T

ÔN CỐ TRI TÂN

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BIẾT ĐỦ THƯỜNG VUI

BIẾT ĐỦ THƯỜNG VUI

Thời Đức Phật còn tại thế, có một vị vua phát tâm hành pháp bố thí, mở kho ban phát của cải cho nhân dân. Bấy giờ Đức Phật quán sát nhân duyên biết có thể độ nhà vua, Ngài bèn hóa thành một người dân nghèo đến xin bố thí.

Người nghèo tâu: - Xin bệ hạ xót thương ban cho kẻ hèn một ít của cải để xây cất nhà cửa.

Nhà vua ra lệnh lấy cho ông một ít châu báu đủ để xây dựng một tòa nhà. Người nghèo nhận lấy và bái tạ nhà vua, nhưng chưa ra khỏi hoàng cung ông đã quay trở lại:

- Cúi xin bệ hạ rộng lòng thương bố thí cho kẻ hèn này thêm một ít. Bấy nhiêu của cải chỉ đủ xây nhà, nếu dùng để cưới vợ nữa thì không đủ. Thật khổ khi có nhà cửa mà chỉ sống cô độc một mình không có người sớm hôm bầu bạn.

Nhà vua bèn ban cho người nghèo kia thêm ít châu báu. Sau khi nhận lãnh châu báu, người nghèo ra về, nhưng không bao lâu thì quay trở lại, tâu với vua:

- Thưa bệ hạ, bấy nhiêu của cải đã đủ để xây nhà, cưới vợ. Nhưng sau đó kẻ nghèo này không biết lấy gì để sống, lấy gì để nuôi vợ nuôi con. Xin bệ hạ mở lượng biển trời ban cho thần thêm một ít châu báu nữa để tậu ruộng đất, trâu bò, có thế thần mới làm ra của cải nuôi sống gia đình.

Nhà vua nghĩ người dân nghèo nói cũng phải, thôi thì đã giúp thì giúp cho trót, bèn ra lệnh bố thí châu báu thêm cho ông. Người dân nghèo cảm tạ và ra về, được một lúc ông quay lại xin trả nhà vua tất cả số châu báu đó. Nhà vua ngạc nhiên hỏi tại sao, ông đáp:

- Kẻ hèn cứ nghĩ mãi, nếu có con trai con gái thì phải dựng vợ gả chồng cho chúng, chắc số châu báu kia không đủ để chi dùng. Thôi thì thần xin trả lại.

Nghe người cùng dân than thở, nhà vua lại ra lệnh ban thêm châu báu cho ông. Nhưng cầm số châu báu trong tay, người cùng dân lại đăm chiêu suy nghĩ, ông bước đi rồi quay trở lại tâu với nhà vua:

- Mọi người đều mong cầu của cải để sinh sống. Nhưng xét cho kỹ, con người sống có bao lâu, vạn vật vô thường sớm còn tối mất, sống hôm nay chưa chắc sống đến hôm sau. Tài sản, sự nghiệp, vợ đẹp con xinh, gia duyên càng nhiều càng buộc ràng, bận bịu, càng khổ lụy thêm thôi. Của cải dù chất cao như núi cũng không ích gì, sao bằng dứt tâm tham cầu, học đạo vô vi, như thế mới có thể tự tại giải thoát, an lạc. Vì suy nghĩ như thế, cho nên thần không nhận lấy số của cải nhà vua ban.

Nhà vua nghe người dân nghèo nói bỗng nhiên khai ngộ. Lúc bấy giờ người dân nghèo hiện lại thân Phật nói pháp cho vua nghe. Sau thời pháp nhà vua đắc quả vị Tu đà hoàn…

Những điều cầu xin của người dân nghèo trong câu chuyện trên cũng chính là mong muốn chung của mọi người trên thế gian này, đó là những tham muốn nhà cửa, của cải, vợ đẹp con xinh, ăn ngon mặc đẹp, các thú vui hưởng thụ v.v… Khi đã có rồi lại muốn có thêm, khi đã có thêm rồi lại muốn có thêm nhiều hơn nữa.

Vì nhu cầu cuộc sống, con người phải tạo ra của cải, nhưng tham muốn không cùng của con người đã gây ra bao điều hệ lụy, khổ đau cho bản thân và xã hội. Con người không bao giờ thấy đủ, không bao giờ thỏa mãn nên không ngừng chạy đuổi, tìm cầu, nô lệ cho lòng tham và dục vọng để rồi lãng quên hoặc đánh mất mục đích chính của mình là xây dựng một đời sống an vui, hạnh phúc.

Nhu cầu thật sự của con người là hạnh phúc chứ không phải thỏa mãn dục vọng. Nhưng do người ta nhận thức sai lầm rằng hạnh phúc của con người là khi dục vọng được thỏa mãn, trong khi không bao giờ thỏa mãn được tham dục, và chính điều đó đã tạo ra biết bao phiền não khổ đau cho con người. Cuộc đời mong manh ngắn ngủi, tạm bợ vô thường, sớm còn tối mất nào ai biết trước, niềm vui có được không bao nhiêu nhưng nỗi lo lắng, thất vọng, khổ đau chi phối cả cuộc đời. Càng nhiều tham muốn, dục vọng thì càng nhiều phiền não khổ đau, đến lúc nhắm mắt xuôi tay trở về cùng cát bụi mới hay những gì đã trải qua như giấc mộng. Vậy mà ai cũng bỏ thời gian, công sức, có khi cả cuộc đời lao tâm khổ trí làm vô số chuyện: tốt có, xấu có; hay có, dở có; thiện có, ác có, tạo ra duyên nghiệp buộc ràng cho mình và cho người khác, làm nên những vòng xoáy cuộc đời nhấn chìm an lạc, hạnh phúc mà lẽ ra chúng ta có được. Có khi tham muốn, khát vọng chưa thỏa mãn thì đã lìa bỏ cuộc đời, bởi đời sống vẫn vô thường, tai nạn, bệnh tật, sống chết là điều không ai biết trước.

Kinh Pháp Cú Thí Dụ có kể câu chuyện như sau:
Thuở Đức Phật an trú tại thành Xá Vệ, có một người Bà la môn giàu có tuổi gần tám mươi. Tuy ở tuổi gần đất xa trời nhưng suốt ngày ông mải mê đầu cơ tích trữ gia sản, xây dựng nhà cửa cho con cháu. Ông cất nhà trên, nhà dưới, nhà đông, nhà tây, nhà nghỉ mát, nhà kho… nhiều dãy, nhiều gian cao to đồ sộ.

Một hôm trong lúc người Bà la môn chỉ đạo xây nhà, Đức Phật dùng Phật nhãn quán sát thấy mạng ông sắp tận, không sống qua khỏi ngày hôm đó, thế mà ông nào hay, cứ mãi lo toan tính, khổ trí lao tâm, nhọc nhằn thân xác. Đức Phật bèn cùng tôn giả A Nan đi đến nhà ông, Đức Phật thăm hỏi:

- Ông lão có vất vả lắm không? Xây dựng nhiều nhà cửa như thế dùng để làm gì?

Người Bà la môn đáp:

- Nhà trước để đãi khách, nhà sau để ở, hai dãy bên Đông, bên Tây dành cho con cháu và tôi tớ, kho lẫm để cất chứa lúa gạo, chuồng trại để nuôi gia súc, nhà mát để nghỉ mùa Hè, nhà kín để nghỉ mùa Đông…

Đức Phật nói:

- Nghe tiếng ông đã lâu mà nay mới có dịp gặp mặt. Tôi có một bài kệ có thể mang đến nhiều lợi ích cho ông. Mời ông nghỉ tay cùng ngồi nói chuyện.

Người Bà la môn đáp:

- Tôi đang bận lắm, không thể ngồi trò chuyện với Ngài. Xin hẹn hôm khác đến cùng nhau đàm luận. Còn bài kệ mang đến lợi ích, xin hãy ban cho.

Bấy giờ Đức Phật bèn nói kệ:

Có con cái, tài sản
Người mê phải rộn ràng
Mình còn không thật có
Lại lo của và con
Nóng nên ở chỗ này
Lạnh nên ở chỗ kia
Người mê lo tính mãi
Không tường lẽ đổi thay
Kẻ mê muội phàm phu
Tự cho mình là trí
Mê mà tưởng hơn trí
Đó thật là vô minh.


Sau khi Đức Phật đi rồi, người Bà la môn lại tiếp tục công việc dựng nhà, không may bị cây rớt trúng mà chết. Quả thật là: “Tham vọng leo thang không dừng nghỉ, vô thường chợt đến, ôm hận đi!”.

