Hỏi về Tịnh Độ.

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
VNBN viết bài trong này không biết có phù hợp không. Nếu không phù hợp xin Điều hành viên di chuyển dùm, hoặc hướng dẫn để VNBN viết lại. VNBN Muốn lưu giữ bài ở chỗ này riêng cho cá nhân mình, để khi cần copy những ý liên quan cho trời lời nhanh.

I.THỰC TRẠNG PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

1. Thực trạng Phật Giáo nói chung.

Trước tiên, điểm qua sơ lược về thực trạng Phật Giáo nói chung. Kể khi Đức Phật nhập diệt được vài trăm năm, những người tu Phật Pháp bắt đầu phân chia Tông phái và lưu truyền sâu rộng hiện hữu cho đến ngày nay. Nhưng đại khái được chia làm hai nhóm: Nam Truyền và Bắc Truyền. Hệ Nam Truyền ứng với Kinh Luật được các vị A LA HÁN kết tập lại bằng ngôn ngữ miền nam Ấn Độ và hệ Bắc Truyền ứng với Kinh Luật xuất hiện muộn hơn với ngôn ngữ miền bắc Ấn Độ, trong đó Hệ kinh luật Bắc Truyền có hệ A HÀM tương ứng với hệ Kinh Luật Nam Truyền và các Kinh khác nói về việc tu hành của Bồ Tát, cứu độ của chư Phật.

Khoảng 2000 năm nay, tuy có sự đả kích qua lại giữa Nam Truyền và Bắc Truyền của một bộ phận người tu nhưng các Cao Tăng giữa hai hệ phái vẫn giữ hòa khí, đoàn kết thân ái vì ít ra có chung ngũ bộ kinh và chung một Thế Tôn là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gần đây, với sự xuất hiện của một số học giả phương Tây nghiên cứu nguồn góc kinh luật Phật Giáo và phong trào không tin tưởng Trung Quốc, một số học giả cho rằng Kinh Luật Bắc Truyền là ngụy tạo. Dẫn đến tình hình tông phái đối chọi càng trở nên gay gắt. Hiện nay, một số vị sư rầm rộ phong trào gầy dựng lại Đạo Phật gốc là Nam Truyền, không công nhận Đạo Phật từ Trung Quốc.

Thực chất, người ta có quyền nghi ngờ những gì chưa rõ nhưng chưa có một minh chứng nào chắc chắn khẳng định rằng Kinh Luật Luận Bắc Truyền là ngụy tạo, vì các lí do sau:

- Tất cả Kinh Luật đều do kết tập lại, thời Phật tại thế chưa có chữ viết, lời Phật dạy được các Đệ Tử ghi nhớ và thuật lại. Đệ Tử của Đức Phật rất đông không phải chỉ có các vị A LA HÁN.

- Đức Phật thuyết giảng Kinh sâu rộng về không gian và thời gian: Ngài có đủ lục thông, không chỉ thuyết giảng ở pháp hội ở trái đất này mà ngay cả ở các cõi trời. Do đó, đệ tử của Ngài không chỉ có loài người.

- Ngoài phần A Hàm tương ứng ngũ bộ kinh Nam Truyền, Kinh Điển Bắc Truyền chủ yếu nói về sự tu tập để chứng Phật Quả, tức chứng Đạo Quả như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng: tu tập, giáo hóa chúng sanh cho đến khi viên mãn mọi thứ và tự mình giác ngộ, khai thị cho chúng sanh, thống lãnh một cõi Phật Độ. Tu hành để làm một vị Phật thì không hề mâu thuẫn với tu hành làm một vị A LA HÁN. Do đó, dùng hệ Nam Truyền bác bỏ hệ Bắc Truyền hoàn toàn không có cơ sở, giống như kiểu lấy râu ông này cấm vào cầm bà kia.

- Trí tuệ phàm phu có hạn, chỉ có những vị có khả năng nhập - xuất Niết Bàn thì mới đủ tư cách bác bỏ Kinh Luật Luận.

Riêng VNBN tin tưởng cả Nam và Bắc đều là Phật Pháp, chỉ khi học tập nghiêm túc, tự thân nghiên cứu, chớ đừng nghe học giả này nói học giả kia nói hay phong trào. Nếu là một Phật Tử chân chính thì cần phải tự thân nghiên cứu học hỏi cho thấu đáo mọi thứ và đừng quên rằng là một phàm phu có quyền nghi ngờ nhưng không đủ tư cách bác bỏ Kinh Luật. Xin phép trích một đoạn Kinh:



Tất cả những người bác bỏ Kinh Luật Bắc Truyền đều mắc lỗi đã nêu trong đoạn Kinh trên. Tất cả họ đều tin vào cái này (lý luận, tin đồn, suy tư đầy đủ về những dữ kiện, có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, Sa môn là thầy mình) để bác bỏ cái khác.

Cuối cùng kết thúc mục này, VNBN xin nhắc lại rằng: Không ai làm sụp đổ Phật Giáo mà là chính một số người được gọi là Phật Tử.

2. Thực trạng pháp môn Tịnh Độ.

Có lẽ pháp môn Tịnh Độ bị đả phá nhiều nhất. Thứ nhất, do những người dùng hệ Kinh Luật Nam Truyền để đả phá. Thứ hai, do những người dùng tư tưởng Thiền Tông để đả phá. Thứ ba, do chính sự tu tập không đến nơi đến chốn và những truyền bá sai lầm của một số người tu Tịnh Độ.

Tại Việt Nam hiện nay có phong trào khôi phục Đạo Phật gốc, họ muốn xây dựng Đạo Phật riêng của Việt Nam, loại bỏ Phật Giáo truyền qua trung gian Trung Quốc. Vì vậy, tình hình không thuận lợi cho pháp môn Tịnh Độ.

Trước thực trạng này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số người đang tu Tịnh Độ và những người chưa tu. Tuy nhiên, với những người tu học có sự nghiên cứu thấu đáo thì chẳng có ảnh hưởng gì. Những xảo luận không thể qua mặt được họ và hơn thế nữa họ lại thấy rõ được niềm tin của chính mình là xác thực.

Bất kì pháp môn nào cũng có niềm tin. Vì có niềm tin (do nhiều nhân duyên) thì người tu mới có sự tu học và thực hành. Tịnh độ cũng vậy nhưng so với các pháp môn khác thì nhìn chung niềm tin ở pháp môn Tịnh Độ là khó hình thành nhất bởi các lí do sau:

- Thế giới Cực Lạc là một thế giới khác không chung với Thế giới ta bà chứa trái đất này. Nếu không nhờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu thì chẳng có ai biết.

- Lịch sử Đức Phật A Di Đà và 48 đại nguyện xảy ra trong quá khứ xa xôi.Nếu không nhờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu thì chẳng có ai biết.

- Sự thù thắng vi diệu của Thế Giới Cực Lạc và phương tiện tiếp dẫn qua việc niệm danh hiệu là Phật Lực Từ Bi của Đức Phật A Di Đà, nếu không có căn duyên với Đức Phật A Di Đà thì người đó khó có thể tin nổi.
tôi rất mù mờ về cõi Tây Phương cực lạc . lại rất khó hiểu về Phật A Di Đà. nếu nói Phật Pháp là Pháp bất nhị, vậy xin được Ngài chỉ dạy: Phật Thích Ca mâu Mâu Ni với Phật A Di Đà là hai hay là một?
Tây phương cực lạc với cõi ta bà là hai hay là một? ( xin được nghe luận chứng của người đạt đạo )
Yếu chỉ Tông Tịnh độ có khác gì với Thiền Tông và các pháp môn khác ( nói cụ thể một tí ) mặc dù có hơi dài dòng. khác thì khác chỗ nào , giống thì giống chỗ nào ...
Những người nào thì thích theo Tịnh Độ Tông. muốn được hay danh đạo sư đời nay thành đạo quả, nhờ Tịnh Độ Tông ở Việt Nam, xin chỉ dẫn
Tại sao tu Tịnh Độ đến cực lạc quốc rồi còn phải tu tiếp , lý do tại sao, sao lại vòng vo thế.
người muốn đến cực lạc rồi tu tiếp phải hội đủ những yêu cầu gì. nếu đủ thì sao mà không đủ thỉ sao....
nếu nêu câu hỏi là cả đến 1 trang dài. thôi nhờ Ngài chỉ giúp , đến đâu không hiểu xin hỏi tiếp.
À xin được hỏi Ngài " Tu " như thế nào, muốn được nghe qua giáo pháp của Ngài một tí
Mong Ngài thứ lỗi vì không hiểu không biết mới dài dòng văn tự vậy.
có gì xin lượng thứ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Vì bày viết của VO-NHAT-BAT-NHI ở topic Các bài tự viết về giáo lý Phật Giáo (không dùng cho thảo luận).

Các Bạn vui lòng thảo luận ở đây.

Mong thông cảm.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Cám ơn Thầy VQ đã mở dùm chủ đề này. VNBN cũng định nói như vậy, vì bài viết đó VNBN viết để dành cho bản thân làm bài luận riêng. Mới viết phần mở bài thì có người hỏi liền mà còn là điều hành viên trong khi nội quy ghi là "Không thảo luận". VNBN nghĩ là Điều Hành Viên nên tuân thủ nội quy, nhất là nội quy về mặt thủ tục, hình thức!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
tôi rất mù mờ về cõi Tây Phương cực lạc . lại rất khó hiểu về Phật A Di Đà. nếu nói Phật Pháp là Pháp bất nhị, vậy xin được Ngài chỉ dạy: Phật Thích Ca mâu Mâu Ni với Phật A Di Đà là hai hay là một?
Tây phương cực lạc với cõi ta bà là hai hay là một? ( xin được nghe luận chứng của người đạt đạo )
Yếu chỉ Tông Tịnh độ có khác gì với Thiền Tông và các pháp môn khác ( nói cụ thể một tí ) mặc dù có hơi dài dòng. khác thì khác chỗ nào , giống thì giống chỗ nào ...
Những người nào thì thích theo Tịnh Độ Tông. muốn được hay danh đạo sư đời nay thành đạo quả, nhờ Tịnh Độ Tông ở Việt Nam, xin chỉ dẫn
Tại sao tu Tịnh Độ đến cực lạc quốc rồi còn phải tu tiếp , lý do tại sao, sao lại vòng vo thế.
người muốn đến cực lạc rồi tu tiếp phải hội đủ những yêu cầu gì. nếu đủ thì sao mà không đủ thỉ sao....
nếu nêu câu hỏi là cả đến 1 trang dài. thôi nhờ Ngài chỉ giúp , đến đâu không hiểu xin hỏi tiếp.
À xin được hỏi Ngài " Tu " như thế nào, muốn được nghe qua giáo pháp của Ngài một tí
Mong Ngài thứ lỗi vì không hiểu không biết mới dài dòng văn tự vậy.
có gì xin lượng thứ

ĐH không nên gọi VNBN là Ngài, VNBN công đức nhỏ không dám nhận danh tự cao quý này! Nên gọi là bạn hoặc đạo hữu thì thấy nhẹ nhàng hơn! Bởi lẽ dùng từ không đúng với một ý định nào đó thì cũng trong vòng nghiệp tạo. Cẩn thận!

Rất vui thảo luận với những câu hỏi của ĐH, VNBN biết gì sẽ trả lời nấy, cốt yếu vẫn trong các Kinh như Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Nếu ĐH đã nghiên cứu kỹ lưỡng các Kinh Điển này thì việc thảo luận sẽ thuận lợi hơn.

Tịnh Độ lý thuyết nói cho dung thông tất cả thì rất khó, nhưng thực hành thì dễ.

Bây giờ theo tuần tự, VNBN sẽ trả lời các câu hỏi của ĐH theo những gì mà VNBN quán triệt được.

Phật Thích Ca mâu Mâu Ni với Phật A Di Đà là hai hay là một?
Tất cả chư Phật đều có năng lực như nhau, chỉ có hạnh nguyện là khác nhau. Thí dụ như Đức Thích Ca Mâu Ni và Đức A Di Đà Phật đều có Phật Lực như nhau đều đã chứng Phật Quả nhưng hạnh nguyện thì khác nhau: Đức Thích Ca Mâu Ni tình nguyện thị hiện thành Phật tại trái đất này với các nguyện xả thí tai, măt, não, ... để cảm hóa chúng sanh; còn Đức A Di Đà thì phát 48 đại nguyện thị hiện thành Phật tại một thế giới theo 48 nguyện đó mà được gọi là thế giới Cực Lạc làm một thế giới lý tưởng cho chúng sanh từ yếu kém đến giỏi giang đều tu tập được, giải thoát chắc chắn.

Như vậy, ĐH nghĩ xem hai vị Phật này là 2 hay 1? Theo hạnh nguyện thì là 2, theo Lý Tánh thì là 1. Nói chung lại thì 2 cũng trật mà 1 cũng trật.

Mỗi người chúng ta, trong tương lai xa xôi cũng sẽ thành Phật. Khi ấy chúng ta có năng lực đồng như mọi vị Phật nhưng con đường mỗi chúng ta đi và tiếp tục đi là không ai giống ai, không bị hòa lẫn với ai!

Tây phương cực lạc với cõi ta bà là hai hay là một? ( xin được nghe luận chứng của người đạt đạo )

Với một người đạt đạo, ở Cực Lạc hay Ta Bà đều như nhau, tâm của họ vượt ra khỏi các chướng ngại hình tướng, là 1 hay 2 không có gì quan trọng nữa. Với một người chưa đạt đạo thì đó quả thật là hai thế giới: ở ta bà họ chịu các thống khổ và sự bấp bên, không biết chắc chắn về kiếp sau; và Cực Lạc thì trái lại được mọi sự an lành, tâm niệm nhất nhất trong sự tu hành như tâm niệm tu tập trước giờ và chắc chắn chứng đạo quả thoát luân hồi tại Cực Lạc.

Các vị Đại Bồ Tát, đều biết Cực Lạc hay ta bà vốn đồng nhưng vì chúng sanh thiên hạ nên vẫn hạ phàm, tu tập Tịnh Độ để khuyến tấn chúng sanh tu tập vãng sanh được hưởng sự thù thắng phương tiện tu tập tại Cực Lạc, chắc chắn giải thoát.

Yếu chỉ Tông Tịnh độ có khác gì với Thiền Tông và các pháp môn khác ( nói cụ thể một tí ) mặc dù có hơi dài dòng. khác thì khác chỗ nào , giống thì giống chỗ nào ...

Trước hết, một người chưa chứng đạo quả giải thoát thì phải luân hồi kiếp sau. Thay vì luân hồi trong sự mơ hồ, không biết sẽ đến đâu, bao nhiêu kiếp mới giải thoát,... hoặc là có người ước nguyện kiếp sau tu ở chỗ này hay chỗ kia, hay sanh thiên gặp Bồ Tát Di Lặc chẳng hạn,...Thì có ước nguyện chắc chắn hơn là tái sanh vào Thế Giới Cực Lạc, được bất thối chuyển và được giải thoát một cách chắc chắn.

Giống nhau: tất cả pháp môn đều là cách thức dẫn đến giải thoát. Người tu tập Tịnh Độ vãng sanh có thể vẫn chưa chứng đạo quả giải thoát nhưng khi vãng sanh rồi dưới sự tu tập miên mật và sự hổ trợ tối đa thì chắc chắn chứng đạo quả giải thoát bằng pháp môn khác, là vì có Đức Phật A Di Đà đang tại thế trực tiếp giáo hóa. Nói một cách khác: họ chứng đạo giải thoát nhưng không phải ở ta bà này.

Khác nhau: là pháp môn giải thoát gián tiếp. Thay vì người ta tu tập giải thoát trực tiếp bất kì nơi đâu thì ở pháp môn Tịnh Độ người ta học cách tái sanh cho đúng Thế Giới Cực Lạc rồi tận dụng sự ưu việt nới đây mà tiếp tục tu các môn trực tiếp giải thoát.

Vì là học cách tái sanh vào Cực Lạc nên tổng chỉ của Tịnh Độ là: Tín - Nguyện - Hạnh.
Tín nghĩa là chúng ta tin nhận thế giới Cực Lạc với các đặc điểm tương ứng 48 đại nguyện để mà thấu rõ thế giới mà chúng ta muốn tái sanh.

Nguyện là phát tâm nguyện tu tập giữ gìn tâm niệm vãng sanh như trong Tín tâm đã ghi nhận.

Hạnh là các hạnh trực tiếp hoặc gián tiếp hổ trợ việc tái sanh được thuận lợi tương ứng với điều mà Đức Phật A Di Đà đã nguyện thành như niệm trì danh hiệu, hoặc tu tập các thứ công đức rồi quy ngưỡng thế giới Cực Lạc.

Những người nào thì thích theo Tịnh Độ Tông. muốn được hay danh đạo sư đời nay thành đạo quả, nhờ Tịnh Độ Tông ở Việt Nam, xin chỉ dẫn

Vãng sanh không phải là chứng Đạo Quả mà là vãng sanh rồi chắc chắn chứng Đạo Quả. Do đó, sẽ không bao giờ tìm thấy một người nào chỉ tu duy nhất pháp Tịnh Độ chứng Đạo rồi rao giảng mà chỉ có những người biết trước ngày vãng sanh và xin Đức Phật A Di Đà nén lại một thời gian để khuyến tấn người khác tu hành. Như đã nói ở chỗ Tông Chỉ, người tu Tịnh Độ thành đạo tại Cực Lạc, cái họ tập tuyện là tái sanh thành công vào Thế Giới Cực Lạc. Còn việc các vị đã đạt đạo quả mà vẫn muốn vãng sanh thì đó là các vị Đại Bồ Tát muốn làm lợi ích cho chúng sanh, họ muốn đem chúng sanh về Cực Lạc để giáo hóa thành công 100%. Do đó, trong pháp tu Tịnh Độ không đề cập chứng Đạo mà chỉ đề cập vãng sanh. Có lẽ Đại Bồ Tát chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng chúng phàm phu vãng sanh thì có nhiều.

Tại sao tu Tịnh Độ đến cực lạc quốc rồi còn phải tu tiếp , lý do tại sao, sao lại vòng vo thế.
người muốn đến cực lạc rồi tu tiếp phải hội đủ những yêu cầu gì. nếu đủ thì sao mà không đủ thỉ sao....

Bản thân của họ ở ta bà đã là lòng vòng rồi. Những vị này thấy rằng tu ở đây kiếp này vẫn chưa giải thoát, mà kiếp sau cũng chẳng biết ra sao nên họ muốn về Cực Lạc sẽ được giải thoát chắc chắn. Những người căn cơ cao siêu tự tin giải thoát trong ta bà kiếp này thì Tịnh Độ hầu như không nhắc đến, chỉ nhắc đến những người căn cơ kém, nghiệp chướng nhiều là phần lớn. Đối với người tại gia mà nói thì đây là một pháp môn đắc lực, vãng sanh rồi giải thoát mà tu trực tiếp chưa chắc một hay kiếp đã được, e rằng còn bị luân hồi vô định.

Đến Cực Lạc thì chắc phần giải thoát, đã vãng sanh thì mọi thứ đều có đủ (sự thù thắng thế giới Cực Lạc chính là đây) chỉ cần y như tâm nguyện tu tập giải thoát mà hành rồi ắt được mặc dù cũng có thời gian lâu hay mau nhưng trong một kiếp sống tại Cực Lạc.

À xin được hỏi Ngài " Tu " như thế nào, muốn được nghe qua giáo pháp của Ngài một tí

Giáo pháp này không phải của VNBN! VNBN là một người tại gia, có gia đình và công việc ở đời và tu trì danh niệm Phật mong muốn mãn duyên đời này được tái sanh vào thế giới Cực Lạc.

Đó là trả lời sơ bộ, ĐH cứ hỏi tự nhiên.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

ĐH không nên gọi VNBN là Ngài, VNBN công đức nhỏ không dám nhận danh tự cao quý này! Nên gọi là bạn hoặc đạo hữu thì thấy nhẹ nhàng hơn! Bởi lẽ dùng từ không đúng với một ý định nào đó thì cũng trong vòng nghiệp tạo. Cẩn thận!

Rất vui thảo luận với những câu hỏi của ĐH, VNBN biết gì sẽ trả lời nấy, cốt yếu vẫn trong các Kinh như Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Nếu ĐH đã nghiên cứu kỹ lưỡng các Kinh Điển này thì việc thảo luận sẽ thuận lợi hơn.

Tịnh Độ lý thuyết nói cho dung thông tất cả thì rất khó, nhưng thực hành thì dễ.

Bây giờ theo tuần tự, VNBN sẽ trả lời các câu hỏi của ĐH theo những gì mà VNBN quán triệt được.


Tất cả chư Phật đều có năng lực như nhau, chỉ có hạnh nguyện là khác nhau. Thí dụ như Đức Thích Ca Mâu Ni và Đức A Di Đà Phật đều có Phật Lực như nhau đều đã chứng Phật Quả nhưng hạnh nguyện thì khác nhau: Đức Thích Ca Mâu Ni tình nguyện thị hiện thành Phật tại trái đất này với các nguyện xả thí tai, măt, não, ... để cảm hóa chúng sanh; còn Đức A Di Đà thì phát 48 đại nguyện thị hiện thành Phật tại một thế giới theo 48 nguyện đó mà được gọi là thế giới Cực Lạc làm một thế giới lý tưởng cho chúng sanh từ yếu kém đến giỏi giang đều tu tập được, giải thoát chắc chắn.

Như vậy, ĐH nghĩ xem hai vị Phật này là 2 hay 1? Theo hạnh nguyện thì là 2, theo Lý Tánh thì là 1. Nói chung lại thì 2 cũng trật mà 1 cũng trật.

Mỗi người chúng ta, trong tương lai xa xôi cũng sẽ thành Phật. Khi ấy chúng ta có năng lực đồng như mọi vị Phật nhưng con đường mỗi chúng ta đi và tiếp tục đi là không ai giống ai, không bị hòa lẫn với ai!



Với một người đạt đạo, ở Cực Lạc hay Ta Bà đều như nhau, tâm của họ vượt ra khỏi các chướng ngại hình tướng, là 1 hay 2 không có gì quan trọng nữa. Với một người chưa đạt đạo thì đó quả thật là hai thế giới: ở ta bà họ chịu các thống khổ và sự bấp bên, không biết chắc chắn về kiếp sau; và Cực Lạc thì trái lại được mọi sự an lành, tâm niệm nhất nhất trong sự tu hành như tâm niệm tu tập trước giờ và chắc chắn chứng đạo quả thoát luân hồi tại Cực Lạc.

Các vị Đại Bồ Tát, đều biết Cực Lạc hay ta bà vốn đồng nhưng vì chúng sanh thiên hạ nên vẫn hạ phàm, tu tập Tịnh Độ để khuyến tấn chúng sanh tu tập vãng sanh được hưởng sự thù thắng phương tiện tu tập tại Cực Lạc, chắc chắn giải thoát.



Trước hết, một người chưa chứng đạo quả giải thoát thì phải luân hồi kiếp sau. Thay vì luân hồi trong sự mơ hồ, không biết sẽ đến đâu, bao nhiêu kiếp mới giải thoát,... hoặc là có người ước nguyện kiếp sau tu ở chỗ này hay chỗ kia, hay sanh thiên gặp Bồ Tát Di Lặc chẳng hạn,...Thì có ước nguyện chắc chắn hơn là tái sanh vào Thế Giới Cực Lạc, được bất thối chuyển và được giải thoát một cách chắc chắn.

Giống nhau: tất cả pháp môn đều là cách thức dẫn đến giải thoát. Người tu tập Tịnh Độ vãng sanh có thể vẫn chưa chứng đạo quả giải thoát nhưng khi vãng sanh rồi dưới sự tu tập miên mật và sự hổ trợ tối đa thì chắc chắn chứng đạo quả giải thoát bằng pháp môn khác, là vì có Đức Phật A Di Đà đang tại thế trực tiếp giáo hóa. Nói một cách khác: họ chứng đạo giải thoát nhưng không phải ở ta bà này.

Khác nhau: là pháp môn giải thoát gián tiếp. Thay vì người ta tu tập giải thoát trực tiếp bất kì nơi đâu thì ở pháp môn Tịnh Độ người ta học cách tái sanh cho đúng Thế Giới Cực Lạc rồi tận dụng sự ưu việt nới đây mà tiếp tục tu các môn trực tiếp giải thoát.

Vì là học cách tái sanh vào Cực Lạc nên tổng chỉ của Tịnh Độ là: Tín - Nguyện - Hạnh.
Tín nghĩa là chúng ta tin nhận thế giới Cực Lạc với các đặc điểm tương ứng 48 đại nguyện để mà thấu rõ thế giới mà chúng ta muốn tái sanh.

Nguyện là phát tâm nguyện tu tập giữ gìn tâm niệm vãng sanh như trong Tín tâm đã ghi nhận.

Hạnh là các hạnh trực tiếp hoặc gián tiếp hổ trợ việc tái sanh được thuận lợi tương ứng với điều mà Đức Phật A Di Đà đã nguyện thành như niệm trì danh hiệu, hoặc tu tập các thứ công đức rồi quy ngưỡng thế giới Cực Lạc.



Vãng sanh không phải là chứng Đạo Quả mà là vãng sanh rồi chắc chắn chứng Đạo Quả. Do đó, sẽ không bao giờ tìm thấy một người nào chỉ tu duy nhất pháp Tịnh Độ chứng Đạo rồi rao giảng mà chỉ có những người biết trước ngày vãng sanh và xin Đức Phật A Di Đà nén lại một thời gian để khuyến tấn người khác tu hành. Như đã nói ở chỗ Tông Chỉ, người tu Tịnh Độ thành đạo tại Cực Lạc, cái họ tập tuyện là tái sanh thành công vào Thế Giới Cực Lạc. Còn việc các vị đã đạt đạo quả mà vẫn muốn vãng sanh thì đó là các vị Đại Bồ Tát muốn làm lợi ích cho chúng sanh, họ muốn đem chúng sanh về Cực Lạc để giáo hóa thành công 100%. Do đó, trong pháp tu Tịnh Độ không đề cập chứng Đạo mà chỉ đề cập vãng sanh. Có lẽ Đại Bồ Tát chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng chúng phàm phu vãng sanh thì có nhiều.



Bản thân của họ ở ta bà đã là lòng vòng rồi. Những vị này thấy rằng tu ở đây kiếp này vẫn chưa giải thoát, mà kiếp sau cũng chẳng biết ra sao nên họ muốn về Cực Lạc sẽ được giải thoát chắc chắn. Những người căn cơ cao siêu tự tin giải thoát trong ta bà kiếp này thì Tịnh Độ hầu như không nhắc đến, chỉ nhắc đến những người căn cơ kém, nghiệp chướng nhiều là phần lớn. Đối với người tại gia mà nói thì đây là một pháp môn đắc lực, vãng sanh rồi giải thoát mà tu trực tiếp chưa chắc một hay kiếp đã được, e rằng còn bị luân hồi vô định.

Đến Cực Lạc thì chắc phần giải thoát, đã vãng sanh thì mọi thứ đều có đủ (sự thù thắng thế giới Cực Lạc chính là đây) chỉ cần y như tâm nguyện tu tập giải thoát mà hành rồi ắt được mặc dù cũng có thời gian lâu hay mau nhưng trong một kiếp sống tại Cực Lạc.



Giáo pháp này không phải của VNBN! VNBN là một người tại gia, có gia đình và công việc ở đời và tu trì danh niệm Phật mong muốn mãn duyên đời này được tái sanh vào thế giới Cực Lạc.

Đó là trả lời sơ bộ, ĐH cứ hỏi tự nhiên.

Cũng đã sắp giao thừa, Xin được chúc Đạo hữu như lời đạo hữu mong muốn. đầu xuân mạnh khỏe , vui vẻ, sang năm mới cống hiến nhiều cho diễn đàn, nhất là môn tu học của đạo hữu . hiện tại cứ tạm gác lại, chờ đạo hữu triển khai những kinh nghiệm riêng của mình, rồi tôi sẽ xin được hỏi thêm về những điều chưa biết, mong đạo hữu chỉ dùm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên