tuantrungbmt

Đôi lời muốn hỏi.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Đầu tiên tôi xin nói về khoa học là dù ta giết động vật hay thực vật gì đi nữa thì ta cũng đã - giết sự sống - rồi.

Người không đồng tình bảo, đồng vật có máu, động vật hữu tình, còn thực vật không có máu, vô tình, nên giết động vật thì sát sinh. Nhưng không có máu thì thực vật cũng có nguyên sinh chất rỉ ra như máu của động vật. Mỗi loài có một nguyên sinh chất khác nhau trong việc trao đổi chất phục vụ cho hoạt động sống của chính nó. Không có gì khác nhau khi ta nhổ một cây rau xanh hay giết một con cá để ăn.

Về Phật giáo nguyên thủy là phật giáo khất thực người ta cho gì ăn nấy, cho thịt cũng hoan hỷ, cho nước đái cũng hoan hỷ uống, v.v.... không đem tâm phân biệt, vì theo thuyết nhà Phật tu là tu tâm với sự tự giác. Phật giáo Nam Tông - còn gọi là tiểu thừa - thì vẫn còn ăn mặn.

Sau này khi Phật giáo phát triển sang phía Bắc – Bắc Tông và bổ sung thêm phải ăn chay để giữ giới, vì họ cho rằng ăn mặn sẽ làm tâm ham thích, cái ngon ăn nhiều, cái dở ăn ít, thì tâm phân biệt còn, thì sẽ còn và bị nhân quả. Ăn chay cũng là một cách rèn luyện khổ hạnh để trì tâm mà tu hành.

Chay hay mặn là do ở Tâm của con người.

Hề hề,

Cái đầu tiên, chính là "Trí Huệ của bậc Thánh" !!!

Cái chỗ đỏ choe đỏ choét kia mới chính là diệu đạo này ! Vừa giúp phân biệt ngoài, vừa giúp dẹp phân biệt trong !

Giờ ai tu Phật Giáo Nguyên Thủy, tùy duyên nhận vật, không sinh phân biệt, cúng gì ăn nấy, không được vứt bỏ từ chối !

Cho cái địa chỉ, để Ba Tuần tôi tới tìm, thay mặt Tam Bảo, cúng dường một ít "trược thủy" từ thân này, cho vị ấy !

Nếu có thể hoan hỷ thọ dụng !

Thời Ba Tuần sẽ vì vị ấy mà bỏ Ma Đạo, quay về Chánh Đạo !

Lành thay ! Lành thay !

Mộ Phần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của vạn vật… Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”, Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh.
Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật?
Thật ra, tôi có cảm tưởng đạo Phật trong căn bản không phải là một triết lý mô phạm, một hệ thống luân lý, chỉ dạy cho con người phải làm cái này, không làm cái nọ, thiện như thế này, ác như thế nọ. Giới là để giúp định, định là để giúp tuệ. Tự nó giới không có ý nghĩa gì, chấp chặt vào nó còn là một chướng ngại cản trở việc tu hành (giới cấm thủ).
Như vậy thì những điều “thiện” là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều “bất thiện” là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau. “Thiện” hay “ác” là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy”.
Nhưng, cuộc đời không đơn giản, bởi vì chính con người không đơn giản. Trong một cuộc chiến tranh cũng vậy, đứng bên này chiến tuyến là người anh em, thiện hữu, bên kia chiến tuyến là kẻ địch, ác đảng. Chỉ cần thay đổi bên chiến tuyến, là thiện- ác thay đổi bên, và làm quay mũi súng.
Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện? Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.
Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người? Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng, thì đó còn phải là việc thiện hay không? Hành thiện thì phải theo tinh thần “vô ngã”, mà đã “vô ngã” rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.
Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình, vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng…
Mong cầu giác ngộ, giải thoát cũng là vọng niệm, nghĩ đên việc phải làm, nghĩ đến tương lai cũng là vọng niệm, câu “vô trí, diệc vô đắc…vô sở đắc cố…viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn”
Chúng ta sợ sự bấp bênh, nên muốn tìm một cái gì vững chắc, một chiếc kim chỉ nam, một bàn thạch để mà dựa lên, bám víu vào đó. Nhưng càng bám víu vào, lại càng cảm thấy nó trơn tuột, càng chới với giữa dòng nước chảy xiết, càng vùng vẫy lại càng cảm thấy chìm xuống nhanh. Chỉ có cách là bình tĩnh buông thả mình, nương theo dòng nước, rồi mới dần dần xáp lại bờ. Cuộc đời vốn là vô thường, không có gì là vững chắc, phải chịu là như vậy. Nếu đợi cho biển cả lặng im rồi mới nhổ neo, thì e rằng sẽ không bao giờ rời bến.
Cứ luẩn quẩn tự hỏi phải làm thế nào, phương pháp ra sao, đi theo chiều hướng nào, con đường nào…Theo pháp môn nào, chùa nào, thầy nào…Tất cả đều là trật lất! Chỉ có một chuyện phải làm, đó là ý thức và sống một cách tỉnh thức phút giây hiện tại!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
1. Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện?

2. Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của vạn vật…

3. Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”,

Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh.

4. Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật?

5. Thật ra, tôi có cảm tưởng đạo Phật trong căn bản không phải là một triết lý mô phạm, một hệ thống luân lý, chỉ dạy cho con người phải làm cái này, không làm cái nọ, thiện như thế này, ác như thế nọ.

Giới là để giúp định, định là để giúp tuệ.

6. Tự nó giới không có ý nghĩa gì, chấp chặt vào nó còn là một chướng ngại cản trở việc tu hành (giới cấm thủ).

7. Như vậy thì những điều “thiện” là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều “bất thiện” là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau.

“Thiện” hay “ác” là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau.

8. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác.

9. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy”.

10. Nhưng, cuộc đời không đơn giản, bởi vì chính con người không đơn giản.

Trong một cuộc chiến tranh cũng vậy, đứng bên này chiến tuyến là người anh em, thiện hữu, bên kia chiến tuyến là kẻ địch, ác đảng. Chỉ cần thay đổi bên chiến tuyến, là thiện- ác thay đổi bên, và làm quay mũi súng.

11. Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện?

Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.

Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người?

Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng, thì đó còn phải là việc thiện hay không?

12. Hành thiện thì phải theo tinh thần “vô ngã”, mà đã “vô ngã” rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.

13. Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình, vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng…

14. Mong cầu giác ngộ, giải thoát cũng là vọng niệm, nghĩ đến việc phải làm, nghĩ đến tương lai cũng là vọng niệm, câu “vô trí, diệc vô đắc…vô sở đắc cố…viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn”

15. Chúng ta sợ sự bấp bênh, nên muốn tìm một cái gì vững chắc, một chiếc kim chỉ nam, một bàn thạch để mà dựa lên, bám víu vào đó.

Nhưng càng bám víu vào, lại càng cảm thấy nó trơn tuột, càng chới với giữa dòng nước chảy xiết, càng vùng vẫy lại càng cảm thấy chìm xuống nhanh.

16. Chỉ có cách là bình tĩnh buông thả mình, nương theo dòng nước, rồi mới dần dần xáp lại bờ.

17. Cuộc đời vốn là vô thường, không có gì là vững chắc, phải chịu là như vậy. Nếu đợi cho biển cả lặng im rồi mới nhổ neo, thì e rằng sẽ không bao giờ rời bến.

18. Cứ luẩn quẩn tự hỏi phải làm thế nào, phương pháp ra sao, đi theo chiều hướng nào, con đường nào…Theo pháp môn nào, chùa nào, thầy nào…Tất cả đều là trật lất!

19. Chỉ có một chuyện phải làm, đó là ý thức và sống một cách tỉnh thức phút giây hiện tại!

Hề Hề,

19. Minh sát thiền (***), Thiền Nhất Hạnh... [ Chánh niệm, Tỉnh giác ]

1. Làm quen rồi thì gặp việc liền làm, tuy chẳng phân biệt mà vẫn tự động hành !

Diệu dụng của tự thể bản tánh thanh tịnh vô sở trụ ! ( Nhập Tri Kiến Phật thì hoạt dụng này xuất hiện !)

18. Nếu không biết mình muốn gì, thì làm sao tìm được đường lối ? Nhưng nếu cho rằng không cần tìm, thì cũng trật lất !

Những cái còn lại, tỏ ngộ CHÂN KHÔNG - DIỆU HỮU; TÙY DUYÊN BẤT BIẾN, BẤT BIẾN TÙY DUYÊN ! Thì sẽ thấy dễ hiểu !

