lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Vô Học xin tri ân những chia sẻ của Thầy Tấn Hạnh và bác Lục An.
Vô Học xin đồng thời giải nghi ba bạn phithuydu, choconxauxi, Hắc phong.
Mời các bạn xem lại 5 bức minh họa :

ALH 3.webp Xem đính kèm 6023
A La Hán.

Xem đính kèm 6024
Spt Bt 3.webp
Sơ địa Bồ tát.

Các bạn thấy chăng Bực Sơ Địa Bồ tát cũng thấy CHÂN TÂM như vị A La Hán nhưng trong lòng CÓ LỬA, CÓ NGUYỆN ĐỘ SINH, CÓ ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ HÓA GIẢI PHÀM TRẦN mà vị A La Hán không có, bởi vị A La Hán lòng như "tro lạnh cây khô".

DBt 3.webp Xem đính kèm 6025
Bất Thối Bồ tát

Các Ngài cũng thấy CHÂN TÂM, nhưng vì chứng CÁC PHÁP ĐỀU HƯ HUYỄN (như các Kinh Bát Nhã đã tuyên thuyết) cho nên ngay cả Phật quả cũng gần như hư ảo, ở Địa Bất Thối nầy các Ngài không làm gì cả nhưng không vì thế mà lui sụt cho nên gọi là Bất Thối, bởi như "vệ tinh đã vào quỷ đạo" tuy không làm gì (động cơ không hoạt động) mà vẫn bay theo quỷ đạo, không hề có đứng lại hay lui sụt chút nào.

D G 3.webp Xem đính kèm 6026
Bực Đẳng Giác.

Đến bực Đẳng Giác Bồ tát các Ngài không thấy các pháp thuần túy là KHÔNG nữa mà cũng CÓ đó (phi hữu phi không _ HỮU là cái thấy phàm phu, cái thấy Nhị Thừa; KHÔNG là cái thấy Đại Thừa, cái thấy Bát Nhã), đây là cái thấy TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG. (Cho nên ở bài trước Tổ đã nói : "Thị pháp danh thị pháp, phi pháp danh phi pháp.Thi phi phi tư lượng, cố danh phi pháp phi phi pháp").
Cũng có thể nói đến chỗ nầy Bực Đại sĩ đã chứng Bình Đẳng Tánh Trí, cũng thấy rõ TÁNH CÁC PHÁP TUY KHÔNG, nhưng TƯỚNG CÁC PHÁP VẪN CÓ. Đây cũng gọi là CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

Phat 3.webp Xem đính kèm 6027
Viên Mãn Công Đức Báo Thân

Chỗ nầy là CÓ thành Phật _ CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC _ nhưng Vô học xin phép chỉ ghi là Viên Mãn Công Đức Báo Thân, chứ không ghi chung chung là Phật, để phân biệt với NHƯ LAI _ thể Pháp Thân.
Thể Báo thân Phật là Thể "thu nhiếp vũ trụ vô minh, biến vô minh thành Phật Quốc", Thể nầy là TÍNH NĂNG ĐỘNG của Như Lai Tạng. Chứ không phải Chân Lý Phật pháp là "hư hư ảo ảo" là "cái mênh mang không không", hay là một cái gì mà thiên hạ dẫu có dùng cây sào dài huơ huơ mãi cũng không thấy.

Điều mà trong Kinh Pháp Hoa hay Kinh Kim Cang diễn giải về NHƯ LAI là muốn dạy cho chúng ta hướng tâm về Thể PHÁP THÂN, là nền tảng tối hậu của Phật pháp.

Có những Thiền Sư thực chứng PHÁP KHÔNG rồi phủ nhận tất cả (nói "Thánh đế cũng không làm") chỉ là muốn phá chấp CÓ cho chúng ta, chứ không phải Chân Lý Phật pháp chỉ đơn thuần là KHÔNG.
Thấy tất cả đều KHÔNG, vẫn còn là CÁI THẤY CHƯA TRÒN ĐỦ, vẫn còn là BIÊN KIẾN.
Để tránh cho hành giả khi chứng PHÁP KHÔNG rồi ôm lấy chỗ đó mà lơ lửng, con đường Đại Thừa luôn bắt hành giả phải Phát Bồ Đề Tâm ngay từ khi nhập đạo Quy Y, rồi trong các thời khóa tụng niệm đều có được nhắc lại TÂM NGUYỆN nầy :

"Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Phật pháp vô lượng thệ nguyện học
Như Lai vô biên thệ nguyện sự
Vô Thượng Chánh Giác thệ nguyện thành."
......

