lavinhcuong

Cùng tìm hiểu Tuyệt Quán Luận

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Chocon thấy hình như có sự mâu thuẫn ở đây.
Trước đây bác nói "PHẬT KHÔNG CÓ Ở TRẦN NHƠ", rồi bây giờ bác lại nói với hoatihon một câu mang ý nghĩa PHẬT CÓ Ở MỌI NƠI (có phải như vậy không ?)
Như vầy là sao, chocon không hiểu.
Kính !
Cám ơn chocon đã hỏi !

Thì ra người bạn nhỏ cũng động não ghê, bạn đã nhìn thấy ra chỗ hình như mâu thuẫn.

1.

Khi nói "Phật không có ở trần nhơ" là hướng mọi người đến CÁI TÍNH GIÁC NGỘ "bên trong" (tạm gọi là bên trong) thân xác của Ngài Thích Ca Mâu Ni :

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng."
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai".

----------

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không.- Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy được Như-Lai.
Bởi vì sao? Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."


----------


Bởi vì sao? Vì rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".


2.

Còn nói "PHẬT CÓ Ở MỌI NƠI" là ngăn ngừa cái chấp KHÔNG _ Phật đạo không nói "Pháp Đoạn Diệt" _ cũng trong Kinh Kim Cang trên, Phật nói thêm :


NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA (Như-Lai là nghĩa NHƯ của hết thảy pháp, không pháp nào lìa NHƯ)


---------


"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ...."

Đây là nghĩa "BẤT TỨC, BẤT LY" trong Phật pháp. Hai cách nói tưởng chừng như mâu thuẫn _ nhưng bổ sung nghĩa cho nhau _ chỉ để làm sáng tỏ CHÂN THẬT NGHĨA mà thôi.

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Cám ơn chocon đã hỏi !

Thì ra người bạn nhỏ cũng động não ghê, bạn đã nhìn thấy ra chỗ hình như mâu thuẫn.

1.

Khi nói "Phật không có ở trần nhơ" là hướng mọi người đến CÁI TÍNH GIÁC NGỘ "bên trong" (tạm gọi là bên trong) thân xác của Ngài Thích Ca Mâu Ni :

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng."
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai".

----------

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không.- Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy được Như-Lai.
Bởi vì sao? Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."


----------


Bởi vì sao? Vì rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".


2.

Còn nói "PHẬT CÓ Ở MỌI NƠI" là ngăn ngừa cái chấp KHÔNG _ Phật đạo không nói "Pháp Đoạn Diệt" _ cũng trong Kinh Kim Cang trên, Phật nói thêm :


NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA (Như-Lai là nghĩa NHƯ của hết thảy pháp, không pháp nào lìa NHƯ)


---------


"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Ví như có bao nhiêu cát trong một sông Hằng, thì cũng có số những sông Hằng, bằng số cát như thế, cõi Phật như bao nhiêu số cát trong những-sông-Hằng đó, như thế, cõi Phật có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều!"
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Bao nhiêu thứ tâm-niệm của tất cả chúng-sanh trong ngần ấy cõi nước, đức Như-Lai đều biết rõ...."

Đây là nghĩa "BẤT TỨC, BẤT LY" trong Phật pháp. Hai cách nói tưởng chừng như mâu thuẫn _ nhưng bổ sung nghĩa cho nhau _ chỉ để làm sáng tỏ CHÂN THẬT NGHĨA mà thôi.

Mến !

nguyenvanhoc2006 nói:
Bất kỳ con gái ở đâu, Thiên Đàng hay Địa Ngục, Việt Nam hay Mỹ; Phật cũng đều có thể "cú đầu" con gái "lí lắt" được.

Mến !

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học ! như vậy "cái đầu" hoatihon không phải là "cái đầu" của hoatihon mà chỉ tạm gọi là "cái đầu hoatihon" chăng ?

"Cú đầu" không phải là "cú đầu" mà là ......đánh khẻ chăng ?
hi...hi.... vậy thì hỏng có đau !

:khicon60:




[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! như vậy "cái đầu" hoatihon không phải là "cái đầu" của hoatihon mà chỉ tạm gọi là "cái đầu hoatihon" chăng ?

"Cú đầu" không phải là "cú đầu" mà là ......đánh khẻ chăng ?
hi...hi.... vậy thì hỏng có đau !

:khicon60:


Nhưng mà bác Văn-Học ơi ! Hoatihon " si nghỉ " lại rồi " bao nhiêu yếu tố để tạo ra cái đầu của con - hay từ ngử gọi là " tạm dùng" đó là cốt
để nhận ra cái chơn thường - thì suy cho cùng tất cả yếu tố và từ ngử củng chơn thường - vì có 1 cái gì trong các thứ kể trên mà không con không biết đâu ! . - cho nên bác " cú đầu " con không đau đâu - mà bác vuốt tóc con thì con mới đau đó ! hihi! - Hay bác mua kem với kẹo bánh cho con ăn cho con bị nhức răng đi nhe bác hihi! .

KÍNH
bangtam
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
.....
Hay bác mua kem với kẹo bánh cho con ăn cho con bị nhức răng đi nhe bác hihi! .

KÍNH
bangtam
Chị bangtam khôn "quá chời" !

"Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả!"

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-7.jpg"]






























































...[/nen]
.....
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/11
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Văn Học !

Người ta nói "Dịch là phản" (vì không diễn tả hết ý hoặc hiểu sai), nhưng ở đây chocon thấy nhờ bản dịch của bác mà lời của Tổ không còn quá bí hiễm.

Phổ thơ càng khó hơn (vì bị hạn chế trong niêm luật) mà sao ở đây những lời phổ thơ trở nên "mượt mà óng ánh" đến như thế ?!

Đó chỉ là cảm nhận thôi, chứ chocon không hiểu gì mấy, đặc biệt là 2 câu chót :

"Duyên duyên vũ trụ hằng yên
Nào dâu ván trắng đóng thuyền hóa xanh"


Bác có thể nào "bật mí" cho chocon và các bạn biết được hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
"Duyên duyên vũ trụ hằng yên
Nào dâu ván trắng đóng thuyền hóa xanh"


Bác có thể nào "bật mí" cho chocon và các bạn biết được hay không ?

Kính !

Xin chào các bạn, chào chocon !

Vô Học xin thưa, v/h không phải là tác giả 2 câu thơ đó, cho nên bây giờ chúng ta cùng nhau phỏng đoán, vậy đi nhé !


"Duyên duyên vũ trụ hằng yên"

Đây là cái thấy của Tịnh Sắc Căn, thấy rằng "Vũ trụ vô minh cũng chính là Phật Quốc" như trong Kinh Duy Ma Cật có nói :

Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng:
- Ý ông nghĩ sao? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời và mặt trăng.
- Xá Lợi Phất! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.


Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng:
"Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? - Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại".

Ông Xá Lợi Phất nói:
- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế?
Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng:
- Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.


Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
Phật bảo Xá Lợi Phất:
- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.
Ông Xá Lợi Phất thưa:
- Dạ, bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.


Phật bảo:
- Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

-----------

"Nào đâu ván trắng đóng thuyền hóa xanh"

Tất cả mọi chuyện xảy ra trong cõi Giả này đều thuận theo Nhân Duyên, không có chuyện "Trồng cây xương rồng mà được quả Lê quả Táo" bao giờ.

Mến !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,215
Điểm tương tác
403
Điểm
83

Xin chào các bạn, chào chocon !

Vô Học xin thưa, v/h không phải là tác giả 2 câu thơ đó, cho nên bây giờ chúng ta cùng nhau phỏng đoán, vậy đi nhé !


"Duyên duyên vũ trụ hằng yên"

Đây là cái thấy của Tịnh Sắc Căn, thấy rằng "Vũ trụ vô minh cũng chính là Phật Quốc" như trong Kinh Duy Ma Cật có nói :

Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng:
- Ý ông nghĩ sao? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy?
- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời và mặt trăng.
- Xá Lợi Phất! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.


Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng:
"Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? - Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại".

Ông Xá Lợi Phất nói:
- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế?
Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng:
- Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.


Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
Phật bảo Xá Lợi Phất:
- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.
Ông Xá Lợi Phất thưa:
- Dạ, bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.


Phật bảo:
- Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

-----------

"Nào đâu ván trắng đóng thuyền hóa xanh"

Tất cả mọi chuyện xảy ra trong cõi Giả này đều thuận theo Nhân Duyên, không có chuyện "Trồng cây xương rồng mà được quả Lê quả Táo" bao giờ.

Mến !
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]


Kính bác Văn Học !

Lâu nay Trí chỉ mới nghe Lục căn (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỉ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn) chứ chưa nghe đến cụm từ Tịnh Sắc Căn.

Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.

Kính !



[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Bác Văn-Học Kính !
Bác đừng có giải thích cho Sư Huynh HoangTri - tại vì con biết Sư Huynh giả bộ hỏng biết đó ! hihi! - Còn con thì mới thật không biết nè - cho nên con xin phép được thưa với bác cảm nghỉ của con - đựng bác thấy chổ sai của con mà dạy thêm cho con nhe bác !.
Kính thưa bác - hồi nào đến giờ con củng chỉ nghe từ 6 căn - nhưng nay nghe bác nói Tịnh Sắc Thân thì con thấy Tịnh ngay cái Tâm nầy [của mình ] bằng cách :
- Phải thường thấy 6 trần là : Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc - Pháp _ Và 6 căn là : Nhản - Nhỉ - tỷ - Thiệt - Thân - Ý _ Và luôn cả 6 Thức .
Gom lại chỉ do 1 Tâm mà có - mà những cái do Tâm thấy đó được gọi chung là Sắc ! [+ luôn cả sự suy nghỉ - phân biệt ] vì suy nghỉ phân biệt do chạy theo [thấy]Sắc mới có .

- Cho nên con biết : ngoài tâm thì không có Sắc - Nên nay nương nơi Sắc mà con mới thấy tâm .

- Thấy tâm [ là cái biết phân biệt suy nghỉ ] rồi thì con liền quán xét thấy : sông - biển - núi non - ngôi sao - và thân - tâm con đều củng vậy - đều không có tự tính !- vì tất cả chỉ dựa vào nhau mà tạm có thôi .

- Tự nơi tất cả " SẮC " là " Người ta + sông núi + suy nghỉ của con " đều không có tự tính - nên không còn có phân biệt nhiểm dơ - hay thanh tịnh nữa . [ vì có phân biệt dơ - tức là thích tịnh _ hay vì thấy cảnh và tâm không tịnh - nên mới ráng dẹp [dơ là bao thứ tội lổi v.v...] - để mong Tịnh Sắc Thân là không phải rồi .

- Nương nhờ oai lực Đức Phật và lời giảng dạy của các Tiền Bối mà con tạm thời được thấy Tịnh Sắc Thân rộng lớn không có nhiểm dơ - mà tự nó đã sẵn thanh tịnh [mà không cần gắng gượng làm ra ] mà được - Thưa bác ! nay con thấy như vậy có đúng là thấy Tịnh Sắc Thân không ?

Con thành tâm kính mong bác xót thương chỉ dạy chổ sai trái nơi con - và nếu như con trình bày có phần đúng thì con củng xin sám hối trước Tam Bảo để nguyện cho con được " Pháp Môn Vô Tận - Thệ Nguyện Học " đến thông suốt như lòng con hằng nguyện nhe bác .
Nam Mô Phật !

KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Cám ơn bangtam đã góp ý !

Bài của bangtam hay lắm, nhưng xin đừng gọi là TỊNH SẮC THÂN.

Ở Trung Hoa trước khi nhận một thiếu niên vào hàng ngủ HOẠN QUAN (Thái giám _ người phục vụ trong cung) người ta TỊNH THÂN (thiến _ đau lắm) cho chàng không còn là chàng nữa.

:icon_chinese: :icon_chinese: :icon_chinese:
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]


Kính bác Văn Học !

Lâu nay Trí chỉ mới nghe Lục căn (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỉ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn) chứ chưa nghe đến cụm từ Tịnh Sắc Căn.

Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.

Kính !



[/NEN]

Cám ơn Trí đã hỏi !

Có 2 đáp án tùy Trí thích :

1. Theo Duy Thức (Duy Biểu cũng được) :

Căn của chúng ta có PHÙ TRẦN CĂN _ hiện ra bên ngoài, mọi người đều thấy _ Như Nhãn căn là con mắt (tròn như hột nhãn).

Thầm kín bên trong là TỊNH SẮC CĂN _ tiềm ẫn bên trong, khó thấy, rất nhỏ chừng bằng con chí - con rận _ ngày nay các Bác Sĩ giải phẩu gọi là Hệ thống thần kinh (Nervous Sytems).

2. Theo Vô Học :

Các bạn có nhớ trong Kinh Kim Cang có đoạn này chăng :

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.


Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Nhục nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai có Nhục-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Thiên-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Thiên-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Huệ-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Huệ-nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Pháp-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Pháp nhãn."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có Phật-nhãn chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Đức Như-Lai có Phật-nhãn."


"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như bao nhiêu cát trong sông Hằng, đức Phật có nói là cát chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế, đức Như-Lai nói là cát."

----------

Các bạn có thấy lạ hay chăng, vì sao Phật lại lạc đề "nói qua Ngũ Nhãn" ? (đoạn đã tô màu nâu)
Chúng ta thấy hình như đoạn Kinh văn kia "không dính dáng gì với đoạn trên, đoạn dưới cả ?! Và chúng ta cũng không biết đức Phật muốn nói gì, phải không ?

Thật ra Kinh Phật luôn nhất quán, mọi chi tiết nhỏ đều chính xác _ không thừa không thiếu.

Vậy ẫn ý của đoạn Kinh trên, đức Phật ngầm muốn dạy chúng ta điều gì ?

Theo Vô Học, đó là Phật muốn dạy cho chúng ta biết đến TỊNH SẮC CĂN đó !

Mến !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nơi ở
viet nam
Kính Bác Văn Học cùng các Đạo Hữu.Đọc bài TỊNH SẮC CĂN , Lục An xin trình vài dòng cảm tác:

Con Lậy Đức Quán Thế Âm ,
Nghìn Tay ,Nghìn Mắt dõi trông muôn loài .
Trên trông trọn khắp Như Lai ,
Dưới thường dõi nẻo muôn loài Chúng sinh .
Chợt nghe vẳng sự thất kinh ,
Mắt thấy Tay đến cứu rinh thoát nàn .
Thấy khắp mà chẳng đa đoan ,
Vô tác mà vẫn muôn vàn Đức Công .
Tuy Không mà vẫn thể đồng ,
Dung khắp vạn Pháp lưu thông chẳng ngần .
Con nay nguyện : TỊNH SẮC CĂN ,
Từ Bi - Trí Huệ xứng danh Trò Ngài .

Lục An : Kính

 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học !

Hoatihon vẫn chưa hiểu :

_ Vì sao đức Phật giảng về Ngũ Nhãn mà bác lại cho là đức Phật ngầm muốn giảng về Tịnh sắc căn ?

Kính !



[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính Thưa Bác Văn-Học và các Bậc Tiền Bối !
Thời gian rất quý báu - vậy mà các bậc trên trước đã đem công sức và thời giờ quý báu nầy để cứu độ cho căn cơ hạ liệt của tầng lớp hậu học như chúng con - bằng cách nêu ra những câu hỏi - có dể - có khó - rồi theo dỏi chờ đợi chúng con trả lời để chỉ dạy thêm - Nghỉ đến đây khiến con quá
cảm kích mà rơi nước mắt ...
Cho nên ngày hôm nay con kính xin trình bày sự cố gắng của mình trước tiên là :
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.



-Thưa ! theo ngu trí của con thì đoạn nầy Đức Phật dạy
: Tất cả các Căn trong cái tướng "tạm của mình" và tên gọi đều giả "tạm" -biết vậy thì đừng sống theo thói quen theo tư tưởng suy nghỉ phân biệt cũ nữa - Ngay cả lởi Đức Phật nói cùng là Pháp sinh diệt - nói chung tướng Ngã [ là ta]- Tướng Phật [ là Pháp ] đều là giả danh - giả tướng !- Nhưng ngay cái giả đó mà huân tu để thấy các sự suy nghỉ chấp trước quen thuộc đều không thật !- cho nên thấy được Ngã và Pháp đều Không thì tạm gọi là Tịnh Sắc Căn vậy .

- Thưa ! do thấy được suy nghỉ chấp trước đều không thật - nên mới có thể hòa nhập tự tại vào các quốc độ của chúng sinh có tướng sinh diệt - mà [mình] không còn thấy có sự sinh diệt nữa - và vì Ngã và Pháp đều không thì bất luận là ở quốc độ nào của chúng sinh thì Huệ Nhản của[ mình] và của Đức Phật đều không còn thay đổi nữa - cho nên Đức Phật mới hỏi ngài Tu-Bồ-Đề về nhục nhản ....và Phật nhản như vậy .
Con đã thưa xong - kính xin thỉnh ý bác Văn-Học cùng các Tiền Bối chỉ dạy .


KÍNH
bangtam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Bác Văn Học cùng các Đạo Hữu.Đọc bài TỊNH SẮC CĂN , Lục An xin trình vài dòng cảm tác:

Con Lậy Đức Quán Thế Âm ,
Nghìn Tay ,Nghìn Mắt dõi trông muôn loài .
Trên trông trọn khắp Như Lai ,
Dưới thường dõi nẻo muôn loài Chúng sinh .
Chợt nghe vẳng sự thất kinh ,
Mắt thấy Tay đến cứu rinh thoát nàn .
Thấy khắp mà chẳng đa đoan ,
Vô tác mà vẫn muôn vàn Đức Công .
Tuy Không mà vẫn thể đồng ,
Dung khắp vạn Pháp lưu thông chẳng ngần .
Con nay nguyện : TỊNH SẮC CĂN ,
Từ Bi - Trí Huệ xứng danh Trò Ngài .

Lục An : Kính

Kính cám ơn bài thơ cảm tác của bác Lục An. Thơ hay lắm !

bangtam nói:
Kính Thưa Bác Văn-Học và các Bậc Tiền Bối !

Thời gian rất quý báu - vậy mà các bậc trên trước đã đem công sức và thời giờ quý báu nầy để cứu độ cho căn cơ hạ liệt của tầng lớp hậu học như chúng con - bằng cách nêu ra những câu hỏi - có dể - có khó - rồi theo dỏi chờ đợi chúng con trả lời để chỉ dạy thêm - Nghỉ đến đây khiến con quá cảm kích mà rơi nước mắt ...
Cho nên ngày hôm nay con kính xin trình bày sự cố gắng của mình trước tiên là :

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm, đó tạm gọi là trang-nghiêm.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát thông-đạt được lý không-ngã, không-pháp đó, thời Như-Lai gọi là thiệt phải bực Bồ-tát.





-Thưa ! theo ngu trí của con thì đoạn nầy Đức Phật dạy
: Tất cả các Căn trong cái tướng "tạm của mình" và tên gọi đều giả "tạm" -biết vậy thì đừng sống theo thói quen theo tư tưởng suy nghỉ phân biệt cũ nữa - Ngay cả lởi Đức Phật nói cùng là Pháp sinh diệt - nói chung tướng Ngã [ là ta]- Tướng Phật [ là Pháp ] đều là giả danh - giả tướng !- Nhưng ngay cái giả đó mà huân tu để thấy các sự suy nghỉ chấp trước quen thuộc đều không thật !- cho nên thấy được Ngã và Pháp đều Không thì tạm gọi là Tịnh Sắc Căn vậy .

- Thưa ! do thấy được suy nghỉ chấp trước đều không thật - nên mới có thể hòa nhập tự tại vào các quốc độ của chúng sinh có tướng sinh diệt - mà [mình] không còn thấy có sự sinh diệt nữa - và vì Ngã và Pháp đều không thì bất luận là ở quốc độ nào của chúng sinh thì Huệ Nhản của[ mình] và của Đức Phật đều không còn thay đổi nữa - cho nên Đức Phật mới hỏi ngài Tu-Bồ-Đề về nhục nhản ....và Phật nhản như vậy .
Con đã thưa xong - kính xin thỉnh ý bác Văn-Học cùng các Tiền Bối chỉ dạy .


KÍNH
bangtam
Vô Học cám ơn sự tiến bộ của bangtam.

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học !

Hoatihon vẫn chưa hiểu :

_ Vì sao đức Phật giảng về Ngũ Nhãn mà bác lại cho là đức Phật ngầm muốn giảng về Tịnh sắc căn ?

Kính !



[/NEN]

Cám ơn hoatihon đã hỏi !

Hẵn chúng ta đều biết "CHỈ CÓ PHẬT _ ĐỨC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC MỚI CÓ ĐỦ NGŨ NHÃN", còn chúng ta chỉ duy nhất có nhục nhãn mà thôi, những người có tu Thiền thì có một số được mở thêm Thiên Nhãn, những vị nào đắc quả A La Hán thì gọi là bậc có Huệ nhãn vậy. Huệ nhãn ở đây là thấy được KHÔNG CÓ TA TRONG NGŨ UẪN, cho nên xả bỏ Ngũ Uẫn mà vào Niết Bàn.

Bực Bồ tát vào đời độ sinh, lấy khó khăn khổ đau của của người làm sự khó khăn khổ đau của mình, cố gắng giải quyết, nhưng giải quyết hoài _ theo ngọn _ cũng không xong, như người lấy tay ngăn nước chảy _ "ngăn chỗ nầy - rầy chỗ khác", cuối cùng khi Ngộ ra sự huyễn hóa của các pháp thì mới xong. Theo Vô Học, đây là gọi Bồ tát có Pháp Nhãn.

Nhưng .....thấy CÁC PHÁP HƯ HUYỄN đã là cái thấy cuối cùng mà đức Phật muốn cho chúng ta cũng được thấy như Ngài hay chưa ?

Theo Vô Học, có lẻ chưa !
Cái thấy cuối cùng ấy có lẻ là Phật Nhãn đó !
Cái thấy đó thấy như thế nào chúng ta chưa biết, nhưng chúng ta ngưỡng vọng xưng tán PHẬT NHÃN, và chúng ta cũng ngưỡng vọng xưng tán TỊNH SẮC CĂN (như bác Lục An đã xưng tán)

Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20/7/11
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63
Bác Văn-Học Kính !

Kính thưa bác - hồi nào đến giờ con củng chỉ nghe từ 6 căn - nhưng nay nghe bác nói Tịnh Sắc Căn thì con thấy Tịnh ngay cái Tâm nầy [của mình ] bằng cách :
- Phải thường thấy 6 trần là : Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc - Pháp _ Và 6 căn là : Nhản - Nhỉ - tỷ - Thiệt - Thân - Ý _ Và luôn cả 6 Thức .
Gom lại chỉ do 1 Tâm mà có - mà những cái do Tâm thấy đó được gọi chung là Sắc ! [+ luôn cả sự suy nghỉ - phân biệt ] vì suy nghỉ phân biệt do chạy theo [thấy]Sắc mới có .

- Cho nên con biết : ngoài tâm thì không có Sắc - Nên nay nương nơi Sắc mà con mới thấy tâm .

- Thấy tâm [ là cái biết phân biệt suy nghỉ ] rồi thì con liền quán xét thấy : sông - biển - núi non - ngôi sao - và thân - tâm con đều củng vậy - đều không có tự tính !- vì tất cả chỉ dựa vào nhau mà tạm có thôi .

- Tự nơi tất cả " SẮC " là " Người ta + sông núi + suy nghỉ của con " đều không có tự tính - nên không còn có phân biệt nhiểm dơ - hay thanh tịnh nữa . [ vì có phân biệt dơ - tức là thích tịnh _ hay vì thấy cảnh và tâm không tịnh - nên mới ráng dẹp [dơ là bao thứ tội lổi v.v...] - để mong Tịnh Sắc Căn là không phải rồi .

- Nương nhờ oai lực Đức Phật và lời giảng dạy của các Tiền Bối mà con tạm thời được thấy Tịnh Sắc Căn rộng lớn không có nhiểm dơ - mà tự nó đã sẵn thanh tịnh [mà không cần gắng gượng làm ra ] mà được - Thưa bác ! nay con thấy như vậy có đúng là thấy Tịnh Sắc Căn không ?

Con thành tâm kính mong bác xót thương chỉ dạy chổ sai trái nơi con - và nếu như con trình bày có phần đúng thì con củng xin sám hối trước Tam Bảo để nguyện cho con được " Pháp Môn Vô Tận - Thệ Nguyện Học " đến thông suốt như lòng con hằng nguyện nhe bác .
Nam Mô Phật !

KÍNH
bangtam


Băng Tâm đã lớn thật rồi !

TH rất vui khi thấy các Đạo Hữu đã hiểu được như thế. Mong rằng với những phát nguyện rộng lớn, các Đạo Hữu sẽ mang trong mình trái tim Bồ Tát, tu học trí tuệ cho bản thân và lợi lạc cho chúng sanh.

Tri ân công đức của Bác Văn Học đã nhọc lòng truyền đạo pháp thâm sâu của Thế Tôn.

Bài thơ TỊNH SẮC CĂN của Lục An, TH không còn lời để nói. !!!

Con Lậy Đức Quán Thế Âm ,
Nghìn Tay ,Nghìn Mắt dõi trông muôn loài .
Trên trông trọn khắp Như Lai ,
Dưới thường dõi nẻo muôn loài Chúng sinh .
Chợt nghe vẳng sự thất kinh ,
Mắt thấy Tay đến cứu rinh thoát nàn .
Thấy khắp mà chẳng đa đoan ,
Vô tác mà vẫn muôn vàn Đức Công .
Tuy Không mà vẫn thể đồng ,
Dung khắp vạn Pháp lưu thông chẳng ngần .
Con nay nguyện : TỊNH SẮC CĂN ,
Từ Bi - Trí Huệ xứng danh Trò Ngài .


TRÍ TUỆ - TỪ BI - HỶ XẢ.



Giữa biển khổ, trông thuyền cứu độ
Vớt được nhành Pháp Phật làm thuyền
Gia công khổ ghép triền miên
Thành thuyền Bát Nhã đưa người vượt sông

Thuyền Bát Nhã đưa người qua bến
Nơi đáy thuyền viết một chữ Không
Sóng cao, sóng thấp không đồng
Thuyền vẫn lướt nhẹ, mặc lòng không tâm

Người cùng thuyền hướng bờ Đại ngộ
Xa xa trông ngỡ bóng đã kề
Hay đâu còn một lằng mê
Bờ về cũng bóng trong mê hóa thành

Người từ đây tan thành mây khói
Bỏ cả thuyền, bỏ cả bờ kia
Hóa thành cây cỏ, núi sông
Thành nước mát ngọt, thơm lòng người mê.


TH.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,662
Điểm tương tác
475
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Hằng ngày khi thắp hương chúng ta vẫn thường niệm :

Giới Hương, Định Hương dữ Tuệ Hương.
Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường Thập phương Tam Bảo tiền.

Vậy Tuệ Hương có phải chỉ có người đã đắc quả A La Hán mới có hay không ?

Người thấy chứng được Tịnh Sắc Căn là người có được Giải thoát Tri Kiến Hương hay chăng ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !
Hằng ngày khi thắp hương chúng ta vẫn thường niệm :

Giới Hương, Định Hương dữ Tuệ Hương.
Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến Hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường Thập phương Tam Bảo tiền.

Vậy Tuệ Hương có phải chỉ có người đã đắc quả A La Hán mới có hay không ? (A)

Người thấy chứng được Tịnh Sắc Căn là người có được Giải thoát Tri Kiến Hương hay chăng ?(B)

Kính !
Cám ơn Hắc phong đã hỏi !

A.
Các bạn ơi, khi viết bài Kệ Dâng Hương này chư Tổ muốn nhắc nhở chúng ta :

1. Hãy giữ tròn Giới Luật mình đã thọ _ không phạm sai lầm, không để khiếm khuyết _ Giới Hạnh chúng ta tròn đủ thì mới có Giới Hương để dâng lên, còn nếu Giới Hạnh chúng ta khiếm khuyết (như những bức ảnh trong 1001 kiểu Mạt pháp) thì chúng ta làm gì có Giới Hương mà cúng dường Phật, chúng ta chỉ có khói nhang khét lẹt góp phần làm ô nhiễm môi trường mà thôi.

2. Có những bạn tâm hồn an tỉnh, không tranh hơn thua (nếu có ai muốn hơn thì liền nhường nhịn) cả đời chỉ có một chữ XẢ mà thôi thì người nầy tự có Định Hương rồi.

Còn thường thì chúng ta phải ngồi Thiền (hoặc niệm Phật), nếu bạn nào chỉ có hình thức ngồi mà tâm không ngồi, "nó lóc chóc" suy nghĩ đủ thứ (gọi là loạn tưởng); Nhức chân, nhức xương, mõi lưng, ngoái mũi, ngồi không yên gọi là loạn động; rồi thì hôn trầm (mờ mịt, nửa ngủ nửa thức), ngủ gục ....thì cũng chỉ có "Loạn Hương" chứ làm gì có Định Hương để cúng Phật.

Yêu cầu có Định Hương cũng không đòi hỏi cao lắm đâu, chỉ cần mỗi buổi ngồi Thiền bạn có được 10 hoặc 15 phút không vướng phải những lỗi đã kể trên là được.

3. Nếu chúng ta tu hành chăm chỉ, một thời gian sau xem Kinh hiểu nghĩa thì gọi là đã có Tuệ Hương để dâng cúng Phật.

Chứ không nhất thiết phải chứng quả vị gì mới có Tuệ Hương (chữ Tuệ trong trường hợp nầy là TRÍ TUỆ PHÀM chứ không đòi hỏi phải là Trí Giác Ngộ).

4. Giải-Thoát-Hương thì phải bậc đã Giải Thoát thực sự mới có _ Minh Tâm Kiến Tánh hoặc A La Hán quả.

5. Giải-Thoát-Tri-Kiến-Hương phải những vị Đại Bồ Tát mới có. (chúng ta chỉ Tín Hướng mà thôi).

B.
Người thấy chứng được Tịnh Sắc Căn là người có được Giải thoát Tri Kiến Hương hay chăng ?

_ Theo Vô Học có lẻ câu này đúng.


Mến !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học !
Cho con hỏi :

_ Có phải Tịnh Sắc Căn là tên gọi khác của Bình Đẳng Tánh Trí hay không ?

Kính !



[/NEN]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Văn Học !
Cho con hỏi :

_ Có phải Tịnh Sắc Căn là tên gọi khác của Bình Đẳng Tánh Trí hay không ?

Kính !



[/NEN]

Theo Vô Học có lẻ là như vậy !


__________


[nen="http://i1026.photobucket.com/albums/y321/cuong_lavinh/TQL15d-8.jpg"]
































































...[/nen]
(Lưu ý ! nếu khung ảnh không thích hợp, đọc không tròn câu thì các bạn hãy bấm Ctrl - hoặc Ctrl +)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top