Ba Tuần

Giải thoát "sung sướng" Luận !

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Lão Điên! tôi không tranh luận với Lão nữa mà chỉ muốn Lão có bao nhiêu chất độc phun hết lên tôi đi, một lần cho hết sạch rồi dừng lại.
Lão cứ nghĩ đơn giản về những thằng theo TST vậy.
Chỉ tạm nói thế này. người vào cửa hàng xe máy, muốn mua một chiếc, nhưng chỉ thích loại phân khối lớn. Vậy thử hỏi nếu nó mua thì có phải ýt nhất nó cũng phải tìm hiểu học hỏi ai đó hay bằng cách nào đó nó mới mua chứ. và tất nhiên nó yêu thích thì nó sẽ bằng mọi cách để sử dụng nó...
Nay Lão cứ hoạnh là không có Thầy , hay chẳng biết gì.... là Lão chủ quan đó.
Liệu có người đi xe xích lô hỏi cái thằng đi phân khối lớn là mày có học lái chưa hay ai bày cho mày mà mày dám đi hử , như vậy liệu có xong khồng? nó có trả lời ?
Lão mà muốn nói thì nói cho hả đi. thực tình nhiều lúc Lão cũng hơi ....quá đà đấy.
Còn cái lý ở trên thì Nhãn tôi thấy Lão giải thích chưa ổn. nhưng mà để Lão tự mày mò ra thì mới nhớ được lâu
Có thỉnh thoảng làm vài chén không, híc.. nhớ rót mời giữa hư không cho Nhãn này một ly nhé hề hề

kinh lão động vật,
Lão cứ xem người điên này nói gàn đi. Vì người điên thấy diễn đàn này nhiều người bệnh quá nên chia sẻ một vài điều thôi. Ai hiểu như thế nào thì ngừoi điên không thể ép được. heeeeeee. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
heeeeeeeeeee. Cứ để lão ấy suy ngẫm thêm. Ngay cả hòa thượng Thích Thanh Từ mà hàng ngày cũng phải tụng bài này mà. heeeeeee. A di đà Phật!

Hề hề

Mới đầu cứ tưởng nhìn nhầm, thì ra là bác Trừng Hải nói đúng!

Thế hiểu sao thì cứ hành vậy đi!

Hề hề.

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Hề hề

Mới đầu cứ tưởng nhìn nhầm, thì ra là bác Trừng Hải nói đúng!

Thế hiểu sao thì cứ hành vậy đi!

Hề hề.

Mộ Phần.

haaaaaaaa, đúng là đại ma đầu. Chỉ biết nói chứ không có hành, người mà hành thì ko thấy ngạc nhiên về điều đó. Vì giữa kiến tánh và sống với cái tánh mà không dính mắc không trụ vào gì trong cuộc sống hàng ngày nó còn xa vời vợi. Muốn hàng ngày cái tâm không sanh diệt bắt buộc phải tu sửa từng sát na từng niệm trong than khẩu ý. Haaaaaaaaaaaa. Người điên bây giờ thấy tên ma vương ngươi chỉ là múa vài đường kiếm hù mấy đứa trẻ. Người điên này cũng lầm huống chi là ai khác. heeeeeeeeeee. Mong rằng tên ma vương ngươi ngộ được những gì người điên nói. A di đà Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Thì vậy mới là vở hài kịch. haaaaaaaaaaa. A di đà Phật!

VNBN nghĩ rằng, chỗ giải thoát chẳng phải chỗ để luận nhưng có thể luận dẫn con đường đưa đến giải thoát. Ai đã thấy đường rồi thì ắt phải tu sữa cái sai quấy tập khí vọng tưởng nơi tâm cho đúng chỗ của nó, rồi vô tu, vô tu kỳ diệu nhưng chớ không nên cứ mãi khen rằng: ôi con đường ta đi nó đẹp quá, nhiều hoa thơm và cỏ lạ,... vì đó là phím luận, tự làm trì trệ bản thân mình.
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
:D thôi được rồi mod đóng chủ đề này lại vậy

hoa khai hoa tàn hoa phi hoa
diệp khai diệp tàn diệp phi diệp
nhân sanh nhân tử nhân phi nhân
pháp sanh pháp diệt pháp phi pháp

chúc các hiền giả an lạc phật đạo chóng thành
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
vnbn nghĩ rằng, chỗ giải thoát chẳng phải chỗ để luận nhưng có thể luận dẫn con đường đưa đến giải thoát. Ai đã thấy đường rồi thì ắt phải tu sữa cái sai quấy tập khí vọng tưởng nơi tâm cho đúng chỗ của nó, rồi vô tu, vô tu kỳ diệu nhưng chớ không nên cứ mãi khen rằng: ôi con đường ta đi nó đẹp quá, nhiều hoa thơm và cỏ lạ,... Vì đó là phím luận, tự làm trì trệ bản thân mình.

uhm chính là chỗ đó hãy nói tới con đường mà bạn đang đi,chỉ vậy thoi vậy mà cũng không ai hiểu
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
haaaaaaaa, đúng là đại ma đầu. Chỉ biết nói chứ không có hành, người mà hành thì ko thấy ngạc nhiên về điều đó. Vì giữa kiến tánh và sống với cái tánh mà không dính mắc không trụ vào gì trong cuộc sống hàng ngày nó còn xa vời vợi. Muốn hàng ngày cái tâm không sanh diệt bắt buộc phải tu sửa từng sát na từng niệm trong than khẩu ý. Haaaaaaaaaaaa. Người điên bây giờ thấy tên ma vương ngươi chỉ là múa vài đường kiếm hù mấy đứa trẻ. Người điên này cũng lầm huống chi là ai khác. heeeeeeeeeee. Mong rằng tên ma vương ngươi ngộ được những gì người điên nói. A di đà Phật!

HA HA HA

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Thì anh nào mà còn luận nghĩa là rất " sung sướng" ha ha ha...

Hành giả pháp đã có rồi, chớ uống phí thì giờ !

Thời gian tôi lưu lại đây không còn nhiều đâu !

Lúc đi rồi, có NGHI lại không biết hỏi ai !

Cẩn trọng !

Mộ Phần.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Hành giả pháp đã có rồi, chớ uống phí thì giờ !

Thời gian tôi lưu lại đây không còn nhiều đâu !

Lúc đi rồi, có NGHI lại không biết hỏi ai !

Cẩn trọng !

Mộ Phần.

Vậy không dạy tiếp cho người muốn học mà cứ tranh luận cái sung sướng làm chi rồi lại trách người muốn học vậy.
Người tiếp tục đi, Nhãn tôi xin lắng nghe
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Vậy không dạy tiếp cho người muốn học mà cứ tranh luận cái sung sướng làm chi rồi lại trách người muốn học vậy.
Người tiếp tục đi, Nhãn tôi xin lắng nghe

Những gì cần nói đã nói hết cả rồi, hành giả không hành trì để tiến sâu hơn ! Thì chẳng có gì để hỏi vậy !

Thấy còn phan duyên chuyện khác nên mới "nhắc nhở" !

Đây là lần thứ 3 phan duyên rồi !

Đã nói "xả bỏ muôn duyên" thì phải hành cho đúng mới được !

Nếu chẳng phải vì sự vướng mắc trên đường tu học, thì chẳng nên online làm gì !

Đây là chướng vậy !

Từ giờ trong sự hành trì nếu có tiến sâu mà gặp trở ngại thì cứ viết câu hỏi tại đây !

Tôi sẽ lên xem vào: 6h sáng, 11h trưa, 6h chiều, 11h tối hàng ngày !

Hành giả nên nhất tâm tinh tấn !

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Thiên bệnh - thích thanh từ

Thiền vốn không bệnh, có bệnh sao gọi là thiền? Tuy nhiên, do người thực hành công phu nghiêng lệch, tâm vội vàng hấp tấp không thể nhận sâu lý thật, được ít cho là đủ, tạo cơ hội cho tính chấp ngã được nuôi dưỡng sống còn nên trở thành bệnh hoạn trên đường tu, nếu không kịp thời tỉnh giác thì nhân quả sẽ đến khó lường trước được!

Bởi lý thiền quá gần gũi, xác thật, người nhận ra chỉ trong chớp mắt nhưng sống được trong ấy hẳn không phải một ngày, hai ngày là xong. Người mới thấy dễ lầm Phật nhân thành Phật quả.

Thiền lại chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, lấy tự tin làm gốc, nên người không khéo nhận dễ thành kiêu mạn, cho TA là trên hết. Trong đây chỉ nêu một ít bệnh thường gặp, thường có để giúp cho người thực hành ngừa tránh, không rơi vào lối tẻ, đường ma mà thành tựu sức sống trọn vẹn.

I. BỆNH CHẤP LÝ BỎ SỰ, NGHIÊNH LỆCH MỘT BÊN

Người học thiền hấp tấp cứ nghĩ thiền là vượt ngoài đối đãi, không tu không chứng, vốn không có một pháp thật cho người thì có gì để làm, để học? Do đó, thấy người ngồi thiền thì chê là hcấp tướng, thấy kẻ lễ Phật thì cười là hình thức, thấy kẻ nghe giảng thì bảo là mê chữ nghĩa v.v… trái lại tự mình sống buông thả như người tầm thường không tu, cho đó là TA đạt thiền. Đây là bệnh nghênh lệch bên lý, thiếu sức sống thật.

Hãy xem Lục Tổ gạn hỏi Hoài Nhượng:

- Có tu chứng chăng?

Hoài Nhượng thưa:

- Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô chẳng thể được.

Với chỗ thấy của ngài Hoài Nhượng thì không hoàn toàn bác bỏ tu chứng đã biết chỗ rốt ráo đó vốn không một vật gì có thể so sánh nhưng phải công phu thực hành sâu xa mới chứng nghiệm được, đâu phải để tự nhiên mà biết. Song tuy nói tu chứng nhưng thực ra nó vốn chưa từng có gì nhiễm ô được nên cũng không có chỗ để tu, để chứng, để được gì thêm nữa. Đây, chính là người có công phu thực sự mới nói lên được rõ ràng như thế. Nếu người kẹt trên lý suông thì khi bị gạn hỏi như thế hẳn sẽ đáp: “Không có tu chứng” vì không có một vật gì có thể so sánh thì tu chứng cái gì? Tuy nhiên với người có chỗ sống chân thật, nghe nói thế liền biết ngay, người này chỉ thấy một bên lý, chưa có sức sống thật sự. Người tu thiền chân chánh cần xét kỹ điểm này, chớ để nhân lành thành quả dữ!

II. BỆNH TRI GIẢI - THIỀN NÓI

Hòa thượng phù Sơn Pháp Diễn nói với Đạo Ngô Chân rằng: “Người học đạo chưa đến nơi đến chốn, tự khoe thấy nghe, đuổi theo hiểu biết, dùng miệng lưỡi để hơn thua nhau, khác nào nhà xí bồi đồ nhơ nhớp chỉ làm tăng thêm mùi hôi thối mà thôi.”

Đây là, cứ lo hơn thua trênc ái miệng, đề cao cái Hiểu Biết của mình mà quên mất công phu thực tu, thực chứng. Đó là bệnh MÓI THIỀN, cần phải tránh!

III. BỆNH KIÊU NGẠO NGÔNG CUỒNG

Người có công phu thấy được chút ít lẽ thật, vội chấp vào đó là sở đắc của mình, chưa có sức sống chân thật sâu sa nên sanh tâm kiêu mạng. Thấy mình là hơn tất cả, vì ít ai có chỗ thấy được như mình. Nếu không sớm tỉnh, lâu ngày thành thói quen, thấy trước mắt như không người, chẳng có ai BIẾT ta, chỉ TA biết TA thôi, bèn trở thành ngông cuồng, xem thường nhân quả, rất nguy hiểm.

Như trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn có một ông tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhứt tính với Phật. Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh bị Bạch Ẩn quở trách (xem phần Một Sức Sống sáng tạo).

Thiền sư Quảng Trí bảo: “ Miệng nói niệm Phật, tụng kinh, lễ lạy là Tiểu thừa chấp tướng, dạy người tu tập, còn chính mình thì ngồi chơi. Hoặc suốt năm chẳng lạy một vị Phật nào, chẳng một lần lễ sám hối, chẳng tụng một bộ kinh. Trái lại, những sách vỡ thế gian không cần thiết thì ghi chép, hạnh người tu không làm việc thế tục mà làm, xưng là bác học. Khinh rẻ quả Phật không chịu tu, cũng không cần làm chút điều lành. Khiến cho trẻ nhỏ hậu sanh ra vẻ thông minh, chỉ tìm kiến giải, vừa có chỗ hiểu biết liền cho là một nhảy thẳng vào, còn gì phải nói. Rồi ngông cuồng, ngạo mạn, cống cao trừng trợn, miệng nói bừa bãi, thân không chọn bạn. Chẳng nghĩ đến tình dục thế gian vẫn đầy tràn không ngằn mé, thế nào lại dùng lời haọt bát mà phá vỡ cửa nhân quả! Tự làm, làm lầm mọi người, đâu tránh khỏi bị chìn đắm. Nếu chẳng bị ma thâu nhiếp, nhất định phải đọa mãi nơi tam đồ, chịu cảnh núi đao rừng kiếm để đền lại cái nhân trước kia và mang lông đội sừng để đáp trả cái quả sau đó.”

Người biết rõ nhân quả, nghe đến chẳng rùng mình sao?

IV. BỆNH CHẤP KHÔNG, KHINH THƯỜNG NHÂN QUẢ

Bổi chấp lầm theo kiến giải thô cạn, nghe chỗ lý tột của thiền là bặt niệm đối đãi, không tướng phàm thánh, thiên đường địa ngục có thể được, bèn mặc tình mắng Phật, chửi Tổ, chê kinh. Song, đó chỉ là nghe hiểu, mà Tâm thật chưa đến , vội đi chê bai tất cả, không ngờ thân mình lọt vào lưới mà mà không hay biết.

Thiền sư Quảng Trí bảo: " Những người họ đạo, nếu như hành chưa đoạn , tập khí phiền não lại sâu đậm, ghé mắt sanh tình, chạm trần thành trệ, dù rõ ý xong ý nghĩa sanh tử mà sức kia chưa đủ, chẳng thể chấp rằng:" ta đã ngộ xong, phiền não tánh là không , nếu khởi tâm tu lại là điên đảo". Thế nhưng, tánh phiền não dù không, mà hay khiến thọ nghiệp. Nghiệp quả không tánh, mà cũng tạo nhân khổ. Khổ đau tuy hư dối vậy mà khó nhẫn là sao ?"

Nghĩa là miệng nói không mà tâm chưa không thì đâu tránh khỏi nhân quả, chớ bảo là hoàn toàn không có gì.

Ở một đoạn khác , thiền sư Quảng Trí lại bảo: "Người xưa nói :- Kẻ học đạo dòm thấy một chút pháp không, rồi nghe người tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, thực hành các thứ hạnh, liền bảo:" Pháp lìa danh tự, nều theo danh giả thuyết quyền, càng thêm hư vọng". Đây là hạng người trong tâm ngoài miệng trái nhau. Đâu chẳng thấy Kinh Lăng Nghiêm nói:" Nếu ở trong định kia, các thiện nam thấy sắc ấm tiêu, thọ ấm sáng tỏ, tự cho mình là đủ, thì có một phần đại ngã mạng, bị ma nhập tâm phủ. Họ bảo, một niệm vượt qua ba vọ số kiếp, trong tâm còn xem thường cả mười phương Như Lai, huống chi hàng Thanh Văn, Duyên Giác ở bậc dưới. Chẳng lễ tháp miếu, kinh thường kinh tượng, cho đây là đồng, vàng , gỗ, đất. Và bảo nhục thân là chân thường mà chẳng tự cung kính, lại đi sùng mộ gỗ đất thật là điên đảo. Quả làm nghi lầm người sau vậy. Phải biết, chấp không mà phá tướng như thế đều là quyến thuộc của ma. Mặc cho tất cả đều không, sanh không, tử cũng không, nhưng vua Diêm La chẳng không thì làm sao đây ? Thật đáng thương xót !"

Đó gọi là Si không, mê lầm nhân quả là bệnh chẳng phài thiền cần phải tránh !

V. BỆNH TỰ MÃN DỪNG BƯỚC GIỮA ĐƯỜNG

Người học được một ít lý thiền, hiểu được một vài công án, liền tưởng mình đã đạt thiền, đã đủ vốn liếng khôgn cần học hỏi, tìm hiểu, thưa thỉnh gì thêm. Không ngờ tập khí ngã mạn ngấm ngầm nổi dậy, thấy ta hơn gnười, ta tự đầy đủ, ta biết hết rồi v.v… thành mở đường cho cái ta sống dậy mà không hay biết. Sự thật cái hiểu của mình có được bao nhiêu so với mười trí của Phật đã được mấy cái mà vội tự mãn quá thế? Đây là bệnh chẳng phải thiền.

Thiền sư Tâm ở Hoàng Long sau khi đại ngộ, Sư vẫn sống chung lộn với chúng và thường hay tìm hêỉu dứt khaót về lời dạy của Vân Môn. Hòa thượng Huệ Nam thấy vậy bèn hỏi:
- Đã biết việc này rồi thì thôi, ông còn dụng nhiều công phu để làm gì?
Sư thưa:
- Dạ, chẳng đúng. Hễ còn một mảy may nghi ngờ là chưa đến hàng vô học, đâu thể tự do tung hoành xoay chuyển trời đất được.
Hòa thượng Huệ Nam công nhận.
Kinh nghiệm của người thực sống, thực hiểu đầy đủ là như thế. Người chân thật có đạo tâm cần thấy rõ!

VI. TÓM KẾT
Thiền sư Quảng Trí bảo: “Pháp tánh không bờ mé, biển hạnh khó đo lường. Vì vậy khoảng trong sát na hành đủ vô số kiếp, hoặc hằng hà sa kiếp chưa hết một niệm. Đều bởi, người có hiền ngu, căn cơ có lợi độn mà ngộ có chậm mau vậy. Hoặc đã ngộ nhập thôi dứt quá sớm, trí chẳng vào tới đạo vi điệu, thì khó thắng nổi tập khí. Nếu một niệm chẳng hết sạch , tức là cội gốc sanh tử, sẽ bị nghiệp lôi đi, trở vào trong bào thai thân sau.”

Nói chung người tu thiền phải luôn luôn thấy rõ chính mình trong mọi trường hợp, không để một chút bóng tối xen vào khiến che mờ chân tánh. Điều nên nhớ là, mình đang sống trở về chân, thì phải chân thật với chính mình, không thể dối mình bằng lý này lý nọ. Một điểm qua trọng nhất không thể lầm lẫn là, phải luôn luôn sáng ngời không để tướng ngã xen vào mà không hay biết. Có tướng ngã vào, nhất định là bệnh, dù lý luận bao che cách mấy cũng không khỏi! Mà chúng ta đều là những người hiện còn đang tu, chưa phải đến quả cứu cánh thì ai dám bảo là hoàn toàn sạch hết tướng ngã ?. Đã chưa thật sạch hết thì dám tự hào hay sao? Vừa có niệm tự hào thì chính nó đã hiện ra rồi, đâu thể che mắt được bậc thiện tri thức! Cần phải một phen sáng là sáng mãi tột mé vị lai không cùng tận, chẳng dừng lại ở bất cú chỗ nào. Mong huynh đệ chúng ta hãy cẩn thận !
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Hề hề

Các cụ có câu:"Tu tâm, dưỡng Tánh".

Chữ Tu trong tu tâm, tức là sửa đấy, sửa niệm xấu thành niệm tốt . Còn Tánh thì đâu sửa được, nên dùng từ dưỡng, bản tánh vốn thanh tinh, trong sạch.

Như nhà bị bẩn, thì quét dọn liền sạch sẽ, người ta cho rằng do quét dọn mà nhà sạch. Nhưng thử nghĩ xem, nếu nhà không phải "vốn sạch" mà là bẩn, thì có quét tới mục xương cũng chẳng thành sạch được đâu !

Nên Kinh Lăng Nghiêm nói:
Huống là cái "cáu bẩn" của tâm tánh chúng ta từ vô thỉ, chẳng ngoài 3 thứ: kiến hoặc, tư hoặc và trần sa hoặc.

Ba thứ này sạch thì chẳng bẩn lại được nữa !

Mộ Phần.

Đây là lời của hành giả hành từ bi tâm chỉ rõ thế nào là chánh trực tâm khai sanh bát nhã huệ mà phát bồ đề tâm chứ ở đâu xa nữa. Ôi đáng tiếc mà thương thay cho kẻ mắt mờ vô tri Pháp Đạo chỉ vì một chút tượng hình ảo hóa trên màn hình điện toán mà sanh tâm thắng vinh bại nhục chạy theo tư ngã sanh diệt diệt sanh chỉ để kiếm chút hả hê hèn mọn trong vũng bùn ái dục. Than ôi...

Trừng Hải

 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Hề hề.

Cái này là "thuật ngữ cá nhân", phải đợi "khổ chủ" vào trả nhời.

Có chút manh mối đó là "Phản quang tự kỷ, bổn phận sự" !






Hề hề.

Mộ Phần.

Chào hành giả thượng Bốn Tuần hạ Mộ Phần

Có phải chăng lời này kiến giải cho việc nhị tổ Huệ Khả không tìm thấy tâm ở nơi đâu mà DỪNG LẠI nhập Pháp Giới Thậm Thâm (Phật Tánh) như thị nghĩa là NGƯỢC DÒNG.

Kính, Trừng Hải
Note: Ông bạn NĐHP xưa kia Trừng Hải thấy rằng "học hành như cái lá mít" nhưng giờ thì phải thêm vào hai chữ... bị sâu thành "học hành như cái lá mít sâu (nên thủng lỗ chỗ, hề hề)".
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Đây là lời của hành giả hành từ bi tâm chỉ rõ thế nào là chánh trực tâm khai sanh bát nhã huệ mà phát bồ đề tâm chứ ở đâu xa nữa. Ôi đáng tiếc mà thương thay cho kẻ mắt mờ vô tri Pháp Đạo chỉ vì một chút tượng hình ảo tướng mà sanh tâm thắng vinh bại nhục chạy theo tư ngã sanh diệt diệt sanh chỉ để kiếm chút hả hê hèn mọn trong vũng bùn ái dục. Than ôi...

Trừng Hải


heeeeeeeee, lão cứ tự sướng đi, những gì cần nói người điên đã nói rồi, heeeeeeee, ai ngộ được gì mà ngộ, còn nghĩ mình hay tài giỏi thì còn lâu mới bước vào cửa đạo, thường những người gần đất xa trời thì cái chấp của họ rất kiên cố họ không có dũng khí nhìn lại chính mình, họ ko có dũng khí để phá bỏ thay đổi mình, vì sao lại vậy? Vì họ nuối tiếc những gì mình học hỏi gom nhặt cả đời họ còn nuối tiếc những cái ảo vọng và họ thích sống trong bốn bức tường do mình tạo nên và xem mình là ông vua trong cái bốn bức tường đó. Chúc lão tinh tấn và an lạc. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Chào hành giả thượng Bốn Tuần hạ Mộ Phần

Có phải chăng lời này kiến giải cho việc nhị tổ Huệ Khả không tìm thấy tâm ở nơi đâu mà DỪNG LẠI nhập Pháp Giới Thậm Thâm (Phật Tánh) như thị nghĩa là NGƯỢC DÒNG.

Kính, Trừng Hải
Note: Ông bạn NĐHP xưa kia Trừng Hải thấy rằng "học hành như cái lá mít" nhưng giờ thì phải thêm vào hai chữ... bị sâu thành "học hành như cái lá mít sâu (nên thủng lỗ chỗ, hề hề)".

heeeeeeeeeee, người điên mà được làm lá mít cho sâu ăn là một niềm vinh hạnh và tự hào của người điên này rồi. Cảm ơn lão Trừng Hải đã quá khen. heeeeeeee. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top