"Nguyện cho Pháp giới Chúng Sanh đồng thành Phật Đạo"

Mến !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Điển hình là cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Khi công đức Báo thân viên mãn, Đức Phật A Di Đà đã
"thu nhiếp vũ trụ vô minh, biến vô minh thành Phật Quốc". Cõi Phật Quốc này là chốn mong về của biết bao nhiêu hành giả tu niệm Phật A Di Đà. Nơi đây bốn mươi chín đại nguyện của một vị Đại Bồ Tát đã viên mãn. Báo thân tròn đầy công đức, cõi Phật Quốc Tây Phương Cực Lạc cũng từ công đức Báo Thân viên mãn của Đức Phật A Di Đà mà được tạo nên.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Phithuydu nói:
kính lễ thầy V/Q , bác V/H
kính Hắc Phong , cùng quý ĐH


Xin cho phép ptd được nêu câu hỏi , vì trong dạ con còn tối tăm chưa hiểu :

Như thầy V/Q diễn ý trong kinh Kim Cang nói ,

CÁI GÌ CÓ TÊN CÓ TUỔI , "CÓ GỐC CÓ GÁC", CÓ ĐẾN CÓ ĐI THÌ ĐỀU KHÔNG PHẢI NHƯ LAI

và lời của bác V/H .

Điều đó , CÓ hay KHÔNG có nghĩa : NGỘ CHÂN TÂM là coi như xong (hết quả vị tu hành ). Vì con ngu si nên không hiểu được chỗ này .
Trong kinh Bi Hoa có nói đến sự PHÁT BỒ ĐỀ TÂM (sự phát tâm tu hành cho đến thành Phật ) và với phương tiện này là có nói đến chư Bồ Tát , chư Phật có danh hiệu ( tên tuổi ), gốc gác, đến đi . Mà con vẫn thấy trong kinh này dùng từ "NHư Lai " để kế bên danh hiệu đấng Đại Giác .Ngoài ra nếu có sự Phát Bồ Đề tâm tu đến thành Phật ,thì có sự thành Phật , thì trí tuệ của Phật ( gọi là Nhất Thiết Chủng Trí ) là khác với Chân Tâm hay giống Chân Tâm , hay là một khía cạnh riêng biệt .

Tuy con biết rằng trong kinh KC nói , phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối . Đó là theo nghĩa Chân Đế như bác V/ H có nói . Nhưng theo con thấy cái trí hiểu biết tất cả của chư Phật , là cái gì chân thật . Và trí đó là không hình tướng .
Vì con muốn được hiểu rõ để biết con đường cần phải đi , trong khi chưa hiểu rõ , nên xin mạn phép hỏi Quý Thầy . Xin thầy chỉ dạy .
Kính
phithuydu
Kính bác Văn Học !
Chúng con rất vui mừng được đọc những lời giải thích đơn sơ nhưng khúc chiết đầy đủ và nhất là đã giải nghi cho chúng con những điều mà chúng con không biết hỏi ai.
Nhưng chúng con còn chờ nghe thêm về câu hỏi thứ tư của dì Du :

Nhất Thiết Chủng Trí là khác với Chân Tâm hay giống Chân Tâm , hay là một khía cạnh riêng biệt ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học !
Chúng con rất vui mừng được đọc những lời giải thích đơn sơ nhưng khúc chiết đầy đủ và nhất là đã giải nghi cho chúng con những điều mà chúng con không biết hỏi ai.
Nhưng chúng con còn chờ nghe thêm về câu hỏi thứ tư của dì Du :

Nhất Thiết Chủng Trí là khác với Chân Tâm hay giống Chân Tâm , hay là một khía cạnh riêng biệt ?

Kính !

Kính lạy chư vị Đại Giác Ngộ !

Con _ Nguyên Vô Học _ kính xin Chư vị Đại Giác tha thứ cho những lời vụn dại và chỉ dạy thêm.

NAM MÔ A ĐỀ TỐI THƯỢNG TỐI THẮNG PHẬT
_________

Chào tất cả các bạn !

Đúng ra, Vô Học chưa đủ tư cách để trả lời câu hỏi nầy, nhưng xin chia sẻ những kiến thức vụn vặt trong quá trình suy tư tu học của mình để kích thích mọi người cùng tìm hiểu CHÂN THẬT NGHĨA CỦA PHẬT PHÁP.

Thưa các bạn !

Chắc có lẻ các bạn đã từng nghe "Đức Thích Ca thành Phật nghĩa là thành tựu BA THÂN VIÊN MÃN"

Vậy Ba Thân là gì ? _ Là Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân.

Ví như Mặt trời _ chúng ta ai cũng biết Mặt Trời _ một tinh cầu rực sáng đem sự sống cho muôn loài. Cái
khối tinh cầu ấy có 2 tính năng : Nóng, sưỡi ấm vạn vậtSáng, soi rọi muôn phương.

"
Khối tinh cầu" dụ cho thể Pháp Thân, "Nóng, sưỡi ấm vạn vật" dụ cho thể Báo Thân"Sáng, soi rọi muôn phương" dụ cho Thể Hóa Thân.

Cái tính
"Sáng, soi rọi muôn phương" NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ đó !

Mà CHÂN TÂM thực chất bao gồm cả ba thuộc tính nầy.

Bực A La Hán Ngộ Chân Tâm chỉ là biết đến cái thuộc tính thứ nhất, cái Thể Chân Thật Bất Sinh Bất Diệt _ Thường Tịch _ của Chân Như, chứ không biết đến hai Thể (thuộc tính
sưỡi ấmsoi sáng) kia.

Ngày xưa, Chư Tổ đã khéo léo ẫn dụ ba thuộc tính nầy trong một bức tranh :


3 tinh cua Chan ly.webp

Ngưỡng mong những lời vọng ngôn của Vô Học có chút lợi ích gì cho các bạn.

Mến !

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính sư phụ Văn Học !
Con cám ơn những lời lẽ đơn sơ nhưng đã đập vỡ vụn cái ngu muôn thuở của con.
Kính dì Du, dì còn thắc mắc gì nữa không cho chocon được nghe "ké" với ?
Kính !
 

bitridung

Registered
Phật tử
Reputation: 13%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Kính Diễn đàn
Kính bác V/H
Trong khi mọi người được học rằng vị a la hán hết sạch phiền não, nhưng thật ra thì còn , thử cho các ngài ở chung với đám "đầu trộm đuôi cướp " hay với đám thợ săn xem , các ngài có còn phiền não không , có phiền muộn bực bội muốn sớm thoát ra cảnh ấy hay không thì biết ( cái này trong kinh gọi là "vi tế hoặc " )
Câu này tuy quá đơn giản và có vẻ tầm thường nhưng chứa đựng ý nghĩa thực tế và nên là chủ đề suy gẫm cho những người tu hạnh Bồ Tát.
Sống gần gũi chư Bồ Tát , chư hiền nhân , thì còn nói gì , còn sống với những người còn nghiệp nặng mới khó , làm họ trở thành hiền lương cũng không phải dễ .( Mà đó lại là việc làm của các vị tu hạnh BT )

Chào bạn cho-con-xau-xi
Bạn cứ tự nhiên nêu những thắc mắc nếu có của mình , btd nghĩ là bác V/H sẽ sẵn sàng giải đáp . Còn chị PTD bận việc nên nhờ BTD hỏi dùm như sau : Nếu có thể , xin nhờ bác V/H chỉ dạy nói về nghĩa của thân sau đây của Bồ Tát
_ Hóa thân
_ Ý sanh thân
_ Biến dịch thân


KÍNH
BTD
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Ngày xưa, Chư Tổ đã khéo léo ẫn dụ ba thuộc tính nầy trong một bức tranh :

3 tinh cua Chan ly.webp

Ngưỡng mong những lời vọng ngôn của Vô Học có chút lợi ích gì cho các bạn.

Mến !

Kính sư phụ Văn Học !
Theo chocon thấy, thì hình bên tả là Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ tát, hình bên hữu là Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, nhưng .....con không hiểu vì sao sư phụ lại biến tấu thành ...... ?
Con không biết nói sao nữa !!!!!!
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
.....
Nếu có thể , xin nhờ bác V/H chỉ dạy nói về nghĩa của thân sau đây của Bồ Tát
_ Hóa thân
_ Ý sanh thân
_ Biến dịch thân


KÍNH
BTD
choconxauxi nói:
Kính sư phụ Văn Học !
Theo chocon thấy, thì hình bên tả là Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ tát, hình bên hữu là Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, nhưng .....con không hiểu vì sao sư phụ lại biến tấu thành ...... ?
Con không biết nói sao nữa !!!!!!
Kính !
Xin chào quý đạo hữu !

Những thắc mắc của quý bạn cũng là chỗ tìm học của Vô Học, bây giờ V/h xin phép trình bày những đoản kiến của mình hy vọng rằng sẽ được các bậc Đại Giác chỉ điểm thêm.


HoaNghiamTamThanh 3.webp


Đúng vậy, bức ảnh trên minh họa cho Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ tát và Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, ở giữa là Phật Dược Sư (tay cầm Diệu Dược).

Thực sự bức ảnh trên minh họa cho sự trọn vẹn của BA THÂN của Chư Phật, Chư Đại Bồ tát.

Vị ngồi giữa tượng trưng cho Pháp Thân.
Vị cưởi voi trắng sáu ngà (Bạch Tượng) tượng trưng cho pháp hành, tính năng động của Chân Như, năng thu nhiếp vô minh, biến vô minh quốc thành Phật quốc _ đó là thể Báo Thân.
Vị cưỡi con Thanh Sư tượng trưng cho Tuệ Bát Nhã, tính soi sáng pháp giới _ đó là thể Hóa Thân. Nói là Hóa Thân nhưng chỉ là Nguồn Tuệ Giác vốn không thân.

