Hí hí,Theo con thấy thế này. Căn cơ thì không ai giống ai. Phật Ma thì có sai biệt cao thấp, tuy nhiên vẫn bình đẳng ở chỗ tất cả vốn "đồng một thể", cái nữa là có thể luân chuyển lẫn nhau: Ma có thể tu thành Phật, Phật có thể đoạ làm Ma. Nó là bình đẳng duy long. Nếu thấy việc gì không vừa ý, ắt có cái sai của mình trong đó, vì sao người ta không tôn kính mình ắt có lỗi của mình trong đó. Thay vì công kích thì ta sám hối họ, xin lỗi cái lỗi lầm, cái sai của ta ở trong đó, thế mới là người ngộ pháp "không"
1. Căn cơ thì không ai giống ai, sai biệt cao thấp.
Bác là người tự nhận là căn cơ thấp, phải chịu khó lắng nghe lời người căn cơ cao là em nói nghe chưa. Hí hí.
2. Tuy nhiên vốn "đồng một thể"
Bác với em đồng một thể chỗ nào ?
Bác ăn làm em no được không ? Không, vậy thì khác thân thể.
Bác buồn làm em buồn được không ? Không, vậy thì khác xúc thể.
Bác nghĩ bậy làm em nghĩ bậy được không ? Không, vậy thì khác ý thể.
Bác biết bác hiểu làm em hiểu em biết cái bác hiểu biết được không ? Không, vậy thì khác giác thể.
Bác với em "đồng một thể" chỗ nào ?
3. Ma có tu thành Phật, Phật có thể đọa thành Ma.
Đừng có nói Ma với Phật chi cho xa xôi, nói em với bác đây này.
Bác có thể tu thành em được không ? Hí hí.
Thân em và thân bác, tâm em và tâm bác đây nếu tu thành nhau được thì bác tu kiểu gì chỉ cho em nghe ?
Em có thể đọa thành bác ? Là cái gì đọa, hí hí. Thân đọa hay tâm đọa ? Thân đọa thì đọa kiểu gì ? Tâm đọa thì đọa kiểu gì ?
4. Nếu thấy việc gì không vừa ý, ắt có cái sai của mình trong đó
Bác thấy cái sai của mình trong đó chưa ?
5. Thay vì công kích thì ta sám hối họ, xin lỗi cái lỗi lầm, cái sai của ta ở trong đó, thế mới là người ngộ pháp "không".
Bác xin lỗi đi, có khi em lại tha cho.
Hí hí.
A Di Đà Phật.