lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Dụng Bát Nhã để tu và "ly" "xã" cái muốn diễn tả!
Hai điều này tuy nói là hai nhưng mà là một, vì tu "bát nhã" mà không ly, không xã thì chẳng phãi tu bát nhã và "ly" "xã" mà chẵng tu "bát nhã" thì chẵng phải "chơn ly" "chơn xã" hoặc chẳng thành tựu "ly" "xã" trọn vẹn. Tựa như người cầm cục đá lại buộc dây vào cục đá lấy chân đạp lên dây rồi ném đi.
Tu bát nhã là quán "tám không"!
Muốn diễn tả cái "diệu hửu" thì cái đó thành "hửu hửu" rồi chứ chẳng còn diệu nửa!
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




nem da.webp

Chết con "rùi" má ơi !

hix..hix..!



[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-2.jpg"]






























































...[/nen]
.....
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-2.jpg"]






























































...[/nen]
.....
Kính bác Văn Học !
Nếu con còn chút lôi thôi
Diệt này diệt nọ, đắp bồi vô minh.
Quả thật con chưa thấy các pháp "bình đẳng nhất như" cho nên con cứ muốn cho Chánh pháp Phật rạng ngời tỏa sáng, con không muốn cho Tà Ma Quỷ Quái lộng hành trên thế gian, con cứ muốn "trảm, trảm, trảm" cho kỳ hết cái lủ yêu tinh mượn danh nghĩa Phật pháp để rù quến những Phật tử sơ cơ theo làm đồ chúng cho chúng nó.
Kính bác ! có phải như vậy là con đã sai rồi chăng ?
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Quả thật con chưa thấy các pháp "bình đẳng nhất như" cho nên con cứ muốn cho Chánh pháp Phật rạng ngời tỏa sáng, con không muốn cho Tà Ma Quỷ Quái lộng hành trên thế gian, con cứ muốn "trảm, trảm, trảm" cho kỳ hết cái lủ yêu tinh mượn danh nghĩa Phật pháp để rù quến những Phật tử sơ cơ theo làm đồ chúng cho chúng nó.
Kính bác ! có phải như vậy là con đã sai rồi chăng ?
Cám ơn chocon đã hỏi !

Sai hay chẳng sai là ở tâm niệm, chớ không hẳn ở nơi hành động, xin mời chocon đọc lại đoạn 10 câu 9 nhé :

[NEN="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL10d-9.jpg"]......






























































....[/NEN]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
"Nếu con còn chút lôi thôi
Diệt này diệt nọ, đắp bồi vô minh"
.

Bạn trẻ ơi !
Các bạn có nhớ chăng, trong Kinh Viên Giác _ chương "Bồ tát PHỔ GIÁC thưa hỏi" _ Phật có dạy như vầy :
7. ÂM :


Tứ giả Diệt bệnh. Nhược phục hữu nhân tác như thị ngôn: Ngã kim vĩnh đoạn nhất thiết phiền não, thân tâm tất cánh không, vô sở hữu, hà huống căn trần hư vọng cảnh giới, nhất thiết vĩnh tịch, dục cầu Viên giác. Bỉ Viên giác tánh, phi tịch tướng cố thuyết danh vi bệïnh.


DỊCH :


Bốn là bệnh Diệt. Nếu có người nói như thế này: “Nay ta nên đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải tướng tịch diệt, nên nói là bệnh.



http://www.quangduc.com/kinhdien-2/301kinhviengiac10.html

Trong Phật pháp môn Thiền Chỉ Quán hay Thiền Minh Sát giúp cho hành giả an bớt động tâm, giải bớt Nghiệp chướng, nhưng chỉ là phương tiện tạm dùng. Người không hiểu Phật pháp thì cứ tham đắm Thiền vị đóng cửa nhiếp tâm, vào non tịnh lự để đi đến chỗ "tro lạnh cây khô", nào biết đâu lâm vào Thiền Bệnh.
Xin mời các bạn xem lại chuyện này nhé :


http://www.diendanphatphap.com/dien...n-về-tác-phẫm-quot-Góp-nhặt-cát-đá-quot/page6


Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Như người muốn lấy trăng bỏ ánh sáng, lấy lửa bỏ nhiệt, lấy biển bỏ sóng...