Chúng ta thường lầm khi gọi thân của vị Sa môn Cồ đàm là Hóa thân Phật, không đâu ! đó chỉ là Biến Dịch Thân (thân chịu sanh tử), để cảnh báo điều nhầm lẫn nầy Ngài Duy Ma Cật đã lên tiếng :

Phật bảo A Nan:
- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
A Nan bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao ? - Nhớ lại lúc trước, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, con cầm bát đến đứng trước cửa nhà người đại Bà la môn. Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến bảo con: "Này A Nan! Làm gì cầm bát đứng đây sớm thế ?".
Con đáp: "Cư sĩ, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa."
Ông Duy Ma Cật nói: "Thôi thôi! Ngài A Nan chớ nói lời ấy! Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì? - Im lặng bước đi, Ngài A Nan! Chớ phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn và các Bồ Tát từ Tịnh độ phương khác đến đây nghe được lời ấy! Ngài A Nan! Chuyển Luân Thánh Vương có ít phước báu còn không tật bịnh, huống chi Như Lai phước báu nhiều hơn tất cả đấy ư ? Hãy đi Ngài A Nan! Chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo Phạm Chí nếu nghe lời ấy, chắc sẽ nghĩ rằng: " Sao gọi là Thầy, bịnh của mình không cứu nổi mà cứu được bịnh người khác ư ? " Nên lén đi mau, chớ để cho người nghe! Ngài A nan! Phải biết thân Như Lai, chính là Pháp Thân (*), không phải thân tư dục . Phật là bực Thế Tôn hơn hết ba cõi, thân Phật là vô lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bịnh gì ?".

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung3.htm

(*) Trong trường hợp này Ngài Duy Ma Cật gọi là Pháp Thân.
Bài nầy vì muốn giải rõ nghĩa Hóa thân cho nên Vô Học zoom (soi rọi kỹ) vào chi tiết hơn.

Bạn ơi ! Cái thân máu thịt của đức Thích Ca là Biến Dịch Thân, còn Hóa Thân là nguồn Tuệ Giác bên trong (tạm gọi là bên trong). Nguồn Tuệ Giác nầy giới thiệu Phật pháp cho chúng ta thì trong thời điểm đó mượn miệng đức Thích Ca, trong trường hợp khác mượn miệng của Ngài Duy Ma Cật, và có thể lần lượt (hoặc đồng thời) mượn miệng của những cá thể khác.

Chư Phật có Ba Thân, Chư Đại Bồ tát cũng có Ba Thân không khác nhau vì Nguồn Tuệ giác chỉ có MỘT. (Lúc DIỄN TUỒNG thì vị nào "đóng tuồng còn độ sinh" được gọi là Đại bồ tát, vị nào "đóng tuồng An Nghĩ" _ chuyện độ sinh đã xong, Phật Quốc đã hoàn thành _ thì gọi là Phật).

Zoom thêm một chút nữa thì thấy Hóa thân Đại Bồ Tát KHÔNG HỀ CÓ ĐỘ SINH mà chỉ tuyên thuyết, còn ĐỘ SINH là Thể Báo Thân Đại Bồ Tát _ tức là thể thu nhiếp vũ trụ vô minh _ LÀM. Vì Thể Báo Thân LÀM cho nên biểu trưng là Đại hạnh. (Chứ Đại Tuệ không có LÀM).

Như thế, Pháp Thân là KHÔNG THÂN, Báo Thân là KHÔNG THÂN, Hóa Thân là KHÔNG THÂN. Chỉ có Biến Dịch Thân và Ý Sanh Thân là CÓ THÂN mà thôi.

Ý Sanh Thân là sao ?
Các bạn còn nhớ 32 ứng hóa thân của Đại Bồ tát Quán Thế Âm chứ gì :

01 Phật thân (Buddha)
02 Bích Chi Phật thân (Pratyeka Buddha)
03 Thanh Văn thân (sound-hearer)
04 Phạm Vương thân (Brahma-Heaven King)
05 Đế Thích thân (Sakra)
06 Tự Tại Thiên thân (God of Comfort)
07 Đại Tự Tại Thiên thân (God of Great Comfort )
08 Thiên Đại Tướng Quân thân (Mighty General of the Gods)
09 Tỳ Sa Môn thân (Vaisravana)
10 Tiểu Vương thân (Minor King)
11 Trưởng Giả thân (Elder)
12 Cư Sĩ thân (Lay-person)
13 Tể Quan thân (Minister of state)
14 Bà La Môn thân (Brahman)
15 Tỳ Kheo thân (Monk)
16 Tỳ Kheo Ni thân (Nun)
17 Ưu Bà Tắc thân (Layman)
18 Ưu Bà Di thân (Laywoman)
19 Phụ nữ thân (Woman)
20 Đồng nam thân (Lad)
21 Đồng nữ thân (Maiden)
22 Thiên Nhân thân (God)
23 God (Dragon)
24 Dạ xoa thân (Yaksa)
25 Càn thát bà thân (Gandharva)
26 A tu la thân (Asura)
27 Ca lâu la thân (Garuda)
28 Khẩn na la thân (Kinnara)
29 Ma hầu la già thân (Mahoraga)
30 Nhân thân (Human)
31 Phi nhân thân (Nonhuman)
32 Chấp Kim Cang Thần thân (Vajra-wielding Spirit)



Đó là Ý Sanh Thân đó, tức là vị Đại Bồ tát muốn mang hình tướng nào thì liền hiện thân như thế.

Mến !


 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính sư phụ Văn Học !
Theo chocon thấy, thì hình bên tả là Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ tát, hình bên hữu là Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, nhưng .....con không hiểu vì sao sư phụ lại biến tấu thành ...... ?
Con không biết nói sao nữa !!!!!!
Kính !


Sự biến tấu là dụng ý của Bác Văn Học trong việc trình bày về Pháp thân, Báo Thân, Hóa thân của Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát trong việc hoằng hóa chúng sanh không ngừng nghỉ.

Ở giữa là Đức Phật Dược Sư. Thể hiện tính chất của Pháp Thân, là thể Như Lai bất sanh bất diệt thường tịch. ( Gọi là Tính viên mãn trùm khắp )

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát bên trái, đại diện cho hạnh nguyện độ chúng sanh tận cùng. Công đức Báo thân cũng từ những hạnh nguyện mà lập nên. ( Công đức báo thân, từ vô minh * ( giác ) trở thành Phật Quốc. Trong khi báo thân của chúng sanh công đức ít mà tập nghiệp thì nhiều nên không tự tạo ra Phật Quốc, mà ngược lại bị chi phối bởi nghiệp báo .)

Đại Văn Thù Sư Lợi Bồ tát bên phải, đại diện cho tính chất trí tuệ Bát Nhã. Là trí tuệ vô ngại với muôn pháp. Soi sáng muôn pháp, vì thể hiện ( chỉ ra ) cái tột cùng ( gốc ) của muôn pháp. Trí tuệ này có ở tất cả chúng sanh, một khi giác trở lại, trí tuệ tự tròn đầy ( vì vốn xưa nay là vậy ! Còn gọi là VÔ SƯ TRÍ. ). Gọi là Hóa thân vì ở muôn chúng sanh hữu tình đều có trí tuệ Bát nhã. Trí tuệ Bát Nhã trùm khắp muôn pháp, lúc nào cũng nói, và không bao giờ nói khác. ( Tính soi sáng Pháp giới là vậy ).

Các Đạo hữu cứ để ý nghe các vị Tôn Đức khi độ xuất gia cho bất kỳ ai, việc dâng hương lên cầu nguyện trong buổi độ xuất gia đều có xướng danh hiệu kêu gọi sự chứng minh của các Chư Phật, chư Bồ Tát, trong đó có cả Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta.

Trí tuệ Bát Nhã vốn là Trí Vô Sư
là Nguồn Tuệ Giác vốn không thân.


Thân của vị Sa môn Cồ Đàm chỉ là Biến Dịch Thân ( Biến Dịch Sanh Tử ), là thân biến dịch theo tâm nguyện, không bị chi phối bởi nghiệp luân hồi giữa các cõi trong công cuộc hoằng hóa độ sanh. ( Chúng sanh chịu sanh tử vì nghiệp báo thì gọi là Phân Đoạn Sanh Tử. )

Tuy Biến Dịch, nhưng nguồn Tuệ Giác vẫn sáng rực ( vì không còn tàng thức của nghiệp báo, Tánh giác đã tròn đầy trở lại ). Mang thân vào ra các cõi, nhưng Hóa Thân là nguồn trí tuệ soi khắp muôn nơi, mà Ngài Văn Thù là đại diện ( Tuệ Giác ).

Ý SANH THÂN, là theo ý muốn của chúng sanh mà thị hiện cứu độ, hợp duyên, hợp cảnh. Ta thường gọi là tùy duyên hóa độ!
Người vẫn dạy nhau " có cảm là có ứng! ".


* Từ Pháp thể sanh ra, xa rời Pháp thể nên gọi là vô minh.




 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Báo thân, Hóa thân và Pháp Thân là tướng Vi Diệu Thân trong tất cả chúng sanh đều đã có.

Đừng lầm chấp "nó ở đâu"? Hay nó chỉ có ở "Phật Dược Sư", ở "Văn Thù Sư Lợi", hay ở "Phổ Hiền"?

Nó chẳng ở bên trái, hay ở bên phải.
Chúng ta tin là "Mình là Phật" là niềm tin chánh pháp. Chánh tín.
...
...
Nhưng (cẩn thận)
chớ lầm tin "Mình là Phật".
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Báo thân, Hóa thân và Pháp Thân là tướng Vi Diệu Thân trong tất cả chúng sanh đều đã có.

Chào bạn Chiếu Thanh !

Theo Vô Học thì đây là sự hiểu lầm.

bot vh.webp

Chiếu Thanh bạn ơi !
Vô Học đã minh họa mỗi cái bọt là một chúng sinh đó. Câu bạn nói không sai nhưng chẳng đúng.

Vô Học ví dụ như vầy nhé :

Không khí trong cái bọt và không khí ngoài cái bọt tuy có thể nói là một nhưng khi cái bọt chưa vở thì mọi chuyện hãy còn hơi khác, có đúng không ?!

Thể Báo Thân thì có khả năng TẬN ĐỘ PHÀM MÊ, còn chúng ta thì nếu thân nhiệt lên 41 độ thì không chịu nỗi, rõ ràng một thanh sắt tròn 10 ly chúng ta không bẻ nỗi thì nói gì đến chuyện lớn lao.

Thể Hóa thân thì có khả năng soi sáng thông suốt pháp giới, còn chúng ta thì lòng mình như thế nào còn chưa rõ, nói chi chuyện pháp giới.

Bạn ơi, chúng ta có Trí đó, nhưng là Trí phàm chứ không phải Tuệ Giác Bát Nhã.

Vô Học xin minh họa như vầy :

giot nuoc ngoai ly.webp

Bạn thấy những giọt nước ngoài ly nước đá chăng ?
Do hơi lạnh của viên đá bên trong ly mà ngoài ly ngưng kết thành những giọt nước. Những giọt nước nầy có thể nói từ Không mà tạm Có, nhưng nó có cái nguyên nhân _ cái Gốc _ là độ lạnh thực của viên đá. Những giọt nước nầy chỉ là "cái ăn theo".

Trí Phàm cũng vậy, tuy cũng ăn theo Trí Bát Nhã nhưng không phải là Trí Bát Nhã, nó là cái Trí "có điều kiện" mới tồn tại (Còn Trí Bát Nhã thì Không nương vào một điều kiện nào cả).

Trí Bát Nhã mới là Thể Hóa thân, chúng ta chỉ có Trí phàm tức là cái "Trí thứ cấp" Giả Có mà thôi.

Mến !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính sư phụ Văn Học !
Nhưng chocon vẫn chưa hiểu Thể Báo Thân thì có dính dáng gì đến Ngài Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát ?
Kính xin lắng nghe !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Nhưng chocon vẫn chưa hiểu Thể Báo Thân thì có dính dáng gì đến Ngài Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát ?
Kính xin lắng nghe !

Phohien Bt.webp

NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN VƯƠNG BỒ TÁT


10 Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền

Một là lễ kính chư Phật.
Hai là xưng tán Như Lai.
Ba là quảng tu cúng dường.
Bốn là sám hối nghiệp chướng.
Năm là tùy hỷ công đức.
Sáu là thỉnh chuyển pháp luân
Bảy là thỉnh Phật trụ thế.
Tám là thường tùy Phật học.
Chín là hằng thuận chúng sanh.
Mười là phổ giai hồi hướng.


 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
choconxauxi nói:
Kính sư phụ Văn Học !
Nhưng chocon vẫn chưa hiểu Thể Báo Thân thì có dính dáng gì đến Ngài Đại Hạnh Phổ Hiền Vương Bồ Tát ?
Kính xin lắng nghe !

Cám ơn Thầy Viên Quang đã hổ trợ.

Để trả lời câu nầy của bạn chocon, chúng ta cần đi lui một chút :


T P Tam Thanh.webp

Pháp môn Tịnh Độ _ một "đại phương tiện nhiếp hóa chúng sinh" _ đã biểu thị hành trình tu học của Phật tử là phải phát huy 2 thuộc tính của chúng ta :

1. Văn + Tư + Tu (có sự hổ trợ của Giới và Định) để nâng Trí Tuệ Phàm của chúng ta lên đến Đại Trí. Đại Trí là sự học hỏi thấu đáo về Phật pháp, có thể nói là suốt thông Hành trình Chân Lý _ Trí nầy mới tương ưng với Tuệ Bát Nhã (chứ chưa phải Tuệ Bát Nhã vì còn ngăn cách giữa Hành giả và Chúng sinh).


2. Hướng chúng sinh mà hành sự, lòng Bi Mẫn được nhân lên, lấy khó khăn của chúng sinh làm khó khăn của mình, lấy nỗi đau của chúng sinh làm nỗi đau của mình mà cố gắng giải quyết, (có như thế mới mong phá bờ ngăn giữa mình và chúng sinh được) đó là Đại Bi.


Bạn thấy chăng ở đây Bi và Trí được khuyến khích phải song hành, chứ không phải chỉ thuần Trí suông mà được.


Nhiều bạn của chúng ta đọc một ít sách Thiền thấy hơi hiểu hiểu rồi cứ ôm giữ chỗ hơi hiểu hiểu của mình mà nói "không cần tu hành gì nữa, Nó đó ! nó đang hiện diện nơi đây, trước màn hình máy tính, nó luôn theo với ta không rời, xưa không thêm mà nay cũng chẳng bớt".

Không đâu, chỉ mới là Trí phàm biết sơ sơ mà thôi, nếu hành giả "Hướng chúng sinh mà làm Phật sự không đối đải" thì Trí nầy mới có thể hiểu rõ hơn về Phật pháp.

Đây là quá trình tu học của những Phật tử còn vỏ bọc _ còn chấp Ngã _ như cái bọt nước nầy :


voboc.webp

Vỡ vỏ bọc thì sao ? Vỡ vỏ bọc là những vị đã Ngộ Chân Tâm hay nói khác đi là Kiến Tánh, nhưng chưa phải là chứng ngộ Chân Lý Tuyệt đối đâu, vì còn Vi Tế Hoặc; nếu không học, noi theo 10 hạnh nguyện Phổ Hiền (mà Thầy Viên Quang đã đăng ở bài trên) thì Tuệ Bát Nhã sẽ không bao giờ hiễn lộ được.

Làm, làm mãi cùng tận đời vị lai _ nếu còn thấy có thời gian thì còn làm _ nếu còn thấy có chúng sinh mê thì còn làm _ nếu còn thấy Phật khác, chúng sinh khác thì còn làm 10 hạnh nguyện kể trên.

Đó Phật pháp là thế đó, là Hạnh Huệ phải vuông tròn, chứ không phải chỉ biết lỏm bỏm "Ta trong Phật, Phật trong Ta, Niết Bàn là đây, đây là Niết Bàn" là đã đủ.

Không đâu, đó chỉ còn là Lý thuyết suông mà thôi.

Hành giả phải học làm theo 10 Hạnh nguyện Phổ Hiền cho đến khi nào thực chứng VÔ MINH QUỐC CHÍNH LÀ PHẬT QUỐC mới tròn nguyện.

Như thế há không phải là chính Đại Hạnh Phổ Hiền Vương đã THU NHIẾP CHÚNG SINH - HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC hay sao ?!

Mến !

 
Sửa lần cuối:

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Xin bác cho phép con lơ đểnh khi liên tưởng đến mấy câu thơ nầy, cũng là thư giản một chút :

Lòng Đại Bi

Này khổ ải, chúng sinh đang nhào lộn
Ta nở sao yên ổn để riêng vui
Nguồn đời mê sống khổ mãi dập vùi
Đau, buồn, đói đủ mọi mùi cay đắng
Bao lời van, uất tâm hồn chan chứa nặng
Bao nguồn than, tình xương trắng ngập tràn non
...........
......
Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Xin bác cho phép con lơ đểnh khi liên tưởng đến mấy câu thơ nầy, cũng là thư giản một chút :

Là cảnh huyễn, chúng sanh đều là huyễn.
Nhưng chúng sanh chấp huỹen như thật tướng của mình.
Trải bao đời trong kiếp sống "vô minh".
Lặn hụp đó, vui buồn củng đó.
...!?!


 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
nguyenvanhoc2006 nói:
VỀ THĂM MẸ (Lời Sám Hối)

Con bất hiếu xin quỳ bên gối Mẹ
Tuổi thời gian vơi nhẹ gót tang-bồng
Trong ánh sáng muôn trùng _ "Hoa Nắng Xế"*
Như thoáng buồn ! _ trong mắt Mẹ mênh-mông

Trăng cổ độ lặng-lờ soi bến vắng
Gió lưu-phương trầm mặc đứng bên rèm
Mây vẫn chở cội nguồn đi tám hướng
Mưa ngọt lời sám hối đọc từng đêm

"Mưa Cao-Nguyên"* (Mẹ) gọi về với biển
Hương hoa rừng thoang-thoảng tỏa đâu đây
Tình muôn thuở Mẹ khơi dòng Cam-Lộ
Giọt trần duyên con ngấn lệ vơi đầy

Ôi ! "Phút Kinh Hoàng"* con còn run rẩy
Che đất trời _ mái tóc Mẹ từ tâm
Hỏa ngục Mẹ che _ không bừng lửa dậy
Xưng tán....mà thôi _ vì Mẹ vẫn âm thầm

Cúc áo năm xưa Mẹ cài vội-vã
Cho chúng con nên vóc Mẹ hao gầy
Với những chuyến đò chiều thưa-thớt nắng
Bước Mẹ về thấp thoáng lá thu bay

Và muôn kiếp xin làm con của Mẹ
Là ước mong cho tất cả vô-thường
Cho bể khổ cạn theo lời sám hối
Mẹ Ánh hồng _ con lóng-lánh giọt sương


Thiên-Y-Khách

* Tựa đề những bài thơ​
Kính sư phụ Văn Học, cho phép con chép lại bài thơ mà bác đã đăng để thư giản trong 5 phút giải lao nầy
:heocon028:
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Trong việc tu học, nếu chỉ hiểu được ý thiền mà cho là đã ngộ, đã thông là một sai lầm chết người !. Nó dẫn hành giả đi hoài trong sự ngộ giả đó. Sự thâm nhập thiền từ đây bị chướng mà trong nhà Thiền thường gọi là Bệnh của người tu Thiền.

Thiền là đốn ngộ, là cái của người trí, nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Dễ giết mất huệ mạng tu học khi cái ngã mỗi ngày được nuôi dưỡng bằng cái ngộ giả đó. Cái ngộ giả bản chất là ăn theo cái Ngộ chân thật. Cái Ngộ chân thật, đưa đến cho người tu thiền một niềm vui thật sự của chân tâm, một cái thấu suốt tất cả không còn hoài nghi bất cứ điều gì. Ngộ thật là chạm được vào cả thể tánh, sống được với thể tánh rõ như ban ngày. Từ khi ngộ cho đến bỏ thân tứ đại, tâm đã về an trú.

Người ngày nay, dùng trí của mình mà ngộ thiền. Cái ngộ này thật sự là cái ngộ giả, là ngộ của tri kiến mà hiểu. Nên không sống được với thể tánh, không thâm nhập được thể tánh. Mọi điều vẫn còn mờ mịt về thể tánh, chỉ tưởng tượng ra nó, rồi cảm nhận. Nhưng nguy hiểm nhất là tự cho mình đã ngộ. Mọi công sức tu hành từ đó mà ngưng trệ vì hành giả đã tự mãn nguyện với cái ngộ giả đó.

Như câu truyện dưới đây rất hay. Là lời nhắc nhở với những ai tự cho mình đã ngộ, học theo hành động của chư tổ, rồi theo đó mà tạo tác cho cái tri kiến tự ngộ của mình. Lời nói và hành động không còn hạnh khiêm cung của người tu đạo. Quát trời, hét đất, mắng người, tổn mất công đức tu hành của mình. Không đáng làm như vậy !!!


Mamiya đến bái kiến thầy thì lại được hỏi đã được gì để chỉ tiếng động của một bàn tay. Tức thì Mamiya ngã lăn ra như thể đã chết rồi.
"Thôi được, ngươi đã chết," thiền sư quan sát. "Thế nhưng cái tiếng động thì thế nào?"
"Con chưa giải nó được," Mamiya ngước nhìn lên trả lời.
"Người chết không nói được," thiền sư bảo. "Cút ngay!"

Giả làm hành động là người đã ngộ, nhưng khi vị Thầy thử thêm một hành động nữa là chết đứng ngay. Vì thực chất là học cái ngộ của người khác, không phải của mình lưu xuất, nên không thể từ mình hiển bày nó được.


Nhắc nhở các đạo hữu ngộ lý Thiền !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-4.jpg"].....


























































...
[/nen]
.......
Kính bác Văn Học !
Hắc phong không hiểu có mâu thuẫn hay không , khi mà đọc những bài của mấy ngày hôm nay bác toàn nói Bi với Trí . Hạnh với Huệ; như vậy là có tu có chứng, có làm có đến trong khi đoạn văn nầy Tổ nói : "không hề có chuyện chứng đắc" ?
Kính xin bác giải nghi cho con.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Hắc phong không hiểu có mâu thuẫn hay không , khi mà đọc những bài của mấy ngày hôm nay bác toàn nói Bi với Trí . Hạnh với Huệ; như vậy là có tu có chứng, có làm có đến trong khi đoạn văn nầy Tổ nói : "không hề có chuyện chứng đắc" ?
Kính xin bác giải nghi cho con.
Chào Hắc phong, chào các bạn !

Các bạn có để ý chăng, trong câu hỏi và câu trả lời đều có chữ THÙY (Ai ?), trong câu hỏi là THÙY CHỨNG (Ai chứng ?), câu đáp là PHI THÙY (Không có ai !).

Bạn trẻ ơi ! Thông thường chúng ta thấy "tôi tu", "tôi được vãng sanh", điều nầy không sai, nhưng nếu nói TÔI SẼ THÀNH PHẬT, TÔI SẼ TRỞ VỀ CÕI TA BÀ NẦY ĐỂ ĐỘ SINH thì đúng là "trong mơ dệt mộng".
Vì đến khi THỰC CHỨNG Bản Thể Chân Tâm thì KHÔNG CÓ AI ! _ CÁI TÔI đã tan biến _ như cái bọt nước vỡ tung _ cho nên nói là KHÔNG CÓ AI CHỨNG.
Nếu có ai đó còn thấy có MÌNH CHỨNG NGỘ CHÂN TÂM thì nên biết là gặp Ma rồi vậy. Nếu có ai đó thấy MÌNH CHỨNG NGỘ CHÂN TÂM, dầu đi đứng nằm ngồi mình luôn thấy CÓ CHÂN TÂM BÊN CẠNH thì nên biết đó là MA CẢNH, chứ không phải chứng ngộ gì đâu.

Tu thì Mình ráng tu, nhưng Chứng thì MẤT MÌNH _ vỡ bọt _ chứ không phải Chứng là làm cho cái bọt trở nên lớn hơn, óng ánh ngũ sắc hơn trong khi mình và cảnh vật (ảo hiện) vẫn còn nguyên :

bot xa phong.webp

Thực sự tu hành là chuẫn bị tâm lý cho BỌT VỠ TUNG :

botvo.webp

chớ không phải KIÊN CỐ VỌNG TƯỞNG VỀ MỘT THẾ GIỚI GIẢ ẢO ĐẸP ĐẼ nào mà gọi là chứng được.

Có một câu thơ rằng : "MẬT ẤN TAM THIÊN TỰ DIỆT MÌNH"

Mến !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top