T

ÔN CỐ TRI TÂN

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TỪ MẪN VỚI PHẬT TỬ

TỪ MẪN VỚI PHẬT TỬ


Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, dạy các Tỷ kheo:

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ. Thế nào là năm?

Khích lệ tăng thượng giới; khiến chúng sống theo gương pháp; khi đến thăm người bệnh, an trú niệm cho người bệnh như sau: “Các vị hãy an trú niệm và hướng đến quả A la hán”; khi đại chúng Tỷ kheo đi đến từ nhiều địa phương khác nhau, vị ấy nói với các gia chủ đi đến như sau: “Nay đại chúng Tỷ kheo đã đến từ nhiều địa phương khác nhau. Các vị hãy làm các phước đức. Nay là thời làm các phước đức”; họ có cúng dường các món ăn gì, hoặc thô hoặc tế, tự mình thọ dụng, không làm cho của tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Trú tại chỗ, phần Có lòng từ mẫn, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.736)

LỜI BÀN:

Quan hệ giữa hàng đệ tử xuất gia và đệ tử tại gia của Thế Tôn luôn gắn bó, thân thiện và hòa hợp như nước với sữa. Chúng xuất gia chuyên tâm tu học để thành tựu giải thoát, giác ngộ nhằm soi sáng, hướng đạo cho chúng tại gia. Và chúng tại gia vừa nương tựa tu tập, vừa hộ pháp đắc lực cho chư Tăng trong sự nghiệp bảo vệ, hoằng dương Chánh pháp. Vì thế, hàng Phật tử có vai trò quan trọng, là đối tượng chính yếu để chư Tăng quan tâm chăm sóc, trưởng dưỡng, dìu dắt tu học và thể hiện lòng biết ơn.

Sự thương tưởng và tri ân hàng Phật tử được chư Tăng thể hiện qua lòng từ mẫn, luôn khuyến khích họ thực hành đạo đức, giữ gìn và phát huy năm nhân cách cao thượng (năm giới) của người Phật tử. Chư Tăng phải thật sự mẫu mực, phạm hạnh để làm gương cho Phật tử noi theo. Mỗi khi gia đình Phật tử hữu sự như có người bệnh hoạn, tai nạn hoặc mất mát thì chư Tăng cần lân mẫn thăm viếng để chia sẻ, động viên và nhất là trợ duyên hộ niệm, giúp họ “an trú niệm và hướng đến quả A la hán”. Khi có chư khách Tăng du hành từ nơi khác đến, chư Tăng địa phương luôn hoan hỷ, kêu gọi các Phật tử hỗ trợ, cúng dường mà không hề móng khởi niệm phân biệt, đây là trụ xứ của chúng tôi, là Phật tử của chúng tôi v.v… Đối với những phẩm vật Phật tử dâng cúng, chư Tăng tùy thuận thọ dụng trong niệm muốn ít, biết đủ và tiết kiệm, không lãng phí dù đó là hạt gạo, cọng rau.

Những vị xuất gia nào thực hiện được năm điều này trong hành xử với người Phật tử, theo Thế Tôn, người ấy đã thực sự từ mẫn, yêu thương, tôn trọng và biết ơn đệ tử, tín đồ, những người đã ủng hộ mình. Và đây chính là một trong những vấn đề mấu chốt nhằm thắt chặt đoàn kết, gắn bó giữa chư Tăng và Phật tử nhằm bảo vệ và phát triển Chánh pháp ngày càng vững mạnh.


QUẢNG TÁNH
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HOAN HỶ

HOAN HỶ​

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Rồi gia chủ Anàthapindika với khoảng năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:

Này gia chủ, ông đã cung cấp cho chúng Tỷ kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”. Do vậy, này gia chủ, ông cần phải học tập như sau:

Với phương tiện nào chúng ta thỉnh thoảng đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh”. Như vậy, này gia chủ, ông cần phải học tập.

Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Khéo nói thay là lời nói này của Thế Tôn: Này gia chủ, ông đã cung cấp cho chúng Tỷ kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Do vậy, ông cần phải học tập như sau: Với phương tiện nào chúng ta thỉnh thoảng đạt được và an trú hỷ do viễn ly sanh! Như vậy, này gia chủ, ông cần phải học tập”.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Hoan hỷ [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.644)

LỜI BÀN:

Hoan hỷ là vui vẻ, sự đẹp lòng với tâm trạng hân hoan mà an tịnh, thoải mái, nhẹ nhàng và thanh thoát. Niềm vui trong cuộc sống thì có nhiều nhưng không phải niềm vui nào cũng được gọi là hoan hỷ. Những sự vui thích do thâu về nhiều nguồn lợi vật chất hay sự hả hê của say men chiến thắng hoặc hài lòng khi thấy đối phương thất bại v.v… đều không phải hỷ. Một niềm vui an tịnh, nhẹ nhàng và sâu lắng khi đã buông xả hết các vướng mắc, chấp thủ mới là hỷ đích thực.

Cuộc sống vốn dĩ là vướng mắc. Chúng ta thường bị kẹt vào vô số chuyện do tham sân si phiền não chi phối thì đã đành nhưng những chuyện tốt đẹp, làm các điều phước thiện như công quả, tu học, bố thí, cúng dường nếu không khéo cũng bị kẹt, rơi vào chấp thủ. Đại thí chủ Anàthapindika (Cấp Cô Độc) đã nhiều năm thực hành bố thí rất to lớn, tâm tư thật hào phóng và khoáng đạt nhưng Thế Tôn vẫn luôn khuyến tấn “chớ có bằng lòng” vì mình đã cúng dường nhiều, có công đức lớn với Tam bảo mà phải luôn “an trú hỷ do viễn ly sanh” trước mỗi điều tốt đã làm.

Làm được nhiều việc thiện lành nhưng không hề nghĩ mình đã làm được nhiều, buông xả hết không chấp thủ thì công đức ấy mới vô lượng. Niềm vui của sự thâu vào tuy có đấy nhưng chật hẹp, nhỏ nhoi và không bền. Niềm vui buông ra, xả ly trọn vẹn mới thật sự bền vững và có tác dụng trị liệu phiền não, nuôi dưỡng thân tâm an tịnh, hướng đến an lạc dài lâu.


(QUẢNG TÁNH)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BẠN HỮU

BẠN HỮU​

Một thời Thế Tôn trú ở núi Gijjhakùta, dạy các Tỷ kheo:

Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ kheo, là người bạn cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu cận, dầu có bị xua đuổi. Thế nào là bảy?

Khả ái, khả ý; tôn trọng; đáng được bắt chước; nhà thuyết giả; kham nhẫn lời nói; nói lời sâu kín; không có hối thúc những điều không hợp lý.

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo là người bạn, cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu hạ, dầu có bị xua đuổi.

Khả ái và đáng kính
Ðáng bắt chước, thuyết giả
Kham nhẫn các lời nói
Nói những lời thâm sâu
Không hối thúc ép buộc
Những điều không hợp lý
Ai có những pháp này
Ở đời, người như vậy
Người ấy là bạn hữu
Với ai cần bạn hữu
Người mong muốn lợi ích
Với lòng từ ai mẫn
Dầu có bị đuổi xua
Hãy thân cận bạn ấy.


(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Chư thiên, phần Bạn hữu [2], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.323)


LỜI BÀN:

Tục ngữ Việt Nam có câu “Học thầy không tày học bạn” để nói lên tầm quan trọng và ảnh hưởng từ những người bạn tốt. Có không ít người vươn lên thành công trong cuộc sống nhờ có duyên lành được bạn tốt dắt dìu, nâng đỡ. Tuy vậy, tìm được bạn tốt để kết thân, gần gũi và học hỏi, cùng nhau hướng thiện cũng không phải là điều dễ dàng.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, một người bạn tốt mà ta cần nương tựa để học hỏi, trước hết dung mạo phải dễ nhìn, tính cách hiền lành dễ thương. Kế đến, người bạn tốt luôn có những hành động và ứng xử đẹp đẽ khiến ta khâm phục. Không chỉ làm tốt mà người ấy còn nói hay. Những lời động viên chân thành, góp ý ngăn can hợp lý, chia sẻ đồng cảm sâu sắc có tác dụng đánh thức ta trước những cám dỗ, quyết định sai lầm. Người bạn tốt luôn biết nhẫn nhịn, không nóng nảy cộc cằn. Nhờ trầm tĩnh nên bạn rất sâu sắc và vững chãi trong cuộc sống. Dù bạn có thể hơn ta về nhiều phương diện nhưng lại luôn tôn trọng, không hề chi phối mà chỉ trợ duyên soi sáng giúp ta tự quyết định lấy công việc của mình.

Những ai gặp được bạn hiền, hội đủ những tố chất tốt đẹp như trên là một phước báo lớn, cần nương tựa suốt đời để noi gương, học hỏi. Khoan nói đến việc bạn chỉ bảo cho ta điều gì mà chỉ cần được gần gũi, thân cận, thân thiết với người tốt thôi cũng đã có thật nhiều lợi ích. Năng lượng tỉnh thức và yêu thương nơi bạn sẽ lan tỏa và thấm đẫm tâm ý chúng ta một cách nhẹ nhàng, khiến ta luôn bình an và tỉnh thức.

Trải lòng để học thầy, học bạn và học nơi tất cả mọi người trong cuộc sống xung quanh cùng với sự suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc, chắc chắn sẽ giúp chúng ta từng bước trưởng thành
.


(QUẢNG TÁNH)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐẠI TRIỆU PHÚ VÀ CHIẾC BÁNH CHIÊN

ĐẠI TRIỆU PHÚ VÀ CHIẾC BÁNH CHIÊN
(Minh Đức - Triều Tâm Ảnh)​

Người triệu phú hà tiện chầu vua từ hoàng cung trở về, thấy người thôn dân đang ăn một loại bánh chiên bằng bột chua. Y thèm quá, định thò tay vào túi lấy ra một vài xu lẻ. Nhưng rồi y tự nghĩ: “Mua ăn như thế này thì hoang phí quá, hãy cố gắng nhịn đói cho đến nhà”.
Sự thèm muốn thúc bách làm cho bụng y đói cồn cào, nước dãi chảy ra; tuy thế, bước chân lên bục cửa, ý nghĩ khác lại nảy sinh: nếu ta nói ta muốn ăn bánh chiên thì có nhiều người cùng muốn ăn, sẽ tốn kém xiết bao về gạo, thục tô, đường..?

Thế là vị đại triệu phú không dám nói ra với ai. Y cố dằn ép sự thèm muốn, nhưng miếng bánh chiên trong chảo cứ hiện ra ám ảnh y. Vị đại triệu phú đi đi lại lại, sắc da mỗi lúc một vàng bệch, mạch máu nổi lên có vồng, tim đập liên hồi, mồ hôi tay rịn ra. Cuối cùng không chịu được, y bước vào phòng, nằm co ro trên giường. Miếng bánh chiên lại hiện ra, bây giờ lại nhảy múa với sắc vàng lóng lánh mỡ.

Vợ người triệu phú thấy chồng sắc da từ thẫm hồng sang vàng, từ vàng sang tái xanh, mồ hôi tươm ra từng giọt, nước dãi theo nhau nhểu thành dòng; bèn đến bên xoa lưng, quạt mát rồi ân cần hỏi:

- Đi đường xa nắng mệt, chắc ông bị cảm mạo rồi đây?

Đại triệu phú lắc đầu:

- Cảm mạo không làm gì nổi ta, bà biết đấy!

Người vợ cảm thấy yên tâm, hỏi tiếp:

- Thấy ông không được thoải mái. Hay đức vua đã nói một điều gì làm ông chẳng hài lòng?

- Không, không phải thế. Đức vua không có liên hệ gì ở đây!

Người vợ cứ chất vấn:

- Con trai, con gái có đứa nào ngỗ nghịch khó dạy đã làm ông phiền lòng hả?

- Chúng khó dạy thì đánh, thì mắng, thì đuổi cổ nó ra đường cho đỡ tốn cơm, tốn áo. Vị triệu phú cố nói một hơi - chúng là cái thá gì mà làm phiền tôi được?

- Nô tỳ, kẻ làm công, có ai không chu toàn công việc?

Đại triệu phú đã cảm thấy tưng tức:

- Chúng thì như là đôi dép cũ, chiếc áo rách, xài không được thì quẳng đi thôi!

- Vậy thì tôi chắc? Tôi đã có gì không phải với ông rồi?

- Không! Không phải thế - Vị triệu phú phân trần - Bà là một người biết lẽ xướng tùy phu phụ, chưa có khi nào, một điều gì mà tôi trách bà được.

Người vợ ngạc nhiên, nhăn mày suy nghĩ hồi lâu; chợt bà hỏi chỉ vừa đủ nghe:

- Hay ông có một sở thích, một ham muốn, một khát ái nào chưa thỏa mãn chăng?
Miếng bánh chiên trong chảo bằng bột chua lại hiện ra, nhảy múa như khiêu khích. Vị triệu phú nuốt một cái ực. Nhưng sợ tốn kém, ông vẫn im lặng.

Người vợ lại xoa lưng, quạt mát, giọng hờn trách:

- Vợ chồng là bạn đường dài vui khổ có nhau, tối lửa tắt đèn hộ trì nâng đỡ nhau. Là kẻ cùng nói cho nhau nghe những điều khó nói. Nay ông có chuyện kín trong lòng mà không chịu nói ra, thì ông đã coi tôi như kẻ xa lạ mất rồi!

Thấy vợ hờn mát, vị triệu phú chống tay ngồi dậy, cố gắng nuốt một hơi rồi nói như làn gió phất qua ngọn lá:

- Ta sẽ nói. Ta sẽ nói bà ạ! Nó như thế này: có một thèm muốn đang thúc bách ta. Ôi! Ta thèm làm sao một chiếc bánh chiên bằng bột chua mà người thôn dân kia ăn trên đường khi ta từ cung vua trở về.

Đại triệu phú kể chuyện lại. Người vợ “ồ” lên một tiếng, muốn cười mà không dám cười.

- Chỉ có thế mà không chịu nói. Ông là đại triệu phú tiền rừng bạc bể. Nay tôi sẽ làm loại bánh chiên ngọt kia, và dọn cho cả toàn thể mọi người trong thị trấn Sakkhàra cùng ăn nhé?

Đại triệu phú nhíu mày:

- Bà nói cái gì ghê gớm vậy? Cho cả thị trấn Sakkhàra? Chúng cần phải làm mới có ăn.

- Tôi sẽ dọn đầy đủ cho mọi người trong cùng một đường phố vậy. Người vợ nói.

Đại triệu phú bĩu môi, nói mỉa:

- Tài sản của bà còn hơn tài sản của một ông vua giàu sang nhỉ?

- Thế thì tôi sẽ làm cho mọi người trong nhà cùng ăn.

Đại triêu phú xua tay:

- Thôi. Thôi. Thế là hoang phí hết sức.

- Vậy thì ta hãy làm vừa đủ cho con cái nó ăn.

Đại triệu phú lại gắt:

- Sao bà lại đem chúng vào đây?

Người vợ đấu dịu:

- Thế thì cho tôi và ông cũng được.

- Sao bà lại có ở trong đó nữa?

Vợ triệu phú ngoan ngoãn gật đầu:

- Phải rồi. Tôi sẽ làm cho một mình ông ăn thôi.

Đại triệu phú mỉm cười hài lòng. Lại nhỏ giọng:

- Nhưng mà bà này, làm ở tại đây không được đâu. Những ông Sa-môn, đạo sĩ, con cái, nô tỳ, người làm công dòm ngó. Chúng sẽ chờ đợi để xin ăn. Ta sẽ làm nơi kín đáo.

Người vợ gật đầu bước đi, triệu phú còn kêu lại dặn dò:

- Bà hãy đến nơi chỗ gạo thừa, để ra những hạt nguyên, chỉ lấy những hạt gạo vụn rồi đem xay. Xong rồi đừng khua động, lấy lò và chảo, một ít sữa, thục tô, đường cục.. nhớ là thứ đường để dành cho ngựa ăn - rồi chúng ta sẽ cùng lên tầng lầu thứ bảy, chiên tại đấy. Chiên xong, thế là hết phần việc của bà. Hãy để phần việc còn lại cho ta!

Người vợ làm y lời.

Đại triệu phú bước lên tầng lầu thứ nhất khóa cửa bằng chốt sắt kiên cố; leo lên lầu hai, khóa cửa bằng chốt sắt kiên cố. Bảy tầng lầu đều khóa bảy lớp như thế.

Người vợ đốt lửa trong lò, đặt chảo lên. Với đầy đủ bột, sữa, thục tô, đường, mật.. bắt đầu làm bánh chiên...

Bậc Đạo Sư vào buổi sáng, với thiên nhãn siêu nhân thuần tịnh, thấy rõ tất cả mọi việc xảy ra ở gia đình vị triệu phú, bảo trưởng lão Mục Kiền Liên:

- Cách Vương Xá thành khoảng vài do tuần về phía bắc, có thị trấn Sakkhàra - này đại Mục Kiền Liên! Ở đấy có người triệu phú hà tiện. Y thèm muốn một chiếc bánh bằng bột chua. Sợ tốn kém, sợ hao hụt tài sản, sợ người khác cùng ăn nên bảo vợ chiên bánh nơi tầng lầu thứ bảy, lối lên bằng bảy lần cửa khóa kiên cố. Này Đại Mục Kiền Liên, ngươi hãy đến đó, nhiếp phục và hóa độ người triệu phú ấy. Rồi dùng thần lực đem cả hai vợ chồng cùng với tất cả bánh, sữa, thục tô, mật, đường cục... về đây. Hôm nay, Như Lai cùng đại chúng tỷ-kheo năm trăm vị, ngồi tại Kỳ Viên, sẽ ngọ trai bằng những chiếc bánh chiên ngọt ấy.

Cúi đầu đảnh lễ đức Đạo sư, Đại Mục Kiền Liên vận thần thông lực, trong nháy mắt đã đến Sakkhàra. Trước cửa sổ căn lầu thứ bảy của triệu phú hà tiện, ngài Mục Kiền Liên hiện ra sừng sững giữa hư không, với đại y trang nghiêm như một bức tượng vàng chói lọi.
Vị đại triệu phú giật thót mình, quả tim xúc động mạnh, mồ hôi rỏ long tong, tự nghĩ: Ta sợ như vậy nên đã lánh lên đến đây. Nhưng y cũng theo ta, đòi xin những chiếc bánh chiên - Y nói:

- Này ông Sa-môn có thần thông! Đứng giữa hư không như vậy có được gì đâu? Dẫu cho ông có đi kinh hành qua lại, ông cũng không được gì.

Ngài Mục Kiền Liên thay đổi oai nghi, vạch một đường bằng bạch ngọc giữa không gian rồi đi kinh hành qua lại.

- Đi kinh hành như vậy mà làm gì, vô ích thôi - đại triệu phú lắc đầu nói - dẫu ông có ngồi kiết già như Phạm Thiên, ông cũng không được gì.

Đường bạch ngọc lóe lên rồi tắt, ngài Mục Kiền Liên an nhiên ngồi kiết già, quanh thân tỏa hào quang như mảnh trăng rằm chiếu sáng dịu dàng.

Vị triệu phú đã thấy ớn trong người nhưng vẫn nói cứng:

- Kiết già giữa hư không kia ư? Cũng vậy thôi! Dẫu ông có đứng lọt trong cái lỗ thông hơi, ông cũng không được gì.

Bức tượng kiết già châu báu giữa hư không biến mất, trên thành lỗ thông hơi nhỏ bằng con chim có thể bay lọt, Đại Mục Kiền Liên ôm bát đứng uy nghi, trong lúc lỗ hổng kia không lớn ra mà ngài Mục Kiền Liên cũng không nhỏ lại.

Vị triệu phú đã sợ hãi, giọng nói đã mất bình tĩnh:

- Tài... đấy! Giỏi.. giỏi... đấy! Ông Sa-môn à, nhưng nếu ông có phun khói, ông cũng không được gì!

Câu nói vừa dứt, khói từ lỗ hổng tràn vào cuồn cuộn. Lát sau, cả tòa lâu đài như ngập trong biển khói...

Đôi mắt vị đại triệu phú cay xè, buốt đau, nước mắt, nước mũi tuôn ra; y không còn dám nói: dẫu cho có đốt lửa, ông cũng không được gì! Tự nghĩ: không có gì mà ông Sa-môn này làm không được, dẫu bắt mặt trời bỏ trong lòng bàn tay. Ông ta quả thật là gan lỳ. Nếu không cho thì hắn sẽ không bao giờ đi!

Đợi cho khói tan loãng, ông quay qua bảo vợ:

- Này bà, hãy chiên cho ông Sa-môn gan lỳ kia một cái bánh nhỏ, thật nhỏ, rồi tống y đi.

Người vợ lấy một tí bột bỏ vào chảo. Chiếc bánh chợt phồng lên làm đầy miêng chảo. Vị triệu phú nghĩ rằng vợ mình đã bỏ nhiều bột, tức giận nhìn vợ rồi khẽ nhấc đầu chiếc muỗng, khoắng một tí bột. Lạ lùng thay, bánh lại phồng lên, to gấp đôi chiếc bánh trước.

Vị triệu phú hừ một tiếng, cho bột dính một xíu ở đầu chiếc que, búng vào trong chảo. Lạ chưa? Chiếc bánh uốn mình lên, nhúc nhích phồng ra mãi, to gấp ba lần chiếc bánh thứ nhất. Lộn ruột, sôi gan, vị triệu phú kêu ùng ục trong cổ họng, hằn học làm chiếc bánh khác. Cho đến khi bột chỉ còn bằng hạt mè, bằng một tí bụi có thể dính được trên đầu ngọn cỏ... thế mà chiếc bánh vẫn cứ ngang ngạnh phình ra, to lớn hơn mãi.

Thoát hạn dầm dề, vị triệu phú quay lại rơi phịch trên ghế, nản chí:

- Này thôi bà ơi! Lấy cho y một cái. Cái nào đó cũng được.

Rồi đại triệu phú than dài:

- Ôi! Cái ông Sa-môn thi gan với ta mà chiếc bánh cũng muốn thi gan với ta nữa!

Vợ đại triệu phú lấy một chiếc bánh từ giỏ. Kỳ lạ chưa! Tất cả bánh đã dính liền với nhau. Bà đã cố tách ra, nhưng không được. Vị đại triệu phú thấy vậy bước tới. Cả hai người cùng dùng hết sức lực kéo bánh. Nhưng vô ích, bánh đã dính làm một!

Mồ hôi toát ra ướt dầm cả áo. Bao nhiêu thèm muốn biến mất, vị triệu phú thở hổn hển, giọng lạc hẳn đi:

- Ta không còn muốn ăn nữa. Này bà, hãy thí hết, hãy thí tất cả bánh trong giỏ cho y! Ôi! Cái lũ bánh trời đánh!

Người vợ làm theo, đem cả giỏ bánh bố thí. Đại trưởng lão sau khi thọ nhận, rải tâm từ bi như chiếc bánh lớn hơn bao trùm cả không gian to rộng khiến cho tâm tư hai vợ chồng triệu phú lắng dịu, mát mẻ, khinh an. Rồi cất giọng Phạm Thiên, ngài thuyết một thời pháp nói về công đức ba ngôi báu, kết quả rạng ngời như nhật nguyêt của sự bố thí... Do túc duyên nhiều đời kiếp, vị triệu phú nghe xong, khởi tâm tịnh tín:

- Thưa tôn giả, ngài hãy đến đây, ngồi trên chiếc gường bằng bạc này mà độ thực.

Đại Mục Kiền Liên nói:

- Này đại triệu phú, ta chưa thể ăn. Hiện giờ đây, Đức Chánh Đẳng Giác với đại chúng năm trăm vị tỳ khưu đang ngồi tại tịnh xá. Triệu phú và vợ có thể hoan hỷ không, khi tự mình với bánh, bột, sữa, thục tô, đường, mật... đi đến bên chân đạo sư?

Vị triệu phú nghiêng mình cung kính:

- Thưa tôn giả, bậc đại thần thông, Đức Tôn Sư hiện giờ ở đâu?

- Tại Kỳ Viên tịnh xá, cách đây bốn trăm do tuần (1 do tuần bằng 16 km)

- Ôi, xa quá là xa. Thưa tôn giả, làm sao chúng ta đi đến đó mà không mất nhiều thì giờ?

Đại Mục Kiền Liên mỉm cười như sự hé nụ của đóa hoa vô ưu:

- Nếu các ngươi hoan hỷ, thì từ đây đến đó chỉ trong thời gian mấy cái bước chân mà thôi.

Vị triệu phú và vợ ngơ ngác.

- Với oai lực thần thông - Đại Mục Kiền Liên nói - Ta sẽ làm cho đầu cầu thang vẫn nằm ở đây nhưng chân thang sẽ ở Kỳ Viên!
Triệu phú và vợ hoan hỷ bằng lòng.

Ngạc nhiên xiết bao, khi họ vừa bước chân xuống cầu thang thì cửa tịnh xá đã ở ngay trước mắt.

Đức Thế Tôn, tại trai đường lúc ấy đang ngồi trên bửu tọa với đại chúng đoanh vây. Đại triệu phú cung kính đến đổ nước rửa tay cho Đức Phật và Tăng Chúng rồi cúng dường tất cả bánh, sữa, thục tô, bột, đường cục...

Khi Đức Thế Tôn và năm trăm vị tỳ khưu dùng xong, triệu phú và vợ ăn cho đến thỏa thích nhưng bánh cũng không hết. Mấy trăm kẻ tàn thực ăn cho đến căng da bụng nhưng bánh vẫn còn thừa. Thấy chuyện kỳ lạ, một số vị tỳ khưu đến tâu với Đức Thế Tôn, ngài dạy:

- Bánh kia là bánh của công đức. Ai không có nhân duyên với công đức này, không thể nào dùng chúng. Vậy này hỡi các tỳ khưu, số bánh còn lại sẽ đổ xuống nơi cái hố hay một cái hang. (Nay bên cạnh cửa lớn chùa Kỳ Viên còn dấu tích cái hang, tên gọi là “Cái hang bánh chiên trong chảo”)

Đức Thế Tôn dạy thế xong, nói lời tùy hỷ với vợ chồng triệu phú. Cuối lời tùy hỷ, cả hai vợ chồng đều chứng quả dự lưu.

Từ đấy về sau, hai vợ chồng đại triệu phú tinh tấn trong giáo pháp này, như chiếc thuyền nhẹ qua bờ, và an trú vững chắc vào đích đến, họ cúng dường đến Tam Bảo những tám ức tài sản.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
VỊ TỲ KHEO BẤT MÃN
Tại Xá-vệ, con của một chưởng khố đến vị Trưởng lão thường khất thực tại nhà mình, xin dạy bảo con đường giải thoát phiền não. Trưởng lão khuyên anh ta hãy bố thí những thứ như thức ăn chia theo phiếu, thức ăn ngày rằm và ba mươi, phòng xá trong mùa mưa để an cư, y bát và những nhu cầu khác. Ngài còn dạy thêm nên chia tài sản ra làm ba, một phần để làm ăn sinh sống, một phần dành cấp dưỡng vợ con và phần thứ ba cúng dường Tam Bảo.

Anh ta thi hành đúng lời dạy, rồi đến gặp lại Trưởng lão, hỏi xem còn phải làm điều gì nữa. Ngài dạy anh tuân giữ Tam quy Ngũ giới. Và anh hỏi tiếp thì được khuyên giữ Mười giới, cứ thế anh hoàn tất từ việc công đức này đến việc công đức khác nên được gọi là Anupubba. Anh lại tiếp tục hỏi Trưởng lão và được dạy là nên xuất gia. Lập tức anh từ bỏ thế gian đi tu, và dưới quyền dạy dỗ của một Giáo thọ sư thông thuộc tạng Luận và một Giám luật thông thuộc tạng Luật. Sau khi làm tròn bổn phận anh đến vị Giáo thọ thưa thỉnh và được dạy bảo theo tạng Luậân:

- Trong giáo lý Phật đà điều này đúng pháp, điều kia không đúng pháp.

Nếu thưa thỉnh với vị Giám luật thì cũng được dạy bảo theo tạng Luật:

- Trong giáo lý Phật đà điều này chính đáng, điều kia không chính đáng.

Thời gian trôi qua, anh chán nản vì cảm thấy khó nhọc với nhiệm vụ tu sĩ. Anh muốn giải thoát mà giờ đây ngay cả chỗ để duỗi thẳng tay cũng không có. Sống đời cư sĩ có khi cũng được giải thoát khỏi phiền não. Vì thế anh có ý định hoàn tục.

Từ đó anh bất mãn và khó chịu trong lòng, thôi không tu tập ba mươi hai yếu tố của thân nữa, và cũng không nghe lời dạy bảo nữa. Mặt anh trở nên hốc hác, da dẻ nhăn nheo, nổi gân xanh, mệt nhọc đè nặng, ghẻ chóc đầy người. Những người tập tu và Sa-di hỏi thăm, anh cũng kể thật là đang bất mãn. Họ cho vị Giáo thọ và Giám luật của anh hay, và hai vị này đưa anh đến Thế Tôn. Anh thuật lại tâm tư của mình cùng với ý định hoàn tục, Phật bảo:

- Tỳ-kheo! Nếu ông chỉ canh chừng được một việc mà thôi, thì khỏi phải cần để ý đến những việc khác.

- Việc đó là gì, thưa Thế Tôn?

- Ông có thể canh chừng tâm ý của ông chăng?

- Dạ được, bạch Thế Tôn.

- Vậy thì chỉ canh chừng tâm của ông.

Rồi Thế Tôn nói Pháp Cú:

(36) Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục quay cuồng.
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến.​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HẠT CƠM TÍN THÍ

Thời Phật tại thế, trong hàng đệ tử có nhóm Lục quần Tỳ kheo thường hay khen chê thức ăn do tín thí cúng dàng. Một hôm, vì muốn cảnh tỉnh sáu vị Tỷ khiêu ấy, nhân lúc họ đang đứng trên bờ sông, Phật dạy Tôn giả A Nan đem y cà sa của Ngài ra giặt.

Tôn giả A Nan vâng lời mang cà sa xuống sông. Nhưng kỳ lạ thay, khi bỏ chiếc y xuống nước thì nó không chìm, cứ nổi lên. A Nan tìm đủ mọi cách, thậm chí lấy đá tảng đè lên nhưng cà sa vẫn không chịu chìm. Thấy lạ, Tôn giả A Nan liền hỏi Phật nguyên do. Phật dạy: “Hãy đi lấy hạt cơm còn dính trong bình bát bỏ lên xem sao”. A Nan liền đi lấy một hạt cơm còn sót lại trong bình bát bỏ lên chiếc y, quả nhiên cà sa từ từ chìm xuống nước.

Nhóm Lục quần Tỷ khiêu vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng lạ lùng này, liền hỏi Phật nguyên nhân. Phật đáp: “Mỗi hạt cơm của tín thí cúng dàng nặng như núi Tu Di. Do đó, nếu thọ nhận của cúng dàng mà không tu hành đắc đạo thì sẽ mang nợ…”.

Từ đó về sau, sáu vị Tỷ khiêu này không còn khen che ngon dở.
(Theo Truyện cổ Phật giáo)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Thuở mới đi chùa, tôi thấy lạ là mỗi lần ăn cơm xong, quý thầy không dùng ly uống nước mà rót nước vào chén ăn cơm rồi uống một cách ngon lành. Và chỉ có nhà chùa mới có cách uống nước lạ lùng này thôi, những nơi khác tuyệt nhiên không có. Sau này, tôi mới vỡ lẽ rằng, quý thầy đã thấy "sức nặng” của hạt cơm nên quyết không bỏ sót.

Cuộc sống của người xuất gia, từ thời Thế Tôn cho đến nay, chủ yếu do tín thí cúng dàng. Người tu nguyện làm khất sĩ (ăn xin), không trực tiếp lao động, chỉ xin vật thực để nuôi sống thân mạng, cầu đạo giải thoát và trao truyền lối sống đạo đức cho chúng sinh. Vì thế, trân trọng tài vật cúng dàng, sử dụng đúng pháp là một chuẩn tắc quan trọng không thể chểnh mảng.

Thực tế thì không phải người giàu có dư dả nào cũng biết phát tâm, tu tập hạnh cúng dàng. Trong khi người hiểu đạo, chí thú và tận lực cúng dàng có trường hợp lại là người nghèo, tâm cúng dàng là chính. Với tâm thanh tịnh, thành kính cúng dàng thì tài vật dâng cúng tuy đơn sơ nhưng lòng thành làm cho nó “nặng như núi Tu Di”.

Không phải ngẫu nhiên mà ngọn đèn của bà lão ăn xin tuy yếu ớt (vì không đủ tiền mua nhiều dầu) trong tinh xá Trúc Lâm nhưng gió thổi và cả người dập cũng không tắt. Và không phải vô cớ mà Thế Tôn nhận chiếc khố rách của hai vợ chồng nông phu. Chính vì tấm lòng của họ, “lễ bạc mà lòng thành”.

Để cúng dàng, người Phật tử phải chắt chiu, dành dụm, bớt ăn bớt mặc, có khi phải lên kế hoạch trong một thời gian dài. Do vậy mà tài vật cúng dàng trở nên rất "nặng”, nếu không tu hành thì sự thọ nhận ấy chắc chắn là mang nợ của tín thí, nói gì đến sinh tâm phân biệt, ngon dở, khen chê…

Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội phát triển, cuộc sống người tu cũng theo đó mà được cải thiện, có người được xem là “giàu”. Tuy vậy, trong tự tâm của những người tu, luôn quán niệm về hạnh “ăn xin” của mình, quán niệm về phương tiện hành đạo, độ sinh mà buông xả, không phân biệt, không chấp thủ… Vì một hạt cơm thừa mà "nặng” như thế huống gì tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, đất đai... sẽ nặng đến mức nào!!!
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BỎ ÁC LÀM LÀNH​

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành. Thế nào là năm?

Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành.

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm?

Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; khi mạng chung, tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Ác hành, phần Người ác hành, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.741)

LỜI BÀN:​

Thời Đường, Bạch Cư Dị có lần hỏi Thiền sư Ô Sào về đại ý Phật pháp và được trả lời một cách giản dị rằng “Không làm các việc ác, hãy làm các việc lành”. Bạch Cư Dị không mấy hài lòng về câu trả lời ấy vì trẻ lên ba cũng nói được. Ô Sào đã lưu ý rằng dù vậy nhưng người già tám mươi cũng chưa chắc đã làm xong. Thế mới biết chuyện “bỏ ác, làm lành” quan trọng và không dễ làm.

Ác hành là suy nghĩ ác, nói lời ác và hành động ác, tạo ba nghiệp bất thiện. Người làm ác tất bị lương tâm cắn rứt, luôn mang nỗi bất an, hối hận và lo sợ. Mặt khác, người làm ác bị pháp luật trừng trị, nhẹ hơn thì bị xã hội phê phán, tiếng xấu đồn khắp, thân bại danh liệt. Quan trọng hơn, những việc ác đã gây tạo trong đời sẽ kết thành cận tử nghiệp xấu ác và theo đó sẽ bị sanh vào cõi dữ ở tương lai.

Thiện hành là suy nghĩ thiện, nói lời thiện và hành động thiện, tạo ba nghiệp thiện. Ai sống trong sạch thì cõi lòng thanh thản, tâm thư thái an nhiên, không lo lắng, dằn vặt và sợ hãi. Ăn hiền ở lành thì mọi người đều khen ngợi, tiếng tốt đồn xa. Nhất là, một đời làm các điều thiện sẽ kết tụ nghiệp lành, làm cho cuộc sống hiện tại luôn bình an, đến khi từ giã cuộc đời chết trong thanh thản và tái sanh vào cõi lành.

Bỏ ác, làm lành là đạo lý sống của những người con Phật và của tất cả mọi người. Nhân quả luôn chính xác và rõ ràng. Mỗi người đều có một hoàn cảnh cuộc sống khác nhau, điều đó phản ánh đích thực nghiệp nhân của chính họ. Do vậy, muốn hạnh phúc và bình an trong cuộc sống ở hiện tại cũng như trong tương lai, mỗi người phải tự gây tạo nhân lành cho chính mình.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TỊNH LẠC

TỊNH LẠC

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, đầy đủ được ba pháp ấy, một Tỷ kheo ngay trong hiện tại, sống nhiều an lạc, hoan hỷ, và tạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc. Thế nào là ba? Hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống và chú tâm tỉnh giác.

Thế nào là Tỷ kheo hộ trì các căn? Ở đây, này các Tỷ kheo, khi mắt thấy sắc, Tỷ kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ kheo tự chế ngự những nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng..., mũi ngửi hương..., lưỡi nếm vị..., thân cảm xúc...., ý nhận thức các pháp… đều hộ trì.

Thế nào là Tỷ kheo tiết độ trong ăn uống? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo chân chánh giác sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú, được bảo dưỡng, khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh; vị ấy nghĩ rằng: “Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an lạc”.

Thế nào là Tỷ kheo chú tâm tỉnh giác? Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo ban ngày trong khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp. Ban đêm canh một, khi đi kinh hành hay ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp. Ban đêm canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy. Ban đêm trong canh cuối cùng, vị ấy thức dậy và trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm trừ sạch các chướng ngại pháp.

Này các Tỷ kheo, đầy đủ ba pháp ấy, Tỷ kheo ngay trong hiện tại, sống nhiều an lạc, hoan hỷ, và tạo nguyên nhân bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 1, phẩm Rắn độc, phần Hỷ lạc [lược], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.288)


LỜI BÀN:

Sống an lạc, hoan hỷ và tịnh hóa thân tâm là phận sự, là phương châm sống của những người con Phật. Nhất là trong mùa kiết hạ, khi chư Tăng khắp nơi đều tập trung an cư thì phận sự ấy được phát huy đến đỉnh cao.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, chỉ cần thực hành đầy đủ ba pháp: Hộ trì các căn, tiết độ trong ăn uống và chú tâm tỉnh giác thì các hành giả đã có những tiến bộ đáng kể trong sự nghiệp tu học. Bởi nghiệp được tạo ra từ các giác quan, vì không khéo hộ trì nên chúng ta thường bị ngoại cảnh chi phối. Sự ăn uống nếu thiếu chừng mực, không tiết độ cũng khiến thân thể bất an, khó điều hòa và làm trở ngại việc tu tập. Không chú tâm tỉnh giác mọi lúc mọi nơi thì năm triền cái (dục tham, sân hận, hôn trầm, trạo hối và nghi) sẽ chướng ngại thiền định, không thể an tịnh thân tâm.

Do vậy, có thể nói ba pháp này là căn bản, nền tảng của sự tu tập. Hoa trái tịnh lạc, giải thoát, Niết bàn cũng lưu xuất từ đây.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
LỢI ÍCH CỦA GIỮ GIỚI

LỢI ÍCH CỦA GIỮ GIỚI

Một thời Thế Tôn trú ở Pàtaligàma, dạy các cư sĩ:

Này các gia chủ, có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?

Ở đây, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi dào vì không phóng dật. Ðó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Ðó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát đế lỵ, hoặc Bà la môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Ðó là sự lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn. Ðó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Ðó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
(ĐTKVN, Trường Bộ I, kinh Đại Bát Niết Bàn, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.562)

LỜI BÀN:

Năm giới mà hàng Phật tử tại gia phát nguyện vâng giữ, thọ trì là nền tảng đạo đức căn bản để kiện toàn nhân cách của người con Phật. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến tấn thọ trì năm giới: Không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu nhằm trau dồi đạo đức, trưởng dưỡng đạo tâm, xây dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và chi tiêu vô bổ.

Người có đạo đức, sống giữ giới thì mọi người đều yêu thương, tôn trọng và kính nể. Không chỉ có uy tín trong cộng đồng, tiếng tốt đồn xa, người sống có giới đức luôn thanh thản, tự tin với chính mình và mọi người. Họ không hề phân vân, hổ thẹn hay sợ hãi khi gặp gỡ bà con, bè bạn hay đi tới những chốn đông người. Quan trọng hơn, người một đời sống đạo đức khi lâm chung sẽ ra đi trong tỉnh giác, không mê loạn, không hối hận ăn năn về những việc ác đã gây tạo trong đời. Nhờ tâm thanh thản và thanh tịnh nên họ sẽ tái sanh vào cõi lành.

Vì vậy, sống đạo đức, có giới hạnh để mang lại lợi ích cho tự thân và xã hội trong hiện tại và cả tương lai luôn là nếp sống của những người con Phật.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NGƯỜI BẠN CHÂN THẬT

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, Gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, chắp tay đảnh lễ sáu phương.

Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chặn bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.

Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chặn những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.
(ĐTKVN, Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.539)

LỜI BÀN:

Bạn bè ở đời có nhiều người và nhiều hạng. Vì thế nên người xưa đã từng khuyên chọn bạn mà chơi, chọn mặt để gửi vàng. Việc chọn lựa, tìm kiếm những người bạn hiền, chân thật để học hỏi và sẻ chia là điều cần thiết. Ai có nhiều bạn hiền, ắt hẳn người ấy có cơ hội gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Một người bạn chân thật, theo tuệ giác của Thế Tôn, phải thường xuyên khuyến khích và nhắc nhở cho ta những điều lợi ích, cần phải thực hành để đem đến hạnh phúc, an vui. Người bạn chân thật thường thẳng thắn khuyên ngăn chúng ta trước những việc làm ác. Cuộc sống vốn nhiều biến động và vô vàn những ngang trái, éo le dễ làm cho con người manh tâm tham lam, thù hận. Nếu không kịp thời phản tỉnh trước những lời khuyên của bạn tốt thì chúng ta rất dễ dàng tạo ra những lầm lỗi. Không chỉ có thế, người bạn tốt còn khuyên ta làm các điều lành, tận tình chỉ bày cho ta những điều chưa biết và nhất là trao truyền những phương pháp thực tập chuyển hóa để sống an vui trong hiện tại và tăng trưởng phước báo ở vị lai.

Một đặc điểm khác của những người bạn chân thật là luôn sẻ chia buồn vui với ta trong những lúc thành công hay thất bại. Nên lúc thành công, ta không quá đỗi tự hào và lúc gặp thất bại cũng không thối chí, gắng gượng vươn lên. Trước những lời thị phi ta đang gánh chịu, bạn tốt ra sức bảo vệ và trước những lời tán dương ca ngợi ta, bạn tốt luôn bày tỏ đồng quan điểm. Có được những người bạn với những đức tính như trên, chắc chắn họ là bạn hiền.

Những ai có phước duyên gặp được bạn hiền thì cần phải trân trọng, giữ gìn những tình cảm bạn bè tốt đẹp ấy để cùng nhau học tập, tu dưỡng đạo đức, sống hiền thiện, hạnh phúc và an vui
.


QUẢNG TÁNH
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Bà Visakhà, vị nữ thí chủ quan trọng trong thời Đức Phật, thường đến chùa chăm lo mọi nhu cầu của Đức Phật và chư Tăng.

Một hôm, bà mặc một chiếc áo choàng nhung rất quý giá để đi chùa. Khi đến cổng chùa, bà cởi áo choàng ra đưa cho người nữ tì cầm giữ. Lúc ra về, cô nữ tì vô ý, bỏ quên lại. Đại đức A Nan (Ananda) đem cất chờ bà Visakhà đến sẽ trao lại. Về đến nhà sực nhớ, bà bảo người nữ tì quay trở lại tìm, nhưng dặn nếu có vị Tỳ kheo nào đã đụng đến thì không nên lấy về. Cô nữ tì đến chùa hỏi thăm, biết Đại đức A Nan đã cất giữ chiếc áo choàng nên trở về báo tin cho chủ. Bà Visakhà liền đến hầu Phật và tỏ ý muốn làm việc thiện với số tiền bán chiếc áo choàng quý giá ấy. Đức Phật khuyên bà nên phát nguyện xây dựng một ngôi tinh xá để chư Tăng có nơi cư trú. Vì không ai có đủ tiền mua chiếc áo choàng đắt tiền như thế nên chính bà mua lại và dùng số tiền ấy xây dựng một ngôi tinh xá đẹp đẽ (tinh xá Pubbarama), dâng cúng chư Tăng. Sau khi dâng cúng xong ngôi tinh xá, bà ngỏ lời tri ân người nữ tì như sau: “Nếu con không lỡ bỏ quên chiếc áo choàng, ắt ta sẽ không còn có cơ hội tạo nên phước báo này. Như vậy, ta xin chia phước này đến con”.(Theo Những bước thăng trầm của Narada)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Có một ông người Nhật rất mê những món đồ cổ bằng sành sứ, ông đã bỏ nhiều tiền tìm mua các món đồ cổ quý giá. Người vợ thấy ông dành nhiều thời gian nâng niu chăm chút những món đồ cổ khiến bà đâm ra ghen tỵ với những vật vô tri ấy. Một ngày nọ, bà vợ muốn thử lòng chồng nên giả vờ vô ý làm vỡ một cái bình cổ rất quý. Người chồng biết được vợ cố tình thử lòng mình có yêu thương cái bình cổ hơn cô ấy hay không? Bị chạm vào lòng tự trọng, người chồng không nói năng gì, liền đem đập vỡ tất cả các món đồ cổ.

Chiếc áo choàng nhung của bà Visakhà trong câu chuyện trên là vật quý giá có thể giá trị hơn nhiều lần những món đồ cổ của người chồng Nhật kia. Hai thứ ấy tuy rất đắt tiền nhưng cũng chỉ là vật vô tri giác làm sao cao quý bằng tình nghĩa vợ chồng trăm năm thề ước hay làm sao sánh bằng đức hạnh và phước báo bố thí cao quý. Bà Visakhà, vị nữ tín chủ trong thời Đức Phật, thay vì buồn rầu hay phiền giận, la rầy người nữ tì vô ý đã cảm ơn người ấy đã giúp bà cơ hội tạo phước.

Thái độ và cách hành xử gương mẫu của bà Visakhà, một vị thiện tri thức đáng là một bài học cho những ai dễ nóng giận vì lỗi lầm của người giúp việc hay nhân viên dưới quyền của mình. Chúng ta phải can đảm chịu đựng và chấp nhận đương đầu với những mất mát, thua thiệt, cho dù những mất mát đó có giá trị vật chất rất lớn. Phải điềm tĩnh ứng phó với mọi tình huống bằng tâm xả (upekkhà) hoàn toàn. Luôn quán niệm trong cái rủi có cái may, chuyển họa thành phúc, mất mát cũng chính là cơ hội để người tu đạo thực hành các đức tính từ bi hỷ xả cao thượng.


Lê Đàn
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HÓA DUYÊN ĐỘ CHÚNG​

Hòa thượng Chiêu Dẫn đi vân du khắp nơi, được mọi người gọi là tăng hành cước. Có tín đồ đến hỏi :
- Nổi giận làm sao sửa ?
- Giận dữ do tâm sân mà ra, như thế tốt thôi. Tôi đến ăn xin ông, ông đem tâm sân cho tôi được không ?
Con trai tín đồ rất ham ngủ, cha mẹ không biết làm sao sửa đổi nó. Hòa thượng Chiêu Dẫn bèn đến nhà họ, kêu đứa con đang ngủ thức dậy :

- Ta đến xin giấc ngủ của con, con cho ta giấc ngủ nhen !
Nghe vợ chồng tín đồ cãi lộn, sư bèn đến xin chuyện cãi lộn. Tín đồ uống rượu, sư đến xin việc uống rượu.

Lời bình :

Hòa thượng Chiêu Dẫn cả đời chỉ lấy hóa duyên để độ chúng. Người nào có thói xấu, sư đều đến hóa duyên cho họ sửa đổi. Đến nơi nào sư cũng cảm hóa tín đồ vô kể.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐI TRONG BÙN DƠ

ĐI TRONG BÙN DƠ​

Có một người đi chơi với bộ trang phục rất đẹp, chẳng may giữa đường gặp trời mưa to. Sau cơn mưa đường sá lầy lội, người kia sợ bị lấm, hết sức cẩn thận đi tránh xa những nơi bùn dơ nước đọng.Không ngờ trong một lúc vô ý, người kia sẩy chân bước vào vũng bùn. Thấy chân đã bị lấm, người kia không còn ngần ngại nữa, tự nhủ thầm: “Dẫu sao chân ta cũng đã lấm bùn, vậy còn phải tránh bùn làm chi nữa”. Thế là người đó cứ giẫm bừa vào bùn mà đi mặc cho quần áo, chân tay vấy đầy bùn dơ nước bẩn. Những người đi đường thấy thế hỏi:

- Sao anh không tìm chỗ sạch sẽ mà đi, lại đi bừa vào chỗ dơ như thế?

Người kia đáp:

- Chân tôi đã lấm bùn rồi, có lấm thêm nữa cũng không sao.

Nghe anh ta nói vậy, ai cũng lắc đầu cười chê. Có người bảo:

- Chân bẩn ít không muốn, lại muốn bẩn nhiều. Sao không tìm nước mà rửa chân cho sạch?

Người kia nghe nói chợt tỉnh ra.

(Theo Truyện ngụ ngôn)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:​

Người đi đường kia trong một lúc vô ý đã sẩy chân bước vào bùn lầy làm cho chân bị lấm. Nếu biết rửa chân cho sạch sẽ và cẩn thận hơn để không giẫm vào bùn nữa thì mới thật là người khôn. Đằng này người ấy cứ tiếp tục lội trong bùn, để chân lún sâu vào bùn, cho rằng có bẩn dơ thêm cũng chẳng sao vì chân đã không còn sạch nữa. Suy nghĩ và hành động như thế thật là cố chấp và mê muội, đáng bị mọi người chê trách.

Cũng tương tự như thế, khi đã vướng vào điều ác, bất thiện, rơi vào vòng tội lỗi thì người ta thường có xu hướng không còn e dè, ngần ngại gì nữa, mạnh dạn lao vào trong nghiệp dữ, sẵn sàng làm bất cứ điều ác, vì cho rằng dẫu sao mình cũng không còn trong sạch, có bẩn dơ thêm nữa cũng vậy thôi; dẫu sao mình cũng không còn lương thiện, có xấu xa độc ác thêm nữa cũng chẳng ngại gì!

Đã lỡ lầm tạo ra tội lỗi rồi lại cố tình tiếp tục sai phạm để tội lỗi càng chồng chất thêm hơn thì thật là mê muội, đáng chê trách biết chừng nào!

Đức Phật từng nói: “Có hai hạng người đáng được khen ngợi, đó là người không phạm lỗi lầm và người phạm lỗi lầm mà biết ăn năn sám hối”. Là con người ai mà không có lỗi, nếu không phạm lỗi lớn cũng phạm lỗi nhỏ, không phạm lỗi nhiều cũng phạm lỗi ít, chỉ có thánh nhân mới không phạm lỗi mà thôi. Có lỗi mà biết ăn năn sám hối, biết sửa chữa và quyết tâm không tái phạm nữa, biết làm điều tốt để bù đắp những khuyết điểm, lỗi lầm, như thế mới là thái độ sáng suốt của người trí, đáng được ngợi khen, cũng như lỡ sa chân vào vũng bùn thì phải mau mau rút chân ra và rửa sạch.

Nếu biết sám hối thì tội lớn hóa nhỏ, tội nhỏ hóa không, như người lỡ giẫm lên bùn dơ mà biết rửa chân cho sạch, sau khi chân đã sạch thì cẩn thận không để chân dính bùn trở lại.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta phải thường xuyên tự kiểm điểm, xem mình đã từng phạm những khuyết điểm, lỗi lầm nào rồi can đảm nhìn nhận và nhanh chóng khắc phục, sửa chữa. Chúng ta đã có những lời nói, những hành động nào sai trái, gây đau khổ cho người thân của mình, cho bạn bè hoặc ai đó thì phải nhanh chóng sám hối và quyết không tái phạm, phải biết nỗ lực cải thiện và chuyển hóa bản thân, đó mới là người trí.


PHAN MINH ĐỨC
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NỮ THÍ CHỦ​

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một thiếu phụ đến chùa cúng dường trai tăng Tôn giả Xá Lợi Phất và các vị Tỳ kheo khác. Trong khi sửa soạn dâng vật thực đến các ngài thì bà được tin chồng cùng các con bị người ta phục kích và giết chết lúc đang đi hòa giải một cuộc tranh chấp. Bà xem thư xong, rồi lặng lẽ cất thư vào túi và tiếp tục để bát cho chư Tăng như không có gì xảy ra. Lúc ấy một người nữ tì của bà bưng hũ mật và sữa để dâng chư Tăng, rủi trợt chân té, làm bể cái hũ. Tôn giả Xá Lợi Phất thấy vậy nói với bà rằng các vật như cái hũ, đã mang tánh chất “bể” liền theo với nó, ắt một ngày nào đó phải bể. Bà tín nữ điềm tĩnh trả lời: “Kính bạch Đại đức, đó chỉ là một mất mát tầm thường. Con vừa nhận được tin chồng và các con của con bị kẻ sát nhân giết chết. Con bỏ thư vào túi và vẫn giữ tâm bình thản, không bấn loạn. Và mặc dầu được tin dữ, con vẫn tiếp tục để bát Ngài và chư Tăng”.

(Theo Những bước thăng trầm của Narada)


BÀI HỌC ĐẠO LÝ:​

Nói đến điều mất thì ta nghĩ ngay đến điều được, dù ý nghĩa trái nghịch nhau, nhưng hai điều ấy luôn luôn đi kèm với nhau như hình với bóng, như sinh với tử, như may với rủi, như ngày với đêm, như âm với dương, thay phiên nhau theo hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai và ngược lại.

Khi được tức là có may mắn, thành đạt, lợi lộc, danh tiếng…, và người ta thường vui mừng thỏa thích với những điều đã mong ước, kiếm tìm bấy lâu nay. Nếu không có những thời khắc hân hoan vui vẻ đó, dù chỉ là tạm bợ thì cuộc đời thật tẻ nhạt vô cùng. Trong cuộc sống đời thường áo cơm bận rộn, niềm vui khi gặp may mắn sẽ giúp cho con người hạnh phúc, phấn chấn tinh thần, lạc quan tin tưởng và chắc chắn sẽ tăng thêm sức khỏe và tuổi thọ.

Nhưng khi bị mất, tức là tổn thất danh dự, mất mát tài sản và tất cả những gì quý giá thân thương thì phiền não bắt đầu khởi phát. Vào những lúc khổ đau tuyệt vọng như vậy thì mấy ai có thể bình tâm hay cười dễ dàng như khi được lợi lộc? Nhiều trường hợp mất mát quá lớn làm cho người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh tự tử, quyên sinh.

Mất người thân hay mất bất cứ vật gì, tất nhiên ta cảm thấy rất buồn, nhưng cái buồn kia không thể giúp ta tìm lại được những gì đã mất. Vẫn biết quy luật bể dâu thật nghiệt ngã. Trong cuộc mưu sinh, tất cả mọi người đều phải trải qua thăng trầm, được mất nhưng có mấy ai có thể sẵn sàng chịu đựng đau thương, an nhiên với nghịch cảnh và vô số biến động của cuộc đời.

Đức quả cảm của người thiếu phụ trong câu chuyện thật xứng đáng là một bài học quý báu. Để đạt được sự điềm tĩnh, an nhiên bất động trước mọi biến động, chúng ta phải thấu rõ sự vô thường, nhận thức sâu sắc quy luật thành trụ hoại không của vạn pháp. Luôn sống với tuệ giác vô thường, để khi bất ngờ đối mặt với nghịch cảnh ta mới có thể giữ tâm bình thản và vượt qua nỗi đau thương mất mát, cho dù đó là mất mát lớn lao nhất trong cuộc đời.


LÊ ĐÀN
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Ăn Trộm Dạy Con​


Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập.

Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bã cho lũ chó chết mê mệt xong, đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chun vào nhà. Cả nhà ngủ say như chết. Tên trộm thấy một cái rương to còn trống bèn giở nắp rương bảo con:
- Con chun vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha.

Thằng con y lời, đạo chích liền đóng nắp gài khoen lại... rồi lẻn ra khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ:
- Ăn trộm! Ăn trộm!

Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu, không thấy động tịnh liền đi ngủ lại. Thằng con lão đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và hận cha khôn tả. Hồi lâu hắn nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu "chí... chí..." để đánh lừa chủ nhà. Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột. Thằng bé liền nhỏm dậy, tắt đèn, xô té chủ nhà, tông cửa chạy một mạch. Chủ nhà lục tục kéo nhau, vừa chửi vừa đuổi theo.

Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp một cái giếng, nó vội vàng ôm một cục đá to liệng xuống giếng và tri hô:

- Thằng ăn trộm rớt xuống giếng rồi... Làng xóm ơi!

Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm. Thằng bé chạy thẳng về nhà. Gặp cha, thằng bé oà lên khóc. Và không tiếc lời để oán trách cha. Lão đạo chích mĩm cười nói:
- Khoan đã... Con hãy kể cho cha nghe con đã thoát thân bằng cách nào?

Cậu con thuật lại từ đầu chí đuôi. Lão đạo chích vỗ tay cười ha hả:
- Hay quá, con tôi đã thành nghề rồi!

Lời Bàn

Em thân mến! Hốt của báu bỏ vô bao và vác về nhà xài khi có người dắt đi, đào ngạch, khoét vách sẵn... là một điều mà bất cứ thằng cu con nào cũng làm được, nhưng phải tìm cách thoát thân một mình thì chỉ có thằng Cu này. Vì vậy mà lão đạo chích mới cười ha hả khi nghe con mình thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Còn chúng ta, nhờ nghiệp lực dẫn dắt chui vào thế gian này, tôi và em giống như thằng Cu con đang lúi húi hốt ngũ dục nhét cho đầy túi tham của mình thì “ầm” một cái, cửa rương khoá chặt. Đó là lúc chúng ta bị vây bủa và phải đối diện với bát phong: Lợi, suy, mắng nhiếc, khen tặng, vinh nhục, vui buồn .v.v... Oà lên khóc than và không tiếc lời oán trách mẹ cha, thượng đế... thì ai làm cũng được. Nhưng làm sao để tự tại trước bát phong thì... tùy theo sự khéo léo của từng người. Nghệ thuật ăn trộm, nghệ thuật sống hay nghệ thuật thiền chỉ là một thôi em ạ!

NHƯ THỦY
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Xưa vị lai và nay
Ðâu có sự kiện này
Người hoàn toàn bị chê
Người trọn vẹn được khen
.
(PC)


Bình:

Người hoàn toàn bị chê xưa nay và mai sau chưa từng có. Người trọn vẹn được khen xưa nay và mai sau chưa từng có.

Như kẻ uống rượu, được bạn rượu khen. Kẻ cướp, được đồng đảng khen.

Những kẻ xấu xa như vậy, vẫn có người khen, đâu hẳn đã hoàn toàn bị chê.

Rồi hiền như Phật, vẫn bị ngoại đạo chê. Như chúa Jesus rồi cũng bị đóng đinh trên thập tự giá.

Như vậy để thấy rằng việc khen chê ở giữa cuộc đời này không phải là chân lý. Người được khen nở lỗ mũi, người bị chê xụ mặt, là người ngu si, là kẻ khờ. Chớ vì sự khen chê mà lấy đó làm cuộc sống, hãy sống hợp lẽ đạo mà xa lìa khen chê.

Người Phật tử hãy giữ vững lập trường mà đừng lầm lẫn giữa khen và chê. Ðừng để cái khen và chê cũng mặc, hễ biết mình sống hợp đại lý thì thôi.

Mặc người chê, mặc kẻ gièm
Lấy lửa đốt trời thêm nhọc xác.

(Chứng đạo ca)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHÔNG CHỈ LÀ MỘT CHÉN TRÀ

Thiền sư Chương trên đường du phương học đạo, dừng chân tại tu viện của Thiền sư Đầu Tử.

Một ngày nọ, sau buổi lao tác, Thiền sư Đầu Tử mời Thiền sư Chương một chén trà, hỏi:

- Chén trà này như thế nào?

Thiền sư Chương hai tay nhận lấy chén trà, nói:

- Sum la vạn tượng đều ở trong này.

Thiền sư Đầu Tử nói:

- Sum la vạn tượng đều ở trong này, nói như thế thì chén trà này khác thường với những chén trà khác, nếu tùy tiện uống vào, ai biết được điều gì xảy ra?

Thiền sư Chương dường như rất tâm đắc với chính mình nên khi Thiền sư Đầu Tử chưa nói xong liền đổ chén trà, hỏi tiếp:

- Sum la vạn tượng ở đâu?

Thiền sư Chương tự nghĩ như thế là đã đạt được thiền cơ, nhưng không ngờ Thiền sư Đầu Tử bình thản nói:

- Đáng tiếc! Một chén trà!

Thiền sư Chương nói:

- Đây chỉ là một chén trà.

Thiền sư Đầu Tử không bỏ qua cơ hội lặp lại:

- Mặc dầu chỉ là một chén trà nhưng sum la vạn tượng đều ở trong đó!

(Theo Chan Gushi)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Thưởng trà là một thú tao nhã, nhất là những ngày nhàn được nhâm nhi chung trà một mình hay với bè bạn càng thú vị hơn. Trà được nhiều người ưa dùng, tùy theo quan niệm của mỗi người, mỗi nơi mà có cách uống trà khác nhau. Trong chốn thiền môn, trà và cách thưởng trà là một đề tài được quan tâm khá đặc biệt, vì không chỉ đơn thuần là trà và uống trà, mà đôi khi đó là thiền, là đạo.

Ngày xưa, Thiền sư Triệu Châu hay mời các thiền giả và môn sinh uống trà. “Uống trà đi!”, lời mời hay lời dạy đạo của ngài đã trở thành một công án thiền lừng danh. Không biết trà của Triệu Châu thơm ngon và đậm đà thế nào mà đến nay hương vị vẫn còn thoang thoảng nơi cửa thiền.

Thiền sư Đầu Tử mời Thiền sư Chương uống trà, việc quá bình thường với cả hai người và mọi người. Nhưng Đầu Tử bất chợt đặt ra vấn đề “Chén trà này như thế nào?”. Thiền cơ của Đầu Tử nhanh như điện chớp, chén trà hay thực tại hiện tiền? Thiền sư Chương nhờ siêng năng thiền quán nên luôn thấy tính duyên khởi nơi chén trà liền ứng khẩu: “Sum la vạn tượng đều ở trong này”. Cái thấy của Thiền sư Chương thật sâu xa, thấy “núi không phải là núi”, thấy “hạt cải dung chứa cả tam thiên đại thiên thế giới”.

Thật thú vị khi chén trà bé như hạt mít mà giờ đây đã trở thành chuyện to như thế giới, vũ trụ. Biết Thiền sư Đầu Tử ghi nhận cái thấy của mình, Thiền sư Chương bất ngờ phản công, không uống mà hất đổ chén trà xuống đất. Thiền sư Chương muốn nói “thấy vậy mà không phải vậy” chăng? Thấy sum la vạn tượng trong một chén trà đã là tuệ giác lớn, nhưng chưa thể nhập thực tại, do vậy mà phải vượt lên.

Nhưng thực tại vẫn đang là chén trà. Thay vì “Uống trà đi” như Triệu Châu, Thiền sư Chương đã đánh mất cơ hội nên Đầu Tử xuýt xoa “Đáng tiếc”. Vì chén trà chỉ là “Một chén trà”. Ở đây và bây giờ, thực tại siêu việt ngôn ngữ và suy lường. Rồi khi Thiền sư Chương tìm về với thực tại “Đây chỉ là một chén trà” thì chén trà không còn như nhiên nữa nên Đầu Tử gạt luôn: “Mặc dầu chỉ là một chén trà nhưng sum la vạn tượng đều ở trong đó”.

Cũng là uống trà nhưng đồng thời là tu đạo, kiến đạo và thể nhập đạo. Đó là cái thâm thúy của công phu trà, đạo trà
.



(GNO - Tâm Nguyễn)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Si Mê Là Gốc Ðau Khổ

Ðêm dài với người thức
Ðường dài với kẻ mệt
Luân hồi dài kẻ ngu
Không hiểu chân diệu pháp.
(PC)

Bình:

Với người thức không ngủ được, thấy đêm sao mà dài lê thê.

Với người đi mệt, thấy con đường nó sao mà dài xa xôi diệu vợi.

Với kẻ ngu thì, thấy cuộc luân hồi dài đăng đẳng không có ngày kết thúc. Bao nhiêu nỗi khổ đau đè nặng trên kiếp người. Ở trong cuộc luân hồi không tìm đâu được lối ra. Và khổ thay đã là kẻ ngu thì có biết đâu là cuộc "luân hồi"! và có bao giờ nghĩ đến phải ra và tìm đường thoát ra. Nhưng thực trạng cái khổ đau niềm tủi nhục cứ khắn chặt con người họ, và họ phải tự thấy cuộc đời, cái dòng đời này, thật ê chề, thật ngao ngán. Sự thật đó chẳng khác nào kẻ thức khuya không ngủ trong đêm, thấy đêm dài lê thê, và kẻ lữ hành đang trên đường hãy còn xa thăm thẳm, người mệt, thân nhừ, tất cả việc trước mắt thấy ê chề ngao ngán. Người ngu ở giữa cuộc đời này là như vậy đó!

Tội nghiệp thay! Con người nào hay ngoài nỗi cơ cực của kiếp người, còn có đời sống siêu thoát, đời sống an lành. Ðó là đời sống của người hiểu chân diệu pháp. Không hiểu "chân diệu pháp" con người sẽ khổ đau mãi mãi trong kiếp luân hồi. Chân diệu pháp chính là Phật pháp
.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NHẶT LÁ RỤNG TRONG TÂM

Sư Đỉnh Châu và một vị sư ngồi đọc kinh ở sân chùa, đột nhiên một trận gió thổi đến, lá trên cây rụng xuống khá nhiều. Đỉnh Châu liền khom lưng nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong đãy. Vị sư bên cạnh thấy vậy bèn nói:

- Không cần nhặt đâu, dù sao sáng ngày mai chúng ta cũng phải quét mà!

Đỉnh Châu không cho là như vậy nên nói:

- Không thể nói như vậy, tôi nhặt thêm một lá, sân sẽ sạch thêm một chút.

Vị sư lại nói:

- Lá rụng nhiều như thế, nhặt phía trước nó lại rụng phía sau, làm sao mà nhặt hết được?

Sư Đỉnh Châu vừa nhặt vừa nói:

- Không sạch lá rụng ở trên mặt đất nhưng với lá rụng trong đất tâm thì cũng có lúc tôi nhặt sạch.

Vị sư nghe rồi, hiểu ra việc nhặt lá rụng của Đỉnh Châu cốt là nhặt những phiền não vọng tưởng trong tâm.

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Quét chùa, một hình ảnh và việc làm quen thuộc của các tiểu tăng, vì “con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Nhất là đối với những ngôi chùa thâm u, nhiều cổ thụ thì lá rụng vô số và quét lá vàng rơi là việc gần như liền tay của các chú tiểu và những vị Phật tử công quả, gieo phúc với chùa.

Trước đây, mỗi lần đến chùa ngồi nhẩn nha niệm Phật thì các sư thường trao cho tôi một cây chổi tre, bảo quét chùa cho có phước. Lạ, quét chùa thì cũng như quét nhà thôi, có khác gì đâu, vậy thì tại sao quét chùa lại có phước? Cũng có thể làm việc cho chùa nên có phước, ngày ấy tôi cũng chỉ biết vậy thôi.

Rồi duyên lành đến, một vị sư đã dạy tôi cách quét chùa. Sân chùa lá rụng hoài, dĩ nhiên phải quét mãi không thôi. Sân chùa phải sạch mới trang nghiêm chốn thiền môn, cũng như tâm của mình cần tĩnh lặng thì Phật trong tâm mới hiển bày. Do đó, quét lá vàng rơi trên đất cũng đồng thời quét luôn những phiền não rơi rụng trong tâm. Vì quét sạch bụi trần phiền não trong tâm nên mới tạo ra phước đức, sống hạnh phúc an lành.

Và từ đó đến nay cũng đã nhiều năm, tôi vẫn hành trì pháp môn “quét chùa” trong im lặng, bền bỉ và liên tục. Tôi nhận ra rằng phiền não trong tâm nhiều hơn lá rụng sân chùa gấp nhiều lần. Dù nhiều não phiền nhưng do kiên trì quét dọn, không bao giờ ngừng nghỉ, không đợi đến ngày mai nên rắc rối thưa dần và bình an ngày càng thêm lớn.

Mới hay, người biết tu và thực tu thì dù làm bất cứ việc gì cũng là phương tiện để dọn dẹp và trau dồi thân tâm nghiêm tịnh. Từ quét lá, làm vườn, trồng cây cho đến dịch kinh, viết sách, tụng niệm cũng chỉ để “an tâm”. Nếu không hướng đến mục tiêu làm trong sạch thân tâm thì mọi việc dù mệnh danh Phật sự cũng phù du và cạn cợt.

Như sư Đỉnh Châu chỉ làm một công việc bình thường là nhặt lá vàng rơi ở sân chùa nhưng kết quả thì diệu dụng vô cùng. Vì đó là một quá trình hướng đến thanh lọc nội tâm thanh tịnh, không còn phiền não và chấp thủ. Tu tập là một người làm vườn, là thiên thần quét lá lúc nào cũng dọn dẹp vườn tâm trở nên đẹp đẽ và trang nghiêm.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TỰ CHE BẰNG DÙ CỦA MÌNH

TỰ CHE BẰNG DÙ CỦA MÌNH​

Có một thanh niên đứng tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị sư đang cầm dù đi qua, bèn gọi:

- Thiền sư! Cứu độ chúng sanh một tí đi! Dẫn tôi đi một đoạn có được không…

Nhà sư quay lại:

- Tôi đang đi trong mưa, ông đang đứng dưới mái hiên, mà dưới mái hiên không có mưa, tôi cần gì giúp ông…

Thanh niên lập tức rời khỏi mái hiên, chạy ra đứng dưới mưa rồi nói:

- Bây giờ tôi cũng đang đứng trong mưa, ông giúp tôi chứ…

Sư đáp:

- Tôi đang ở trong mưa, ông cũng đang ở trong mưa. Tôi không bị ướt, vì tôi có dù. Ông bị ướt vì ông không có dù. Cho nên không phải tôi giúp ông mà cái dù giúp ông. Nếu ông muốn được giúp, không cần phải tìm tôi, mà hãy tự đi tìm cái dù.

Sư nói xong đi thẳng về phía trước…

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:​
Nhà sư trong câu chuyện thoạt nhìn có vẻ khó tính và lạnh lùng, nhưng kỳ thực lòng ông quá đỗi từ bi. Giúp người thì rất cần, tuy nhiên giúp như thế nào, có giá trị tức thời hay dài lâu… mới là chuyện đáng bàn.

Người ta đã nói rất nhiều về chuyện giúp người thì nên cho "cơm" hay "cần câu cơm". Rõ ràng thì về lâu về dài và căn bản nhất vẫn là cho "cần câu cơm", tức là trao một phương tiện làm kế sinh nhai để họ tự vực dậy cuộc sống của mình. Bởi lẽ miệng ăn thì núi lở, sự giúp đỡ vật chất từ bên ngoài cũng có giới hạn, nếu tự thân không vận động để vươn lên thì khó cải thiện đói nghèo.

Bất cứ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài cũng có tính giai đoạn và tạm thời. Không ai có thể giúp ta mãi mãi, cho dù đó là những người vô cùng thân thiết và rất mực yêu thương. Nói như nhà sư trong câu chuyện, không ai có thể che dù cho anh hoài mà vấn đề là anh phải sắm dù để tự che lấy. Vì thế, phải thay đổi tư duy ngay từ lúc này, tìm cách sắm dù cho riêng mình mới là điều quan yếu, chứ không phải xin người khác che giúp.

Chiếc dù của đời mình là tất cả những hành trang cần yếu để bước vào đời như sức khỏe, tri thức, đạo đức và sự khéo léo trong quan hệ, ứng xử v.v… Mưa gió, bất trắc trên đường đời có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên cần phải tạo dựng chiếc dù để tự che lấy mình trong mọi hoàn cảnh. Dù của mình càng to, bền chắc thì càng dễ dàng bước đến thành công.

Về một phương diện khác, nhà sư muốn trao truyền thông điệp về sự thong dong trong mưa bão cuộc đời của mình, bình an nhờ có chiếc dù Chánh pháp. Trong nhiều nỗi biến động và nhiêu khê của cuộc đời, người biết nương tựa Chánh pháp có thể bình an, tự tại. Có điều, để tìm về bến bờ giải thoát, an vui ấy thì "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi", hãy tìm trong kho tàng Chánh pháp một pháp tu để an trú, làm chiếc dù cho riêng mình thì mới có thể thong dong, tự tại được.

Cũng như hành trình cuộc sống, hành trình thăng hoa tâm linh cũng đòi hỏi sự nỗ lực cao độ, không hề dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, cho dù đó là các bậc thầy, thì mới có thể tiến xa và thành công viên mãn.



TÂM NGUYỄN
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top