KIẾN TÁNH theo Tổ Đạt Ma

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ tánh luận: (luận về phép Kiến Tánh thành Phật).

Chánh văn:

Phàm là đạo, phải lấy sự tịch diệt làm thể, còn tu lấy sự lìa tướng làm tông.

Nên kinh nói: Tịch diệt là Bồ đề.

Diệt hết hình tướng đó:

Là Phật, nghĩa là giác.

Người có giác tâm, được đạo Bồ đề, nên gọi là Phật.

Kinh nói: lìa tất cả mọi hình tướng tức gọi là chư Phật.

Nên biết tướng là có tướng mà không tướng, không thể thấy bằng mắt, chỉ biết được bằng trí.

Ai nghe pháp ấy chợt phát lòng tin, là người ấy đang nương pháp đại thừa siêu lên ba cõi.

++++++++++++++++++++++++

Lượt giải:

TÂM có 2 mặt: 1-Tịch . 2- Chiếu. Tịch là vắng lặng Đây là Bản Thể của Tâm (Thể). Chiếu là chiếu soi, qua mắt là thấy, qua tai là nghe, qua mũi là ngưỡi, qua lưỡi là nếm, qua thân là xúc chạm, qua ý là suy nghĩ phân biệt. (kiến, văn, giác, tri) Đây là hiện tượng (Tướng) của Tâm.- Phần Bản thể- Tịch diệt đó là Đạo .Tu Phật đạt trạng thái Đạo này. Muốn đạt phải lìa các tướng (kiến, văn, giác, tri v.v...Thiền gọi là Quy Căn đắc chỉ- tùy Chiếu thất tông) . Nên nói tu lấy sự lìa tướng làm tông.

Lìa được các tướng gọi là Vô Tướng. Lìa tất cả mọi hình tướng tức gọi là Phật Tánh, là thành Phật. Tướng mà không tướng này, không thể thấy bằng mắt, chỉ biết được bằng trí. Ở đây là Kiến Tánh.

Ai nghe pháp ấy chợt phát lòng tin, là người ấy đang nương pháp đại thừa siêu lên ba cõi.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ tánh luận: (luận về phép Kiến Tánh thành Phật).(tt)

* Thật tánh tham, sân, si là Phật Tánh.

Chánh văn:

Ba cõi đó chính là tham lam, sân hận và si mê. Khi chuyển hóa được tham, sân, si trở thành giới, định, huệ liền gọi là vượt thoát ngoài ba cõi.

Nhưng tham, sân, si cũng không có tánh thật, chỉ do nơi chúng sinh gọi tên. Nếu thường quay vào tự tâm soi rọi rõ biết sẽ thấy rằng tánh của tham, sân, si chính là tánh Phật. Ngoài tham, sân, si ra thật không riêng có tánh Phật nào khác.

Kinh dạy rằng: “Chư Phật xưa nay thường ngụ trong ba độc mà nuôi dưỡng các pháp thanh tịnh, thành bậc xuất thế.” Ba độc đó, chính là tham, sân, si.

+++++++++++++++++++++++++++


lượt giải:

. Như trong kinh Văn Thù Sư Lợi Bản Tuyên có ghi mẫu chuyện sau đây:

....... Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng:" Bạch Thế Tôn ! Trong vô số kiếp về trước, Phật Sư tử Âm Vương dùng 3 thừa giáo để độ chúng sanh. Quốc độ của Phật ấy gọi là Thiện Quang Minh. Ở nơi đây có những cây thọ mạng lâu dài, cây đều toàn bằng 7 thứ báu, phát ra vô lượng âm thanh thanh tịnh, như thuyết về các pháp Không, Vô tướng, Vô Tác, Bất sanh, bất diệt.... chúng sanh vừa nghe liền được giải thoát.

.......Lúc bấy giờ Phật Sư tử Âm Vương, ở trong chúng hội, nói pháp. Hội thứ nhất có 99 ức người được đạo A la Hán; có vô số Bồ tát được Vô sanh pháp nhẫn, vào được trong các Pháp Môn, thấy được vô lượng các Đức Phật, độ được vô lượng chúng sanh, được vô lượng các Đà la ni và Tam muội; lại có các vị Bồ tát sơ phát tâm, nhiều chẳng sao kể xiết được. Phật giáo hóa xong liền vào Vô Dư Niết Bàn. Lúc bấy giờ có 2 vị Bồ tát Tỷ kheo là Hỷ Căn và Thắng Ý.

....... Pháp Sư Hỷ Căn, dung mạo chánh trực, chẳng bỏ pháp Thế gian, chẳng có phân biệt Thiện ác (*). Đệ tử của Hỷ Căn đều thông minh, ưa nghe thâm nghĩa của các Pháp. Pháp Sư Hỷ Căn chẳng tán thán Thiểu dục, Tri túc, chẳng tán thán hạnh đầu đà, chỉ nói về Thật tướng thanh tịnh của các pháp.

.......Ngài nói với các đệ tử rằng: " Tướng của dâm, nộ, si cũng là Thật Tướng Pháp"; ngài lại dùng đủ các phương tiện giáo hóa các đệ tử, dẫn họ vào nhất Thiết Trí. Các đệ tử của ngài, ở trong nhân gian mà tâm chẳng sanh, chẳng hối, tâm thường bất động như núi Tu Di, nên đều được Vô Sanh Pháp nhẫn.

....... Trong khi đó thì Pháp Sư Thắng Ý trì giới thanh tịnh, tu hạnh Đầu đà, được 4 Thiền, 4 Vô sắc đinh. Các đệ tử của Pháp sư Thắng Ý phần nhiều độn căn, thường phân biệt tịnh với uế, nên tâm thường lay động. Pháp sư Thắng Ý, khi vào các tụ lạc thường thuyết về hạnh Tri túc, Thiểu dục, khuyến tu hạnh Đầu đà, tu các Thiền định, lại chê trách pháp sư Hỷ Căn dẫn người theo tà kiến, nên mới nói các tướng của dâm, nộ, si đều Vô Quái Ngại.

Tư duy:
(*)chẳng bỏ pháp Thế gian, chẳng có phân biệt Thiện ác .

+ Chẳng bỏ pháp thế gian, nghĩa là vẫn gần gủi với thế tục, vận dụng khéo léo các pháp thế gian để dẫn chúng sanh vào Đạo.

+ Chẳng có phân biệt Thiện ác.- Nghĩa là Pháp Thiện cũng không chấp thủ, Pháp ác cũng không chấp thủ, người đáng dùng Thiện Pháp thì dùng Thiện Pháp để độ, người đáng dùng roi vọt, ác pháp để độ ,thì dùng ác pháp để độ, không cố chấp.
LUẬN:

....... Có vị đệ tử của Pháp Sư Hỷ Căn, lợi căn, lợi trí đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn, đến thưa Pháp sư Thắng Ý rằng:"Thưa Đại Đức ! Tướng của pháp Dâm dục là gì ?

....... Pháp sư Thắng Ý đáp: Đó là tướng của phiền não.

.......Đệ tử ngài Hỷ Căn lại hỏi: Dâm dục, phiền não ở bên trong hay bên ngoài ?

.......Ngài Thắng Ý đáp: Chẳng ở trong, cũng chẳng ở ngoài.

.......Đệ tử ngài Hỷ Căn lại nói: Nếu Dâm dục, phiền não chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở phương Đông, Tây, Nam, Bắc thì dù có cầu khắp cả 4 châu thiên hạ, cũng chẳng sao tìm được Thật Tướng
(*). Như vậy là pháp ấy chẳng có sanh, chẳng có diệt, thì làm sao có thể não loạn được ta ?

....... Pháp sư Thắng Ý nghe xong, tâm chẳng được vui, nhưng ngài chẳng có thể trả lời được, ngài từ tòa đứng dậy, nói: Pháp Sư Hỷ Căn đã lầm lạc, và dẫn đệ tử vào Tà đạo.

....... Pháp sư Thắng Ý, vì chưa được Âm thanh Đà la ni, nên nghe Phật dạy thì liền sanh tâm hoan hỷ, nghe ngoại đạo nói thì liền khởi sân nhuế, nghe nói đến 3 đường ác thì liền chẳng được vui, nghe nói đến 3 đường Thiện thì liền thấy an ổn, nghe nói đến sanh tử thì liền ưu phiền, nghe nói đến Niết bàn thì liền cảm thấy an lạc (**).

....... Sau cuộc đối thoại, Pháp sư Thắng Ý trở về tịnh xá nói với đệ tử của mình rằng:"Pháp sư Hỷ Căn lầm lạc, dẫn dắt người vào Tà đạo. Vì sao ? Vì Pháp sư Hỷ Căn đã khẳng định rằng tướng của dâm, nộ, si cùng tướng của hết thảy các pháp đều là Vô ngại cả".

Tư duy:

(*)Dâm dục, phiền não chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài, chẳng phải ở phương Đông, Tây, Nam, Bắc thì dù có cầu khắp cả 4 châu thiên hạ, cũng chẳng sao tìm được Thật Tướng . Như vậy là pháp ấy chẳng có sanh, chẳng có diệt, thì làm sao có thể não loạn được ta ?

+ Dâm dục và phiền não cũng là pháp duyên hợp, do thủ chấp NGÃ tướng, huân tập vô minh tham ái mà sinh ra. Bản chất nó là Tánh Không, vì là Tánh Không, nên nó là "Dụng" của Tự Tánh. Vì vậy Dâm dục và Phiền não là như huyễn, như hóa thực Tướng là CHÂN NHƯ.

+ GIỚI - ĐỊNH - HUỆ cũng là pháp duyên hợp,do Pháp Phật biến hiện, là Pháp Đối trị Dâm, nộ, si. Bản chất nó là Tánh Không, vì là Tánh Không, nên nó cũng là "Dụng" của Tự Tánh. Vì vậy Giới - định - huệ cũng là như huyễn, như hóa thực Tướng là CHÂN NHƯ.

+ Do vậy mà Dâm ,nộ, si cùng với Giới - định -huệ đều "dụng" của Tự Tánh ( vì tự Tánh là Vô ngôn ,tuyệt lự, tịch diệt, vô sanh, đều là Pháp Bất sanh, bất diệt, là Như Như Niết Bàn Tướng ).

Suy ra Dâm, Nộ, Si Bình Đẳng với Giới Định Huệ. là Bình Đẳng Tánh Không.

(**).chưa được Âm thanh Đà la ni, nên nghe Phật dạy thì liền sanh tâm hoan hỷ, nghe ngoại đạo nói thì liền khởi sân nhuế, nghe nói đến 3 đường ác thì liền chẳng được vui, nghe nói đến 3 đường Thiện thì liền thấy an ổn, nghe nói đến sanh tử thì liền ưu phiền, nghe nói đến Niết bàn thì liền cảm thấy an lạc

+ Thường thì chúng ta,để tâm thức quen chạy theo vọng trần, bị thinh trần, sắc trần v.v... lừa phỉnh, nên phân biệt theo ngữ ngôn mà vọng tác ( lục căn, lục trần vọng tác vô biên chi tội...) .- Vì vậy, chưa được Ngữ ngôn đà la ni. Người được Ngữ Ngôn Đà la ni. - thì luôn luôn tỉnh thức trong 6 trần.
LUẬN:

....... Pháp Sư Hỷ Căn nghe nói như vậy, tự nghĩ rằng:"Bồ tát Thắng Ý bị các ác nghiệp che lấp tâm trí, ắt phải bị đọa vào ác đạo. Ta phải nên vì ngài, nói lên pháp thậm thâm. tuy đời này chẳng có được gì, nhưng đời sau sẽ làm nhân duyên dẫn vào Phật Đạo". Nghĩ như vậy rồi, Pháp Sư Hỷ Căn nói kệ rằng:

Dâm dục tức là Đạo,
Si nhuế cũng như vậy,
Vô lượng các Phật Đạo.
Chẳng khác ba pháp ấy.

Nếu có người phân biệt.
Dâm nộ si khác Đạo,
Người ấy xa các Phật,
Ví như Trời và Đất.

Đạo cùng Dâm, Nộ, Si.
Là một pháp bình đẳng,
Nếu nghe mà sợ hãi.
Cách Phật Đạo rất xa.

Pháp Dâm chẳng sanh diệt,
Chẳng thể não loạn tâm.
Nếu người chấp lấy Ta.
Dâm dẫn vào ác đạo.

Chấp CÓ khác với KHÔNG
Bị CÓ KHÔNG trói buộc
Nếu biết CÓ tức KHÔNG
Siêu thăng thành Phật Đạo.
....... Ngài Hỷ Căn vừa nói xong bài kệ, có 3 vạn thiên tử liền được Vô Sanh Pháp nhẫn, 1 vạn 8 ngàn Thanh Văn chẳng còn chấp hết thảy các pháp, đều được giải thoát.

....... Trong lúc đó, Bồ tát Thắng Ý bị sa vào địa ngục, thọ khổ. Khi trở lại làm người, trong 74 vạn đời, thường bị phỉ báng, và thường chẳng được nghe danh Phật. Rồi tội mỏng lần lần, lại trở lại nghe đựoc Phật Pháp, xuất gia hành Đạo, nhưng lại bị xã giới, trong vô lượng đời làm Sa Môn mà căn vẫn ám độn. Còn Bồ tát Tỳ kheo Hỷ Căn nay thành Phật ở phương Đông, hiệu là Bửu Nghiêm, ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:"Thắng Ý Tỳ Kheo là tiền thân của con vậy. Nếu có người cầu 3 thừa Đạo, thì chẳng nên phá các tướng của các Pháp, mà ôm lòng sân nhuế".

....... Phật hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi:" Ông nghe bài kệ ấy thấy có được lợi ích gì ?"

.......Ngài Văn Thù Sư Lợi đáp:"Con nghe xong bài kệ liền vơi các khổ, được trí huệ lanh lợi, giải và nói được thâm nghĩa của Phật pháp. Nhờ vậy mà nay ở trong chúng Bồ tát con trở thành vị Thượng thủ".

....... Như vậy gọi là khéo thuyết các pháp tướng, cũng gọi là Như Thật Khéo Độ.

Tư duy:

* Dâm ,Nộ, Si vốn là Đạo.- Thế thì tại sao chúng sanh hành Dâm, nộ, si lại rơi vào Ác Khổ ?

Là vì:

Pháp Dâm chẳng sanh diệt,
Chẳng thể não loạn tâm.
Nếu người chấp lấy Ta.
Dâm dẫn vào ác đạo.

Thưa chỉ vì Chấp NGÃ, mà ra cớ sự.- Nếu Vô NGÃ, thì vào được TÁNH KHÔNG, khế hợp Tánh Không, thì Dâm Nộ Si, vốn vô hại.(không não loạn được tâm ta).

** Hàng nhị thừa vì Chấp Pháp, Ôm giữ CÓ và KHÔNG, nên còn cách xa với Đạo. Bồ tát biết rõ CÓ tức KHÔNG nên gần với Phật Đạo.

Chấp CÓ khác với KHÔNG
Bị CÓ KHÔNG trói buộc
Nếu biết CÓ tức KHÔNG
Siêu thăng thành Phật Đạo.

(Trích ĐT ĐL)

Vâng. Thưa các Bạn: Thấy được Tham, sân, si là Đạo tức là Kiến Tánh.
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
471
Điểm tương tác
141
Điểm
43
Kính Ngài Viên Quang.

Trước giờ,,, bantoioi chưa từng đọc luận...
Nay,,, nhờ người mà biết những luận này...

Cám ơn Ngài lắm lắm..
Cung kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ tánh luận (tt)+ Đại Thiền Định.

Chánh văn:

Kinh nói: Hang ổ của năm uẩn là tên gọi của thiền viện.

Chiếu sáng bên trong mà mở thông suốt, tức là cửa đại thừa.

Chẳng nhớ tưởng một pháp nào mới gọi là thiền định.

Ví hiểu rõ lời ấy thì đứng, đi, nằm, ngồi thảy đều thiền định cả.

*************

Biết tâm vốn không, đó gọi là thấy Phật.

Tại sao vậy?

Vì mười phương chư Phật đều nhân vì vô tâm chẳng thấy ở tâm, đó là thấy Phật.

Xả tâm không nuối tiếc gọi là đại bố thí.

Lìa hết động và định gọi là đại tọa thiền.

Tại sao vậy?

Kẻ phàm mỗi mỗi đều hướng về động.

Hàng tiểu thừa mỗi mỗi đều hướng về định.

Vượt lên cái lầm hiếu động của phàm phu và hiếu định ngồi thiền của tiểu thừa mới gọi là đại tọa thiền.

Nếu có được sức lãnh hội ấy thì chẳng cần lìa mà tướng tướng tự cởi bỏ, chẳng cần trị mà bịnh bịnh tự trừ, ấy đều là định lực của phép đại thiền.

++++++++++++++++++++++++++===

Tư duy:

Tổ Trúc Lâm nói:

Sống đời vui Đạo mặc tùy duyên,
Hể đói thì ăn mệt ngũ liền.
Của báu trong nhà tìm chi nữa,
Đối cảnh vô tâm khỏi hỏi Thiền.

Vâng. Thiền là để kiến tánh. Muốn kiến Tánh rốt ráo nên Đại Thiền như thế....
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
471
Điểm tương tác
141
Điểm
43
Pháp Dâm chẳng sanh diệt,
Chẳng thể não loạn tâm.
Nếu người chấp lấy Ta.
Dâm dẫn vào ác đạo.

Thưa Ngài,,, hỏi vui nhé.
Hí hí,,, bài kệ trên sửa lại là:

"Pháp Dâm là sanh diệt,
Làm não loạn tâm ta.
Hành việc ấy là tà,
Dâm dẫn vào ác đạo".

Nếu người không Hành Dâm có thấy Đạo là kiến tánh chăng?

Cung kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Cảm ơn Bantoioi vào thảo luận.

Theo VQ hành hay không hành nếu không thấy Phật Tánh thì đề không kiến Tánh Nếu thấy Phật Tánh thì được kiến tánh.- Vì Bình đẳng Tánh Không.

Mến
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
471
Điểm tương tác
141
Điểm
43
Cám ơn...
Hí hí... Ngài rất... OK.

Nếu người chấp có ta,
Làm sao mà kiến tánh!
***
Ô hay diễn đàn ta,
Có Ngài dẫn lối ra..............
Haha... Là lá la
Đã có ông Phật ta.

Cung kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ Tánh Luận (tt). Nhất Chân bình đẳng.

Chánh văn:

Lấy tâm để cầu pháp là mê, không lấy tâm cầu pháp là ngộ. Không trói buộc vào văn tự gọi là giải thoát. Chẳng nhiễm sáu trần gọi là giữ được pháp. Lìa khỏi sinh tử gọi là xuất gia. Không còn thọ lãnh thân đời sau gọi là được đạo. Chẳng sinh vọng tưởng gọi là Niết-bàn. Chẳng ở trong vô minh gọi là trí huệ lớn. Chẳng còn nơi nào phiền não gọi là nhập vào Niết-bàn. Chẳng còn nơi nào có hình tướng gọi là bờ bên kia.

Khi mê có bờ bên này, khi ngộ không có bờ bên này. Vì sao vậy? Người phàm tục thảy đều hướng về ở nơi bờ bên này. Nếu là người hiểu rõ được pháp Tối thượng thừa, tâm chẳng ở nơi bờ bên này, cũng chẳng ở nơi bờ bên kia, nên có thể lìa cả đôi bờ. Nếu thấy bờ bên kia khác với bờ bên này, ấy là trong tâm thật không có thiền định.

Phiền não gọi là chúng sanh, tỉnh giác rõ biết gọi là Bồ-đề, chẳng phải là một, cũng chẳng phải khác nhau, chỉ phân cách do nơi mê với ngộ mà thôi. Khi mê có cõi thế để ra khỏi, khi ngộ chẳng có cõi thế nào để có thể ra khỏi.

Trong pháp bình đẳng không thấy rằng kẻ phàm phu khác với bậc thánh. Kinh dạy rằng: “Pháp bình đẳng đó, người phàm tục không thể nhập vào, bậc thánh nhân không thể thực hành. Pháp bình đẳng đó, chỉ có bậc Đại Bồ Tát và chư Phật Như Lai thực hành được.” Nếu thấy rằng sống khác với chết, động khác với tĩnh, đều gọi là không bình đẳng. Không thấy phiền não khác với Niết-bàn, đó gọi là bình đẳng. Vì sao vậy? Vì phiền não với Niết-bàn cũng cùng một tánh không.

Vì thế, hàng tiểu thừa dứt phiền não, nhập Niết-bàn đều là hư vọng, nên bị vướng mắc nơi Niết-bàn. Bồ Tát biết tánh thật của phiền não là không, liền chẳng lìa bỏ không, nên thường trụ nơi Niết-bàn.

Niết-bàn đó, niết mà không sinh, bàn mà không tử. Vượt thoát sinh tử gọi là vào Niết-bàn. Tâm không còn có chỗ đến đi, liền vào Niết-bàn. Cho nên biết rằng Niết-bàn chính là tâm không.

+++++++++++++++++++==

Tư duy:

Tâm Kinh tụng rằng: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã ba la mật, thời chiếu kiến ngũ uẩn gai không độ nhất thiết khổ ách".

Ngũ uẩn giai không. Nghĩa là không có Ngã, không có Tâm.- Thế thì ai ở sanh tử ? Ai ở Niết Bàn ? Ai vô minh ? Ai hết vô minh ? Thấy được như vậy là đắc pháp Nhất Chân Bình đẳng.

Trong pháp bình đẳng không thấy rằng kẻ phàm phu khác với bậc thánh. Kinh dạy rằng: “Pháp bình đẳng đó, người phàm tục không thể nhập vào, bậc thánh nhân không thể thực hành. Pháp bình đẳng đó, chỉ có bậc Đại Bồ Tát và chư Phật Như Lai thực hành được.” Nếu thấy rằng sống khác với chết, động khác với tĩnh, đều gọi là không bình đẳng. Không thấy phiền não khác với Niết-bàn, đó gọi là bình đẳng. Vì sao vậy? Vì phiền não với Niết-bàn cũng cùng một tánh không.

Thấy được Nhất Chân Bình đẳng là Thấy được Pháp Tánh, là Kiến Tánh đó.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ Tánh Luận (tt). Coi chừng rớt đoạn kiến.

Chánh văn:
Nếu biết tâm chỉ là một tiếng gọi suông, không thực thể, tức biết tâm tự tịch ấy chẳng phải có mà cũng chẳng phải không.

Tại sao vậy?

Vì phàm phu mỗi mỗi đều có xu hướng sanh tâm nên gọi là "có".
Hàng tiểu thừa, mỗi mỗi đều có xu hướng diệt tâm nên gọi là "không".
Hàng Bồ tát và Phật chưa từng sanh tâm, chưa từng diệt tâm nên gọi là "chẳng phải có tâm, chẳng phải không tâm".

Tâm chẳng có chẳng không gọi là trung đạo.
Bởi vậy đem tâm học pháp thì tâm pháp thảy đều mê.
Chẳng đem tâm học pháp ắt tâm pháp thảy đều ngộ.
Phàm mê là mê ở ngộ.
Còn ngộ là ngộ ở mê.
Bậc chánh kiến hiểu tâm vốn "không vô" tức vượt lên mê ngộ.
Không có mê ngộ mới gọi là chánh giác chánh kiến.
Sắc không thể tự là sắc, do tâm nên có sắc.
Tâm không thể tự là tâm, do sắc nên có tâm.
Cho nên hai tướng tâm và sắc đều có sanh diệt.
Nói "có" là do ở "không".
Nói "không" là không do ở "có".
Ðó mới là thấy chân thực.

++++++++++++++++++++++=

Tư duy: Người học Đạo nếu chấp Tâm là LẦM LẠC, mà chấp KHÔNG CÓ TÂM cũng là lầm lạc. Sợ người lạc vào chấp Đoạn kiến Ngoại Đạo. Tổ dạy Tâm chẳng phải có, chẳng phải không. Đây là Như Huyễn Tam Muội.

Nói "có" là do ở "không".
Nói "không" là không do ở "có".
Sắc- Không đều là DỤNG của Chân Như
Ðó mới là thấy chân thực.

Người Kiến Tánh không lầm chấp Có và Không.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
471
Điểm tương tác
141
Điểm
43
Tư duy: Người học Đạo nếu chấp Tâm là LẦM LẠC, mà chấp KHÔNG CÓ TÂM cũng là lầm lạc. Sợ người lạc vào chấp Đoạn kiến Ngoại Đạo. Tổ dạy Tâm chẳng phải có, chẳng phải không. Đây là Như Huyễn Tam Muội.

Nói "có" là do ở "không".
Nói "không" là không do ở "có".
Sắc- Không đều là DỤNG của Chân Như
Ðó mới là thấy chân thực.

Người Kiến Tánh không lầm chấp Có và Không.

Thật vậy,,, như kinh nói: Bản giác vốn trong sạch chẳng dính một mảy trần...

Cho nên,,, nhận lại cái chân thật mình thì biết kinh nói chẳng sai!!! Vì vốn viên mãn chẳng thêm bớt vào được cái gì nữa. (Tự Tri)

Trực Chỉ: "Nhận được Tánh rồi tâm tự buông".

Lời này chân thật chẳng dối gạt nhau...
Mà lạ nhỉ,,, ai cũng là Phật mà... không biết.
Lại nghĩ mình cần phải hoàn thiện thêm cái gì đó thì mới thành Phật,,, Nghĩ đó là điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn...!!!

Đang tỉnh thức... Trong M.
Cung kính.

*************************************

VQ. Chúc mừng Bạn được Thấy Phật Tánh.

y-nghia-hoa-sen-phong-thuy(1)(1).jpg
 
Last edited by a moderator:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
471
Điểm tương tác
141
Điểm
43
Thành kính đảnh lễ Ngài...
Chúc Ngài Viên Mãn Hoằng Pháp Độ Sanh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ Tánh Luận (tt). Chân kiến vô kiến.

Chánh văn:

Cái thấy của kẻ phàm đều là vọng tưởng.
Nếu tịch diệt không có thấy mới là thấy thực.
Tâm và cảnh đối nhau, thấy phát sanh từ thế đối đãi ấy.
Nếu trong chẳng khởi tâm thì ngoài chẳng sanh cảnh.
Cho nên tâm và cảnh có lắng hết cả hai thì mới gọi là chân kiến.
Và cái hiểu trong lúc ấy mới gọi là chánh kiến.
Chẳng thấy một pháp mới gọi là được đạo.
Chẳng hiểu một pháp mới gọi là hiểu pháp.

Tại sao vậy?

Vì thấy cùng chẳng thấy, đều chẳng thấy.
Hiểu cùng chẳng hiểu, đều chẳng hiểu.
Thấy cái chẳng thấy, mới là thấy thực.
Hiểu cái chẳng hiểu, mói là hiểu thực.
... Phàm có cái hiểu đều là chẳng hiểu.
Không có cái hiểu mới là thực hiểu.
Hiểu cùng chẳng hiểu đều chẳng phải hiểu.
Kinh nói: chẳng xả trí huệ gọi là ngu si.
Lấy tâm làm không thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là chân cả.
Chấp tâm là có thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là vọng cả.

Tư duy: Đây là khai thị Chân Như- Phật Tánh. Luận Đại thừa khởi tín dạy:
"Tâm Chân như tức Bản thể Nhất pháp giới đại tổng tướng gọi là Tâm tính bất sinh bất diệt. Tất cả pháp đều y Vọng niệm nên có sự sai khác, nếu rời Vọng niệm tức khắc không còn tướng sai biệt. Thế nên tất cả pháp từ xưa nay đều rời tướng ngôn thuyết, rời tướng văn tự, rời tướng tâm duyên, tuyệt đối bình đẳng không bao giờ biến dị, cũng không thể phá hoại, duy Nhất tâm vì thế gọi là Chân Như. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc. Dù gọi Chân như nhưng Chân như không có tướng. Đây là chỗ cùng cực của ngôn thuyết, dùng ngôn ngữ phủ định ngôn ngữ. Tuy nhiên Bản thể Chân như tuyệt đối không thể phủ định, bởi vì tất cả các pháp đều là Chân, cũng không thể thành lập bởi vì tất cả các pháp đều là Như. Vì thế nên gọi Chân như. Nên biết tất cả chư pháp không thể nói, không thể suy nghĩ, vì tất cả pháp đều là Chân như."
(Tổ Mã Minh - Đại thừa khởi tín luận)

Nếu nhận ra Chân Như: vô kiến, vô văn, vô giác, vô tri tức là Kiến Tánh.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chơn Kiến Vô Kiến (tt).* Tri kiến lập tri. (là gốc của vô minh)

Chánh văn:

Vì thấy cùng chẳng thấy, đều chẳng thấy.
Hiểu cùng chẳng hiểu, đều chẳng hiểu.
Thấy cái chẳng thấy, mới là thấy thực.
Hiểu cái chẳng hiểu, mói là hiểu thực.
... Phàm có cái hiểu đều là chẳng hiểu.
Không có cái hiểu mới là thực hiểu.
Hiểu cùng chẳng hiểu đều chẳng phải hiểu.
Kinh nói: chẳng xả trí huệ gọi là ngu si.
Lấy tâm làm không thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là chân cả.
Chấp tâm là có thì hiểu cùng chẳng hiểu đều là vọng cả.

Tư duy:

Thế nào là Hiểu ?
+ Hiểu: là tri giác, là sự nhân thức vấn đề, là diệu dụng của Ý thức.
Hiểu có hai hiện tượng: Hiểu đúng (tri kiến vô kiến) và hiểu sai (tri kiến lập tri).
* Tri giác sai lầm (tri kiến lập tri).
Trong bộ kinh Tăng Nhất A Hàm (ekottarāgama - tập anguttara-nikāya), Phật dạy: "nhận thức phần lớn là sự hồi tưởng để so sánh".
Chúng ta nhận thức về một cái gì tức là chúng ta lấy cái hạt giống cũ ra để so sánh. Nhiều khi chúng ta không nhận thức chính sự vật trước mặt mà chỉ nhận thức hạt giống có sẵn trong lòng. Vì vậy cho nên, nhận thức có thể không dính dáng tới đối tượng thật sự của nhận thức.

Vì vậy, các tri giác hay Tưởng (một trong ngũ uẩn sắc-thọ-tưởng-hành-thức) thường sai lầm. Phật nói tri giác chẳng qua chỉ là hồi tưởng và chúng ta không đạt được thực tại. Thực tại có thể rất mới mẻ, rất tươi mát nhưng mình không tiếp xúc được, mình chỉ sờ mó cái hạt giống của nó ở trong tàng thức mình mà thôi. (trích từ: Thức thứ sáu (Ý thức) Thư viện Nhất Hạnh)

* Vâng, như vậy :

+ Hiểu biết mà dựng lập trên sự hiểu biết (chấp), thì đó là hiểu sai.

Vì vậy luận dạy:

- Phàm có chỗ hiểu đều gọi là chẳng hiểu.
- Không chỗ hiểu mới gọi là thiệt hiểu.
- Hiểu và không hiểu đều chẳng phải hiểu.

+ Hiểu đúng.- Đó là sự hiểu biết "Như thị", hiểu bằng trực tâm, bằng Vô tâm. vì vậy luận dạy:

- Không tâm thì hiểu cùng chẳng hiểu đều chơn.
- Có tâm thì hiểu cùng chẳng hiểu đều vọng.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngộ Tánh Luận (tt). Chuyển kinh & Kinh chuyển.
Chánh văn:

- Lúc hiểu thì pháp theo người, lúc không hiểu thì người theo pháp.
- Nếu pháp theo người thì phi pháp thành pháp.
- Nếu người theo pháp thì pháp thành phi pháp.
- Nếu người theo pháp thì pháp đều vọng.
- Nếu pháp theo người thì pháp đều chơn.
- Vì thế nên Thánh nhân chẳng đem tâm cầu pháp, chẳng đem pháp cầu tâm,
chẳng đem tâm cầu tâm, cũng chẳng đem pháp cầu pháp.
- Do đây nên nơi Thánh nhơn: Tâm không sanh pháp, pháp không sanh tâm.
Tâm và pháp tịch tịnh cả hai mà thường ở tại chánh định.
Vì thế tâm chẳng sanh pháp, pháp chẳng sanh tâm, tâm và pháp tịch cả hai nên lúc nào cũng ở trong định.

Tâm của chúng sanh sanh ắt pháp Phật diệt.
Tâm của chúng sanh diệt ắt pháp Phật sanh.
Tâm sanh ắt chân pháp diệt.
Tâm diệt ắt chơn pháp sanh.
++++++++++++++++++

Tư duy:
Thế nào là: Pháp theo người và người theo pháp ?

Kinh pháp Bảo Đàn có đoạn Lục Tổ dạy cho Tăng tên Pháp Đạt:

Ngươi phải niệm niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu ngươi chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệm làm công khóa thì nào khác con trâu ly mến cái đuôi của nó!"

Pháp Ðạt nói: "Nếu vậy, hiểu được nghĩa, thì chẳng cần tụng kinh?"

Sư nói: "Kinh có lỗi gì? Há có ngăn trở sự tụng niệm của ngươi đâu! Chỉ vì mê ngộ là tại nơi người, tổn giảm hay lợi ích là do mình.

Miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh.- - Hướng về Phật Tri Kiến. còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển (tức tri kiến chúng sanh).

Hãy nghe ta kệ:

Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.
Tụng lâu không rõ ý,
Cùng nghĩa kinh thành thù.
Không niệm, niệm là chánh,
Có niệm, niệm thành tà.
Có, không, đều chẳng chấp,
Hằng ngồi xe Bạch ngưu."

Như vậy.- Thật hiểu "Pháp" thì chuyển được pháp, gọi là pháp theo người, thì Pháp đều chơn. Bằng không được vậy, thì đem tâm cầu pháp hay đem pháp tìm tâm, đều là vọng tưởng.

Nếu ở nơi Tâm và Pháp đều nhận ra thể Như, thì sẽ được "Tâm không, cảnh tịch", mà được Tam ma Đề . Vì vậy Luận dạy:

- Vì thế nên Thánh nhân chẳng đem tâm cầu pháp, chẳng đem pháp cầu tâm,
chẳng đem tâm cầu tâm, cũng chẳng đem pháp cầu pháp.
- Do đây nên nơi Thánh nhơn: Tâm không sanh pháp, pháp không sanh tâm.
Tâm và pháp tịch tịnh cả hai mà thường ở tại chánh định.

* Ngôn ngữ, văn tự, suy nghĩ v.v... đều là tướng của Tri kiến chúng sanh do Thức biến hiện.

Vâng. Để tránh bị Kinh chuyển nên Thiền Tông chủ tuơng "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền". Nhưng bất lập văn tự mà văn tự Thiền không hề thiếu, truyền ra ngoài giáo mà một chữ không cách xa giáo. Bởi: Chuyển Kinh mà không để Kinh chuyển.

Vì vậy Tổ dạy:

Vì thế tâm chẳng sanh pháp, pháp chẳng sanh tâm, tâm và pháp tịch cả hai nên lúc nào cũng ở trong định.
Tâm của chúng sanh sanh ắt pháp Phật diệt.
Tâm của chúng sanh diệt ắt pháp Phật sanh.
Tâm sanh ắt chân pháp diệt.
Tâm diệt ắt chơn pháp sanh.

Nghĩa là: Nếu khởi tri kiến chúng sanh, tức là chạy theo kiến, văn, giác, tri thì Phật Tánh ẩn. Nếu xoay vào tự tánh kiến, văn, giác, tri (Thấy vào tự tánh, nghe lại Tự tánh v.v...) thì Phật Tánh hiện (tức là kiến tánh)
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
NTL (tt) * Tội Tánh Bổn Không.
Chánh Văn:

- Lúc mê có tội, lúc ngộ không tội. Vì tánh của tội vốn không.
- Khi mê: không tội mà thấy là tội.
- Khi ngộ: Chính nơi tội mà chẳng phải là tội. Vì tội vốn không nơi, không
chỗ.
- Kinh dạy rằng: Các pháp vốn vô tánh.
- Chơn dụng chớ nghi ngờ, nếu nghi thì thành tội. Vì tội do nghi hoặc mà
phát sanh.
- Người ngộ được ý này thì tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt.

PHỤ CHÚ

Tội từ vọng tâm phát khởi. Tâm đã không thì tội đâu còn. Lại nữa, tội vốn
không tự tánh. Không tánh là thiệt tánh. Thiệt tánh là tánh phước đức.
Kinh Pháp Hoa nói: Thấu rõ tướng tội phước chiếu khắp cả mười phương.
Tánh của tội là tánh của phước, là tánh của tất cả pháp.
Thấy tánh thì thành Phật.
..............................---o0o---

Tư duy:

+ Tội từ Tâm sanh. Tâm đã không thì tội đâu còn.- Đây là nói Tâm Không là Phật Tánh.

+Tội vốn không tự tánh. Không tánh là thiệt tánh. là tánh phước đức.- Đây là nói Pháp Tánh vốn Thanh tịnh bản nhiên không tội không phước.

Tổ Huyền Giác nói:
Pháp thân giác liễu vô nhất vật,
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật.
Ngũ uẩn phù vân không khứ lai,
Tam độc thủy bào hư xuất một.
dịch :
Pháp thân giác rồi không một vật
Bổn nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Năm ấm: mây trôi, chẳng đến đi,
Ba độc: bọt bào, giả còn mất.

Tổ dạy: Thấy được Phật Tánh và Pháp Tánh này thì lập tức thành Phật.- Vì tất cả chúng sanh xưa nay là Phật (Thành Phật chỉ là trở về mái nhà xưa). Mà Sanh tử Niết Bàn như chuyện mộng đêm qua.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
NTL (tt). Pháp pháp đều "NHƯ".
Chánh Văn:

- Lúc mê: sáu thức, năm ấm đều là pháp phiền não sanh tử.
- Lúc ngộ: sáu thức, năm ấm đều là pháp Niết bàn vô sinh.
- Người hành đạo chẳng cầu đạo nơi ngoài, vì biết rằng chính tâm mình là đạo.
- Nếu được tâm, không có tâm để được.
- Nếu đắc đạo, không có đạo để đắc.
- Nếu cho rằng đem tâm cầu đạo để đắc, gọi là tà kiến.
- Lúc mê: có Phật, có pháp. Lúc ngộ: không Phật, không pháp. Vì chính ngộ là Phật là pháp vậy.

PHỤ CHÚ:

Tánh mình vốn thanh tịnh đầy đủ tất cả công đức ở phàm không khuyết giảm. Kinh Kim Cang có câu Phàm phu ấy chẳng phải là phàm phu. Chỉ tại mê mà không tự nhận lấy tánh mình nên kinh nói tiếp: Đây gọi là phàm phu.
Ở Thánh tánh ấy cũng chẳng tăng thêm nên kinh Kim Cang dạy: Đệ nhứt Ba la mật chẳng phải đệ nhứt Ba la mật. Chỉ do ngộ mà nhận được tánh ấy, nên kinh nói tiếp: Đây gọi là đệ nhứt Ba la mật.
Đã thiệt ngộ thì tự tánh phô bày, nên chính ngộ là tự tánh, tự tánh là ngộ.
Không kia đây đối lập nên không hay được, không bị được. Kinh Kim Cang dạy: Nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đức Phật không được chút pháp nào.
Tổ Sư bảo: Bảo Tăng nhà mình không đoái hoài lại đi cầu nơi ngoài làm chi.
(Lời Mã Tổ bảo Huệ Hải).
......................................---o0o---

Tư duy:

Tất cả Pháp đều cùng một thể NHƯ. Nhưng:

- Lúc mê: sáu thức, năm ấm đều là pháp phiền não sanh tử.
- Lúc ngộ: sáu thức, năm ấm đều là pháp Niết bàn vô sinh.

Là vì sao ?


Thưa đó là do vô minh mà lầm chấp, thấy loạn. Nên Niết bàn mà thấy thành sanh tử. Như đoạn giản Kinh Đại Niết Bàn của HT Thích Từ Thông sau đây:

Thế nào là thường trụ ?
Thường trụ .-Nghĩa là Ở mãi,không dời đổi,không già chết gì cả.
Thế nào là nghĩa PHÁP THÂN vi mật thường trụ của Như Lai ?
* Chư Phật lấy Pháp giới làm Thân nên gọi là Pháp thân.Pháp giới là vạn sự vạn vật biểu hiện trong 18 giới (6 căn,6 trần,6thức).Nhưng tại sao lại nói Pháp thân thường trụ ?phải chăng đồng nghĩa với Vạn vật Thường trụ ?
Đáp phàm cái gì có sanh ra thì có họai diệt ,Đây là Chân Lý về mặt tục Đế.Nhưng với quán Trí bát Nhã Ba la Mật,Trên mặt Chân Đế Chư bồ tát thấy rỏ,tất cả Pháp đều như huyễn, nghĩa là không thật có,chỉ như bóng dáng huyễn hư,như trăng dưới nước,như ảnh trong gương,như tiếng vang,như cảnh trong mộng v.v...
Những gì là không thật,là Như huyễn thì bản chất là Vô sanh (không thật có sanh).-Vì Bóng trong gương thì cái gì là sanh ?Trăng dưới nước thì cái gì là sanh ?cảnh trong mộng thì cái gì là sanh ?
#/.TẤT CẢ CHỈ DO CHÚNG SANH MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐÃO MÀ THẤY CÓ SANH CÓ DIỆT,BẢN CHẤT VẠN PHÁP VỐN VÔ SANH.
#/.VÌ TẤT CẢ PHÁP VÔ SANH - NÊN TẤT CẢ PHÁP THƯỜNG TRỤ ĐÓ LÀ NGHĨA PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ VI MẬT CỦA NHƯ LAI.

Vì thế Ngộ Tánh luận dạy:

- Lúc mê: sáu thức, năm ấm đều là pháp phiền não sanh tử.
- Lúc ngộ: sáu thức, năm ấm đều là pháp Niết bàn vô sinh.

* Vạn pháp đồng NHƯ.


Tất cả Pháp đều Như. Như là tuyệt ngôn ngữ, bặc suy lường, Nếu có một lời nào khởi lên thì đều lìa NHƯ.

Tánh NHƯ là Pháp Tánh.- Kiến Như Tánh tức là Kiến Tánh.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
NTL (tt).* Kiến Tánh thành Phật.


Tư duy:

Tổ dạy. " Thấy Tánh là thành Phật";

nhưng thấy Tánh là thấy cái tánh gì ?

Ngộ là ngộ cái gì ?

Tánh của Ta và vọng tâm, Tâm của ta là vọng tưởng , thì giả , là vọng thì làm sao thành Phật được !

Cho nên nếu thấy được nguồn tâm là nhận được " Vô tâm", ngộ được bản tánh, là ngộ "Tánh Như".

Vô Tâm tức Phật.


Nên luận dạy:

- Nếu được tâm, không có tâm để được.
- Nếu đắc đạo, không có đạo để đắc.


Vì Tâm là "Vô Tâm", Vô Tâm là Chân Ngã, Chân Ngã bao trùm vũ trụ. Tánh là tánh CHÂN NHƯ của vạn pháp. Tánh Như bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất Tăng, bất giãm, bất khứ, bất lai lìa ngôn ngữ bặc suy lường, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt. Nên được cái Đạo này là được không chỗ được.

Minh Tâm là Thế.

Kiến Tánh là vậy.


Luận Hiển Duơng Chánh Giáo nói:

Tâm sinh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng.

Dịch:


Tâm sinh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
NTL (tt). Thân diệt đạo thành.

Chánh Văn:


- Luận về người hành đạo, thân diệt đạo thành, như mày hột giống nứt rã mầm cây mọc lên.

- Cái thân nghiệp báo này vô thường, nó biến đổi từng mỗi niệm, không có chút gì nhứt định.

- Người hành đạo chỉ cần theo từng niệm mà tu tập. Nhưng chẳng được nhàm sanh tử hay thích sanh tử. Cần nhứt trong mỗi niệm chẳng sanh vọng tưởng. Tu tập như đây thì hiện đời chứng Hữu dư y Niết bàn, khi bỏ thân nhập Vô sanh pháp nhẫn.

PHỤ CHÚ:

Kinh Kim Cang dạy: Không có pháp nhứt định. Nhơn vì không nhứt định nên có thể tà, có thể chánh, có thể ác, có thể thiện, có thể vọng, có thể chơn. Tà, ác và vọng là phàm phu. Chánh, thiện và chơn là Thánh đức.

Hành giả phải tự mình cảnh giác từng niệm để tu tập. Thế nào là tu tập?

Tránh tà ác vọng, gìn tánh thiện chơn. Cho đến mỗi niệm chẳng sanh vọng tưởng phân biệt đây mới là chơn thiệt tu tập vậy.

...............................---o0o---
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
NTL (tt). Muốn Được Tổ Ấn chứng.

Chánh Văn:
- Người hành đạo chỉ cần theo từng niệm mà tu tập. Nhưng chẳng được nhàm sanh tử hay thích sanh tử. Cần nhứt trong mỗi niệm chẳng sanh vọng tưởng.
Tư duy:

* Chư Cổ đức, đã theo phương pháp này, mà tùy theo pháp môn của từng Tông phái mà diễn dịch:

- Có Môn phái gọi đó là : "Tỉnh thức" trong từng niệm khởi.

- Có Môn phái gọi đó là : Tri vọng tức ly (biết vọng đừng theo).

- Có Môn phái gọi đó là : Tham Thoại đầu.

- Có Môn phái gọi đó là : Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật.

- Có Môn phái gọi đó là : Niệm Phật Nhất tâm bất loạn.

- Có Môn phái gọi đó là : Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

- v.v...

Nhưng tất cả đều phải không xa lìa Ý này của Tổ (mới là được Chánh Định, và được Tổ ấn chứng rằng:

Tu tập như đây thì hiện đời chứng Hữu dư y Niết bàn, khi bỏ thân nhập Vô sanh pháp nhẫn.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,870
Điểm tương tác
920
Điểm
113
NTL (tt)..- Thoát Căn Ly Trần.
Chánh Văn:

- Lúc mắt thấy sắc chẳng nhiễm nơi sắc, lúc tai nghe tiếng chẳng nhiễm nơi tiếng, đây đều gọi là giải thoát.
- Mắt chẳng đắm nơi sắc thì mắt là thiền môn.
- Tai chẳng đắm nơi tiếng thì tai là thiền môn.
- Tóm lại, người thấy sắc nếu thấy tánh của sắc thì chẳng nhiễm đắm, đây là thường giải thoát.
- Người thấy sắc nếu thấy tướng của sắc thì có nhiễm đắm, đây là thường hệ phược.
- Chẳng bị phiền não hệ phược gọi là giải thoát, chẳng có giải thoát nào khác.
- Người khéo quán sát nơi sắc thì sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, tâm và sắc liền thanh tịnh.

PHỤ CHÚ:

Thoát căn ly trần vô y độc thoát chẳng rời tự tánh, nên thấy sắc mà không chỗ thấy, nghe tiếng mà không chỗ nghe, sắc và thinh còn chẳng có huống là có đắm nhiễm sắc thinh ư!
Không đắm nhiễm thì phiền não không y cứ vào đâu để có được.
Không nhiễm không phiền não là không hệ phược, chính đây là giải thoát vậy.
Điểm trọng yếu là lúc thấy nghe phải thấy tánh của sắc, nghe tánh của thinh, đừng dừng nơi tướng của sắc của thinh.
Nếu dừng trụ nơi tướng của sắc thinh thì chính là đắm nhiễm, là phiền não, là hệ phược vậy.
Kinh Kim Cang dạy: Phàm sở hữu tướng đều là hư vọng.

Tư duy:
* Thế nào là "thấy Tánh của sắc" ? Là thấy "Tánh không" của sắc.- Đó là NHƯ TÁNH. Vì tương ưng Như nên được giải thoát.

* Thế nào là "thấy Tướng của sắc" ? Là thấy hiện tượng vọng hiện của sắc đó là lìa Như. Vì lìa Như, nên bị hệ phược.

* Thế nào là: - Người khéo quán sát nơi sắc thì sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, tâm và sắc liền thanh tịnh ?

+ Khéo quan sát nơi sắc, là biết rõ sắc là Như, biết rõ Tâm là Như.- Sắc Tâm bất nhị nên tâm và sắc liền thanh tịnh .

Kinh Kim Cang dạy: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như lai". Nghĩa là nếu thấy "tướng" của pháp ,thì đó là hư vọng, phải thấy tất cả tướng là chẳng phải tướng (như tướng).- Đó là thấy được Bản Thể Như.

Kiến Tánh là Kiến Tánh Không của Sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v...
 
Last edited:
Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên