Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Câu nói trên có thể nào có ngoại lệ hay không ?
Như có vị sư nói : "Tứ Diệu Đế là một Chân Lý bất di bất dịch của Phật pháp !"
Nếu đã "bất di bất dịch" thì đâu có chuyện "mất hút trên ngàn"

Kính !
Chào Hắc phong !

Tứ diệu Đế gồm có : Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

Hai câu thơ nầy
"Tiếng vang mất hút trên ngàn
Pháp nào cũng pháp : đồng hoang gió lùa."

Chính là Đạo đế đó !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào Hắc phong !

Tứ diệu Đế gồm có : Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

Hai câu thơ nầy
"Tiếng vang mất hút trên ngàn
Pháp nào cũng pháp : đồng hoang gió lùa."

Chính là Đạo đế đó !

Kính sư phụ Văn Học !
Có phải sư phụ muốn nói như trong Kinh Kim Cang Phật đã nói :


Cũng bởi nghĩa đó, Như-Lai thường dạy rằng: "Nầy, các Tỳ-kheo, các ông phải biết rằng, pháp của Ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"
Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chứng được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng? Đức Như-Lai có nói pháp chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhứt định nào, gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cũng không có pháp nhứt định nào, mà đức Như-Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức Như-Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng phải "không-phải-pháp". Tại vì sao? Vì tất cả Hiền-Thánh, đều do nơi pháp vô-vi mà có từng-bực khác nhau".
http://www.niemphat.com/kinhdien/kinhkimcang/kinhkimcang.html

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-10.jpg"]


























































...[/nen]
......
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-10.jpg"]


























































...[/nen]
......
Kính bác Văn Học !
Con không hiểu câu Tổ nói : "Nhữ vật cầu giải" (Ngươi đừng cầu phân giải).
Con nhớ trong phần Khai Kinh luôn có 4 câu :

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.


(Phật pháp thẫm sâu khó nghĩ bàn
Trăm ngàn muôn kiếp dễ tìm đâu
Con nay nghe đặng xin trì niệm
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.)


Như vậy Tổ nói sai Kinh điển chăng ?

Kính !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 2 2008
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Kính bác Văn Học !
Con không hiểu câu Tổ nói : "Nhữ vật cầu giải" (Ngươi đừng cầu phân giải).
Con nhớ trong phần Khai Kinh luôn có 4 câu :

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.


(Phật pháp thẫm sâu khó nghĩ bàn
Trăm ngàn muôn kiếp dễ tìm đâu
Con nay nghe đặng xin trì niệm
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.)


Như vậy Tổ nói sai Kinh điển chăng ?

Kính !

Kính Bác Văn Học cùng choconxauxi.
Nếu theo nghĩa
Tổ nói : "Nhữ vật cầu giải" (Ngươi đừng cầu phân giải).
Và thông mạch với chuyên đề của Bác Văn Học đang khai triển.Thì Lục An hiểu:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.


(Phật pháp thẫm sâu khó nghĩ bàn
Trăm ngàn muôn kiếp dễ tìm đâu
Con nay nghe đặng xin trì niệm
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.)
Cũng có thể diễn giải là:

Đồng Hoang Trống Vắng :Khó nghĩ Bàn !
Trăm nghìn,vạn kiếp : Dễ tin đâu ?
Con nay nghe đặng xin trì niệm ,
Như Lai : Trống Vắng _ Nghĩa thâm sâu .

Lục An : Kính .
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Con không hiểu câu Tổ nói : "Nhữ vật cầu giải" (Ngươi đừng cầu phân giải).
Con nhớ trong phần Khai Kinh luôn có 4 câu :

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.


(Phật pháp thẫm sâu khó nghĩ bàn
Trăm ngàn muôn kiếp dễ tìm đâu
Con nay nghe đặng xin trì niệm
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.)


Như vậy Tổ nói sai Kinh điển chăng ?

Kính !
Chào chocon !
Thiền ngữ có câu :

"Hữu ý trồng hoa hoa ủ rủ _ Vô tâm tiếp liễu liễu xanh um"

Muốn
"giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu" thì phải "Văn (nghe) Tư (suy ngẫm) Tu (buông xả).