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy:
Người sống biết đủ, tuy nằm trên đất vẫn thấy an lạc; người sống không biết đủ, dù ở thiên đường cũng không vừa ý”. Đức Phật và các đệ tử của Ngài gia tài chỉ có ba y và một bình bát mà vẫn an lạc, tự tại. Bởi thế mới biết rằng sở dĩ con người khổ là vì có quá nhiều lòng mong cầu, tham muốn. Chỉ khi dứt trừ tham dục, dừng lại những tạo tác do mê lầm mới cắt đứt được những phiền não, hệ lụy trong cuộc đời, chấm dứt vòng luân hồi lẩn quẩn vì nghiệp duyên ràng buộc, khi đó mới tìm thấy an lạc hạnh phúc thật sự trên cõi đời này như kinh Bát Đại Nhân Giác đã dạy: “Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn đều từ tham muốn mà ra, nếu ít tham muốn, thực hành vô vi thì thân tâm được tự tại”.

PHAN MINH ĐỨC
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BUÔN BÁN THÀNH CÔNG

Một thời, Thế Tôn trú tại Bàranàsi, chỗ Vườn Nai, gọi các Tỷ kheo:Thành tựu với ba chi phần, này các Tỷ kheo, người buôn bán không bao lâu đạt được về tài sản lớn mạnh và rộng lớn. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ kheo, người buôn bán có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.

Thế nào là người buôn bán có mắt?
Ở đây, này các Tỷ kheo, người buôn bán biết các thương phẩm. Vật này mua như vậy, bán như vậy, sẽ đưa lại tiền lời như vậy.

Thế nào là người buôn bán khéo phấn đấu? Ở đây, này các Tỷ kheo, người thương gia khéo léo mua và bán các thương phẩm.

Và thế nào là người thương gia xây dựng được cơ bản? Ở đây, này các Tỷ kheo, người buôn bán được các gia chủ hay con các gia chủ, được các nhà giàu, có tiền bạc lớn, có tài sản lớn biết đến như sau: Người buôn bán này là người có mắt, khéo phấn đấu, có đủ sức cấp dưỡng vợ con, và thường trả tiền lời cho chúng ta. Chúng ta trao hàng hóa cho người này: Này bạn thương gia, hãy lấy tiền này, xây dựng tài sản để nuôi dưỡng vợ con và thường thường trả tiền lời cho chúng tôi. Như vậy, này các Tỷ kheo, là người buôn bán xây dựng được cơ bản.

Thành tựu với ba chi phần này, này các Tỷ kheo, người buôn bán không bao lâu đạt đến tài sản lớn mạnh và rộng lớn.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bô I, chương 3, phẩm Người đóng xe, phần Người buôn bán [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.207)

LỜI BÀN:

Người xưa thường nói “phi thương bất phú”, nghĩa là không kinh doanh buôn bán thì khó mà giàu mạnh. Tuy nhiên để gặt hái thành công, làm giàu một cách chính đáng bằng nghề buôn bán, theo tuệ giác của Thế Tôn cần hội đủ ba yếu tố nền tảng: Có mắt, khéo phấn đấu và xây dựng được cơ bản.

Có mắt, tức nghiệp vụ chuyên môn, biết rõ về nhu cầu thị trường, đặc điểm hàng hóa và hiệu quả kinh tế của thương vụ. Ngoài chuyên môn thì tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm kinh doanh và sự phấn đấu bền bỉ để đạt được mục tiêu (khéo phấn đấu) cũng góp phần quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là phải có uy tín, tức xây dựng được cơ bản, trong kinh doanh buôn bán chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu. Chữ tín bao gồm uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng và đảm bảo mục tiêu lợi ích song phương.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, những doanh nghiệp, doanh nhân nào “thành tựu với ba chi phần này, không bao lâu sẽ đạt đến tài sản lớn mạnh và rộng lớn”. Và đây chính là tiêu chí cơ bản cho những doanh nhân Phật tử áp dụng để kinh doanh buôn bán thành công, lợi mình và lợi người.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHÔNG CÓ GÌ LÀ RÁC !

"Không có gì là rác cả” là bài học đầu tiên đại sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử vừa thâu nhận, sau này chính là Thiền sư Soko Morinaga nổi tiếng của xứ Phù Tang.Sống sót trở về sau chiến tranh tàn khốc giữa thập niên bốn mươi, Soko Morinaga tìm về căn nhà cũ, trực diện với những khó khăn và mất mát tận cùng của đời người. Cha mẹ không còn, anh chị em phân tán, nhà cửa, tiền bạc bị tịch thu. Ông cố ngoi lên bằng ý chí trở lại học đường nhưng đành chào thua cuộc vật lộn cam go đó khi bao tử thường xuyên lên tiếng kêu khóc.

Giữa quạnh hiu đổ nát cả thân và tâm, một sự mầu nhiệm kỳ diệu nào đã dẫn bước chân vô định của Soko tới trước cửa chùa Daishuin ở Tokyo. Ngước nhìn mái chùa rêu phong, lưỡng lự đôi ba phút rồi Soko mạnh dạn bấm chuông. Người mở cửa chính là Đại sư Zuigan Goto. Soko ngỏ lời xin được đại sư thâu nhận làm đệ tử. Đại sư chỉ hỏi một câu duy nhất:

- Ngươi tin ta chứ? Nếu không tin ta thì có ở đây bao lâu cũng chẳng học được gì, phí công ta thôi.

Soko trả lời:

- Con xin hết lòng tin tưởng sư phụ.

Đại sư mở rộng cửa, lạnh lùng truyền:

- Theo ta.

Soko líu ríu theo vào. Tới góc sân, đại sư chỉ cây chổi tre, ra lệnh:

- Quét dọn vườn.

Trước khi cầm chổi, Soko quỳ xuống bái tạ đại sư đã thâu nhận mình.

Công việc quét vườn thì có chi là khó. Soko hăng hái quét, quét, và quét. Không bao lâu đã gom được đống rác cao nghệu đầy đất, sỏi, đá vụn và lá khô. Dừng chổi, Soko lễ phép hỏi:

- Bạch thầy, con phải bỏ đống rác này đi đâu ạ?

Bất ngờ, đại sư quát lên:

- Rác? Ngươi nói gì? Không có gì là rác cả!

Soko ngẩn ngơ nhìn đống chiến lợi phẩm, không hiểu đây không là rác thì là gì? Còn đang lúng túng thì đại sư lại bảo:

- Vào nhà kho kia lấy cái bao nhựa lớn ra đây.

Khi Soko tìm được bao nhựa mang ra thì thấy đại sư đang dùng hai tay, gạt đám lá khô sang một bên. Ông lại bảo:

- Mở rộng miệng bao ra.

Soko tuân lời, lẳng lặng theo dõi thầy mình quơ từng ôm lá, bỏ vào bao, thỉnh thoảng lại giậm giậm cho lá xẹp xuống. Cuối cùng, những lá khô trong đống rác đã được nhồi vào bao, cột lại. Soko lại nghe lệnh truyền:

- Đem bao lá này vào nhà kho, để dành đun nước tắm.

Vừa vác bao lá trên vai, Soko vừa nghĩ:

- Còn đống đất đá, không phải rác thì dọn đi đâu?

Ấy thế mà khi ở nhà kho ra, Soko thấy đại sư đang lượm những viên sỏi, đá vụn ra. Trước vẻ ngẩn ngơ của Soko, ông vừa hỏi, vừa sai:

- Có thấy hàng hiên ngay dưới ống máng xối kia không? Có thấy những chỗ bị nước mưa xoáy lồi lõm không? Đem những sỏi, đá vụn này ra, trám vào những chỗ đó.

Soko vừa làm, vừa thán phục thầy mình, vì quả thật, sau khi trám, không những chỗ lồi lõm bằng phẳng mà còn đẹp hẳn lên nữa.

Bây giờ, đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi. Nhưng kinh ngạc biết bao khi Soko quay lại sân, thấy thầy mình thong thả nhặt từng miếng đất, từng tảng rêu lên tay, rồi chậm rãi nhìn quanh, tìm những khe tường nứt, những chỗ lõm nhỏ trên mặt đất, từ tốn trám vào.

Bây giờ thì đống rác không còn đó. Nhưng cũng không phải là vật phế thải vô dụng gom quẳng đi đâu. Mỗi loại rác, nếu biết tận dụng, sẽ lại trở thành hữu ích.(Theo Novice to Master (There is no trash), nguyên tác Soko Morinaga, Diệu Trân dịch)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Thiền sư Soko Morinaga đã bắt đầu bài học nhập môn chỉ bằng niềm tin và lời dạy thật đơn giản rằng “Không có gì là rác cả!”. Vậy mà về sau ngài trở thành thiền sư danh tiếng, Viện trưởng Đại học Hanazono, thuộc tông Lâm Tế Nhật Bản. Phải chăng, niềm tin tuyệt đối vào tương lai tươi sáng và sự tiết kiệm, chắt chiu đã vực dậy một đất nước đổ nát bởi chiến tranh nhanh chóng trở thành siêu cường, và ở một phương diện khác, những đức tính ấy đã un đúc, tạo nên một nhân cách lớn.

“Không có gì là rác cả!” tuy đơn giản mà bao hàm một thông điệp về triết lý duyên khởi, trong rác có hoa và trong hoa có rác, rác chính là hoa và hoa chính là rác. Nhờ thấy được sự thật này nên không hề có sự loại bỏ, đối kháng và mâu thuẫn mà hoàn toàn nhuần nhuyễn, tùy thuận, các pháp cùng nương vào nhau để tồn tại và phát triển.

“Không có gì là rác cả!” là một tuệ giác lớn. Hãy nhìn thật kỹ, thật sâu sắc vào những bất đồng, những việc không như ý và tất cả những gì được gọi là xấu xa, đáng để loại trừ, vứt bỏ… cho đến khi nào nhận ra “Không có gì là rác cả!” để ôm ấp, bao dung và tận dụng hết thảy thì cuộc sống này đẹp biết dường nào!


NGUYỄN TÂM
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TÂM NGƯỜI NHƯ VẾT THƯƠNG​

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Có ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người với tâm ví dụ như vết thương, với tâm ví dụ như chớp sáng, với tâm ví dụ như kim cang.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với tâm ví dụ như vết thương? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít, cũng tức tối phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ví như một vết thương đang làm mủ, nếu bị cây gậy hay một miếng sành đánh phải, liền chảy mủ nhiều hơn.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như chớp sáng? Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người như thật rõ biết: “Ðây là khổ”,…, như thật rõ biết “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Ví như một người có mắt, thấy các sắc trong đêm tối mù mịt, khi có chớp sáng.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người với tâm được ví dụ như kim cang? Ở đây, này các Tỷ kheo, có hạng người, nhờ đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ kheo, đây gọi là hạng người, với tâm được ví dụ như kim cang.

Ba hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Người, phần Vết thương làm mủ [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.220)

LỜI BÀN:​

Trong ba hạng người mà Thế Tôn đã trình bày, chắc chắn rằng chúng ta không phải là hạng người với tâm như kim cang. Vì đó là tâm của các bậc Thánh A la hán đã đoạn tận phiền não, lậu hoặc, hoàn toàn thanh tịnh và giải thoát.

Và đôi khi, tâm của chúng ta chợt lóe sáng, như tia chớp xé tan màn đêm. Tiếc rằng, ánh chớp ấy tuy rất sáng nhưng ngắn ngủi, nên khi vụt tắt rồi thì bóng đêm lại tràn ngập. Khi chúng ta bình tâm, lắng lòng trong sạch thì có thể nhận diện rất rõ về những sự thật ở đời, luôn xảy ra trong cuộc sống xung quanh ta như sự mong manh, vô thường, những khổ đau trong cuộc sống và tình trạng không chủ thể (vô ngã) của tất cả. Những khi thấy được như thế, tâm ta trở nên nhẹ nhàng, bình an và thanh thản hơn trước những lo toan làm giàu, đua tranh, ghét ghen và thù hận… Những phút tâm lóe sáng như thế tuy không nhiều nhưng đã góp phần to lớn nuôi dưỡng tuệ giác và tình thương và vun đắp niềm tin yêu cho cuộc sống.

Còn lại thì đa phần chúng ta đều có tâm ở trạng thái như vết thương, sẵn sàng trào tuôn máu mủ và lở loét thêm mỗi khi đụng vào. Những tham lam, giận dữ gần như có mặt thường trực, phản ứng bén nhạy với các môi trường hoàn cảnh cuộc sống. Vì thế, đời sống chúng ta vốn đã vất vả, tất bật cho cho cuộc mưu sinh lại càng căng thẳng, phức tạp thêm. Do đó, chúng ta cần thiết lập đời sống hướng nội, giữ tâm thăng bằng, đồng thời quán sát sâu sắc hơn về thân tâm và cuộc sống để cho tâm được lóe sáng.



QUẢNG TÁNH

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
MỘT CHỮ QUÊN RẤT KHÓ


Thiền sư Triệu Châu hỏi Quy Sơn Linh Hựu :
- Thế nào là ý Tổ sư nhiều đời ?

Quy Sơn gọi thị giả, bảo :
- Hãy đem cái ghế đến đây mau !

Triệu Châu nói :
- Từ khi ta làm chủ một ngôi chùa đến nay, chưa từng gặp một thiền giả chân chánh.

Khi ấy, có một học tăng đứng bên cạnh hỏi :
- Nếu gặp thiền giả chân chánh, thầy sẽ nghĩ thế nào ?

Triệu Châu nói :
- Một cây cung to phải dùng cả ngàn sức mạnh, không vì một con chuột nhắt mà giương cung.

Học tăng lại hỏi :
- Ai là thầy của chư Phật ?

- Nam-mô A-Di-Đà Phật.

- Nam-mô A-D-Đà Phật là ai ?

- Nam-mô A-Di-Đà Phật là đệ tử của ta.

Học tăng đem câu thoại này hỏi thiền sư Trường Khánh:
- Thiền sư Triệu Châu nói Nam-mô A-Di-Đà Phật là đệ tử của ngài, đó là lời nói dẫn đường đối phương hay bỏ đối phương ?

Trường Khánh nói :
- Nếu tìm tòi ở hai đầu thì không hiểu chơn nghĩa của Triệu Châu.

Học tăng hỏi :
- Thế nào là chơn nghĩa của Triệu Châu ?

Trường Khánh khảy móng tay một cái, học tăng không hiểu nghĩa gì cả, tiếp tục theo Triệu Châu tham vấn.

Có lần, Triệu Vương thỉnh Triệu Châu thuyết pháp, Triệu Châu lại lên bảo tòa tụng kinh. Học tăng đứng bên cạnh hỏi :
- Mọi người thỉnh thầy thuyết pháp, chẳng hay vì sao thầy tụng kinh ?

Triệu Châu nói :
- Chẳng lẽ đệ tử Phật mà không tụng kinh được sao ?

Lại có một lần, mọi người đang tụng kinh, bỗng dưng Triệu Châu ngồi thiền bất động. Học tăng hỏi :
- Sao thầy không tụng kinh ?

Triệu Châu :
- May nhờ ông nhắc ta tụng kinh, chứ không dường như lão tăng quên mất rồi.

LỜI BÀN:

Các bậc cổ đức trong thiền môn, Triệu Châu là một nhân vật vô cùng thú vị. Ngài nói không vì con chuột nhắt mà giương cung và tự cho rằng mình là thầy của Phật A-di-đà. Người ta thỉnh ngài thuyết pháp, ngài lại tụng kinh, người ta đang tụng kinh, ngài lại ngồi thiền, không phải ngài tùy tiện làm trái mọi người. Thiền giả muốn siêu việt đối đãi chỉ cần một chữ quên, quên mình, quên người, quên tình, quên cảnh, quên phải, quên quấy, quên có, quên không. Từ xưa đến nay một chữ quên này rất khó mà thực hành. Thật là đúng vậy.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
MẪU NGƯỜI PHỤ NỮ ĐƯỢC NAM GIỚI YÊU THÍCH

MẪU NGƯỜI PHỤ NỮ ĐƯỢC NAM GIỚI YÊU THÍCH

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.

Thế nào là năm? Không có nhan sắc, không có tài sản, không có giới hạnh, lười biếng, không sinh con. Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.

Và này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh này, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông. Thế nào là năm? Có nhan sắc, có tài sản, có giới hạnh, không biếng nhác, có sanh con. Ðầy đủ năm đức tánh này, này các Tỷ kheo, một nữ nhân hoàn toàn khả ý đối với người đàn ông.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 3, phẩm Trung lược, phần Khả ý, không khả ý, Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.383)

LỜI BÀN:

Phái nữ được tôn vinh là phái đẹp. Tuy nhiên, như thế nào là đẹp thì còn tùy thuộc quan niệm của mỗi người, mỗi thời, phong tục tập quán, các định chế xã hội… Vì thế, quan niệm về phái đẹp có muôn màu muôn vẻ khác nhau. Thời Thế Tôn, một phụ nữ lý tưởng phải bao gồm năm yếu tố: có sắc đẹp, có sản nghiệp, có đạo đức, siêng năng lanh lợi và có thể sinh con. Người phụ nữ nào đầy đủ năm đức này là biểu tượng cho nam giới đeo đuổi, chinh phục và kết thân làm bạn đời.

Người phụ nữ lý tưởng trước hết là có ngoại hình đẹp. Kế đến, người phụ nữ ấy phải có sự nghiệp, tài sản. Không chỉ đẹp bên ngoài, mà phải có tâm hồn cao thượng, đạo đức sáng ngời và giới hạnh thủy chung. Cần thiết hơn là sự tháo vát, lanh lợi, siêng năng, cần mẫn để đảm nhiệm thành công vai trò nội tướng, ổn định hậu phương gia đình vững chắc. Và yếu tố quan trọng nhất của người phụ nữ lý tưởng là thiên chức sinh con, giúp duy trì nòi giống, nối dõi tông đường, phát triển dòng tộc.

Xem ra, những tiêu chuẩn về một người phụ nữ lý tưởng thời Thế Tôn đến tận bây giờ vẫn là khuôn mẫu cho đàn ông tìm kiếm. Và đây cũng chính là những yếu tố mà các người con gái của Thế Tôn (nữ cư sĩ) hiện nay cần học tập, rèn luyện tự kiện toàn để trở nên đáng yêu hơn trong mắt chồng con. Đừng vội than trách rằng chồng con không thương mình mà hãy nhìn lại chính mình có dễ thương hay không, mình đã hội đủ năm đức tính của người con gái lành của Thế Tôn chưa? Nhữn
g phụ nữ nào biết tự vấn điều này thì chính họ đã tìm ra đáp án trả lời.

QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
SĂN SÓC NGƯỜI BỆNH

SĂN SÓC NGƯỜI BỆNH

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, một người săn sóc bệnh không đủ khả năng để săn sóc người bệnh. Thế nào là năm?

Không có năng lực pha thuốc; không biết cái gì thích đáng, cái gì không thích đáng, đưa cái gì không thích đáng, không đưa cái gì thích đáng; vì muốn lợi ích vật chất, săn sóc người bệnh, không phải vì lòng từ; cảm thấy ghê tởm khi phải dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra hay đờm; không có năng lực thỉnh thoảng với pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ người bệnh.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, một người săn sóc bệnh có đủ khả năng để săn sóc người bệnh. Thế nào là năm?

Có năng lực pha thuốc; biết cái gì thích đáng, cái gì không thích đáng, đưa cái gì thích đáng, không đưa cái gì không thích đáng; vì lòng từ săn sóc người bệnh, không vì lợi ích vật chất; không cảm thấy ghê tởm khi phải dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra hay đờm; có năng lực thỉnh thoảng với pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ người bệnh.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Bệnh, phần Săn sóc bệnh [2], CPHVN ấn hành, 1996, tr.542)


LỜI BÀN:

Bệnh khổ là lẽ thường nhiên, có thân ắt có bệnh. Ai cũng từng nếm trải bệnh khổ, chỉ khác là nhiều hay ít, bệnh này hay bệnh khác mà thôi. Khi lâm bệnh, người bệnh rất cần được chăm sóc và điều trị. Những người có gia đình, khi ốm đau thường được vợ, chồng hoặc con cái chăm sóc, còn những người sống độc thân hoặc xuất gia, khi đau ốm phải nhờ huynh đệ hay bạn bè giúp đỡ, đôi khi phải tự mình chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo trong thiếu thốn mọi bề.

Theo tuệ giác Thế Tôn, những ai phát tâm săn sóc bệnh nhân vì lòng thương được phước báo vô lượng. Muốn săn sóc người bệnh được chu toàn, cần phải hội đủ các yếu tố căn bản như biết pha chế thuốc, biết kiêng cử, săn sóc người bệnh với lòng từ, không ngại dơ bẩn, và nhất là biết nói lên những đạo lý chân thật giúp người bệnh hoan hỷ, an tâm điều dưỡng và trị liệu.

Bệnh thì khổ, thân khổ vì đau đớn, tâm khổ vì lo lắng về tình trạng bệnh tật, kinh phí điều trị đồng thời buồn tủi thêm khi không người săn sóc, an ủi, vỗ về. Sau mỗi cơn bạo bệnh, người ta thường rút ra nhiều bài học về sức khỏe cũng như thế thái nhân tình. Vì thế, chúng ta cần rèn luyện các kỹ năng săn sóc bệnh nhân theo lời dạy của Thế Tôn, để giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình, những người thân và mọi người vượt qua bệnh khổ
.

QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐỔI Ý

Có một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử.

Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:

- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?

Cô gái buồn bã nói:

- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không thể tiếp tục sống.

Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:

- Ồ! Lạ nhỉ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.

Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.

Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!

Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:

- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?

Vị thương gia ậm ừ trả lời:

- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi.

(Theo Hoa Linh Thoại, Như Nguyện dịch)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:​

Trước khi ta có được bất cứ điều gì như tài sản, danh vọng, sự nghiệp thì đó là một con số không to tướng. Người xưa nói “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” nhằm chỉ ra rằng hiếm người khi mới sinh ra đã đầy đủ phước phần, dư ăn dư để mà phần lớn những người thành đạt đều đi lên từ khó nhọc của quá khứ hàn vi, thậm chí từ tay trắng. Ấy vậy mà khi có được rồi họ thường nghĩ cách làm cho được nhiều thêm. Nếu rủi thời không đủ phước duyên khiến mất đi những gì đã có thì họ đau khổ cùng cực, một số người đã tìm đến cái chết.

Nếu bình tâm mà nhìn lại thì tuy có tổn hại, mất mát thật đấy nhưng điều đó có nghiêm trọng đến mức phải tìm đến cái chết không? Vì trước đây khi chưa có gì ta vẫn sống khỏe, sống vui trong hy vọng nữa là khác. Ngày xưa lúc ở mức số không, tay trắng ta vẫn vui thì nay lui về với số không thì quá lắm cũng bằng ngày xưa chứ đâu đã đến nỗi nào! Thấy được như vậy thì chắc chắn ta sẽ không dại dột mà tìm đến cái chết. Nếu không đủ sức để “thua keo này, bày keo khác” thì ta vẫn tìm được sự quân bình, sống thanh thản và nhẹ nhàng.

Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự thì cũng bằng lúc ta chưa có mà thôi. Phần lớn chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong giai đoạn đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một chiếc ba lô nhưng vẫn yêu đời, tin tưởng vào tương lai tươi sáng thì sau này dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu! Ai thấy được điều này là có tuệ giác. Vì khổ đau, vật vã, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.

Người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nổi. Chợt nhớ rằng trước khi chưa gặp "kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, lập tức đổi ý. Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà nên.

Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này. Hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.


(GNO- TÂM VĂN)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CÔNG ĐỨC CHÉP KINH​

Vào đời Đường, có một người tên Phan Quả, ở tại kinh đô. Lúc còn trẻ, tính tình hiền lành nhưng khi lớn lên nhờ biết chút ít võ nghệ nên xin được một chân tiểu lại ở tại huyện đường và thường giao du với một số thanh niên đồng lứa rồi nhiễm theo thói ác.

Một ngày kia, trông thấy một con dê lạc đàn đang ăn cỏ và lá cây tại bãi tha ma, Phan Quả cùng bè bạn liền bắt dê đem về nhà. Dọc đường, dê cất tiếng kêu be be, sợ chủ nó nghe được, Quả hoảng quá bèn cắt đứt lưỡi dê rồi tự cho mình có trí hơn người, xử lý công việc một cách gọn gàng, độc đáo.

Sau khi dắt dê về tới nhà, Quả cùng bè bạn giết dê bày tiệc rượu nhậu nhẹt vui vẻ với nhau. Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến một năm sau, Phan Quả đột nhiên phát hiện lưỡi mình dần dần teo lại, nói năng ngọng nghịu. Quả biết mình mắc bệnh kỳ quái, mang phải ác tật, liền xin từ chức tiểu lại ở huyện đường.

Quan huyện lệnh Phú Bình bấy giờ là Trịnh Dư Khánh nghi Quả có điều gì dối trá bèn khám nghiệm thì quả thực, lưỡi y teo lại chỉ còn nhỏ xíu như hạt đậu. Quan huyện liền hỏi nguyên nhân, Phan Quả dùng bút kể lại đầu đuôi câu chuyện, biết vậy, quan huyện liền bảo thuộc hạ của mình làm phước, chép kinh Pháp Hoa. Quả phát tâm kính tín, giữ gìn trai giới, siêng năng tu phước, chép kinh. Sau một năm, lưỡi của y dần dần bình phục lại như trước.

Phan Quả thấy thế vui mừng khôn tả, vội vã đến quan huyện trình bày tất cả sự việc và quan huyện cũng vô cùng hoan hỷ liền thăng chức cho Quả…

(Theo Sự tích cứu vật phóng sinh)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi, vì lợi lạc của nó đối với người làm phước thật mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn. Thời xưa, khi các phương tiện ấn loát còn thô sơ thì chép kinh thành nhiều phiên bản để tụng đọc là hình thức phổ biến. Ngày nay, hình ảnh đẹp đẽ và cổ kính của người ngồi chép kinh không còn nhiều nhưng những người phát tâm ấn tống, cúng dường băng đĩa, kinh sách Phật giáo nhằm truyền trao giáo pháp trí tuệ và từ bi đến với mọi người thì không thiếu. Bởi việc làm này bao hàm những giá trị cao cả, giúp cho mình và người đều hướng thiện, tạo ra phước báu vô lượng.

Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng, chân phương và rõ ràng. Muốn được vậy, người chép kinh phải toàn tâm toàn ý với công việc. Chính nhờ quá trình tập trung đó nên ý kinh bùng vỡ, người chép kinh ngộ ra những thâm ý mà so với khi đọc tụng hàng ngày khó có thể nhận ra. Đồng thời nhờ chép kinh mà chuyển hóa được ba nghiệp, thân tâm trở nên an ổn, nhẹ nhàng. Đây cũng là cơ sở cho sự hình thành phước báu, công đức chép kinh.

