doccoden

Quan điểm cá nhân về triết lý của Phật giáo

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Nếu đúng là lão 6 lồng tay cho thằng điên thì từ nay khỏi cần phải bàn cãi gì nữa. lão 6và thằng điên cứ việc thế mà làm.
và cũng mong những ai thấy được điều chân thật thì tự tri
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Nếu đúng là lão 6 lồng tay cho thằng điên thì từ nay khỏi cần phải bàn cãi gì nữa. lão 6và thằng điên cứ việc thế mà làm.
và cũng mong những ai thấy được điều chân thật thì tự tri

haaaaaaaaaaaaa, đúng là ngươi bệnh nặng quá mà, sân si của ngươi đã kéo ngươi đi từ cảnh giới này đến cảnh giới khác, người toàn từ bụng ta suy ra bụng người, cứ tự đem phiền não vào tâm ngươi. haaaaaaa. thật là tội nghiệp. Lúc thì ngươi nói người điên này nhiều nick, lúc thì ngươi nói VienQuang lồng tay cho người điên này. haaaaaaaaaaaa. Ngươi làm cho người điên này cười bể bụng. haaaaaa. Tâm ngươi đen tối nhìn đâu cũng thấy toàn một màu đen. Thật đáng thương. haaaaaaaaa. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Ồ bà quả là người có nhiều từ bi, nếu tiếc quá có nên đập đầu vào tường thử xem nó vơi bớt phần nào hay không? bà chưa thấy ai học Phật mà lại vô lý như thế thì giờ đây bà thấy rõ rồi đấy, bà muốn làm gì với cái vô lý của bà bây giờ? việc thế gian vốn dĩ nó vô lý như vậy đấy, bà cứ bám vào có lý thì thấy vô lý là cái chuyện bình thường, bà cứ đuổi bắt đi! ta đang ngồi xem đây!

P/S: Phiền ngài VienQuang chuyển cái đoạn cải cùn giữa tapchoi82 và nguoidienhocphat1 vào cái topic khác tránh nhiểu loạn cái topic quan trọng này, để việc bàn luận vấn đề với doccoden được liền mạch cho người xem dễ theo dõi. xin nhấn mạnh rằng cái topic này rất quan trọng ít nhất là với tapchoi82!

Kính!

Nếu topic rất quan trọng với ngươi thì ngươi đã cẩn ngôn rồi không phát ngôn bừa bãi như vậy. Thôi người điên tôn trọng ngươi sẽ tha ngươi 1 gậy. A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113


Kính Bạn Nguyên Chiếu.

Kính các Bạn.

+ Làm sao biết được không có Niết Bàn ?

- Niết Bàn là lúc "bản tâm" thoát khỏi mọi đối đãi nhị nguyên, là vô vi pháp. Do vậy không thể nói Niết Bàn là có hay không có. Kinh Thủ Lăng nghiêm nói:

"Chơn tánh hữu vi không.
Duyên sanh cố như huyễn.
Vô vi vô khởi diệt,.
Bất thật như không hoa.
Ngôn vọng hiện chư chơn,.
Vọng chơn đồng nhị vọng,."


Ngài tú tài Trương chuyết có bài kệ:

Quang minh tịch chiếu biến hà sa,
Phàm, thánh hàm linh cộng nhất gia.
Nhất niệm bất sinh toàn thể hiện,
Lục căn tài động tại vân già.
Phiền não đoạn trừ tăng trọng bệnh,
Chân như thủ hướng hựu thị tà.
Thuận thế tùy duyên vô quái ngại.
Niết Bàn sinh tử đẳng không hoa.[8]

光 明 寂 照 遍 河 沙

凡 聖 含 霊 共 一 家

一 念 不 生 全 体 現

六 根 纔 動 在 雲 遮

煩 悩 断 除 増 重 病

真 如 趣 向 又 是 邪

順 世 随 縁 無 罣 礙

涅 槃 生 死 等 空 華

(Từ quang Đức Phật tỏa bao la,
Tục, thánh đều linh, chẳng khác nhà.
Một niệm chưa sinh đà hiện hết,
Sáu căn vừa chớm thoắt lan xa.
Phiền não đừng trừ, thêm bệnh nặng,
Chân như chớ nắm, chánh đồng tà.
Cứ thuận dòng đời không mảy bận,
Niết Bàn, sinh tử, ảo thôi mà!)

