(tv) Vô Minh & những luận điểm cần sáng tỏ đúng nghĩa kinh

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chúng sanh Sujata chưa GIÁC NGỘ lại là người thầy đầu tiên phá vỡ cái VÔ MINH của Đức Phật khi tu khổ hạnh gần CHẾT như con chó sắp chết nói:

"CHẾT thì GIẢI THOÁT được cho AI???"

CHÂN NHƯ TỰ BIẾT của Đức Phật cũng VÔ MINH như phàm phu tục tử phải không vậy???

Sau đó 21 ngày Đức Phật giác ngộ cái gì là:
"KHÔNG CÓ SANH TỬ thì GIẢI THOÁT/VÃNG SANH được cho AI phải không vậy???"


Như vậy!
Cái quái khỉ gì là "PHẬT TÁNH, NHƯ LAI TẠNG, TÂM KHÔNG, TÁNH KHÔNG, TỰ TÁNH VIÊN GIÁC"
Xưa nay vốn SẴN SÀNG ĐẦY ĐỦ mà không có đến một người bại não THỪA NHẬN như Đức Phật và những Tổ Sư Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ nào NÓI đó.....đó.....đó đơn giản là B.S phải không vậy???


Lần này phải nói:
CHUYỂN NGỮ BIỂN THÁI như là Đức Phật, và Chư Tổ thường hay nói: "Lúc CÓ! Lúc KHÔNG???

"GIÁC NGỘ cũng không phải là TỰ BIẾT phải không vậy???"

Hại não là THẬT! Chứ không phải là HUYỄN.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Diễn đạt nó hơi khó hiểu. Xem trình bày lại chỗ này cho nó rõ ràng tý.

Dùng từ Tự Sanh. Tự diệt nó sai sai thế nào ấy. Pháp do duyên sanh chứ tự sanh thì không hợp lý. Như tiểu đệ là do bố mẹ trót dại mới sanh chứ tự sanh thế nào được?

:D
Con bại não bởi vì ông mà lại đi nói cho ông nghe thì ông cũng đâu TIN con được phải không vậy???

DUYÊN không thể TỰ TẠO ra cái TỰ SANH! TỰ DIỆT phải không vậy???
Ngược lại cái TỰ SANH!TỰ DIỆT lại là cái TẠO ra cái DUYÊN gọi là NGHIỆP phải không vậy???

Lý Duyên Khởi không giải thích "CÓ cái gì thì mới CÓ Lý Duyên Khởi phải không vậy???
Đức Phật cũng không giải thích "CÓ cái gì thì mới CÓ Lý Duyên Khởi phải không vậy???

Tại sao người giác ngộ CÂM như HẾN phải không vậy???

Còn người như con chỉ là CHÓ SỦA TRĂNG thưa ông Giác Ngộ duy nhất trong diễn đàn này.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức Phật nói :

Ta suy nghiệm ra quan niệm tối cao của Sự GIẢI THOÁT như gấm thêu vàng trong một giấc mộng, và nhìn thánh đạo của các bậc đã GIÁC NGỘ như những bông hoa hiện ra trong mắt.

HUYỄN là HUYỄN thì KHÔNG THỂ NÀO NGỘ NHẬN được là THẬT phải không vậy???
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Diễn đạt nó hơi khó hiểu. Xem trình bày lại chỗ này cho nó rõ ràng tý.

Dùng từ Tự Sanh. Tự diệt nó sai sai thế nào ấy. Pháp do duyên sanh chứ tự sanh thì không hợp lý. Như tiểu đệ là do bố mẹ trót dại mới sanh chứ tự sanh thế nào được?

:D
Con nói thì chỉ ĐÚNG với con thôi!

Đâu phải bố mẹ trót dại SANH ra con đâu! Mà là con NGU ĐẦN TỰ CHUI ĐẦU vô cái HẦM SÂU ĐEN TỐI để rồi TỰ CHUI ĐẦU ra nên con là TỰ SANH phải không vậy???

Đâu phải bố mẹ trót dại TỰ DIỆT con đâu! Mà là con NGU ĐẦN TỰ CHUI ĐẦU vô cái HÒM SÂU ĐEN TỐI nên con là TỰ DIỆT phải không vậy???

Dám nói là cái thằng mả cha thantanmadai nó mới là thằng DIỆT con???
Chính con kiếp trước giết cái mả cha nó là NHÂN nên kiếp này nó giết con có khác nào con gặt QUẢ TỰ DIỆT con phải không vậy????

Con TỰ gieo NHÂN SANH thì con TỰ gặt QUẢ DIỆT phải không vậy???

Đơn giản là con TỰ SANH TỰ DIỆT phải không vậy???
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Con nào vào chùa thấy Phật cũng phải bỏ tánh thú vật! Phật pháp vô biên xứ.

Trâu tự do không chịu lại đi tìm cột cho mất tự do. Thôi thì ráng thường vào đây học Phật pháp cho hết tánh thú vật.

Nói vậy chứ con này không dám vào đây sủa bậy nữa đâu. Có ai dám đánh cá cược không???
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Mới coi phim bộ có câu nói này ai cũng biết:

"TỰ thantanmadai chui lỗ ra mà SANH! TỰ đi vào đây TÌM cái CHẾT cũng là TỰ DIỆT!"

"Từ đây! Thantanmadai Không vào đây cũng TỰ DIỆT! Vào đây cũng TỰ DIỆT!" Hãy TỰ BIẾT đi.

Thantanmadai là cái còn TỰ SANH! TỰ DIỆT vài tỷ kiếp nữa lận.


Có ai dám cá cược không????
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thật là tội nghiệp!
Giác Ngộ là TỰ BIẾT!

Người giác ngộ luôn TỰ HỎI mình!
Người giác ngộ luôn TỰ BIẾT mình VẪN còn nhiều cái KHÔNG BIẾT nên VẪN CHƯA TRIỆT NGỘ như là "Cái quái khỉ gì là VÔ SANH, PHẬT TÁNH, CHÂN TÂM, TÁNH KHÔNG, TÂM KHÔNG, NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO cái đếch gì là thantanmadai???

Chưa giác ngộ thì hay hỏi NGU ĐẦN dễ tè.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính cảm ơn các Bạn tham gia thảo luận chủ đề KINH LĂNG NGHIÊM.

Qua các đoạn thảo luận trên. VQ cũng đồng nhận thấy giống như các Bạn: Là những luận điểm và thuật ngữ sử dụng của ĐH Vô minh chưa được sáng tỏ, thiếu đồng bộ với kinh điển và nhận thức thông thường của người học Phật.

Do đó VQ xin di chuyển về đây để chúng ta cùng minh định lại nghĩa của các Thuật ngữ mà VM đã sử dụng cho phù hợp ý kinh mà Đức Phật đã dạy. Đồng thời Tạm Khóa chủ đề Kinh Lăng Nghiêm.

Mong các Bạn cùng tham gia và thảo luận tại đây.

Kính.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Mê và ngộ, biết và không biết, có và không, huyễn và thật v.v. đều là những mảnh ghép cấu thành 02 mặt đối lập của Ý thức con người.

Chừng nào con người còn sử dụng ý thức để nhận biết, phân biệt, giải thích thế giới thì chừng đó thế giới nhận thức con người - biểu hiện là ngôn ngữ, còn tiếp tục phát sinh những khái niệm mâu thuẫn nội tại trên.

Thoát vòng mê - ngộ, đúng - sai, khổ - vui là đạo lộ được đức Phật gọi là trung Đạo.

Chân như vô sanh và giả tạm vô thường song hành tồn tại. Vì tồn tại nên có, vì thường biến nên không. Do chấp có nên sinh phiền não, bởi chấp thường nên mới khổ đau.

Trí tuệ Phật chẳng lìa ngôn từ, chẳng là ngôn ngữ, bao trùm hết thảy mà rỗng sáng thấu tỏ. Buông thư mà ung dung tự tại, đến đi mà thường tự an lạc. Chỉ cái chỗ không ở nơi Có, chỉ cái bất diệt ở chỗ sanh. Nhắm tới thể lặng lẽ mà chẳng chướng ngại.

Than ôi ! Lý đạo giản dị, thường lạc an tịnh, đâu cần nhọc sức mà chẳng khởi lòng mê.

***************************

1590650498528.jpeg


Khái niệm "LÝ TRUNG ĐẠO" hay.

VQ kính tặng.
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* a/. Thế nào là Pháp SANH- DIỆT ?

Trung luận, phẩm Quán Tứ Đế nói:

"Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sanh"


theo các từ điển phât học giải thích:

Các pháp do nhân duyên sinh đều gọi là pháp hữu vi.

Tất cả mọi pháp thuộc thế giới hiện tượng đều gọi là pháp hữu vi.

Theo đạo Phật, hết thảy các pháp hữu vi vì do nhân duyên sinh, cho nên là hư ảo, vô thường.
(hết trích)

Như vậy: Các Pháp nào do nhiều nhân, nhiều duyên hòa hợp mà sanh khởi.- Đó là Pháp hữu Vi. Đặc tánh của Pháp hữu Vi là Vô thường. Hay còn gọi là PHÁP SANH DIỆT. Như bài kệ kinh Kim Cang diễn tả:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Bởi duyên khởi, duy chỉ là duyên này!
Trung Quán lý không minh hiện phá trừ hai biên (chấp thật có, hoặc chấp thật không)
Hoằng dương đạo lộ Hiển-Mật sâu rộng

Con chí thành khẩn nguyện ngài Nguyệt Xứng.

Sinh từ tâm bi làm lợi ích chúng sinh

Thiên trong chư thiên đắc tối thắng đoạn chứng
Cứu hộ hướng dẫn chúng sinh bằng thuyết duyên khởi thâm sâu

Con kính lễ Đấng Năng Nhân (đức Phật) mặt trời ngôn thuyết.

Ngài Tông Khách Ba hiện thân của ngài Long Thọ thứ 2 dạy trong Xưng Tán Duyên Khởi:

Các pháp y duyên sinh
Pháp ấy không tự tánh
Tuyệt vời thay thiện thuyết

Còn "giáo thuyết" (lời dạy) nào hơn?

Ngài Thánh Thiên trong Tứ Bách Kệ Luận Tụng nói:

Nếu các pháp thật có
Nên Y Tha không thành (y tha= phụ thuộc cái khác)
Tức đã Y Tha mà thành

Quyết chắc không thật có.

---------------------------------------------------

1. Đấng trí, thuyết vô thượng
Do bởi thấy và thuyết
Kính lễ đấng Tối Thắng,
Vị chứng, thuyết duyên khởi


2. Mọi suy thoái trên đời
Đều từ gốc rễ của vô minh
Thấy pháp gì diệt trừ
Phật dạy thuyết duyên khởi.

3. Vì vậy người có trí
Lẽ nào không hiểu rằng
Trí tuệ về duyên khởi
Là tinh tuý pháp Phật.

4. Thế nên, ai xưng tán
Hy hữu, đấng Cứu hộ
Ngoại trừ pháp duyên khởi
Còn pháp nào hơn thế được?

5. Các pháp y duyên sinh
Pháp ấy không tự tánh
Tuyệt vời thay thiện thuyết
Còn giáo thuyết nào hơn?

6. Kẻ phàm phu chấp thật có
Bị biên kiến trói chặt
Trí giả với duyên khởi
Cắt đứt lưới hý luận.

7. Pháp duyên khởi này không đâu thấy được
Nên tôn Ngài Vô Thượng Đạo Sư
Ngoại đạo chỉ giỏi khoa trương
Gọi giáo lý của con chồn là sư tử.

8. Thiện tai Đại Đạo Sư
Thiện tai đấng Y xứ
Thiện tai Thù thắng thuyết
Thiện tai đấng Cứu hộ
Con kính lễ Đại sư
Khéo tuyên thuyết duyên khởi.

9. Hằng vì lợi ích chúng sinh
Đấng Y vương thuyết giáo
Tâm yếu các pháp là tánh không
Nhân quyết định “chẳng thể so sánh” (vô tỉ).

10. Nếu cho rằng lý duyên khởi và tánh không là hai sự việc tức là:
Lỗi “tương vi”, do đó chẳng thể thành
Người ấy làm sao hiểu
Giáo pháp của Thế Tôn?

11. Phật dạy nếu khi thấy các pháp là:
Tánh không tức cũng tức là thấy được nghĩa duyên khởi
Các pháp không tự tánh

Chấp nhận sự trình hiện của nó.

Không trái nghịch lẫn nhau.



12. Nếu ai thấy ngược lại sai lầm cho rằng:
Tánh không thì các pháp không có tác dụng.
Các pháp đều có tác dụng chẳng phải không có.
Nếu hiểu sai pháp này kẻ ấy rớt xuống ngay
Vực khổ não hiểm ác.

13. Vì thế giáo pháp Phật
Tán thán kiến duyên khởi
Chẳng phải không có tất cả các pháp
Chẳng phải tất cả các pháp có tự tánh.

14. Độc lập như hoa đốm
Không do duyên sinh thì không hiện hữu
Nếu nói rằng: Các pháp do duyên sinh nên nó có thật tánh
Thì trái quan hệ nhân duyên.

15. Vì vậy không pháp nào
Mà không do duyên khởi
Nếu các pháp chẳng không tự tánh

Thì không có pháp nào tồn tại.

16. Nếu các pháp có tự tánh
Thì tự tánh không thể diệt
Do không thể diệt, nên không diệt được hý luận
Nên chẳng thể chứng được Niết Bàn.

17. Giữa pháp hội trí thức
Với tiếng hống sư tử
Thế Tôn tuyên nhiều lần
Các pháp rời tự tánh của nó
Đối với quan điểm này
Ai dám tranh biện Ngài?

18. Không mảy may pháp nào có tự tánh
Do nhân này, duyên này, pháp này sinh.
Tất cả lý đều thành
Chân đế và tục đế đều không mâu thuẫn.

19. Do thiện thuyết duyên khởi
Nên không bị lệ thuộc biên kiến
Lý do thiện thuyết ấy
Tôn Ngài vô thượng thuyết.

20. Pháp này không có tự tánh
Duyên với nhân pháp nào, thì quả sinh pháp ấy.

Hai pháp nhân quả, khẳng định trong pháp tương đối
Hỗ trợ cho nhau, chứ không mất.

21. Còn gì kỳ diệu hơn
Còn gì thù thắng hơn
Còn đạo lý nào hơn
Để tán thán Thế Tôn.

22. Nô dịch bởi ngu si
Chúng thù nghịch Thế Tôn
Không hiểu diệu âm không tự tánh
Có gì phải ngạc nhiên.

23. Thọ trì lời dạy của Thế Tôn.
Trân trọng thuyết duyên khởi
Mà không lãnh thọ tiếng hống Không tánh
Ấy mới thật ngạc nhiên.

24. Cửa vô thượng dẫn vào
Duyên khởi là không tánh
Phàm phu từ danh xưng
Trở lại chấp có tự tánh.

25. Biết lấy phương tiện nào
Đưa những chúng sinh ấy
Vào đạo lộ bất khả tư nghị
Lối chư Thánh thiện hành
Mà Thế Tôn hoan hỷ.

26. Có tự tánh, chẳng có hư hoại, chẳng có đối đãi
Duyên sinh là không tự tánh, nên hư giả và đối đãi
Làm sao cùng thống nhất có tự tánh và không tự tánh
Trong khi hai sự việc khác nhau, làm sao không mâu thuẫn cho được?

27. Những gì pháp do duyên khởi
“Bản lai” (từ xưa nay) đều không tự tánh
Bản thể chúng là không thật
Trong không thật có mà hiển lộ
Như ảo thuật hoá hiện.

28. Thế Tôn chân thật thuyết
Kẻ vấn nạn thảm bại
Chẳng tìm ra sơ hở
Khiến cho chúng khiếp đảm.

29. Thuyết này nhắm đích gì?
Các pháp thấy, không thấy
Viễn ly lối chấp trước
Tăng ích và tổn giảm.

30. Lời Thế Tôn bất khả tư nghị
Nhân thấy lý được duyên khởi
Tâm con khởi xác tín tâm
Đối với giáo pháp khác lời dạy của Ngài dạy.

31. Kiến như nghĩa thiện thuyết
Chư vị học theo Ngài
Xa lìa mọi suy tổn giảm các pháp
Nhổ tận gốc sai lầm.

32. Quay lưng với Thánh giáo
Dù khổ hạnh dài lâu
Càng gọi, càng sai lầm
Do ngã kiến kiên cố.

33. Hy hữu, những người có trí
Tại sao lại hiểu tánh không và duyên khởi là: “khác biệt nhau”.
Người ấy, há không tận đáy lòng.
Không tôn kính Thế Tôn.

34. Chưa hiểu nhiều pháp Phật
Dù nơi một phần nghĩa
Xác quyết khởi sinh ra
Tâm hỷ lạc thù thắng.

35. Ôi vì ngu thiếu trí huệ
Tuy quy y Phật đã lâu
Con chưa hiểu một phần
Công đức tụ Thế Tôn.

36. Thế nhưng, khi lâm chung
Dòng sinh mạng chưa dứt
Tạm khởi chút tín tâm
Đây quả thật đại hạnh.

37. Thuyết duyên khởi thù thắng hơn hẳn trong các thuyết
Trí tuệ duyên khởi thù thắng hơn cả trong các trí tuệ
Như Tối thắng vương trong đời
Thế Tôn chứng tri, không ai khác.

38. Tất cả giáo pháp Phật
Hướng nhập lý duyên sinh
Nhằm hướng đến Niết Bàn
Ngài chẳng hành hạnh nào
Không mang lại tịch tịnh.

39. Vi diệu thay, giáo pháp cao minh
Những ai nghe được rót vào tai
Đều đạt đến cùng tịch tịnh trí
Ai mà không cung kính thọ trì.

40. Hay hàng phục oán địch
Lìa trái nghịch trước sau
Cho chúng sinh “hai lợi”
Với tôn đạo lý này
Chúng con thêm hoan hỷ!

41. Trải qua vô lượng kiếp
Vì truy cầu pháp duyên khởi
Ngài thí nhiều thân mạng
Người thân cùng tài sản.

42. Thấy những công hạnh nào
Dẫn pháp từ Tôn ý
Như lưỡi câu câu cá
Thật là kém phước duyên
Chưa nghe chính Phật dạy.

43. Tự hận thiếu thiện căn
Lực của nỗi ưu não
Không rời tâm ý con
Như lòng mẹ trông con.

44. Suy nghiệm lời Tôn sư
Tướng tốt chiếu sáng ngời
Lưới hào quang xoay quanh
Bằng phạm âm Phật thuyết.

45. Tâm con tưởng lời Ngài
Ảnh tượng đấng Năng nhân
Hiển hiện trong lòng con
Như ánh trăng mát dịu
Xua tan khổ nóng bức.

46. Giáo pháp duyên khởi và tánh không vi diệu này
Kẻ phàm phu vô trí
Lúng túng và hỗn loạn
Như vướng trong cỏ rối.

47. Thấy tình thế như vậy
Con đặt nhiều nỗ lực
Thuận hành theo trí giả
Truy cầu chân mật ý.

48. Khi học nhiều kinh điển
Ngoại giáo lẫn nội giáo
Tâm con luôn khổ não
Vướng mắc lưới hoài nghi.

49. Thế Tôn thọ ký Thánh Long Thọ
Giải thích rõ pháp vô thượng thừa
Giáo thuyết như vườn hoa kunda
Khiến lìa biên chấp hữu và vô.

50. Trí vô nhiễm trăng tròn
Vô ngại dạo hư không
Trừ tối tăm biên kiến
Át sao đêm tà thuyết.

51. Vòng bạch quang chiếu diệu
Thiện thuyết của ngài Nguyệt Xứng
Khi gặp được ân sư
Tâm con được an ổn.

52. Trong tất cả Phật sự
Thuyết pháp là đệ nhất
Người trí tưởng niệm Phật
Từ duyên khởi mà niệm.

53. Xuất gia nối gót Bậc Đạo sư;
Tu học Thánh giáo không yếu kém
Tỳ kheo tinh tấn hành du già
Để tỏ tôn kính Đại Tiên Nhân.

54. Nhờ ân đức Tôn sư
Con ngộ pháp vô thượng
Hồi hướng công đức này
Cho tất cả hữu tình
Được thiện hữu nhiếp thọ.

55. Nguyện cầu giáo pháp Đấng lợi sanh
Tồn tại đến cùng biên tế hữu
Bất động trước gió ác phân biệt
Người người tín nhẫn thường sung mãn
Thông đạt thuyết giáo của Đạo sư.

56. Nguyện trong mọi kiếp xả thân mạng
Trụ trì diệu pháp đấng Năng nhơn
Hiển dương thậm thâm duyên khởi tánh
Dẫu một sát na không buông lung.

57. Con nguyện ngày đêm thường suy tìm
Phương tiện nào xiển dương diệu pháp
Đạo Sư Tối thắng vô lượng kiếp
Tận tâm nỗ lực mới thành tựu.


58. Khi hành tinh tấn tịnh ý lạc
Nguyện chư Phạm Thiên, Đế Thích, Hộ thế
Thiện thần, Hộ pháp, Đại Hắc thiên
Thường xuyên hộ trì không xao lãng.
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Mê và ngộ, biết và không biết, có và không, huyễn và thật v.v. đều là những mảnh ghép cấu thành 02 mặt đối lập của Ý thức con người.

Chừng nào con người còn sử dụng ý thức để nhận biết, phân biệt, giải thích thế giới thì chừng đó thế giới nhận thức con người - biểu hiện là ngôn ngữ, còn tiếp tục phát sinh những khái niệm mâu thuẫn nội tại trên.

Thoát vòng mê - ngộ, đúng - sai, khổ - vui là đạo lộ được đức Phật gọi là trung Đạo.

Chân như vô sanh và giả tạm vô thường song hành tồn tại. Vì tồn tại nên có, vì thường biến nên không. Do chấp có nên sinh phiền não, bởi chấp thường nên mới khổ đau.

Trí tuệ Phật chẳng lìa ngôn từ, chẳng là ngôn ngữ, bao trùm hết thảy mà rỗng sáng thấu tỏ. Buông thư mà ung dung tự tại, đến đi mà thường tự an lạc. Chỉ cái chỗ không ở nơi Có, chỉ cái bất diệt ở chỗ sanh. Nhắm tới thể lặng lẽ mà chẳng chướng ngại.

Than ôi ! Lý đạo giản dị, thường lạc an tịnh, đâu cần nhọc sức mà chẳng khởi lòng mê.

***************************

View attachment 7713

Khái niệm "LÝ TRUNG ĐẠO" hay.

VQ kính tặng.
Người này TỰ MÂU THUẪN!

Người này xử dụng cái ý thức để nhận biết, phân biệt, giải thích lý trung đạo chứng tỏ người này là con mọt sách.

"Nói" không phải là trung đạothì "Im lặng" cũng không phải là trung đạo.

Như vậy:
NÓI: Đức Phật nói lý trung đạo là thiên vị một bên!
Người này nói THIÊN VỊ một bên tức là người này hoàn toàn không biết lý trung đạo của Đức Phật.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Người này TỰ MÂU THUẪN!

Người này xử dụng cái ý thức để nhận biết, phân biệt, giải thích lý trung đạo chứng tỏ người này là con mọt sách.

"Nói" không phải là trung đạothì "Im lặng" cũng không phải là trung đạo.

Như vậy:
NÓI: Đức Phật nói lý trung đạo là thiên vị một bên!
Người này nói THIÊN VỊ một bên tức là người này hoàn toàn không biết lý trung đạo của Đức Phật.


Hi hi..

Nói như tiểu đệ thì tiểu đệ đang nói đó nó cũng lệch một bên? Bảo ông ấy Thiên vị không biết là thiên vào bên nào? Như thế nào thì gọi là không thiên vị?

Mời tiểu đệ làm sáng tỏ vấn đề :D
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Một người bà la môn nói với Đức Phật:
"Lời Đức Phật nói là từ Ý Thức cá nhân nên không đúng từ kinh sách! Phải CẦN được minh định với kinh sách"
Đức Phật nói:
"Ta chỉ nói CHÂN LÝ! Nhưng CHÂN LÝ không ở lời nói của Ta! Cũng không cần minh định ở kinh sách!"

Nói như vậy mới là "Nói TRUNG ĐẠO!"

Còn ngài Viên Quang, kim cang thời luận nói gì cũng phải từ KINH SÁCH!
Phải minh định từ KINH SÁCH tức không phải nói TRUNG ĐẠO.


Ngài Viên Quang, kim cang thời luận không biết nói TRUNG ĐẠO tức là người hoàn toàn KHÔNG BIẾT PHẬT PHÁP.

Ngài Viên Quang, kim cang thời luận không xứng đáng là con Phật.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hi hi..

Nói như tiểu đệ thì tiểu đệ đang nói đó nó cũng lệch một bên? Bảo ông ấy Thiên vị không biết là thiên vào bên nào? Như thế nào thì gọi là không thiên vị?

Mời tiểu đệ làm sáng tỏ vấn đề :D
Lời ta nói không hai bên! Chỉ THIÊN VỊ mình ta là TRUNG ĐẠO.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Lời ta nói không hai bên! Chỉ THIÊN VỊ mình ta là TRUNG ĐẠO.

Tào lao bí đao! :D

Chân lý là cái lý bất cứ ai cũng phải công nhận chứ không phải là mình tao có lý, hiểu không? :D
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Những khái niệm về TRUNG ĐẠO trong PG.

Khởi thỉ : Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh,

Một cách nghiêm túc mà nói, ý nghĩa của khái niệm Trung đạo này, nó có liên quan đến vật chất, đề cập trung đạo là đề cập đến hưởng thụ và khổ hạnh là hai cực đoan. Nhưng đây không phải là ý nghĩa duy nhất về lý thuyết Trung đạo, từ khái niệm này về sau diễn biến phát triển thành lý luận có không, thường đoån là hai cực đoan về tri kiến. Đây là điểm chúng ta cần chú ý.

Kề từ đó, trung đạo không chỉ là quan điểm sống của Phật giáo, biểu thị tinh thần trung dung cởi mở không cố chấp, nó còn là một hệ thống triết học thâm sâu của Phật giáo Đại thừa, cụ thể là trường phái Trung quán (Mādhyamaka, Mādhyamika).

Từ ý nghĩa Trung đạo được định nghĩa là tránh xa hai cực đoan: Hưởng thụ dục vọng và tu tập khổ hạnh, dần dần diễn biến phát triển thành tránh hai cực đoan: chấp hữu và chấp vô, chấp đoạn chấp thường, bất nhị, nói chung là phủ nhận thái độ cố chấp bảo thủ, dù là bên này hay bên kia. Từ ý nghĩa vô chấp này dẫn đến định nghĩa :

* Trung đạo là con đường Bát chánh đạo, ( Tiểu thừa)
* Trung đạo là lý thuyết Duyên khởi, ( Trung Thừa)
* Trung đạo là đệ nhất nghĩa không. ( Đại thừa)

Lẽ tất nhiên mỗi khái niệm Trung đạo của mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, dù ít hay nhiều tất nhiên chúng cũng mang ý nghĩa khác nhau, cách giải thích phân tích cũng có sự dị biệt, nhất là đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa (Mahˆ-yˆna), khái niệm này được phân tích triết học rất chi ly.
Theo: https://thuvienhoasen.org/a16076/giao-ly-trung-dao

Ở đây. ĐH Ba Tuần viết:
Mê và ngộ, biết và không biết, có và không, huyễn và thật v.v. đều là những mảnh ghép cấu thành 02 mặt đối lập của Ý thức con người.

Chừng nào con người còn sử dụng ý thức để nhận biết, phân biệt, giải thích thế giới thì chừng đó thế giới nhận thức con người - biểu hiện là ngôn ngữ, còn tiếp tục phát sinh những khái niệm mâu thuẫn nội tại trên.

Thoát vòng mê - ngộ, đúng - sai, khổ - vui là đạo lộ được đức Phật gọi là trung Đạo.

Chân như vô sanh và giả tạm vô thường song hành tồn tại. Vì tồn tại nên có, vì thường biến nên không. Do chấp có nên sinh phiền não, bởi chấp thường nên mới khổ đau.

Trí tuệ Phật chẳng lìa ngôn từ, chẳng là ngôn ngữ, bao trùm hết thảy mà rỗng sáng thấu tỏ. Buông thư mà ung dung tự tại, đến đi mà thường tự an lạc. Chỉ cái chỗ không ở nơi Có, chỉ cái bất diệt ở chỗ sanh. Nhắm tới thể lặng lẽ mà chẳng chướng ngại.

Than ôi ! Lý đạo giản dị, thường lạc an tịnh, đâu cần nhọc sức mà chẳng khởi lòng mê.

Như vậy:

Xét về các trường phái thượng dẫn. ĐH Ba Tuần đã trình bày Trung Đạo theo " Đệ Nhất Nghĩa" của Đại Thừa PG. - Đây là luận điểm được Đại thừa PG công nhận và Đồng bộ đại chúng.- Nghĩa là ai ai cũng công nhận là Chân lý của PG.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* b/. Thế nào là PHÁP VÔ SANH (Không sanh diệt) ?

Tức là Pháp đối lập với pháp Sanh diệt. Như trên chúng ta đã thấy: Pháp Hữu vi là Pháp Sanh diệt. Vậy đối với Pháp hữu vi thì là Pháp Vô Vi.-

Nghĩa là:

Vô vi Pháp là Vô Sanh Pháp.

+ Có Pháp Vô vi:

Kinh dạy có 6 Pháp Vô Vi:

1. Hư không vô vi :

2. Trạch diệt vô vi :

3. Phi trạch diệt vô vi :

4. Bất động vô vi :

5. Tưởng thọ diệt vô vi :

6. Chân Như vô vi :

Vô Vi Pháp là Niết Bàn nên Không sanh diệt.- (Bởi vì chúng không là Hữu vi, nên không có duyên để sanh. Không có Sanh nên không thể có diệt).

Ngoài ra Quả A la Hán cũng gọi Vô Sanh, bởi vì A la hán là pháp vô vi thứ 5 : Tưởng thọ diệt vô vi.

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Người này TỰ MÂU THUẪN!

Người này xử dụng cái ý thức để nhận biết, phân biệt, giải thích lý trung đạo chứng tỏ người này là con mọt sách.

"Nói" không phải là trung đạothì "Im lặng" cũng không phải là trung đạo.

Như vậy:
NÓI: Đức Phật nói lý trung đạo là thiên vị một bên!
Người này nói THIÊN VỊ một bên tức là người này hoàn toàn không biết lý trung đạo của Đức Phật.
Bạn đã hiểu sai và dùng lẩn lộn các thuật ngữ nên mới có chuyện tranh luận hùng hào như vậy.

Trung đạo là con đường trung dung không mắc sai lầm, dẫn đến giác ngộ chân lý. Ví như có một con đường đến đỉnh núi giác ngộ, bên phải toàn hoa thơm cỏ lạ nhưng độc hại khiến lu mờ tâm trí, còn bên trái thì đầy chong gai tử nạn, phải tránh hai bên đó ra, như vậy mới có thể đến đỉnh giác ngộ chân lý.

Chân Lý là cái sự thật xưa nay, bất luận từ vô thỉ đến mãi sau này, là sự thật của mọi sự vật, hiện tượng hay các pháp nhân duyên. Chân Lý thì không thể luận giải là thế nào cả, nó giản đơn đến nỗi không cần phải dùng một từ nào để diễn tả, mà diễn thì đó là trong vòng nhị nguyên, dùng mé bên này để nói bên kia, còn Chân Lý không thuộc hai bờ nhị nguyên đó nhưng cũng không đứng riêng một mình.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên