lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào TanHanh, LucAn cái thuyết
nguyenvanhoc2006 nói:
Ngày nay cũng thế, ít nhứt cũng có khoảng nửa triệu Tu sĩ không chấp nhận nổi cái thuyết VÔ CHỨNG VÔ ĐẮC này.
nó có giống người mới sinh ra liền ngủ một mạch không mơ không tưởng cho tới năm 50 tuổi rồi thức dạy liền bảo ta đã giải quyết sinh tử xong rồi (nghe vậy thật là buồn cười)
Chào NguyenVanHoc2006 đã là người sinh ra trong cõi ta bà này thì phải chịu luật nhân quả ngay từ khi còn trong bụng mẹ, mà đã chịu sự chi phôi nhân quả như vậy thí sao còn nói "không có nhân lấy gì có quả" thật là ngu si khi nói câu ấy trong cõi ta bà này. Anh đã thò tay xuống nước(nếu không đeo găng tay) chắc chắn tay anh phải dính nước.
Hãy tạo ra những cái nhân để đến được thánh quả!
Đọc lời của bạn Diệu Ngộ, chocon thấy .....hơi ngồ ngộ.

Ngày nào bạn cũng tụng Bát Nhã Tâm Kinh làu làu như "mưa trên mái tole" không vấp một chữ, nhưng khi nghe nói chuyện VÔ CHỨNG VÔ ĐẮC bạn liền "mắc nghẹn" ngang (nuốt không trôi). Điều này là do bạn "tự khai báo" đấy nhé !

Bạn đã "tự khai báo" rằng : "Diệu Ngộ là một đệ tử của nửa triệu tu sĩ KHÔNG CHẤP NHẬN nổi cái thuyết VÔ CHỨNG VÔ ĐẮC này !".

Bạn lại còn tự khai báo một điều thứ hai nữa là "đối với Chuyên Đề Phật Học nầy, bạn là người NGOẠI QUỐC" (có được đọc cũng giống như người nghe mưa trên mái tole _ mọi âm thanh đều vô nghĩa).

hi....hi....!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
....
"hình ảnh anh chàng cùng tử trong Kinh Pháp Hoa có viên ngọc quí trong chéo áo, mà lại đi ăn xin, ăn mày rày đây mai đó" bạn không thấy mình giống thế sao?
Cám ơn bạn Diệu Ngộ đã "khai thị"!

Vâng choconxauxi đã không dám tin mình là "CON RUỘT CỦA NHƯ LAI". choconxauxi chỉ dám tin rằng mình là một đứa trẻ vô gia cư, nếu chủ nhà cho một công việc hèn hạ _ như hốt phân _ để có miếng ăn, choconxauxi cũng sẽ rất vui mừng; nếu chủ nhà thưởng cho vài đồng tiền lẻ cho một chỗ nằm nơi góc vườn, choconxauxi cũng rất vui mừng. Đừng có ai nói choconxauxi là CON RUỘT CỦA NHƯ LAI, chocon sẽ chạy "sút dép" đó, đã vậy chocon còn la lên rằng "mấy người nói bậy ! chocon thực sự là kẻ ăn mày, mấy người có điên hay không vậy ? (mà đi nói chuyện KHÔNG TƯỞNG như thế ?)" :


2.- Thế-Tôn! chúng con hôm nay xin nói thí-dụ để chỉ rõ nghĩa đó.

Thí như có người tuổi thơ bé, bỏ cha trốn đi qua ở lâu nơi nước khác, hoặc mười, hai mươi đến năm mươi năm; người đó tuổi đã lớn lại thêm nghèo cùng khốn khổ, giong ruổi bốn phương để cầu đồ mặc vật ăn, dạo đi lần lần tình cờ về bổn-quốc.
Người cha từ trước đến nay, tìm con không được bèn ở lại tại một thành trong nước đó. Nhà ông giầu lớn của báu vô-lượng, các kho đụn, vàng, bạc, lưu-ly, san-hô, hổ-phách, pha-lê, châu v.v... thảy đều đầy tràn; tôi tớ, thần tá, lại dân rất đông, voi, ngựa, xe cộ bò dê nhiều vô-số. Cho vay thâu vào lời lãi khắp đến nước khác, khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều.

Bấy giờ, gã nghèo kia dạo đến các tụ-lạc, trải qua xóm làng, lần hồi đến nơi thành của người cha ở.
Người cha hằng nhớ con, cùng con biệt ly hơn năm mươi năm mà ông vẫn chưa từng đối với người nói việc như thế, chỉ tự suy nghĩ già nua và có nhiều của cải, vàng bạc, trân báu, kho đụn tràn đầy, không có con cái, một mai mà chết mất thời của cải tản thất không người giao phó. Cho nên ân-cần nhớ luôn đến con. Ông lại nghĩ: Nếu ta gặp được con ủy-phó của cải, thản nhiên khoái-lạc không còn sầu lo.