Trong cuộc đời của mỗi con người, có lẽ không ai tránh khỏi những sai phạm, lỡ lầm. Có những sai phạm dẫn đến quả báo hiện tiền và có những lầm lỗi đang kết trái đắng ở tương lai. Tất nhiên, đạo lý ở đời thì “nhân nào quả ấy” và muốn cải thiện những điều xấu ác đã làm chỉ còn cách là tích cực làm thêm những điều lành. Chép kinh, in kinh là một trong những điều lành ấy.

Chuyện của Phan Quả là một điển hình. Vì theo bạn xấu mà tạo nghiệp ác nên bị quả báo hiện tiền. Nhờ gặp bậc thiện tri thức chỉ cho cách tu tập sám hối bằng cách biên chép kinh Pháp Hoa mà bạt được nghiệp chướng bệnh tật nan y lại còn được thăng chức. Cho nên, những ai đủ phước duyên ấn tống kinh pháp thì nên thực hành và nhất là nên “hạ thủ công phu” tự tay biên chép một bộ kinh nào đó để làm kỷ niệm trong đời và cũng để cảm nhận sự chuyển hóa nhiệm mầu của công đức chép kinh.


THƯỜNG TÂM
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA... ĐẮP Y KHÔNG TƯƠNG XỨNG​

Tâm chưa rời uế trược…
Lời dạy này được thuyết khi Phật ngụ tại Kỳ Viên, dành cho buổi lễ thọ y vàng của Đề-bà-đạt-đa tại Vương Xá.

Vào dịp hai Đại đệ tử Phật, mỗi người dẫn đầu năm trăm Tỳ-kheo, từ biệt Phật đi từ Kỳ Viên đến Vương Xá, dân Vương Xá –nhóm từ hai, ba người hoặc đông hơn – cúng dường theo nghi thức dâng cúng cho khách tăng.

Một hôm, Tôn giả Xá-lợi-phất, trong phần hồi hướng công đức nói:
“Này các cư sĩ, có người chính mình bố thí nhưng không dạy người khác bố thí, người ấy được phước báo giàu có nhiều đời liên tiếp nhưng không có phước báo về thân bằng quyến thuộc.

Một người khác dạy láng giềng mình bố thí nhưng chính mình thì không, người ấy có phước báo về thân bằng quyến thuộc trong nhiều đời nhưng không có phước báo về tài sản.

Người khác tự mình không cho cũng không dạy người khác bố thí, trong nhiều đời liên tiếp người ấy không có cơm cháo no bụng mà còn bị cô quạnh và thiếu thốn.

Lại nữa, một người vừa tự mình bố thí và dạy người khác bố thí, người đó nhiều đời liên tiếp, trong trăm đời ngàn đời, trong trăm ngàn đời, vừa được phước báo về tài sản vừa có nhiều thân bằng quyến thuộc.”


Tôn giả Xá-lợi-phất đã thuyết pháp như thế.

Một trí giả nghe xong tự nghĩ: “Thưa Ngài, bài thuyết pháp này thật kỳ diệu, giải thích ý nghĩa của hạnh phúc. Ta phải tạo công đức đối với hai giác giả này”.

Rồi ông ta mời Trưởng lão đến thọ thực, ông thưa:

- Bạch Tôn giả, xin Ngài cho tôi được phụng sự, cúng dường vào ngày mai.

- Cư sĩ, ông mời bao nhiêu Tỳ-kheo?

- Đoàn tùy tùng của Ngài gồm bao nhiêu Tỳ-kheo, thưa Tôn giả?

- Một ngàn Tỳ-kheo, cư sĩ ạ!

- Xin dẫn theo toàn thể Tỳ-kheo của Ngài vào ngày mai và cho tôi được phụng sự, cúng dường vào ngày mai.

Tôn giả nhận lời.

Rồi cư sĩ đi khắp đường phố, khuyên những người khác cúng dường.

- Các ông, các bà! Tôi đã thỉnh một ngàn vị Tỳ-kheo. Quý vị có thể dâng vật thực cho bao nhiêu Tỳ-kheo? Quý vị có khả năng bao nhiêu?

Dân cư hứa dâng vật thực, mỗi người tùy phương tiện của mình, họ nói:

- Chúng tôi sẽ dâng cho mười vị.

- Chúng tôi sẽ dâng cho hai mươi vị.

- Chúng tôi sẽ dâng cho một trăm vị.

Cư sĩ hướng dẫn họ đem vật thực đến một nơi và bảo:- Chúng ta hãy gom vật thực lại một chỗ và nấu nướng chung. Tất cả các ông bà hãy mang đến mè, gạo, bơ, sữa lỏng, mật và những loại khác.

Bấy giờ một gia chủ dâng một bộ y vàng ướp hương đáng giá một trăm ngàn đồng tiền, nói:

- Nếu những vật thực cúng dường góp lại mà không đủ, hãy bán bộ y này lấy tiền bù vào chỗ thiếu. Nếu vật thực đã đủ, các ông bà có thể cúng bộ y này cho bất cứ vị Tỳ-kheo nào mà quý vị đồng ý.

Vật thực góp lại đầy đủ theo ý của gia chủ, không còn thiếu gì nữa. Do đó, cư sĩ nói với những người đàn ông:

- Này quý ông! Lá y vàng này do một gia chủ cúng, vì mục đích như đã kể, nay dư thừa. Vậy chúng ta nên dâng cho ai

Vài người nói:

- Chúng ta nên dâng cho Trưởng lão Xá-lợi-phất

Người khác lại bảo

- Trưởng lão Xá-lợi-phất chỉ tới lui khi mùa xong lúa chín.
Còn Đề-bà-đạt-đa đến với chúng ta thường xuyên, ngày mùa cũng như ngày thường, và lúc nào cũng sẵn sàng như một cái bình đựng nước. Chúng ta hãy dâng cúng cho Ngài.


Sau một hồi lâu bàn cãi, phe đa số hơn được bốn người đã quyết định dâng y cho Đề-bà-đạt-đa. Rồi họ dâng cho Đề-bà-đạt-đa. Đề-bà-đạt-đa cắt y ra làm hai, may, nhuộm, để một phần làm thượng y và phần kia làm hạ y; rồi mặc y vào khi đi ra. Dân chúng lại bàn tán khi thấy ông đắp y mới:

- Y này không tương xứng với Đề-bà-đạt-đa, mà tương xứng với Tôn giả Xá-lợi-phất. Đề-bà-đạt-đa đã đắp với bộ thượng y và hạ y không tương xứng với ông ta.

Bấy giờ, có một Tỳ-kheo ở phương xa đi từ Vương Xá đến Xá-vệ, ông ta đến đảnh lễ đức Phật và bày tỏ niềm hoan hỉ được gặp Ngài. Đức Phật hỏi ông về sự phúc lợi của hai Đại đệ tử. Vị Tỳ-kheo liền kể cho Ngài nghe toàn bộ câu chuyện về bộ y từ đầu đến cuối.

Đức Phật nói:

- Này các Tỳ-kheo! Đây không phải là lần đầu Đề-bà-đạt-đa đã đắp bộ y mà ông không xứng đáng. Ở kiếp trước ông ta cũng đã đắp y không tương xứng.

Nói xong, Ngài bèn kể câu chuyện sau:

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Chuyện quá khứ
THỢ SĂN VÀ VOI CHÚA

Thuở xưa một lần, khi vua Phạm-ma-đạt (Brahmadatta) cai trị Ba-la-nại, có một thợ săn voi sinh sống bằng nghề giết voi, đem ngà, móng, bộ đồ lòng và thịt chặt ra chợ bán.

Bấy giờ trong một khu rừng có hằng ngàn con voi đang kiếm cỏ. Một hôm, vào rừng chúng gặp một vài vị Phật Độc giác. Kể từ hôm đó, cả lượt đi và về, chúng đều quỳ gối trước Phật Độc giác rồi mới tiến bước tiếp.

Người thợ săn thấy hành động của bầy voi, ông ta không khỏi thắc mắc:

“Giết bầy thú này thật là khó khăn, lần nào đến và đi chúng đều đảnh lễ những vị Phật Độc giác. Chúng thấy cái gì mà đảnh lễ vậy kìa?”

Đi đến kết luận rằng đó là vì chiếc y vàng
, hắn bèn quyết định:

“Ta cũng phải đắp một y vàng lập tức”.

Rồi hắn đi đến cái ao nơi vị Phật Độc giác thường đến. Trong khi Ngài đang tắm, lá y để trên bờ, hắn trộm y của Ngài.

Rồi hắn đi săn, ngồi chờ trên con đường có đàn voi thường qua lại, với cái giáo trong tay và lá y phủ trên đầu. Đàn voi thấy hắn, tưởng là Phật Độc giác, dừng lại đảnh lễ hắn và bước đi. Con voi đến đảnh lễ cuối cùng tức voi đầu đàn bị giết với một nhát giáo. Lấy xong cặp ngà với những phần có giá trị khác, chôn xác còn lại xuống đất, hắn bỏ đi.


Ít lâu sau, Bồ-tát tái sanh làm voi, sau đó trở thành voi đầu đàn của đàn voi ấy. Lúc đó, người thợ săn vẫn tiếp tục mưu chước cũ. Voi chúa nhìn thấy số voi trong bầy sút giảm liền hỏi:

- Chúng voi đi đâu mất vậy kìa, bầy chúng ta còn quá ít?

- Chúng con không biết, thưa Ngài.

Voi chúa tự nghĩ: “Chúng không thể đi đâu khi không được phép của ta”.

Rồi mối nghi hiện ra trong đầu voi: “Cái gã ngồi ở chỗ nọ với tấm y trùm đầu, hẳn là nguyên nhân gây ra lộn xộn, ta phải theo dõi hắn”.

Rồi voi đầu đàn để những con voi khác đi trước và chính nó đi cuối cùng, bước thật chậm. Khi những con voi cuối đảnh lễ xong và đi qua, gã thợ săn thấy voi chúa đến, lập tức hắn cuộn y lại và phóng ngọn giáo.
Voi chúa đã đề phòng khi đến gần, nên bước lui tránh mũi giáo.
Biết ngay đây là người đã giết voi của mình, voi chúa lập tức phóng tới để tóm hắn.
Nhưng gã thợ săn đã nhanh nhẹn nhảy qua và núp xuống sau một cội cây.
Voi chúa dự định sẽ lấy vòi quấn cả gã thợ săn với cội cây, tóm lấy gã và quật gã xuống đất.

Ngay lúc đó, gã thợ săn nhanh trí chìa tấm y vàng ra cho voi trông thấy. Thấy lá y, voi khựng lại có vẻ đắn đo: “Nếu ta tấn công người này, lòng quý trọng mà hằng ngàn chư Phật, Phật Độc giác và A-la-hán đã dành cho ta tất nhiên sẽ mất hết”, voi đành dằn lòng, hỏi thợ săn:

- Có phải anh đã giết hết những thân quyến kia của ta không?

Thợ săn trả lời:

- Vâng, thưa Ngài.

- Tại sao anh hành động xấu xa thế? Anh đã khoác tấm y dành cho những vị đã thoát khỏi tham dục, nhưng không xứng hợp với anh. Khi làm như thế, anh đã phạm tội nặng.

Nói xong, voi lại khiển trách hắn lần cuối:

Ai mặc áo ca-sa,
Tâm chưa rời uế trược,
Không tự chế, không thực,
Không xứng áo ca-sa.

Ai rời bỏ uế trược,
Giới luật khéo nghiêm trì,
Tự chế, sống chân thật,
Thật xứng áo ca-sa.

- Anh đã hành động không xứng đáng.
Con voi nói như thế.

Khi đấng Đạo sư chấm dứt bài học này, Ngài đồng nhất những nhân vật trong truyện Bổn Sanh như sau:

- Người thợ săn lúc ấy là Đề-bà-đạt-đa, voi chúa đã quở trách hắn chính là ta. Này các Tỳ-kheo! Đây không phải là lần đầu Đề-bà-đạt-đa đã khoác tấm y mà hắn không xứng đáng, hắn đã làm như thế trong kiếp trước rồi.

Nói xong, Ngài đọc những Pháp Cú sau:

(9) Ai mặc áo ca-sa,
Tâm chưa rời uế trược,
Không tự chế, không thực,
Không xứng áo ca-sa.

(10) Ai rời bỏ uế trược,
Giới luật khéo nghiêm trì,
Tự chế, sống chân thật,
Thật xứng áo ca-sa
.​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
MỘT CÂU ĐÁNG GIÁ NGHÌN VÀNG

MỘT CÂU ĐÁNG GIÁ NGHÌN VÀNG

Ngày xưa có một nhà hiền triết treo biển trước nhà nói rằng: “Ai chịu lễ một trăm lạng vàng thì sẽ dạy cho một bài học rất hay”. Một vị quốc vương lúc ấy đi dạo chơi, thấy vậy động lòng hiếu kỳ liền đem một trăm lạng vàng cho nhà hiền triết để xin bài học. Nhà hiền triết dạy rằng bài học đó chỉ có một câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”.

Câu ấy giản dị đến nỗi phần đông cận thần của vua đều bĩu miệng trề môi cho giá một trăm lạng vàng là quá đáng. Nhưng sau khi nghĩ kỹ, vua nhận thấy lời ấy rất hay và truyền khắc câu ấy trên các tấm cửa cung điện và các vật dụng của vua, để hàng ngày nhớ mãi không quên. Nhờ câu ấy mà vua xóa bỏ được nhiều điều tệ hại, phát huy được nhiều điều hay, làm cho nước nhà mỗi ngày mỗi thêm thịnh vượng.

Lúc ấy có những hoàng thân muốn ngấm nghé ngôi báu nên âm mưu làm phản, họ thông đồng với quan ngự y để đầu độc nhân khi vua đau ốm.

Rồi một hôm long thể bất an, vua đòi quan ngự y đến làm thuốc, quan ngự y chế thuốc độc rót vào chén ngự để dâng vua. Nhưng may thay, trong lúc rót thuốc, quan ngự y thấy nơi chén có câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Quan ngự y giật mình, nghĩ đến hậu quả, thấy sự phản nghịch chẳng những làm cho mình phải bị tru di tam tộc mà còn gây biết bao tai họa cho dân, cho nước. Quan ngự y tỉnh ngộ, liền đem tất cả việc đầu độc tâu cho vua rõ.

Nhờ sự thú nhận mà cả bọn gian thần đều bị trừng trị và ngai vàng càng thêm bền vững.
(Theo Truyện cổ Phật giáo)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:​


Vị quan ngự y trong câu chuyện trên nhờ một câu đáng giá nghìn vàng khắc trên chén: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó” mà tỉnh ngộ. Bài học chỉ có một câu thôi nhưng đã cứu được quan ngự y suýt nữa phạm một trọng tội và đất nước cùng nhân dân thoát khỏi đao binh.

Chúng ta từ nhỏ đã được dạy dỗ nhiều bài học đối nhân xử thế, nguyên nhân thế nào, hậu quả ra sao đều nói vanh vách, đọc thuộc làu làu. Tuy nhiên, không ít người bị mê muội bởi cái bẫy ngũ dục của cuộc đời quyến rũ làm cho họ quên nghĩ đến hậu quả của việc mình đang làm, cứ như đi trong mộng du, vì tìm thú vui trong chốc lát mà đôi khi dám liều lĩnh với cả mạng sống của mình.

Có người biết hút thuốc, dùng ma túy, uống rượu là có hại nhưng vẫn cứ lao vào. Có người biết phá rừng là hủy hoại môi trường, nguyên nhân gây lên lũ lụt hàng năm làm tổn thất về người và của cho nhiều gia đình, biết vậy nhưng vẫn cứ vi phạm. Có người biết trồng trọt và chế biến món ăn thức uống không an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng vì lợi nhuận họ vẫn cứ làm. Có người biết phóng nhanh vượt ẩu sẽ gây ra tai nạn, có nguy cơ mất mạng nhưng vẫn coi thường, bất chấp hậu quả v.v…

Luật nhân quả rõ ràng như vậy đó, gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Người xưa dạy: "Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”. Một câu nói trước khi phát ra cũng phải suy nghĩ kỹ càng, huống chi một việc làm, chúng ta cần phải cân nhắc, suy xét chín chắn trước khi bắt tay vào thực hiện.

Có ai dám chắc rằng trong một ngày mình không có vài giây phút mê lầm, nên câu nói đáng giá nghìn vàng ở trên là một tiếng chuông đánh thức sự mê muội tốt nhất. Thiết nghĩ cũng cần viết câu này treo ở trong nhà, đặt trên bàn làm việc và hay nhất là niệm liên tục trong tâm như trì kinh nhật tụng để nhắc nhở chúng ta hàng ngày ý thức về hậu quả.

Không ai ban thưởng hay trừng phạt chúng ta ngoài hành nghiệp của chính mình. Vì vậy, hãy gieo nhân lành để gặt quả tốt trong hiện tại và mai sau.


LÊ ĐÀN
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
SỢ HÃI

Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Tikandaki, dạy các Tỷ kheo:

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo rơi vào trong sợ hãi. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có lòng tin, giữ ác giới, nghe ít, biếng nhác và ác tuệ.


Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo rơi vào trong sợ hãi.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có sợ hãi. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có sợ hãi.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Sợ hãi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.610)

LỜI BÀN:

Sợ hãi là tâm lý chung của những người có hành vi tà vạy, sai trái. Một khi chúng ta có lỗi lầm, lỡ đã làm những việc bất chính thì thường sống trong phập phồng, thấp thỏm, bất an. Người bình thường khi có khiếm khuyết, sai phạm còn lo sợ như vậy huống gì người tu càng lo lắng và bất an hơn nữa.

Tỷ kheo, ngoài ý nghĩa là khất sĩ (đi xin thực phẩm để nuôi thân) và phá ác (tu tập đoạn trừ các điều ác) còn có nghĩa bố ma (khiến cho các loài ma phải hoảng sợ). Một Tỷ kheo chân chính có tiềm năng làm thầy của chư thiên và loài người. Với hành trang giới định tuệ và một bát ba y, vị Tỷ kheo vân du giáo hóa khắp nơi, làm lợi mình lợi người, trong tâm thái an lạc, tự chủ và hoàn toàn không hề sợ hãi trước bất cứ thế lực nào, dù ma mãnh và quái ác đến đâu cũng không làm vị Tỷ kheo phải chùn bước.

Để luôn ngẩng cao đầu trong cuộc đời, chẳng hề sợ hãi trước bất cứ ai thì phải là bậc chân tu: Có lòng tin kiên cố vào Chánh pháp; Có giới đức và hạnh kiểm tốt; Có sự học tập và hiểu biết sâu sắc về giáo pháp; Có sự nỗ lực, gắng sức và bền bỉ thực tập; Và sau cùng là có tuệ giác để soi sáng những si ám che đậy bản tâm và vượt thắng não phiền, nhiễm ô mà thành tựu giác ngộ.

Gia sản của người tu thường đem bố thí cho chúng sanh là giáo pháp (pháp thí) và sự bình an, không sợ hãi (vô úy thí). Nhưng một khi tự thân chúng ta bị "rơi vào trong sợ hãi” thì liệu chúng ta đã làm gì được cho mình, chứ chưa vội nói đến chuyện giúp người. Người xưa nói “vàng thật thì chẳng sợ gì lửa”, cũng vậy, hãy tự rèn luyện mình trở thành bậc chân tu thạc đức thì không những không sợ hãi mà ngược lại còn nhiếp phục, làm khiếp sợ, chuyển hóa và hướng thiện các thế lực ma mị khác.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CHẶT ĐẦU RƠI XUỐNG ĐẤT​

Có lần thiền sư Long Nha hỏi thiền sư Đức Sơn :
- Giả sử bây giờ trong tay con có thanh kiếm bén không gì sánh bằng, chuẩn bị chặt đầu thầy, chẳng hay thầy có cảm tưởng thế nào ?
Đức Sơn nghe xong, bèn đưa cổ ra đi tới trước vài bước, nói :
- Ông hãy chém đi !

Long Nha cười to ha hả, nói :
- Đầu thầy đã rơi rồi.

Đức Sơn cũng cười to ha hả, nói :
- Đầu ta đã rời rồi.

Sau này, khi Long Nha tham học ở chỗ thiền sư Động Sơn Lương Giới, bèn đem chuyện chặt đầu kể cho Động Sơn nghe. Động Sơn nói :
- Lúc ấy, Đức Sơn nói thế nào ?
Long Nha nói :

- Đức Sơn cũng cười to ha hả như con và nói đầu đã rơi rồi.
Động Sơn nói :
- Ông không thể nói đầu Đức Sơn bị ông chặt rơi rồi. Thực tình mà nói, bây giờ đầu của ông đã bị Đức Sơn chặt rơi rồi.

Long Nha nghe xong, biện giải :
- Bạch thầy ! Đầu con hiện còn đây, chưa bị Đức Sơn chặt rơi mà.
Động Sơn cười to ha hả, nói :

- Đức Sơn chặt rơi đầu ông, chính ông cầm đến cho ta xem !

Long Nha nghe xong, tức thời như một tiếng sấm nghiêng trời đổ đất. Khi ấy Long Nha mới đại triệt đại ngộ.


Lời bình :

Thiền sư Long Nha ban đầu khởi ý muốn chặt rơi đầu thiền sư Đức Sơn. Đó là xuất phát từ tự ngã, không thể quên đối phương. Nhưng thiền sư Động Sơn lại nhắc nhở thiền sư Long Nha, muốn chặt rơi đầu mình thì phải chặt đứt tự ngã. Đó là lý tuyệt đối chứ không phải nghĩ tưởng suông. Tự mình chặt đứt đầu mình đem cho người đó là thiền được trống rỗng các sở hữu, nhưng không phủ định sở hữu. Đem chủ khách đối đãi như nhau, mình người viên dung một thể thuyết pháp, khi tiếp xúc đến cảnh giới siêu việt trung đạo bình đẳng, đập nát thế giới thị phi hư vọng, còn gì mà không ngộ
.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BẤT BIẾN ỨNG VỚI VẠN BIẾN

Thiền sư Đạo Thọ xây dựng một ngôi tự viện gần miếu quán của đạo sĩ. Đạo sĩ ngăn không cho ngôi chùa này xuống miếu, do đó biến thành yêu ma quỷ quái đến nhiễu loạn tăng chúng trong chùa, muốn cho họ bỏ đi.

Hôm nay gào mưa thét gió, ngày mai xẹt điện sấm chớp, quả thật các Sa-di trẻ tuổi đều bỏ đi hết. Nhưng thiền sư Đạo Thọ vẫn ở đó hơn mười năm. Cuối cùng, đạo sĩ dùng hết phép thuật mà thiền sư Đạo Thọ vẫn không đi. Đạo sĩ không còn cách nào hơn, đành bỏ miếu quán dời đi nơi khác.

Sau này, có người hỏi thiền sư Đạo Thọ :
- Các đạo sĩ có phép thuật cao cường, sao thầy thắng được họ ?

Thiền sư nói :
- Ta không có gì để thắng được họ cả, miễn cưỡng mà nói, chỉ có một chữ “không” mới thắng được họ.

- Chữ “không” làm sao thắng được họ ?

Thiền sư nói :
- Họ có phép thuật, phép thuật có giới hạn, có lúc phải hết; còn ta không phép thuật, không có nghĩa là không giới hạn không cùng tận. Sự quan hệ giữa có và không là bất biến ứng với vạn biến. Ta không biến đương nhiên sẽ thắng biến hóa.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TÁN THÁN

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?

Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không xứng đáng được tán thán. Không suy tư, không thẩm sát, không tán thán người xứng đáng được tán thán. Không suy tư, không thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng. Không suy tư, không thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi trời.

Có suy tư, có thẩm sát, không tán thán người không xứng đáng được tán thán. Có suy tư, có thẩm sát, tán thán người xứng đáng được tán thán. Có suy tư, có thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ không xứng đáng được tin tưởng. Có suy tư, có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi trời.


(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Không có rung động, phần Tán thán, NCPHVN ấn hành, 1996, tr.714)

LỜI BÀN:

Tán thán, tôn vinh, ca ngợi là liệu pháp cần yếu để động viên và khuyến khích mọi người nỗ lực hơn nữa trong công việc hiện tại. Tuy nhiên, sự cổ vũ nhiệt thành ấy phải dựa trên nền tảng tuệ giác như ngợi khen điều thiện, xưng tán chính nghĩa, tôn vinh cái đẹp… thì mới đem lại lợi ích thiết thực cho mình và người, trong hiện tại và ở tương lai.

Người đời thường tiết kiệm sự ca ngợi bởi chúng ta ít khi đánh giá cao sự cố gắng và thành công của người khác. Đôi khi có lời xưng tán nhưng chỉ với tâm dua nịnh, nhằm lợi mình. Thành ra, cuộc đời đầy dẫy tiếng tung hứng, khen chê nhưng tìm ra lời thành thật để an trú, nuôi dưỡng và thăng hoa đời sống không phải là chuyện dễ.

Song hành với ca ngợi là sự tin tưởng, thường chúng ta thán phục ai thì có xu hướng tin và hành động theo người ấy. Sự tin tưởng có liên hệ mật thiết đến đời sống của mỗi cá nhân và xã hội nên chúng ta phải thận trọng phát huy tuệ giác để soi sáng cho niềm tin của chính mình. Sự tin hiểu và dấn thân hành động đúng đắn mới đem lại lợi ích thiết thực.

Cuộc sống luôn cần sự ca ngợi và tin tưởng bởi đó là những chất liệu làm thăng hoa cá nhân và cộng đồng. Cho nên, mỗi người con Phật phải vận dụng trí tuệ để ca ngợi và tin tưởng đúng người, đúng việc, đúng nơi và đúng lúc.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NGƯỜI MANG HẠNH PHÚC ĐẾN CHO NHÂN LOẠI

NGƯỜI MANG HẠNH PHÚC ĐẾN CHO NHÂN LOẠI

Một thời, Thế Tôn trú tại Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo: Có một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai?

Người có tà kiến, người có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa diệu pháp, an trú phi pháp. Chính một người này, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.

Có một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Một người ấy là ai?

Người có chánh kiến, người không có điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa phi pháp, an trú diệu pháp. Chính một người này, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bô I, chương 1, phẩm Makkhali, phần Một pháp, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.71)

LỜI BÀN:

Chánh kiến là sự thấy biết đúng đắn, nhận thức chính xác về nhân quả thiện ác, như thật tri về tính chất duyên sinh của hiện tượng giới và đặc biệt là liễu tri về Tứ diệu đế. Nhận thức đúng ắt hẳn sẽ hành động đúng và mang đến hạnh phúc, lợi ích, an vui cho bản thân cùng xã hội.

Lịch sử nhân loại đã cho thấy một cá nhân và cả xã hội sở dĩ rơi vào bất hạnh khổ đau, xét cho cùng đều do nhận thức chủ quan sai lầm hay bị chi phối hoặc tin theo những tà thuyết. Từ các cuộc chiến tranh thế giới, nạn diệt chủng, khủng bố, xung đột sắc tộc cho đến những loại hình tội phạm, các tệ nạn xã hội… đều có căn nguyên từ nhận thức sai lạc của một người hay một cộng đồng. Hiện trạng bất an của thế giới trên mọi phương diện ngày càng gia tăng hiện nay khiến chúng ta suy ngẫm nhiều hơn về giải pháp hòa bình, hòa hợp bằng cách phát huy tuệ giác - chánh kiến theo quan điểm của Thế Tôn.

Quan kiến phải được mở rộng ra đến tột cùng, vượt thoát cái tôi vị kỷ, thấy được tính cách bất nhị cùng với sự tương tác liên quan vô cùng tận, dung nhiếp được các phạm trù đối đãi mới là giải pháp thiết thực và bền vững cho các vấn nạn của nhân loại hiện nay.

Thế Tôn ra đời, thành tựu tuệ giác dưới cội Bồ đề, tuyên bố đầu tiên và xuyên suốt trong phương châm hành động của Ngài là tinh thần trung đạo, là tuệ giác, chánh kiến. Bởi người nào, cộng đồng nào có chánh kiến, tôn vinh trí tuệ thì người ấy và cộng đồng ấy có hạnh phúc, an lạc dài lâu.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
SANH DIỆT KHỨ LAI

SANH DIỆT KHỨ LAI

Thiền Sư Như Mãn ở Phật Quang, Lạc Kinh đáp những câu hỏi của vua Ðường Thuận Tông.

Vua hỏi:

-- Phật đản sanh từ phương nào đến? Khi nhập diệt đến phương nào? Ðã nói Ngài thường trụ ở đời. Vậy nay Phật ở đâu?

Sư đáp:

-- Phật từ vô vi đến, khi diệt độ trở về với vô vi. Pháp thân đồng hư không, thường trụ chỗ vô tâm, có niệm về vô niệm, có trụ về vô trụ, đến vì chúng sanh đến, đi vì chúng sanh đi, trong sạch chân thật như biển, thể hằng vắng lặng. Người trí khéo xét biết, chớ sanh niệm hồ nghi.

Vua hỏi:

-- Phật đản sanh tại Vương cung khi nhập diệt giữa rừng Song Thọ, thuyết pháp 49 năm, tại sao nói Phật không nói một pháp? Núi sông, biển lớn, trời đất, mặt trời, mặt trăng trải qua thời gian (thời chí) cũng đều hoại diệt, tại sao nói chẳng sanh, chẳng diệt? Những điều nghi ấy xin bậc trí khéo giản trạch.

Sư đáp:

-- Thể tánh của Phật vốn vô vi, do mê tình (chúng sanh) vọng phân biệt, pháp thân đồng hư không, chưa từng có sanh diệt, có duyên Phật ra đời, hết duyên Phật nhập diệt. Những nơi giáo hóa chúng sanh cũng như bóng trăng hiện trong nước, chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, sanh cũng chưa từng sanh, diệt cũng chưa từng diệt. Thấy rõ chỗ vô tâm tự nhiên không có một pháp để nói.

Vua nghe xong rất vui vẻ và càng kính trọng .

LỜI BÀN:

Thiền Sư Như Mãn chỉ thẳng Phật Pháp thân không sanh diệt đến đi, có đến đi là thuộc Hóa thân. Tuy hiện có sanh diệt đến đi mà thể hằng vắng lặng, như bóng trăng trong nước không thể nói có hay không. Nếu thấy được chỗ không tâm thì Phật thường hiện tiền, nhận được chỗ không tâm liền thấy "Phật không nói pháp". Phải khéo nhận kỹ chớ kẹt trên ngôn từ!
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BẠN HỮU

BẠN HỮU

... Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijjhakùta, dạy các Tỷ kheo:

Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo cần phải thân cận như một người bạn. Thế nào là bảy?

Cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận.

Thành tựu bảy chi phần này, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo cần phải thân cận như một người bạn.

Bạn cho điều khó cho
Làm những điều khó làm
Kham nhẫn những lời nói
Thật khó lòng kham nhẫn
Nói lên bí mật mình
Che giấu bí mật người
Bất hạnh, không từ bỏ
Khánh tận, không chê khinh
Trong những trường hợp trên
Tìm được người như vậy
Với ai cần bạn hữu
Hãy gần bạn như vậy.


(ĐTKVN, Tăng Chi Bô III, chương 7, phẩm Chư thiên, phần Bạn hữu [1], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.322)

LỜI BÀN:

Trong cuộc sống, mỗi người đều có quen biết nhiều, giao hảo rộng rãi nhưng tìm ra bạn hiền để tâm giao quả không mấy dễ dàng. Gặp một người tốt hiểu mình đã khó, chia sẻ những vướng mắc với mình về các phương diện trong cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Người ta thường nói vui, ở đời này “Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông lại nhiều” cũng vì lẽ ấy.

Có không ít người lâm vào khánh kiệt, vương phải nợ nần, gia đình tan nát cũng vì tin bạn. Cho nên, bạn bè có nhiều hạng, khi chưa thực sự hiểu nhiều về bạn thì cũng nên thận trọng, chớ vội sống hết mình. Tuy vậy, có rất nhiều người thành công nhờ sự động viên, giúp đỡ từ bạn bè. Gặp được bạn tốt là một phúc duyên quý báu, cần phải trân quý và gìn giữ tình bạn cao cả ấy.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, bạn tốt là người biết chia sẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ, biết nhẫn nhịn, nói năng từ hòa, sống trải lòng ra với bạn bè, thận trọng khi nói về người khác, không bỏ rơi bạn khi gặp hiểm nguy, không khinh chê bạn khi làm ăn thất bại… Những ai hội đủ các phẩm tính ấy thì chắc chắn họ là người tốt, cần phải gần gũi và kết thân lâu dài.

Thân thiết với bạn cũng giống như đi trong sương sớm, lâu dần chắc chắn sẽ bị ướt áo. Ảnh hưởng của bạn bè tác động lên cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Vì vậy, phải chọn bạn mà chơi, tìm bạn tốt để cùng nương nhau học tập, làm việc, tu dưỡng thân tâm trở thành người tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.



QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐẶT TÂM ĐÚNG HƯỚNG

ĐẶT TÂM ĐÚNG HƯỚNG

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Ví như, này các Tỷ kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, dạy các Tỷ kheo:

Ví như, này các Tỷ kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì tâm bị đặt sai hướng.

Này các Tỷ kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ kheo, vì tâm được đặt đúng hướng.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Đặt hướng và trong sáng, phần Tâm đặt sai hướng [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.21)

LỜI BÀN:

Nhiều người nghĩ rằng tu hành là do nơi tự tâm, nói cách khác là tu tâm. Nhưng tâm của con người thì muôn hình vạn trạng "công cũng đứng đầu mà tội cũng đứng nhất” nên biết tu tâm nào. Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, tuy là tu tâm nhưng tâm phải đặt đúng hướng thì mới có thể xuyên thủng vô minh, thành tựu tuệ giác, chứng đắc Niết bàn.

Một trong những đặc điểm của tâm là dịch chuyển, thay đổi rất mau lẹ như vượn chuyền cành, như ngựa phi ngoài đồng cỏ. Tâm thay đổi, sinh diệt trong từng sát na nên việc hướng tâm, giữ tâm an trú vào thiện pháp là điều chẳng dễ dàng. Thường thì ban đầu ai cũng tinh tấn, hăng hái tu tập nhưng về sau cứ giải đãi, biếng nhác dần và không ít người thối thất.

Như cây lớn, cành lá nghiêng về hướng nào thì khi bị cưa chắc chắn nó sẽ ngã về hướng đó. Như râu của hạt lúa mì, đặt đúng hướng mới có thể đâm thủng bàn chân. Cũng vậy, tâm của chúng ta phải nghiêng về giải thoát mới hướng cuộc đời về tịnh lạc. Tâm của chúng ta phải hướng về tuệ giác mới có thể chọc thủng vô minh. Do đó, tâm người tu phải luôn hướng về và an trụ trong Chánh pháp mới mong thành đạo nghiệp.

Ngày nay, người tu tuy nhiều nhưng người thành tựu đạo nghiệp không nhiều. Vậy nên "đặt tâm đúng hướng” cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà mỗi người con Phật cần suy ngẫm và điều chỉnh để vượt thoát phiền não, thăng hoa tâm linh, thành tựu giải thoát, Niết bàn.


QUẢNG TÁNH
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top