Kính Thầy Viên Quang6 và đạo hữu Nguyên Chiếu mến

Niết Bàn là Vô Vi Pháp tức Chân Đế nên gọi là CÓ.

Kính, trừng hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Vienquang6 nói:
+ Làm sao biết được không có Niết Bàn ?

- Niết Bàn là lúc "bản tâm" thoát khỏi mọi đối đãi nhị nguyên, là vô vi pháp. Do vậy không thể nói Niết Bàn là có hay không có.

Kính Thầy, không những không thể nói Niết Bàn chư Phật là có hay không có mà cũng chẳng thể nói nó vốn có vì nếu là vốn có thì ai ai cũng sẵn Phật Quả tức là chúng ta cũng chẳng phải tu tập khổ nhọc như thế này. Không phải vốn có nhưng lại chẳng khác (vì nếu khác thì thủy -chung bất đồng). Tất cả Bồ Tát, tất cả A LA HÁN, tất cả trời người, ... của mười phương thế giới gom lại cùng nhau suy lường Niết Bàn của chư Phật thì cũng không thể nào suy lường được. Vì chỗ ấy liễu thoát tất cả mọi suy lường.

Ngay cả cảnh giới của mỗi loài đây cũng chẳng thể nói là có hay không có, không phải vốn có nhưng lại chẳng khác vốn có. Chỉ là cảnh giới chúng sanh là sự suy lường mà ra, còn cảnh giới Phật là chấm dứt mọi cảnh giới suy lường.
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
:D thầy ơi, sao không nói cho bọn họ, khi ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì niết bàn sẽ hiện ra. Để nhọc công họ kiếm tìm, còn sanh tử thì còn niết bàn, thật nhọc công các hiền giả rồi vậy
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Hai Bồ Tát auduong và nguoidien, người tung người hứng, để giúp Ngài rickpham lau dọn quét nhà.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
:D thầy ơi, sao không nói cho bọn họ, khi ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì niết bàn sẽ hiện ra. Để nhọc công họ kiếm tìm, còn sanh tử thì còn niết bàn, thật nhọc công các hiền giả rồi vậy

heeeeeeeeeee, đúng vậy. đã ưng vô sở trụ thì có thấy niết bàn ở đâu? còn thấy có niết bàn là còn sanh tử, heeeeeeeeeeeeee. Niết bàn chỉ là một ngôn từ giả lập các cảnh giới mà thôi. Người mê thì thấy có niết bàn, ngộ rồi thì đâu có thấy niết bàn là gì đâu. Do trình độ giác ngộ khác nhau nên trong kinh có 4 loại niết bàn:

1. Niết Bàn Hữu Dư Y: Niết Bàn đã dứt sạch phiền não vọng hoặc trong ba cõi, nhưng còn thân của nghiệp báo dư thừa.

2. Niết Bàn Vô Dư Y: Niết Bàn đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không còn mang thân của nghiệp báo (dứt hết uẩn thân).

3. Niết Bàn Tự Tánh: Niết Bàn tự tánh sẵn có của chúng sanh, nó vốn sẵn có tánh Niết Bàn không phải tu tập mới có. Như mặt gương tánh vốn sạch không phải đợi lau chùi mới hiện.

4. Niết Bàn Vô Trụ Xứ: Niết Bàn không chỗ nơi. Các vị Bồ Tát khi giác ngộ, lao mình trong lục đạo giáo hóa chúng sanh, lấy sự sanh tử của chúng sanh làm cảnh giới. Tuy ra vào sanh tử nhưng lúc nào cũng tự tại vô ngại.

Còn chổ có hay không có niết bàn người điên trích dẫn trong kinh Tập A Hàm như sau:

Bà La Môn đến hỏi Phật: "Thưa Thế Tôn! Thế giới hữu biên, vô biên? Thế giới hữu thường, vô thường? Niết Bàn còn có hay không còn có?"
Cả ba câu hỏi đức Phật đều im lặng không đáp. Vì sao đức Phật không đáp? Bởi vì nếu nói có thì chúng sanh chấp có, nếu nói không thì chúng sanh chấp không.
Vì thế nên người điên mới nói có hay không có niết bàn là tùy theo sự giác ngộ của mỗi người. A di đà Phật!

 

auduongphong

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
29/4/15
Bài viết
695
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Hai Bồ Tát auduong và nguoidien, người tung người hứng, để giúp Ngài rickpham lau dọn quét nhà.

Đã xin lỗi trước rồi vì toàn bồ cát cả hê hê cứ ném xuống sông là thằng nào cũng.... hê hê
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
:D thầy ơi, sao không nói cho bọn họ, khi ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì niết bàn sẽ hiện ra. Để nhọc công họ kiếm tìm, còn sanh tử thì còn niết bàn, thật nhọc công các hiền giả rồi vậy

Một số Bồ Tát bát động địa đã "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" , "vô công dụng hạnh" nhưng Thế Tôn phải hiện ra nhắc nhở về tâm đại từ đại bi thực hiện rộng độ, nếu không thì Bồ Tát ấy lại an trú vào cái mà vị ấy cho là Niết Bàn. Được nhắc nhở sau đó tinh tấn lên Cửu, Thập, Đẳng giác nhẫn đến Nhất Sanh Bổ Xứ rồi giáng sanh thành Phật mới chính thức bước vào biển Như Lai viên mãn pháp nhãn.
 

chieuquan

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
- Nếu không có luân hồi thì vì sao có chúng sanh?

- Làm sao biết được không có Niết Bàn ?

-Nếu như những gì Ngài nói là đúng thì lấy gì làm tin ?
Theo Huyền Giác thiền sư:
"Giác tức liễu, bất thi công
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng
Trụ tướng bố thí sanh thiên phước
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không
Thế lực tận, tiễn hoàn trụy
Chiêu đắc lai sanh bất như ý
Tranh tự vô vi thật tướng môn
Nhất siêu trực nhập như lai địa"

Giác là hết, chẳng cần tu với chứng !
Pháp hữu vi nhiều lắm kể sao cùng
Bố thí ra, lòng chấp, phước sanh thiên
Lúc phước hết, sinh lại cuộc đời không như ý
Như tên bắn, xé hư không bay vút
Sức mỏn rồi, tên rớt biết về đâu !
Sao bằng ta, thẳng tiến "THẬT TƯỚNG MÔN"
Nhảy một bước, đến ngay vùng đất Phật.

Đây là điều chua chát. Nhưng có điều chua chát là lời thật không phải ai cũng bằng lòng.
XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH,THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT,THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Một số Bồ Tát bát động địa đã "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" , "vô công dụng hạnh" nhưng Thế Tôn phải hiện ra nhắc nhở về tâm đại từ đại bi thực hiện rộng độ, nếu không thì Bồ Tát ấy lại an trú vào cái mà vị ấy cho là Niết Bàn. Được nhắc nhở sau đó tinh tấn lên Cửu, Thập, Đẳng giác nhẫn đến Nhất Sanh Bổ Xứ rồi giáng sanh thành Phật mới chính thức bước vào biển Như Lai viên mãn pháp nhãn.

Tapchoi82 này! Sao ông lại để con mọt sách gặm nát kinh thế kia? Món khoái khẩu của mọt sách là giấy nên nó cứ gặm hết pho sách này đến pho kinh khác. Hỏng cả! Hỏng cả rồi! Sau này kinh sách còn đâu để Như Lai dùng, ông làm người giữ Tàng Kinh Các sao lại đi làm việc nuôi vỗ béo những con mọt sách bẳng Vô Tự Kinh vậy? Ông cũng chơi sang lắm lắm!
Đạo hữu doccoden này! Bạn làm ơn phân biệt giúp tôi người xem kinh và con trùng đục gỗ giúp? Bạn nghe tiếng trùng đục gỗ, mọt gặm sách có ý vị gì không? Riêng tôi thấy nơi thanh âm ấy có niệm giải thoát, giải thoát, giải thoát! Thật vi diệu thay! Quả đúng là tấm lòng bồ tát vô biên, vô lượng nên bồ tát luôn sẵn lòng làm việc khó làm, làm mọt sách gặm kinh, nhồi nhét chữ vào sọ rồi làm hải sâm cát trải lòng ra, rồi lại nuốt đống bầy nhầy ấy vào một cách thích thú, ngọt lành!
Đáng trọng thay tâm bồ tát!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83

Dạ, con cám ơn thầy Viênquang6 đã giảng giải.

Con cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ.

Ng chiếu cám ơn đh VNBN và các đh khác đã góp ý.

Với nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, một bên khẳng định là có Niết Bàn, một bên là nói không có Niết bàn, một ý kiến nói Niết bàn không thể nói có hay không ?

Như vậy theo đoạn kinh mà đh Nguoidienhocphat trích dẫn thì có một ngừoi hỏi đức Phật còn hay không còn sau khi nhập diệt mà đức Phật không trả lời. Theo như con nghĩ rằng nó có hai trường hợp:

- Nếu có thì mọi người mắc Chấp
- Nếu không thì mọi người buông thả không chịu tu.

Vậy theo thiển ý của con: thì đức Phật để chúng ta tự tu hành, tự thấu hiểu, tự chứng để thấy Niết bàn, đúng theo lời Phật dạy trước khi nhập diệt tức là : Lấy pháp của Phật mà làm kim chỉ nam cho sự tu học và hãy tự thắp đuốc mà đi.

Mong Thầy vì con và đại chúng mà giảng giải. Mong các đạo hữu vì sự tiến tu mà góp ý.

Kính hỏi.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Dạ, con cám ơn thầy Viênquang6 đã giảng giải.

Con cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ.

Ng chiếu cám ơn đh VNBN và các đh khác đã góp ý.

Với nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, một bên khẳng định là có Niết Bàn, một bên là nói không có Niết bàn, một ý kiến nói Niết bàn không thể nói có hay không ?

Như vậy theo đoạn kinh mà đh Nguoidienhocphat trích dẫn thì có một ngừoi hỏi đức Phật còn hay không còn sau khi nhập diệt mà đức Phật không trả lời. Theo như con nghĩ rằng nó có hai trường hợp:

- Nếu có thì mọi người mắc Chấp
- Nếu không thì mọi người buông thả không chịu tu.

Vậy theo thiển ý của con: thì đức Phật để chúng ta tự tu hành, tự thấu hiểu, tự chứng để thấy Niết bàn, đúng theo lời Phật dạy trước khi nhập diệt tức là : Lấy pháp của Phật mà làm kim chỉ nam cho sự tu học và hãy tự thắp đuốc mà đi.

Mong Thầy vì con và đại chúng mà giảng giải. Mong các đạo hữu vì sự tiến tu mà góp ý.

Kính hỏi.

Kính ĐH Nguyên Chiếu và Các Bạn.

VQ cũng nghĩ như ĐH Nguyên Chiếu. - "Đức Phật để chúng ta tự tu hành, tự thấu hiểu, tự chứng để thấy Niết bàn, đúng theo lời Phật dạy trước khi nhập diệt tức là : Lấy pháp của Phật mà làm kim chỉ nam cho sự tu học và hãy tự thắp đuốc mà đi."

Nhưng VQ cũng xin đóng góp chút tư duy về con đường đi đến Niết Bàn (theo góc độ riêng của mình).

Thưa các Bạn:

* Tam Pháp Ấn của Phật giáo, chỉ rằng:

1/. Chư hành vô thường.

2/. Chư pháp vô ngã.

3/. Niết Bàn tịch diệt.

* Thật Tướng Ấn của Phật giáo, chỉ rằng: Thật Tướng các pháp là vô tướng.

"Bản tánh tịch diệt (Niết Bàn)" rất sâu xa khó hiểu, vì Tịch Diệt vô sanh là Thật tướng,vô tướng.

Để hiểu được "bản tánh không tịch", là nguồn cội " Duyên khởi như huyễn" thật không dễ ! Phải giải trừ mọi chấp mắc về tri kiến, mới có cơ may tiếp cận.

Cơ may. VQ được duyên lành tiếp nhận sự chỉ dạy của chư Tôn Túc về phương pháp giải thoát tri kiến. Nay xin trùng tuyên lại để các Bạn rộng đường tham cứu. (đây là những tư duy và phát hiện thêm).

Phàm khi cứu xét về tâm tánh, hành giả sẽ trãi qua 3 giai đoạn:

1/. Sắc (có) - Không đối đãi. (Sơ, Nhị thiền)

2/. Sắc - không bất dị. ( Tam thiền, Tứ thiền)

3/. Sắc - không tuyệt đãi. (Diệt tận định, diệt thọ tưởng định).

* Ở giai đoạn Sắc (có) - Không đối đãi. Hành giả dùng quán trí để soi sét tâm tánh, và thấy có nhị biên, nên có lấy có bỏ, ly dục ly bất thiện pháp vào được Sơ thiền.

+ Sơ thiền có 5 thiền chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất Tâm.

Phật dạy:"Nếu Tỳ kheo ly dục, có giác, có quán, ly sanh hỷ lạc, thì vào được Sơ Thiền. Trừ được 5 Triền cái, khiến cả trong lẫn ngoài được nhất tâm hoan hỷ là tướng của Sơ Thiền".

* Ở giai đoạn Sơ Thiền này, hành giả cảm nhận được Niết Bàn là "không còn tham, sân, si, được hỷ lạc nhất tâm".

Niết Bàn của sơ thiền cảm nhận được, là Niết Bàn đối lập với sanh tử.- Chưa phải là Niết Bàn mà đức Phật muốn dạy.


(còn tiếp)
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Tapchoi82 này! Sao ông lại để con mọt sách gặm nát kinh thế kia? Món khoái khẩu của mọt sách là giấy nên nó cứ gặm hết pho sách này đến pho kinh khác. Hỏng cả! Hỏng cả rồi! Sau này kinh sách còn đâu để Như Lai dùng, ông làm người giữ Tàng Kinh Các sao lại đi làm việc nuôi vỗ béo những con mọt sách bẳng Vô Tự Kinh vậy? Ông cũng chơi sang lắm lắm!
Đạo hữu doccoden này! Bạn làm ơn phân biệt giúp tôi người xem kinh và con trùng đục gỗ giúp? Bạn nghe tiếng trùng đục gỗ, mọt gặm sách có ý vị gì không? Riêng tôi thấy nơi thanh âm ấy có niệm giải thoát, giải thoát, giải thoát! Thật vi diệu thay! Quả đúng là tấm lòng bồ tát vô biên, vô lượng nên bồ tát luôn sẵn lòng làm việc khó làm, làm mọt sách gặm kinh, nhồi nhét chữ vào sọ rồi làm hải sâm cát trải lòng ra, rồi lại nuốt đống bầy nhầy ấy vào một cách thích thú, ngọt lành!
Đáng trọng thay tâm bồ tát!


Ôi, là lỗi của ta, không Phật không chúng sinh chỉ có bồ tát thôi hì hì...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
"bản tánh không tịch", là nguồn cội " Duyên khởi như huyễn"

2/. Sắc - không bất dị. ( Tam thiền, Tứ thiền):

Khi hành giả đã cảm nhận được sự an lạc (Niết Bàn) ở Sơ thiền.

+ Lại nữa:Sơ thiền: Ly sanh hỷ lạc địa.Thấy cảnh tâm không động. tức là trong các hành động, đều không động, đều ly nhiễm trước các pháp,mà cảm thấy được hoan hỷ.. Nghĩa là 5 thức ngòai tương ưng với lạc căn, còn ý thức tương ưng với hỷ căn. 5 thức ngòai cảm khóai ý thức sanh hoan hỷ. như vậy vào sơ thiền chưa ổn định. Nghĩa là sự cảm khóai (Hỷ) của ý thức trong trạng thái sơ thiền có điều kiện, nếu bị sự thiếu điều kiện của ngọai cảnh sẽ dẫn đến mất hỷ lạc. Ví dụ khi ngồi thiền đi vào trạng thái Sơ Thiền thì sanh hỷ lạc, nhưng nếu thời tiết quá nóng nực , hoặc quá lạnh, hay ồn náo thì khó duy trì được Sơ Thiền….do vậy, hành giả cần phải tiến vào Nhị Thiền, Tam thiền, Tứ Thiền.

+ Lại nữa, vị tỷ-kheo diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.- Đây là Nhị thiền. Nhị thiền chỉ còn có 3 thiền chi:

Như vậy ở Nhị Thiền chỉ còn có 3 Thiền Chi:

1. Hỷ
2. Lạc
3. Nhất Tâm.

+ Vào được Đệ Nhị Thiền là thiền giả đã trừ được Giác Quán, đã được nội tâm thanh tịnh, vào được thâm Thiền Định, buộc tâm vào một chỗ. Nhưng rồi Thiền giả lại quán biết Hỷ Lạc cũng chỉ là đối đãi, còn làm cho tâm động. Do Thọ mới có Hỷ, hết Hỷ sẽ sanh Ưu. Thiền giả xả ly tâm hỷ, được nhất tâm Lạc, vào Đệ Tam Thiền. Vì Thiền giả đã xả tâm Hỷ nên thiền giả vào Đệ Tam thiền, thọ toàn thân Lạc.

Ở Tam thiền chỉ còn 2 thiền chi:

1. Lạc.

2. Nhất tâm.

+Thiền giả ở Đệ Tam Thiền, lại quán Lạc cũng là lầm lỗi nên tu hạnh thanh tịnh, không khổ, không lạc vào Đệ Tứ Thiền.

Theo Tạp A-hàm 17 (Đ. 2, tr. 121b) thì thứ tự lúc hành giả vào chánh thọ Sơ thiền là đình chỉ ngôn ngữ, vào chánh thọ nhị thiền thì đình chỉ giác quán (tầm, tứ), vào chánh thọ tam thiền thì đình chỉ tâm hỷ, vào chánh thọ tứ thiền thì đình chỉ hơi thở ra vào.

Vào Đệ Tứ Thiền, thiền giả được Bất Động Huệ. Ở đệ Tứ thiền, hành giả xả bỏ mọi ý niệm, nên không còn nhị biên phân biệt, Lúc đó Sắc và không, không còn thấy khác mà đồng là một thể NHƯ. Nên gọi là Sắc - không bất dị.

Nói thêm: Tại sao ở Tứ Thiền đã xả bỏ mọi ý niệm, mà còn thấy biết được "bất dị" ?

Kinh dạy: Nơi Đệ Nhị Thiền, Đệ Tam Thiền, Đệ tứ Thiền mà muốn nghe, muốn thấy, thiền giả phải dùng Phạm Thiên Nhĩ và Phạm Thiên nhãn.


http://www.diendanphatphap.com/dien...ược-giải-Phẩm-Tự-12-Thiền-Na-Ba-la-mật./page5

* Ngang nơi đây Thiền giả cảm nhận được Niết Bàn vô trụ xứ. Ở đâu cũng là Niết Bàn, vì tất cả đồng một thể Như.

Niết Bàn này cũng không phải là Niết Bàn mà Phật muốn dạy.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Nếu ta bịa ra những từ khác chỉ làm rối trí ngươi. Thôi thì lấy mấy câu của Phật, Tổ để nói về cùng một ý:

_ Vạn pháp vô ngã.
_ Nhất thiết pháp không.
_ Bổn lai vô nhất vật.

Ví dụ minh họa nhé: cái viên kẹo có vị ngọt. Vậy không có viên kẹo thì có vị ngọt không? Không có vị ngọt thì có còn là "viên kẹo" không? Cái ngươi muốn tìm là "vị ngọt", còn vạn pháp là viên kẹo. Đây là lý sự viên kẹo của ta :D nhại theo lý sự viên dung của Hoa nghiêm tông. Hmm, Trung quán tông thì nói "sắc - không", cứ đặt tên khác hoài làm phật tử bị rối, thật ra Lý = Không, còn Sự = Sắc.

Ví dụ khác: cuốn sách có nội dung gì đó thì hình thức cuốn sách là để hiển thị nội dung, nhưng nội dung không thể ở đâu khác ngoài hình thức cuốn sách.

Nếu ngươi hiểu ý thì ta khỏe, chứ nói hoài cũng nhiêu đó chuyện thôi :D




Này ngốc tử, ngươi học sau quên trước thì biết đến bao giờ mới đến nơi đây? Trước ta khen ngươi có trí, còn nhớ cái đó không? Cứ áp dụng y như nhau cả thôi.

Được rồi, đồng ý với ngươi chỗ này, bây giờ ta bận mấy hôm, không viết nhiều được, hẹn ngươi hôm nào rảnh đấu tiếp hì hì...

Thật sự ta rất khâm phục trí tuệ của nhà ngươi đấy, gặp được ngươi quả nhiên danh bất hư truyền hì hì...
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Kính quý vị

_ NĐHP: đã trích dẫn Lời Phật Đà tuyên ngôn chư vị A la hán là Niết Bàn Hữu Dư...thì rõ ràng là Niết Bàn là CÓ!!!

_ VNBN: Niết Bàn Vô Ngôn nên không thể nhận thức bằng thế gian pháp mà bạn gọi là "suy lường"; nhưng rõ ràng rằng cái mà ta không thể "suy lường" thì không thể gọi là không có. Như người mắt mù vô tri mặt trời chứ không phải mặt trời không có???

Sao nhị vị cứ dùng MIỆNG mà không chịu dùng NÃO suy nghĩ vậy; hề hề, anh bạn NamoNamo mới vào diễn đàn vài ngày với lý thuyết "Dùng sóng, không dùng não" mà đã có ngay hiệu quả khi có người "dùng miệng, không dùng não" vì HƠI tạo thành thanh âm từ MIỆNG cũng là...sóng, hề hề.

Kính, Trừng Hải

 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113

Dạ, con cám ơn thầy Viênquang6 đã giảng giải.

Con cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ.

Ng chiếu cám ơn đh VNBN và các đh khác đã góp ý.

Với nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, một bên khẳng định là có Niết Bàn, một bên là nói không có Niết bàn, một ý kiến nói Niết bàn không thể nói có hay không ?

Như vậy theo đoạn kinh mà đh Nguoidienhocphat trích dẫn thì có một ngừoi hỏi đức Phật còn hay không còn sau khi nhập diệt mà đức Phật không trả lời. Theo như con nghĩ rằng nó có hai trường hợp:

- Nếu có thì mọi người mắc Chấp
- Nếu không thì mọi người buông thả không chịu tu.

Vậy theo thiển ý của con: thì đức Phật để chúng ta tự tu hành, tự thấu hiểu, tự chứng để thấy Niết bàn, đúng theo lời Phật dạy trước khi nhập diệt tức là : Lấy pháp của Phật mà làm kim chỉ nam cho sự tu học và hãy tự thắp đuốc mà đi.

Mong Thầy vì con và đại chúng mà giảng giải. Mong các đạo hữu vì sự tiến tu mà góp ý.

Kính hỏi.


Đạo hữu Nguyên Chiếu mến

Không có ý kiến, ý kiết hai ba chiều gì hết khi nói về Niết Bàn. Trong bài kinh Chuyển Pháp Luận đã xác quyết Diệt Đế là một trong Bốn Diệu Đế với lời tuyên ngôn Phật Đà là bậc Chánh Đẳng Giác nên NIẾT BÀN là CÓ.

_ Nếu theo lý "như huyễn" mà nói rằng "có Niết Bàn" là chấp có, vậy khi nói Niết Bàn là không thì cũng là chấp không!!!??? Nên "như lý lập ngôn" thì phải nói rằng Niết Bàn là CÓ nhưng VÔ NGÔN.

_ Ngay cả khi chấp có, chấp không thì chư cổ đức cũng đã "khô hơi, rát họng" lập ngôn rằng "chấp có" đáng chuộng hơn là "chấp không" vì "chấp có" còn dễ tiêu trừ chứ "chấp không" thì...chư tổ cũng "bó tay". Nên Niết Bàn là CÓ.

_ Đáng tiếc đạo hữu đã không lập câu hỏi "Vì sao Niết Bàn là CÓ?", mà ngay hiện giờ thì "thời" đã qua nên "duyên" đã hết; nếu Trừng Hải đưa ra lập luận "Niết Bàn là CÓ" tức có ý thuyết phục người công nhận vậy là không đúng với tinh thần tu học, tu hành Phật Giáo nên hẹn vào dịp khác.

Phật Pháp trường tồn. Hẹn ngày tái ngộ? (bởi đời là vô thường nên ngày tái ngộ là có hay là không?)

Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top