lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Những điều mà Bác Văn Học chia sẽ cũng là những điều tâm đắc nhất trong việc tu học của TH. Có ai ứng dụng những điều tâm niệm đó vào việc tu học cho bản thân mới thấy được cái "nhức nhói" của nó. Đúng như câu "khác nào tự tay sát trùng, gắp thịt hoại tử trong vết thương của chúng ta _ đau đớn lắm ".Nhưng mỗi lần đau đớn như vậy, vết thương thâm căn nhiều đời kia mới được đôi phần tiêu giảm. Đức hạnh và trí tu mới có phần tăng trưởng thêm đôi chút. Như ánh sáng rỏ ràng, hể ánh sáng trí tuệ tăng thêm một phần thì bóng tối vô minh giảm đi một phần.

Đâu phải nói sâu, bàn rộng giáo lý Kinh theo sự học hiểu của mình là giải quyết được vấn đề tu học, giải quyết được đau khổ, vô thường đang diễn ra ngay trong tâm ta, trong thân ta không lúc nào thôi dứt!!!.

Ngày nay chúng ta có một nền văn minh phát triển, các loại thông tin lưu trữ cũng phát triển theo. Chúng ta có thể dễ dàng tìm đọc tất cả Kinh điển Phật giáo cũng như giáo lý của các tôn giáo khác. Có thể dễ dàng tìm được những Kinh Luận với những ý nghĩa thật sâu sắc và làm ta "bay bổng". Nhưng rồi khi buông những cái hay cái "bay bổng" kia ra thì ta lại là chính ta. Chả có sở đắc, chả có thực ngộ được gì để diệu dụng cho đời tu của ta. Đây có thể được xem là " Cái miệng ( hay cái đầu) đã đắc đạo ". Tiếc thay như VH nói " Miệng bảo là đã ăn cơm nhưng bụng thì vẫn đói!".

Khi Hành giả đắc một pháp Tam Muội, trải nghiệm một khía cạnh của CÁI SỐNG THẬT. Thì khi đó Hành giả đã bước một chân vào cửa giải thoát. Sự "trọn vẹn" chỉ còn là vấn đề tu tập tiếp sau đó mà thôi.
Khi chưa trãi nghiệm được điều gì về
CÁI SỐNG THẬT thì Học giả cũng chỉ là mọt sách của những trang Kinh!.


Thêm một vấn đề cần phải được hiểu về người tu XUẤT GIA và người tu TẠI GIA.

- Xuất gia tuy dễ mà khó. Hạnh nguyện phải được gieo trồng trong việc tu tập nhiều đời. Không hạnh nào đẹp bằng hạnh người xuất gia ( chúng ta không bàn về việc những người đã xuất gia nhưng không sống đúng với hạnh nguyện của người xuất gia mà Đức Phật đã dạy ). Người muốn xuất gia cầu đạo giải thoát, vì không còn muốn ràng buộc duyên với thế gian thường tình. Nơi sanh bao hệ lụy đau khổ của cuộc sống con người không lúc nào dừng. Ngày qua ngày, niềm vui an lạc thì ít mà nổi khổ đau cứ luân phiên dày vò từ thân thể đến tâm can trong sự tuần hoàn lập đi lập lại của nó trong suốt một đời người. Đeo mãi theo vòng luân hồi bất tận!

Nương vào chùa ( trụ xứ ) để tu học là nương vào nhà của Phật, nơi có những điều tốt nhất dành cho cuộc đời của những người có trí muốn thoát tục. Nương vào đó để nhận lấy giới luật cao quý của nhà Phật làm thành một chiếc áo giới luật để bảo vệ thân tâm được an ổn tu học. Đức Phật bảo " Người đã xuất gia tu đạo thân tâm nhẹ như những áng mây, bay khắp nơi không chướng ngại vì không còn dính vào những ràng buộc của cuộc sống gia đình đầy những hệ lụy và muộn phiền !"

Đầu tròn, áo vuông để gởi thông điệp đến bản thân và mọi người hình thức mà mình kham lãnh, đức hạnh mà mình phải có. Để từ đó nhận lấy tấm lòng của những người yêu thương đạo Phật dành cho. Mỗi bước chân đi là lợi tha cho đến viên mãn, đường đạo từ thân tâm lưu xuất. Cũng từ hình thức xuất gia đó mà những lời dạy và cách sống sẽ trở thành những tấm gương mà người học đạo luôn tin tưởng và nương theo.

Còn người tu tại gia, chưa rời bỏ ràng buộc gia đình, thì như người chưa chịu nhận lãnh giới luật rốt ráo, đưa thân mình theo giông bão cuộc đời biến đổi. Thiếu rất nhiều sự hổ trợ, dạy bảo
của Bổn Sư trong quá trình tu học. Không được giới luật bảo vệ, đối diện với bao khó khăn, rắc rối, phiền muộn của cuộc sống gia đình. Thân tâm có khi nào được an ổn để tu?

Hãy luôn nhớ rằng hiểu Phật Pháp và đạt được Phật Pháp là hai điều khác nhau !


Chỉ những điều đơn giản, dễ hiểu, không sâu xa đó cũng đủ để chúng ta yêu quý và mong muốn có được một cuộc sống xuất gia. Nếu chúng ta thật sự mong sớm đạt được mùi vị của GIẢI THOÁT !





 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nghe như có mùi tương chao.
Kính Tấn Hạnh !

Xin cho hỏi Thầy có phải là họ "Thích" không?
Kính
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Cám ơn chocon đã nói thật ý nghĩ của mình !

Đa số người học Phật chúng ta chỉ biết Phật pháp qua Giáo Lý, có thật nhiều đạo hữu của chúng ta qua Kinh Sách tự rút ra được những ý hay rồi cho là mình đã được Đạo.
Không đâu, những điều thu hoạch được ấy chỉ là những lý thuyết suông; có những hành giả ngở rằng trước đây chúng ta hiểu sai, bây giờ chúng ta thay thế những quan kiến sai lầm cũ bằng những hiểu biết mới (đầy sáng tạo) là chúng ta đã thấy Đạo, kiến Tánh hay chứng ngộ Chân Lý gì đó.
Không phải như vậy đâu, chứng ngộ Chân Lý không phải là phát hiện ra một mớ lý thuyết suông (rằng "Đạo ở ngay trước mắt", "Đạo ở quanh ta".....v....v.....).

------------

Một điều góp phần quan trọng cho Phật pháp còn tồn tại đến ngày nay là CÁC PHÁP TAM MUỘI.
Chư Phật, chư Đại Bồ tát tùy ý xuất nhập các pháp Tam Muội, vô lượng pháp Tam Muội.
Chư Tổ lần đầu Kiến Tánh là đã thực chứng một pháp Tam Muội, không nhất thiết là pháp Tam Muội nào (vì sự chứng ngộ có cạn có sâu) nhưng thường là pháp THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI.

Tam Muội là gì ? Là một từ gốc Phạn ngữ (Samâdhi) nghĩa rất bao hàm, nhưng nếu phải chọn một từ để tạm dịch thì không từ nào hơn từ CHÁNH ĐỊNH.

Hành giả đắc một pháp Tam Muội là sao ? Là trải nghiệm một khía cạnh của CÁI SỐNG THẬT trong nhất thời (ngắn thì vài giây, dài lâu thì đôi ba bữa, nửa tháng, ....) không có hành giả nào ở luôn trong Chánh Định.

Vị Sa Môn Phi Tích (Phi Tích Pháp Sư) là người đã thực chứng BẢO VƯƠNG TAM MUỘI vì thương những kẻ hậu học như chúng ta Ngài đã viết nên luận nầy. 10 điều mà Thầy Viên Quang trích dẫn là cô đọng lại cho mọi người có thể học thuộc lòng đề cương, lấy đó là "Kim chỉ nam" cho cuộc đời tu hành của mỗi một.

Tu chứng thì ai cũng ham nhưng làm theo 10 điều nầy thường gây đau đớn cho hành giả (khác nào tự tay sát trùng, gắp thịt hoại tử trong vết thương của chúng ta _ đau đớn lắm).

Nếu muốn chứng BẢO VƯƠNG TAM MUỘI để thực biết "hương vị đề hồ", để khỏi làm "kẻ đếm bạc cho người", để khỏi làm con mọt sách, thì chocon nên học thuộc lòng 10 điều tâm niệm nầy, cố gắng thực hành theo.

Dĩ nhiên là rất khó, khó hơn ăn chay trường, khó hơn cạo đầu tụng Kinh gõ mỏ; vì Luận nầy nêu ra toàn là những điều kêu ta chịu thua chịu thiệt, phải chấp nhận mọi khó khăn, mọi thua lỗ, mọi nghịch cảnh; không có một điều nào thỏa mãn theo ý ta cả.

Mến !
Tấn Hạnh nói:
Những điều mà Bác Văn Học chia sẽ cũng là những điều tâm đắc nhất trong việc tu học của TH. Có ai ứng dụng những điều tâm niệm đó vào việc tu học cho bản thân mới thấy được cái "nhức nhói" của nó. Đúng như câu "khác nào tự tay sát trùng, gắp thịt hoại tử trong vết thương của chúng ta _ đau đớn lắm ".Nhưng mỗi lần đau đớn như vậy, vết thương thâm căn nhiều đời kia mới được đôi phần tiêu giảm. Đức hạnh và trí tu mới có phần tăng trưởng thêm đôi chút. Như ánh sáng rỏ ràng, hể ánh sáng trí tuệ tăng thêm một phần thì bóng tối vô minh giảm đi một phần.

Đâu phải nói sâu, bàn rộng giáo lý Kinh theo sự học hiểu của mình là giải quyết được vấn đề tu học, giải quyết được đau khổ, vô thường đang diễn ra ngay trong tâm ta, trong thân ta không lúc nào thôi dứt!!!.

Ngày nay chúng ta có một nền văn minh phát triển, các loại thông tin lưu trữ cũng phát triển theo. Chúng ta có thể dễ dàng tìm đọc tất cả Kinh điển Phật giáo cũng như giáo lý của các tôn giáo khác. Có thể dễ dàng tìm được những Kinh Luận với những ý nghĩa thật sâu sắc và làm ta "bay bổng". Nhưng rồi khi buông những cái hay cái "bay bổng" kia ra thì ta lại là chính ta. Chả có sở đắc, chả có thực ngộ được gì để diệu dụng cho đời tu của ta. Đây có thể được xem là " Cái miệng ( hay cái đầu) đã đắc đạo ". Tiếc thay như VH nói " Miệng bảo là đã ăn cơm nhưng bụng thì vẫn đói!".

Khi Hành giả đắc một pháp Tam Muội, trải nghiệm một khía cạnh của CÁI SỐNG THẬT. Thì khi đó Hành giả đã bước một chân vào cửa giải thoát. Sự "trọn vẹn" chỉ còn là vấn đề tu tập tiếp sau đó mà thôi.
Khi chưa trãi nghiệm được điều gì về
CÁI SỐNG THẬT thì Học giả cũng chỉ là mọt sách của những trang Kinh!.
Con cám ơn sư phụ Văn Học, em cám ơn anh Tấn Hạnh !
Trước đây chocon luôn mặc cảm về hình ảnh "không giống ai" của mình, nay chocon nghe sư phụ và anh T/H nói, chocon cảm thấy "âu là ta cứ ngay cái điểm nhức nhối của mình làm pháp tu, không chừng trúng ý của chư Tổ" chăng ?
Mình xấu xí cứ chấp nhận là xấu xí, rồi mình quán "xấu cũng như đẹp" có được không ?
Liệu quán hoài có trở nên đẹp hay không ? Hay chỉ là tự xí gạt mình ?
Kính !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Chó con ngoan!,

Chó con có biết, bản thân chúng ta khổ là vì đâu mà phải không? Vì ta có thân người. Ta sợ đói no. Ta sợ bệnh tật, sợ chết chóc. Ta sợ bị sĩ nhục xem thường ( trong đó có cả sợ xấu xí của chó con )...Ta sợ nhiều lắm. Sợ tất cả những gì bất lợi, nguy hiểm xảy đến cho thân ta, nên ta đã làm cho mình nhuộm đầy những nổi thống khổ của thế gian. Ta mong cầu có được tất cả để thấy rằng bản thân được hạnh phúc, được đầy đủ. Nhưng ta lại vô tình dính vào hai sai lầm lớn nhất mà ta chính là thủ phạm mà cũng là nạn nhân:

- Thứ nhất: Càng mong cầu nhiều thì càng khổ nhiều. Một cái mong cầu mà không có được lại biến thành một cái khổ thực sự hiện hữu. Hai cái mong cầu không có được thì có hai cái khổ hiện hữu xảy đến cho ta...Cứ thế có vô vàng cái mong cầu thì sẽ có vô vàng cái khổ mang đến, khi nó không xảy ra đúng theo ý ta mong. Cứ thế đời người ngập ngụa trong những mong cầu thì càng ngập ngụa trong những đau khổ triền miên không điểm dừng...

- Thứ hai : Các pháp ( muôn vật, hiện tượng.. ) đều vô thường, biến đổi, sinh diệt không lúc nào dừng thì có mong cầu nào đạt được mà tồn tại bên ta lâu dài !? Có được nó thì lại ra sức bảo vệ, giữ gìn, sợ nó mất đi, sợ hư hao, sợ bị hủy diệt...Nhưng làm sao chống lại vô thường, sinh diệt? Ngay thân thể ta đây, cái mà ai ai cũng yêu quý nhất, giữ gìn nhất, không có nó xem như không còn gi tồn tại ( chấp ! ). Vậy mà nó có theo ý ta muốn đâu ( cái này ai cũng biết, quá cơ bản về cái khổ của thân người ). Còn bao nhiêu thứ phải mong cầu có được cho bản thân, đếm làm sao hết? thì khổ đau xảy đến cho kiếp người cũng không có gì có thể chứa đựng nổi. Đây là một sự thực mà ai cũng cố tình né tránh khi nghĩ đến, cố lừa dối bản thân để tìm một chút ít niềm vui của dục lạc trong kiếp người ngày qua ngày sinh diệt triền miên!.

Đọc câu truyện này mà Đức Phật đã từng dạy cho chúng ta thì sẽ hiểu rõ nhất bức tranh con người :

Một câu chuyện thuật lại như sau:


Người kia đi quanh quẩn giữa một khu rừng mênh mông đầy chông gai và đá nhọn. Trong khi lang thang bất định anh sực nhìn lại phía sau, và thấy một thớt voi đang rượt theo. Giựt mình, anh vụt chạy. Voi đuổi theo. Chạy đến một cái giếng cạn, anh định nhảy xuống để tránh voi. Nhưng thấy dưới đáy giếng có con rắn độc. Thớt voi lù lù trờ tới. Hoảng hốt, anh chụp lấy một dây rừng từ cây cao lòng thòng phía trên miệng giếng và vội vã trèo phăng lên, bất chấp gai nhọn đầy trên sợi dây, quàu trầy cả mình mẩy và tay chân. Lúc ấy anh chàng ngước mặt nhìn lên, thấy một ổ ong. Bầy ong bay tủa ra vây đánh anh. Phía trên nữa có hai con chuột, một trắng một đen, đang cặm cụi gậm nhấm sợi dây mà anh đang đeo trên đó. Vừa lúc ấy một giọt mật từ ổ ong rơi xuống ngay vào miệng anh. Bấy giờ, quên cả thớt voi đang rượt, con rắn độc đang nằm dưới đáy giếng, sợi dây đầy gai nhọn quàu trầy cả mình mẩy, bày ong đang vây đánh, và hai con chuột đang gậm nhấm sợi dây, anh mê mệt thọ hưởng giọt mật một cách thỏa thích..."

Trong Bài Pháp Đầu Tiên, gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật mô tả cái khổ như sau:



"Hởi nầy các Tỳ Khưu, bây giờ, đây là chân lý thâm diệu về sự khổ. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ. Tóm lại, bám níu vào ngũ uẩn là khổ."

Một đời người là bao lâu? được gì mất gì ? Sao ta lại lừa dối chính mình mà không dám nhìn vào sự thật đó! Như bạn chó con xấu xí của chúng ta. Cũng chỉ mới có hai từ xấu và đẹp đã làm cho thân tâm khổ nhiều lắm rồi. Sự nghi ngờ chính bản thân mình, nghi ngờ bất công của tạo hóa dành cho mình. Những suy nghĩ đó đã bám riết lấy chó con ngay từ ngày nhận thức cuộc sống, và nó sẽ bám lấy chó con cho đến khi xác thân tắt hơi thở sau cùng. Còn bao nhiêu mong cầu trong lòng chó con nữa hả chó con? Hãy ngồi lại quán xét mọi việc xảy ra. Có khi nào chó con thấy thân tâm được an ổn và nhẹ nhàng chưa. Vì chó con đã tăng tốc, cố sức chạy theo mọi thứ vô thường kia quá lâu rồi, cho nên chó con hãy giảm bớt tốc độ lại nhe.

Hãy lắng lòng quán chiếu lại mọi việc trong ta và xung quanh. Ta không thể nào không thấy sự chuyển biến của vô thường trên mọi vật, mọi hiện tượng. Sự bất công mà người không hiểu được lẽ thật luôn luôn tìm cách thoái thác, là tại sao việc đó xảy đến cho tôi mà không phải ai khác?. Chỉ suy nghĩ đó thôi đã mang đến cho ta hai nhân quả không tốt: Thứ nhất là phủ nhận luật nhân quả hiện hữu trong mọi hiện tượng. Thứ hai là lòng ích kỷ, mong điều đó xảy đến cho người khác chứ không phải là mình. Mà người khác mang lấy nó thì có đau khổ ít hơn ta chăng? Sao gọi là người học đạo của Phật nếu ta không thấy được như thế?

Quán xấu xí không đơn giản là quán xấu và đẹp. Mọi đau khổ sở dĩ to lớn và xảy ra liên tục trong tâm là khi đối diện với các hiện tượng ta thấy nó và ta thật có. Ta thấy ta đang gánh chịu, ta thấy nó tồn tại mãi không diệt nên buồn rầu đau khổ. Ta quên nhắc nhở bản thân, mỗi khi đứng trước gương, soi mặt mũi mình trong đó. Ai đang đứng? Bóng dáng trong gương kia là của ai? Hình dáng trong gương thể hiện chính thân thể ta soi vào, thì hình dáng xấu đẹp mà ta đang có đây cũng là cái phản chiếu của nhân quả, mà chính ta đã tạo nên trong dòng luân hồi của chính ta. Không ai ban phát nó đến cho ta. Không một đấng tạo hóa nào làm nên sự bất công đó. Chính ta, chủ nhân của những điều mà ta xem là bất công đó!

Đó là quán trên vô thường nhân quả. Còn quán trên tánh không của các pháp thì ta cũng không thấy mình tồn tại, các pháp xung quanh tồi tại. Ta và người, rồi tất cả muôn vật xung quanh đều nhân duyên hòa hợp mà có nơi đây. Chỉ thiếu hay mất đi một yếu tố là tan rã ngay không thể kéo dài. Sự sống duy trì mỗi ngày là do vay mượn từ bên ngoài vào, nhờ đó mà sự sống được kéo dài theo như " hạn định ". Nếu chỉ cần ngừng cung cấp, một vài đôi bữa là đã vật vã rồi, kéo dài nữa là cầm bằng cái chết. Vì sự sinh tồn của nghiệp báo có thân sinh ra mà tất cả chúng ta và chúng sanh khắp nơi phải mỗi ngày giành giựt mưu sinh. Đem hết tài trí ra để mưu lợi cho hơn người khác, cũng vì một chữ SỢ. Ta mưu cầu, người cũng mưu cầu, muông vật cũng mưu cầu. Tình yêu trong ta cạn dần theo thời gian. Chỉ còn cái ta " thân thể tồn tại " là tất cả. Đau khổ từ đây mà phủ đầy lên muôn sự sống, người đối với người là chiến tranh, vật đối với vật là giành giựt sinh tồn.Tất cả là duyên hòa hợp tạo thành không có thực thể cố định. Chuyển biến sinh diệt từng phút từng giây. Mỗi ngày qua cái chết càng gần thì sao ta phải vì nó mà tạo bao đau khổ cho mình và cho người. Phủ đầy nghiệp báo lẫn nhau!

Ngồi xuống, quán lại, nhìn tất cả đang diễn ra với ta và mọi người, mọi vật. Hơi thở từ từ nhẹ nhàng, soi vào trong tâm. Ta ngồi hay thân thể ta ngồi? Ai xấu ai đẹp? Ai đang thở? Có nhìn thấy được mặt mày của mình lúc này không? Ta có mất đi khi không nhìn thấy cơ thể mình?.
Ai đang nghỉ, đang quán các pháp ?.
Thấy rõ thực tướng của ta và các pháp vốn cũng không, do duyên hòa hợp không có thực tướng, từ từ buông chính ta đang nghỉ, đang quán. Không thấy người quán, không thấy pháp được quán. Ta không còn tồn tại, nhưng nghe biết thì vẫn còn đó, nhưng không niệm khởi. Ai đang tồn tại ? Không ta, không người, không vật....nhưng có cái biết không bị mất đi và sinh diệt. Ta đã quên mà không nhận lấy nó.

Đây là món quà lớn nhất mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, thương xót cho những đau khổ mà chúng ta mang lấy. Nổi khổ của chúng ta, nước mắt của chúng ta còn nhiều hơn cả đại dương mênh mông sâu thẳm kia, điều mà Đức Phật mô tả cho Ngài A Nan khi đứng trước biển.

Hãy quên đi cái vô thường biến đổi theo nghiệp báo này, quên đi thân thể xấu đẹp kia. Chúng ta không cần nó như chúng ta nghĩ. Hãy sử dụng nó như một chiếc bè để qua sông bên kia. Chúng ta sẽ không cần đến nó nữa nếu chúng ta đã hoàn tất con đường về. Hãy bắt đầu trở về tu tập theo những lời dạy của Đức Phật. Hãy trở về tìm lấy cái bất diệt mới thực là chính ta. Nơi đó mọi đau khổ sẽ không còn tồn tại.


Kính lễ Đức Bổn Sư, vị Thầy của Giải thoát !


p/s : Giá trị của mười điều tâm niệm trong
Luận Bảo Vương Tam Muội nhắn nhở chúng ta mạnh mẽ đối diện với những đau khổ vô thường của đời người. Mỗi lần những điều đó xảy đến, ta lại nhìn thấy rõ hơn những điều ta phải đối diện trong cuộc sống của một kiếp người. Tuy nó là những đau đớn, khổ sở mà bản năng ai cũng muốn né tránh - sợ nghe, sợ nó xảy ra cho mình. Người tự lừa dối bản thân thì né tránh, sợ phải đau đớn vì nó. Nhưng nó có tha đâu, sẽ theo suốt cho đến lúc xuôi tay nhắm mắt và theo mãi cho những kiếp lai sinh.

Người trí thì không sợ, dầu đôi khi quần quại đau đớn, đôi khi nước mắt rơi không gì chứa hết...Nhưng những lần như thế, sự nhận thức về bản chất của vô thường, nghiệp báo càng rõ ràng hơn cả. Mỗi lúc như thế, chí quyết tu học thoát sinh tử lại bùng lên dữ dội. Nhất quyết, không còn có con đường nào khác phải đi, là tiến lên tu học hơn nữa. Sử dụng đau khổ, bệnh tật, những điều trái quấy làm phương tiện nhắc nhở bản thân trong việc tu học dẽ duôi, đôi khi buông xuôi của chúng ta. Cố tình quên nó, nó cũng không tha. Cố tình trốn nó, nó cũng không cho thoát. Nên ta dụng nó làm phương tiện nhắc nhở ta, từ bất lợi ta chuyển thành có lợi.

Há những điều tâm niệm đó không phải là lời dạy đầy tình thương của những bậc trí sư sao?



Con đường đã qua, cát trắng bụi mù.
Con đường phía trước, bụi mù cát trắng.
Con đường mưa nắng, ta cũng phải đi.
Vì chỉ có đi, mới về đến đích.

TH



 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Con cám ơn sư phụ Văn Học, em cám ơn anh Tấn Hạnh !
Trước đây chocon luôn mặc cảm về hình ảnh "không giống ai" của mình, nay chocon nghe sư phụ và anh T/H nói, chocon cảm thấy "âu là ta cứ ngay cái điểm nhức nhối của mình làm pháp tu, không chừng trúng ý của chư Tổ" chăng ?
Mình xấu xí cứ chấp nhận là xấu xí, rồi mình quán "xấu cũng như đẹp" có được không ?
Liệu quán hoài có trở nên đẹp hay không ? Hay chỉ là tự xí gạt mình ?
Kính !
Chào chocon !

"âu là ta cứ ngay cái điểm nhức nhối của mình làm pháp tu, không chừng trúng ý của chư Tổ" chăng ?
Điều nầy rất có thể, trong 84 vị Tổ Mật Tông vẫn có nhiều trường hợp hành giả được dạy dùng ngay điều quan yếu nhất của ta làm chủ đề để quán :

ÐẠI SƯ THỨ 33
TANTEPA
(Kẻ đánh bạc)
Tất cả ý niệm
Tất cả những phản ánh của tinh thần
Ðã lụi tàn rồi tan vào hư vô
Và mỗi kinh nghiệm thoáng qua của thế giới hiện tượng
Cũng biến mất dần trong sự tương tục
Sự tương tục của vắng lặng.

Tantepa là một con người đam mê cờ bạc, ông đánh bạc cả ngày lẫn đêm và thua trọn những gì ông có. Dù vậy để có tiền chơi trò sát phạt ấy, ông vay mượn khắp nơi. Ðến kỳ hạn trả nợ,Tantepa không đủ khả năng chi trả, các chủ nợ xúm lại đánh ông thừa chết. Cuối cùng ông đành phải ra khu mộ địa để ẩn thân.Tại nơi này,Tantepa gặp một nhà sư Du-già, Sư hỏi thăm hoàn cảnh của Tantepa.
-Thưa ngài ! Tôi vốn là một con bạc, bị thua đến sạt nghiệp. Vì không có tiền trả nợ, nên họ đánh đập tôi gần chết.
-Vậy sao không tu tập thiền định ?
-Cờ bạc là nghiệp của tôi, nếu như có pháp nào tu nhưng không phải từ bỏ cờ bạc thì tôi thực hành ngay.
-Ðiều ấy không khó, miễn là ngươi siêng năng tu tập.
Sư truyền pháp và khai tâm cho Tantepa, Sư dạy:
-Ngươihãy quán ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới đều rỗng không như cái túi không tiền của ngươi vậy. Lại quán bản tâm của ngươi cũng rỗng không như ba cõi ấy, lâu ngày ắt thành tựu.
Tantepa vâng lời Sư tu tập 20 năm thì tỏ ngộ và đắc thần Ðại Thủ Ấn.

Chocon cũng có thể đọc kỹ bài của anh Tấn Hạnh rồi thường xuyên quán, như người nướng bánh phồng vậy, cứ lật qua rồi trở lại, quán tới quán lui, trở xuôi trở ngược, làm gì cũng không quên chủ đề thì cũng có thể hy vọng tìm thấy "ánh sáng le lói cuối đường hầm".
Điều nầy cũng có thể gọi là NGHI TÌNH (cho phép hành giả nghi ngờ tất cả mọi đáp án lý thuyết tìm được).

Dĩ nhiên là TỰ TU không có được sự truyền pháp của những bậc Thánh Tăng thì kết quả cũng "hên & xui" lắm.

Dẫn chứng thứ hai là :

ÐẠI SƯ THỨ 35
KUCIPA
(Người bị bướu cổ)

Cái tuyệt đối bẩm sinh mang nhiều đau khổ
Nhà Du-già bẳn tính phản ứng dữ dội như tia nhìn của một con voi
Nhưng khi xả bỏ,ngài đi vào trạng thái xuất thần
Không ràng buộc,thoát ra ngoài tham dục
Trong ánh sáng lời dạy của một chân sư
Ta đã đánh mất cái vô cùng của phủ định và xác định
Nhưng cái thực thể khó nắm bắt này
Lại trở thành cái vô cùng tận
Nhận ra cái vô cùng tận này
Ta hiểu ra chân lý.

Kucipa _ một nông dân ở vùng Kahari _ rất đau khổ vì cục bướu nơi cổ ngày một lớn. Cảm thấy xấu hổ vì tật bịnh của mình, Kucipa thường tránh xa chỗ đô hội mà tìm nơi hẻo lánh để ẩn cư. Một ngày nọ khi Ðại sư Nagarjuna đi ngang qua, ngay khi vừa nhìn thấy ngài, Kucipa đã có lòng mến mộ bèn chắp tay đảnh lễ và thưa:
-Cuối cùng rồi thầy cũng đến. Con xưa nay đau khổ vì nghiệp cũ, cúi xin thầy từ bi tế độ.
Sư Nagarjuna nhận thấy con người bệnh tật kia có thể tu tập phép thiền định của ngài do có duyên đời trước nên ngài hiển lộ Mạn-đà-la của Guhyasamaja và đưa Kucipa vào Ðàn pháp, đoạn Sư dạy:
-Nay ngươi hãy lấy cái bướu nơi cổ của ngươi làm pháp quán tưởng. Hãy tưởng tượng cái bướu ấy mỗi lúc một lớn hơn.
Kucipa thực hành thiền định y theo lời chỉ bảo của sư,quán cái bướu mỗi lúc mỗi lớn trước khi sự khổ đau kịp đến. Khi Nagarjuna trở lại, Kucipa bảo rằng phương pháp trị liệu có hiệu quả. Sư nghe thế dạy rằng:
-Lần này,ngươi hãy quán tưởng cả thế giới này hiển hiện trong khối u ấy.
Kucipa thiền định liên tục và cục bướu tự nhiên nhỏ lại,teo dần và biến mất.

www.quangduc.com

Đây là ý nghĩa của câu Tổ nói :

PHI PHÁP PHI PHI PHÁP _ THỊ NHẤT THIẾT PHẬT PHÁP DÃ

(Tất cả các pháp không kể Thiện hay Ác, đều là Phật pháp cả)

Mến !

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào chocon !

Điều nầy rất có thể, trong 84 vị Tổ Mật Tông vẫn có nhiều trường hợp hành giả được dạy dùng ngay điều quan yếu nhất của ta làm chủ đề để quán :

ÐẠI SƯ THỨ 33
TANTEPA
(Kẻ đánh bạc)
Tất cả ý niệm
Tất cả những phản ánh của tinh thần
Ðã lụi tàn rồi tan vào hư vô
Và mỗi kinh nghiệm thoáng qua của thế giới hiện tượng
Cũng biến mất dần trong sự tương tục
Sự tương tục của vắng lặng.

Tantepa là một con người đam mê cờ bạc, ông đánh bạc cả ngày lẫn đêm và thua trọn những gì ông có. Dù vậy để có tiền chơi trò sát phạt ấy, ông vay mượn khắp nơi. Ðến kỳ hạn trả nợ,Tantepa không đủ khả năng chi trả, các chủ nợ xúm lại đánh ông thừa chết. Cuối cùng ông đành phải ra khu mộ địa để ẩn thân.Tại nơi này,Tantepa gặp một nhà sư Du-già, Sư hỏi thăm hoàn cảnh của Tantepa.
-Thưa ngài ! Tôi vốn là một con bạc, bị thua đến sạt nghiệp. Vì không có tiền trả nợ, nên họ đánh đập tôi gần chết.
-Vậy sao không tu tập thiền định ?
-Cờ bạc là nghiệp của tôi, nếu như có pháp nào tu nhưng không phải từ bỏ cờ bạc thì tôi thực hành ngay.
-Ðiều ấy không khó, miễn là ngươi siêng năng tu tập.
Sư truyền pháp và khai tâm cho Tantepa, Sư dạy:
-Ngươihãy quán ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới đều rỗng không như cái túi không tiền của ngươi vậy. Lại quán bản tâm của ngươi cũng rỗng không như ba cõi ấy, lâu ngày ắt thành tựu.
Tantepa vâng lời Sư tu tập 20 năm thì tỏ ngộ và đắc thần Ðại Thủ Ấn.

Chocon cũng có thể đọc kỹ bài của anh Tấn Hạnh rồi thường xuyên quán, như người nướng bánh phồng vậy, cứ lật qua rồi trở lại, quán tới quán lui, trở xuôi trở ngược, làm gì cũng không quên chủ đề thì cũng có thể hy vọng tìm thấy "ánh sáng le lói cuối đường hầm".
Điều nầy cũng có thể gọi là NGHI TÌNH (cho phép hành giả nghi ngờ tất cả mọi đáp án lý thuyết tìm được).

Dĩ nhiên là TỰ TU không có được sự truyền pháp của những bậc Thánh Tăng thì kết quả cũng "hên & xui" lắm.

Dẫn chứng thứ hai là :

ÐẠI SƯ THỨ 35
KUCIPA
(Người bị bướu cổ)

Cái tuyệt đối bẩm sinh mang nhiều đau khổ
Nhà Du-già bẳn tính phản ứng dữ dội như tia nhìn của một con voi
Nhưng khi xả bỏ,ngài đi vào trạng thái xuất thần
Không ràng buộc,thoát ra ngoài tham dục
Trong ánh sáng lời dạy của một chân sư
Ta đã đánh mất cái vô cùng của phủ định và xác định
Nhưng cái thực thể khó nắm bắt này
Lại trở thành cái vô cùng tận
Nhận ra cái vô cùng tận này
Ta hiểu ra chân lý.

Kucipa _ một nông dân ở vùng Kahari _ rất đau khổ vì cục bướu nơi cổ ngày một lớn. Cảm thấy xấu hổ vì tật bịnh của mình, Kucipa thường tránh xa chỗ đô hội mà tìm nơi hẻo lánh để ẩn cư. Một ngày nọ khi Ðại sư Nagarjuna đi ngang qua, ngay khi vừa nhìn thấy ngài, Kucipa đã có lòng mến mộ bèn chắp tay đảnh lễ và thưa:
-Cuối cùng rồi thầy cũng đến. Con xưa nay đau khổ vì nghiệp cũ, cúi xin thầy từ bi tế độ.
Sư Nagarjuna nhận thấy con người bệnh tật kia có thể tu tập phép thiền định của ngài do có duyên đời trước nên ngài hiển lộ Mạn-đà-la của Guhyasamaja và đưa Kucipa vào Ðàn pháp, đoạn Sư dạy:
-Nay ngươi hãy lấy cái bướu nơi cổ của ngươi làm pháp quán tưởng. Hãy tưởng tượng cái bướu ấy mỗi lúc một lớn hơn.
Kucipa thực hành thiền định y theo lời chỉ bảo của sư,quán cái bướu mỗi lúc mỗi lớn trước khi sự khổ đau kịp đến. Khi Nagarjuna trở lại, Kucipa bảo rằng phương pháp trị liệu có hiệu quả. Sư nghe thế dạy rằng:
-Lần này,ngươi hãy quán tưởng cả thế giới này hiển hiện trong khối u ấy.
Kucipa thiền định liên tục và cục bướu tự nhiên nhỏ lại,teo dần và biến mất.

www.quangduc.com

Đây là ý nghĩa của câu Tổ nói :

PHI PHÁP PHI PHI PHÁP _ THỊ NHẤT THIẾT PHẬT PHÁP DÃ

(Tất cả các pháp không kể Thiện hay Ác, đều là Phật pháp cả)

Mến !

Kính sư phụ Văn Học và anh Tấn Hạnh !
Vâng, chocon sẽ lấy ngay điểm xấu của mình mà quán sát để tự giải gút mắc cho mình.
Nhưng ........ chuyện thiên tai dịch nạn tùm lum (hình như càng ngày càng nhiều ?) cũng là một pháp Ác.
Đạo Phật chúng ta độ pháp Ác nầy như thế nào ?
Nói thiệt, chocon thấy mỗi khi có chuyện xảy ra, chỉ có người phàm dùng những phương tiện hiện có để cứu đồng loại, còn Phật Bồ tát gì ở đâu con không thấy _ người chết vẫn cứ yên tâm mà chết (không có Phật, Bồ tát gì cứu hộ mình cả !).
Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học và anh Tấn Hạnh !
Vâng, chocon sẽ lấy ngay điểm xấu của mình mà quán sát để tự giải gút mắc cho mình.
Nhưng ........ chuyện thiên tai dịch nạn tùm lum (hình như càng ngày càng nhiều ?) cũng là một pháp Ác.
Đạo Phật chúng ta độ pháp Ác nầy như thế nào ?
Nói thiệt, chocon thấy mỗi khi có chuyện xảy ra, chỉ có người phàm dùng những phương tiện hiện có để cứu đồng loại, còn Phật Bồ tát gì ở đâu con không thấy _ người chết vẫn cứ yên tâm mà chết (không có Phật, Bồ tát gì cứu hộ mình cả !).
Kính !

Bạn chocon mến ! Hắc phong có đoạn Kinh nầy muốn mời bạn đọc lại :

Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng:<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
- Ý ông nghĩ sao? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy?<O:p></O:p>
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời và mặt trăng.<O:p></O:p>
- Xá Lợi Phất! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.<O:p></O:p>
Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng:<O:p></O:p>
"Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? - Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại". (61)<O:p></O:p>
Ông Xá Lợi Phất nói:<O:p></O:p>
- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế?<O:p></O:p>
Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng:<O:p></O:p>
- Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.<O:p></O:p>
Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.<O:p></O:p>
Phật bảo Xá Lợi Phất:<O:p></O:p>
- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.<O:p></O:p>
Ông Xá Lợi Phất thưa:<O:p></O:p>
- Dạ, bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.<O:p></O:p>
Phật bảo:<O:p></O:p>
- Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

www.buddhismtoday.com

Thân ái !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63

Đã từng trả lời cho Chó con:

- ( V/đ 2 : ) Thiên tai lũ lụt là sự chuyển biến của vạn vật sinh diệt không ngừng mà sanh ra nó. Vật chất sinh diệt, tương tác lẫn nhau sinh ra biến đổi lẫn nhau. Hiện tượng dầu lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ đâu tự riêng một cái gì mà làm nên. Là duyên biến đổi tác động lẫn nhau. Cái này sanh ra, cái kia mất đi, sinh ra muôn hiện tượng.


Những hiện tượng này cũng từ những nghiệp riêng và chung ( trong đó có ta) mà tạo thành. Nhỏ như sông, hồ, ao, suối...Lớn hơn như biển, núi, gió, lửa...Lớn hơn nữa như quả đất, thiên hà rồi vũ trụ...Tất cả đều từ vọng mà tạo thành, thì có cái nào là thực?
Dù chúng biến chuyển tác động lẫn nhau ( do nghiệp trong lẫn ngoài, do nghiệp chung và riêng của các pháp, kết với nhau và tất nhiên có cả ta trong đó ----> sanh ra các hiện tượng như bạn thấy) nhưng tất cả đều vọng.

Sao Chó Con gọi là pháp ác! Tất cả là do nghiệp báo của chúng sanh đời này kết tựu mà tạo thành đấy chứ!. Chiến tranh, thiên tai đời này sở dĩ nhiều và dày đặc hơn là do nghiệp của chúng sanh đời này kết tập ngày càng nhiều hơn.

Chúng sanh càng ngày tánh dục càng tăng trưởng. Sự thỏa mãn tánh dục ngày một nhiều bằng mọi hình thức, phương pháp. Chúng ta văn minh mà sao mỗi ngày cái ác càng leo thang, chiến tranh, kỳ thị, phân biệt tôn giáo ngày càng dữ dội. Vì ai ? ai làm nên ?

Chính những tập nghiệp của chúng sanh tăng trưởng mà ít tu hành NÊN NGHIỆP BÁO MỖI NGÀY MỖI TĂNG TRƯỞNG, TÁNH DỤC PHÁT TRIỂN CUỒNG ĐIÊN, THỎA MÃN MỌI NHU CẦU CỦA NGŨ UẨN BẤT CHẤP ĐAU THƯƠNG CỦA ĐỒNG LOẠI VÀ CHÚNG SANH.
Tu hành là trở về sống đúng với sự tiến hóa của vũ trụ, có tình thương, có sự trở về của cái Tâm. NẾU ĐI NGƯỢC VỚI SỰ TIẾN HÓA CUẢ VŨ TRỤ THÌ ẤT CÁI QUẢ BÁO CŨNG PHẢI THEO ĐÓ MÀ TƯƠNG THÍCH. Đây là do con người tạo nên, không ai ban bố hay lấy đi cả. NHỮNG GÌ CHÚNG SANH TẠO RA, CHÚNG SANH PHẢI HỌC TỪ NÓ. NHỮNG GÌ ĐANG VÀ SẼ DIỄN RA CHÍNH LÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ, ĐỂ HỌC TRONG NGHIỆP BÁO, ĐỂ TỈNH NGỘ MÀ QUAY VỂ TỈNH THỨC, ĐI ĐÚNG VỚI SỰ TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ.

"
Vì sự sinh tồn của nghiệp báo có thân sinh ra mà tất cả chúng ta và chúng sanh khắp nơi phải mỗi ngày giành giựt mưu sinh. Đem hết tài trí ra để mưu lợi cho hơn người khác, cũng vì một chữ SỢ. Ta mưu cầu, người cũng mưu cầu, muông vật cũng mưu cầu. Tình yêu trong ta cạn dần theo thời gian. Chỉ còn cái ta " thân thể tồn tại " là tất cả. Đau khổ từ đây mà phủ đầy lên muôn sự sống, người đối với người là chiến tranh, vật đối với vật là giành giựt sinh tồn. Càn khôn biến đổi cũng theo đây mà có."

Nghiệp báo là sự hiện hữu phải trả của riêng mỗi chúng sanh. Không ai có thể can dự vào, hay ban bố cho cả. Tự chúng sanh làm, chúng sanh phải trả và học lấy bài học giác ngộ đó!.

Như chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu dòng họ Thích của Phật, khi dòng họ này bị vua Lưu Ly đem quân tàn sát trả thù. Ngài Mục Kiền Liên thương xót dụng thần thông cứu độ, đem bỏ vào Bình Bát năm trăm người bay ra khỏi thành. Nghĩ là sẽ cứu được, nhưng không ngờ khi mở nắp bát ra thì ôi thôi chỉ thấy toàn là máu. Người theo nghiệp báo mà chết chỉ còn lại máu, dù đã được cứu độ.

Và một chuyện nữa về bản thân ngài Mục Kiền Liên, chết cũng vì nghiệp báo khi Ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo. Người có thần thông được cho là đệ nhất như Ngài cũng không tự cứu được mình thoát khỏi nghiệp báo.

VẬY THÌ AI CỨU ĐỘ ĐƯỢC CHÚNG SANH ? NGHIỆP BÁO CỦA CHÚNG SANH TẠO RA CHÚNG SANH PHẢI TỰ NHẬN LẤY NÓ, VÀ PHẢI HỌC TỪ NHÂN QUẢ ĐÓ.
NẾU MUỐN CỨU ĐỘ THÌ CHÚNG SANH PHẢI TỰ CỨU LẤY CHÍNH MÌNH, TU TẬP, TRỞ LẠI SỐNG ĐÚNG VỚI TÂM TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ. PHẢI TỰ MÌNH GIẢI NGHIỆP DO MÌNH TẠO NÊN BẰNG CÁNH NHẬN THỨC RA NHỮNG SAI LẦM ĐÓ MÀ PHÁT TRIỂN. THÌ MỚI HY VỌNG GIẢM ĐI CHIẾN TRANH, THẢM HỌA CỦA THIÊN TAI BẰNG ĐỨC ĐỘ VÀ SỰ TU TẬP CỦA MÌNH.

Và điều này Đức Phật cũng đã có dạy.

Đến bây giờ thì TH rất buồn vì những gì Chó Con hỏi và viết. Không biết vì vô tình hay cố ý để có những câu hỏi này. Nhưng xét cho cùng thì không thể tránh cảm thấy đau lòng vì có những người học theo Phật, gọi là đạo Phật mà còn những suy nghĩ chưa thông và cách hiểu về đạo Phật quá sai lầm.
Các Thầy và các huynh đệ sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc bằng tấm lòng và bổn phận đối với đạo. Nhưng buồn thì không thể tránh khỏi. Đạo Phật vốn rất trong sáng, rõ ràng, không mập mờ, và huyền phép. Nhân quả là thuyết cơ bản nhất mà Đức Phật đã thuyết trong suốt quá trình dạy tu học cho bốn chúng. Đến cái cơ bản đó mà Chó Con còn không nắm rỏ, thì trong đầu của chó con sẽ giải quyết được điều gì ở Phật Pháp, tu học được những gì !? Và hàng tá những thắc mắc, những nghi ngờ khác sẽ đua nhau sống trong đầu của Chó Con mà không giúp được gì cho Chó Con!. Tiếc thay điều đó nếu là thật sự !.

Muốn giúp mình và giúp người giải quyết được những đau khổ của cuộc sống, hiểu được những hiện tượng, những gì đã và đang xảy ra xung quanh thì phải tu học. Phải trở về học và tu theo cái cơ bản của vũ trụ thì bản thân mới hiểu và giải quyết được những gì bản thân cần phải làm để tiến hóa. Mà những điều đó Đức Phật đã chỉ dạy chúng ta trong tất cả cuộc đời hoằng Pháp cứu độ chúng sanh của Ngài.

Nếu Chó Con cứ đi hỏi và giải quyết những nghi ngờ của mình thông qua người khác thì mãi mãi Chó Con chỉ là kẻ đi học và lượm lặc trí tuệ của người khác, mà bản thân không có dụng công tu học !. Sự lượm lặc đó không giải quyết hết cho Chó Con đâu, vì nó chỉ là những mãnh ghép rời rạc trong một bức tranh vẹn toàn về trí tuệ. Mà điều này phải do chính mình làm nên, phải tự mình tu học và vẽ nên bức tranh vẹn toàn đó. Đức Phật chính là người Thầy, dạy chúng ta cách vẽ nên bức tranh đó.

Những phương pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, đến nay vẫn còn đầy đủ trong ba tạng kinh điển. Hãy học và tu, đừng bỏ phí thời gian làm người của mình. Thời gian như cơn gió thổi qua cửa, thoáng chốc sẽ là vài mươi năm, rồi một đời người. Dục lạc như cốc nước trôi qua cổ, ngọt mát trong giây lát, nhưng không giúp được cơn khác hạnh phúc an lạc lâu dài. Sau một chút niềm vui có được của dục lạc, tâm hồn người vẫn trở về đối diện với muộn phiền, sợ hãi, và tan thương. Tám cơn gió của khổ đau sẽ không lúc nào ngừng thổi trên mỗi thân phận chúng sanh cho đến ngày tan rã và tái hợp lại. Mãi mãi cái vòng này không buông bất cứ ai nếu không trở lại sống với những gì Đức Phật chỉ dạy.

Đức Phật đã thương xót chỉ dạy chúng ta cách thoát ly vĩnh viễn đau khổ, sinh diệt. Chứ đâu chỉ muốn chúng ta thoát khỏi những hiện tượng biến chuyển của vật chất, thiên tai, bệnh tật nhỏ nhoi của tạo hóa trong tạm thời !. Mà trong những biến chuyển đó, chính chúng ta lại là chủ nhân của những nghiệp báo tạo nên chúng, hình thành theo quy luật sinh diệt của vật chất, vũ trụ.
Thoát đi đâu? Đem Chó Con bay lên cao, đem Chó Con qua hành tinh khác, thế giới khác ? Rồi trên cao đó có tránh được quy luật nghiệp báo không? Có thoát sinh tử không? Ở hành tinh khác sẽ không có thiên tai, biến chuyển vật chất, không có sinh diệt ?

Cứu chúng sanh lần này rồi có cứu lần khác nữa không ? Khi mà chúng sanh cứ tạo nghiệp mãi không dừng ! Tạo nghiệp không xác định được khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc!!!

Buồn cho người tu học hôm nay chỉ thích tham vấn, tò mò để giải quyết những nghi ngờ và thỏa mãn cái ta hiếu kỳ, hiếu học, mà không thật lòng mong cầu giải thoát. Miệng nói mà chân không bước đi, ngày trở về chỉ là trong mong ước!

Đau khổ sẽ từ đây và mãi mãi về sau, duyên theo biến chuyển của thế giới vật chất tạo hóa mà sống, theo nghiệp mà định hình. Vui buồn với tạo hóa, sinh diệt với tạo hóa, chuyển biến với tạo hóa vì đã có ta và có nó sinh ra ( ta và muôn pháp theo nghiệp mà sinh ra và biến chuyển ) và mãi mãi không ai giúp ta thoát ra, ngoài chính bản thân ta cả!

Có một câu truyện mà Đức Phật đã dạy trong những thời tu học của bốn chúng, Tấn Hạnh xin ghi lại để tặng cho những ai đang muốn tìm hiểu đạo Phật nhưng chỉ với con đường tham vấn mà không tự tu học cho bản thân:

Cây đèn

Có một anh mù lại thăm một người bạn đến khuya mới về. Người bạn trao cho anh ta một cái đèn.
- "Tôi cần chi tới đèn, anh ơi. Đối với tôi, ánh sáng cũng như bóng tối mà thôi", người mù buồn bã trả lời.
- "Tôi biết lắm. Anh chẳng cần đèn để dò đường đi. Nhưng có đèn anh sẽ đỡ bị người khác đâm vào anh. Vậy anh cứ cầm lấy đi"
Người mù cầm đèn mạnh dạn bước đi. Nhưng chẳng bao lâu, có kẻ đâm thẳng vào anh ta.
- "Ô hay! Đi đứng phải coi chừng một chút chứ. Bộ ông không nhìn thấy ánh đèn của tôi sao?"
Người lạ mặt trả lời chậm rãi:
- "Này ông bạn ơi ! Đèn ông bạn đã tắt từ lâu rồi..."


Trí tuệ mà người khác mang đến cho mình mà không do mình tham cứu tu học để có được thì cũng như người mù kia, cầm ngọn đèn của người khác cho ( trí tuệ của người khác cho, không lưu xuất từ việc tu học của mình ) thì khi ngọn đèn tắt đi ( trí tuệ bị quên mất ) người mù kia vẫn không hay biết.


Thân gởi Chó Con Ngoan!


TH
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Lễ Thầy Tấn-Hạnh !.
Trước tiên con xin cúi đầu đảnh lễ trước lời dạy bảo tha thiết của thầy - xin thầy đừng có buồn nữa - con xin tiên phong nói lên lời cố gắng tu tập - vì con biết chỉ có sự cố gắng tu tập
mới mong đền đáp lòng đại từ đại bi của Phật và Thầy Tổ mà thôi - kính thầy chứng minh .
Và sau đây con xin được thầy chỉ dạy thêm cho con là :
- Thưa - như con đã đọc qua 1 vài đoạn trong kinh Lăng - Nghiêm do thầy Thích THiện - Hoa lược dịch thì : Trong bình bát của ngài Mục-Kiền-Liên lút đó là 500 người thuột dòng họ Thích
Ca - chớ không phải chỉ vài chục người - xin thầy xem lại .
- Thưa - như lời thầy đã dạy :
Và một chuyện nữa về bản thân ngài Mục Kiền Liên, chết cũng vì nghiệp báo khi Ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo. Người có thần thông được cho là đệ nhất như Ngài cũng không tự cứu được mình thoát khỏi nghiệp báo.
Thì theo con nghỉ nghiệp báo là cái việc thật đáng kinh sợ - như con là kẻ ngu si đâu dám coi thường - nhưng nó chỉ có mặt theo nhân mà chúng sinh đã tạo -
còn riêng với bật A-LA-HÁN đã ra khỏi Tam Giới - thì thần thông hay sinh tử chỉ là sự thị hiện làm gương cho chúng sanh mà thôi .
Cũng như con đã được nghe : Có lần vì muốn biết oai lực [ pháp âm ] của Đức Phật Thích-Ca vang xa như thế nào - mà tự thân ngài bay đến 1 cỏi Phật - thì
có lẽ nào " ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo " ?.
Rồi con cũng được biết là ngài Ma-Ha-Ca-Diếp vâng theo ý chỉ của Phật - nên ngài vẫn còn "giử thân " của ngài trong núi Kê Túc - để trao y bát lại cho Đức Phật Di-Lặc sau nầy .
Thưa thầy đứng giữa cái thần thông hữu hạn nhất thời và sự vô hạn định của Phật Pháp - khiến con thưa hỏi để cầu mong thầy chỉ dạy thêm .
Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Kính Lễ Thầy Tấn-Hạnh !.
Trước tiên con xin cúi đầu đảnh lễ trước lời dạy bảo tha thiết của thầy - xin thầy đừng có buồn nữa - con xin tiên phong nói lên lời cố gắng tu tập - vì con biết chỉ có sự cố gắng tu tập
mới mong đền đáp lòng đại từ đại bi của Phật và Thầy Tổ mà thôi - kính thầy chứng minh .
Và sau đây con xin được thầy chỉ dạy thêm cho con là :
- Thưa - như con đã đọc qua 1 vài đoạn trong kinh Lăng - Nghiêm do thầy Thích THiện - Hoa lược dịch thì : Trong bình bát của ngài Mục-Kiền-Liên lút đó là 500 người thuột dòng họ Thích
Ca - chớ không phải chỉ vài chục người - xin thầy xem lại .
- Thưa - như lời thầy đã dạy : Thì theo con nghỉ nghiệp báo là cái việc thật đáng kinh sợ - như con là kẻ ngu si đâu dám coi thường - nhưng nó chỉ có mặt theo nhân mà chúng sinh đã tạo -
còn riêng với bật A-LA-HÁN đã ra khỏi Tam Giới - thì thần thông hay sinh tử chỉ là sự thị hiện làm gương cho chúng sanh mà thôi .
Cũng như con đã được nghe : Có lần vì muốn biết oai lực [ pháp âm ] của Đức Phật Thích-Ca vang xa như thế nào - mà tự thân ngài bay đến 1 cỏi Phật - thì
có lẽ nào " ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo " ?.
Rồi con cũng được biết là ngài Ma-Ha-Ca-Diếp vâng theo ý chỉ của Phật - nên ngài vẫn còn "giử thân " của ngài trong núi Kê Túc - để trao y bát lại cho Đức Phật Di-Lặc sau nầy .
Thưa thầy đứng giữa cái thần thông hữu hạn nhất thời và sự vô hạn định của Phật Pháp - khiến con thưa hỏi để cầu mong thầy chỉ dạy thêm .
Con xin hết lời .

KÍNH
bangtam


Thứ nhất, TH xin sửa lại lỗi về số đếm lượng người họ Thích do Ngài Mục Kiền Liên cố gắng cứu thoát trong Bát của Ngài, theo BT đã chỉnh, là 500 người - theo lược dịch của Cố HT Thích Thiện Hoa . ( Xin chấp lấy ý và bỏ qua sai xót dùm TH ! Và sẽ chú ý tránh sai xót hơn! )

Thứ hai , Băng Tâm viết
" A-LA-HÁN đã ra khỏi Tam Giới - thì thần thông hay sinh tử chỉ là sự thị hiện làm gương cho chúng sanh mà thôi .
Cũng như con đã được nghe : Có lần vì muốn biết oai lực [ pháp âm ] của Đức Phật Thích-Ca vang xa như thế nào - mà tự thân ngài bay đến 1 cỏi Phật - thì
có lẽ nào " ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo " ?.
Rồi con cũng được biết là ngài Ma-Ha-Ca-Diếp vâng theo ý chỉ của Phật - nên ngài vẫn còn "giử thân " của ngài trong núi Kê Túc - để trao y bát lại cho Đức Phật Di-Lặc sau nầy .
Thưa thầy đứng giữa cái thần thông hữu hạn nhất thời và sự vô hạn định của Phật Pháp - khiến con thưa hỏi để cầu mong thầy chỉ dạy thêm ."

A LA HÁN là quả thoát sinh tử, chứng Niết Bàn tại tâm. Ngay đời sống hiện tiền, báo thân chưa xả bỏ đã sống được với Niết Bàn tĩnh lặng.
Nhưng báo thân thì vẫn chịu luật nghiệp quả tác động. Có thể dùng thần thông để lẫn tránh, nhưng các Ngài vẫn chấp nhận trả, dù biết là có thể tránh được.

+ Một là tránh bằng cách Tịch luôn- nhập Niết Bàn tịch diệt, thoát khỏi sanh tử nghiệp báo không còn vướng bận..

+ Hai là trốn ( vận thần thông hay chạy chổ khác trốn ) ngày này qua ngày khác, chổ này qua chổ khác, cứ thế mà trốn chạy khi báo thân chưa xả bỏ ? Nếu trốn như vậy thì sao gọi là giác ngộ? Sao gọi là chứng đắc như như, muôn pháp đều không?. Và càng không đúng với luật nhân quả! Các Ngài biết nhưng vẫn nhận lấy, vì trách nhiệm không trốn chạy, làm đúng với luật nhân quả mà mình đã chứng ngộ. Thể hiện tinh thần chánh pháp, không sợ hãi khi đối diện với nhân quả. Hình ảnh của Ngài thể hiện cũng là tấm gương tu học nhắc nhở cho đời sau về sức mạnh của nhân quả và làm sáng tỏ tinh thần luật nhân quả mà Đức Phật đã thuyết dạy.

