lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Nói "không hề có chuyện chứng đắc" là nói trên bản thể của giác ngộ mà nói, khi đã Chứng thì MẤT MÌNH. Bản thể của chứng đạo là vắng lặng, tuyệt không còn đối đãi của vật chất sinh diệt. Chỉ người chứng đắc mới thâm nhập và trở về bản thể đó. Cái mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường bảo sau khi tịch diệt là Niết Bàn. Vì nó không còn là cái có nữa, nhưng cũng không phải không có. Thường tịch mà vắng lặng, cho nên vượt ngoài mô tả của pháp thế gian, Đức Phật cũng chỉ lặng im khi ai hỏi về nó.

Cái thể này khi người tu
bất chợt thâm nhập được trong lúc dụng công hay trong quá trình tự nhiên xảy ra của tu học mà có được, thì như nhận lại được bản thể, từ đó hiểu được bản chất của muôn pháp, không còn nghi. Từ nay việc tu học chỉ còn là thời gian của thân tứ đại tồn tại mà thôi. Tuyệt nhiên việc trọng đại đã xong.

Khi đã chứng đắc, tuyệt nhiên không còn thấy Ngã tồn tại!. Thấy ta vở ra, hòa vào muôn pháp cùng một thể. Cái chứng đắc là mất tất cả, không ngằn mé đo lường, không phải do ảo tưởng tự có của ngoại đạo tạo nên. Tuy mất tất cả, nhưng lại "sống" chứ không chết đi như người ta lầm tưởng là trở thành hư không. Vì hư không là không có gì, là trống quắc, là thể chết. Nhưng ngược lại, ở thể đó, mọi thứ được sinh ra, muôn pháp vọng đọng từ đây mà có, nên không phải là hư không. Nhưng cũng không phải là vật chất, vì không còn tồn tại ở một pháp nào cả. Nguồn gốc đã trở về, như bóng nước vở ra, hòa lại vào không khí. Hỏi bóng nước ở đâu ???.

Sở dĩ mấy hôm nay, luận về ba thân của bậc Giác Ngộ - Báo thân, Pháp thân và Hóa thân, là nói về ý nghĩa của ba thân. Ba thân này tuy là ba, nhưng cũng từ Pháp thân mà lưu xuất.

Pháp thân là cái trở về, là Bản thể không còn niệm, không còn đối đãi sanh diệt ( Nhập Niết bàn ).
Báo Thân là Công đức tu học độ chúng sanh.
Hóa thân là trí Tuệ Bát Nhã ( thấu suốt và diệu dụng của bản thể ).

Khi còn khởi niệm độ chúng sanh
( chưa nhập Niết Bàn ), các Đại Bồ Tát sẽ có trụ xứ ( lúc này công đức Báo thân tạo nên trụ xứ, Hóa thân là trí tuệ Bát Nhã trùm khắp của bản thể, đồng với bản thể, nên khi chúng sanh cảm đến là linh ứng tức thì ).

Đức Phật A Di Đà, Đức Bồ Tát Di Lặc,
Đức Bồ Tát Quán Thế Âm , Đức Bồ Tát Đại Văn Thù Sư Lợi, Đức Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Bồ Tát Đại Thế Chí....Rất nhiều chư vị còn nguyện độ chúng sanh, chưa nhập Niết Bàn mà trong các Kinh chúng ta thấy Đức Phật mô tả.

Pháp thân là bản thể trở về sau khi công đức viên mãn gọi là thành Phật. Khi viên mãn, trở về bản thể, nhập Niết Bàn, Đức Phật bảo không đến cũng không đi, không sanh cũng không diệt, không trước cũng không sau.....Nơi đó vượt ngoài tất cả, pháp thế gian không thể nói lên được.

Vì thế
Tổ nói : "không hề có chuyện chứng đắc" là như vậy .



TH xin sám hối chư vị Đại Giác Ngộ !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Diễn đàn này rất nhiều người giỏi trí tuệ, Bác Văn Học ( thường xưng là Vô Học ) là một trong những người đó. Nếu diễn đàn không có sự cộng tác của những người giỏi như thế này làm Phật sự, e là TH cũng không dám lên tiếng vì sợ mắc phải lỗi lầm với chư vị.

Nay một lòng tri ân cùng các đạo hữu cũng như với Bác Văn Học ! Cầu mong diễn đàn được nhiều lợi lạc như tâm nguyện của chư vị đã gởi gắm !


NAM MÔ CÔNG ĐỨC THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT !

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính lễ thầy Tấn Hạnh

Pháp thân là cái trở về, là Bản thể không còn niệm, không còn đối đãi sanh diệt ( Nhập Niết bàn ).
Báo Thân là Công đức tu học độ chúng sanh.
Hóa thân là trí Tuệ Bát Nhã ( thấu suốt và diệu dụng của bản thể ).

Khi còn khởi niệm độ chúng sanh ( chưa nhập Niết Bàn ), các Đại Bồ Tát sẽ có trụ xứ ( lúc này công đức Báo thân tạo nên trụ xứ, Hóa thân là trí tuệ Bát Nhã trùm khắp của bản thể, đồng với bản thể, nên khi chúng sanh cảm đến là linh ứng tức thì ).

Kính thưa thầy
ptd có những điều tự hỏi sau đây xin mạo muội đưa lên xin thầy giải đáp nghĩa dùm :
1_Vì theo như trong kinh thì trí của chư Phật là Nhất Thiết Chủng Trí , trí này chỉ có chư Phật mới có
Như vậy có nghĩa là chư Đại Bồ tát chưa có , trí tuệ của chư Bồ Tát là trí Bát Nhã . Vậy trí Bát Nhã và Trí Nhất Thiết Chủng là khác nhau ?Hóa Thân Phật và Hóa Thân Bồ Tát sai khác nhau?
2_Hóa Thân của Bồ Tát là trí Bát Nhã trùm khắp của bản thể . Với các địa vị của Chư Bồ Tát từ phàm phu tới Đẳng Giác , có nhiều giai vị . Thế thì từ địa vị nào chư Bồ Tát có Hóa Thân trùm khắp bản thể , sẵn có , không cần khởi ý .
3- Từ địa vị nào của Chư Bồ Tát , chư Bồ Tát có ý sanh thân = thân hiện ra theo các loại chúng sanh khác nhau tùy duyên mà khởi ý .
4- Chúng sanh có Pháp Thân , Báo Thân , Hóa Thân hay không . Nếu có xin thầy cho biết Hóa Thân của chúng sanh là gì .
Mong thầy hoan hỷ

KÍNH
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính lễ thầy Tấn Hạnh



Kính thưa thầy
ptd có những điều tự hỏi sau đây xin mạo muội đưa lên xin thầy giải đáp nghĩa dùm :
1_Vì theo như trong kinh thì trí của chư Phật là Nhất Thiết Chủng Trí , trí này chỉ có chư Phật mới có
Như vậy có nghĩa là chư Đại Bồ tát chưa có , trí tuệ của chư Bồ Tát là trí Bát Nhã . Vậy trí Bát Nhã và Trí Nhất Thiết Chủng là khác nhau ?Hóa Thân Phật và Hóa Thân Bồ Tát sai khác nhau?
2_Hóa Thân của Bồ Tát là trí Bát Nhã trùm khắp của bản thể . Với các địa vị của Chư Bồ Tát từ phàm phu tới Đẳng Giác , có nhiều giai vị . Thế thì từ địa vị nào chư Bồ Tát có Hóa Thân trùm khắp bản thể , sẵn có , không cần khởi ý .
3- Từ địa vị nào của Chư Bồ Tát , chư Bồ Tát có ý sanh thân = thân hiện ra theo các loại chúng sanh khác nhau tùy duyên mà khởi ý .
4- Chúng sanh có Pháp Thân , Báo Thân , Hóa Thân hay không . Nếu có xin thầy cho biết Hóa Thân của chúng sanh là gì .
Mong thầy hoan hỷ

KÍNH
Xin phép đạo hữu Phi Thụy Du cho Vô Học có ý kiến như vầy xin trình bày ra đây để chúng ta cùng tham khảo thử xem :

"1_Vì theo như trong kinh thì trí của chư Phật là Nhất Thiết Chủng Trí , trí này chỉ có chư Phật mới có
Như vậy có nghĩa là chư Đại Bồ tát chưa có , trí tuệ của chư Bồ Tát là trí Bát Nhã . Vậy trí Bát Nhã và Trí Nhất Thiết Chủng là khác nhau ?"

Theo Vô Học thì Nhất Thiết Chủng Trí cũng chính là Tuệ Bát Nhã hay nói khác đi thì đây chính là Hóa thân Phật (chứ không phải Hóa thân Phật là cái thân tứ đại của Ngài Sa môn Cồ đàm) Kinh Phật thì vì mục đích muốn diễn giảng mà từ ngữ tùy trường hợp được dùng khác nhau (ví dụ "Tiên đà bà" mà cô Diệu Đức đã từng trích dẫn).

Cũng Trí nầy nhưng với những vị Đại Bồ tát thì chúng ta không thể gọi là Nhất Thiết Chủng Trí mà chỉ có thể gọi là Tuệ Bát Nhã.

Xin nhắc lại, theo Vô Học thì Chân Như Tâm tuy Tịch mà Thường Chiếu, tính Thường Chiếu nầy là Hóa Thân Phật. Khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn tuy Kinh nói là như "củi hết lửa tắt" nhưng sự thật không phải như vậy. Các bạn thấy chăng Phật Đa Bảo tuy nhập diệt đã lâu, nhưng nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa Ngài đều đến chứng minh (Chư Phật không bỏ chúng sinh bao giờ).

Thể Hóa thân Phật thì Thường Chiếu, thể nầy khi hiện thân nơi cõi vô minh nầy _ trong giai đoạn từ khi Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Phật Di Lặc ra đời, trong khoảng thời gian KHÔNG CÓ PHẬT ấy _ thể SOI SÁNG PHÀM MÊ nầy chỉ xưng là Đại Bồ Tát mà thôi, thiệt tình thì Trí Giác ấy vẫn là Trí giác Phật Thích Ca KHÔNG HAI KHÔNG KHÁC.

------------

"Hóa Thân Phật và Hóa Thân Bồ Tát sai khác nhau?"

Câu hỏi nầy của bạn nếu được viết như vầy :
"Hóa Thân Phật và Hóa Thân Đại Bồ Tát sai khác nhau chăng ?"
thì v/h xin thưa : không có gì sai khác !

Chỉ Bồ Tát Ma Ha Tát (tức Đại Bồ Tát) mới có Ba Thân, chứ Bồ tát thì vì thiếu công đức nên chưa có đủ Ba Thân.

Đủ Ba Thân nghĩa là sao ?

Những vị Ngộ Chân Tâm chỉ biết đến Thể Thường Tịch (Pháp Thân) của Chân Như cho nên những vị Tổ nầy "cái gì cũng bác bỏ".

Những vị Tổ nầy khi tiến lên từng bực (từ Nhị Địa trở lên) _ lần lần biết đến Các Môn Tam Muội _ liền biết rằng Phật pháp không phải thuần tịnh mà là Năng Thu Nhiếp Hóa độ Chúng sinh Bất khả tư nghì.

Tính Năng Thu Nhiếp nầy những bực Bồ tát từ Nhị địa đến Bát địa chỉ thụ động cảm biết chứ chưa chủ động sử dụng tùy tâm được.

Chỉ những vị Đại Bồ tát _ Hạnh Huệ viên mãn _ thì mới có đủ Ba Thân. Nghĩa là ngoài Thể Thường tịch (Pháp Thân) các vị ấy còn tùy ý hiện dụng "Thể Soi sáng phàm mê" (Hóa Thân _ Văn Thù), và Thể Năng Diệt Tận Độ sinh (Báo Thân _ Phổ Hiền).

Hy vọng rằng với những lời "vọng ngữ" trên, câu hỏi (2) và (3) của đạo hữu cũng đã được giải tỏa luôn rồi.

Riêng câu hỏi (4) :

4- Chúng sanh có Pháp Thân , Báo Thân , Hóa Thân hay không ?. Nếu có xin thầy cho biết Hóa Thân của chúng sanh là gì ?.

_ Chúng sinh không có Pháp Thân, Báo Thân, Hóa thân gì cả !

Nếu ở đâu đó có một vị Đại Giác nào nói rằng "Chúng sinh cũng là Hóa Thân Phật đó !" thì đó là CÁI THẤY BÌNH ĐẲNG NHẤT NHƯ của vị Đại Giác đó, các Ngài tuyên thuyết lên nhằm mục đích SÁCH TẤN chúng ta mà thôi.

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT.
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Xin phép đạo hữu Phi Thụy Du cho Vô Học có ý kiến như vầy xin trình bày ra đây để chúng ta cùng tham khảo thử xem :

"1_Vì theo như trong kinh thì trí của chư Phật là Nhất Thiết Chủng Trí , trí này chỉ có chư Phật mới có
Như vậy có nghĩa là chư Đại Bồ tát chưa có , trí tuệ của chư Bồ Tát là trí Bát Nhã . Vậy trí Bát Nhã và Trí Nhất Thiết Chủng là khác nhau ?"

Theo Vô Học thì Nhất Thiết Chủng Trí cũng chính là Tuệ Bát Nhã hay nói khác đi thì đây chính là Hóa thân Phật (chứ không phải Hóa thân Phật là cái thân tứ đại của Ngài Sa môn Cồ đàm) Kinh Phật thì vì mục đích muốn diễn giảng mà từ ngữ tùy trường hợp được dùng khác nhau (ví dụ "Tiên đà bà" mà cô Diệu Đức đã từng trích dẫn).

Cũng Trí nầy nhưng với những vị Đại Bồ tát thì chúng ta không thể gọi là Nhất Thiết Chủng Trí mà chỉ có thể gọi là Tuệ Bát Nhã.

Xin nhắc lại, theo Vô Học thì Chân Như Tâm tuy Tịch mà Thường Chiếu, tính Thường Chiếu nầy là Hóa Thân Phật. Khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn tuy Kinh nói là như "củi hết lửa tắt" nhưng sự thật không phải như vậy. Các bạn thấy chăng Phật Đa Bảo tuy nhập diệt đã lâu, nhưng nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa Ngài đều đến chứng minh (Chư Phật không bỏ chúng sinh bao giờ).

Thể Hóa thân Phật thì Thường Chiếu, thể nầy khi hiện thân nơi cõi vô minh nầy _ trong giai đoạn từ khi Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Phật Di Lặc ra đời, trong khoảng thời gian KHÔNG CÓ PHẬT ấy _ thể SOI SÁNG PHÀM MÊ nầy chỉ xưng là Đại Bồ Tát mà thôi, thiệt tình thì Trí Giác ấy vẫn là Trí giác Phật Thích Ca KHÔNG HAI KHÔNG KHÁC.

------------

"Hóa Thân Phật và Hóa Thân Bồ Tát sai khác nhau?"

Câu hỏi nầy của bạn nếu được viết như vầy :
"Hóa Thân Phật và Hóa Thân Đại Bồ Tát sai khác nhau chăng ?"
thì v/h xin thưa : không có gì sai khác !

Chỉ Bồ Tát Ma Ha Tát (tức Đại Bồ Tát) mới có Ba Thân, chứ Bồ tát thì vì thiếu công đức nên chưa có đủ Ba Thân.

Đủ Ba Thân nghĩa là sao ?

Những vị Ngộ Chân Tâm chỉ biết đến Thể Thường Tịch (Pháp Thân) của Chân Như cho nên những vị Tổ nầy "cái gì cũng bác bỏ".

Những vị Tổ nầy khi tiến lên từng bực (từ Nhị Địa trở lên) _ lần lần biết đến Các Môn Tam Muội _ liền biết rằng Phật pháp không phải thuần tịnh mà là Năng Thu Nhiếp Hóa độ Chúng sinh Bất khả tư nghì.

Tính Năng Thu Nhiếp nầy những bực Bồ tát từ Nhị địa đến Bát địa chỉ thụ động cảm biết chứ chưa chủ động sử dụng tùy tâm được.

Chỉ những vị Đại Bồ tát _ Hạnh Huệ viên mãn _ thì mới có đủ Ba Thân. Nghĩa là ngoài Thể Thường tịch (Pháp Thân) các vị ấy còn tùy ý hiện dụng "Thể Soi sáng phàm mê" (Hóa Thân _ Văn Thù), và Thể Năng Diệt Tận Độ sinh (Báo Thân _ Phổ Hiền).

Hy vọng rằng với những lời "vọng ngữ" trên, câu hỏi (2) và (3) của đạo hữu cũng đã được giải tỏa luôn rồi.

Riêng câu hỏi (4) :

4- Chúng sanh có Pháp Thân , Báo Thân , Hóa Thân hay không ?. Nếu có xin thầy cho biết Hóa Thân của chúng sanh là gì ?.

_ Chúng sinh không có Pháp Thân, Báo Thân, Hóa thân gì cả !

Nếu ở đâu đó có một vị Đại Giác nào nói rằng "Chúng sinh cũng là Hóa Thân Phật đó !" thì đó là CÁI THẤY BÌNH ĐẲNG NHẤT NHƯ của vị Đại Giác đó, các Ngài tuyên thuyết lên nhằm mục đích SÁCH TẤN chúng ta mà thôi.

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT.

"Xin nhắc lại, theo Vô Học thì Chân Như Tâm tuy Tịch mà Thường Chiếu, tính Thường Chiếu nầy là Hóa Thân Phật. Khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn tuy Kinh nói là như "củi hết lửa tắt" nhưng sự thật không phải như vậy. Các bạn thấy chăng Phật Đa Bảo tuy nhập diệt đã lâu, nhưng nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa Ngài đều đến chứng minh (Chư Phật không bỏ chúng sinh bao giờ).

Thể Hóa thân Phật thì Thường Chiếu, thể nầy khi hiện thân nơi cõi vô minh nầy _ trong giai đoạn từ khi Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Phật Di Lặc ra đời, trong khoảng thời gian KHÔNG CÓ PHẬT ấy _ thể SOI SÁNG PHÀM MÊ nầy chỉ xưng là Đại Bồ Tát mà thôi, thiệt tình thì Trí Giác ấy vẫn là Trí giác Phật Thích Ca KHÔNG HAI KHÔNG KHÁC.
"

Kính sư phụ Văn Học !
Khi đọc đoạn nầy chocon chợt nhớ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẫm Như Lai Thọ Lượng có câu :

[FONT=Times New Roman,Times]3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.[/FONT]

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-5.jpg"]






























































...[/NEN]
......
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính sư phụ Văn Học !

"Trình Thầy ! rốt ráo "không ai"
Vậy chư Phật trước, Phật nay sao là ?
Có danh có hiệu Hằng sa
Lẻ nào không chứng mà ra Bồ Đề ?"


Điều thắc mắc của Duyên Môn cũng là thắc mắc của chocon, Kính xin sư phụ giải thích thêm.
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !

"Trình Thầy ! rốt ráo "không ai"
Vậy chư Phật trước, Phật nay sao là ?
Có danh có hiệu Hằng sa
Lẻ nào không chứng mà ra Bồ Đề ?"


Điều thắc mắc của Duyên Môn cũng là thắc mắc của chocon, Kính xin sư phụ giải thích thêm.
Kính !
Chào chocon và quý đạo hữu !

Chúng ta đọc Kinh, chúng ta thấy phương Đông có vô lượng vô số vô biên cõi Phật _ đương nhiên mỗi cõi có một vị Phật làm Giáo chủ _ phương Tây cũng có vô lượng vô số vô biên cõi Phật, phương Bắc phương Nam cũng thế cũng có vô lượng vô số vô biên cõi Phật, kể cả 10 phương _ tính luôn phương Thượng (phía trên), phương Hạ (phía dưới).

Wow....! Thiệt là không thể tính đếm hết được số lượng chư Phật trong khắp pháp giới.

Nhưng .... thật ra vô lượng vô số Phật cũng chỉ duy từ MỘT CHÂN NHƯ DIỆU TÁNH mà thôi.

Chocon đã quên rằng hôm trước cũng chính chocon đã trích dẫn :

Kính sư phụ Văn Học !
Khi đọc đoạn nầy chocon chợt nhớ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Phẫm Như Lai Thọ Lượng có câu :

[FONT=Times New Roman,Times]3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.[/FONT]

Kính !


[FONT=Times New Roman,Times]"cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.[/FONT]" là sao ?
_ Là cũng chỉ duy một Như Lai hóa hiện dùng hình tướng khác, danh hiệu khác, công hạnh khác để dẫn dắt làm lợi ích chúng sinh đó thôi.

Nếu tất cả chư Phật mười phương đã chỉ là Hóa Phật của Chân Như Tâm thì cái chuyện vị Hóa Phật ấy tu hành trong 3 A tăng kỳ kiếp để rồi chứng Phật quả há không phải chỉ là chuyện DIỄN TUỒNG hay sao ?

Cho nên Tổ nói VÔ THÙY (không có ai) khác, ngoài CHÂN NHƯ TÂM.

Mến !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Xin phép đạo hữu Phi Thụy Du cho Vô Học có ý kiến như vầy xin trình bày ra đây để chúng ta cùng tham khảo thử xem :

"1_Vì theo như trong kinh thì trí của chư Phật là Nhất Thiết Chủng Trí , trí này chỉ có chư Phật mới có
Như vậy có nghĩa là chư Đại Bồ tát chưa có , trí tuệ của chư Bồ Tát là trí Bát Nhã . Vậy trí Bát Nhã và Trí Nhất Thiết Chủng là khác nhau ?"

Theo Vô Học thì Nhất Thiết Chủng Trí cũng chính là Tuệ Bát Nhã hay nói khác đi thì đây chính là Hóa thân Phật (chứ không phải Hóa thân Phật là cái thân tứ đại của Ngài Sa môn Cồ đàm) Kinh Phật thì vì mục đích muốn diễn giảng mà từ ngữ tùy trường hợp được dùng khác nhau (ví dụ "Tiên đà bà" mà cô Diệu Đức đã từng trích dẫn).

Cũng Trí nầy nhưng với những vị Đại Bồ tát thì chúng ta không thể gọi là Nhất Thiết Chủng Trí mà chỉ có thể gọi là Tuệ Bát Nhã.

Xin nhắc lại, theo Vô Học thì Chân Như Tâm tuy Tịch mà Thường Chiếu, tính Thường Chiếu nầy là Hóa Thân Phật. Khi Phật Thích Ca nhập Đại Niết Bàn tuy Kinh nói là như "củi hết lửa tắt" nhưng sự thật không phải như vậy. Các bạn thấy chăng Phật Đa Bảo tuy nhập diệt đã lâu, nhưng nơi nào có giảng Kinh Pháp Hoa Ngài đều đến chứng minh (Chư Phật không bỏ chúng sinh bao giờ).

Thể Hóa thân Phật thì Thường Chiếu, thể nầy khi hiện thân nơi cõi vô minh nầy _ trong giai đoạn từ khi Phật Thích Ca nhập diệt cho đến khi Phật Di Lặc ra đời, trong khoảng thời gian KHÔNG CÓ PHẬT ấy _ thể SOI SÁNG PHÀM MÊ nầy chỉ xưng là Đại Bồ Tát mà thôi, thiệt tình thì Trí Giác ấy vẫn là Trí giác Phật Thích Ca KHÔNG HAI KHÔNG KHÁC.

------------

"Hóa Thân Phật và Hóa Thân Bồ Tát sai khác nhau?"

Câu hỏi nầy của bạn nếu được viết như vầy :
"Hóa Thân Phật và Hóa Thân Đại Bồ Tát sai khác nhau chăng ?"
thì v/h xin thưa : không có gì sai khác !

Chỉ Bồ Tát Ma Ha Tát (tức Đại Bồ Tát) mới có Ba Thân, chứ Bồ tát thì vì thiếu công đức nên chưa có đủ Ba Thân.

Đủ Ba Thân nghĩa là sao ?

Những vị Ngộ Chân Tâm chỉ biết đến Thể Thường Tịch (Pháp Thân) của Chân Như cho nên những vị Tổ nầy "cái gì cũng bác bỏ".

Những vị Tổ nầy khi tiến lên từng bực (từ Nhị Địa trở lên) _ lần lần biết đến Các Môn Tam Muội _ liền biết rằng Phật pháp không phải thuần tịnh mà là Năng Thu Nhiếp Hóa độ Chúng sinh Bất khả tư nghì.

Tính Năng Thu Nhiếp nầy những bực Bồ tát từ Nhị địa đến Bát địa chỉ thụ động cảm biết chứ chưa chủ động sử dụng tùy tâm được.

Chỉ những vị Đại Bồ tát _ Hạnh Huệ viên mãn _ thì mới có đủ Ba Thân. Nghĩa là ngoài Thể Thường tịch (Pháp Thân) các vị ấy còn tùy ý hiện dụng "Thể Soi sáng phàm mê" (Hóa Thân _ Văn Thù), và Thể Năng Diệt Tận Độ sinh (Báo Thân _ Phổ Hiền).

Hy vọng rằng với những lời "vọng ngữ" trên, câu hỏi (2) và (3) của đạo hữu cũng đã được giải tỏa luôn rồi.

Riêng câu hỏi (4) :

4- Chúng sanh có Pháp Thân , Báo Thân , Hóa Thân hay không ?. Nếu có xin thầy cho biết Hóa Thân của chúng sanh là gì ?.

_ Chúng sinh không có Pháp Thân, Báo Thân, Hóa thân gì cả !

Nếu ở đâu đó có một vị Đại Giác nào nói rằng "Chúng sinh cũng là Hóa Thân Phật đó !" thì đó là CÁI THẤY BÌNH ĐẲNG NHẤT NHƯ của vị Đại Giác đó, các Ngài tuyên thuyết lên nhằm mục đích SÁCH TẤN chúng ta mà thôi.

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT.
Kính các ĐH
Kính bác V/H

Cám ơn bác V/H đã trả lời
Có những điều mà ptd chưa đồng thuận nay ptd xin tổng quan trình bày sự hiểu biết nhỏ mọn của mình
Ý của ptd muốn nói là Nhất Thiết Chủng Trí khác Trí Bát Nhã là khác ở chỗ NTCT ở bậc cao hơn TBN về trình độ soi thấu hiểu biết vi diệu hơn
do đó có thể hiểu hóa thân của chư Phật vi diệu hơn hóa thân của chư Đại Bồ Tát ở Thập Địa . Hóa Thân chư Phật =hóa thân chư Đẳng Giác Bồ Tát , hóa thân này bao trùm khắp bản thể thường có nên khi chúng sanh khởi cầu nguyện là gặp ngay , như ý của THẦY TẤN HẠNH đã chỉ dạy
Về Thân máu thịt của sa môn Cồ Đàm , có phải chúng ta gọi là Thị Hiện Thân không ?
Về Ý Sanh Thân của đức Quán Thế Âm như BÁC V/H trình bày thì có phãi là thể Báo Thân ?
Về Thân của chư vị Bồ tát từ Sơ Địa đến Đệ Thập Địa theo ptd lãnh hội từ các tài liệu vừa tìm có thì , chư vị Bồ tát có Phân Thân đi khắp các cõi giới .Theo ptd Phân thân không thể là thân máu thịt.
Về Pháp Thân , Báo Thân , Hóa Thân của chúng sanh thì ptd không đồng thuận với cách hiểu của bác V/H. Chúng sanh không có Báo thân Phật , nhưng có Báo thân của chúng sanh , không có Pháp thân tròn đầy , nhưng có sự tiếp xúc với phần nào với Pháp thân nếu có tu hành có trí huệ , những chúng sanh mê mờ thì chưa thấy Pháp thân . Hóa Thân của chúng sanh thì khác , là không do bởi chình mình chứng , nhưng chúng ta tạm gọi những người làm lợi ích cho chúng sanh về trí huệ là hóa thân của Bồ Tát.
Đây là cách hiểu của ptd
Vì như Đạo Hữu DIỆU ĐỨC vẫn thường nói , Phật pháp thì Vô Lượng Nghĩa , cho nên có nhiều cách hiểu . Chúng ta xin tùy hỷ cho những ai có cách hiểu không đồng thuận , tức tùy duyên mà hiểu vấn đề .Không nên chấp chặt cách hiểu khác duyên .
Xin kính chia sẻ.

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA TÁT
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-6.jpg"]






























































...[/NEN]
......
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->Kính PTD, Kính các đạo hữu !


" Bồ Tát kể từ Sơ Địa trở lên có thể phân thân làm Phật, như Sơ Địa Bồ Tát có thể phân thân làm Phật trong một trăm cõi, Nhị Địa Bồ Tát có thể phân thân làm Phật trong ngàn cõi...

Quán Âm là bậc Bổ Xứ Bồ Tát trong thế giới Cực Lạc, Ngài có thể thị hiện các thân Phật bất đồng vì chúng sanh thuyết pháp, Chúng sanh cầu thấy thân Phật mới chịu nhận sự giáo hóa, chứng tỏ chúng sanh ấy muốn được thành Phật. Muốn cầu thành Phật nên thị hiện thân Phật để thuyết pháp. Đại Bi Quán Âm biết chúng sanh có mong muốn như thế bèn hiện thân Phật ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp viên mãn đầy đủ trang nghiêm, vì chúng sanh tuyên nói thế nào là pháp môn thành Phật, chỉ dạy chúng sanh tu hành Lục Độ vạn hạnh để thành Vô Thượng Chánh Giác. "


Khi đã tu từ Sơ Địa Bồ Tát ( đã Phát Bồ Đề Tâm ), là đã bắt đầu công việc giáo hóa chúng sanh rồi. Thiết nghĩ, có tên các quả vị khác nhau trong việc tu và độ chúng sanh của các vị Đại Bồ Tát là vì sự sách tấn của Đức Phật, vì Hóa Thành Dụ mà chỉ dạy cận kẽ .

Nếu nhìn đồng về giác ngộ và mục đích hoằng hóa chúng sanh, nhìn về ý nghĩa của ba thân nơi các Bậc Đại Giác ngộ thì có khác gì nhau!. Đã đến đó rồi, còn gì các pháp, còn gì sự tướng, còn gì phân biệt ( làm gì còn Pháp thân, Báo Thân, Hóa Thân khác nhau ) !. Niệm danh hiệu của một vị Bồ Tát, hay một vị Phật cũng như niệm danh hiệu của muôn ức các vị Bồ Tát, muôn ức các vị Phật trong mười phương ba đời.

Hóa thân đồng nhất, không sai khác. Pháp thân đồng nhất không sai khác. Nên chúng ta thấy :

Quán Thế Âm Bồ tát có 32 hóa thân là thân Phật, Bích Chi, Thanh văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang...




 
Sửa lần cuối:

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-6.jpg"]






























































...[/NEN]
......
Kính sư phụ Văn Học !
Ở đây Tổ nói : Dùng Ý thức luận bàn Chân Lý ... thì nói gì cũng sai.
Xin sư phụ cho chocon được biết :

1. Ý thức là gì ?
2. Vì sao dùng Ý thức luận bàn Chân Lý ...thì nói gì cũng sai ?
3. Khi sư phụ viết bài trả lời cho chocon thì sư phụ dùng Ý thức hay là dùng cái gì khác ?
4. Nếu vẫn dùng Ý thức thì sư phụ có sai hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính sư phụ Văn Học !
Ở đây Tổ nói : Dùng Ý thức luận bàn Chân Lý ... thì nói gì cũng sai.
Xin sư phụ cho chocon được biết :

1. Ý thức là gì ?
2. Vì sao dùng Ý thức luận bàn Chân Lý ...thì nói gì cũng sai ?
3. Khi sư phụ viết bài trả lời cho chocon thì sư phụ dùng Ý thức hay là dùng cái gì khác ?
4. Nếu vẫn dùng Ý thức thì sư phụ có sai hay không ?

Kính !

Chào bạn trẻ chocon ! Bạn khéo hỏi lắm :

1. Ý thức là gì ?

_ Chính là CÁI BỊ BIẾT mà các bạn và Vô Học đang dùng đó !

Cái Bị Biết nầy là Kết Quả của một quá trình nhận xét, học hỏi, suy tư,....... tương tác với cuộc sống mà hình thành nên. Tức là Cái Biết có điều kiện mới biết, theo điều kiện mà phát triễn thì có thành có hoại, Nó không phải là Cái Biết Chân Thật cho nên V/H tạm gọi Nó là CÁI BỊ BIẾT (chớ không phải TỰ BIẾT).

Bạn ơi ! trên bàn phím của bạn có rất nhiều ký tự, mỗi phím cho một tín hiệu số khác nhau, trong đó có một phím đặc biệt rất dài đó là phím space (khoảng trắng), nhiều người tưởng rằng phím nầy không có tín hiệu số, thực chất nó cũng cho một tín hiệu số như mọi phím khác.

Ý Thức cũng vậy, Nó nhận xét, suy tư, diễn dịch, so đo tính toán, ..... đủ đường. Đó là trạng thái ĐỘNG, trạng thái nầy thêu dệt nên tất cả thế giới huyên náo, khổ cảnh trần gian, biển sanh tử, .......

Rồi Tiên đạo _ hay Nhân Thiên thừa trong đạo Phật _ nhận biết điều đó và nghĩ ra cách khắc phục, giải quyết khổ cảnh, bằng cách "không theo ĐỘNG" _ tức là dừng đứng Ý Thức _ trạng thái Thiền Định _ sự Định tâm _ "Không theo Động" thì những cảnh khổ đau rối rắm của thế gian không phát sinh _ "Tâm bình thế giới bình" (theo nghĩa thứ cấp).

Nào ai có biết đâu trạng thái Định Tâm nầy vẫn là một biến thể của Ý thức. Ở trạng thái Động nó sinh ra cõi A Tu La, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Địa Ngục thì ở trạng thái Tỉnh nó sinh ra cõi Thiên _ vẫn là CÁI BIẾT SỐNG CỦA Ý THỨC mà thôi.

Hầu hết chư Tăng Ni Phật tử của chúng ta (kể cả trong Thiền đường) đều chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến của sự tu học.

Một sự nhầm lẫn "DỄ THƯƠNG" !

(Dầu là "khoảng trắng", dầu là phím Space vẫn cho ra một tín hiệu số như thường.)

Điều nầy trong Kinh Viên giác Phật đã có nói rồi : "Hành giả chọn sự DỪNG ĐỨNG Ý THỨC làm công phu _ Bệnh Chỉ (trong 4 bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt) _ nào biết đâu Viên giác không phải do dừng đứng Ý thức mà được"


(còn tiếp)
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63



" Hầu hết chư Tăng Ni Phật tử của chúng ta (kể cả trong Thiền đường) đều chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến của sự tu học."

Một sự nhầm lẫn "DỄ THƯƠNG" !

Bác Văn Học kính !

TH hiểu ý Bác muốn nói phần đông người tu thiền ngày nay, nhầm lẫn trong việc
chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến của sự tu học. TH nghĩ đây chỉ là phương tiện trong tu học của thiền giả.
Tâm chúng ta thường là
dệt nên tất cả thế giới huyên náo, khổ cảnh trần gian, biển sanh tử... như Bác VH đã mô tả. Cho nên không thể nào chúng ta một bước có thể bức tất cả vọng niệm, dừng tất cả niệm, một bước có thể trở nên vắng lặng hằng biết được. Mà phải có dụng công, có phương pháp tu thiền, từ thô đến tế. Bắt đầu tu Thiền, ai cũng biết là phải bám vào một phương pháp cụ thể để kiểm soát Tâm, bám là để bắt đầu điều phục tâm, không cho con ngựa bất kham mặc sức tung hoành như tập quán quen thuộc của nó. Rồi theo thời gian, khi Tâm đã kiểm soát được phần nào, thiền giả chuyển sang giai đoạn khác, sâu hơn.
Đâu phải ai tu học cũng đều là bậc trí ! Mong muốn giải thoát thì luôn nằm trong lòng của mỗi chúng sanh giác ngộ. Pháp tu thiền cũng có từ cạn đến sâu. Đến khi dụng công thiền miên mật và duyên tu học của thiền giả mà một lúc nào đó, cái đại sự xảy đến, nước mắt trực trào, tiếng cười bất tận, ngồi suốt nhập định không tồn tại thời gian...Cái trở về đã thấy, thì lúc này đây các phương tiện kia,
trạng thái Tĩnh tại của Ý thức có còn cần nữa không !!!?.

Tông môn tu học nào cũng đều có từ cạn đến sâu, mục đích là đạt được việc đại sự. Tất cả chỉ là phương tiện tu học mà thôi !

Thập mục ngưu đồ của Thiền Tông

1.webp 2.webp 3.webp 4.webp 5.webp 6.webp 7.webp 8.webp 9.webp 10.webp
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Ở đây Tổ nói : Dùng Ý thức luận bàn Chân Lý ... thì nói gì cũng sai.
Xin sư phụ cho chocon được biết :

1. Ý thức là gì ?
2. Vì sao dùng Ý thức luận bàn Chân Lý ...thì nói gì cũng sai ?
3. Khi sư phụ viết bài trả lời cho chocon thì sư phụ dùng Ý thức hay là dùng cái gì khác ?
4. Nếu vẫn dùng Ý thức thì sư phụ có sai hay không ?

Kính !


1. Mỗi một niệm suy nghĩ, chính là ý thức. Ý thức được tạo ra khiến chúng sanh xa rời bản thể vắng lặng ( cái gốc ) của mình, vì chấp cái suy nghĩ ( cái ngọn ) là mình.
Cũng như người nhìn thấy ánh sáng của mặt trăng ( cái ngọn ), bảo ánh sáng đó là mặt trăng, không biết rằng ánh sáng đó có được là từ mặt trăng ( cái gốc ). Chỉ cần nương theo ánh sáng, sẽ thấy được mặt trăng.

2. Vì Lý Chân hay còn gọi là Bản Thể, là Chân Như là cái hằng còn không sanh diệt, vượt ngoài đối đãi của ngôn từ. Nếu dùng lời mô tả, dùng tâm nghĩ tưởng đều sai. Không phải là pháp thì sao có thể dùng pháp mô tả. Nên bảo dùng ý thức luận bàn là sai.

3. Hễ viết bài là dùng ý thức, có ngôn từ, có diễn đạt ý, tất cả đều dùng ý thức.

4. Nếu dùng ý thức để mô tả Lý Chân là sai. Nhưng nếu khéo dùng phương tiện ý thức để cho người nhận hiểu ra lý chân thì đúng. Ví như dùng ngón tay để chỉ mặt trăng, người biết thì theo hướng ngón tay chỉ, sẽ thấy được mặt trăng. Ngón tay không lỗi, lỗi là do người không biết, chỉ nhìn ngón tay rồi bảo ngón tay là mặt trăng.



 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

Chào bạn trẻ chocon ! Bạn khéo hỏi lắm :

1. Ý thức là gì ?

_ Chính là CÁI BỊ BIẾT mà các bạn và Vô Học đang dùng đó !

Cái Bị Biết nầy là Kết Quả của một quá trình nhận xét, học hỏi, suy tư,....... tương tác với cuộc sống mà hình thành nên. Tức là Cái Biết có điều kiện mới biết, theo điều kiện mà phát triễn thì có thành có hoại, Nó không phải là Cái Biết Chân Thật cho nên V/H tạm gọi Nó là CÁI BỊ BIẾT (chớ không phải TỰ BIẾT).

Bạn ơi ! trên bàn phím của bạn có rất nhiều ký tự, mỗi phím cho một tín hiệu số khác nhau, trong đó có một phím đặc biệt rất dài đó là phím space (khoảng trắng), nhiều người tưởng rằng phím nầy không có tín hiệu số, thực chất nó cũng cho một tín hiệu số như mọi phím khác.

Ý Thức cũng vậy, Nó nhận xét, suy tư, diễn dịch, so đo tính toán, ..... đủ đường. Đó là trạng thái ĐỘNG, trạng thái nầy thêu dệt nên tất cả thế giới huyên náo, khổ cảnh trần gian, biển sanh tử, .......

Rồi Tiên đạo _ hay Nhân Thiên thừa trong đạo Phật _ nhận biết điều đó và nghĩ ra cách khắc phục, giải quyết khổ cảnh, bằng cách "không theo ĐỘNG" _ tức là dừng đứng Ý Thức _ trạng thái Thiền Định _ sự Định tâm _ "Không theo Động" thì những cảnh khổ đau rối rắm của thế gian không phát sinh _ "Tâm bình thế giới bình" (theo nghĩa thứ cấp).

Nào ai có biết đâu trạng thái Định Tâm nầy vẫn là một biến thể của Ý thức. Ở trạng thái Động nó sinh ra cõi A Tu La, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Địa Ngục thì ở trạng thái Tỉnh nó sinh ra cõi Thiên _ vẫn là CÁI BIẾT SỐNG CỦA Ý THỨC mà thôi.

Hầu hết chư Tăng Ni Phật tử của chúng ta (kể cả trong Thiền đường) đều chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến của sự tu học.

Một sự nhầm lẫn "DỄ THƯƠNG" !

(Dầu là "khoảng trắng", dầu là phím Space vẫn cho ra một tín hiệu số như thường.)

Điều nầy trong Kinh Viên giác Phật đã có nói rồi : "Hành giả chọn sự DỪNG ĐỨNG Ý THỨC làm công phu _ Bệnh Chỉ (trong 4 bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt) _ nào biết đâu Viên giác không phải do dừng đứng Ý thức mà được"


(còn tiếp)
Kính Thầy Tấn Hạnh ! và các đạo hữu.
Hầu hết chư Tăng Ni Phật tử của chúng ta (kể cả trong Thiền đường) đều chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến của sự tu học.

Theo Viên quang câu nầy hàm ý như thế này :

Hầu hết (đa số _ vẫn còn một số ít KHÔNG LẦM) chư Tăng Ni Phật tử của chúng ta (kể cả trong Thiền đường _ người học Thiền) đều chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến (mục đích) của sự tu học (chớ không phải chỉ tạm dùng phương tiện Thiền Định).

Thiền sư Hoài Nhượng thấy Đạo Nhất hằng ngày ngồi thiền quên cả thời gian (thông thường chúng ta thấy ai ngồi Thiền đêm ngày như vầy thì gọi là Thiền Sư rồi), bèn đến hỏi:
- Đại đức ngồi thiền để làm gì?
Đạo Nhất thưa:
- Để làm Phật.
Sau đó ngài (Thiền sư Hoài Nhượng) lấy cục gạch đến bên hòn đá ở trước am Đạo Nhất ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi:
- Thầy mài gạch để làm gì?
- Mài để làm gương.
- Mài gạch đâu có thể thành gương được?
- Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?
- Vậy phải làm thế nào mới phải?
- Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải hay đánh trâu là phải?
Đạo Nhất lặng thinh. Ngài hỏi tiếp:
- Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia.




V/Q xin góp ý.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Chào bạn trẻ chocon ! Bạn khéo hỏi lắm :

1. Ý thức là gì ?

_ Chính là CÁI BỊ BIẾT mà các bạn và Vô Học đang dùng đó !

Cái Bị Biết nầy là Kết Quả của một quá trình nhận xét, học hỏi, suy tư,....... tương tác với cuộc sống mà hình thành nên. Tức là Cái Biết có điều kiện mới biết, theo điều kiện mà phát triễn thì có thành có hoại, Nó không phải là Cái Biết Chân Thật cho nên V/H tạm gọi Nó là CÁI BỊ BIẾT (chớ không phải TỰ BIẾT).

Bạn ơi ! trên bàn phím của bạn có rất nhiều ký tự, mỗi phím cho một tín hiệu số khác nhau, trong đó có một phím đặc biệt rất dài đó là phím space (khoảng trắng), nhiều người tưởng rằng phím nầy không có tín hiệu số, thực chất nó cũng cho một tín hiệu số như mọi phím khác.

Ý Thức cũng vậy, Nó nhận xét, suy tư, diễn dịch, so đo tính toán, ..... đủ đường. Đó là trạng thái ĐỘNG, trạng thái nầy thêu dệt nên tất cả thế giới huyên náo, khổ cảnh trần gian, biển sanh tử, .......

Rồi Tiên đạo _ hay Nhân Thiên thừa trong đạo Phật _ nhận biết điều đó và nghĩ ra cách khắc phục, giải quyết khổ cảnh, bằng cách "không theo ĐỘNG" _ tức là dừng đứng Ý Thức _ trạng thái Thiền Định _ sự Định tâm _ "Không theo Động" thì những cảnh khổ đau rối rắm của thế gian không phát sinh _ "Tâm bình thế giới bình" (theo nghĩa thứ cấp).

Nào ai có biết đâu trạng thái Định Tâm nầy vẫn là một biến thể của Ý thức. Ở trạng thái Động nó sinh ra cõi A Tu La, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Địa Ngục thì ở trạng thái Tỉnh nó sinh ra cõi Thiên _ vẫn là CÁI BIẾT SỐNG CỦA Ý THỨC mà thôi.

Hầu hết chư Tăng Ni Phật tử của chúng ta (kể cả trong Thiền đường) đều chọn trạng thái Tĩnh tại của Ý thức làm điểm đến của sự tu học.

Một sự nhầm lẫn "DỄ THƯƠNG" !

(Dầu là "khoảng trắng", dầu là phím Space vẫn cho ra một tín hiệu số như thường.)

Điều nầy trong Kinh Viên giác Phật đã có nói rồi : "Hành giả chọn sự DỪNG ĐỨNG Ý THỨC làm công phu _ Bệnh Chỉ (trong 4 bệnh Tác, Nhậm, Chỉ, Diệt) _ nào biết đâu Viên giác không phải do dừng đứng Ý thức mà được"


(còn tiếp)

Các bạn trẻ ơi !

Sở dĩ Vô Học xoáy vào chỗ nầy vì người tu Phật hiện nay rất đông, có thể lên đến 1 tỷ người. Không tính những người tu cho vui, tu hành cơ hội, thì chỉ còn lại có mấy triệu người tinh tấn tu hành mà thôi, trong số vài triệu người nầy thì 95% (hay hơn thế) đều lầm Ý thức (Phật nói "nhận giặc làm con").

Đã thế mà lại còn có một vị Pháp sư (xin được không nhắc đến Pháp danh vị ấy) đã lớn tiếng rằng
:
"Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt".

Nói như vầy là Thường Kiến, người học Phật mà suy nghĩ như vầy là tự thân đã theo ngoại đạo rồi, đã vậy lại còn dẫn dắt bao nhiêu Phật tử non trẻ cho cùng lọt vào "hầm sâu vô minh" như mình.
Tội lỗi, tội lỗi !

Thưa các bạn ! Hôm nay Vô Học xin khẳng định với các bạn :

_ Ý thức là một sản phẫm của cõi vô minh nầy thì nó phải chịu chi phối bởi luật vô minh _ Sanh Trụ Dị Diệt _ mà thôi
_ Ngộ Chân Tâm là biết rõ Ý thức không có tự tánh, không phải "thật mình", không phải Ta.

Giữ Giới và tu Thiền Định là cần thiết để Ý Thức TẠM AN ỖN, có tạm an ổn mới hy vọng Trí Tuệ lần tăng trưởng. Giữ Giới và Thiền Định là PHƯƠNG TIỆN trong Phật pháp chứ không phải là CỨU CÁNH.

Cứu cánh của đạo Phật là Giác Ngộ, chỉ có Trí Tuệ thông suốt mới đưa đến Giác Ngộ được. Trí Tuệ không thông suốt thì Giới Luật và Thiền định chỉ cho kết quả sinh Thiên mà thôi.

Một tâm hồn trống vắng, "vô niệm" chỉ là một trạng thái TỈNH _ biến thể _ của Ý thức mà thôi, chứ không có Giác Ngộ nào trong đó cả.

Chúng ta chắc còn nhớ trong Pháp Bảo Đàn Kinh Tổ Huệ Năng có nói như vầy :


Này Thiện tri thức, người mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có người mê, để tâm rỗng không ngồi tĩnh tọa, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là đại, một bọn người này không nên cùng họ nói chuyện vì là tà kiến.


.........
lại có giai thoại nầy :

Có vị Tăng đọc bài kệ của Thiền sư Ngọa Luân rằng:

Ngọa Luân có tài năng,
Hay đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ-đề ngày ngày lớn.

(Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm bất khởi,
Bồ-đề nhật nhật trưởng.)
Tổ nghe qua liền nói:
Bài kệ này chưa rõ được tâm địa, nếu y đây mà tu, ấy là thêm trói buộc.
Nhân đó Tổ nói một bài kệ:
Huệ Năng không có tài,
Chẳng đoạn trăm tư tưởng,
Đối cảnh tâm thường khởi,
Bồ-đề làm gì lớn ?.

(Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bách tư tưởng,
Đối cảnh tâm sổ khởi.
Bồ-đề tác ma trưởng.)

tuvien.com

Mến !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Kính Bác Văn Học cùng các Đạo Hữu .

...để tâm rỗng không ngồi tĩnh tọa, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là đại,...

-Có phải là một " PHÁP TƯỚNG " của ý thức xây dựng nên với ý tưởng đối trị với Tướng vọng động của Tâm thức Vô Minh ? (Pháp nhị biên ) !

- Nếu thực hành "PHÁP TƯỚNG" này sẽ gây " CHƯỚNG " ! Vì làm cái "BONG BÓNG" phình to và dầy chắc nhốt chặt các chủng tử nghiệp Vô minh làm cho chúng không có cơ hội lưu thông để " THOÁT " ra . (Xì hơi !)Làm mất khả năng khai mở Trí Huệ -> Thay đổi tri kiến -> Trực nhập Tri Kiến Phật.

Vài thiển ý của Lục An,mong được dẫn giải.


Lục An : Kính

 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Bác Lục-An .
...để tâm rỗng không ngồi tĩnh tọa, trăm việc không cho nghĩ tự gọi là đại,... <!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->
Thưa bác - bangtam thì trước đây củng đã nhầm lẩn chổ nầy - nhưng bangtam thì không khởi ý tưởng đối trị nào hết - mà chỉ thầm rõ 1 cái trống không trong tâm - và bt có tự thấy thích với cái " nhẹ nhàng không thân - không tâm nầy "- vì hiểu sai câu " Ưng Vô Sở Trụ " cho nên bt buông hết củng khá dể dàng trong 1 thời gian ngắn - để cho cái tâm mình trống không - và bt cứ bám vào cái tâm trống không như vậy - quả thật là nguy hiểm .
Kính thưa - trường hợp nầy chẳng khác nào như nhức răng mà được chích thuốc tê - sự tê dại không còn cảm giác gì giống như chấp " không ".
Còn vô minh thì củng ví như vi trùng răng ngày càng bị nhiểm nặng vậy - nay nhờ ơn Tam Bảo và các Tiền Bối chỉ dạy - nên bangtam thấy chổ nhầm lẩn của mình vội trình bày ra đây hầu mong là tấm gương cho người đi sau biết rõ mà tu tập vậy .
bangtam xin hết lời .

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-7.jpg"]






























































...[/NEN]
......
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top