Trí tuệ của Như Lai không có cái đạt được, cũng không có cái phải lìa xa. Trí tuệ của Như Lai ngay chổ hội được mà thấy Đạo. Tiếng hét vang ra, rồi vọng lại, Đạo nhân cười ha hả. Mây cứ trôi, gió cứ thổi, mưa cứ vũ, đêm cứ qua, ngày cứ lại, sanh cứ đến, tử cứ đi...Hoa đời lại nở một đóa sắc hương giữa trời đất vô thường, để tỏa cái chân thường. Giọt sương sớm mai hay chiều muộn lại đọng trên lá vô thường, để long lanh cái chân thường.

Đạo nhân vẫn ngồi đó, một nụ cười nở giữa trời Không.




 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Như người muốn lấy trăng bỏ ánh sáng, lấy lửa bỏ nhiệt, lấy biển bỏ sóng...

Trí tuệ của Như Lai không có cái đạt được, cũng không có cái phải lìa xa. Trí tuệ của Như Lai ngay chổ hội được mà thấy Đạo. Tiếng hét vang ra, rồi vọng lại, Đạo nhân cười ha hả. Mây cứ trôi, gió cứ thổi, mưa cứ vũ, đêm cứ qua, ngày cứ lại, sanh cứ đến, tử cứ đi...Hoa đời lại nở một đóa sắc hương giữa trời đất vô thường, để tỏa cái chân thường. Giọt sương sớm mai hay chiều muộn lại đọng trên lá vô thường, để long lanh cái chân thường.

Đạo nhân vẫn ngồi đó, một nụ cười nở giữa trời Không.
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính Thầy Tấn Hạnh !
Xin phép Thầy, hoatihon đọc bài của Thầy mà con nghe như đọc thơ :

Ai mua trăng mà không mua ánh sáng ?!
Ai tắm sông mà chẳng sóng vỗ bờ ?!


Tiếng hét vang xa
rồi vọng lại....
Đạo nhân cười ha hả
Gió cứ thổi
Mây cứ trôi
Đêm cứ qua
Ngày cứ lại
Hoa vẫn nở mặc vô thường đang mấp mé
một thoáng cười _ đốt cháy cả đêm đen./.




[/NEN]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-3.jpg"]






























































...[/nen]
.....
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-3.jpg"]






























































...[/nen]
.....
Kính quý sư phụ !

"Xưa kia Ca Diếp không rằng
A.Nan chẳng hỏi, Ma Đằng hại thân.
Ưu Ba Ly nọ ân cần
Giúp người kết Giới cân phân ngọn ngành.
Rồi ra cũng chẳng tốt lành
"Duy Ma sở thuyết", Ngài đành ngặm tăm"

Đoạn thơ này quá tối nghĩa đối với chocon, chocon mong được nghe giải thích thêm.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý sư phụ !

"Xưa kia Ca Diếp không rằng
A.Nan chẳng hỏi, Ma Đằng hại thân.
Ưu Ba Ly nọ ân cần
Giúp người kết Giới cân phân ngọn ngành.
Rồi ra cũng chẳng tốt lành
"Duy Ma sở thuyết", Ngài đành ngặm tăm"

Đoạn thơ này quá tối nghĩa đối với chocon, chocon mong được nghe giải thích thêm.

Kính !
Cám ơn chocon đã hỏi !

Trước khi nói về chuyện Ngài Đại Ca Diếp, xin mời các bạn thưởng thức lại bài thơ "Nụ cười Ngài Đại Ca Diếp" do bạn Ngọc Quế sáng tác, câu chuyện kể về tích "NIÊM HOA VI TIẾU" :


Nụ cười Ngài Đại Ca Diếp

Sao mai vừa mọc, rừng cây còn ngái ngủ,
những dòng người lặng lẽ theo nhau tiến về non Linh Thứu.
Tăng có tục có, tất cả đều y phục chỉnh tề, dẫm lên sương đêm, dẫm lên.
Đâu đây con chim cút giật mình chui lủi sang lùm khác.

Hoa cỏ thì thầm rỉ tai nhau rằng : Hôm nay Thế Tôn thuyết pháp !
Bình minh ló dạng, hừng sáng phương Đông.
bầy chim nhỏ ríu ra ríu rít rằng : Hôm nay Thế Tôn thuyết pháp !
Vầng dương xuất hiện rực sáng phương Đông,
đàn khỉ vượn thôi chuyền cành, rằng : Hôm nay Thế Tôn thuyết pháp !

Người ngồi đó thân tử kim rực rỡ,
Rạng ngời ánh quang minh tỏa chiếu khắp mười phương
Người ngồi đó, núi Tu Di như còn thấp
Sừng sững giữa Trời người, mặt nhật không thoáng mây
Cánh sen xanh rộng dài nhìn đại chúng,
đóa hồng liên trên lưỡi phóng hào quang
rừng xanh bổng im như ngừng nhịp thở.

-----------

Vắng lặng như tờ, mây chẳng trôi
Tử kim tay ấy chọn sen rồi
Giơ cao, cao mãi : Đây Diệu Pháp !
Chờ để trao ai tặng chỗ ngồi.

---------

Chỗ ngồi muôn thuở tặng trao ai
Rực sáng trong tim bặt dấu hài
Chân không giày cỏ vân du khắp
Lòng chẳng vô tình mây vẫn bay.


Người "y phấn tảo" một phương trời
Thầm hứa di ngôn đã có nơi
Dùi trống từ nay xin gỏ tiếp
Mĩm cười, Thiên nhạc tự nhiên vang ./.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Thưa các bạn, đoạn này Duyên Môn hỏi "Giữa NÓI và NÍN, thế nào là đúng, thế nào là sai ?"

Và trong đoạn phổ thơ (bạn La Vĩnh Cường) đã đưa ra hình ảnh Ngài Đại Ca Diếp, cả đời của Ngài hình như không có một bài giảng (hay thuyết pháp) nào để làm lợi ích cho Chư Tăng, Phật tử cả _ kể cả lúc được Phật truyền Tâm Ấn, ngài cũng chỉ mĩm cười _ một vị Tổ ít nói đến lạ lùng.

Vậy NÍN _ không hý luận, không nói Đạo nói pháp gì hết _ là đúng chăng ?!

------------

Ngài "A Nan đa văn" trong suốt mấy chục năm theo Phật _ làm thị giả _ Ngài có khả năng nhớ chính xác mọi sự kiện và những lời giảng dạy của đức Phật, nhưng rốt cuộc vẫn không tu chứng được gì (để đến nỗi bị một câu chú Ngoại đạo do nàng Ma Đăng Già đọc làm cho tâm trí bị hôn ám đến suýt "gặp đại nạn").

Như vậy "đa văn" là sai chăng ?!

.......

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Ưu Ba Ly nọ ân cần
Giúp người kết Giới cân phân ngọn ngành.
Rồi ra cũng chẳng tốt lành
"Duy Ma sở thuyết", Ngài đành ngặm tăm.
Để hiểu chỗ này trước tiên xin mời các bạn đọc lại Kinh Duy Ma Cật nhé :

ƯU BA LY


Phật bảo Ưu Ba Ly:
- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.


Ưu Ba Ly bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Con nhớ lại ngày trước có hai vị Tỳ Kheo phạm luật hạnh, lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, đến hỏi con rằng: "Dạ thưa Ngài Ưu Ba Ly! Chúng tôi phạm luật thật lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, mong nhờ Ngài giải rõ chỗ nghi hối cho chúng tôi được khỏi tội ấy". Con liền y theo pháp, giải nói cho hai vị.
Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con: "Thưa Ngài Ưu Ba Ly, Ngài chớ kết thêm tội cho hai vị Tỳ Kheo này, phải trừ dứt ngay, chớ làm rối loạn lòng họ. Vì sao? - Vì tội tánh kia không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Như lời Phật nói: "Tâm nhơ nên chúng sanh nhơ, tâm sạch nên chúng sanh sạch. Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Tâm kia như thế nào, tội cấu cũng như thế ấy. Các Pháp cũng thế không ra ngoài chơn như. Như Ngài Ưu Ba Ly, khi tâm tướng được giải thoát thì có tội cấu chăng?" Con đáp : "Không". Ông Duy Ma Cật nói: "Tất cả chúng sanh tâm tướng không nhơ cũng như thế! Thưa Ngài Ưu Ba Ly! Vọng tưởng là nhơ, không vọng tưởng là sạch; điên đảo là nhơ, không điên đảo là sạch; chấp ngã là nhơ, không chấp ngã là sạch. Ngài Ưu Ba Ly! Tất cả pháp sanh diệt không dừng, như huyễn, như chớp; các Pháp không chờ nhau cho đến một niệm không dừng; các Pháp đều là vọng kiến, như chiêm bao, như nắng dợn, như trăng dưới nước, như bóng trong gương, do vọng tưởng sanh ra. Người nào biết nghĩa này gọi là giữ luật, người nào rõ nghĩa này gọi là khéo hiểu".


Lúc đó hai vị Tỳ Kheo khen rằng: "Thật là bực thượng trí! Ngài Ưu Ba Ly này không thể sánh kịp. Ngài là bực giữ luật hơn hết mà không nói được".
Con đáp rằng: "Trừ đức Như Lai ra, chưa có bực Thanh Văn và Bồ Tát nào có thể chế phục được chỗ nhạo thuyết biện tài của ông Duy Ma Cật. Trí tuệ của ông thông suốt không lường".
Khi ấy, hai vị Tỳ kheo dứt hết nghi hối, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và phát nguyện rằng: "Nguyện làm cho tất cả chúng sanh đều được biện tài như vậy". Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Ngài Ưu Ba Ly là một vị Đại A La Hán (đệ tử Phật chứng A La Hán quả rất nhiều, Ngài Ưu Ba Ly là một trong tốp 10 vị đứng đầu) Ngài là người hiểu rành nhớ rõ và thực hành nghiêm túc Giới Luật nhất.
Vị này đã y theo Giới Luật Phật mà giải nói thì còn sai chỗ nào được. Ấy vậy mà vẫn sai đấy !
Sai chỗ nào ? Ngài Ưu Ba Ly khi nói pháp đã không quán sát được căn cơ người đối diện, không biết rằng những người này có thể nghe hiểu được Giáo Lý Tánh Không _ Giảng dạy Phật pháp không khế hợp căn cơ chúng sinh _ gọi tắt là "không khế cơ".

Như thế chúng ta thấy "NÓI NHƯ KINH" nhưng không đúng lúc, không đúng đối tượng thì vẫn sai.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-4.jpg"]






























































...[/nen]
.....
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-4.jpg"]






























































...[/nen]
.....
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học !

Ở đoạn này Tổ nói "Đối bệnh thí dược", con không hiểu :

_ Bệnh này là bệnh gì ?

_ Thuốc này là thuốc gì ?

Kính xin bác giải thích cho con được rõ.



[/NEN]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học !

Ở đoạn này Tổ nói "Đối bệnh thí dược", con không hiểu :

_ Bệnh này là bệnh gì ?

_ Thuốc này là thuốc gì ?

Kính xin bác giải thích cho con được rõ.



[/NEN]
Cám ơn hoatihon đã hỏi !

"Đối bệnh thí dược" là tùy theo bệnh mà cấp thuốc.

Bệnh này là bệnh gì ? "Chúng sinh đa bệnh Phật pháp đa phương" : Chúng sinh có bao nhiêu bệnh, Phật pháp có bấy nhiêu pháp đối trị (dược)
Nếu chúng ta có 8 vạn 4 nghìn phiền não thì Phật đạo có 8 vạn 4 nghìn pháp môn đối trị.
Vậy bệnh này là bệnh gì ? Xin thưa là bệnh Vô Minh (còn tùy từng trường hợp mà chúng ta sẽ xác định thêm cụ thể).

Xin mời các bạn đọc lại một câu chuyện trong 80 trường hợp "vô vấn nhi tự thuyết" nhé :

(II) (Ud 21)


Như vầy tôi nghe:


Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàhapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nanda, em của Thế Tôn, con của người dì, nói như sau với nhiều Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả, tôi sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, tôi không chịu nổi đời sống Phạm hạnh; sau khi bỏ học tập, tôi sẽ hoàn tục!" Một Tỷ-kheo khác đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nanda, em của Thế Tôn, con của người dì, nói như sau: "... Tôi sẽ hoàn tục ".
Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:

- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta bảo Tỷ-kheo Nanda: "Hiền giả Nanda, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả ".
- Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Nanda, sau khi đến nói với Tôn giả Nanda:
- Hiền giả Nanda, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả!
- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Nanda vâng đáp vị Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Nanda đang ngồi một bên:
- Có thật chăng này Nanda, Thầy nói như sau với nhiều Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả tôi sống Phạm hạnh không có hoan hỷ... tôi sẽ hoàn tục!".
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Nhưng này, không hoan hỷ cái gì, Thầy sống Phạm hạnh, khiến Thầy không chịu nỗi sống Phạm hạnh, từ bỏ học tập, Thầy sẽ hoàn tục?
- Bạch Thế Tôn, trước khi con từ bỏ gia đình, một Thích ca nữ cô gái đẹp trong nước, với tóc chải mới nửa phần, ngó nhìn con và nói: "Quý tử hãy về gấp!" Bạch Thế Tôn, vì con không thể quên nàng, nên con sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, con không có thể chịu nổi đời sống Phạm hạnh, sau khi từ bỏ học tập, con sẽ hoàn tục".

Rồi Thế Tôn cầm tay Tôn giả Nanda như người lực sĩ duỗi bàn tay dang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, biến mất ở Jetavana, và hiện ra tại cõi trời Ba mươi ba. Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Thiên nữ đi đến để hầu hạ Thiên chủ Sakka, và họ được gọi là "có chân như chim bồ câu". Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Nanda:
- Này Nanda, Thầy có thấy năm trăm Thiên nữ này, có chân như chim bồ câu không?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Này Nanda, Thầy nghĩ thế nào? Ai đẹp đẽ hơn, hay ai đáng ưa nhìn hơn, hay ai khả ái hơn, Thích ca nữ cô gái đẹp trong nước, hay năm trăm Thiên nữ có chân như chim bồ câu này? ".
- Bạch Thế Tôn, ví như một con khỉ cái bị thương, tai mũi bị chặt đứt; cũng vậy là Thích ca nữ cô gái đẹp trong nước, nếu đem so sánh với năm trăm Thiên nữ có chân như chim bồ câu này, không thể ước lường so sánh, không bằng một phần nhỏ, không thể so sánh với chúng. Năm trăm Thiên nữ này đẹp hơn, dáng ưa nhìn hơn, khả ái hơn.
- Hãy hoan hỷ, này Nanda! Hãy hoan hỷ, này Nanda! Ta đền cho Thầy năm trăm Thiên nữ có chân như chim bồ câu này!
- Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đền cho con năm trăm Thiên nữ có chân như chim bồ câu, thời bạch Thế Tôn, con sẽ sống hoan hỷ trong đời sống Phạm hạnh.

Rồi Thế Tôn cầm cánh tay của Tôn giả Nanda, như người lực sĩ... đang duỗi ra, như vậy biến mất ở chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, hiện ra ở Jetavana.

Các Tỷ-kheo được nghe: "Tôn giả Nanda, em Thế Tôn, con của bà dì sống Phạm hạnh vì mục đích Thiên nữ. Họ nói Thế Tôn có hứa đền cho năm trăm Thiên nữ với chân như chân chim bồ câu". Rồi các Tỷ-kheo bạn của Tôn giả Nanda, gọi Tôn giả Nanda là người làm thuê, là người buôn bán: "Tôn giả Nanda là người làm thuê, Tôn giả Nanda là người buôn bán. Vì mục đích Thiên nữ, Tôn giả Nanda sống Phạm hạnh. Thế Tôn có hứa đền cho năm trăm Thiên nữ có chân như chim bồ câu!" Rồi Tôn giả Nanda, bị bực phiền, tủi nhục, chán ngấy, bởi bị gọi là người làm thuê, là người buôn bán, sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, tự tin, không bao lâu do mục đích mà thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ấy, ngay trong hiện tại vị ấy tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không trở lui trạng thái này nữa". Tôn giả Nanda đã trở thành một vị A-la-hán.

Rồi một Thiên nhân, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nanda con trai của bà dì, do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng tri chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát.
Trí khởi lên nơi Thế Tôn: "Nanda, do đoạn trừ các lậu hoặc... vô lậu tâm giải thoát". Rồi Tôn giả Nanda, sau khi đêm ấy đã mãn, đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên Tôn giả Nanda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có hứa đền cho con năm trăm Thiên nữ với chân như chim bồ câu. Bạch Thế Tôn, con xin giải tỏa cho Thế Tôn lời hứa đền ấy.
- Này Nanda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của Thầy: "Do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại... tuệ giải thoát". Lại nữa một Thiên nhân có báo cho Ta tin ấy: "Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nanda... tuệ giải thoát". Vì rằng, này Nanda, tâm của Thầy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không còn chấp thủ, nên Ta được giải thoát khỏi lời hứa này.

Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, chính trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
2. Ai vượt khỏi bùn này,
Đè bẹp gai của dục,
Đạt được si đoạn diệt,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Không cảm thọ khổ lạc!



Trong trường hợp Ngài Nanda này là bệnh ĐAM MÊ SẮC DỤC

Dược (thuốc) trong trường hợp này là gì ? _ lại chính là NỮ SẮC

Và đức Phật đã chữa được bệnh này.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-4.jpg"]






























































...[/nen]
.....
choconxauxi nói:
Kính bác Văn Học !
Trong đoạn pháp thoại này, con thấy hình như không có dính dáng gì đến Tây Phương Cực Lạc cả ?
(mà sao trong lúc phổ thơ lại có ?)
Kính !​

Có dính dáng đấy choconxauxi ạ !

Trong nguyên tác Duyên Môn có hỏi
"Ngô văn Thánh nhân VÔ VẤN NHI TỰ THUYẾT, hà quyết dã ?"

Kinh A Di Đà là một trong những Kinh "không ai hỏi mà đức Phật tự nói" đó :


Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên, dữ đại Tỳ Kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu, giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức:
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Dà, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lầu Đà, như thị đẳng chư đại đệ tử.
Tinh chư Bồ Tát Ma Ha Tát: Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát, cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng vô lượng chư Thiên, đại chúng câu.
Nhĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá Lợi Phất: “Tùng thị Tây phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp.”
......
.....


------------


Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Ðức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Ðộc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là:

Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ðại Mục-Kiền-Liên, Ðại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Ða, Châu-Lợi-Bàn-Ðà-Già, Nan-Ðà, A-Nan-Ðà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Ðề, Tân Ðầu-Lư-Phả-La-Ðọa, Ca-Lưu-Ðà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Ðà, những vị đại đệ tử như thế.


Và hàng Ðại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Ða Bồ Tát, Càn-Ðà-Ha-Ðề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Ðại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Ðề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội.


Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp.

....
....

Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Bác Văn Học, tuyệt thay. TH rất tâm phục và ngợi khen!

Phật Pháp hữu duyên, tắc hữu nhân độ.

 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học !
Trong nguyên văn có câu "đối bệnh thí dược", chocon thắc mắc :
_ Vậy đức Thế Tôn thấy chúng ta có bệnh gì mà đưa ra pháp môn "Tây Phương Cực Lạc" (để làm phương thuốc đối trị) ?
Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top