Khi phân tích truyện nhân quả của Ngài có hai nhận định được đưa ra: Một nhận định nói rằng Ngài Muc Kiền Liên dụng thần thông khi gặp nạn thì thần thông mất, không sử dụng được vì lúc đó nghiệp báo đã đến. Thần thông tự mất không dụng được. ( Sức mạnh của nhân quả kinh khủng, như chuyện 500 người họ Thích trong Bát biến thành máu dù Ngài Mục kiền Liên đã dùng tới thần thông để cứu ). Hai là nhận định rằng Ngài biết trước chuyện sẽ xảy ra cho mình nên có khả năng vận dụng thần thông để tránh. Nhưng một vị A LA HÁN không thể sợ chết mà dùng thần thông để tránh nghiệp báo ngày này qua ngày khác, lần này qua lần khác ( không giống như chúng ta được ! ) không thể là hình ảnh của một vị A LA HÁN giác ngộ. Nên ngày chấp nhận trả nghiệp báo mà không dùng đến thần thông của mình. Và Đức Phật đã nói với đại chúng như thế, và bảo với Đại Chúng rẳng, Ngài Mục kiền Liên đã biết trước tất cả.
Hai nhận định trên đều có cái hay của nó. Cốt là chúng ta hiểu được sức mạnh của nghiệp báo mà tu học. Băng Tâm còn nhớ hình ảnh của Đức Phật bị lăn đá bởi Đề Bà Đạt Đa, làm chân Ngài chảy máu không. Đức Phật biết tất cả nhưng Ngài đâu có tránh nó thấy không? Băng Tâm hiểu vì sao mà!.

Còn bàn về chuyện của Ngài MA HA CA DIẾP thỉ khỏi phải hỏi chúng ta cũng biết.
Khi đắc quả A LA HÁN, các vị có thể kéo dài mạng sống của mình theo như mong muốn ( hạng định tùy theo các Ngài ), nhưng kéo dài là có chủ ý theo chánh pháp. Vì Mục Đích độ chúng sanh ( như Đức Phật từng bảo với Ngài A Nan về thời gian tịch diệt của Đức Phật, và chờ Ngài A Nan thỉnh cầu xin Đức Phật lưu lại nữa để độ chúng sanh. Nếu không vì thỉnh cầu thì Như Lai sẽ không ở lại, thể hiện tinh thần vì lợi ích chúng sanh, lợi ích số đông mà ở lại. Nhưng tiếc thay khi đó Ngài A Nan đã bị ma Ba Tuần che khuất làm Ngài không nghe thấy Đức Phật nói gì sau ba lần như thế, và chúng sanh mất đi cơ hội được Đức Phật lưu trú lại nhân gian thêm một thời gian lợi lạc ).

Ngài MA HA CA DIẾP vì vâng lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà lưu trú lại nhân gian ( ẩn mình trong núi Kê Túc như Kinh mô tả ) chờ ngày trao Y Bát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho Đức Phật Di Lặc sau này xuất hiện độ chúng sanh. Cũng đúng với tinh thần vì đạo và chúng sanh mà lưu lại nhân gian.

Băng tâm viết " Giữa cái thần thông hữu hạn nhất thời và sự vô hạn định của Phật Pháp"

- Thần thông là mô tả cái quả có được khi tu tập ( khi có báo thân ). Hữu hạn nhất thời ở đây được hiểu là do báo thân tu tập mà có, theo báo thân tu tập mà lưu xuất. Khi báo thân mất đi thì nó cũng mất theo.

- Thần thông vô hạn định được hiểu là sự diệu dụng của Niết Bàn, nơi cái Tâm trùm khắp, không nơi nào là không có. Sự diệu dụng của nó không thể mô tả được. Chỉ chư Phật và chư Phật mới biết hết mà thôi.

Thân chào Băng Tâm.



 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học và anh Tấn Hạnh !
Vâng, chocon sẽ lấy ngay điểm xấu của mình mà quán sát để tự giải gút mắc cho mình.
Nhưng ........ chuyện thiên tai dịch nạn tùm lum (hình như càng ngày càng nhiều ?) cũng là một pháp Ác.
Đạo Phật chúng ta độ pháp Ác nầy như thế nào ?
Nói thiệt, chocon thấy mỗi khi có chuyện xảy ra, chỉ có người phàm dùng những phương tiện hiện có để cứu đồng loại, còn Phật Bồ tát gì ở đâu con không thấy _ người chết vẫn cứ yên tâm mà chết (không có Phật, Bồ tát gì cứu hộ mình cả !).
Kính !
Chào chocon thân mến ! Trước tiên Vô Học xin chép lại những lời "vàng" của bạn Tấn Hạnh :

Tấn Hạnh
Đã từng trả lời cho Chó con:

- ( V/đ 2 : ) Thiên tai lũ lụt là sự chuyển biến của vạn vật sinh diệt không ngừng mà sanh ra nó. Vật chất sinh diệt, tương tác lẫn nhau sinh ra biến đổi lẫn nhau. Hiện tượng dầu lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ đâu tự riêng một cái gì mà làm nên. Là duyên biến đổi tác động lẫn nhau. Cái này sanh ra, cái kia mất đi, sinh ra muôn hiện tượng.


Những hiện tượng này cũng từ những nghiệp riêng và chung ( trong đó có ta) mà tạo thành. Nhỏ như sông, hồ, ao, suối...Lớn hơn như biển, núi, gió, lửa...Lớn hơn nữa như quả đất, thiên hà rồi vũ trụ...Tất cả đều từ vọng mà tạo thành, thì có cái nào là thực?
Dù chúng biến chuyển tác động lẫn nhau ( do nghiệp trong lẫn ngoài, do nghiệp chung và riêng của các pháp, kết với nhau và tất nhiên có cả ta trong đó ----> sanh ra các hiện tượng như bạn thấy) nhưng tất cả đều vọng.

Sao Chó Con gọi là pháp ác! Tất cả là do nghiệp báo của chúng sanh đời này kết tựu mà tạo thành đấy chứ!. Chiến tranh, thiên tai đời này sở dĩ nhiều và dày đặc hơn là do nghiệp của chúng sanh đời này kết tập ngày càng nhiều hơn.

Chúng sanh càng ngày tánh dục càng tăng trưởng. Sự thỏa mãn tánh dục ngày một nhiều bằng mọi hình thức, phương pháp. Chúng ta văn minh mà sao mỗi ngày cái ác càng leo thang, chiến tranh, kỳ thị, phân biệt tôn giáo ngày càng dữ dội. Vì ai ? ai làm nên ?

Chính những tập nghiệp của chúng sanh tăng trưởng mà ít tu hành NÊN NGHIỆP BÁO MỖI NGÀY MỖI TĂNG TRƯỞNG, TÁNH DỤC PHÁT TRIỂN CUỒNG ĐIÊN, THỎA MÃN MỌI NHU CẦU CỦA NGŨ UẨN BẤT CHẤP ĐAU THƯƠNG CỦA ĐỒNG LOẠI VÀ CHÚNG SANH.
Tu hành là trở về sống đúng với sự tiến hóa của vũ trụ, có tình thương, có sự trở về của cái Tâm. NẾU ĐI NGƯỢC VỚI SỰ TIẾN HÓA CUẢ VŨ TRỤ THÌ ẤT CÁI QUẢ BÁO CŨNG PHẢI THEO ĐÓ MÀ TƯƠNG THÍCH. Đây là do con người tạo nên, không ai ban bố hay lấy đi cả. NHỮNG GÌ CHÚNG SANH TẠO RA, CHÚNG SANH PHẢI HỌC TỪ NÓ. NHỮNG GÌ ĐANG VÀ SẼ DIỄN RA CHÍNH LÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ, ĐỂ HỌC TRONG NGHIỆP BÁO, ĐỂ TỈNH NGỘ MÀ QUAY VỂ TỈNH THỨC, ĐI ĐÚNG VỚI SỰ TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ.

"
Vì sự sinh tồn của nghiệp báo có thân sinh ra mà tất cả chúng ta và chúng sanh khắp nơi phải mỗi ngày giành giựt mưu sinh. Đem hết tài trí ra để mưu lợi cho hơn người khác, cũng vì một chữ SỢ. Ta mưu cầu, người cũng mưu cầu, muông vật cũng mưu cầu. Tình yêu trong ta cạn dần theo thời gian. Chỉ còn cái ta " thân thể tồn tại " là tất cả. Đau khổ từ đây mà phủ đầy lên muôn sự sống, người đối với người là chiến tranh, vật đối với vật là giành giựt sinh tồn. Càn khôn biến đổi cũng theo đây mà có."

Nghiệp báo là sự hiện hữu phải trả của riêng mỗi chúng sanh. Không ai có thể can dự vào, hay ban bố cho cả. Tự chúng sanh làm, chúng sanh phải trả và học lấy bài học giác ngộ đó!.

Như chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu dòng họ Thích của Phật, khi dòng họ này bị vua Lưu Ly đem quân tàn sát trả thù. Ngài Mục Kiền Liên thương xót dụng thần thông cứu độ, đem bỏ vào Bình Bát năm trăm người bay ra khỏi thành. Nghĩ là sẽ cứu được, nhưng không ngờ khi mở nắp bát ra thì ôi thôi chỉ thấy toàn là máu. Người theo nghiệp báo mà chết chỉ còn lại máu, dù đã được cứu độ.

Và một chuyện nữa về bản thân ngài Mục Kiền Liên, chết cũng vì nghiệp báo khi Ngài bị giết hại bởi bọn ngoại đạo. Người có thần thông được cho là đệ nhất như Ngài cũng không tự cứu được mình thoát khỏi nghiệp báo.

VẬY THÌ AI CỨU ĐỘ ĐƯỢC CHÚNG SANH ? NGHIỆP BÁO CỦA CHÚNG SANH TẠO RA CHÚNG SANH PHẢI TỰ NHẬN LẤY NÓ, VÀ PHẢI HỌC TỪ NHÂN QUẢ ĐÓ.
NẾU MUỐN CỨU ĐỘ THÌ CHÚNG SANH PHẢI TỰ CỨU LẤY CHÍNH MÌNH, TU TẬP, TRỞ LẠI SỐNG ĐÚNG VỚI TÂM TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ. PHẢI TỰ MÌNH GIẢI NGHIỆP DO MÌNH TẠO NÊN BẰNG CÁNH NHẬN THỨC RA NHỮNG SAI LẦM ĐÓ MÀ PHÁT TRIỂN. THÌ MỚI HY VỌNG GIẢM ĐI CHIẾN TRANH, THẢM HỌA CỦA THIÊN TAI BẰNG ĐỨC ĐỘ VÀ SỰ TU TẬP CỦA MÌNH.

Và điều này Đức Phật cũng đã có dạy.

Đến bây giờ thì TH rất buồn vì những gì Chó Con hỏi và viết. Không biết vì vô tình hay cố ý để có những câu hỏi này. Nhưng xét cho cùng thì không thể tránh cảm thấy đau lòng vì có những người học theo Phật, gọi là đạo Phật mà còn những suy nghĩ chưa thông và cách hiểu về đạo Phật quá sai lầm.
Các Thầy và các huynh đệ sẽ cố gắng trả lời những thắc mắc bằng tấm lòng và bổn phận đối với đạo. Nhưng buồn thì không thể tránh khỏi. Đạo Phật vốn rất trong sáng, rõ ràng, không mập mờ, và huyền phép. Nhân quả là thuyết cơ bản nhất mà Đức Phật đã thuyết trong suốt quá trình dạy tu học cho bốn chúng. Đến cái cơ bản đó mà Chó Con còn không nắm rỏ, thì trong đầu của chó con sẽ giải quyết được điều gì ở Phật Pháp, tu học được những gì !? Và hàng tá những thắc mắc, những nghi ngờ khác sẽ đua nhau sống trong đầu của Chó Con mà không giúp được gì cho Chó Con!. Tiếc thay điều đó nếu là thật sự !.

Muốn giúp mình và giúp người giải quyết được những đau khổ của cuộc sống, hiểu được những hiện tượng, những gì đã và đang xảy ra xung quanh thì phải tu học. Phải trở về học và tu theo cái cơ bản của vũ trụ thì bản thân mới hiểu và giải quyết được những gì bản thân cần phải làm để tiến hóa. Mà những điều đó Đức Phật đã chỉ dạy chúng ta trong tất cả cuộc đời hoằng Pháp cứu độ chúng sanh của Ngài.

Nếu Chó Con cứ đi hỏi và giải quyết những nghi ngờ của mình thông qua người khác thì mãi mãi Chó Con chỉ là kẻ đi học và lượm lặc trí tuệ của người khác, mà bản thân không có dụng công tu học !. Sự lượm lặc đó không giải quyết hết cho Chó Con đâu, vì nó chỉ là những mãnh ghép rời rạc trong một bức tranh vẹn toàn về trí tuệ. Mà điều này phải do chính mình làm nên, phải tự mình tu học và vẽ nên bức tranh vẹn toàn đó. Đức Phật chính là người Thầy, dạy chúng ta cách vẽ nên bức tranh đó.

Những phương pháp mà Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, đến nay vẫn còn đầy đủ trong ba tạng kinh điển. Hãy học và tu, đừng bỏ phí thời gian làm người của mình. Thời gian như cơn gió thổi qua cửa, thoáng chốc sẽ là vài mươi năm, rồi một đời người. Dục lạc như cốc nước trôi qua cổ, ngọt mát trong giây lát, nhưng không giúp được cơn khác hạnh phúc an lạc lâu dài. Sau một chút niềm vui có được của dục lạc, tâm hồn người vẫn trở về đối diện với muộn phiền, sợ hãi, và tan thương. Tám cơn gió của khổ đau sẽ không lúc nào ngừng thổi trên mỗi thân phận chúng sanh cho đến ngày tan rã và tái hợp lại. Mãi mãi cái vòng này không buông bất cứ ai nếu không trở lại sống với những gì Đức Phật chỉ dạy.

Đức Phật đã thương xót chỉ dạy chúng ta cách thoát ly vĩnh viễn đau khổ, sinh diệt. Chứ đâu chỉ muốn chúng ta thoát khỏi những hiện tượng biến chuyển của vật chất, thiên tai, bệnh tật nhỏ nhoi của tạo hóa trong tạm thời !. Mà trong những biến chuyển đó, chính chúng ta lại là chủ nhân của những nghiệp báo tạo nên chúng, hình thành theo quy luật sinh diệt của vật chất, vũ trụ.
Thoát đi đâu? Đem Chó Con bay lên cao, đem Chó Con qua hành tinh khác, thế giới khác ? Rồi trên cao đó có tránh được quy luật nghiệp báo không? Có thoát sinh tử không? Ở hành tinh khác sẽ không có thiên tai, biến chuyển vật chất, không có sinh diệt ?

Cứu chúng sanh lần này rồi có cứu lần khác nữa không ? Khi mà chúng sanh cứ tạo nghiệp mãi không dừng ! Tạo nghiệp không xác định được khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc!!!

Buồn cho người tu học hôm nay chỉ thích tham vấn, tò mò để giải quyết những nghi ngờ và thỏa mãn cái ta hiếu kỳ, hiếu học, mà không thật lòng mong cầu giải thoát. Miệng nói mà chân không bước đi, ngày trở về chỉ là trong mong ước!

Đau khổ sẽ từ đây và mãi mãi về sau, duyên theo biến chuyển của thế giới vật chất tạo hóa mà sống, theo nghiệp mà định hình. Vui buồn với tạo hóa, sinh diệt với tạo hóa, chuyển biến với tạo hóa vì đã có ta và có nó sinh ra ( ta và muôn pháp theo nghiệp mà sinh ra và biến chuyển ) và mãi mãi không ai giúp ta thoát ra, ngoài chính bản thân ta cả!

Có một câu truyện mà Đức Phật đã dạy trong những thời tu học của bốn chúng, Tấn Hạnh xin ghi lại để tặng cho những ai đang muốn tìm hiểu đạo Phật nhưng chỉ với con đường tham vấn mà không tự tu học cho bản thân:

Cây đèn

Có một anh mù lại thăm một người bạn đến khuya mới về. Người bạn trao cho anh ta một cái đèn.
- "Tôi cần chi tới đèn, anh ơi. Đối với tôi, ánh sáng cũng như bóng tối mà thôi", người mù buồn bã trả lời.
- "Tôi biết lắm. Anh chẳng cần đèn để dò đường đi. Nhưng có đèn anh sẽ đỡ bị người khác đâm vào anh. Vậy anh cứ cầm lấy đi"
Người mù cầm đèn mạnh dạn bước đi. Nhưng chẳng bao lâu, có kẻ đâm thẳng vào anh ta.
- "Ô hay! Đi đứng phải coi chừng một chút chứ. Bộ ông không nhìn thấy ánh đèn của tôi sao?"
Người lạ mặt trả lời chậm rãi:
- "Này ông bạn ơi ! Đèn ông bạn đã tắt từ lâu rồi..."


Trí tuệ mà người khác mang đến cho mình mà không do mình tham cứu tu học để có được thì cũng như người mù kia, cầm ngọn đèn của người khác cho ( trí tuệ của người khác cho, không lưu xuất từ việc tu học của mình ) thì khi ngọn đèn tắt đi ( trí tuệ bị quên mất ) người mù kia vẫn không hay biết.


Thân gởi Chó Con Ngoan!


TH
Và chỉ xin bổ sung một ý :

Con đường chúng ta đi hàng ngày, có thể chúng ta thấy nó vẫn còn dơ, còn chút đỉnh rác trên đường, nhưng không vì thế mà chúng ta cho rằng "không có những người công nhân vệ sinh hàng ngày ÂM THẦM QUÉT DỌN !". Những người công nhân ấy từ 2 - 3 giờ sáng mỗi ngày họ đã dậy _ bất luận thời tiết giá lạnh hay rét buốt _ cụ bị đồ nghề, ÂM THẦM đi quét đường.
Thấy làm sao được khi hàng ngày chúng ta ngủ đến "sáng bét" mới dậy !

Đấy ! Một người bình thường, tự biết mình chỉ là con số 0 trong xã hội, cho nên lặng lẽ làm _ không hề khua chiêng đánh trống chi cả, hà huống chi những bậc Đại Giác Ngộ _ những vị đủ sức XOAY CHIỀU VŨ TRỤ, BIẾN ĐỔI TAM THIÊN _ có giải quyết dùm CHUYỆN LỚN cho chúng ta thì ÂM THẦM làm, chứ có nói ra làm chi, nói thì có ai tin nhận được ?.
Vã lại Đại Bồ tát nào có còn Ngã tướng, Nhân Tướng, Chúng sinh Tướng, Thọ giả Tướng đâu mà thấy MÌNH CÓ LÀM !

Chúng ta mắt thịt, không thể thấy được những việc làm THAY ĐỔI TAM THIÊN của chư vị Đại Giác Ngộ, đó là do lỗi của chúng ta "có mắt mà như mù" sao lại có thể khẳng định là "Không có ai cứu độ".

Thiệt là tội nghiệp cho chúng ta.

Mến !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Hay lắm!
Thật là "một cặp xứng đôi ", Tấn Hạnh và Văn Học.
.............
(Xin lỗi bạn Chiếu Thanh, cho vô học xóa bớt một câu)
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Ý góp thêm vào mà nghĩa thật trọn vẹn, một sự hiểu rất hay và có độ rộng.

Có tấm lòng rộng mới chứa được trí tuệ rộng. Trí tuệ như biển bao la, muốn chứa được trí tuệ thì lòng người học đạo phải rộng lớn như biển vậy !


Mời huynh Văn Học chén trà !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Bạn chocon mến ! Hắc phong có đoạn Kinh nầy muốn mời bạn đọc lại :

Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng:<!--?XML:NAMESPACE PREFIX = O /--><o:p></o:p>
- Ý ông nghĩ sao? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy?<o:p></o:p>
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời và mặt trăng.<o:p></o:p>
- Xá Lợi Phất! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.<o:p></o:p>
Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng:<o:p></o:p>
"Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? - Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại". (61)<o:p></o:p>
Ông Xá Lợi Phất nói:<o:p></o:p>
- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế?<o:p></o:p>
Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng:<o:p></o:p>
- Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.<o:p></o:p>
Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.<o:p></o:p>
Phật bảo Xá Lợi Phất:<o:p></o:p>
- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.<o:p></o:p>
Ông Xá Lợi Phất thưa:<o:p></o:p>
- Dạ, bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.<o:p></o:p>
Phật bảo:<o:p></o:p>
- Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

www.buddhismtoday.com

Thân ái !
Cám ơn bạn Hắc phong đã trích dẫn Kinh Duy Ma Cật !

Để trả lời câu thắc mắc của bạn chocon trong box Chuyên đề nầy mà không có đoạn trích dẫn của bạn H/P thì quả là một sự thiếu sót trầm trọng.

Ở những bài trên Vô Học và bạn Tấn Hạnh gắng gượng biện giải để trấn an, phủ dụ, sách tấn nhau, nhưng chưa phải là những câu đáp án chính xác để giải tỏa, cởi mở vấn đề một cách đúng đắn nhất theo Phật pháp.

Câu trả lời đúng đắn nhất, rốt ráo nhất cho câu hỏi của bạn chocon là :

Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

Đây là cái thấy của chư Phật, chư Đại Bồ tát, chúng ta chưa thể thấy như vậy được, nhưng chúng ta phải tín hướng đến điều đó.

Đây là SỰ THẬT TUYỆT ĐỐI chỉ có đạo Phật mới nói đến mà thôi.

Kể cả đoạn nầy :

Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.

Vô Học xin nhắc các bạn rằng :
trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, ....thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
chỉ là ẢNH BIẾN HÓA chứ cũng không thật, đây là Kinh Phật dụng TƯỚNG để hiển thị CHÂN LÝ VÔ TƯỚNG, dụng ngôn từ để diễn tả CÁI VÔ NGÔN mà thôi.(xin các bạn đừng lầm tưởng cho rằng cảnh tượng ấy là THẬT).

Mến !


 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Cám ơn bạn Hắc phong đã trích dẫn Kinh Duy Ma Cật !

Để trả lời câu thắc mắc của bạn chocon trong box Chuyên đề nầy mà không có đoạn trích dẫn của bạn H/P thì quả là một sự thiếu sót trầm trọng.

Ở những bài trên Vô Học và bạn Tấn Hạnh gắng gượng biện giải để trấn an, phủ dụ, sách tấn nhau, nhưng chưa phải là những câu đáp án chính xác để giải tỏa, cởi mở vấn đề một cách đúng đắn nhất theo Phật pháp.

Câu trả lời đúng đắn nhất, rốt ráo nhất cho câu hỏi của bạn chocon là :

Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

Đây là cái thấy của chư Phật, chư Đại Bồ tát, chúng ta chưa thể thấy như vậy được, nhưng chúng ta phải tín hướng đến điều đó.

Đây là SỰ THẬT TUYỆT ĐỐI chỉ có đạo Phật mới nói đến mà thôi.

Kể cả đoạn nầy :

Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.

Vô Học xin nhắc các bạn rằng :
trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, ....thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
chỉ là ẢNH BIẾN HÓA chứ cũng không thật, đây là Kinh Phật dụng TƯỚNG để hiển thị CHÂN LÝ VÔ TƯỚNG, dụng ngôn từ để diễn tả CÁI VÔ NGÔN mà thôi.(xin các bạn đừng lầm tưởng cho rằng cảnh tượng ấy là THẬT).

Mến !


Chocon xin cảm ơn Chị Hắc phong, Anh Tấn Hạnh và sư phụ Văn Học đã chịu cực vì chocon mà giải thích cặn kẻ, nhưng chocon xin được phép hỏi tiếp :
Vô Học xin nhắc các bạn rằng : trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, ....thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
chỉ là ẢNH BIẾN HÓA chứ cũng không thật

Theo đường link trích dẫn trên thì đoạn Kinh văn nầy nằm trong Phẫm Phật Quốc, cảnh diễn tả trên là hiễn thị "hình ảnh thật" của cõi Ta Bà nầy mà sư phụ nói như thế thì ....
Như thế nào mới là hình ảnh thật của Phật Quốc ?
Hay Phật Quốc chỉ là một giả danh _ không hề có Phật Quốc ?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chocon xin cảm ơn Chị Hắc phong, Anh Tấn Hạnh và sư phụ Văn Học đã chịu cực vì chocon mà giải thích cặn kẻ, nhưng chocon xin được phép hỏi tiếp :
Vô Học xin nhắc các bạn rằng : trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, ....thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
chỉ là ẢNH BIẾN HÓA chứ cũng không thật
Theo đường link trích dẫn trên thì đoạn Kinh văn nầy nằm trong Phẫm Phật Quốc, cảnh diễn tả trên là hiễn thị "hình ảnh thật" của cõi Ta Bà nầy mà sư phụ nói như thế thì ....
Như thế nào mới là hình ảnh thật của Phật Quốc ?
Hay Phật Quốc chỉ là một giả danh _ không hề có Phật Quốc ?
Kính !
Bạn chocon ơi !

Đúng ra Vô Học không có tư cách gì để viết về Phật Quốc. Nhưng chỉ còn vài tiếng nữa là đến giao thừa rồi, chúng ta ai cũng như ai sẵn sàng chào đón một mùa Xuân mới.

Nhân dịp Xuân nhân thế lại về, con _ Vô Học _ xin chư vị Đại Giác Ngộ hoan hỉ cho phép con lạm bàn về CHÂN XUÂN.

Bạn trẻ mến ! người mù không hề thấy ánh sáng mặt trời, nhưng không vì thế mà mặt trời không có thật.
Phật Quốc hay CHÂN XUÂN không hề có với đa số chúng ta, (lý do vì sao thì các bạn tự tìm hiểu đi nhé !) nhưng không vì thế mà PHẬT QUỐC _ CHÂN XUÂN _ không có thật.

CHÂN XUÂN thì chỉ một nhưng Phật Quốc thì có nhiều (vì chiều theo tâm ý chúng sinh mà hóa hiện ra, đơn cử như cõi Tây Phương Cực Lạc do Phật A Di Đà biến hiện ra). Đây gọi là Liên Hoa Ảnh Tịnh độ, nghĩa là CÁI BÓNG CỦA CHÂN XUÂN.

Còn CHÂN XUÂN thật sự là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ.

Xuân nhân thế thì "sớm nở tối tàn", chúng ta _ những Chân Phật tử _ hãy hướng tâm về CHÂN XUÂN, làm tất cả cho MÙA XUÂN BẤT DIỆT.

NGUYỆN CẦU CẢ THẢY CHÚNG SANH ĐỒNG ĐẶNG ĐỦ ĐẦY TRÒN XONG PHẬT SỰ.



 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
bạn chocon ơi !

đúng ra vô học không có tư cách gì để viết về phật quốc. Nhưng chỉ còn vài tiếng nữa là đến giao thừa rồi, chúng ta ai cũng như ai sẵn sàng chào đón một mùa xuân mới.

Nhân dịp xuân nhân thế lại về, con _ vô học _ xin chư vị đại giác ngộ hoan hỉ cho phép con lạm bàn về chân xuân.

Bạn trẻ mến ! Người mù không hề thấy ánh sáng mặt trời, nhưng không vì thế mà mặt trời không có thật.
Phật quốc hay chân xuân không hề có với đa số chúng ta, (lý do vì sao thì các bạn tự tìm hiểu đi nhé !) nhưng không vì thế mà phật quốc _ chân xuân _ không có thật.

Chân xuân thì chỉ một nhưng phật quốc thì có nhiều (vì chiều theo tâm ý chúng sinh mà hóa hiện ra, đơn cử như cõi tây phương cực lạc do phật a di đà biến hiện ra). đây gọi là liên hoa ảnh tịnh độ, nghĩa là cái bóng của chân xuân.

Còn chân xuân thật sự là thường tịch quang độ.

Xuân nhân thế thì "sớm nở tối tàn", chúng ta _ những chân phật tử _ hãy hướng tâm về chân xuân, làm tất cả cho mùa xuân bất diệt.

nguyện cầu cả thảy chúng sanh đồng đặng đủ đầy, tròn xong phật sự.




nguyện cầu cả thảy chúng sanh đồng đặng đủ đầy, tròn xong phật sự.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Hai loại Chấp Ngã đó là Chấp Ngã, Chấp Pháp

Thánh trong Nhị Thừa phá Ngã Chấp là Cái Chấp của Phàm Phu về Ngã.

Pháp Chấp là sau khi đã Phá Ngã Chấp mới có thể quán chiếu được cũng như phải qua tiểu học mới lên trung học được.

Ngã trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chẳng phải Ngã mà chúng sanh hiểu theo nghĩa có một thực thể thường hằng.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật chẳng dạy Ngã theo Cái Hiểu của Phàm Phu và Ngoại Đạo.

Ngã mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói là Pháp Thân là Tánh Giác Lặng Lẽ Thường Hằng không phải là Cái Vọng Tưởng Dấy Động mà gọi là Ngã.

Như Lai Tạng chính là Cứu Cánh Vô Ngã vì Ngã Chấp Pháp Chấp đều Không
.

Thường Biết Khắp Mà Chẳng Dấy Niệm Phân Biệt cho nên là Vô Ngã, Không Dấy Niệm Mà Thường Biết Khắp cho nên nói là Ngã.

Còn Dấy Niệm Phân Biệt Vọng Tưởng là Còn Chấp Ngã.

Trong Kinh Lăng Già nói về Pháp Chấp là nói Thức Thứ Bảy Cực Vi Tế đây là chổ tu của các bậc Thánh chẳng phải của Phàm Phu.

Tất cả mọi sự thần thông hóa hiện của Chư Phật Chẳng Thật Có Chẳng Thật Không như Cảnh Trong Mộng Chẳng Thật Có Chẳng Thật Không chính là trong Kinh nói Như Huyễn Tam Muội là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.





 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Bạn chocon ơi !

Đúng ra Vô Học không có tư cách gì để viết về Phật Quốc. Nhưng chỉ còn vài tiếng nữa là đến giao thừa rồi, chúng ta ai cũng như ai sẵn sàng chào đón một mùa Xuân mới.

Nhân dịp Xuân nhân thế lại về, con _ Vô Học _ xin chư vị Đại Giác Ngộ hoan hỉ cho phép con lạm bàn về CHÂN XUÂN.

Bạn trẻ mến ! người mù không hề thấy ánh sáng mặt trời, nhưng không vì thế mà mặt trời không có thật.
Phật Quốc hay CHÂN XUÂN không hề có với đa số chúng ta, (lý do vì sao thì các bạn tự tìm hiểu đi nhé !) nhưng không vì thế mà PHẬT QUỐC _ CHÂN XUÂN _ không có thật.

CHÂN XUÂN thì chỉ một nhưng Phật Quốc thì có nhiều (vì chiều theo tâm ý chúng sinh mà hóa hiện ra, đơn cử như cõi Tây Phương Cực Lạc do Phật A Di Đà biến hiện ra). Đây gọi là Liên Hoa Ảnh Tịnh độ, nghĩa là CÁI BÓNG CỦA CHÂN XUÂN.

Còn CHÂN XUÂN thật sự là THƯỜNG TỊCH QUANG ĐỘ.

Xuân nhân thế thì "sớm nở tối tàn", chúng ta _ những Chân Phật tử _ hãy hướng tâm về CHÂN XUÂN, làm tất cả cho MÙA XUÂN BẤT DIỆT.

NGUYỆN CẦU CẢ THẢY CHÚNG SANH ĐỒNG ĐẶNG ĐỦ ĐẦY TRÒN XONG PHẬT SỰ.

Kính sư phụ Văn Học !
Con cám ơn sư phụ đã nhắc nhở con hướng tâm đến CHÂN XUÂN _ MÙA XUÂN BẤT DIỆT, không lấy chuyện "sớm nở tối tàn" của Xuân nhân thế làm điều lo lắng nữa.

Con đang hân hoan trong niềm vui vở bờ thì chợt có một sư huynh nói rằng :

Ngã trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chẳng phải Ngã mà chúng sanh hiểu theo nghĩa có một thực thể thường hằng.
rồi cũng chính sư huynh ấy nói ngược lại :

Ngã mà trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói là Pháp Thân là Tánh Giác Lặng Lẽ Thường Hằng
Kính sư phụ, có lẻ con ngu dốt quá cho nên không thể hiểu nổi cái cách nói "Ngã (trong Kinh ĐBNB) không là một thực thể thường hằng" mà "Ngã (trong Kinh ĐBNB) là Tánh Giác Lặng lẽ Thường Hằng".

Kính sư phụ xin cho chocon một lời mách bảo.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Có các loại Chấp Ngã tại Ấn Độ như sau:

Chấp là 5 Ấm Là Ngã
Đây là Chấp Ngã là Sự Hòa Hợp của 5 Ấm
Ví dụ như nói bánh gọng càng tay lái.v..v thì gọi là xe hơi thì xe hơi chính là Ngã

Chấp là 5 Ấm Khác Ngã
Đây là 5 Ấm Hòa Hợp thì Ngã thì ở trong sự hòa hợp của 5 Ấm.
Như là xây nhà rồi vào nhà ở thì cái nhà là 5 Ấm còn Người ở là Ngã.

Chấp Là Ngã là 1 trong 5 Ấm
5 Ấm hòa hợp thì có 1 Ấm Ngã.
Đây như là nói 5 Ấm thì Thức Ấm là Ngã.

Chấp Là Ngã và 5 Ấm Chẳng Một Chẳng Khác
Đây là chấp cái thân 5 Ấm và Ngã Chẳng Phải Là Một Thể vì 5 Ấm thì hoại còn Ngã là Thường Hằng nhưng mà Ngã thì ở nơi 5 Ấm cho nên Không Phải là Khác.

Đây như là sóng thì hoại còn nước là thường hằng.

Chấp Ngã là Một Thực Thể Thường Còn ở trong Thân
Cái Ngã của Phàm Phu thì nói như là Linh Hồn ở nơi Thân, Thân hoại thì Ngã rời Thân chứ không hoại diệt theo Thân.
Đây giống như là người mặc áo, áo rách thì thay áo khác.

Ngã Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói chẳng phải nói theo Phàm Phu là Có Cái Thực Thể Thường Còn ở nơi Thân rồi thì đi trong luân hồi.

Ngã Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói chẳng phải nói theo Chấp của Ngoại Đạo về Ngã.

Tánh Giác Không Phải là Một Thực Thể cho nên không nói là Tánh Giác là Trong 5 Ấm, Ngoài 5 Ấm, Khác 5 Ấm, Đồng 5 Ấm, Cũng Đồng Cũng Khác 5 Ấm.









 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top