TÂM THỂ BẤT BIẾN, GIỚI LUẬT BẤT BIẾN ! CÒN LẠI THÌ CỨ TÙY DUYÊN !

Kinh Di Giáo.

Giới là căn bản, thuận theo đường giải thoát.

Nương theo giới luật sẽ phát sinh các thứ thiền định và trí tuệ diệt khổ !

Ai chưa đạt tâm giải thoát ! Thì chớ rời xa giới !

Thế nào là tâm giải thoát ?

- Biết rõ sau khi chết, mình sẽ đi về đâu.

- Biết rõ Nhân - Quả, Nghiệp Duyên của mình và tất cả chúng sanh.

- Muốn chết lúc nào thì chết, muốn sống bao lâu thì sống; Muốn mang thân nào thì mang, muốn về cõi nào thì về !

Mộ Phần.

 

tuantrungbmt

Registered
Phật tử
Tham gia
15/9/16
Bài viết
26
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

_ Chào bạn tuanphungbmt: lời của đạo hữu Ba Tuần chính là để chỉ cái chướng ngại bước đầu sơ khai cho người phát nguyện học chú thuật đó chính là cần phải TRƯỜNG TRAI và THỌ TRÌ NGŨ GIỚI trước khi học trì và niệm chú. Nếu chướng ngại này không vượt qua được thì đừng nghĩ đến chuyện học THẦN CHÚ.

_ Chuyện chay trường là điều dễ nhất khi phát nguyện tu học, tu hành. Nếu điều dễ nhất đó không thành tựu thì mọi lời nói cũng chỉ là trên ngôn ngữ mà thôi.

Đồng kính, trừng hải

Chào anh Trừng Hải, em còn trẻ chưa hiểu biết hết đạo lý nhà Phật nên vẫn còn một số thắc mắc nên nhờ anh thông suốt cho ạ. Có phải muốn bước chân vào tu hành là phải học ăn chay trường ngay không, Thọ Trì Ngũ Giới theo em biết là có cấm "sát sinh" nhưng chưa hẳn là cắm tiệt việc ăn mặn, và không phải bảo mình ăn chay trường là làm được ngay, dẫu biết rằng ăn chay là tốt cho việc trì chú nhưng mà cũng cần có quá trình luyện tập, có thể ăn chay theo kì rồi từ từ tiến lên không được à anh. Những người trẻ như bọn em đa số đều là Phật tử tại gia, còn hoạt động bôn ba bên ngoài nhiều thiết nghĩ cũng cần một số dinh dưỡng từ các món ăn mặn, lớp trẻ bọn em muốn giác ngộ sớm với đạo Phật mà mới bước chân vô ngưỡng tu hành đã nghe cấm cản thế này rồi thì đa số đều hoảng hồn trốn biệt, vậy có phải là điều ngăn trở cho con người ta hướng đến phật pháp hay không. Nếu đã phát tâm ăn chay thì phải nhận thức rõ ràng được mục tiêu và ý nghĩa của việc ăn chay thì mới có ý nghĩa, đúng đắn. Còn không thì việc ăn chay như tự gò bó, kìm kẹp bản thân mình để đánh đổi với thánh phật. Và em cũng không hiểu sao trong chùa các Phật tử xuất gia vẫn ăn những món chay giả đùi gà, giả cá... bình thường.
Nhờ anh giải đáp giúp em ạ!
Kính!
 

Thánh Lực

Registered
Phật tử
Tham gia
8/9/16
Bài viết
14
Điểm tương tác
12
Điểm
3
. . .

Thật tuyệt! ngày xưa nhãn này cứ mù mờ chuyện này lắm ,giờ biết rồi.
Cũng giống như câu chuyện nhãn này đọc được mà quên đề , nhưng nội dung đại khái như vầy:
có một ông lên chùa thấy vị sư ngồi trên bục nơi trang nghiêm nhất cả buổi không nhúc nhích gì cả, mặc cho mọi người ra vào quì lạy cúng vái.... mà không thèm để ý gì chỉ nhắm mắt ngồi im bất động.
Chờ khi vị sư mở mắt người này hỏi, Tôi có ngồi lên đó được không?
Vị sư nói: ngồi lên đây là học làm Bồ Tát, đâu phải muốn ngồi là được.
Người kia trả lời: Tôi cũng muốn học làm Bồ Tát, sư cho tôi làm Bồ Tát đi.
Vị sư nói tiếp: ông muốn học làm Bồ Tát cũng được, nhưng với điều kiện là dù có thấy gì cũng không được mở miệng. nếu được vậy thì tôi cho ông học...
Người này đồng ý và được vị sư cho ngồi vào vị trí đó.
Ngồi được một lúc , vị này tò mò hé mắt nhìn xuống dưới , thấy một phú ông bước vào rồi quì xuống lễ lạy. trong khi lễ lạy thì túi tiền của phú ông bị tuột ra và rơi xuống đất. vị học Bồ Tát thấy thế mắt mở to miệng hơi há ra định nói , nhưng nhớ lời vị sư dặn nên bụm mồm im lặng.
Một lúc sau phú ông đứng dậy ra về mà không hề biết về chuyện túi tiền bị rơi; cùng lúc ấy có một người nghèo khổ bước vào lễ Phật, cầu xin cho mẹ khỏi bệnh vì không có tiền chạy thuốc cho mẹ. vừa cúi xuống lạy được mấy cái thì bàn tay bỗng quờ phải túi, mở ra thấy tiền thật nhiều, lòng mừng quá. đúng lúc ấy thì có một chị cũng bước vào lễ Phật cầu xin cho chồng sắp ra khơi đánh cá mà trưa nay có tin bão lớn ở ngoài biển bắt đầu mạnh lên mà vẫn phải đi vì nhà đã cả tháng nay không có tiền mua gạo ăn...
Thấy người kia nhặt được túi tiền , thế là cả hai đều nổi lòng đòi chia chác, một lát làm náo động cả ngôi chùa. lúc này vị học làm Bồ Tất nhìn biết rõ ràng định bụng nhảy xuống can thiệp nhưng rồi nghĩ lại lời dặn....
Đang tranh dành nhau chia số tiền thì vị phú ông quay lại và quả quyết khẳng định túi tiền là của ông ta. cuộc cãi vã đã đến hồi mạnh lên chuẩn bị xảy ra ẩu đả...
Thấy thế vị học làm Bồ Tát hoảng quá ...vội nhảy xuống tuyên bố rằng chính tôi thấy cái túi tiền là của phú ông bị rơi khi lễ Phật. vậy là hai người kia tiu ngỉu đành ra về ..
Vừa lúc ấy vị sư chủ chùa xuất hiện, và chỉ thẳng vào mặt người học làm Bồ Tát. loại người như ông là ngu si mà đòi học làm Bồ Tát sao được.
Ngươi có biết không! một chút tiền của lão phú ông có bị mất thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của ông ta , chỉ như biển mất đi một hạt muối. hơn nữa để có được thành phú ông , chắc cũng không ít lần có làm chuyện chẳng tốt lành...
Nếu như ông chẳng mở miệng thì người có mẹ già ốm đau sẽ được cứu , người đàn ông sắp ra khơi trong khi biển bắt đầu có giông bão sẽ được thoát chết. giờ thì cả hai người đều phải chịu đựng vì cái ngu dốt của ông là cố tình can thiệp vào nhân quả của đời ...
Giờ xin nói thêm rằng. thực tế tôi thấy không hẳn người ăn chay là mới đúng nghĩa tu hành.
Vì nếu quả thực là người xuất gia vào chùa thì còn được. vì không phải lao động vất vả ....
còn người tại gia mà ăn chay thì lấy sức đâu mà sống để tồn tại với cái xã hội ngày nay. có điều ngày nay những người thường ăn chay là những người theo pháp môn niệm Phật.( tại gia ) người nào mà chay trường được họ tự hào lắm , đến nỗi sanh ra ngã mạn. mà thực tế , tôi nói đừng cho là nói đểu. tôi thấy mấy người này thuộc hàng ngu nhất trên thế gian mà tôi đã từng gặp. chẳng ai xa lạ mà là người nhà tôi đấy. họ còn tham lắm lại mê mờ chánh pháp , theo mê tín dị đoan hề hề , nói ra thì như hài ấy.
thực tế ăn chay là hợp với cái thân tứ đại, nó không sanh các chứng bệnh nan y, tâm cũng từ đó an ổn hơn cho người thực hành thiền định. tuy vậy, ăn chay phải đủ món , phải đảm bảo đủ chất nuôi cái thể xác này khi nó đang vận hành theo luật vật chất thế gian. Chớ có khen hay chê cái gì. nói cho cùng Đạo Phật thì rốt ráo cái xác thân này cũng phải bỏ , huống là chay hay mặn. vậy hãy có trí tuệ đi...

===================================================

:icon_fU:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Chào anh Trừng Hải, em còn trẻ chưa hiểu biết hết đạo lý nhà Phật nên vẫn còn một số thắc mắc nên nhờ anh thông suốt cho ạ. Có phải muốn bước chân vào tu hành là phải học ăn chay trường ngay không, Thọ Trì Ngũ Giới theo em biết là có cấm "sát sinh" nhưng chưa hẳn là cắm tiệt việc ăn mặn, và không phải bảo mình ăn chay trường là làm được ngay, dẫu biết rằng ăn chay là tốt cho việc trì chú nhưng mà cũng cần có quá trình luyện tập, có thể ăn chay theo kì rồi từ từ tiến lên không được à anh. Những người trẻ như bọn em đa số đều là Phật tử tại gia, còn hoạt động bôn ba bên ngoài nhiều thiết nghĩ cũng cần một số dinh dưỡng từ các món ăn mặn, lớp trẻ bọn em muốn giác ngộ sớm với đạo Phật mà mới bước chân vô ngưỡng tu hành đã nghe cấm cản thế này rồi thì đa số đều hoảng hồn trốn biệt, vậy có phải là điều ngăn trở cho con người ta hướng đến phật pháp hay không. Nếu đã phát tâm ăn chay thì phải nhận thức rõ ràng được mục tiêu và ý nghĩa của việc ăn chay thì mới có ý nghĩa, đúng đắn. Còn không thì việc ăn chay như tự gò bó, kìm kẹp bản thân mình để đánh đổi với thánh phật. Và em cũng không hiểu sao trong chùa các Phật tử xuất gia vẫn ăn những món chay giả đùi gà, giả cá... bình thường.
Nhờ anh giải đáp giúp em ạ!
Kính!

Chào bạn tuantrungbmt

_ Trước hết xin lỗi đã gỏ nhằm nickname của bạn là tuanphungbmt mà đúng ra phải là tuantrungbmt.

_ Về việc ăn chay thì hãy xem trường trai như là một quá trình tự mình tập luyện như vượt qua một ngọn núi theo từng giai đoạn có thời gian nhất định mà mình ấn định giống như học cấp I thì mất 5 năm, cấp II mất 4 năm, cấp III mất 3 năm rồi mới thi vào đại học; bước đầu thì nhị trai, ngũ trai, thập trai...cho đến khi chay trường được.
Về vấn đề dinh dưỡng thì đừng có lo vì hiện khoa học dinh dưỡng vẫn khuyến khích việc ăn chay mà vẫn đảm bảo sức khỏe (bạn có thể tìm tài liệu đọc thêm nếu vẫn chưa tin)
Hay thực tế mấy tăng sĩ Thiếu lâm ăn chay mà vẫn múa võ, luyện công, biểu diễn ào ào có sao đâu!

_ Về cái gọi là cấm cản: bởi vì bản thân phát nguyện việc học THẦN CHÚ hay nói theo ngôn từ đàm thoại là đam mê, đã đam mê thì phải vượt qua được các trở ngại để sống với đam mê đó; không vượt qua được thì đó chỉ là đam mê giả hiệu.

_ Về chuyện thức ăn chay giả làm thức ăn mặn đối với Phật tử xuất gia như lời bạn thuật có thể là do người phát tâm lo việc ăn uống đi mua ngoài chợ các thức ăn làm sẵn. Mà việc này cũng đâu có liên quan gì đến đam mê của bạn?

Mến, Trừng Hải
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của vạn vật… Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”, Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh.
Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật?
Thật ra, tôi có cảm tưởng đạo Phật trong căn bản không phải là một triết lý mô phạm, một hệ thống luân lý, chỉ dạy cho con người phải làm cái này, không làm cái nọ, thiện như thế này, ác như thế nọ. Giới là để giúp định, định là để giúp tuệ. Tự nó giới không có ý nghĩa gì, chấp chặt vào nó còn là một chướng ngại cản trở việc tu hành (giới cấm thủ).
Như vậy thì những điều “thiện” là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều “bất thiện” là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau. “Thiện” hay “ác” là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy”.
Nhưng, cuộc đời không đơn giản, bởi vì chính con người không đơn giản. Trong một cuộc chiến tranh cũng vậy, đứng bên này chiến tuyến là người anh em, thiện hữu, bên kia chiến tuyến là kẻ địch, ác đảng. Chỉ cần thay đổi bên chiến tuyến, là thiện- ác thay đổi bên, và làm quay mũi súng.
Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện? Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.
Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người? Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng, thì đó còn phải là việc thiện hay không? Hành thiện thì phải theo tinh thần “vô ngã”, mà đã “vô ngã” rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.
Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình, vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng…
Mong cầu giác ngộ, giải thoát cũng là vọng niệm, nghĩ đên việc phải làm, nghĩ đến tương lai cũng là vọng niệm, câu “vô trí, diệc vô đắc…vô sở đắc cố…viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn”
Chúng ta sợ sự bấp bênh, nên muốn tìm một cái gì vững chắc, một chiếc kim chỉ nam, một bàn thạch để mà dựa lên, bám víu vào đó. Nhưng càng bám víu vào, lại càng cảm thấy nó trơn tuột, càng chới với giữa dòng nước chảy xiết, càng vùng vẫy lại càng cảm thấy chìm xuống nhanh. Chỉ có cách là bình tĩnh buông thả mình, nương theo dòng nước, rồi mới dần dần xáp lại bờ. Cuộc đời vốn là vô thường, không có gì là vững chắc, phải chịu là như vậy. Nếu đợi cho biển cả lặng im rồi mới nhổ neo, thì e rằng sẽ không bao giờ rời bến.
Cứ luẩn quẩn tự hỏi phải làm thế nào, phương pháp ra sao, đi theo chiều hướng nào, con đường nào…Theo pháp môn nào, chùa nào, thầy nào…Tất cả đều là trật lất! Chỉ có một chuyện phải làm, đó là ý thức và sống một cách tỉnh thức phút giây hiện tại!

Cũng hay đấy cũng biết kết thúc một buổi trình diễn kỹ thuật nấu nướng hề hề.
chính vì làm thiện hay ác nơi thế gian này đều không hoàn hảo như bạn nói là thực tế.
chính vì vậy cốt lõi đạo Phật nói cho người tu hành là: Việc đến chẳng nhận , tất cả chỗ không tâm.
Chính là như như bất động , thấy biết tất cả mà chẳng có tâm khởi yêu ghét lấy bỏ...thì được người tự do chẳng vướng mắc.
Còn khi đã khai mở hết thảy những gì như là thần thông( theo kinh điển ) thì sẽ hành động thiện , ác một cách hợp với chân thường. nghĩa là không có tư kiến cá nhân mà là cái biết trong sáng bao gồm nhân quả của chính mình cùng với các sự vật liên quan với tâm từ, bi, hỷ ,xả của người giác ngộ.
câu này “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dạy”. là chỉ người đã thực sự giác ngộ rồi, như tôi đã trích ở trên.
còn với người đang thực hành thì phải nhận cho ra trong cái hỗn độn có cái chẳng liên quan gì đã. rồi từ từ tập sống với nó . kết hợp với phương tiện ( pháp hành nhà Phật ) rồi mới thật sự được như trên.
Chắc là bạn theo Minh Sát Thiền. nếu vậy hãy thấy biết như thật nơi thực tại chớ có động đậy cho dù Ma hay quỉ nói gì nhé. thế mới đúng là Minh Sát đó. hề hề.
Còn Lão Ma!
Lão thử nói xem cái dòng họ Thích bên Ấn Độ chắc là không có làm chuyện gì xấu chăng?
Chớ có vì có Ông Cồ Đàm sinh ra trong dòng họ đó thành Phật mà gom lại nói rằng dòng họ Thích là trong sáng không mắc nhân quả nhé.
Ma có tin rằng tất cả các dòng họ vua chúa nơi trần gian này đều có phước báu mới được như thế . nhưng cũng chính là tất cả các dòng họ được làm vua quan cũng đều là đồ chó bẩn thỉu cả. thì chúng nó mới bị diệt vong chứ. cho nên cái ông Cồ Đàm đưa ra cái lý giác ngộ giải thoát tất cả khổ đau và luân hồi mới tồn tại đến mấy ngàn năm ấy chứ. Còn chuyện ông Cồ Đàm sinh ra là Phật hay là tu rồi mới thành Phật thì cứ để cho người nào muốn biết thì họ tự phải biết. chuyện này đã tranh luận cả thế giới đến giờ vẫn chưa ai đúng ai sai cả. nếu Ma biết rõ thì nói cho mọi người nghe thì tốt biết bao.
hề hề muốn nghỉ mà rồi cứ loạn lên thật là đáng để cho Ma bắt phạt là đúng. nghỉ thôi tạm biệt mọi người.
À bác Hùng Cầu kiệu nói bằng ngôn ngữ gì mà nhãn tôi chẳng hiểu gì cả. bác 61 rồi mà như tuổi Ten hay thật hề hề
 

Thánh Lực

Registered
Phật tử
Tham gia
8/9/16
Bài viết
14
Điểm tương tác
12
Điểm
3
giải thích

Cũng hay đấy cũng biết kết thúc một buổi trình diễn kỹ thuật nấu nướng hề hề.
chính vì làm thiện hay ác nơi thế gian này đều không hoàn hảo như bạn nói là thực tế.
chính vì vậy cốt lõi đạo Phật nói cho người tu hành là: Việc đến chẳng nhận , tất cả chỗ không tâm.
Chính là như như bất động , thấy biết tất cả mà chẳng có tâm khởi yêu ghét lấy bỏ...thì được người tự do chẳng vướng mắc.
Còn khi đã khai mở hết thảy những gì như là thần thông( theo kinh điển ) thì sẽ hành động thiện , ác một cách hợp với chân thường. nghĩa là không có tư kiến cá nhân mà là cái biết trong sáng bao gồm nhân quả của chính mình cùng với các sự vật liên quan với tâm từ, bi, hỷ ,xả của người giác ngộ.
câu này “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dạy”. là chỉ người đã thực sự giác ngộ rồi, như tôi đã trích ở trên.
còn với người đang thực hành thì phải nhận cho ra trong cái hỗn độn có cái chẳng liên quan gì đã. rồi từ từ tập sống với nó . kết hợp với phương tiện ( pháp hành nhà Phật ) rồi mới thật sự được như trên.
Chắc là bạn theo Minh Sát Thiền. nếu vậy hãy thấy biết như thật nơi thực tại chớ có động đậy cho dù Ma hay quỉ nói gì nhé. thế mới đúng là Minh Sát đó. hề hề.
Còn Lão Ma!
Lão thử nói xem cái dòng họ Thích bên Ấn Độ chắc là không có làm chuyện gì xấu chăng?
Chớ có vì có Ông Cồ Đàm sinh ra trong dòng họ đó thành Phật mà gom lại nói rằng dòng họ Thích là trong sáng không mắc nhân quả nhé.
Ma có tin rằng tất cả các dòng họ vua chúa nơi trần gian này đều có phước báu mới được như thế . nhưng cũng chính là tất cả các dòng họ được làm vua quan cũng đều là đồ chó bẩn thỉu cả. thì chúng nó mới bị diệt vong chứ. cho nên cái ông Cồ Đàm đưa ra cái lý giác ngộ giải thoát tất cả khổ đau và luân hồi mới tồn tại đến mấy ngàn năm ấy chứ. Còn chuyện ông Cồ Đàm sinh ra là Phật hay là tu rồi mới thành Phật thì cứ để cho người nào muốn biết thì họ tự phải biết. chuyện này đã tranh luận cả thế giới đến giờ vẫn chưa ai đúng ai sai cả. nếu Ma biết rõ thì nói cho mọi người nghe thì tốt biết bao.
hề hề muốn nghỉ mà rồi cứ loạn lên thật là đáng để cho Ma bắt phạt là đúng. nghỉ thôi tạm biệt mọi người.
À bác Hùng Cầu kiệu nói bằng ngôn ngữ gì mà nhãn tôi chẳng hiểu gì cả. bác 61 rồi mà như tuổi Ten hay thật hề hề


-------------------------------------------------------------------------------

à , mình đăng nhãn dán logo mặt cười đưa lên 2 ngón tay cái , ý nói là mình đồng ý và tâm đắc với bài viết đó mà , xin lỗi vì đã làm bạn bực mình ...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Còn Lão Ma!

Lão thử nói xem cái dòng họ Thích bên Ấn Độ chắc là không có làm chuyện gì xấu chăng?

Chớ có vì có Ông Cồ Đàm sinh ra trong dòng họ đó thành Phật mà gom lại nói rằng dòng họ Thích là trong sáng không mắc nhân quả nhé.

Ma có tin rằng tất cả các dòng họ vua chúa nơi trần gian này đều có phước báu mới được như thế . nhưng cũng chính là tất cả các dòng họ được làm vua quan cũng đều là đồ chó bẩn thỉu cả. thì chúng nó mới bị diệt vong chứ. cho nên cái ông Cồ Đàm đưa ra cái lý giác ngộ giải thoát tất cả khổ đau và luân hồi mới tồn tại đến mấy ngàn năm ấy chứ.

Còn chuyện ông Cồ Đàm sinh ra là Phật hay là tu rồi mới thành Phật thì cứ để cho người nào muốn biết thì họ tự phải biết. chuyện này đã tranh luận cả thế giới đến giờ vẫn chưa ai đúng ai sai cả. nếu Ma biết rõ thì nói cho mọi người nghe thì tốt biết bao.

hề hề muốn nghỉ mà rồi cứ loạn lên thật là đáng để cho Ma bắt phạt là đúng. nghỉ thôi tạm biệt mọi người.

À bác Hùng Cầu kiệu nói bằng ngôn ngữ gì mà nhãn tôi chẳng hiểu gì cả. bác 61 rồi mà như tuổi Ten hay thật hề hề

Hề hề,

Bởi vậy, cứ lo kiếm cơm hoài, thành ra không có thời gian học hành !

Dòng họ Thích và đức Phật Thích Ca, có cộng nghiệp trong quá khứ !

- Thủa xưa, là người dân trong cùng một làng.

- Cả làng bắt tiệt cá trong hồ để ăn: cá ông, cá bà, cô, chú, dì, cậu, mợ...từ già tới trẻ sơ sinh, đều bắt ăn bằng hết.

- Duy chỉ có một cậu nhóc không ăn, mà nhìn thấy người bắt cá vui mừng.

Cậu nhóc ấy là Phật Thích Ca, cả dân làng là dòng họ Thích !

- Việc Phật sinh vào nhà quyền quý là do phước báu của Ngài; sinh vào dòng họ Thích là vì cộng nghiệp quá khứ của Ngài ! Bệnh đau đầu là do cái vụ cười "trên sự đau khổ" của "thằng khác" !

Bởi vậy, vì cái cộng nghiệp này, mà người ta vơ đũa cả nắm, cho rằng cứ hễ ở nơi giàu sang, thì cái sự giàu sang ấy tất phải có vấn đề "ô nhiễm" ! Mà chết trong cảnh giàu sang, thì đều là "lũ chó bẩn thỉu" cả !

Có thấy rằng, rất nhiều đứa sinh ra trong cảnh nghèo rớt, mà mới lớn tí đã được nhận làm con nuôi, được ở nơi phú quý giàu sang !

Vậy thì do nghiệp gì mà sinh vào nhà nghèo ?

Do nghiệp gì thì được sống ở nhà giàu ?

Còn về chuyện nghèo vật chất, mà lại biết Phật Pháp thì cái biết Phật Pháp ấy là chính là một loại phước báu đấy !

Là kim cương, đá quý, ruby, mã não...

Nếu ai mà nhiều báu hơn nữa thì vừa biết Phật Pháp, vừa có thời gian tu hành.

Thời gian tu hành này cũng là phước báu tiền bạc tích lũy quá khứ cả....

Rồi đã biết Phật Pháp, đã có thời gian tu hành, lại tu đúng Chánh Pháp, lại sinh trong nhà giàu nữa....

Thì phải biết quá khứ, cũng cỡ gặp Phật, nghe Pháp cúng hoa, cúng nước, cúng áo,...rồi mới được như thế !

Hay như Ngài Bách Trượng, sinh vào thời kỳ yên bình, không chiến tranh loạn lạc, lại ít nhân tạo, thực phẩm ít ô nhiễm, không khí trong lành (rõ sướng), chẳng có TV, internet...nên điều kiện tiến tu thành Thánh cũng có cái "ngon lành" hơn bây giờ !. Hề hề. Sinh đúng thời điểm cũng là một dạng phước báu nữa.

Nói về nghiệp quả, phước báu...thì kiếp này sang kiếp khác cũng chẳng hết.

Đan xen chẳng chịt như tơ nhện của Spider Man.

Muốn gặp Pháp, thì phải kết duyên, cung kính với Pháp.

