Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/10
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Chào các đh
Vâng thưa các vị ,
Bác Chỉ Chờ Chết nêu lên vấn đề như sau :
Vấn đề là làm sao để tâm ấy thành Phật?
Đây là một công án lớn mà mỗi hành giả nên tự khởi nghi tình cho mình ...
Thân chào
Tâm tức Phật - Phật tức Tâm thì trong Tâm đã có Phật tại sao vọng tưởng khởi niệm thành Phật ?

Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm

Trước hết, Thế nào là Phật ???
Phật là Đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, . . . thần thông diệu dụng ra vào ba cõi, tỉ triệu chánh định, quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, giải thoát hoàn toàn, sáng suốt hoàn toàn, viên mãn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh . . .
Những "đặc tính" của Phật như trên rất là dài dòng, ta có thể tóm tắt lại làm 2 phần : "thể" và "dụng". Thể là Phật Tánh, là bản thể của tâm. Dụng, còn gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cõi, tỉ triệu chánh định, quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn . . .
Khi Phật Kiến Tánh Thành Phật, Phật có đầy đủ "thể" và "dụng".
Kiến Tánh là chứng ngộ Bản Thể của Tâm, nhưng đại đa số người kiến tánh chưa có đại cơ đại dụng của Phật.
Chỉ có "thể" chưa có "dụng" như thế , có thể gọi là Thành Phật chăng ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đạo hữu Phithuydu thân mến ! "Chỉ Chờ Chết" là sống chờ ngày vãng sanh với tâm không sợ hải và rất bình thường không có gì phải lạnh tóc gáy vì chết không phải là hết mà chỉ thay đổi cuộc sống mới may ra nghiệp thiện theo cùng được trở lại làm người tu tiếp .Hihihi
Chân thành cảm ơn sự chia sẻ tận tình của bạn .
Kính chúc bạn thân tâm thường an lạc ,tịnh nghiệp tinh chuyên .
Chỉ Chờ Chết

Chào bác Chỉ Chờ Chết
Kính thưa bác

Chết không đáng sợ mà sự sợ chết mới đáng sợ . Bởi vì chết là chuyện đương nhiên không tránh khỏi , khi cái thân tứ đại đã dứt chu kỳ trả nghiệp hiện tại , đợi một chu kỳ khác. Đối với người tu có trí tuệ thì hiểu biết và ngộ như vậy. Chết biết mình đi đâu , không phải là chỗ đáng sợ , thì chết không còn sợ hãi. Đây là cái cảm tính đầu tiên về cái chết đối với người tu có trí tuệ . Còn khi giây phút ấy đến thì chưa biết sao nên lúc nào cũng phải nỗ lực

Nhưng cũng ba chữ "chỉ chờ chết", nó có nghĩa khác nữa : Nếu môt người bệnh nan y như ung thư chẳng hạn và đã đến giai đoạn cuối , không còn có thể sống được , nhưng chưa chết , và phải nằm chờ chết với cái đau đớn của thân thể vì bệnh. Vì chưa chết được nên khổ . Hơn thế nữa vì trước cái chết gần kề mà nghĩ nếu chết không biết mình đi đâu nên khổ. (Trừ khi người này biết niệm Phật và được cảm ứng).

Còn nếu người có sự thất vọng vì đời sống và có ý chán sống và muốn chết thì họ có tâm trạng "chỉ chờ chết ". Đây là điều đáng sợ chứ ? Tại sao những người ở trường hợp trên muốn sống nhưng phải chỉ chờ chết , còn tại sao người này còn có thể được sống mà lại có tâm niệm chờ( cho cái )chết (đến mau). Điều đáng sợ là sự chán sống .( Cũng như điều đáng sợ là sự sợ chết )

Còn nếu một vị hành giả nào tu có được chút ngộ chứng mà nóng lòng muốn "THỬ" xem sao , nên có tâm ấy (ch..ch..ch..), thì điều này cũng đáng sợ nữa , và ptd sẽ can người đó là bỏ tánh nóng lòng tò mò ấy đi, con đường cứ tiếp tục (còn nếu phần mình xong rồi cũng không vội sớm , hãy đi giúp cho nhân loại)

Nói lòng vòng nãy giờ với tâm sự thật tình , nếu không giống ý tưởng của bác Chỉ Chờ Chết thì xin bác đừng chấp nhất nha . Còn chí nguyện của ptd thế nào , và đường tương lai của ptd ra sao... thì xin ... hỏng nói đâu nghen !!!
Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tâm tức Phật - Phật tức Tâm thì trong Tâm đã có Phật tại sao vọng tưởng khởi niệm thành Phật ?

Kiến Tánh Thành Phật, Bản Thể của Tâm
Trước hết, Thế nào là Phật ???
Phật là Đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, . . . thần thông diệu dụng ra vào ba cõi, tỉ triệu chánh định, quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, giải thoát hoàn toàn, sáng suốt hoàn toàn, viên mãn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh . . .
Những "đặc tính" của Phật như trên rất là dài dòng, ta có thể tóm tắt lại làm 2 phần : "thể" và "dụng". Thể là Phật Tánh, là bản thể của tâm. Dụng, còn gọi là đại cơ đại dụng, là thần thông diệu dụng, ra vào ba cõi, tỉ triệu chánh định, quán chiếu được tâm chúng sinh trong vũ trụ, sáng suốt hoàn toàn . . .
Khi Phật Kiến Tánh Thành Phật, Phật có đầy đủ "thể" và "dụng".
Kiến Tánh là chứng ngộ Bản Thể của Tâm, nhưng đại đa số người kiến tánh chưa có đại cơ đại dụng của Phật.
Chỉ có "thể" chưa có "dụng" như thế , có thể gọi là Thành Phật chăng ?

Thưa bác Chỉ Chờ Chết
Dù chúng sanh trong tâm đã có Phật nhưng vì còn yếu tố tham, sân, si phiền não nên không thuần là Phật. Vì tánh Phật có trong tâm chúng ta nên Phật nói "Ta là Phật đã thành , các ngươi là Phật sẽ thành ". Hạt giống Phật trong chúng sanh là nhân tố tạo khả năng cho một chúng sanh có thể thành Phật . Khởi niệm tu thành Phật là vọng , nhưng không tu , thì vô minh . Hiểu như vậy thì biết hướng tu đúng.
Theo chỗ hiểu của ptd , các vị tổ sư Thiền , chứng ngộ , là quả A la hán , cho nên chứng đạt THỂ
Chỉ có thành Phật thì mới chứng đạt DỤNG
Từ địa vị A La Hán tiến thêm nữa thành Bồ Tát , rồi rốt ráo mới thành Phật .
Nhưng từ quả A la hán thì đạt yếu tố để thành Phật , nên gọi tắt là Kiến Tánh thành Phật
Hiểu như vậy không biết đúng không ?
Kính
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
.....
Hãy mở kho báu của chính mình
Ở Trung Hoa, Thiền sư Đại Châu đến ra mắt ngài Mã Tổ. Mã Tổ hỏi: “Ông tìm cầu gì?”
Ngài Đại Châu đáp: “Con cầu giác ngộ.”
Mã Tổ hỏi: “Ông tự có kho báu của riêng mình, sao còn tìm kiếm bên ngoài?”
Đại Châu thưa hỏi: “Chẳng biết kho báu của con ở đâu?”
Mã Tổ đáp: “Cái mà ông đang dùng để hỏi ta đó chính là kho báu của ông.”
Ngài Đại Châu nhân đó chứng ngộ! Từ đó về sau, ngài luôn thúc giục những bạn đồng tu của mình: “Hãy mở kho báu của chính mình mà dùng.”

Hắc phong thành thật cáo lỗi, vì đã nhận lầm người, xét theo dịch âm thì chữ Baso nói về Mã Tổ, còn chữ Daiju nói về Đại Châu quả là chính xác :
Daiju tìm đến Thiền sư Baso ở Trung quốc để học đạo. Baso hỏi: "Ông tìm kiếm cái gì?"
Kính cám ơn đạo hữu chỉ chờ chết !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
29. Không Nước, Không Trăng

Khi sư cô Chiyono theo học Thiền với thiền sư Bukko của phái Engaku, đã lâu mà cô vẫn chưa đốn ngộ.
Mãi đến một đêm sáng trăng nọ, cô gánh nước đầy trong hai thùng gổ niềng bằng tre. Niềng tre đứt và đáy thùng bung ra. Ngay lúc ấy Chiyono hoắc ngộ.
Để ghi lại sự chứng nghiệm, cô viết thành một bài kệ:

Như thế, ta đã cố giữ cái thùng gổ cũ
Sợi niềng tre đã yếu và sắp đứt
Cho đến lúc cái đáy thùng bung ra
Chẳng còn nước trong thùng
Chẳng còn trăng trong nước

____________

Cái nầy thì sư cô Chiyono biết chứ Hắc phong nào có biết gì bàn với ghế, nhưng cũng xin chúc mừng hành giả, chỉ khoảng chục năm gánh nước mà Ngộ đạo thì Hắc phong muốn mà không được. (mặc dầu hiện tại kê cái đòn gánh lên vai là H/p xỉu luôn :eek:nion78:)

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
30. Tấm Danh Thiếp

Keichu, Một Đại thiền sư thời Minh Trị, trụỉ trì đại tự viện Tofuku ở Kyoto. Một ngày nọ, thống đốc của Kyoto đến thăm ngài lần đầu.
Viên thị vệ đưa vào tấm danh thiếp ghi: Kitagaki, Thống đốc Kyoto.
"Ta chẳng có việc gì quan hệ với ông này," Keichu nói với thị vệ. "Bảo ông ta về đi."
Viên thị vệ mang tấm thiếp trở ra với lời cáo lỗi.
"Đấy là lỗi tại tôi," ông thống đốc nói và lấy bút xóa đi mấy chữ Thống đốc Kyoto. "Xin thưa lại với đại sư lần nữa."
"Ổ! Kitagaki đấy à?" thiền sư thốt lên khi nhìn thấy tấm danh thiếp. "Ta muốn tiếp ông ấy."

-----------------

Kính quý đạo hữu !
Theo H/p bài nầy nhắc cho chúng ta khi đến với Chùa, Tự viện Phật giáo thì nên khiêm cung, có thể ngoài đời chúng ta là Ông gì cũng mặc kệ, đến với cửa Đạo chúng ta chỉ là một Phật tử bé nhỏ mà thôi, dầu là Tiến Sĩ đi nữa cũng chỉ có giá trị với thế gian mà thôi (vì những tước vị là do thế gian cấp cho chúng ta, mà thế gian là những người còn rất phàm) những chức tước học vị thế gian không có nghĩa lý gì với những tu Chân tu cả.

Vị Thống đốc kia quả là biết khiêm cung, như thế mới có thể lọt qua cánh cửa Không để vào hầu chuyện Thiền sư.
Chúng ta không nên học theo một bạn trẻ, viết mười bài thì đã chín lần lặp lại rằng "tui là kỹ sư thực phẫm", "tui có laptop", cái tâm hồn ấu trỉ ấy làm sao học hỏi được cái gì nơi cửa Phật ?

Các bạn có đồng ý với H/p hay không ?

Truyện xưa có những vị vốn là Quốc sư, nhưng khi đi ra ngoài cũng không tự xưng mình là Quốc sư, mà rất là giãn dị khiêm tốn. Ấy thế mới là bực "đạo cao đức trọng" !


Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
lay Phat 2.webp

................
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
31. Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.
"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông" khách bảo.
"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả" anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."
Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.

---------------

Kính quý đạo hữu !

Qua câu nói của anh hàng thịt, H/p chẳng "liễu ngộ" gì cả.

Quý vị ai có "liễu ngộ" được gì thì xin chia sẻ, cho H/p được học hỏi thêm (chứ ông Banzan không có ở đây để H/p hỏi.)

Kính !
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Hắc phong mến,Cùng kính các Đạo Hữu.
Lục An xin quậy chút...Và xin mọi người bỏ qua.

Thế gian - Ấy nghiệp Luân hồi ,
Phân : Khoái khẩu Chó - Trâu thời : Cỏ non !
Tưởng đâu việc cỏn cỏn con ,
Chó : Giữ nhà cửa - Trâu : Gom lúa vàng .
Cỏ - Phân ...Lúc ấy ngỡ ngàng ,
Vốn nguyên thanh tịnh ? ! - Cần làm cái chi ?
Bây giờ chỉ phải du di ,
Những Trâu cùng Chó đâu thì là hai .
Niệm phân nên biến dài dài ,
Là do : Không tánh ...Đổi lài tùy duyên .
Giữa chợ mới nổi cơn điên ,
Cười như thằng Ngộ .
-Trả tiền bà đây .

Lục An : Kính


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Hắc-Phong Kính !.
Qua câu nói của thằng cha bán thịt thì bangtam thấy như vầy nè : "Cái miếng thịt nào của thằng chả cũng là tiền - thành ra có miếng thịt nào của thằng chả mà không phải là
thượng hảo hạng ". - còn bangtam thì thấy " tiền " trong túi mình mới thiệt là thượng hảo hạng - mình muốn mua cái gì thì mua - muốn xài sao thì xài - không thèm tin lời dụ khị của thằng chả đâu .
Đó ! bangtam thấy vậy đó .

KÍNH
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
..." tiền " trong túi mình mới thiệt là thượng hảo hạng

Tiền hay ... túi mình , là thượng hảo hạng ?
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
31. Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.
"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông" khách bảo.
"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả" anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."
Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.

---------------

Kính quý đạo hữu !

Qua câu nói của anh hàng thịt, H/p chẳng "liễu ngộ" gì cả.

Quý vị ai có "liễu ngộ" được gì thì xin chia sẻ, cho H/p được học hỏi thêm (chứ ông Banzan không có ở đây để H/p hỏi.)

Kính !

Helo Hắc Phong
Hi các bạn
Hi Luc An , Băng Tâm , Chiếu Thanh

Các vị đã "tham công án" thành công
ptd xin góp phần mình
Có một câu chuyện như sau :
Một ông kia có một đứa con .Hai cha con ở chung với nhau.
Một hôm ông ta rời nhà để đi công việc còn lại người con ở nhà .
Chẳng may nhà ông và lối xóm bị cháy rụi bởi một trận hỏa hoạn , có người chết cháy thân cháy đen xì .Còn con trai của ông ta thì đã chạy thoát khỏi đám cháy và đi tỵ nạn ở chỗ khác , kiếm kế sanh nhai.
Nói về lúc khi người cha trở về vì được tin đám cháy, thấy nhà cháy và xác nám đen . Ông ta cho là con mình bị chết cháy , buồn đau than khóc và chôn cất con , sửa lại nhà .
Một thời gian dài sau , vào một buổi tối , ông ta đang nằm ngủ thì đứa con trai của ông ta trở về , gõ cửa , gọi cha .Người đàn ông trong nhà đang nằm , nghe vậy liền trả lời là :" Anh lầm rồi , con tôi đã chết , anh hãy đi kiếm nhà khác " và tiếp tục nghỉ nhất định tin chắc là con trai mình đã chết . Cuối cùng người con đành phải bỏ đi .

Thưa các vị , chắc các bạn cũng thấy , người cha trong chuyện vì tin là con mình đã chết mà đến lúc đứa con trai trở về gõ cửa, cũng không tin là con mình. Cũng như chúng sanh đã tin cái (...gì đó) là mình thì có tin cái gì khác không ?

Người bán thịt muốn tin và đã tin ,là trong quầy hàng của mình là thịt ngon , thì nó phải như vậy , không thể khác hơn , cho nên cách mà ông ta nói với khách hàng mua thịt hơi ...buồn cười .
Hy vọng các bạn chấp nhận ý này .


<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"></v:path>ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:lock alt=
</o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 206.25pt; HEIGHT: 137.25pt" id=rg_hi alt="" o:spid="_x0000_i1025" o:button="t" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:href="http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQAzJjvjq8mWmHgaSd5SNqoiCcqP2XKYGZU1yY1chMst49fpUbC"></v:imagedata></v:shape>
<v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 206.25pt; HEIGHT: 137.25pt" id=rg_hi alt="" o:spid="_x0000_i1025" o:button="t" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:href="http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQAzJjvjq8mWmHgaSd5SNqoiCcqP2XKYGZU1yY1chMst49fpUbC"></v:imagedata></v:shape>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
.........
Người bán thịt muốn tin và đã tin ,là trong quầy hàng của mình là thịt ngon , thì nó phải như vậy , không thể khác hơn , cho nên cách mà ông ta nói với khách hàng mua thịt hơi ...buồn cười . (Đó cũng là cách quảng cáo rẻ tiền của người bán hàng?)
Hy vọng các bạn chấp nhận ý này .
Kính đạo hữu Phi Thụy Du !

Hắc phong không chấp nhận ý nầy.

Vì khi thiền sư Banzan nghe câu ấy chợt "liễu ngộ", nếu nhìn vấn đề rằng người hàng thịt quen với "chiêu quảng cáo rẻ tiền" thì H/p nghĩ rằng trong đầu của T/S Banzan lúc đó "liễu ngộ" ra rằng :
_Đức Phật nói (ở trong một đoạn Kinh nào đó H/p quên rồi) "Đạo của Ta chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối tất cả đều number one" (số 1 _ H/p quên mất nguyên văn rồi). Như vậy thì ra Đức Phật cũng chỉ quảng cáo cho đạo của mình mà thôi !
Ôi ! Đây là một điều Đại Bất Kính, H/p tin rằng TS Banzan sẽ không bao giờ liên tưởng như thế để gọi là "liễu ngộ".

H/p kính chớ nghe một ý kiến khác.

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính đạo hữu Phi Thụy Du !

Hắc phong không chấp nhận ý nầy.

Vì khi thiền sư Banzan nghe câu ấy chợt "liễu ngộ", nếu nhìn vấn đề rằng người hàng thịt quen với "chiêu quảng cáo rẻ tiền" thì H/p nghĩ rằng trong đầu của T/S Banzan lúc đó "liễu ngộ" ra rằng :
_Đức Phật nói (ở trong một đoạn Kinh nào đó H/p quên rồi) "Đạo của Ta chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối tất cả đều number one" (số 1 _ H/p quên mất nguyên văn rồi). Như vậy thì ra Đức Phật cũng chỉ quảng cáo cho đạo của mình mà thôi !
Ôi ! Đây là một điều Đại Bất Kính, H/p tin rằng TS Banzan sẽ không bao giờ liên tưởng như thế để gọi là "liễu ngộ".

H/p kính chớ nghe một ý kiến khác.

Kính !

Chào Hắc Phong
Câu "đó là cách quảng cáo rẻ tiền của người bán hàng " được bỏ trong ngoặc đơn, là để nói thêm rằng:
_ người bán hàng quảng cáo tất cả thịt mình là ngon thượng hạng, mặc dầu chúng ta biết đó làm sao là sự thật được . Khi người mua hàng nhìn thấy thành phẩm xấu ( ở đây là thịt cũ )thì họ mất tín nhiệm người bán . Lời quảng cáo "rẻ tiền" là lời quảng cáo "có nhiều phần không đúng sự thật" sẽ làm mất tín nhiệm của khách .

_Vấn đề là cách nói chủ quan của người bán :"bà không thể thấy thịt nào không ngon thượng hạng ở đây ", phải chăng điều này có nghĩa người bán không hẳn là nói dối , mà chính là chấp một điều là hàng ông ta toàn là thịt thượng hạng , không có thịt thường .

_Cái chấp của người bán này đồng nghĩa với cái không thể nhìn thấy sự thật về hàng mình ( sẽ gây mất tín nhiệm với khách và có thể dẫn đến thất bại ) ,giống như người cha trong câu chuyện ở trên chấp (sự hiểu biết sai lầm )là con mình đã chết , nên không thấy là con đang gõ cửa , chúng sanh chấp thân tứ đại là thật nên không nhìn thấy chân lý .

_ Còn thêm nữa là , như các vị đã nói ở trên , thịt đó là tiền của họ , nếu không phải là thịt tốt để bán được thì họ sẽ ra sao , và chúng sanh thì với cái chấp ngã đã thành tập khí của chúng ta , nếu không có thân tứ đại này thì mình sẽ đứng vào đâu .

_Người bán hàng thành công ngày nay là người bán không chấp và nhìn vào sự thật , hàng nào tốt nói tốt, hàng nào xấu nói xấu

_ Người cha thành công là người cha biết lắng nghe tiếng con mình ngoài cửa

_ Một chúng sanh thành công đạt chân thiện mỹ là một chúng sanh không chấp ngã

Hy vọng lời dài dòng văn tự trên không làm mất đi tính chất và ý nghĩa của Thiền.Cũng hy vọng lời trên làm tan sự hiểu lầm trong Hắc Phong . Và , lời trên po st lên thì bỏ đi câu "đó là cách quảng cáo rẻ tiền của người bán hàng". Thật ra ,ptd không thể ngờ vì sao bạn Hắc Phong có suy nghĩ đó . Có bao giờ có ai nói Phật là người bán hàng hay quảng cáo hàng đâu ! Thân chào
À các vị và Hắc Phong thân , cũng cần xác nhận , sự chia sẻ trên chỉ là CÁI Hiểu của ptd thôi

Còn THIỀN SƯ Banzan liễu ngộ ra sao thì ptd này không thể biết , xin các bạn chớ hiểu lầm mình.



NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14/10/11
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Vài lời lung tung, nếu ko hợp tai xin đừng để ý,

Thịt hảo hạng là gì? Thịt ko hảo hạng là gì?
Thịt hảo hạng là loại thịt tươi, mềm, ngon,....v..v...
Thịt ko hảo hạng là thịt hư, thối, hay dai ,già,.....

Phải đó là ý của chúng ta ko khi nghĩ đến "quảng cáo", "ko phải đâu, nếu là quảng cáo thì tại sao thiền sư ngộ, chắc phải có ý khác hay ho hơn chứ", "không phải, là quảng cáo, câu chữ rành rành thế mà, còn ông thiền sư ngộ ra chuyện gì cao thâm thì sao biết"?..... và chắc sẽ còn nhiều nữa. :))

Bạn có nhận ra chăng, đó đều là việc so sánh "thịt" với các món thịt mà ta ăn. Chúng ta "đánh giá" thịt, dựa trên tiêu chí là sau khi nấu có "hảo hạng" hay không.

Liệu có phải chăng, cái xấu tốt ấy là bản tánh của "thịt"? Từ đâu mà chúng ta nói "thịt này xấu, ông bán hàng nói xạo", "thịt này tốt, ông ta nói đúng đấy". Ấy là từ tâm.

Nếu như ta đang đau khổ, tâm ta bấn loạn, thì cả thế giới là hỏa ngục, huống chi là thịt của một con heo?

Nếu như tâm ta thanh thản, bình yên, thì đến cả cọng cỏ, hạt cát cũng là hảo hạng, huống chi là thịt của một con heo?

Tâm người tu thiền là hướng về cái bản chất chân thật của mình (và cũng là của vạn vật). Tâm ấy vượt ra ngoài tốt xấu. Nếu đã ngoài tốt xấu, thì còn gì "ko hoàn hảo" nữa. Chúng cứ "hoàn hảo" như chúng hiện đang là thôi. Mà thật ra, nếu đã ngoài tốt xấu thì làm gì còn "hoàn hảo" hay "ko hoàn hảo" nữa?

Kính.
 

thamhut

Registered
Phật tử
Tham gia
27/11/11
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
Điểm
1
2- Được Viên Kim Cương

Thật là vui mừng khi thấy một con người hư đốn nhận ra điểm sai trái của mình mà hồi đầu hướng thiện , thật đúng câu "Quay đầu là bờ "
Tiểu phẩm này , Hắc Phong đánh giá 3


Theo mình : người đàn ông đó không phải là "quay đầu hướng thiện". Nếu hồi đầu hướng thiện thì ông ta bỏ rượu và thương yêu chăm lo cho vợ con một cách đàng hoàng , đằng này , ông ta bỏ nhà cửa vợ con đi theo thầy Gudo.
Thiền sư Gudo độ được cho người đó vì ngài có đủ năng lực tâm truyền tâm , và vì ngươi đàn ông đó có một căn cơ nào đó sẵn trong tâm . Nếu là một ông thầy khác tầm thường thì người ấy chẳng bỏ vợ con mà đi theo . Nếu là một gã nát rượu như bao nhiêu gã nát rượu khác , thì Thầy Gudo chẳng độ nổi...
Điều mà mình muốn nhấn mạnh là :không phải các Phật tử hay Thầy nào cứ chiếu theo Kinh dạy phương pháp nhiếp phục người , là có thể đi chuyển hóa người ta một cách thành công , như thầy Gudo chẳng hạn , hay như Phật độ Angulimala . Như vậy nội dung này theo ptd , không phải là giáo lý Phổ Thông . Đó là Thiền ?Thiền là gì ? Chữ này sâu sắc nghĩa lắm Hắc Phong ạ.

Thế này phải gọi là tùy duyên mà độ người. Những người không có duyên cứng đầu cứng cổ thì phật cũng chịu
 

Bich_Nhat

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/11
Bài viết
10
Điểm tương tác
1
Điểm
3
-----------------

Kính quý đạo hữu !
Theo H/p bài nầy nhắc cho chúng ta khi đến với Chùa, Tự viện Phật giáo thì nên khiêm cung, có thể ngoài đời chúng ta là Ông gì cũng mặc kệ, đến với cửa Đạo chúng ta chỉ là một Phật tử bé nhỏ mà thôi, dầu là Tiến Sĩ đi nữa cũng chỉ có giá trị với thế gian mà thôi (vì những tước vị là do thế gian cấp cho chúng ta, mà thế gian là những người còn rất phàm) những chức tước học vị thế gian không có nghĩa lý gì với những tu Chân tu cả.

Vị Thống đốc kia quả là biết khiêm cung, như thế mới có thể lọt qua cánh cửa Không để vào hầu chuyện Thiền sư.
Chúng ta không nên học theo một bạn trẻ, viết mười bài thì đã chín lần lặp lại rằng "tui là kỹ sư thực phẫm", "tui có laptop", cái tâm hồn ấu trỉ ấy làm sao học hỏi được cái gì nơi cửa Phật ?

Các bạn có đồng ý với H/p hay không ?

Truyện xưa có những vị vốn là Quốc sư, nhưng khi đi ra ngoài cũng không tự xưng mình là Quốc sư, mà rất là giãn dị khiêm tốn. Ấy thế mới là bực "đạo cao đức trọng" !


Kính !
Bichnhat đồng ý với Hắc Phong điều này! Tức là dù là ông to bà lớn, khi vào cửa Phật cũng nên khiêm nhường bởi vì dù là ông to bà lớn khi đối trước Phật cũng chỉ là những con người phàm phu, bé nhỏ.

Dù là kỹ sư, bác sĩ uyên thâm đi chăng nữa thì mai này khi chết đi những tri thức đó cũng hóa hư vô.
Nhưng, nhân đây cho BN hỏi:
Nếu 2 người cùng Đạo Hạnh và kiến thức Phật pháp là như nhau, nhưng 1 vị là kỹ sư, một vị chỉ là nông dân. Nếu có một chức sắc nào đó cho hàng Phật tử, thì người ta sẽ chọn ai?!
Kính.

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Nếu 2 người cùng Đạo Hạnh và kiến thức Phật pháp là như nhau, nhưng 1 vị là kỹ sư, một vị chỉ là nông dân. Nếu có một chức sắc nào đó cho hàng Phật tử, thì người ta sẽ chọn ai?!



Hắc Phong thân
Xin phép Hắc Phong cho ptd góp ý .

Chào Bichnhat
phi thụy du xin có ý kiến như sau :
Nếu có một chức sắc để dành cho một trong hai vị , một vị là kỹ sư và một vị là nông dân , thì sự lựa chọn sẽ tùy theo trường hợp và hoàn cảnh như :
- Nếu địa phương hoằng truyền giáo pháp là vùng nông thôn hoặc địa bàn có đa số dân là giới bình dân hay xuất thân là nông dân , thì nên cử vị Phật tử nông dân làm chức sắc
_ Nếu địa phương hoằng truyền giáo pháp là vùng thành thị với thành phần đa số dân là giới trí thức , thì nên bàn giao chức sắc cho vị Phật tử kỹ sư .
Xin góp ý như trên.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
31. Mọi Thứ Đều Là Thượng Hảo Hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.
"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông" khách bảo.
"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả" anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."
Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.

---------------

Kính quý đạo hữu !

Qua câu nói của anh hàng thịt, H/p chẳng "liễu ngộ" gì cả.

Quý vị ai có "liễu ngộ" được gì thì xin chia sẻ, cho H/p được học hỏi thêm (chứ ông Banzan không có ở đây để H/p hỏi.)

Kính !
Chào Hắc phong và quý đạo hữu !

Theo Vô Học, Thiền Sư Banzan "liễu ngộ" thật hay giả chúng ta chưa thể kết luận (phải chờ nghe những huấn dụ sau nầy của TS) nếu thật sự liễu ngộ như người sáng mắt _ thoải mái đi đứng _ không phải rờ rẫm, dò đường như khi trước nữa.

Câu nói của anh hành thịt có thể là tác nhân kích thích sự liễu ngộ thật sự, đó là người _ hành giả _ nhân đây chợt thấy Phật Quốc TẤT CẢ ĐỀU HÃO HẠNG (như trong Kinh đã diễn tả về Cõi Cực Lạc).

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên