặng Lẽ Thường Hằng không phải là Cái Vọng Tưởng Dấy Động mà gọi là Ngã.

Như Lai Tạng chính là Cứu Cánh Vô Ngã vì Ngã Chấp Pháp Chấp đều Không.

Thường Biết Khắp Mà Chẳng Dấy Niệm Phân Biệt cho nên là Vô Ngã, Không Dấy Niệm Mà Thường Biết Khắp cho nên nói là Ngã.

Còn Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng là Còn Chấp Ngã.

Trong Kinh Lăng Già nói về Pháp Chấp là nói Thức Thứ Bảy Cực Vi Tế đây là chổ tu của các bậc Thánh chẳng phải của Phàm Phu.

Tất cả mọi sự thần thông hóa hiện của Chư Phật Chẳng Thật Có Chẳng Thật Không như Cảnh Trong Mộng Chẳng Thật Có Chẳng Thật Không chính là trong Kinh nói Như Huyễn Tam Muội là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.

Chào tb KC
Nhân tb KC nói về Kinh Lăng Già ( và kinh Đại Bát Niết Bàn ) ptd xin phép được nêu một thắc mắc sau :

kinh Lăng Già nói:
Phật bảo Đại huệ : Ta nói Như Lai Tạng chẳng đồng với cái thuyết "chơn ngã" của ngoại đạo. Đại Huệ , ta có lúc nói Không , Vô Tướng , Vô nguyện , như thật tế Pháp tánh , Pháp thân , Niết Bàn , lìa tự tánh, bất sanh bất diệt , bổn lai tịch tịnh, tự tánh Niết Bàn vv.. dùng những từ này để thuyết Như Lai Tạng xong , ấy là vì Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác muốn đoạn dứt sự e sợ danh từ Vô Ngã của phàm phu , nên nói cảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu , là Như Lai Tạng


Theo kinh LĂNG GIÀ thì Như Lai Tạng , là cảnh giới lìa vọng tưởng , vô sở hữu, không đồng với thuyết "chơn ngã" của ngoại đạo
Chơn ngã này hiểu theo nghĩa của Đại ngã của ngoại đạo ?
KÍNH
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Có các loại Chấp Ngã tại Ấn Độ như sau:

Chấp là 5 Ấm Là Ngã
Đây là Chấp Ngã là Sự Hòa Hợp của 5 Ấm
Ví dụ như nói bánh gọng càng tay lái.v..v thì gọi là xe hơi thì xe hơi chính là Ngã

Chấp là 5 Ấm Khác Ngã
Đây là 5 Ấm Hòa Hợp thì Ngã thì ở trong sự hòa hợp của 5 Ấm.
Như là xây nhà rồi vào nhà ở thì cái nhà là 5 Ấm còn Người ở là Ngã.

Chấp Là Ngã là 1 trong 5 Ấm
5 Ấm hòa hợp thì có 1 Ấm Ngã.
Đây như là nói 5 Ấm thì Thức Ấm là Ngã.

Chấp Là Ngã và 5 Ấm Chẳng Một Chẳng Khác
Đây là chấp cái thân 5 Ấm và Ngã Chẳng Phải Là Một Thể vì 5 Ấm thì hoại còn Ngã là Thường Hằng nhưng mà Ngã thì ở nơi 5 Ấm cho nên Không Phải là Khác.

Đây như là sóng thì hoại còn nước là thường hằng.

Chấp Ngã là Một Thực Thể Thường Còn ở trong Thân
Cái Ngã của Phàm Phu thì nói như là Linh Hồn ở nơi Thân, Thân hoại thì Ngã rời Thân chứ không hoại diệt theo Thân.
Đây giống như là người mặc áo, áo rách thì thay áo khác.

Ngã Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói chẳng phải nói theo Phàm Phu là Có Cái Thực Thể Thường Còn ở nơi Thân rồi thì đi trong luân hồi.

Ngã Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói chẳng phải nói theo Chấp của Ngoại Đạo về Ngã.

Tánh Giác Không Phải là Một Thực Thể cho nên không nói là Tánh Giác là Trong 5 Ấm, Ngoài 5 Ấm, Khác 5 Ấm, Đồng 5 Ấm, Cũng Đồng Cũng Khác 5 Ấm.

Kính sư huynh Kim Cang ! Cám ơn s/h đã giải thích, nhưng .....chocon vẫn còn thắc mắc :
Tánh Giác Không Phải là Một Thực Thể
Vậy chocon phải hiểu làm sao đây ?

_ "Tánh Giác" chỉ là ngôn từ rỗng chăng ?
_ "Tánh Giác" chỉ là hoa đốm chăng ?
_ "Tánh Giác" chỉ là Giả Danh chăng ?
_ "Tánh Giác" không thật có như "lông rùa, sừng thỏ" chăng ?

Kính !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Chân Ngã = Đại Ngã của Áo Nghĩa Thư (Veda) nói là Có Một Thực Thể Thường Hằng Sanh Ra Tất Cả = Đại Tự Tại Thiên tu hành là để nhập về cùng với Đại Tự Tại Thiên.

Cái này như là lấy giọt nước mà bỏ vào biển thì biển là Đại Ngã còn giọt nước là Tiểu Ngã.
Còn có loại Cái Chấp Chân Ngã = Đại Ngã đó là khi mọi tư tưởng đều lặng hết rồi Chấp Cái Rỗng Không Vắng Lặng.

Cái Chấp Đó Chính Là Chấp Ngã.








 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Kính sư huynh Kim Cang ! Cám ơn s/h đã giải thích, nhưng .....chocon vẫn còn thắc mắc :
Vậy chocon phải hiểu làm sao đây ?

_ "Tánh Giác" chỉ là ngôn từ rỗng chăng ?
_ "Tánh Giác" chỉ là hoa đốm chăng ?
_ "Tánh Giác" chỉ là Giả Danh chăng ?
_ "Tánh Giác" không thật có như "lông rùa, sừng thỏ" chăng ?

Kính !
Chấp Ngã thì như là Chấp Có Vật Thể tuy là vô hình nhưng vẫn là Vật cho nên mới có các loại Chấp Ngã ở trong 5 Ấm, là 5 Ấm, cũng đồng cũng khác 5 Ấm, là 1 trong 5 Ấm.

Tánh Giác thì không phải như vậy là Thường Biết Lặng Lẽ Không Niệm Tưởng Phân Biệt Không Đối Đãi.

Muốn Trực Nhận Tánh Giác chỉ có qua Sự Thiền Định chứ không thể dùng ngôn ngữ mà diễn tả vì ngôn ngữ là để nói Cái Có Tướng Sanh Diệt mà Tánh Giác Thì Không Tướng Sanh Diệt.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về Tánh Nghe đây chính là nói Tánh Giác và có dạy thứ lớp tu tập để sống với Tánh Giác.

Bao nhiêu danh từ diễn tả chẳng thể nói mà chỉ là do Thiền Định mới nhận ra được vì vậy mà Đức Phật nói trong 49 năm Ngài chẳng nói một câu vì những sự giảng thuyết đều chỉ là phương tiện để nhận ra và sống với Tánh Giác.

TÁNH GIÁC = PHẬT TÁNH CHÍNH LÀ NGÃ TRONG KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN nói nhưng mà Đức Phật ban đầu không nói như vậy mà nói Vô Ngã để phá cái Chấp Ngã Sai Lầm của Phàm Phu và Ngoại Đạo.

Còn Chấp Ngã theo nghĩa Phàm Phu và Ngoại Đạo thì không thể nhận ra Tánh Giác.

Kinh Lăng Già nói Tướng Thức Diệt chẳng phải là Thức Diệt cho nên không rơi vào Đoạn Diệt Ngoan Không.

Tướng Thức là Vọng Tưởng Sanh Diệt còn Thức là nói Cái Biết Thường Hằng.

Thường Biết Mà Chẳng Dấy Niệm Biết, Chẳng Dấy Niệm Biết Mà Thường Biết.

DH đọc Kinh Lăng Già rồi sẽ có chổ vào.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma lúc xưa truyền pháp thì có nói dùng 4 quyển Kinh Lăng Già để Ấn Tâm.






 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83

.......
Tánh Giác thì không phải như vậy là Thường Biết Lặng Lẽ Không Niệm Tưởng Phân Biệt Không Đối Đãi.
......
......

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về Tánh Nghe đây chính là nói Tánh Giác và có dạy thứ lớp tu tập để sống với Tánh Giác.

Kính sư huynh Kim Cang !
Bài trước sư huynh nói :
Tánh Giác Không Phải là Một Thực Thể
Bài nầy sư huynh nói :
Tánh Giác (thì không phải như vậy) là Thường Biết Lặng Lẽ Không Niệm Tưởng Phân Biệt Không Đối Đãi.
1. _ Nếu đã định nghĩa được như vầy thì sao lại có thể nói "Tánh giác không phải là một thực thể" ?

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về Tánh Nghe đây chính là nói Tánh Giác
Xin cho chocon được hỏi thêm :
2. _ Vậy còn Tánh Thấy, Tánh Ngửi, Tánh Nếm, .....có phải là Tánh Giác hay không ?
3. _ Chúng ta có tất cả bao nhiêu cái Tánh Giác lận ?

Kính !
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Nếu đã định nghĩa được như vầy thì sao lại có thể nói "Tánh giác không phải là một thực thể" ?

KC có nói là ngôn ngữ nói không đến chỉ là tạm dùng để làm phương tiện.

Thực Thể là nói Có Tướng mà Tánh Giác Không Phải là Tướng.

Thấy, Nghe, Hiểu Biết... đều là Dụng của Tánh Giác tùy theo Dụng mà tạm đặt tên là Tánh Nghe, Tánh Thấy..v.v..

Như Hư Không vốn không có phương hướng chỉ là tạm phương tiện mà nói là Đông Tây Nam Bắc.

DH muốn hiểu rõ nên tìm Kinh Lăng Già mà đọc nhất là phần giảng giải của Ngài Hàm Thị.


 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83


Thấy, Nghe, Hiểu Biết... đều là Dụng của Tánh Giác tùy theo Dụng mà tạm đặt tên là Tánh Nghe, Tánh Thấy..v.v..

Kính sư huynh Kim Cang ! Xin cho chocon được hỏi :
_ Tánh Nghe, Tánh Thấy, Tánh Hiểu biết .....có sinh diệt hay không ?
_ Khi Tánh Nghe hiện hữu thì Tánh Thấy đi đâu ? (hay vẫn còn ở chung một chỗ ?)
_ Tánh Nghe, Tánh Thấy, Tánh Hiểu biết ......là Chơn hay Vọng ?
Kính !
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Càng hỏi càng xa
Càng đáp càng xa

Hỏi đáp làm nhân duyên cho nhau không bao giờ cùng tận, huyễn hóa lại thêm huyễn hóa, toàn là đi quanh vấn đề một vòng tròn to, chỉ thêm nhọc nhằn.

Hỏi chỉ để hỏi chơi, biết chơi cho thỏa mãn ý thức tìm hiểu. Rỗi buông ra quên đi, bỏ đi, lại đi tìm cái khác khi cái nầy đã chán, đã biết rồi. Đã tới 216 trang vẫn y nguyên như lúc ban đầu!

Lăng nghiêm nói: "Ông nhiều kiếp học rộng nghe nhiều, không bằng một ngày tu vô lậu nghiệp".
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Kính sư huynh Kim Cang ! Xin cho chocon được hỏi :
_ Tánh Nghe, Tánh Thấy, Tánh Hiểu biết .....có sinh diệt hay không ?
_ Khi Tánh Nghe hiện hữu thì Tánh Thấy đi đâu ? (hay vẫn còn ở chung một chỗ ?)
_ Tánh Nghe, Tánh Thấy, Tánh Hiểu biết ......là Chơn hay Vọng ?
Kính !

Đây là câu trả lời cho DH

Thấy Nghe Mà Khởi Thấy Nghe Tức Là Gốc Vô Minh (Sanh Diệt)
Thấy Nghe Mà Chẳng Khởi Thấy Nghe Tức Là Niết Bàn (Không Sanh Diệt)
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Càng hỏi càng xa
Càng đáp càng xa.
Kính sư huynh Thánh Tri !
Chocon rất vui khi được sư huynh hạ cố, nhưng với phát biểu nầy của s/h xin phép cho chocon được hỏi :

cam diec dui.webp

Theo sư huynh ba con khỉ nầy "không thấy, không nghe hỏi, không trả lời" thì được GẦN cái gì ?

Đã tới 216 trang vẫn y nguyên như lúc ban đầu!
Kính thưa sư huynh !

vit nghe sam.webp

"Vịt nghe sấm" thì dẫu 1000 trang cũng không thấy có gì thay đổi !

Riêng chocon, từ khi phát hiện chủ đề nầy thì "ngày qua là một thắm tươi diệu huyền !"

Lăng nghiêm nói: "Ông nhiều kiếp học rộng nghe nhiều, không bằng một ngày tu vô lậu nghiệp".
Câu nầy chocon xin ghi khắc vào lòng.
Kính !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83


Đây là câu trả lời cho DH

Thấy Nghe Mà Khởi Thấy Nghe Tức Là Gốc Vô Minh (Sanh Diệt)
Thấy Nghe Mà Chẳng Khởi Thấy Nghe Tức Là Niết Bàn (Không Sanh Diệt)
Chocon xin cám ơn sư huynh !
Sư huynh nói :
"Thấy Nghe Mà Chẳng Khởi Thấy Nghe Tức Là Niết Bàn (Không Sanh Diệt)"

Xin cho chocon được hỏi :
_ Phải chăng những người vô trí (bệnh tâm thần) là những người đã đến Niết Bàn ?
Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Chân Ngã = Đại Ngã của Áo Nghĩa Thư (Veda) nói là Có Một Thực Thể Thường Hằng Sanh Ra Tất Cả = Đại Tự Tại Thiên tu hành là để nhập về cùng với Đại Tự Tại Thiên.

Cái này như là lấy giọt nước mà bỏ vào biển thì biển là Đại Ngã còn giọt nước là Tiểu Ngã.
Còn có loại Cái Chấp Chân Ngã = Đại Ngã đó là khi mọi tư tưởng đều lặng hết rồi Chấp Cái Rỗng Không Vắng Lặng.

Cái Chấp Đó Chính Là Chấp Ngã.

Helo tb Kim Cang ơi !
Theo lời tb KC- PTD hiểu như sau :Chân Ngã của Ngoại Đạo đề cập trong kinh LĂNG GIÀ còn gọi Đại Ngã = Đại Tự Tại Thiên , ví như biển lớn.Tiểu ngã , ví như giọt nước .Nhưng ptd còn chưa hiểu cái này xin tb làm ơn chỉ dùm nha :Đại Tự Tại Thiên là ai và cư trú ỡ đâu ?Làm ơn chỉ dùm ptd. Tại sao chấp cái rỗng không vắng lặng làm Đại Ngã . "Chấp cái rỗng không vắng lặng làm Đại ngã" là nghĩa gì , xin KC nói rõ hơn dùm nhe.Cám ơn TB nhiều .Nhất định là TB Kim Cang phải trả lời cho ptd nghe .
Kính
ptd
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Xin cho chocon được hỏi :
_ Phải chăng những người vô trí (bệnh tâm thần) là những người đã đến Niết Bàn ?
Kính !

Những người đó có Thấy Biết Không Khởi Thấy Biết Chăng?

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[QUOTE=kimcang]
Đây là câu trả lời cho DH

Thấy Nghe Mà Khởi Thấy Nghe Tức Là Gốc Vô Minh (Sanh Diệt)
Thấy Nghe Mà Chẳng Khởi Thấy Nghe Tức Là Niết Bàn (Không Sanh Diệt)

Xin cho chocon được hỏi :
_ Phải chăng những người vô trí (bệnh tâm thần) là những người đã đến Niết Bàn ?