"Đừng cầu phân giải" chính là "buông xả", mà "buông xả" lại làm cho hành giả thâm nhập (GIẢI) "nghĩa nhiệm mầu của Như Lai".

Mến !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-10.jpg"]


























































...[/nen]
Kính bác Văn Học !

Chocon vẫn chưa hiểu cụm từ "Không đi mà đến", phải chăng giống như đi theo một đường tròn, cuối cùng rồi ta cũng trở lại điểm xuất phát (châu nhi phục thủy) và điều nầy đã được ví von là "không đi mà đến" hay nói khác đi là "có đi cho lắm cũng chẳng tới đâu" ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Chocon vẫn chưa hiểu cụm từ "Không đi mà đến", phải chăng giống như đi theo một đường tròn, cuối cùng rồi ta cũng trở lại điểm xuất phát (châu nhi phục thủy) và điều nầy đã được ví von là "không đi mà đến" hay nói khác đi là "có đi cho lắm cũng chẳng tới đâu" ?

Kính !
Chào chocon !

Xin mời chocon và các bạn đọc lại đoạn Kinh văn nầy nhé:

Quyển Thứ Hai
PHẨM 'TÍN GIẢI' THỨ TƯ

  1. Lúc bấy giờ, các Ngài Tuệ-Mệnh Tu-Bồ-Đề, Đại Ca-Chiên-Diên, Đại Ca-Diếp, Đại Mục-Kiền-Liên, từ nơi Phật được nghe pháp chưa từng có. Đức Thế-Tôn dự ghi cho Ngài Xá-Lợi-Phất sẽ thành vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, sanh lòng hy hữu hớn hở vui mừng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa y phục trịch bày vai hữu, gối hữu chấm đất, một lòng chấp tay cúi mình cung kính chiêm ngưỡng dung nhan Phật mà bạch cùng Phật rằng : "Chúng con ở đầu trong hàng Tăng, tuổi đều già lụn, tự cho đã được Niết-bàn không kham nhiệm gì nữa, chẳng còn thẳng cầu thêm đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác."

    Đức Thế-Tôn thuở trước nói pháp đã lâu, lúc đó chúng con ngồi nơi toà thân thể mỏi mệt, chỉ nhớ nghĩ ba pháp : Không, vô tướng, vô tác, đối với các pháp du hý thần thông, tịnh cõi nước Phật, độ thoát chúng sanh của Bồ-Tát, lòng chúng con không ưa thích.

    Vì sao? Đức Thế-Tôn khiến chúng con ra khỏi ba cõi được chứng Niết-bàn, lại nay đây chúng con tuổi đã già nua ở nơi đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác của Phật dạy Bồ-Tát không hề sanh một niệm ưa thích.Chúng con hôm nay ở trước Phật nghe thọ ký cho Thanh-văn sẽ được vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, lòng rất vui mừng được pháp chưa từng có, chẳng ngờ hôm nay bỗng nhiên được pháp hy hữu, tự rất mừng may được lợi lành lớn, vô lượng trân báu chẳng tìm cầu mà tự được.
  2. Thế-Tôn! chúng con hôm nay xin nói thí dụ để chỉ rõ nghĩa đó.
    Thí như có người tuổi thơ bé, bỏ cha trốn đi qua ở lâu nơi nước khác, hoặc mười, hai mươi đến năm mươi năm; người đó tuổi đã lớn lại thêm nghèo cùng khốn khổ, dong ruổi bốn phương để cầu đồ mặc vật ăn, dạo đi lần lần tình cờ về bổn quốc.
    Người cha từ trước đến nay, tìm con không được bèn ở lại tại một thành trong nước đó. Nhà ông giàu lớn của báu vô lượng, các kho đụn, vàng, bạc, lưu ly, san-hô, hổ-phách, pha lê, châu ngọc v.v... thảy đều đầy tràn; tôi tớ, thần tá, lại dân rất đông, voi, ngựa, xe cộ bò dê nhiều vô số. Cho vay thâu vào lời lãi khắp đến nước khác, khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều.
    Bấy giờ, gã nghèo kia dạo đến các tụ lạc, trải qua xóm làng, lần hồi đến nơi thành của người cha ở.
    Người cha hằng nhớ con, cùng con biệt ly hơn năm mươi năm mà ông vẫn chưa từng đối với người nói việc như thế, chỉ tự suy nghĩ già nua và có nhiều của cải, vàng bạc, trân báu, kho đụn tràn đầy, không có con cái, một mai mà chết mất thì của cải tản thất không người giao phó. Cho nên ân cần nhớ luôn đến con. Ông lại nghĩ: Nếu ta gặp được con ủy phó của cải, thản nhiên khoái lạc không còn sầu lo.
  3. Thưa Thế-Tôn! Bấy giờ gã cùng tử làm thuê làm mướn lần hồi tình cờ đến nhà người cha bèn đứng lại bên cửa, xa thấy cha ngồi giường sư tử, ghế báu đỡ chân, các hàng Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Cư-sĩ đều cung kính bao quanh. Trên thân ông đó dùng chuổi ngọc chân châu giá trị nghìn vạn để trang nghiêm, kẻ lại dân tôi tớ tay cầm phất trần trắng đứng hầu hai bên. Màn báu che trên, những phan đẹp thòng xuống, nước thơm rưới đất, rải các thứ danh hoa, các vật báu chưng bày, phát ra, thâu vào, lấy, cho v.v... có các sự nghiêm sức dường ấy, uy đức rất tôn trọng.

    Gã cùng tử thấy cha có thế lực lớn liền sanh lòng lo sợ, hối hận về việc đến nhà này, nó thầm nghĩ rằng : "Ông này chắc là vua, hoặc là bậc đồng vua, chẳng phải là chỗ của ta làm thuê mướn được tiền vật.

    Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo có chỗ cho ta ra sức dễ được đồ mặc vật ăn, nếu như ta đứng lâu ở đây hoặc rồi họ sẽ bức ngặt ép sai ta làm". Gã nghĩ như thế rồi, liền chạy mau đi thẳng.
  4. Khi đó, ông Trưởng-giả ngồi nơi tòa sư tử thấy con bèn nhớ biết, lòng rất vui mừng mà tự nghĩ rằng: 'Của cải kho tàng của ta nay đã có người giao phó rồi, ta thường nghĩ nhớ đứa con này làm sao gặp được, nay bỗng nó tự đến rất vừa chỗ muốn của ta, ta dầu tuổi già có vẫn tham tiếc'. Ông liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.

    Lúc ấy, kẻ sứ giả chạy mau qua bắt, gã cùng tử kinh ngạc lớn tiếng kêu oan : "Tôi không hề xúc phạm, cớ sao lại bị bắt?" Kẻ sứ giả bắt đó càng gấp cưỡng dắt đem về. Khi đó gã cùng tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phải chết, lại càng sợ sệt mê ngất ngã xuống đất.

    Người cha xa thấy vậy bèn nói với kẻ sứ giả rằng : "Không cần người đó, chớ cưỡng đem đến, lấy nước lạnh rưới trên mặt cho nó tỉnh lại đừng nói chi với nó".
    Vì sao? Cha biết con mình chí ý hạ liệt, tự biết mình giàu sang làm khiếp sợ cho con. Biết chắc là con rồi mà dùng phương tiện chẳng nói với người khác biết là con mình. Kẻ sứ giả nói với cùng tư û: "Nay ta thả ngươi đi đâu tùy ý".
    Gã cùng tử vui mừng được điều chưa từng có, từ dưới đất đứng dậy, qua đến xóm nghèo để tìm cầu sự ăn mặc.
  5. Bấy giờ ông Trưởng-giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương tiện, mật sai hai người, hình sắc tiều tụy không có oai đức: 'Hai người nên qua xóm kia từ từ nói với gã cùng tử, nơi đây có chỗ làm trả giá gấp bội. Gã cùng tử nếu chịu thời dắt về đây khiến làm. Nếu nó có hỏi muốn sai làm gì? Thì nên nói với nó rằng: 'Thuê người hốt phân, chúng ta hai người cũng cùng ngươi chung nhau làm.' Khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng tử, rồi thuật đủ việc như trên.
  6. Bấy giờ gã cùng tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân. Người cha thấy con, thương xót và quái lạ. Lại một ngày khác ông ở trong cửa sổ xa thấy con ốm o tiều tụy, phân đất bụi bặm dơ dáy không sạch. Ông liền cởi chuỗi ngọc, áo tốt mịn màng cùng đồ trang sức, lại mặc áo thô rách trỉn dơ, bụi đất lấm thân, tay mặt cầm đồ hốt phân, bộ dạng đáng nể sợ, bảo những người làm rằng: 'Các ngươi phải siêng làm việc chớ nên lười nghỉ!' Dùng phương tiện đó được đến gần người con.

    Lúc sau lại bảo con rằng : "Gã nam tử này! Ngươi thường làm ở đây đừng lại đi nơi khác, ta sẽ trả thêm giá cho ngươi; những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo, bột, muối, dấm, ngươi chớ tự nghi ngại. Cũng có kẻ tớ già hèn hạ, nếu cần ta cấp cho, nên phải an lòng, ta như cha của ngươi chớ có sầu lo".

    Vì sao? Vì ta tuổi tác già lớn mà ngươi thì trẻ mạnh, ngươi thường trong lúc làm việc không lòng dối khi trễ nải giận hờn nói lời thán oán, đều không thấy ngươi có các điều xấu đó như các người làm công khác. Từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta. Tức thời Trưởng-giả lại đặt tên cho cùng tử gọi đó là "con".
    Khi đó gã cùng tử, dầu mừng việc tình cờ đó song vẫn còn tự cho mình là khách, là người làm công hèn, vì cớ đó mà trong hai mươi năm thường sai hốt phân, sau đó lòng gã mới lần thể tin ra vào không ngại sợ, nhưng chỗ gã ở cũng vẫn nguyên chỗ cũ.
  7. Thế-Tôn! Bấy giờ Trưởng-giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết mới bảo cùng tử rằng : "Ta nay rất nhiều vàng bạc, trân, báu, kho đụn tràn đầy, trong đó nhiều ít chỗ đáng xài dùng ngươi phải biết hết đó. Lòng ta như thế, ngươi nên thể theo ý ta.

    Vì sao? Nay ta cùng ngươi bèn là không khác, nên gắng dụng tâm chớ để sót mất" .Khi ấy cùng tử liền nhận lời bảo lãnh biết các của vật, vàng, bạc, trân, báu và các kho tàng, mà trọn không có ý mong lấy của đáng chừng bữa ăn, chỗ của gã ở vẫn tại chỗ cũ, tâm chí hạ liệt cũng chưa bỏ được.
  8. Lại trải qua ít lâu sau, cha biết ý chí con lần đã thông thái trọn nên chí lớn, tự chê tâm ngày trước. Đến giờ sắp chết, ông gọi người con đến và hội cả thân tộc, quốc-vương, quan đại-thần, dòng sát-lợi, hàng cư-sĩ, khi đã nhóm xong, ông liền tự tuyên rằng : "Các ngài nên rõ, người này là con ta, của ta sanh ra, ngày trước trong thành nọ, bỏ ta trốn đi, nổi trôi khổ sở, hơn năm mươi năm, nó vốn tên ấy, còn ta tên ấy. Xưa ta ở tại thành này lòng lo lắng tìm kiếm, bỗng ở nơi đây gặp được nó. Nó thật là con ta, ta thật là cha nó. Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải, đều là của con ta có, trước đây của cải cho ra thâu vào, con ta đây coi biết."

    Thế-Tôn! Khi đó gả cùng tử nghe cha nói như thế, liền rất vui mừng được điều chưa từng có, mà nghĩ rằng : "Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàng báu này tự nhiên mà đến".



    http://www.quangduc.com/kinhdien/23phaphoa04.html




    Các bạn mến ! Có phải ĐƯỢC cái gia tài của ông Trưởng giả là "kết quả lao động sau hơn 20 năm hốt phân và 10 năm làm quản gia" của gả cùng tử hay không ?


    _ Thưa không phải, dầu cho gả cùng tử kia có "ở đợ" 1000 năm cũng "cầm bằng con số không" mà thôi. Cái sản nghiệp nguy nga kia vốn đã là của "hắn" ngay từ ngày đầu, chớ không phải là thành quả của mấy chục năm lao động chăm chỉ.


    "Không đi mà đến" là như thế đó, ĐẾN thì vốn là ĐÃ ĐẾN.


    Còn thích đi thì cứ đi nhưng không phải đợi đi mới ĐẾN.


    Mến !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 2 2008
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-10.jpg"]


























































...[/nen]
Kính bác Văn Học !

Chocon vẫn chưa hiểu cụm từ "Không đi mà đến", phải chăng giống như đi theo một đường tròn, cuối cùng rồi ta cũng trở lại điểm xuất phát (châu nhi phục thủy) và điều nầy đã được ví von là "không đi mà đến" hay nói khác đi là "có đi cho lắm cũng chẳng tới đâu" ?

Kính !
Kính Bác Văn Học cùng choconxauxi và các đạo hữu.
Lục An xin mạn phép bầy tỏ vài dòng cảm nhận:

Mặt Hồ phẳng lặng : Gương soi ,
Trời,Mây,Cây,Núi_Cái trôi,cái dừng .
Gió nổi sóng nổi bỗng dưng ,
Cây run run rẩy, tưng tưng núi mừng .
-Muốn thấy THẬT TƯỚNG xin đừng ,
Nổi cơn gió tưởng _Chẳng dừng :Mà đi !
CHẲNG ĐI_chẳng Gió : Vậy thì ,
Cây đứng,Núi đứng,Mây thì vẫn bay ...
Rồi ra cho đến một ngày ,
CHẲNG ĐI_MÀ ĐẾN !... Mộng hay tự Mình .

Lục An : Kính
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-11.jpg"]





























































...[/nen]
.......
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học !

Trong khi Kinh Phật nói : "Con người ta có Sanh Lão Bệnh Tử, thế gian này có Sanh Trụ Dị Diệt, vũ trụ _ thế giới _ này có Thành Trụ Hoại Không".

Thế mà ở đây Tổ nói :"VÔ THỦY CHUNG", như vậy có chống đối _đi ngược _ lại với Giáo Lý đã sẵn có của đạo Phật hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Trong khi Kinh Phật nói : "Con người ta có Sanh Lão Bệnh Tử, thế gian này có Sanh Trụ Dị Diệt, vũ trụ _ thế giới _ này có Thành Trụ Hoại Không".

Thế mà ở đây Tổ nói :"VÔ THỦY CHUNG", như vậy có chống đối _đi ngược _ lại với Giáo Lý đã sẵn có của đạo Phật hay không ?

Kính !

Chào các bạn !

Không phải như vậy đâu, mà là tùy lúc tùy nơi Giáo Lý Phật pháp được triễn khai khác nhau, ví dụ :

_ Với các bé học Mẫu Giáo, thầy cô dạy rằng : Buổi sáng Ông Mặt Trời thức dậy ở hướng Đông, buổi trưa Ông Mặt Trời đi lên phía trên đầu chúng ta, buổi chiều Ông Mặt Trời đi ngủ ở hướng Tây.

Giáo viên dạy bé như thế không có gì sai, nhưng khi trẻ đã lớn thành một thiếu niên vào học cấp 2 thì Giáo viên nói khác đi : Làm gì có chuyện Mặt Trời thức hay ngủ, làm gì có chuyện mặt trời đi từ Đông qua Tây, không có ! Chỉ có trái đất của chúng ta tự quay mà thôi, khi trái đất của chúng ta xoay lưng lại thì chúng ta thấy tối, nguyên nhân do trái đất của chúng ta chứ không phải Mặt Trời ngủ, Mặt Trời không có NGỦ bao giờ và cũng không có chuyện THỨC DẬY nữa (có ngủ đâu mà thức).
Mặt Trời có di chuyển từ Đông sang Tây hay không ? Không có, Mặt Trời không có di chuyển, chỉ trái đất chúng ta tự xoay chuyển mà thôi.

Như vậy cái giải thích của giáo viên tùy đối tượng, với các bé thì nói theo trình độ tiếp thu của bé (đầu óc ngây thơ của bé cứ hay lấy Mộng làm Thực), với thiếu niên thì nói theo khả năng lĩnh hội của một thiếu niên (thiếu niên thì muốn biết sự thật hơn).

Nói VÔ THỦY CHUNG là Tổ dạy cho những bực Thượng Căn chứ không phải dạy cho những Phật tử sơ cơ cho nên lời dạy có khác.

Mến !
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào các bạn !

Không phải như vậy đâu, mà là tùy lúc tùy nơi Giáo Lý Phật pháp được triễn khai khác nhau, ví dụ :

_ Với các bé học Mẫu Giáo, thầy cô dạy rằng : Buổi sáng Ông Mặt Trời thức dậy ở hướng Đông, buổi trưa Ông Mặt Trời đi lên phía trên đầu chúng ta, buổi chiều Ông Mặt Trời đi ngủ ở hướng Tây.

Giáo viên dạy bé như thế không có gì sai, nhưng khi trẻ đã lớn thành một thiếu niên vào học cấp 2 thì Giáo viên nói khác đi : Làm gì có chuyện Mặt Trời thức hay ngủ, làm gì có chuyện mặt trời đi từ Đông qua Tây, không có ! Chỉ có trái đất của chúng ta tự quay mà thôi, khi trái đất của chúng ta xoay lưng lại thì chúng ta thấy tối, nguyên nhân do trái đất của chúng ta chứ không phải Mặt Trời ngủ, Mặt Trời không có NGỦ bao giờ và cũng không có chuyện THỨC DẬY nữa (có ngủ đâu mà thức).
Mặt Trời có di chuyển từ Đông sang Tây hay không ? Không có, Mặt Trời không có di chuyển, chỉ trái đất chúng ta tự xoay chuyển mà thôi.

Như vậy cái giải thích của giáo viên tùy đối tượng, với các bé thì nói theo trình độ tiếp thu của bé (đầu óc ngây thơ của bé cứ hay lấy Mộng làm Thực), với thiếu niên thì nói theo khả năng lĩnh hội của một thiếu niên (thiếu niên thì muốn biết sự thật hơn).

Nói VÔ THỦY CHUNG là Tổ dạy cho những bực Thượng Căn chứ không phải dạy cho những Phật tử sơ cơ cho nên lời dạy có khác.

Mến !
Kính bác Văn Học !
Chocon kính xin bác nói rõ hơn :
_ Thế nào là "đầu óc ngây thơ của bé cứ hay lấy Mộng làm Thực" ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Chocon kính xin bác nói rõ hơn :
_ Thế nào là "đầu óc ngây thơ của bé cứ hay lấy Mộng làm Thực" ?

Kính !

Chào chocon !

Kinh Kim Cang nói : NHẤT THIẾT HỮU VI PHÁP _ NHƯ MỘNG, HUYỄN, BÀO, ẢNH,.......(Tất cả các pháp hữu vi, đều như mộng ảo có gì thiệt đâu)

Bài trước chocon có nói :

Trong khi Kinh Phật nói : "Con người ta có Sanh Lão Bệnh Tử, thế gian này có Sanh Trụ Dị Diệt, vũ trụ _ thế giới _ này có Thành Trụ Hoại Không". ......
Tất cả những cụm từ nầy đều là Pháp Hữu Vi cả, với Phật nhãn thì chúng chỉ là chuyện TRONG MỘNG mà thôi, nhưng vì lòng Từ Ái mà Phật phải ngồi xuống thuận theo chấp nhất của chúng ta mà diễn giải ra như thế; và chúng ta HOAN HỈ PHỤNG HÀNH. :Tounge:

Rất tốt !

Nhưng cũng hơi buồn cho những đứa trẻ "nuôi hoài mà KHÔNG LỚN" _ ba mươi mấy tuổi rồi mà vẫn còn chơi "cò cò", nhẩy dây, "đánh đáo", ........

Không biết chúng ta còn muốn sống trong MỘNG TƯỞNG cho đến bao giờ ???

Mến !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính Bác Văn Học !
Thế nào là "dĩ huyễn độ huyễn" ?
Xin bác hoan hỉ giải thích.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Bác Văn Học !
Thế nào là "dĩ huyễn độ huyễn" ?
Xin bác hoan hỉ giải thích.
Cám ơn bạn Ngọc Quế đã hỏi.

Trước tiên chúng ta cùng đọc lại câu nầy trong Kinh Viên Giác _ phẫm Phổ Hiền _ bạn nhé :


Thí như toản hỏa, lưỡng mộc tương nhân, hỏa xuất mộc tận, khôi phi yên diệt. Dĩ huyễn tu huyễn diệc phục như thị. Chư huyễn tuy tận bất nhập đoạn diệt.


(Ví như dùi cây lấy lửa, hai thanh gỗ cọ xát lẫn nhau, sinh ra lửa, lửa cháy lên hai thanh gỗ đều tiêu, tro bay khói mất. Lấy huyễn tu huyễn cũng như vậy. Các huyễn tuy hết mà chẳng rơi vào đoạn diệt.)


Ý nghĩa đoạn nầy nói phương tiện DÙNG HUYỄN DIỆT HUYỄN.

Trong cõi Mộng nầy Đấng Đại Giác đã hóa thân làm một Mộng Nhân (Thích Ca Mâu Ni) để dìu chúng ta ra khỏi cảnh Mộng.

Trong cõi Huyễn nầy, đấng Đại Giác đã tạm dùng Giáo lý Như Huyễn để độ những Chúng sinh Như Huyễn.

Nơi cõi Cực Lạc, đấng Đại Giác cũng đã tạm dùng Cảnh Huyễn để độ Người Huyễn vãng sinh.

Bạn Ngọc Quế cũng đừng lý luận rằng "Chúng sinh Như Huyễn thì độ làm gì ?!" Nói như thế là pháp ĐOẠN DIỆT (Phật đã dặn trước rồi
:Các huyễn tuy hết mà chẳng rơi vào đoạn diệt.)

Mến !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
....
Thế nào là "dĩ huyễn độ huyễn" ?
.....
... vì quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, vị lai bất khả đắc. Ba thời đều bất khả đắc thì "lúc nào" là thiệt.
Và pháp "vô sở hửu" nghĩa không có chổ nương gá, chỉ bày thì "độ" củng chỉ là huyển pháp, chủ tác củng chỉ là huyễn, và đối tượng củng chỉ là huyễn, nhưng Phật và các vị chư Tổ vẩn thường độ chúng ta, hằng độ chúng ta bằng kinh, bằng kệ khuyến tấn chúng ta cho đến khi tỉnh thức.

Vậy Phật, Bồ Tát, Chư Tổ củng là huyễn?

Là thật có cho đến khi nào tôi và bạn không còn "có" trong Tam Giới nầy.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-12.jpg"]






























































...[/nen]
.......
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Có khi nào không có Nhân mà vẫn có Quả hay không ?
Kính !
Chocon mến !
Ngày nào còn thấy có "Đời là bể khổ", còn thấy có "chúng sinh vô minh và Phật là 2" thì luật Nhân Quả còn có giá trị Tuyệt Đối.

Nghĩa là hể có Nhân thì phải có Quả, tuy nhiên Quả có "Quả đã chín" và "Quả non" (hay Quả chưa chín) tùy theo Duyên _ đủ hay thiếu.

Cũng có chỗ mà Luật Nhân Quả không vói tới, ĐÓ LÀ CHỖ KHÔNG CÒN VÔ MINH (Toàn Giác).

Bởi CHÂN NHƯ TÂM (Cái Thật) thì KHÔNG BỊ VÔ MINH (Cái Giả) CHI PHỐI cho nên KHÔNG CÓ NHÂN QUẢ CHI CẢ.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên