Bạn chưa nghiên cứu sâu Tịnh độ pháp. VNBN sẽ nói tiêu chuẩn thấp nhất cho việc vãng sanh. Trước hết là Tín + Nguyện: cần tin tưởng Cực Lạc và Đức A Di Đà như trong Kinh điển đã miêu tả (Kinh A Di Đà) và phát tâm nguyện không cầu danh lợi, không cầu hưởng niềm vui ngũ dục, chỉ cầu vãng sanh Cực Lạc để chắc chắn giải thoát. Kế đến là Hạnh: Nếu không có tạo chi lỗi lầm to tác thì chỉ cần lâm chung cận tử nghiệp duy trì được 10 câu niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật' liên tiếp, còn nếu tội lỗi nhiều thì tin tưởng pháp Bồ Đề (dù chưa phát tâm) và cũng lâm chung duy trì 10 câu niệm như trên.
Nếu một người mà 10 niệm như vậy không làm được thì với Thiền Tông cũng chẳng thể nào thành tựu được gì cả! Vì niệm mà còn chẳng làm được huống gì VÔ NIỆM sao mà làm nổi!
Để trì được 10 niệm lâm chung thì cũng không phải dễ dàng với một người có lòng tin cạn cợt, cũng phải có sự luyện tập. Hoặc là tin cho tới cùng, có lý lẽ chân chánh không gì bẻ gẫy lý lẽ đó, tức nhiên không phải tin mù, cứng đầu. Hoặc là, hằng ngày luyện tập cho thật là thuần thục, đối duyên, thuận nghịch đều niệm Phật, lâu dần tạo một thói quen trong tâm, hễ duyên gì xuất hiện cũng niệm Phật, nên lúc cận tử nghiệp như quán tính từ lâu nay mà trì được 10 niệm rất dễ dàng.
Chỉnh đốn với bạn là: Đức Phật A Di Đà thành Phật trước Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, vào thời điểm giảng Kinh A Di Đà thì đã trãi qua 11 kiếp. Nhưng không phải thành Phật ở tà bà này đâu, mà tại thế giới Cực Lạc, các Kinh điển liên quan có nói rõ ràng rồi. Cho bạn biết thêm, thật ra lúc Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni còn hành Bồ tát đạo, ngày thấy rằng nhiều vị Phật đều lập nguyện kiến tạo thế giới Tịnh Độ mà trong tương lai (so với thời điểm của Ngài hành đạo lúc đó) chưa có ai tình nguyện thành Phật cõi ta bà, nên Ngài đã xung phong phát nguyện hành đạo trong ta bà cho khi thành Phật để giáo hóa chúng sanh đáng thương trong cõi uế trượt này. Chư Phật bình đẳng tánh trí nhưng Hạnh không đồng là vậy.
Phật tùy theo nhân duyên để giáo hóa, phải đúng thời Ngài mới tuyên pháp. Tịnh Độ là pháp tu sau cùng mà Ngài tuyên dạy, phải tuyên các pháp Thiền, Mật trước rồi mới tuyên pháp Tịnh Độ. Vả lại với những người không tin thế giới xa xôi, tuyên pháp Tịnh độ với họ có ích gì.
Thời Phật tại thế, Ngài A NAN cũng đã chứng Sơ quả rồi. Dù chưa chứng A LA HÁN nhưng chắc chắn sẽ chứng dù Phật nhập Niết Bàn.
Nhưng do A NAN có vai trò rất đặc biệt, nếu không chứng A LA HÁN thì không đủ tư cách trong việc kết tập lời Phật dạy thành Kinh điển. Vì thế ngay khi Phật nhập Niết Bàn, Ngài A NAN không ngừng tu tập để chứng A LA HÁN quả.
VNBN đã nói rõ ràng đặc điểm của thế Cực Lạc ở phần trước rồi. Thế Giới Cực Lạc chỉ có tu tập chứ không có việc khác, từ cành cây ngọn cỏ, đất nước, ... đều phát ra giáo pháp,... mỗi hoạt động đều là lĩnh hội giáo pháp, vốn chẳng có tâm trì hoãn ỷ lại như ngài A NAN khi gần bên Phật. Tất cả những điều đó là từ 48 đại nguyện kiến tạo nên. Phật A DI Đà đã thành rồi, đồng nghĩa với 48 đại nguyện đã có hiệu lực thi hành, trong đó, nói rõ đầu ra hoặc Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, hoặc Bồ Tát tự tại mười phương hành đạo như các chư Phật đã từng lập nguyện tâm vững chải kiên cố như cây đại thụ. Một người không tin tưởng 48 đại nguyện (hay rộng hơn là việc lập nguyện của chư Phật kiến tạo thế giới độ chúng sanh) thì tức nhiên cũng sẽ phát ngôn như bạn.
Tâm với pháp làm một, đó là Phật, giác ngộ toàn triệt thấu tỏ mọi nguồn cơn từ LÝ cho tới SỰ, như đức Thích Ca Mâu Ni, Đức A DI Đà, Đức Tỳ Giá Na, Đức Bảo Nhật, Đức Nhiên Đăng,.... vô số chư Phật, quá khứ, hiện tại, vị lai. 10 danh hiệu của một vị Phật, bạn có nghe qua không?! Người nào đầy đủ 10 danh hiệu đó thì là Phật, là Như Lai, là Thế Tôn,...
Dưới Phật mà vẫn giải thoát sanh tử là THANH VĂN, DUYÊN GIÁC, BỒ TÁT VÔ SANH. Và dưới nữa các quả dự lưu vào dòng pháp giải thoát (tiểu thừa và đại thừa), tuy chưa giải hoát nhưng sự giải thoát là chắc chắn qua hữu hạn đời sống kiếp sau, hoặc nương tha lực là tự tại vãng sanh.
Ngoài đó ra, đều là phàm phu, không chắc sẽ giải thoát. Tức là những người còn chịu ảnh hưởng của nghiệp quả và cảnh tướng. Kiếp này gặp Phật Pháp để tu nhưng kiếp khác thì không chắc, vì tùy theo nghiệp quả dẫn dắt. Cứ cho rằng họ may mắn, kiếp sau gặp Phật Pháp để tu. Nhưng nếu họ chưa phải là bậc dự lưu, thế là chắc chắn họ phải tái sanh nữa. Rồi tới một kiếp nữa, giả sử họ may mắn cũng gặp Phật Pháp nhưng lại chưa được nhập lưu vào dòng pháp giải thoát, thế là chắc chắn phải tái sanh nữa. Cứ thế cứ thế, há có phải là tái sanh mãi mãi, không có đường ra hay sao!
Còn một người vãng sanh thì một đời tại Cực Lạc thẳng đến giáo pháp tối thượng thừa, viên đốn thành Phật.
Như vậy, một người tu tịnh độ thì ráng tu cho được vãng sanh. Còn người muốn tu ở ta bà thì phải ráng tu cho được nhập lưu vào dự bị giải thoát. Ngoài đó ra, đều là lời nói của kẻ mơ hồ giáo pháp.