3.- Thưa Thế-Tôn! Bấy giờ gã cùng-tử làm thuê làm mướn lần hồi tình cờ đến nhà người cha bèn đứng lại bên cửa, xa thấy cha ngồi giường sư-tử, ghế báu đỡ chân, các hàng Bà-la-môn, sát-đế-lợi, cư-sĩ đều cung-kính bao quanh. Trên thân ông đó dùng chuổi ngọc chân-châu giá trị nghìn vạn để trang-nghiêm, kẻ lại-dân tôi-tớ tay cầm phất-trần trắng đứng hầu hai bên. Màn báu che trên, những phan đẹp thòng xuống, nước thơm rưới đất, rải các thứ danh hoa, các vật báu chưng bày, phát ra, thâu vào, lấy, cho v.v... có các sự nghiêm sức dường ấy, uy-đức rất tôn-trọng.

Gã cùng-tử thấy cha có thế lực lớn liền sanh lòng lo sợ, hối-hận về việc đến nhà này, nó thầm nghĩ rằng: 'Ông này chắc là vua, hoặc là bậc đồng vua, chẳng phải là chỗ của ta làm thuê mướn được tiền vật.
Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo có chỗ cho ta ra sức dễ được đồ mặc vật ăn, nếu như ta đứng lâu ở đây hoặc rồi họ sẽ bức ngặt ép sai ta làm'. Gã nghĩ như thế rồi, liền chạy mau đi thẳng.

4.- Khi đó, ông Trưởng-giả ngồi nơi tòa sư-tử thấy con bèn nhớ biết, lòng rất vui mừng mà tự nghĩ rằng: 'Của cải kho tàng của ta nay đã có người giao phó rồi, ta thường nghĩ nhớ đứa con này làm sao gặp được, nay bỗng nó tự đến rất vừa chỗ muốn của ta, ta dầu tuổi già có vẫn tham tiếc'. Ông liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
Lúc ấy, kẻ sứ-giả chạy mau qua bắt, gã cùng-tử kinh ngạc lớn tiếng kêu oan: 'Tôi không hề xúc phạm, nhân sao lại bị bắt?' Kẻ sứ-giả bắt đó càng gấp cưỡng dắt đem về. Khi đó gã cùng-tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phải chết, lại càng sợ-sệt mê ngất ngã xuống đất.

Người cha xa thấy vậy bèn nói với kẻ sứ-giả rằng: 'Không cần người đó, chớ cưỡng đem đến, lấy nước lạnh rưới trên mặt cho nó tỉnh lại đừng nói chi với nó'.
Vì sao? Cha biết con mình chí ý hạ-liệt, tự biết mình giầu sang làm khiếp sợ cho con. Biết chắc là con rồi mà dùng phương-tiện chẳng nói với người khác biết là con mình. Kẻ sứ-giả nói với cùng-tử: 'Nay ta thả ngươi đi đâu tùy ý'.
Gã cùng-tử vui mừng được điều chưa từng có, từ dưới đất đứng dậy, qua đến xóm nghèo để tìm cầu sự ăn mặc.

5.- Bấy giờ ông Trưởng-giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương-tiện, mật sai hai người, hình sắc tiều tụy không có uy-đức: 'Hai người nên qua xóm kia từ từ nói với gã cùng-tử, nơi đây có chỗ làm trả giá gấp bội. Gã cùng-tử nếu chịu thời dắt về đây khiến làm. Nếu nó có hỏi muốn sai làm gì? Thời nên nói với nó rằng: 'Thuê người hốt phân, chúng ta hai người cũng cùng ngươi chung nhau làm.' Khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng-tử, rồi thuật đủ việc như trên.

6.- Bấy giờ gã cùng-tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân. Người cha thấy con, thương xót và quái lạ. Lại một ngày khác ông ở trong cửa sổ xa thấy con ốm-o tiều-tụy, phân đất bụi-bặm dơ-dáy không sạch. Ông liền cởi chuỗi ngọc, áo tốt mịn-màng cùng đồ trang sức, lại mặc áo thô rách trỉn dơ, bụi đất lấm thân, tay mặt cầm đồ hốt phân, bộ dạng đáng nể sợ, bảo những người làm rằng: 'Các ngươi phải siêng làm việc chớ nên lười nghỉ!' Dùng phương-tiện đó được đến gần người con.

Lúc sau lại bảo con rằng: 'Gã nam-tử này! Ngươi thường làm ở đây đừng lại đi nơi khác, ta sẽ trả thêm giá cho ngươi; những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo, bột, muối, dấm, ngươi chớ tự nghi ngại. Cũng có kẻ tớ già hèn hạ, nếu cần ta cấp cho, nên phải an lòng, ta như cha của ngươi chớ có sầu lo'.

Vì sao? Vì ta tuổi tác già lớn mà ngươi thì trẻ mạnh, ngươi thường trong lúc làm việc không lòng dối khi trễ nải giận hờn nói lời thán oán, đều không thấy ngươi có các điều xấu đó như các người làm công khác. Từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta. Tức thời Trưởng-giả lại đặt tên cho cùng-tử gọi đó là 'con'.
Khi đó gã cùng-tử, dầu mừng việc tình cờ đó song vẫn còn tự cho mình là khách, là người làm công hèn, vì cớ đó mà trong hai mươi năm thường sai hốt phân, sau đó lòng gã mới lần thể tin ra vào không ngại sợ, nhưng chỗ gã ở cũng vẫn nguyên chỗ cũ.

7.- Thế-Tôn! Bấy giờ Trưởng-giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết mới bảo cùng-tử rằng: 'Ta nay rất nhiều vàng bạc, trân, báu, kho đụn tràn đầy, trong đó nhiều ít chỗ đáng xài dùng ngươi phải biết hết đó. Lòng ta như thế, ngươi nên thể theo ý ta.
Vì sao? Nay ta cùng ngươi bèn là không khác, nên gắng dụng tâm chớ để sót mất'.
Khi ấy cùng-tử liền nhận lời bảo-lãnh biết các của vật, vàng, bạc, trân, báu và các kho tàng, mà trọn không có ý mong lấy của đáng chừng bữa ăn, chỗ của gã ở vẫn tại chỗ cũ, tâm chí hạ-liệt cũng chưa bỏ được.

8.- Lại trải qua ít lâu sau, cha biết ý chí con lần đã thông-thái trọn nên chí lớn, tự chê tâm ngày trước. Ðến giờ sắp chết, ông gọi người con đến và hội cả thân tộc, quốc-vương, quan đại-thần, dòng sát-lợi, hàng cư-sĩ, khi đã nhóm xong, ông liền tự tuyên rằng: 'Các ngài nên rõ, người này là con ta, của ta sinh ra, ngày trước trong thành nọ, bỏ ta trốn đi, nổi trôi khổ sở, hơn năm mươi năm, nó vốn tên ấy, còn ta tên ấy. Xưa ta ở tại thành này lòng lo lắng tìm kiếm, bỗng ở nơi đây gặp được nó. Nó thực là con ta, ta thực là cha nó. Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải, đều là của con ta có, trước đây của cải cho ra thâu vào, con ta đây coi biết.'
Thế-Tôn! Khi đó gả cùng-tử nghe cha nói như thế, liền rất vui mừng được điều chưa từng có, mà nghĩ rằng: 'Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàng báu này tự nhiên mà đến'.

9.- Thế-Tôn! Ông phú Trưởng-giả đó là đức Như-Lai, còn chúng con đều giống như con của Phật. Ðức Như-Lai thường nói chúng con là con.
Thưa Thế-Tôn! Chúng con vì ba món khổ (16) nên ở trong sinh-tử chịu các sự đau đớn mê lầm không hiểu biết, ưa thích các pháp tiểu-thừa. Ngày nay đức Thế-Tôn khiến chúng con suy nghĩ dọn trừ những phân dơ các pháp hí-luận (17). Chúng con ở trong đó siêng gắng tinh-tấn được đến Niết-bàn, cái giá một ngày. Ðã được đây rồi lòng rất vui mừng tự cho là đủ, mà tự nói rằng: Ở trong pháp của Phật; do siêng-năng tinh-tấn nên chỗ được rộng nhiều.
Nhưng đức Thế-Tôn trước biết chúng con lòng ưa muốn sự hèn tệ, ham nơi pháp tiểu-thừa, chúng con bèn bị Phật buông bỏ chẳng vì phân-biệt rằng: Các ông sẽ có phần bảo tàng tri-kiến của Như-Lai.

Ðức Thế-Tôn dùng sức phương-tiện nói bày trí-tuệ của Như-Lai. Chúng con theo Phật được giá Niết-bàn một ngày, cho là nhiều rồi, đối với pháp đại-thừa này không có chí cầu. Chúng con lại nhân trí tuệ của Phật, vì các vị Bồ-tát mà chỉ bày diễn nói, nhưng chính tự mình lại không có chí muốn nơi pháp đó.

Vì sao? Ðức Phật biết chúng con ưa nơi pháp tiểu-thừa, nên dùng sức phương-tiện thuận theo chúng con mà nói pháp, chúng con không tự biết thực là Phật-tử. Ngày nay chúng con mới biết đức Thế-Tôn ở nơi trí-tuệ của Phật không có lẫn tiếc.
Vì sao? Chúng con từ xưa đến nay thực là Phật-tử mà chỉ ưa nơi pháp tiểu-thừa, nếu chúng con có tâm ham đại-thừa, thời Phật vì chúng con mà nói pháp đại-thừa. Ở trong kinh này chỉ nói pháp nhất-thừa. Lúc xưa đức Phật ở trước Bồ-tát chê trách Thanh-Văn ham pháp tiểu-thừa.

Nhưng đức Phật thực dùng đại-thừa để giáo-hóa, vì thế nên chúng con nói vốn không có lòng mong cầu mà nay báu lớn của đấng Pháp-vương tự-nhiên đến, như chỗ nên được của Phật-tử đều đã được có.
http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa2.htm#5
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-14.jpg"]






























































...[/nen]
.......
chocoonxauxi nói:
Kính bác Văn Học !

Chúng con xin bác giải thích thêm về : "Kiến nhất thiết Pháp ĐẲNG".
Thế nào là "Thấy các Pháp Bình Đẳng" ?
Nếu không thấy, chưa thấy thì sao ?

Kính !

Chào choconxauxi !
"Tri nhất thiết pháp Như" là choconxauxi cũng NHƯ đó !

"Kiến nhất thiết pháp Đẳng" là Diệu Ngộ hay "cục cứt trôi sông" cũng cùng giá trị như nhau mà thôi !

_ Nếu không thấy, chưa thấy thì sao ?
_ Nếu không thấy, chưa thấy thì nắm tay Ma Vương làm bạn lữ.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Cú nhảy vượt trần lao !

Tri nhất thiết pháp NHƯ, Kiến nhất thiết pháp Đẳng.

Theo CT hiểu thì "Tất cả các Pháp đều bình đẳng, vì tất cả các pháp là Như hoặc Tất cả đều là Như nên tất cả các pháp bình đẳng" và có thể đảo ngược lại, thí dụ "Tất cả đều là Như vì tất cả các pháp bình đẳng..."

Bình đằng, nói chẳng hạn, Ngu và khôn đều bình đẳng, Minh và vô minh đều bình đẳng, sanh tử và Niết Bàn đều bình đẳng... Nhưng quả thật dưới con mắt phàm phu của mình thì điều nầy rất khó hiểu được !

Và còn chấp là "Các Pháp Bình Đẳng" là coi chừng dể u đầu như chơi thí dụ như có học trò bảo với Thầy là "Thằng A hoc giỏi, con học dở, nhưng con thấy học giỏi hay học dở như nhau cả thôi", ngay lúc ấy sẻ nghe cái "cốc" vô đầu đau điếng.

Thật tình là "chính xác tất cả các pháp bình đẳng" khi và chỉ khi vượt qua khỏi nhị biên, vượt qua không phãi bình thường mà là "siêu việt" nghĩa là như cú nhảy vượt trần lao. Ta sẻ thấy các pháp đều bình đẳng.

Quý vị sẻ bảo rằng CT sạo! Không, Không phải CT nói mà chính là Thầy tôi nói. Thầy HT.Thích Phước Tịnh nói như vậy, tôi lập lại ý của Thầy mà thôi, và bây giờ thì có thể tạm cho là CT nói, nhưng vì sao nói mà không dám nhận? Là bởi vì tôi củng đang chuẩn bị sẳn sàng cho "cú nhảy vượt trần lao" đây. Quý vị còn nhớ chuyện cụ bà tới vị Thầy nhờ khuyên con trai bà bỏ thói nhai kẹo cao su không ? Củng như vậy đấy!

Về "Cú nhảy vượt trần lao", thường người ta nhảy bằng chân và có điễm tựa, lao vút đi ... và có điễm đến để đặt chân xuống, nhưng cú nhảy là "trí tuệ", điễm tựa là chánh pháp Như Lai, lao vút đi và... không có điễm "đích đến" thậm chí ..."cái ta" củng mất luôn.

Vâng! đúng như vậy, "cú nhảy vượt trần lao" chỉ là việc xoay nhìn vô tâm thức của chính mình.


(Bây giờ có việc rồi, còn nửa, hẹn gặp lại sau)

 

Luc An

Registered
Phật tử
Reputation: 26%
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-14.jpg"]






























































...[/nen]
.......

Kính các Đạo Hữu.
Đọc phần này Lục An xin tỏ bầy thiển kiến của mình :

Con Trùng bé tí tị ti ,
Còn Ông to lớn ,sao thì bằng Ông ?
-Hỏi Ông lớn nổi hay không !
Nếu như Ông chết thân đồng chẳng tan ?
Ôi thôi ! Chật kín thế gian ,
Toàn là thây chết -Thật oan con Trùng.
Ngẫm Pháp cao,Thấp đều đồng
Thế gian còn vậy huống trong Đạo mầu
Cổ Đức có nói sai đâu ,
Pháp đều có Đạo tưởng cầu được sao ?
Bình đẳng đâu có thấp cao ,
Pháp,Pháp Vô Ngã làm sao trường tồn .
Có khôn,khôn mấy thì khôn ,
Đâu thoát luật tắc nó dồn trong Gông .
Gông là : Tính Pháp đều không ,
Pháp chẳng cố định nên đồng đẳng nhau .
Huyễn ,huyễn,hóa,hóa bác cầu .
Xây thành Càn Thát để câu Luân hồi
Rõ Pháp -nên chẳng đãi bôi ,
Một dao chặt đứt ,mấy hồi chẳng xong .

Lục An : Kính
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học !
Chocon đã chuyển hết mấy cái Tưởng Tri linh tinh ra ngoài phòng chat linh tinh rồi ạhh !
Chocon xin mời bác tiếp tục chủ đề của chúng ta.
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-15.jpg"]
































































...[/nen]
.......
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-15.jpg"]






























































...[/nen]
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]

Hoàng Trí xin kính chào bác Văn Học !

Chúng con thật có phước được bác kiên trì hướng dẫn nhắc nhở.
Ai sao thì con không biết, nhưng riêng con thì từ ngày đọc bài của bác con được mở mang nhiều lắm.

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng ...để gió cuốn đi" (TCS)

Chính vì tấm lòng của bác mà con đã quay về đây.


Kính !

[/NEN]
 
T

thinhphap

Guest
Trò thưa:Trình Thầy! Bậc đại đạo dùng tâm nào mà biết? dùng mắt nào mà thấy
Thầy đáp: Chỉ là ứng duyên tiếp vận thôi! chỉ là hai bàn tay vỗ vào nhau bèn có tiếng kêu, khi hai bàn tay không vỗ vào nhau thì không có tiếng kêu!
ThinhPhap không hiểu lắm mong bác NGuyenVanHoc hoan hỉ giải thích thêm cho!
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
ThinhPhap không hiểu lắm mong bác NGuyenVanHoc hoan hỉ giải thích thêm cho!
Xin chào thành viên mới "thinhphap" và bạn Hoàng Trí !

Cám ơn các bạn đã quan tâm, Vô Học xin cố hết sức mình.
(dĩ nhiên chỉ là "vẽ rắn thêm chân" mà thôi !).

Các bạn mến !

Chúng ta có thói quen suy tư giữ một điểm đứng, một góc độ _ điểm đứng, góc độ ấy do chúng ta tự chọn để quan sát các pháp cho nên mãi luẫn quẫn, vì thực sự điểm đứng ấy chỉ GIẢ LẬP mà thôi, CHỨ CHÂN LÝ THÌ KHÔNG CÓ ĐIỂM ĐỨNG NÀO TRONG VÔ MINH CẢ.

"Hà Tâm chi Tri, Hà Mục chi Kiến ?"(dùng Tâm nào mà biết, dùng mắt nào mà thấy)

Dĩ nhiên người Mê như chúng ta chưa có thể nào tưởng tượng nỗi thực trạng BIẾT LÀ BIẾT, THẤY LÀ THẤY mà không hề lệ thuộc hay cần có Mắt nào, Tâm nào cả. Bởi Chân Lý là vậy đó !

Con Mắt mà chúng ta dùng dầu là Nhục Nhãn hay Thiên Nhãn (....) vẫn là sản phẫm của Vô Minh.
Cái Tâm mà chúng ta dùng dầu là Duyên lự Tâm hay Thanh Tịnh Tâm cũng là "phó sản của Vọng Tâm mà thôi (chớ không phải Chân Như Tâm).

Phật Giáo dìu chúng ta đi từ Tâm Duyên Lự (vọng động) đến Tâm Thanh Tịnh (không chạy theo Sắc Trần) để đến đây chư Tổ kêu chúng ta BUÔNG LUÔNG (mà không rơi vào đoạn diệt) mới khế nhập CÁI GÌ ĐÓ (như sự mong đợi của Bậc Đại Giác).

Phat tam.webp

Mến !
 
T

thinhphap

Guest
bác NguyenVanHoc thực sự Thinhphap càng nghe càng hoang mang
Đừng thiền định chớ tu trì
vì không chứng được có gì tầm đâu (tu đâu)
như vậy khác gì bác bảo thôi không học đạo phật nữa như vậy ThinhPhap không thể tin và nghe theo bác được. Xin bác hãy chỉ bày rõ hơn cho!

Tất cả đều là phật tâm
khác nhau mêngộ...
thì ThinhPhap còn tiêu hoá được

nhưng
Chỉ là ứng duyên tiếp vận thôi! chỉ là hai bàn tay vỗ vào nhau bèn có tiếng kêu, khi hai bàn tay không vỗ vào nhau thì không có tiếng kêu!
hoặc
Nhất trí cùng hoà tịnh sắc cùng thông
thì ThinhPhap không tiêu hoá được mong bác hoan hỉ dùng phương tiện chỉ bày thêm.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
bác NguyenVanHoc thực sự Thinhphap càng nghe càng hoang mang
nguyenvanhoc2006 nói:

Đừng thiền định chớ tu trì
vì không chứng được có gì tầm đâu
như vậy khác gì bác bảo thôi không học đạo phật nữa như vậy ThinhPhap không thể tin và nghe theo bác được. Xin bác hãy chỉ bày rõ hơn cho!
....
Chào bạn "thinhphap" !
Hoan nghinh bạn tham gia D/Đ.

Xin cho phép V/Q góp ý :

_ Trước đây ở trang 262, câu 13 của đoạn 14 này Tổ đã nói rồi, bác Văn Học đã triễn khai rồi, xin mời bạn từ từ tham khảo lại nhé !


[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-13.jpg"]






























































...[/nen]
.......

Cám ơn Chiếu Thanh và choconxauxi !
Theo v/h câu 13 này tiếp nối _ bổ sung ý tưởng cho câu 12 :


[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-12.jpg"]






























































...[/nen]

Nếu Vô Học dịch "sát sườn" văn cú như Chiếu Thanh thì người đọc có lẻ không được lợi ích nhiều, cho nên v/h đành phải thoát dịch, hy vọng có thể phần nào làm toát lên điều mà Tổ xưa muốn nói.

Các bạn cũng thừa biết, ngay lúc sinh thời chẳng những cả vạn thầy tu Trung Quốc không có ai hiểu nổi Giáo lý Tuyệt đỉnh nầy mà có một số Thượng tọa bỏ tiền ra thuê người ám sát, đầu độc Tổ.

Rồi vì sao mà cả hàng vạn ngôi chùa ở Trung Hoa, Kinh chữ Phạn chữ Pali đều có mà không có chùa nào lưu trử, bảo quản quyển Tuyệt Quán Luận nầy ?

Ngày nay cũng thế, ít nhứt cũng có khoảng nửa triệu Tu sĩ không chấp nhận nổi cái thuyết VÔ CHỨNG VÔ ĐẮC này.

"Chư Phật xuất hiện ư thế vị nhất đại sư nhân duyên, khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật Tri Kiến
" (Chư Phật xuất hiện ra nơi đời chỉ một mục đích duy nhất là chỉ cho chúng sinh biết CÁI SỰ THẬT TUYỆT ĐỐI _ PHẬT TRI KIẾN).

VÔ CHỨNG, VÔ ĐẮC chính là Phật Tri Kiến đó !

Mến !
Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
bác NguyenVanHoc thực sự Thinhphap càng nghe càng hoang mang
nguyenvanhoc2006 nói:

Đừng thiền định chớ tu trì
vì không chứng được có gì tầm đâu
như vậy khác gì bác bảo thôi không học đạo phật nữa như vậy ThinhPhap không thể tin và nghe theo bác được. Xin bác hãy chỉ bày rõ hơn cho!
....

Xin chào người bạn mới "thinhphap" !

Trong Phật pháp có rất nhiều Thừa (cấp tu) _ Nhân Thiên Thừa, Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.

Ở trình độ phổ cập _ đại chúng _ đức Phật dạy mọi người phải cố gắng ngoi lên từ Ác Trược đến Thiện Thanh, từ loạn động đến tỉnh lặng, từ tối tăm đến sáng suốt, rằng "công có dầy thì quả mới cao", có Tu có Chứng, Tu nhiều Chứng nhiều, Tu ít Chứng ít. Tất cả đều nghe rất thuận hợp với phàm chấp của chúng ta.

Chúng ta đã làm theo, chúng ta đã tiến bộ, chúng ta đã lần lượt chứng từng quả vị Thánh (có thể).

Nhưng đến Tối Thượng Thừa, nếu còn cái Tâm so bì BẤT BÌNH ĐẲNG ấy thì chúng ta sẽ dừng đứng lại không thể nào tiến thêm được nữa. Cho nên Tuyệt Quán Luận ra đời, nhằm đốn đi chỗ dựa cuối cùng, buộc hành giả phải "một nhẩy vào liền đất Như Lai".

Cách Tổ nói KHÔNG PHẢI kêu hành giả THÔI KHÔNG TIẾP TỤC TU HỌC PHẬT PHÁP NỮA, mà là đi tiếp với Tâm Bình Đẳng : LÀM TẤT CẢ MÀ NHƯ KHÔNG LÀM GÌ CẢ.


LÀM tất cả MÀ KHÔNG VÌ MONG CẦU TRỞ THÀNH HAY CHỨNG ĐẮC GÌ CẢ.
(nếu hành giả còn cái tâm nhỏ nhen : "một đồng mua được một con cá, mười đồng mua được mười con cá" thì đừng hòng qua được chặng cuối nầy !)


Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho nên đức Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:
"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.
Nếu có người nói rằng: Đức Như-Lai được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Này Tu-Bồ-Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

www.niemphat.com
Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63

Xin chào người bạn mới "thinhphap" !

Trong Phật pháp có rất nhiều Thừa (cấp tu) _ Nhân Thiên Thừa, Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.

Ở trình độ phổ cập _ đại chúng _ đức Phật dạy mọi người phải cố gắng ngoi lên từ Ác Trược đến Thiện Thanh, từ loạn động đến tỉnh lặng, từ tối tăm đến sáng suốt, rằng "công có dầy thì quả mới cao", có Tu có Chứng, Tu nhiều Chứng nhiều, Tu ít Chứng ít. Tất cả đều nghe rất thuận hợp với phàm chấp của chúng ta.

Chúng ta đã làm theo, chúng ta đã tiến bộ, chúng ta đã lần lượt chứng từng quả vị Thánh (có thể).

Nhưng đến Tối Thượng Thừa, nếu còn cái Tâm so bì BẤT BÌNH ĐẲNG ấy thì chúng ta sẽ dừng đứng lại không thể nào tiến thêm được nữa. Cho nên Tuyệt Quán Luận ra đời, nhằm đốn đi chỗ dựa cuối cùng, buộc hành giả phải "một nhẩy vào liền đất Như Lai".

Cách Tổ nói KHÔNG PHẢI kêu hành giả THÔI KHÔNG TIẾP TỤC TU HỌC PHẬT PHÁP NỮA, mà là đi tiếp với Tâm Bình Đẳng : LÀM TẤT CẢ MÀ NHƯ KHÔNG LÀM GÌ CẢ.


LÀM tất cả MÀ KHÔNG VÌ MONG CẦU TRỞ THÀNH HAY CHỨNG ĐẮC GÌ CẢ.
(nếu hành giả còn cái tâm nhỏ nhen : "một đồng mua được một con cá, mười đồng mua được mười con cá" thì đừng hòng qua được chặng cuối nầy !)

Nầy Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
Bởi thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho nên đức Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:
"Ông ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.
Nếu có người nói rằng: Đức Như-Lai được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Này Tu-Bồ-Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Mến !




Khen thay người hiểu Như Lai
Tiếng sau tiếng trước hiển bày diệu Không
Trông thì biển pháp mênh mông
Hét vang một tiếng, tan thành pháp Không!




 
D

dieungo

Guest
Chào TanHanh bạn hãy nghiênc cứu Kinh Thủ Lang Nghiêm cho kỹ có 25 pháp môn viên thông đều có thể ngộ nhập tánh không vậy
Pháp nào cũng vậy hết Như Lai luôn trình bày các phương tiện rốt ráo hết
nếu bạn cứ như thế này
Khen thay người hiểu Như Lai
Tiếng sau tiếng trước hiển bày diệu Không
Trông thì biển pháp mênh mông
Hét vang một tiếng, tan thành pháp Không!
thì chẳng bao giờ thể nhập tánh không được đâu. bạn hãy hộ trì tất cả các pháp thì mới mong
Một lòng trì hộ Như Lai
Bạn hãy đọc lại bài ngộ thiền xem sao
hoặc:http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18694-Tham-thi%E1%BB%81n-c%C3%B9ng-ni%E1%BB%87m-Ph%E1%BA%ADt&p=69969#post69969
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Reputation: 78%
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Con xin kính chào Quý Thầy, quý thiện tri thức...!

Vô chứng vô đắc
là khai thị cho bậc đã có sức ngộ cao rồi buông bỏ tiến sâu thêm trong việc tu hành!
Nên các tổ rất dè chừng truyền ra, chỉ nhằm bậc đủ căn cơ tiếp thu mà nói ( tổ chứng cao hơn mới biết người người nói chuyện cần gì, để nói cái gì phù hợp!)

Nên Con xin kính hỏi Quý Thầy, Quý thiện tri thức ở đây...mấy lời!

- Câu1: Bậc giác ngộ ( hơi thất lễ nhưng con xin mạn phép mượn từ để nói ) nào ở đây đã đủ sức ngộ triệt cái vô chứng, vô đắc chưa mà mang ra tô vẽ coi đây là mình đã hiểu ý căn thượng thừa!

- Câu2: Nếu đã triệt ngộ rồi thì phải biết người nào cần thiết nói cái gì! cho họ nghe chứ cớ sao lại cứ mang tô vẽ, cái vô chứng vô đắc. mà tự cho là hiểu ý tổ hiểu ý Phật
Nếu đã ngộ triệt rồi chắc chắn biết nói cái gì có lợi cho chúng sinh! ở đây đứa bé đang tập đi thì mang tình yêu thương ra động viên nó chứ không phải mang cái xe máy,ô tô ra dụ như đưa trẻ thi vào đại học!
( chỗ này có lẽ tâm ý của những tổ ngày xua đốt sách, thật là cũng vì chúng sinh mà làm thôi!)




Chào bạn hãy nghiênc cứu Kinh Thủ Lang Nghiêm cho kỹ có 25 pháp môn viên thông đều có thể ngộ nhập tánh không vậy
Pháp nào cũng vậy hết Như Lai luôn trình bày các phương tiện rốt ráo hết
nếu bạn cứ như thế nàythì chẳng bao giờ thể nhập tánh không được đâu.



Chuyên mục Thảo luận chuyên đề này đi sâu vào Chân lý. Không đưa ra chủ kiến cá nhân tu học nào. Các đạo hữu có thấy những bài viết trong chuyên đề này bác bỏ một pháp tu học nào không?. Chuyên đề này chỉ nói lên cái nghĩa tối thượng của Đại Thừa. Không có mục đích khuyến cáo hay kêu gọi bất cứ ai tu học theo.

Ai hiểu được thì cùng nhau tâm đắc!. Như có trà ngon, mời người ngồi xuống, cùng nhau thưởng thức trà ngon. Như có người đánh đàn, nếu khách ghé qua, thưởng thức được tiếng đàn thời là bạn cùng tri âm. Đây cũng vậy, nếu đạo hữu thấy tâm đắc thì mời đạo hữu ghé lại thưởng thức. Nếu thấy trà không ngon hay không thưởng thức được tiếng đàn, thì xin đạo hữu hãy ghé qua nơi khác. Đừng vì cá nhân, thấy ly trà không ngon mà muốn đổ bỏ cả bình trà. không nghe được tiếng đàn mà muốn đập bỏ cây đàn.

Đây không có pháp môn tu học. Vì đơn giản nó không là pháp nào cả!. Đã không có pháp môn, thì làm gì kêu gọi hay khuyên ai tu theo. Đây chỉ là nơi những người cùng tâm đắc thảo luận và chia sẽ. Không phải nơi để tranh luận, vì có gì ở đây để mà tranh luận!.

Nếu đạo hữu có nhiệt tình với các pháp môn tu học. Xin đạo hữu hãy dùng nhiệt huyết của mình viết bài cho các chuyên mục tu học của diễn đàn. Xin đừng nói suy nghĩ của mình ở chuyên mục này để đả kích bất cứ ai. Hãy tôn trọng mọi người nơi đây. Nếu cùng suy nghĩ, cùng tâm đắc thì ngồi xuống trò chuyện. Còn không thì mời đạo hữu nhẹ nhàng bước qua các chuyên mục khác. Đó là sự tôn trọng và thể hiện sự tu học của bản thân.

Nơi đây không có sự ép buộc ai phải hiểu hay bắt ai tu học theo. Nếu đạo hữu hiểu được, xin hãy giữ trọn vẹn giá trị của chuyên đề này. Xin đừng vấy bụi vào nước trong, rồi đi tìm cái lọc nước để vớt bụi. Cũng như đừng ném bụi vào mắt, để tránh người khác phải bị xốn mắt.

Xin hãy cân nhắc thật kỹ trước khi phải nói điều gì!


Các đạo hữu đã quên rằng: Vàng bản chất không thay đổi.
Dù được tạo tác, gắn kết ở bất kỳ hình thức trang sức nào thì vàng vẫn là vàng. Không biến thành chất khác.

Thay vì người bình thường, do quen nhìn vào hình dáng kết hợp của trang sức, mà khen trang sức kia đẹp.
Còn người biết được bản chất quý giá của vàng. Dùng lời ngợi khen, trang sức này sở dĩ quý giá là do bản chất nó chứa vàng. Nếu không có vàng làm nên thì trang sức kia không có giá trị.

Hình dáng hay phương pháp không làm nên giá trị của trang sức. Chỉ có vàng,mới làm cho trang sức kia có giá trị quý giá.

Cũng vậy! Các pháp tu mà Đức Phật dạy có cao quý, là do các pháp tu đó đưa đến mục đích đạt được giác ngộ Chân lý giải thoát. Chứ nếu không đưa đến giác ngộ giải thoát thì cái gì là cao quý?.

Pháp tu học mà không đưa đến giác ngộ Chân lý giải thoát thì được gọi là pháp tu ngoại đạo.

Vậy thì những người nói do vàng mà trang sức mới quý giá. Do đạt Chân lý giải thoát mà các pháp tu mới được ứng dụng tu học có gì sai? Có phụ lòng mong đợi của Thế Tôn không ?.

Chỉ thẳng cho mọi người Diệu Nghĩa, tin hiểu Chân lý của giải thoát cũng là làm theo tâm ý của Thầy Tổ. Nếu không hiểu được thì tiếp tục tu học. Dùng phương tiện tu học để đạt được mục đích giải thoát. Đâu ngoài mục đích này!.

Chân lý giải thoát là kim chỉ nam. Là giá trị đích thực rốt ráo, để xác định Chánh pháp của Như Lai không lầm lẫn ngoại đạo.

Do không hiểu được Chân lý là bản chất thật của Giải thoát trong mọi pháp tu học của Như Lai. Chấp các pháp tu học có cao thấp khác nhau. Nên xảy ra tình trạng không tôn trọng nhau giữa các tông môn. Xảy đến tranh chấp, hơn thua trong các pháp tu học gữa các tông môn. Sự hơn thua trong tu học giữa các đạo hữu với nhau.

Nếu ai cũng thấy và hiểu được Chân lý, thì còn gì là đấu tranh hơn thua, còn gì phân biệt!

Chính tâm huyết này mà Thầy Tổ các đời đã bao công khó nhọc chỉ bày. Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma đã từng dạy Ngài Huệ Khả: " Đời sau chúng sanh mê lầm nhiều, khó lãnh hội được. Tuy thế, con đừng ngại khó, mà nên cố gắng chỉ bày. Đừng làm đoạn mất hạt giống Như Lai".

Ta không hiểu để nhận lãnh, hay không muốn. Thì cũng đừng làm mất cái lãnh hội và hiểu của người khác. Đừng làm sai ý Như Lai, cũng như thâm ý của Thầy Tổ.

Nếu hiểu được tấm lòng của người làm nên Tuyệt Quán Luận, sẽ cảm kích tri ân, thay vì chỉ trích và bày tỏ thái độ.


Thân.
 
Sửa lần cuối:

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trà ngon, mời chén trà ngon
Uống vào thấm diệu, hương còn đâu đây.

Có một câu chuyện về Thiền sư Viên Ngộ, trên đường đi khi tới gần một ngôi chùa thì thấy có Thầy Trụ trì cùng thị giả ra tới đường cái để đón, Sư rất ngạc nhiên. Rồi cùng Thầy Trụ trì ghé vào Chùa để nghỉ qua đêm. Tối hôm đó, Thầy Trụ trì cùng Sư ngồi uống trà suốt cả đêm.

Và sáng hôm sau, mấy Thầy trong Chùa gặn hỏi Thị Giả cùa Thầy Trụ trì là Ông Sư Viên Ngộ cùng Thầy mình đã nói chuyện gì suốt cả đêm? Tranh luận về chuyện gì? Hay có công án nào hay không? Ai thắng ai thua? Thị giả trố mắt trả lời:
_ Quý Huynh sao thắc mắc nhiều vậy. Hai ông già cứ ngồi như vậy uống trà chẳng có ai có một lời cho tới sáng.
Vô chứng vô đắc là vậy.
.
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học choconxauxi xin sám hối đã quản lý lỏng lẻo để cho chủ đề bị pha loãng quá nhiều.
Nay con mới vừa quét dọn xong, xin mời bác tiếp tục triễn khai chủ đề của chúng ta.

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Reputation: 100%
Tham gia
28/2/12
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL14d-15.jpg"]

































































...[/nen]
Ngọc Quế kính xin bác Văn Học giải thích thêm cụm từ "Ứng duyên tiếp vật" ạ !

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Có câu chuyện kể rằng, có một ngư dân đang nằm thảnh thơi thỏa mái ngoài bải biển dưới tàn cây dừa, Một thương gia từ xa đi tới "ứng duyên tiếp vật" liền:
_Này ông ơi! sao ông không chèo ghe ra biển đánh bắt cá, ông không thấy hàng trăm ngư dân củng như ông đang chèo ghe ra biển đánh bắt cá đó sao?
...

_...rồi ông sẻ có tiền bán được cá...
...
_ ... ông sẻ giàu sang, có nhà lầu xe hơi, và ông sẻ có cuộc sống thảnh thơi, thỏa mái.
Người ngư dân lúc này mới trả lời:
_Tui đang nằm thảnh thơi thỏa mái nè ông ơi!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top