Kính !
Những người đó có Thấy Biết Không Khởi Thấy Biết Chăng?

Kính sư huynh Kim Cang !
Theo chocon thì những người vô trí (tâm thần) vẫn chưa đui, vẫn chưa mất hẵn cái biết, nhưng không hề "khởi thấy biết" (có tâm phân biệt).

Lại nữa sư huynh phát biểu :
"Thấy Nghe Mà Khởi Thấy Nghe Tức Là Gốc Vô Minh (Sanh Diệt)".
Thế thì cho chocon được hỏi :
Tổ lại nói: Khi xưa Ðạt Ma Ðại Sư mới tới xứ này, vì người ta chưa đủ lòng tin, nên mới truyền y bát để làm tín thể (vật làm tin) đời đời truyền nhau thành pháp tắc, lấy tâm truyền tâm đều bảo tự ngộ tự giải, từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Tổ Tổ mật phó bản tâm. Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.
Huệ Năng bạch rằng: Ði xứ nào?
Tổ nói: Gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn.
Canh ba lãnh y bát xong, Huệ Năng được Ngũ Tổ đưa đến bến đò Cửu Giang. Xuống thuyền, Huệ Năng giành chèo.
Tổ nói: Ðúng ra ta phải độ.
Huệ Năng nói: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi tự độ." (Ðộ có hai nghiã: 1-Cứu độ. 2-Ðưa đò.) Nói độ là một, nhưng chỗ dùng chẳng đồng. Huệ Năng sanh nơi biên địa nên giọng nói khó nghe. Ðược Thầy truyền pháp, nay đã được ngộ, chỉ nên tự tánh tự độ vậy.
Tổ nói: Như thế! Như thế! Về sau Phật Pháp do ngươi được thịnh hành, ngươi cứ hướng về phiá Nam mà đi, chẳng nên thuyết pháp sớm, vì Phật Pháp phải tùy duyên.

www.hoakhaikienphat.com
Thưa sư huynh trong đoạn trích dẫn trên (Phẫm Tựa _ Kinh Pháp Bảo Đàn) rõ ràng là đức Ngủ Tổ vẫn "Thấy Nghe Mà Khởi Thấy Nghe" (Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho mau, kẻo có người ám hại.) ta há có thể lấy đó mà cho rằng đức Ngủ Tổ hãy còn Vô Minh (Sanh diệt) hay sao ?

Lại nữa :
Pháp Dung

法 融 ; C: fǎróng; J: hōyū; 594-657;

Thiền sư Trung Quốc, người sáng lập thiền phái Ngưu Ðầu. Sư là môn đệ của Tứ tổ Ðạo Tín.
Thuở nhỏ Sư theo học Nho giáo và năm 19 tuổi đã thông kinh sử. Vì không hài lòng với những gì đạt được, Sư chuyển qua tham học Phật pháp và đến núi Ngưu Ðầu ở trong hang đá gần chùa U Thê, ngày đêm tu tập thiền định. Ðạo hạnh của Sư cảm hóa được cả thú rừng nên chúng đem hoa quả đến cúng dường. Tổ Ðạo Tín nhân lúc qua đây xem khí tượng biết trên núi có bậc dị nhân, đích thân lên núi tìm Sư. Sư ngồi thiền không để ý đến ai.
Tổ thấy thế bèn hỏi: "Ở đây làm gì?"
Sư đáp: "Quán tâm."
Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"
Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Ðạo Tín. Sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ.
Sư hỏi: "Ngài vẫn còn cái đó sao?"
Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"

......
http://www.diendanphatphap.com/dien...Chân-lý-_-bài-1-_-Đôi-điều-về-Tuyệt-Quán-Luận
Trong 2 trường hợp trên rõ ràng là chư Tổ chẳng những "Thấy biết khởi thấy biết" mà còn PHÀM TÌNH nữa (sự lo lắng của Ngủ tổ, sự sợ hãi của Tứ Tổ), ta há có thể nói 2 vị Tổ nầy còn Vô Minh hay sao ?

Kính !
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Lại nữa :
[/SIZE][/FONT]Trong 2 trường hợp trên rõ ràng là chư Tổ chẳng những "Thấy biết khởi thấy biết" mà còn PHÀM TÌNH nữa (sự lo lắng của Ngủ tổ, sự sợ hãi của Tứ Tổ), ta há có thể nói 2 vị Tổ nầy còn Vô Minh hay sao ?

Kính !

Đem phàm tình so lường thánh trí thì làm sao được!

Kẻ phàm thì khi nói điều gì thì chấp điều đó, gọi đó là Trước Tưởng.
Bậc thánh thì khi nói điều gì nhưng không chấp điều đó, gọi là Thế Lưu Bố Tưởng.

Bậc Thánh (vị đã Kiến Tánh) dù mang thân người, dù nói nính động tĩnh như người thường, mà trong mỗi mỗi sự việc đều Vô Tâm, một bề thanh tịnh. Kẻ phàm chẳng biết nghĩ rằng bậc thánh cũng như mình thôi, cũng nói nính động tĩnh đi đứng nằm ngồi.

Ôi chao!

Kinh Pháp Hoa:

Dù như Xá Lợi Phất
Số đông Như Hằng Xa
Trãi trần kiếp nghĩ suy
Cũng không lường Trí Phật
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Cái Biết Của Phàm Phu Là Do Dấy Niệm Vọng Tưởng Mà Biết.

Người Bị Tâm Thần Vẫn Là Có Đủ Tham Sân Si Vọng Tưởng.

Cái Biết Của Thánh Là Không Dấy Niệm Vọng Tưởng Phân Biệt.

Phàm Phu Là Chấp Theo Danh Sắc nói là Chấp Thật Có, Thánh thì chỉ là tùy theo Thế Gian mà tạm nói để mà cho chúng sanh nương đó mà hiểu.

Phàm Phu Thấy Thật Có Thật Không, Bậc Thánh Chẳng Thấy Thật Có Thật Không.

DH nên thực hành thiền quán đi hỏi nhiều mà chẳng thực hành rốt cuộc vẫn không thể hiểu được.

Như có các DH ở Việt Nam chưa từng sống ở Canada mà KC nói là mùa Đông -25 độ C là rất lạnh thì các DH cũng không thể hiểu được là nó lạnh như thế nào chỉ là khi sống ở đây thì mới biết được.

Pháp Thế Gian ngôn ngữ còn chẳng đến nói chi là Pháp Xuất Thế Gian.


 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83

Pháp Thế Gian ngôn ngữ còn chẳng đến nói chi là Pháp Xuất Thế Gian.
KÍnh sư huynh Kim Cang !
Chocon thật vui mừng khi được tương tác với một vị đã vượt lên trên ngôn ngử để thực biết về những pháp Xuất Thế Gian.
Kính sư huynh _ người đã đến _ xin cho chocon được hỏi "Thế nào là pháp Xuất Thế Gian ?" (xin hãy thương tình giải thích mà đừng tạo thêm một mớ "ngôn ngữ thế gian") hay chỉ là trò "cả vú lấp miệng em" ?
Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
KÍnh sư huynh Kim Cang !
Chocon thật vui mừng khi được tương tác với một vị đã vượt lên trên ngôn ngử để thực biết về những pháp Xuất Thế Gian.
Kính sư huynh _ người đã đến _ xin cho chocon được hỏi "Thế nào là pháp Xuất Thế Gian ?" (xin hãy thương tình giải thích mà đừng tạo thêm một mớ "ngôn ngữ thế gian") hay chỉ là trò "cả vú lấp miệng em" ?
Kính !


Ban cho-con-xau-xi ơi
ptd xin phụ "giải thích" cho bạn một chút xíu nhe : chẳng có pháp gì gọi là pháp Thế Gian , và cũng chẳng có pháp gì là pháp Xuất Thế Gian ...

Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top