Muốn gặp Phật thì phải kết duyên, cung kính với Phật.

Muốn vào chùa thì phải biết kết duyên, cung kính Tăng.

Muốn giàu sang thì phải tu phước thiện.

Muốn khỏe mạnh, sống lâu thì phải trường chay, phóng sinh...


Chẳng có gì ngoài Nhân Quả. Thiện, ác, nghiệp, báo cứ thế tuần hoàn ! Một giấc mộng vô biên không có ngày tỉnh !

Giải thoát chẳng phải là chấm dứt tất cả, vượt ngoài tất cả ! Chỉ là biết mộng và làm chủ được cơn mộng mà thôi !

Mộ Phần.

Chánh pháp ngôn, hạnh đồng;
Tượng Pháp, 3 - 7, Không.
Mạt Pháp, 7 - 3, ngược;
Bản tánh, thảy vẫn đồng !
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43

Hề hề,

Bởi vậy, cứ lo kiếm cơm hoài, thành ra không có thời gian học hành !

Dòng họ Thích và đức Phật Thích Ca, có cộng nghiệp trong quá khứ !

- Thủa xưa, là người dân trong cùng một làng.

- Cả làng bắt tiệt cá trong hồ để ăn: cá ông, cá bà, cô, chú, dì, cậu, mợ...từ già tới trẻ sơ sinh, đều bắt ăn bằng hết.

- Duy chỉ có một cậu nhóc không ăn, mà nhìn thấy người bắt cá vui mừng.

Cậu nhóc ấy là Phật Thích Ca, cả dân làng là dòng họ Thích !

- Việc Phật sinh vào nhà quyền quý là do phước báu của Ngài; sinh vào dòng họ Thích là vì cộng nghiệp quá khứ của Ngài !

Bởi vậy, vì cái cộng nghiệp này, mà người ta vơ đũa cả nắm, cho rằng cứ hễ ở nơi giàu sang, thì cái sự giàu sang ấy tất phải có vấn đề "ô nhiễm" ! Mà chết trong cảnh giàu sang, thì đều là "lũ chó bẩn thỉu" cả !

Có thấy rằng, rất nhiều đứa sinh ra trong cảnh nghèo rớt, mà mới lớn tí đã được nhận làm con nuôi, được ở nơi phú quý giàu sang !

Vậy thì do nghiệp gì mà sinh vào nhà nghèo ?

Do nghiệp gì thì được sống ở nhà giàu ?

Còn về chuyện nghèo vật chất, mà lại biết Phật Pháp thì cái biết Phật Pháp ấy là chính là một loại phước báu đấy !

Là kim cương, đá quý, ruby, mã não...

Nếu ai mà nhiều báu hơn nữa thì vừa biết Phật Pháp, vừa có thời gian tu hành.

Thời gian tu hành này cũng là phước báu tiền bạc tích lũy quá khứ cả....

Rồi đã biết Phật Pháp, đã có thời gian tu hành, lại tu đúng Chánh Pháp, lại sinh trong nhà giàu nữa....

Thì phải biết quá khứ, cũng cỡ gặp Phật, nghe Pháp cúng hoa, cúng nước, cúng áo,...rồi mới được như thế !

Hay như Ngài Bách Trượng, sinh vào thời kỳ yên bình, không chiến tranh loạn lạc, lại ít nhân tạo, thực phẩm ít ô nhiễm, không khí trong lành (rõ sướng), chẳng có TV, internet...nên điều kiện tiến tu thành Thánh cũng có cái "ngon lành" hơn bây giờ !. Hề hề. Sinh đúng thời điểm cũng là một dạng phước báu nữa.

Nói về nghiệp quả, phước báu...thì kiếp này sang kiếp khác cũng chẳng hết.

Đan xen chẳng chịt như tơ nhện của Spider Man.

Muốn gặp Pháp, thì phải kết duyên, cung kính với Pháp.

Muốn gặp Phật thì phải kết duyên, cung kính với Phật.

Muốn vào chùa thì phải biết kết duyên, cung kính Tăng.

Muốn giàu sang thì phải tu phước thiện.

Muốn khỏe mạnh, sống lâu thì phải trường chay, phóng sinh...


Chẳng có gì ngoài Nhân Quả. Thiện, ác, nghiệp, báo cứ thế tuần hoàn ! Một giấc mộng vô biên không có ngày tỉnh !

Giải thoát chẳng phải là chấm dứt tất cả, vượt ngoài tất cả ! Chỉ là biết mộng và làm chủ được cơn mộng mà thôi !

Mộ Phần.

này Ma ! bản thân giàu nghèo đều chẳng có tội hay không tội gì cả. nhưng cái con người sống trong cái giàu nghèo đó bị nó cuốn hút rồi y lệnh nó xui rồi mới sinh tội phước. nhưng trên thực tế , chắc Ma đọc nhiều xem nhiều phim dã sử nên biết bọn vua chúa đều thê thảm vào cuối thế hệ hay cuối đời cả. bởi chúng nó không tội ác nào mà chúng nó không làm , lòng tham thì không bờ bến, dục vọng thì khỏi nói , vì vua chúa chỉ có mỗi mấy việc là tứ khoái là chính. còn chính sự thì để cho hoạn quan nó làm kiểu như Lã Bất Vi với ái khanh gì gì đấy hề hề. chắc Lão Ma được sống trong sung sướng. vậy thử hỏi tổ tiên có điều chi khuất tất? nếu mà không là trên trái đất này nhà Ma là độc nhất số một gọi là năm bo oăn gì gì đó hề hề.
Mà thôi nhãn này chỉ hỏi đôi tí mà lão Ma hơi nhiều điều. cám ơn lão ma nhắc lại nếu không nhãn này quên mất câu chuyện dòng họ thích đã đọc cách đây gần mười năm hề hề , thật là biếng học biếng học. Chào Ma chúc Ma buổi tối an lành. còn giải thoát là bản thân hết mộng chứ không phải là còn mộng để mà làm chủ mộng, chỉ ngắm nhìn thiên hạ mộng mà thôi Ma à.
không biết đoán rứa có phải không à Ma
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
[/SIZE][/B]

-------------------------------------------------------------------------------

à , mình đăng nhãn dán logo mặt cười đưa lên 2 ngón tay cái , ý nói là mình đồng ý và tâm đắc với bài viết đó mà , xin lỗi vì đã làm bạn bực mình ...
Cám ơn bác Hùng, hề hề không có chi là bực cả . chính nhãn này thấy có cảm tình với bác ngay từ đầu đó chớ. chúc bác mạnh khỏe an vui. thỉnh thoảng cho con cháu đôi lời
 

tuantrungbmt

Registered
Phật tử
Tham gia
15/9/16
Bài viết
26
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Chào bạn tuantrungbmt

_ Trước hết xin lỗi đã gỏ nhằm nickname của bạn là tuanphungbmt mà đúng ra phải là tuantrungbmt.

_ Về việc ăn chay thì hãy xem trường trai như là một quá trình tự mình tập luyện như vượt qua một ngọn núi theo từng giai đoạn có thời gian nhất định mà mình ấn định giống như học cấp I thì mất 5 năm, cấp II mất 4 năm, cấp III mất 3 năm rồi mới thi vào đại học; bước đầu thì nhị trai, ngũ trai, thập trai...cho đến khi chay trường được.
Về vấn đề dinh dưỡng thì đừng có lo vì hiện khoa học dinh dưỡng vẫn khuyến khích việc ăn chay mà vẫn đảm bảo sức khỏe (bạn có thể tìm tài liệu đọc thêm nếu vẫn chưa tin)
Hay thực tế mấy tăng sĩ Thiếu lâm ăn chay mà vẫn múa võ, luyện công, biểu diễn ào ào có sao đâu!

_ Về cái gọi là cấm cản: bởi vì bản thân phát nguyện việc học THẦN CHÚ hay nói theo ngôn từ đàm thoại là đam mê, đã đam mê thì phải vượt qua được các trở ngại để sống với đam mê đó; không vượt qua được thì đó chỉ là đam mê giả hiệu.

_ Về chuyện thức ăn chay giả làm thức ăn mặn đối với Phật tử xuất gia như lời bạn thuật có thể là do người phát tâm lo việc ăn uống đi mua ngoài chợ các thức ăn làm sẵn. Mà việc này cũng đâu có liên quan gì đến đam mê của bạn?

Mến, Trừng Hải
Cám ơn anh, lời anh em sẽ ghi đặng để làm hành trang trong quá trình học Phật.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hề hề

Tính so phước đức ông với phước đức Phật ấy hả?

Lúc ăn thì đòi ngang hàng Phật, rồi khi tu hành thì lại nhận mình là phàm phu nghiệp chướng!

Ông biết khi Phật sinh ra đời, Mẹ Phật vì hưởng phước phần thọ thai sinh thân mà thăng Thiên liền không?

Nên nhớ Phật đản sanh, Khi ấy đã là ở ngôi vị Bồ Tát nhất sanh bổ xứ rồi!

Công lực còn cao gấp vạn lần mấy ông Tổ giết mèo, ăn thịt chim..

Mấy ông bây giờ còn mạnh miệng được, là vì bệnh nghiệp còn chưa đổ vào thân!

Tới lúc trả báo ăn thịt sát sanh, thì có khi cái mồm sẽ lở loét đầu tiên đấy!

Lúc đấy e rằng chỉ biết rên la, Một danh hiệu Phật chưa từng huân tập, tâm tán niệm loạn! Thì mới hiểu cái tội nghiệp ăn thịt giết hại nó nặng tới cỡ nào!

Phước mỏng, nghiệp dầy! Chưa thể vừa cõng đá, vừa dã gạo, vừa nhập Phật Tri Kiến như Ngài Huệ Năng !

Thì chớ vội học đòi theo mấy kẻ phá giới mà tự chuốc quả khổ!

Mộ Phần.




Hề hề

Sao không thí dụ là cô gái xinh tươi, có phải có thêm động lực không.

Đương nhiên là kêu to lên: Bớ làng nước ơi có nhà bị cháy!

Rồi ngồi mà lo niệm Phật đi chứ sao nữa! Xông vào làm gì?!!

Do cộng nghiệp nên mới cùng thấy cảnh nhà cháy!

Do biệt nghiệp nên người trong nhà, người ngoài sân!

Thế gian có câu: Đã là phước thì chẳng phải là hoạ, đã là hoạ thì chẳng thể tránh được!

Ông học Phật, mà sao lại nghĩ theo tư tưởng của ngoại đạo, dùng sức thân để can thiệp nghiệp duyên chúng sanh. Như mấy tên thầy cúng, cầu sao giải hạn thế hở?!!

Nghiệp báo đã tới, Đến Ngài Mục Liên, thần còn chẳng kịp thông. Huống là bà lão già và con dê!

Dùng trí mà cứu người, đừng mới thấy cháy, nghe thấy kêu mà đã cắm đầu cắm cổ lao vào cứu!

Ngạt khói mà chết trước đấy!

Mộ Phần.




Hề hề

1. Chỗ, "tùy duyên" trong trường hợp này, đơn giản là: Người ta không kêu cầu tới mình thì đừng có lao vào giúp !

Vì có kêu có cầu là do có duyên có nợ, không thì dù nhìn thấy cũng như không thấy vậy thôi !

Còn chưa được sanh tử trí, khai thiên nhãn thông thì đâu có thể rõ ràng nhân, duyên, quả hết được !

Dẫu cho A La Hán thì mới ngó được 80 muôn kiếp trước và 80 muôn kiếp sau thôi !


2. Đúng là ăn chay thì cần phải đủ món, thì mới có sức mà làm việc !

Đủ món là thế nào ?

Cơm trắng 3 bát, canh rau xanh, đậu ( rau củ, nấm..) kho mặn, thêm món luộc và nước chấm nữa là đủ ngũ vị: Chua, cay, mặn, ngọt, thanh.

Vây là yên tâm đi, làm việc như trâu !!! Với điều kiện là đừng có vọng tưởng, tạp niệm nhiều quá !

Khoa học đã chứng minh rồi, vận động thân thể tiêu hao lượng kalo ít hơn nhiều so với suy nghĩ đầu óc đấy !

3. Còn về việc người ăn chay trường được, họ sinh tâm tự cao; thì ấy là bởi lỗi tại người dạy ăn chay không chỉ bảo rõ ràng:

Ăn chay là để tu hành, là trợ duyên đắc lực cho sự tu hành !

Chứ không phải tu hành là chỉ cần có ăn chay.

Phải nói rõ tội phước, nghiệp báo, chướng duyên, thuận duyên, thiện - ác luân hồi nhân quả đầy đủ ! Thì tâm người mới không sinh ra sự kiêu mãn chứ !

Lỗi tại người thầy ! Chẳng phải do người học ! Vì phàm phu tâm, làm được việc hơn người thì đương nhiên sinh tâm kiêu mạn !

Mộ Phần.


thôi xong ... tu học công phu bao năm đổ xuống biển ... uổng phí cho một bồ kinh luân ...

tu cho đã rồi thấy người gặp nạn ngồi nhìn rồi còn quát : lỗi tại mi phước mỏng nghiệp dày kêu cứu mà làm gì !!!

hỏng !!! ... hỏng hẳn !!!

cứu người mà còn lo trước lo sau thì người ta chết rồi còn ngồi đó mà tính toán ... hic
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Hề hề

"Đằng sau mỗi tài sản lớn, đều là tội ác" - Cuốn God Father của Mario Puzo. [Cuốn này rất hay !]

Nhưng tư tưởng này còn phiến diện, tại không tin có Nhân Quả, chỉ thấy hiện thời nghiệp quả ! Nếu rõ Nhân Quả Ba Đời thì đâu có nói như thế !

Phật sinh ra con Vua, phước tài này đâu phải là sản phẩm của "tội ác" !



Thì đường lên Đỉnh vốn nó không xa, tại vì "làm" không đúng cách, nên thành ra không "lên đỉnh" được đó thôi !

"Tất cả chúng sanh đều nhờ ăn mà sống", Ma không ngoại lệ. Muốn có ăn, thì phải làm việc ! Đó là điều hiển nhiên !





Hề hề. Lúc nào không còn vọng tưởng ăn nữa, thì sẽ không tìm cái ăn nữa ! Thầy Quán Thế Âm dạy thế !

Làm việc sẽ rất vui khi mình thông tỏ cái việc mình đang làm !

Chớ cho làm việc là khổ, mấy đứa tập gym, tập thể hình đâu có đẹp bằng mấy anh vác đá, xúc cát...

Lão Tỷ Phú, mặt chuột, Jack Ma nói: Ngừng than phiền, suy nghĩ lạc quan, bạn sẽ thấy cơ hội ! Và nhất là : KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC BỎ CUỘC ! [ Lão này hơn 30 tuổi, vẫn nghèo rớt ! Thi đại học 3 lần không đậu ! Xin việc 30 chỗ, đều bị từ chối !...]

Ăn cơm thôi !

Mộ Phần.

hê hê ... câu "Đằng sau mỗi gia tài kếch xù là một tội ác" là của Balzac...

Nhân -Quả khó nói xấu tốt ... sinh ra đã có đầy đủ điều kiện nhưng không chịu "tự đốt đuốc lên mà đi" thì cũng vứt ... Thế cho nên Phật mới nói chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất là vậy ==> tu Vô Ngã .

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chả dại đôi lần

Phật còn sai mất 6 năm tu khổ hạnh nữa là chúng ta.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của vạn vật… Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”, Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh.
Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật?
Thật ra, tôi có cảm tưởng đạo Phật trong căn bản không phải là một triết lý mô phạm, một hệ thống luân lý, chỉ dạy cho con người phải làm cái này, không làm cái nọ, thiện như thế này, ác như thế nọ. Giới là để giúp định, định là để giúp tuệ. Tự nó giới không có ý nghĩa gì, chấp chặt vào nó còn là một chướng ngại cản trở việc tu hành (giới cấm thủ).
Như vậy thì những điều “thiện” là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều “bất thiện” là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau. “Thiện” hay “ác” là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy”.
Nhưng, cuộc đời không đơn giản, bởi vì chính con người không đơn giản. Trong một cuộc chiến tranh cũng vậy, đứng bên này chiến tuyến là người anh em, thiện hữu, bên kia chiến tuyến là kẻ địch, ác đảng. Chỉ cần thay đổi bên chiến tuyến, là thiện- ác thay đổi bên, và làm quay mũi súng.
Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện? Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.
Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người? Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng, thì đó còn phải là việc thiện hay không? Hành thiện thì phải theo tinh thần “vô ngã”, mà đã “vô ngã” rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.
Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình, vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng…
Mong cầu giác ngộ, giải thoát cũng là vọng niệm, nghĩ đên việc phải làm, nghĩ đến tương lai cũng là vọng niệm, câu “vô trí, diệc vô đắc…vô sở đắc cố…viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn”
Chúng ta sợ sự bấp bênh, nên muốn tìm một cái gì vững chắc, một chiếc kim chỉ nam, một bàn thạch để mà dựa lên, bám víu vào đó. Nhưng càng bám víu vào, lại càng cảm thấy nó trơn tuột, càng chới với giữa dòng nước chảy xiết, càng vùng vẫy lại càng cảm thấy chìm xuống nhanh. Chỉ có cách là bình tĩnh buông thả mình, nương theo dòng nước, rồi mới dần dần xáp lại bờ. Cuộc đời vốn là vô thường, không có gì là vững chắc, phải chịu là như vậy. Nếu đợi cho biển cả lặng im rồi mới nhổ neo, thì e rằng sẽ không bao giờ rời bến.
Cứ luẩn quẩn tự hỏi phải làm thế nào, phương pháp ra sao, đi theo chiều hướng nào, con đường nào…Theo pháp môn nào, chùa nào, thầy nào…Tất cả đều là trật lất! Chỉ có một chuyện phải làm, đó là ý thức và sống một cách tỉnh thức phút giây hiện tại!

tôi thích tư tưởng này và tôi cũng nghĩ vậy ... mỗi người chúng ta có một cái "thực tại hiện tiền" khác nhau là do Nhân-Quả,tập khí khác nhau ... nhưng chúng ta biết sống đầy đủ trong "cái thực tại hiện tiền" của mình là đã đạt yêu cầu rồi...
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Cũng hay đấy cũng biết kết thúc một buổi trình diễn kỹ thuật nấu nướng hề hề.
chính vì làm thiện hay ác nơi thế gian này đều không hoàn hảo như bạn nói là thực tế.
chính vì vậy cốt lõi đạo Phật nói cho người tu hành là: Việc đến chẳng nhận , tất cả chỗ không tâm.
Chính là như như bất động , thấy biết tất cả mà chẳng có tâm khởi yêu ghét lấy bỏ...thì được người tự do chẳng vướng mắc.
Còn khi đã khai mở hết thảy những gì như là thần thông( theo kinh điển ) thì sẽ hành động thiện , ác một cách hợp với chân thường. nghĩa là không có tư kiến cá nhân mà là cái biết trong sáng bao gồm nhân quả của chính mình cùng với các sự vật liên quan với tâm từ, bi, hỷ ,xả của người giác ngộ.
câu này “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dạy”. là chỉ người đã thực sự giác ngộ rồi, như tôi đã trích ở trên.
còn với người đang thực hành thì phải nhận cho ra trong cái hỗn độn có cái chẳng liên quan gì đã. rồi từ từ tập sống với nó . kết hợp với phương tiện ( pháp hành nhà Phật ) rồi mới thật sự được như trên.
Chắc là bạn theo Minh Sát Thiền. nếu vậy hãy thấy biết như thật nơi thực tại chớ có động đậy cho dù Ma hay quỉ nói gì nhé. thế mới đúng là Minh Sát đó. hề hề.
Còn Lão Ma!
Lão thử nói xem cái dòng họ Thích bên Ấn Độ chắc là không có làm chuyện gì xấu chăng?
Chớ có vì có Ông Cồ Đàm sinh ra trong dòng họ đó thành Phật mà gom lại nói rằng dòng họ Thích là trong sáng không mắc nhân quả nhé.
Ma có tin rằng tất cả các dòng họ vua chúa nơi trần gian này đều có phước báu mới được như thế . nhưng cũng chính là tất cả các dòng họ được làm vua quan cũng đều là đồ chó bẩn thỉu cả. thì chúng nó mới bị diệt vong chứ. cho nên cái ông Cồ Đàm đưa ra cái lý giác ngộ giải thoát tất cả khổ đau và luân hồi mới tồn tại đến mấy ngàn năm ấy chứ. Còn chuyện ông Cồ Đàm sinh ra là Phật hay là tu rồi mới thành Phật thì cứ để cho người nào muốn biết thì họ tự phải biết. chuyện này đã tranh luận cả thế giới đến giờ vẫn chưa ai đúng ai sai cả. nếu Ma biết rõ thì nói cho mọi người nghe thì tốt biết bao.
hề hề muốn nghỉ mà rồi cứ loạn lên thật là đáng để cho Ma bắt phạt là đúng. nghỉ thôi tạm biệt mọi người.
À bác Hùng Cầu kiệu nói bằng ngôn ngữ gì mà nhãn tôi chẳng hiểu gì cả. bác 61 rồi mà như tuổi Ten hay thật hề hề

Chào bạn Phạm Văn Dũng,

Kính bạn ... kính bạn vì có sự tiến bộ ... bạn chắc đã có thu hoạch trong tu học rồi .
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

_ Chào bạn tuanphungbmt: lời của đạo hữu Ba Tuần chính là để chỉ cái chướng ngại bước đầu sơ khai cho người phát nguyện học chú thuật đó chính là cần phải TRƯỜNG TRAI và THỌ TRÌ NGŨ GIỚI trước khi học trì và niệm chú. Nếu chướng ngại này không vượt qua được thì đừng nghĩ đến chuyện học THẦN CHÚ.

_ Chuyện chay trường là điều dễ nhất khi phát nguyện tu học, tu hành. Nếu điều dễ nhất đó không thành tựu thì mọi lời nói cũng chỉ là trên ngôn ngữ mà thôi.

Đồng kính, trừng hải

haaaaaaaaaaaaa, ngươi không biết bao nhiêu đừng có nói lung tung mà ngăn cản người bước vào đạo. Tội ngươi lớn lắm đó. Đi mà sám hối đi. Nói như các ngươi vậy tất cả phật tử không nên tu theo đạo Phật vì họ còn ăn mặn. Vì ăn mặn nên không thể trì chú , niệm phật ngồi thiền tụng kinh. Tội các ngươi dẫu ỡ địa ngục muôn kiếp cũng không trả nổi đó. Mau mau đi sám hối đi nếu không muốn quá muộn. Người điên thấy các ngươi càng học phật càng tu tập càng cố chấp sân si ngã mạn, người điên thắc cười các ngươi đang học giống gì đây. Đúng là mạt pháp. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Thật tuyệt! ngày xưa nhãn này cứ mù mờ chuyện này lắm ,giờ biết rồi.
Cũng giống như câu chuyện nhãn này đọc được mà quên đề , nhưng nội dung đại khái như vầy:
có một ông lên chùa thấy vị sư ngồi trên bục nơi trang nghiêm nhất cả buổi không nhúc nhích gì cả, mặc cho mọi người ra vào quì lạy cúng vái.... mà không thèm để ý gì chỉ nhắm mắt ngồi im bất động.
Chờ khi vị sư mở mắt người này hỏi, Tôi có ngồi lên đó được không?
Vị sư nói: ngồi lên đây là học làm Bồ Tát, đâu phải muốn ngồi là được.
Người kia trả lời: Tôi cũng muốn học làm Bồ Tát, sư cho tôi làm Bồ Tát đi.
Vị sư nói tiếp: ông muốn học làm Bồ Tát cũng được, nhưng với điều kiện là dù có thấy gì cũng không được mở miệng. nếu được vậy thì tôi cho ông học...
Người này đồng ý và được vị sư cho ngồi vào vị trí đó.
Ngồi được một lúc , vị này tò mò hé mắt nhìn xuống dưới , thấy một phú ông bước vào rồi quì xuống lễ lạy. trong khi lễ lạy thì túi tiền của phú ông bị tuột ra và rơi xuống đất. vị học Bồ Tát thấy thế mắt mở to miệng hơi há ra định nói , nhưng nhớ lời vị sư dặn nên bụm mồm im lặng.
Một lúc sau phú ông đứng dậy ra về mà không hề biết về chuyện túi tiền bị rơi; cùng lúc ấy có một người nghèo khổ bước vào lễ Phật, cầu xin cho mẹ khỏi bệnh vì không có tiền chạy thuốc cho mẹ. vừa cúi xuống lạy được mấy cái thì bàn tay bỗng quờ phải túi, mở ra thấy tiền thật nhiều, lòng mừng quá. đúng lúc ấy thì có một chị cũng bước vào lễ Phật cầu xin cho chồng sắp ra khơi đánh cá mà trưa nay có tin bão lớn ở ngoài biển bắt đầu mạnh lên mà vẫn phải đi vì nhà đã cả tháng nay không có tiền mua gạo ăn...
Thấy người kia nhặt được túi tiền , thế là cả hai đều nổi lòng đòi chia chác, một lát làm náo động cả ngôi chùa. lúc này vị học làm Bồ Tất nhìn biết rõ ràng định bụng nhảy xuống can thiệp nhưng rồi nghĩ lại lời dặn....
Đang tranh dành nhau chia số tiền thì vị phú ông quay lại và quả quyết khẳng định túi tiền là của ông ta. cuộc cãi vã đã đến hồi mạnh lên chuẩn bị xảy ra ẩu đả...
Thấy thế vị học làm Bồ Tát hoảng quá ...vội nhảy xuống tuyên bố rằng chính tôi thấy cái túi tiền là của phú ông bị rơi khi lễ Phật. vậy là hai người kia tiu ngỉu đành ra về ..
Vừa lúc ấy vị sư chủ chùa xuất hiện, và chỉ thẳng vào mặt người học làm Bồ Tát. loại người như ông là ngu si mà đòi học làm Bồ Tát sao được.
Ngươi có biết không! một chút tiền của lão phú ông có bị mất thì có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của ông ta , chỉ như biển mất đi một hạt muối. hơn nữa để có được thành phú ông , chắc cũng không ít lần có làm chuyện chẳng tốt lành...
Nếu như ông chẳng mở miệng thì người có mẹ già ốm đau sẽ được cứu , người đàn ông sắp ra khơi trong khi biển bắt đầu có giông bão sẽ được thoát chết. giờ thì cả hai người đều phải chịu đựng vì cái ngu dốt của ông là cố tình can thiệp vào nhân quả của đời ...
Giờ xin nói thêm rằng. thực tế tôi thấy không hẳn người ăn chay là mới đúng nghĩa tu hành.
Vì nếu quả thực là người xuất gia vào chùa thì còn được. vì không phải lao động vất vả ....
còn người tại gia mà ăn chay thì lấy sức đâu mà sống để tồn tại với cái xã hội ngày nay. có điều ngày nay những người thường ăn chay là những người theo pháp môn niệm Phật.( tại gia ) người nào mà chay trường được họ tự hào lắm , đến nỗi sanh ra ngã mạn. mà thực tế , tôi nói đừng cho là nói đểu. tôi thấy mấy người này thuộc hàng ngu nhất trên thế gian mà tôi đã từng gặp. chẳng ai xa lạ mà là người nhà tôi đấy. họ còn tham lắm lại mê mờ chánh pháp , theo mê tín dị đoan hề hề , nói ra thì như hài ấy.
thực tế ăn chay là hợp với cái thân tứ đại, nó không sanh các chứng bệnh nan y, tâm cũng từ đó an ổn hơn cho người thực hành thiền định. tuy vậy, ăn chay phải đủ món , phải đảm bảo đủ chất nuôi cái thể xác này khi nó đang vận hành theo luật vật chất thế gian. Chớ có khen hay chê cái gì. nói cho cùng Đạo Phật thì rốt ráo cái xác thân này cũng phải bỏ , huống là chay hay mặn. vậy hãy có trí tuệ đi...

Lời của lão động vật thật xác đáng. Kính lão một lễ. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Này Ma! ngồi thiền , nhất tâm niệm Phật là không lo không nghĩ ,nghĩa là chẳng tốn cái chi cả. tương lai Ma sẽ nhịn, không mặn mà cũng không chay.hề hề
còn cái lũ tại nhà như nhãn này thì lo phải có cái ăn tức là nghĩ kế sinh nhai nên động niệm , tốn calo cộng với chân tay hoạt động nữa nghe Ma.
học ông già bên ấn độ thì đừng nói mấy cái khoa học nha Ma.
Có biết trong làng khoa học nó cũng lừa thế giới nhiều lắm đó Ma.
Nói thêm cho biết . Trên chùa thì một trăm người giúp cho mười người thì đủ món được. còn tại gia một món lắm lúc còn bở hơi tai ấy. phải biết hiểu lòng nhân một chút .
Nếu có người đã phát tâm giải thoát, mà có chưa ổn chỗ nào thì dìu dắt động viên, chớ có hơi "giàu" một chút mà cà khịa thằng khốn cùng là gặp anh ....hề hề

Người điên ali5 kính lão một lễ nữa. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Nếu không phân biệt thiện-ác, thì làm sao mà hành thiện? Nhưng nếu phân biệt thiện-ác, thì còn vướng mắc vào cái nhìn thiển cận, méo mó, sai lạc của nhị biên, còn chưa thấy được cái Không của vạn vật… Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật: một thái độ tạm gọi là chính thống, có tính chất phổ thông và mô phạm; và một thái độ phóng khoáng, dành cho hạng “thượng căn”, Nói một cách giản lược, một bên lấy “diệt khổ” làm cứu cánh; một bên lấy “tuệ giác” làm cứu cánh.
Phải chăng một bên hướng về tục đế, là sự thật tương đối của cuộc đời, liên quan tới cách xử thế giữa những con người và với cả các sinh vật, với thiên nhiên; và một bên hướng về chân đế, là một sự thật không thể nào diễn tả được, một sự thật như như, sự thật trong sự thật?
Thật ra, tôi có cảm tưởng đạo Phật trong căn bản không phải là một triết lý mô phạm, một hệ thống luân lý, chỉ dạy cho con người phải làm cái này, không làm cái nọ, thiện như thế này, ác như thế nọ. Giới là để giúp định, định là để giúp tuệ. Tự nó giới không có ý nghĩa gì, chấp chặt vào nó còn là một chướng ngại cản trở việc tu hành (giới cấm thủ).
Như vậy thì những điều “thiện” là những nhân tốt đưa tới những quả tốt, lìa phiền não, diệt khổ đau, và những điều “bất thiện” là những nhân xấu đưa tới những quả xấu, phiền não, khổ đau. “Thiện” hay “ác” là tính chất của những gì đưa tới hạnh phúc hay khổ đau. Con người muốn chọn hạnh phúc hay khổ đau, chỉ cần hành thiện hay hành ác. Do đó, một trong những lời kinh quen thuộc nhất đối với người Phật tử là “Không làm các điều ác, Thành tựu mọi việc lành, Giữ tâm ý thanh tịnh, Ấy lời chư Phật dậy”.
Nhưng, cuộc đời không đơn giản, bởi vì chính con người không đơn giản. Trong một cuộc chiến tranh cũng vậy, đứng bên này chiến tuyến là người anh em, thiện hữu, bên kia chiến tuyến là kẻ địch, ác đảng. Chỉ cần thay đổi bên chiến tuyến, là thiện- ác thay đổi bên, và làm quay mũi súng.
Lại nữa, một việc thiện mình làm chắc gì đâu đã là một việc thiện? Đó có thể là một việc thiện đối với mình, nhưng không phải việc thiện đối với người nhận. Có thể một việc thiện ngày hôm nay sẽ trở thành một điều ác ngày mai, chỉ có thời gian mới cho biết rõ.
Mình cũng phải tự hỏi rằng làm việc thiện đó là cho mình hay cho người? Nếu là để được tiếng khen, được biết ơn, được mát mẻ trong lòng, thì đó còn phải là việc thiện hay không? Hành thiện thì phải theo tinh thần “vô ngã”, mà đã “vô ngã” rồi, thì không còn người cho, không còn người nhận, không còn người hành thiện nữa.
Trong mình có Phật tính, nhưng cũng có Ma vương. Chừng nào chưa hiểu được điều đó, thì mình vẫn chưa hiểu mình, vẫn còn vật lộn với chính mình, vẫn còn phân chia ra cái đầu và cái bụng…
Mong cầu giác ngộ, giải thoát cũng là vọng niệm, nghĩ đên việc phải làm, nghĩ đến tương lai cũng là vọng niệm, câu “vô trí, diệc vô đắc…vô sở đắc cố…viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn”
Chúng ta sợ sự bấp bênh, nên muốn tìm một cái gì vững chắc, một chiếc kim chỉ nam, một bàn thạch để mà dựa lên, bám víu vào đó. Nhưng càng bám víu vào, lại càng cảm thấy nó trơn tuột, càng chới với giữa dòng nước chảy xiết, càng vùng vẫy lại càng cảm thấy chìm xuống nhanh. Chỉ có cách là bình tĩnh buông thả mình, nương theo dòng nước, rồi mới dần dần xáp lại bờ. Cuộc đời vốn là vô thường, không có gì là vững chắc, phải chịu là như vậy. Nếu đợi cho biển cả lặng im rồi mới nhổ neo, thì e rằng sẽ không bao giờ rời bến.
Cứ luẩn quẩn tự hỏi phải làm thế nào, phương pháp ra sao, đi theo chiều hướng nào, con đường nào…Theo pháp môn nào, chùa nào, thầy nào…Tất cả đều là trật lất! Chỉ có một chuyện phải làm, đó là ý thức và sống một cách tỉnh thức phút giây hiện tại!

Người điên kính chiếu quán 1 lễ. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên