Hắc phong

Mời thảo luận về tác phẫm "Góp nhặt cát đá"

tiểu phẫm nầy theo bạn xứng đáng như thế nào ?


  • Số lượng người bầu chọn
    15
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
23. Sự Ra Đi Của ESHUN

Khi Sư bà Eshun, tuổi đã quá 60, sắp lìa trần, bảo chư tăng chất một giàn củi lớn ngoài sân.
Ngồi ngay ngắn giửa đống củi, bà bắt đầu cho đốt lửa ở xung quanh.
"Sư bà!" một vị tăng gào lên, "có nóng lắm không?"
"Chỉ có người u mê như ngươi mới quan tâm đến chuyện cỏn con như vậy," Eshun trả lời.
Lửa bùng lên, và bà viên tịch.

www.quangduc.com. Sự Ra Đi Của ESHUN

----------------------

Kính quý đạo hữu !
Đọc câu chuyện nầy H/p nghe văng vẳng bên tai hai câu thơ của một vị tiền bối :

"Ta đến và về cũng thế thôi,
Ý Thiền, thi tứ khó nên lời...."

...........

Quývị có ý kiến gì không ?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào đh Hắc Phong
Vì đh Hắc Phong hỏi : "Các bạn có ý kiến gì không ?" , nên ptd xin chia sẻ như sau :các thiền sư mà ptd đã được đọc cho đến bây giờ, khi viên tịch là biết trước ngày giờ và ngồi tư thế kiết già ra đi . Bây giờ thì E -shun đã còn tự cho sắp xếp hỏa thiêu đồng thời luôn ! Đây là một sự mới mẻ mà ptd được biết.Ptd cũng biết Bồ Tát Quảng Đức là một vị Bồ Tát đã viên tịch theo khí thế ấy.
Đây là một thiền chứng mà những người tu Thiền nên ghi nhớ . Vẫn có quá nhiều người cho rằng chỉ có Niệm Phật cầu Tịnh Độ vãng sanh là thật sự đưa người giải thoát , còn Thiền thì khó có ai chứng nổi.
Thân chào HP.

______
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
23. Sự Ra Đi Của ESHUN

Khi Sư bà Eshun, tuổi đã quá 60, sắp lìa trần, bảo chư tăng chất một giàn củi lớn ngoài sân.
Ngồi ngay ngắn giửa đống củi, bà bắt đầu cho đốt lửa ở xung quanh.
"Sư bà!" một vị tăng gào lên, "có nóng lắm không?"
"Chỉ có người u mê như ngươi mới quan tâm đến chuyện cỏn con như vậy," Eshun trả lời.
Lửa bùng lên, và bà viên tịch.

www.quangduc.com. Sự Ra Đi Của ESHUN
----------------------

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong rất kính ngưỡng sự "viên tịch" của sư bà Eshun, nhưng đây là box Thiền Tông cho nên Hắc phong thắc mắc "tự tại đối với sanh tử" như sư bà đã có phải là bậc đã chứng ngộ Chân Lý Phật pháp hay không ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
----------------------

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong rất kính ngưỡng sự "viên tịch" của sư bà Eshun, nhưng đây là box Thiền Tông cho nên Hắc phong thắc mắc "tự tại đối với sanh tử" như sư bà đã có phải là bậc đã chứng ngộ Chân Lý Phật pháp hay không ?

Kính !
Vô Học có ý như vầy các bạn nghe thử :

_ Trong sử sách xưa có nhiều vị Tướng xem cái chết nhẹ như lông hồng (tự dùng gươm cắt đầu mình đưa cho đối phương), không có nghĩa là vị Tướng ấy đã chứng ngộ Phật pháp. Cái nghiệp A-Tu-La khiến cho ý chí của họ mạnh hơn cảm giác đau.

_ Ngày nay cũng có nhiều người tình nguyện đi tìm cái chết để thực hiện một .........., họ đâu có chứng ngộ cái gì.

_ Người tu Thiền định (Phật giáo hay Ngoại đạo) khi định lực cao thì có thể vô hiệu hóa căn trần _ cảm giác đau, nóng _ họ có thể đi trên than hồng, điều này không có nghĩa là đã chứng ngộ.

Muốn xác định một người đã chứng ngộ thật sự hay không, không thể chỉ căn cứ vào những chi tiết này.

Mến !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào đh Hắc Phong và đh NVH2006
Ptd không nói việc sư ni E shun thiêu thân là chứng đắc pháp môn Thiền .
Ptd chỉ muốn nói : Nếu một Thiền sư biết trước ngày giờ chết của mình , vị ấy ra đi trong bình thản , như Thiền sư HO SHIN trong truyện Trở Về Với Tánh Sáng , và nhiều vị khác mà ptd được biết qua sách vở , thì vị đó đã thể nhập chân lý , theo như cái hiểu bằng trực giác của người học Phật .
Việc ni sư biết trước ngày giờ chết của mình và lo chuẩn bị cho cái chết như ni sư đã làm , theo ptd có lẽ chuẩn bị cách thiêu đốt sớm như vậy của ni sư , là để cho các đệ tử được thêm phần tín tâm về việc tu hành.
Việc hỏa thiêu sớm là tự ý người thực hiện thêm , vì một mục đích khác
Những người xem cái chết nhẹ tợ lông hồng , sẵn sàng chết cho một sự vinh hiển nào đó ... không có nghĩa là những người đó chứng đạo Thiền , hay đạt giải thoát sanh tử . Điều này thì ptd đồng ý với đh .
:ptd cũng xin nói thêm : Cũng không phải chỉ có những cái chết bình an và đẹp đẽ như vậy mới là người tu chứng đắc. Cám ơn đh HP đã hỏi , là không phải hỏi cho một mình mình , mà hỏi cho mọi người .Thân

________
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
24. Tụng Kinh

Một nông dân nhờ một vị tăng phái Tendai tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất. Sau thời kinh, anh hỏi: "Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không ?
"Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả," vị tăng trả lời.
Người nông dân bảo "Nếu ngài bảo mọi chúng sanh đều được phước, vậy thì họ sẽ dành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi."
Vị tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.
Anh nông dân kết luận "Đó là một giáo lý cao thượng, nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé."

www.quangduc.com. Tụng Kinh

---------------

Đúng như tên gọi GÓP NHẶT CÁT ĐÁ, bài nầy không nói Thiền, không nói triết lý, chỉ là một châm biếm nhẹ nhàng về thói ích kỹ của chúng ta.
Nhưng .....thời buổi bây giờ nếu không ích kỹ một chút, liệu chúng ta có thể có "một chỗ đứng", một vị thế tương đối để tạm sống qua ngày hay không ?
Hay là những người "không thức thời" thì sẽ bị đào thải, không có đất dung thân ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Nhưng .....thời buổi bây giờ nếu không ích kỹ một chút, liệu chúng ta có thể có "một chỗ đứng", một vị thế tương đối để tạm sống qua ngày hay không ?
Hay là những người "không thức thời" thì sẽ bị đào thải, không có đất dung thân ?

Kính !
Trước đây Vô Học cũng nghĩ như thế.

Nhưng Vô Học để ý thấy những người sống vị tha (vì người khác) họ không cần giành "một chỗ đứng" vì họ đã có chỗ đứng.

Còn những người "thức thời" thì có thể họ sẽ thành công trong trường đời, nhưng mãi mãi họ sẽ là "những đứa con lạc loài trong đạo Phật".

Mến !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào các đh
P o s t này do chính ptd tự xóa
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3/10/11
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Chào các đh
P o s t này do chính ptd tự xóa
Lý do ?
Xóa bài thì dể, lý do (cho đúng) mới là chuyện khó?
Thông thường , có 1001 lý do, trong đó có những lý do mà tự "bịa" ra để đánh lừa chính mình. Mà dd củng dễ, chứ còn nói trong buỗi tọa đàm thì "lời nói ra dể gì hốt lại".
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
25. Ba Ngày Nữa

Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một thiền sư giỏi. Trong thời an cư kiết hạ, một đệ tử từ một đảo phương nam nước Nhật đến gặp thầy. Suiwo trao cho một công án: "Nghe tiếng vỗ của một bàn tay."
Người đệ tử đã trải qua ba năm mà vẫn chưa ngộ được. Một đêm nọ, ông ta đến gặp Suiwo nước mắt đầm đìa. "Con đành chịu xấu hổ trở về quê thôi," ông ta bảo, "vì con chẳng giải được vấn nạn."
"Hãy đợi thêm một tuần nữa đi và ráng chú tâm thiền định." Suiwo khuyên. Người thiền sinh vẫn chẳng liễu ngộ được. "Ráng thêm một tuần nữa," Suiwo bảo. Người đệ tử vâng lời nhưng vẫn vô ích.
"Thêm một tuần nữa." Lại vô hiệu. Chán nãn quá, người thiền sinh xin được về quê, nhưng Suiwo yêu cầu thiền quán thêm năm ngày nữa. Chẳng đi đến đâu. Rồi ngài phán: "Thiền thêm ba ngày nữa, nếu ngươi không ngộ được thì hãy tự tử đi."
Đến ngày thứ hai, vị thiền sinh hốt nhiên thoắt ngộ.

------------

Kính quý đạo hữu !

Hắc phong thật ngưỡng mộ vị Thiền sinh nầy, chỉ công phu có hơn ba năm thôi mà đã ngộ đạo.
Nhưng nghĩ cũng lạ, trong khi trên thế giới hàng triệu người tu Phật kiếm một người chứng Thánh quả không ra (hơi bị hiếm), thế mà tác giả quyển GÓP NHẶT CÁT ĐÁ nầy lại không thèm nhắc đến tên của vị hành giả đã may mắn NGỘ ĐẠO nầy, chỉ gọi "trỏng" là Thiền Sinh mà thôi ?!?

Kính !
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
CÁT + ĐÁ = ĐÁ + CÁT.

CÁC BẠN Ạ, thật quí mến được gặp các bạn bây giờ. 8h17 tối thứ hai mưa rơi lắc rắc của một tháng 10 năm 2011.
chúng ta sống được bao xuân?
khi chết cần nhiều cát đá không?
dạ cần chứ, nữa khối đủ chứ.
....
dẫu vinh nhục giàu sang hay nghèo hèn thì cũng một đời thui.
tui và bạn ai hơn ai?
ai thua ai?
hơn cái gì?
thua cái gì?
giống nhau cái gì?
khác nhau cái gì?
....
dạ thưa các bạn, chắc có giống và khác rồi.
khác là khác vì tui là tui.
còn bạn là bạn.
bạn già hơn tui.
tui trẻ hơn bạn.
bạn tinh hoa phật pháp hơn tui.
tui tinh hoa phật pháp hơn bạn.
giống gì đây:
1 cái rỗng không trước mắt ta, ngay bây giờ và tại màn hình vi tính này!
cái đó gọi là cỏ khô cũng được.
cái đó gọi là chân tâm cũng được, phật tánh cũng được, như lai tàng hay hòn ngọc trong chéo áo của chàng cũng tử cũng được.
cái đó là gì?
nó tên gì?
nhiêu tuổi?
xanh hay trắng, to nhỏ, chết hay sống, hiền hay hung? dạ không biết ạ.
nó không màu mùi vị, không giận , không hiền, không ngồi thiền , cũng không niệm phật, không ăn chay cũng không ăn thịt.
nó kỳ đặc quá ha!
dạ cái đó kỳ quái lắm.
nó là CÁT chăng? dạ không ạ.
nó là ĐÁ chăng? dạ không ạ.
mà giờ này ta có thể tìm được nó không nhỉ.
dạ được.
Vì đại đạo ở trước mắt.
nó cũng gọi tên khác là đạo.
nó ở trong thân tâm này
nó ở trong tim gan óc máu mủ đờm dảy phân thúi này.
nó ở trong sáu căn này
là mắt tai mũi miệng thân ý.
nó là nó
thân máu thịt là thân máu thịt à nhá
nó vốn không tên tuổi mà.
còn thân máu thịt tứ đại này thì có tên tuổi đàng hoàng
ví dụ: cái tui này có tên là NGUYỄN VIẾT TRÍ 33tuoi.
còn cái tui -bạnh cũng có tên tuổi dạ phải hôn bạn.
chỉ khác là cách sắp chữ mà thui.
còn cái kia khỏi hỏi tên nhá.
nó không lớn và không nhỏ
cũng như hạt bụi chứa quyển kinh
quyển kinh nhét trong hạt bụi.
nhét được mới hay.
chân kinh là kinh thật.
mà kinh thật thì không có chữ đâu à nhá.
kinh có chữ là kinh giả.
tại sao?
vì cái gì phàm tình hữu hình nhìn thấy nghe thấy sờ mó được đều là giả vì vọng động rồi.
......................................

vậy tóm lại.
cái kia gọi là cát đá được chứ.
dạ được
tên gì cũng tốt
không tên cũng không sao.
vậy ta bắt đầu đoàn kết hợp tác mình cùng đi tìm ra cái hạt CÁT ĐÁ nhá.
kính các bạn trước.
cái đạo hay cát đá hay chân tâm nó có ở máy tính màn hình nè, bạn thấy chưa?
dạ, các bạn phải dùng tâm để thấy mà không dùng mắt nhá,
nghe cũng thế, cũng nghe bằng tâm, không nghe bằng lỗ tai được.
cái đạo ở trước lỗ mũi ta quá gần há các bạn.
vậy mà ta tưởng đâu xa.
vậy mà ta cứ đi tìm ở đâu xa.
còn tìm ở trên non núi , trong chùa chiềng nữa chứ, thật uổng công quá.
" ĐẠI ĐẠO CHẲNG Ở XA CHỚ NGẠI, THẬT QUÀY ĐẦU SẼ THẤY BÊN CHÂN"
....................................
Bây giờ tui giả sử, rằng có ai đó đã tìm được đạo rồi ( kiến tánh rồi)
hễ nghe nói tới kiến tánh chắc ta cũng muốn được phải hôn các bạn.
coi chừng lầm nhá.
cái thân ta mà kiến tánh thì sớm muộn cũng kiến cắn mà thui.
đạo là đạo.
nó là nó. đâu cần ai kiến mới có nó.
còn ta thì cần cha mẹ sanh ra mới có ta, nên ta mới già bệnh chết : sinh lão bệnh tử.
đạo không cần ai sinh, không cần ai kiến, nên nó đâu chết !!!! dạ hi hi.


 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Lý do ?
Xóa bài thì dể, lý do (cho đúng) mới là chuyện khó?
Thông thường , có 1001 lý do, trong đó có những lý do mà tự "bịa" ra để đánh lừa chính mình. Mà dd củng dễ, chứ còn nói trong buỗi tọa đàm thì "lời nói ra dể gì hốt lại".

Chào Hý Luận
Không có gì phải hốt lại cả (về phía ptd tự thấy)
Chẳng qua , nếu để bài đó người có trách nhiệm phải đưa vấn đề ra bàn thảo mất công người ấy, Còn nếu không thì để làm gì ?
Nếu người mở topic này có ý kiến như Hý Luận ... thì khác
Thân chào
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
26. Tranh Biện Để Được Tạm Trú

Các vị tăng khi đi hoằng pháp đó đây, nếu khởi biện và thắng được một cuộc tranh luận về Phật pháp với các vị đang trụ trì ở một tự viện thì được lưu trú, nhưng nếu thua thì lại xách gói ra đi.
Trong một ngôi chùa ở phía bắc nước Nhật, có hai vị tăng sĩ huynh đệ kia cùng tu. Vị sư huynh thì uyên bác, nhưng sư đệ thì dốt nát mà lại chột mắt. Có một vị tăng du hành đến xin tạm trú, đã nhã nhặn thách thức một cuộc tranh luận về giáo pháp thâm diệu. Vị sư huynh hôm ấy đã mỏi mệt vì nghiên cứu kinh sách nên bảo sư đệ thay thế. "Hãy ra tiêp và hãy đối thoại trong tĩnh lặng" Sư huynh căn dặn.
Rồi vị sư đệ và người lữ khách cùng đến trước điện Phật và ngồi xuống.
Một lát sau, người lữ khách đứng dậy vội vả đến thưa cùng vị sư huynh: "Sư đệ của ngài quả là tuyệt. Ông ấy hạ bần tăng rồi."
"Hãy nói lại cho ta nghe chuyện đối thoại," vị sư huynh nói.
"À thế này!" người lữ khách kể, "trước tiên bần tăng giơ lên một ngón tay tượng trưng cho Đức Phật _ Đấng Giác ngộ. Sư đệ liền giơ lên hai ngón, ám chỉ Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Bần tăng giơ lên ba ngón tượng trưng Phật, Pháp và Tăng. Sư đệ liền giơ nắm đấm trước mặt bần tăng, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ nhất thể. Như thế là sư đệ đã thắng và bần tăng không có lý do gì lưu lại đây cả." Nói xong, lữ khách ra đi.

"Lão quái tăng ấy đâu rồi?" vị sư đệ chạy vào phòng sư huynh hỏi.
"Ta biết rằng đệ đã thắng cuộc tranh luận."
"Thắng con khỉ họ. Tôi định nện cho lão ta một trận."
"Kể cho ta nghe chuyện gì đã xảy ra nào," sư huynh bảo.
"Thế nào ư! vừa gặp tôi là lão giơ một ngón tay lên, ý muốn sĩ nhục tôi bằng cách ám chỉ tôi chột mắt. Nễ lão là khách nên tôi ráng lịch sự giơ lên hai ngón, ý mừng rằng lão có hai con mắt. Kế đến tên mắc dịch đó lại giơ lên ba ngón, muốn nói rằng giữa hai người chỉ có ba con mắt. Tôi cáu quá định đấm cho lão một quả nhưng lão lại chạy mất và chuyện chỉ có vậy!"

www.quangduc.com. Tranh Biện Để Được Tạm Trú

------------------

Kính quý đạo hữu !

Đây lại là một tiểu phẫm mang tính châm biếm khác trong "Góp nhặt cát đá".

Theo Hắc phong, chúng ta thường hay chủ quan _ nhìn vấn đề theo ghi nhận lệch lạc cá nhân của mình _ không khách quan trung thực. Đó cũng là biên kiến, vốn có "bà con" với tà kiến.

Hắc phong mong rằng H/p chưa bao giờ chủ quan như nhế, nhưng mong là một chuyện nhưng thực tế có lẻ "cái tật lớn hơn cái tuổi".

Kính mong quý đạo hữu có ai phát hiện _ cái tật của H/p _ thì hoan hỉ "bỏ quá" cho mà nhắc nhở, chỉ dạy dùm.

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính đh NVH2006
Xin phép đh NVH2006 cho ptd có ý kiến với đhHP một tí
Kính HP
Với một ngón tay của vị tăng mà sư đệ tự suy diễn nội dung là nói đến cố tật của mình (Thật tội nghiệp Chắc hẳn là người mặc cảm không may, lắm )

Vị khách tăng lại muốn nói đến Đức Phật . ( nếu có một người thứ ba lại suy diễn đó là , " cái tôi" (tự ngã) hoặc " cái số một trên đời " vv. chẳng hạn , thì sao có ai cấm không ?)

Sự suy diễn tiếp theo với 2, 3 ngón tay , của sư đệ dĩ nhiên tiếp tục lạc đề theo với cái suy diễn ban đầu, nhưng hợp lý và ăn khớp với suy diễn đầu

Sư đệ chủ quan theo sư đệ . Khách tăng chủ quan theo khách tăng

Hai sự chủ quan cộng lại , đáp án rất ngon và dẫn đến kết luận tốt. Nhưng có điều là sư đệ và khách tăng không ai hiểu ai cả . Đây có phải là mặt tiêu cực của hội thoại tĩnh lặng ? (Mà sư huynh là người thấy rõ vậy!)

Thân
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính đh NVH2006
Xin phép đh NVH2006 cho ptd có ý kiến với đhHP một tí
Kính HP
Với một ngón tay của vị tăng mà sư đệ tự suy diễn nội dung là nói đến cố tật của mình (Thật tội nghiệp Chắc hẳn là người mặc cảm không may, lắm )

Vị khách tăng lại muốn nói đến Đức Phật . ( nếu có một người thứ ba lại suy diễn đó là , " cái tôi" (tự ngã) hoặc " cái số một trên đời " vv. chẳng hạn , thì sao có ai cấm không ?)

Sự suy diễn tiếp theo với 2, 3 ngón tay , của sư đệ dĩ nhiên tiếp tục lạc đề theo với cái suy diễn ban đầu, nhưng hợp lý và ăn khớp với suy diễn đầu

Sư đệ chủ quan theo sư đệ . Khách tăng chủ quan theo khách tăng

Hai sự chủ quan cộng lại , đáp án rất ngon và dẫn đến kết luận tốt. Nhưng có điều là sư đệ và khách tăng không ai hiểu ai cả . Đây có phải là mặt tiêu cực của hội thoại tĩnh lặng ? (Mà sư huynh là người thấy rõ vậy!)

Thân
Chào đh Phithuydu !

Cám ơn những suy nghĩ, gợi ý rất khách quan, trung thực của đh.
Theo v/h cả hai trường hợp trên đều là Thiền Bệnh :

1. Người sư đệ "tu thì có tu nhưng hành thì chẳng có hành" cho nên trí tuệ đã không có mà phàm tâm vẫn như "cỏ dại rừng hoang", có lẻ chúng ta nên gọi những người nầy là hạng "ăn mày lộc Phật" chứ không phải là Tăng sĩ gì cả.

2. Vị khách Tăng tuy là có học đọc Kinh sách nhiều, nhưng vẫn là "người nhai bả mía", vẫn là "con két học nói" cho nên không phân biệt "thực hư" gì cả, "thấy cứt dê la thuốc tể" là điều mà chúng ta không ai muốn nhưng vẫn thường hay ngộ nhận như thế.

Mến !

 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14/10/11
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
À thế này!" người lữ khách kể, "trước tiên bần tăng giơ lên một ngón tay tượng trưng cho Đức Phật _ Đấng Giác ngộ. Sư đệ liền giơ lên hai ngón, ám chỉ Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Bần tăng giơ lên ba ngón tượng trưng Phật, Pháp và Tăng. Sư đệ liền giơ nắm đấm trước mặt bần tăng, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ nhất thể. Như thế là sư đệ đã thắng và bần tăng không có lý do gì lưu lại đây cả." Nói xong, lữ khách ra đi.

"Lão quái tăng ấy đâu rồi?" vị sư đệ chạy vào phòng sư huynh hỏi.
"Ta biết rằng đệ đã thắng cuộc tranh luận."
"Thắng con khỉ họ. Tôi định nện cho lão ta một trận."
"Kể cho ta nghe chuyện gì đã xảy ra nào," sư huynh bảo.
"Thế nào ư! vừa gặp tôi là lão giơ một ngón tay lên, ý muốn sĩ nhục tôi bằng cách ám chỉ tôi chột mắt. Nễ lão là khách nên tôi ráng lịch sự giơ lên hai ngón, ý mừng rằng lão có hai con mắt. Kế đến tên mắc dịch đó lại giơ lên ba ngón, muốn nói rằng giữa hai người chỉ có ba con mắt. Tôi cáu quá định đấm cho lão một quả nhưng lão lại chạy mất và chuyện chỉ có vậy!"

Kính,

Ai thì cũng biết tích truyện Phật trao tâm ấn cho tổ Ca Diếp rồi (niêm hoa vi tiếu). Bên cạnh đó thì các thiền sư cũng ưa xài cái "hội thoại tĩnh lặng" đó lắm.

Bởi vì rằng từ ngữ không thể chở nổi Thiền ý, nên mới có cái câu "Bất lập văn tự".

Thiền bệnh là bọn họ chẳng có lấy nổi một ý thiền nào, lại bắt chước "vô ngôn thông", tập tễnh như trâu tập gà gáy. :))

Vạn pháp duy tâm tạo.

Nếu tâm đã trong tịnh thì ngôn từ hay không chẳng quan trọng.

Nếu tâm đầy vọng tưởng mà lại cứ tưởng tâm trí đã vượt thoát ngôn ngữ, cứ đeo cái mắt kính tư tưởng của mình mà nhìn nhau thì lại ra vụ ông nói gà, bà nói vịt.

Đến như khi dùng ngôn ngữ, nếu tâm mình có định kiến thì nhiều khi còn hiểu lầm lẫn nhau, huống gì không dùng từ ngữ.

Vạn pháp duy tâm tạo vậy.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính,

Ai thì cũng biết tích truyện Phật trao tâm ấn cho tổ Ca Diếp rồi (niêm hoa vi tiếu). Bên cạnh đó thì các thiền sư cũng ưa xài cái "hội thoại tĩnh lặng" đó lắm.

Bởi vì rằng từ ngữ không thể chở nổi Thiền ý, nên mới có cái câu "Bất lập văn tự".



Thiền bệnh là bọn họ chẳng có lấy nổi một ý thiền nào, lại bắt chước "vô ngôn thông", tập tễnh như trâu tập gà gáy. :))

Vạn pháp duy tâm tạo.

Nếu tâm đã trong tịnh thì ngôn từ hay không chẳng quan trọng.

Nếu tâm đầy vọng tưởng mà lại cứ tưởng tâm trí đã vượt thoát ngôn ngữ, cứ đeo cái mắt kính tư tưởng của mình mà nhìn nhau thì lại ra vụ ông nói gà, bà nói vịt.

Đến như khi dùng ngôn ngữ, nếu tâm mình có định kiến thì nhiều khi còn hiểu lầm lẫn nhau, huống gì không dùng từ ngữ.

Vạn pháp duy tâm tạo vậy.

Chào Vọng Ngã

ptd ước ao rắng ptd biết nhiều về "hội thoại tĩnh lặng" hơn , như Vọng Ngã vậy ?

Hình như là, muốn xài hội thoại tĩnh lặng hai bên phải có một thiền ý hòa hợp nào đó ?Như đọc được tâm của người đối thoại , tạm gọi là như vậy , Hay qua thiền định mà bắt được thiền ý của người cùng hội thoại ?

Vì ptd thấy qua câu chuyện trên . Nếu với dần dần ba ngón tay và một cái nắm đấm thì có nhiều thiền ý lắm , không biết lấy cái nào cho trùng hợp . Này nhé, ba ngón tay đưa ra dần dần , đó là tham, sân , si , và việc hạ ba độc - đó có thể là sanh tử , niết bàn , chẳng hai pháp ấy ,pháp đắc - BA THỪA , việc ba thừa đến từ Nhất Thừa - ngã, pháp, vô minh , diệt vô minh ....

Không biết ý Vọng Ngã thế nào ?
Thân
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14/10/11
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Chào Ptd,

Về "hội thoại tĩnh lặng" thì thật ra Ptd cũng xài nhiều lắm đó. Ví dụ như: lắc đầu, gật đầu, cười, vẫy tay,....

Nếu đưa 3 ngón tay thì đó chỉ là ý " có ba cái" - chỉ đơn thuần là con số 3 dùng trong toán học.

Từ con số 3 ấy tâm ta mới thêm thắt vào bao nhiêu là khái niệm, bao nhiêu là ý tưởng, lý thuyết.

Nếu số 3 đó là ý đó thì làm chi mà phải giả câm, chẳng thà nói luôn cho đỡ mệt. Nói tóm lại, đó cũng chỉ là vọng niệm thôi, dù là ba cái gì.

Còn như đọc đ.c tâm người đối thoại, đó là "tha tâm thông " mất tiêu rồi. Học thiền mà phải có tha tâm thông thì hơi bị khó à nghen...:))

Uhm, khó nói lắm.

Nhưng mình nghĩ là thế này. Phật cầm đóa hoa giơ lên. Tổ Ca diếp mỉm cười. Nếu như cái việc đưa hoa lên xuống đó mà đặt vào trong câu nói được thì Phật cũng chả phải làm khó hiểu như thế làm gì.

Mình chỉ hiểu đơn giản là. Chẳng như khi vui quá, thì cười to, có ai đặt lại cái vui đó vào ngôn từ đ.c Chẳng như khi quá buồn thì khóc, nếu như nỗi buồn đó đặt vào ngôn từ được thì tại sao lại mếu máo như con nít tập nói?""Vô ngôn"" đó là vậy thôi, nào có cao siêu gì đâu. Còn cái kiểu vô ngôn của thiền thì hỏi thiền sư chứ đừng hỏi Vọng ngã. :))

Uhm, hình như trong tập góp nhặt cát đá cũng có một câu chuyện.
Một thiền sư gặp ai hỏi về thiền thì đưa ngón tay cái ra, nói ""thiền là như thế này"". Một hôm ông ta đi vắng, có người tới hỏi thiền, chú tiểu cũng bắt chước đưa ngón. Về bị ông sư chặt ngón đi, nói là ""như con vẹt tập nói"". VN cũng không nhớ rõ nữa, hỏi Hắc Phong ý.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
KÍNH CHÀO CÁC BẠN,
đúng vậy, ngón tay chỉ trăng mà, phật ngày xưa đưa cành hoa dưới đại chúng, cái động là cánh tay và hoa còn cái thấy có động đâu, nó đâu có đưa hay rút.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Tại đây và ngay bây giờ đây phật tánh ở trước mặt các bạn và cả tôi.
Các bạn có tin điều này không?
Phật tánh có ngay ở cái laptop kìa...
Bạn nhìn lên màn hình xem coi, cái con chữ nhấp nháy, nhưng có 1 cái không nhấp nháy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên