doccoden

Quan điểm cá nhân về triết lý của Phật giáo

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Chả hiểu ý bạn là sao luôn :D Rõ ràng trong 12 nhân duyên thì Vô minh là gốc rễ, còn Ái là những chi sau đó mà.

Vô Minh chỉ là tên gọi khởi đầu của 12 chi duyên khởi, nó không phải là nhân tức khi THỨC duyên HÀNH thì VÔ MINH mới được gọi tên, do vậy trong Lăng Già Kinh ghi Vô minh là do liễu tri thực tướng vạn pháp toàn vũ trụ mà lập.

Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
E hèm! Chừ vớt vác được chút đỉnh, comment trước doccoden nói latuan không hiểu vô ngã, ở comment này cho doccoden cho latuan hiểu một tí về vô ngã cơ mà hiểu sai vô ngã thành Chấp Không. Hic! Hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ mình chưa từng nghĩ vô ngã là Chấp Không mà giờ nên nỗi thế này nè. Doccoden đúng là hạ thủ chẳng lưu tình. Chân lý theo quan điểm của doccoden chỉ là sự tương đối, lập luận chân lý như thế thì latuan đành chịu thôi.
Còn vụ Phật giáo là tôn giáo vô thần thì latuan phản biện việc nói đến 3 cõi 6 đường tức là hữu thần vậy. Thế mà vẫn còn chưa đủ rõ ràng sao? Đành thôi!
Sống theo trung đạo là sống như thế nào? Doccoden có thể nói rõ hơn chăng?

:icon_winkgrin2: Thì cứ sống như bình thường, không nên có thái độ thái quá. Giống như Thiền tông có nói "tâm bình thường thị đạo". Tại vì hiểu 'vô ngã' có nghĩa là hiểu không có cái ta thật. Nhưng đừng hiểu sai là không có ta (chấp không) vì ngũ uẩn chính là ta đây mà, chỉ có điều nó không thật như mình nghĩ trước đây (chấp có).
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Vô Minh chỉ là tên gọi khởi đầu của 12 chi duyên khởi, nó không phải là nhân tức khi THỨC duyên HÀNH thì VÔ MINH mới được gọi tên, do vậy trong Lăng Già Kinh ghi Vô minh là do liễu tri thực tướng vạn pháp toàn vũ trụ mà lập.

Mến, Trừng Hải

Bạn cứ đề cập tới nó hoài nhưng khi hỏi bạn lại không trả lời. Tôi xin hỏi lại lần nữa, nếu bạn từ chối thì cũng không nên thảo luận tiếp vì không lợi ích gì cả.

_ Thực tướng vạn pháp là gì?
_ Dùng cái gì để biết nó?
_ Nó do cái gì sinh ra?

Cứ thẳng thắn đi bạn.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
958
Điểm
113
Bạn cứ đề cập tới nó hoài nhưng khi hỏi bạn lại không trả lời. Tôi xin hỏi lại lần nữa, nếu bạn từ chối thì cũng không nên thảo luận tiếp vì không lợi ích gì cả.

_ Thực tướng vạn pháp là gì?
_ Dùng cái gì để biết nó?
_ Nó do cái gì sinh ra?

Cứ thẳng thắn đi bạn.

Chào đạo hữu doccoden

Bạn chưa thông đạt chữ Pháp trong Phật Pháp là gì thì mọi lời nói chỉ là ngôn ngữ vô dụng. Ví như bạn hỏi, thực tướng vạn pháp là gì thì tôi sẽ nói là Vô Thường, Khổ, Không.
Thứ nữa, liễu tri vạn pháp toàn vũ trụ chỉ có duy nhất là Phật Đà, bậc chứng đắc Tam Diệu Minh, được thế gian tôn xưng là Thế Gian Giải. Đây là lĩnh vực thuộc về Tín tâm y pháp phụng hành; nói cho nó vuông là tôi tin đó là chân lý nên không thể trao đổi, hề hề

Phật pháp trường tồn. Hẹn ngày tái ngộ?

Mến, Trừng Hải
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
:icon_winkgrin2: Thì cứ sống như bình thường, không nên có thái độ thái quá. Giống như Thiền tông có nói "tâm bình thường thị đạo". Tại vì hiểu 'vô ngã' có nghĩa là hiểu không có cái ta thật. Nhưng đừng hiểu sai là không có ta (chấp không) vì ngũ uẩn chính là ta đây mà, chỉ có điều nó không thật như mình nghĩ trước đây (chấp có).

Ồ! Nếu latuan chấp Không thì bấy lâu nay latuan chém gió cho vui cái diễn đàn phatphaponline này à? Sống theo trung đạo là sống như bình thường, không nên có thái độ thái quá à? Sống mà như thế đích đến sẽ về đâu? Sống trung đạo mà như thế sẽ được gì? Thành Phật chăng? À mà không! Không Phật, không chúng sinh, không chết, không sống ... vì thảy đều vô ngã. Không luân hồi, không niết bàn vậy sao phải sống theo trung đạo nhỉ? Sống với ngũ dục đam mê khoái lạc không có nghiệp báo gì sất thì ăn trên, mặc trước, mâm cao cỗ đầy. Sướng quá đi mất! Cớ sao phải sống thanh cao lạnh lẽo nhỉ?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Vô Minh chỉ là tên gọi khởi đầu của 12 chi duyên khởi, nó không phải là nhân tức khi THỨC duyên HÀNH thì VÔ MINH mới được gọi tên, do vậy trong Lăng Già Kinh ghi Vô minh là do liễu tri thực tướng vạn pháp toàn vũ trụ mà lập.

Mến, Trừng Hải

Cái vòng kim cô thập nhị nhân duyên vốn không có khởi đầu. Lấy cái chén úp xuống mặt cát được cái vòng tròn, chấm bừa 12 điểm viết liệt kê chơi 12 nhân duyên rồi ngồi luận "Điểm khởi đầu ở đâu ta?". Phật Thích Ca thiệt là biết dùng vòng kim cô để trói buộc người, Điểm khởi đầu thập nhị nhân duyên chính do Phật Thích Ca hệ thống lại vậy nhưng nó vốn có từ trước. Hề hề!
 

chieuquan

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
3/2/16
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Đó là nói theo vô ngã đó :D

Chẳng hạn nói bên trái - bên phải là biết nó chỉ là phương hướng tương đối, chứ thật ra theo nghĩa tuyệt đối thì đâu có trái - phải. Vì chẳng hạn tôi đứng đối diện với bạn thì 'bên trái' của bạn lại là 'bên phải' của tôi.

Biết là vậy nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn quy ước 'trái - phải' là gì tùy theo bối cảnh. Cho nên BNTK nói vậy cũng giống như chúng ta nói "theo nghĩa tuyệt đối thì đâu có trái - phải". Có phải vì vậy mà chúng ta ra đường không biết bên nào trái với phải hay không? Chắc chắn là không rồi, bởi vậy đừng nên hiểu sai ý chỉ vì do nói theo hai góc độ khác nhau.

Vì vậy, trong kinh Phật thường dùng bốn chữ “bất khả tư nghị”
Tư duy có giới hạn, tuy nó có công năng rất lớn, đấy là thức thứ sáu: Đối với bên ngoài, tư duy có thể duyên tới hư không, pháp giới; đối với bên trong, nó có thể duyên tới A Lại Da, nhưng chẳng thể duyên tự tánh. Nó chẳng phải là vật chất, nhưng cũng chẳng phải là hiện tượng tinh thần, nên chúng ta tư duy, tưởng tượng chẳng được.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Này người da đen cô độc! Ta định viết 1 bài để chém gió với ông cho nó gọi là tôn trọng cái công ông viết dai, viết dài, mà chẳng thấy cứu cánh ở đâu hì hì... nhưng vì không có thời gian đành tóm gọn lại vấn đề mong ông chỉ giáo.

1. Tất cả pháp vô ngã thì khỏi bàn, bởi vì tôi đi tìm tôi thì làm gì gặp được tôi, Phật dạy các pháp như sương mai, như điện chớp hoa đốm, khỏi cần nhắc chi lời dư thừa, vậy theo ý ông thì giác ngộ vạn pháp vô ngã là giải thoát phải không?

2. Ông tay không bịa chuyện rất giỏi vì lấy ví dụ cái bàn (vật đã bị tạo tác) bảo là không liên quan đến thằng đóng bàn (nó chết rồi còn đâu?), nếu ông chết rồi thì cái bàn vẫn là của ông đóng chứ chẳng phải do tôi đóng nên bảo chẳng liên quan là vô lý, vì có cái bàn thì tất nhiên có thằng đóng, cái ví dụ đó không liên quan tới cái vô ngã do ông phán theo ý ông hì hì... đề nghị ông cho ví dụ khác.

Tạm thời thế đã, điện thoại bấm mỏi tay lắm hì hì...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Niết Bàn

* Pháp ấn thứ 3.- Niết Bàn tịch diệt.

Đại trí độ luận dạy:

Đệ Tứ Thiền, thiền giả được Bất Động Huệ.

Đến đây, thiền giả quán hết thảy các tướng, không khởi niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định.

.......Vào định này, thiền giả lại quán "sắc thân thô trọng do duyên hòa hợp tạo thành". Đã có thân thì có Khổ, nên lại quán thân như hư Không. Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 Đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do, thư thái, bay vút lên không trung.

....... Thiền giả lại duyên Thọ, tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, rồi xả Hư Không Vô Biên Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ, vị lai, duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy "Thức Xứ" cũng chẳng có biên giới, vào được Vô biên Thức Xứ Định.

....... Dùng Vô biên Thức Xứ làm duyên khởi, thiền giả lại quán Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều như bệnh, như mục nhọt, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã là hư dối, quán Thức cũng là như vậy. Rồi thiền giả phá được "Thức tướng", tán thán "Vô sở hữu Xứ", vào được Vô Sở Hữu Xứ Định.

....... Ở nơi Vô Sở Hữu Xứ, thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức, thấy rõ thân là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, do duyên hòa hợp mà thành, nên xả Vô Sở Hữu Xứ Định, vào được Vô Tưởng Định.

....... Vào được Vô tưởng Định rồi, là Thiền giả được "Đệ nhất Diệu Xứ" là Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ Định.

Ở nơi đây vẫn còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức nhưng rất vi tế. Vì quá vi tế khó có thể biết được, nên gọi là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưỡng Xứ.

....... Phàm phu tưởng rằng Định này là Niết Bàn. Theo Phật pháp thì do nhân duyên tu tập mà thấy rõ "Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưỡng " rất vi tế, nên gọi Định này là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưỡng Định vậy thôi....Phàm phu Ngoại đạo muốn diệt sự sanh khởi của Tâm nên vào Vô tưởng Định.

....... Các đệ tử Phật muốn diệt tâm vô tưởng sanh khởi, nên vào Diệt Thọ tưởng Định.

Đại Trí Luân dạy:....Bởi vậy nên phải biết rằng các pháp bình đẳng là chẳng có phân biệt. Ở nơi các pháp bình đẳng đó, chẳng có phàm phu, cũng chẳng ly phàm phu... dẫn đến chẳng có Phật, cũng chẳng ly Phật. Tướng của phàm phu cũng tức là tướng của thánh hiền ... dẫn đến cũng tức là tướng của Phật. Bởi vậy nên nói thánh hiền chẳng phải phàm phu mà cũng chẳng ly phàm phu ... dẫn đến Phật chẳng phải phàm phu mà cũng chẳng ly phàm phu vậy.

Ý nghĩa là, đến được Bình đẳng pháp rồi , thì chẳng có phàm phu, cũng chẳng ly phàm phu... dẫn đến chẳng có Phật, cũng chẳng ly Phật. Tướng của phàm phu cũng tức là tướng của thánh hiền ... dẫn đến cũng tức là tướng của Phật.

* Khi đã vào được Diệt Thọ tưởng Định, thì là đắc quả A- la- Hán, được Hữu Dư Y niết Bàn. Đến đây cảm nhận Sắc và Không là tuyệt đãi, không còn ý, không còn thức để vọng tưởng phân biệt. Đến đây được Bình đẳng pháp.

Tóm lại là: Phiền não- Bồ Đề, sanh tử - Niết Bàn đều bình đẳng Tịch Diệt vô sanh.

Như vậy: Con đường 9 thứ thiền định: 4 Thiền, 4 Định cuối cùng vào Diệt Tận Định là Diệt Đế.- Niết Bàn Hữu Dư Y của Thanh Văn đó.

Con đường đến Niết Bàn, hành giả đã rủ bỏ ngã, ngã sở hữu, tâm, ý , thức, tưởng v.v... thì làm sao còn nói là có hay là không, đến hay không đến, đắc hay không đắc v.v... .- Vì là Sắc không tuyệt đãi vậy.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
* Pháp ấn thứ 3.- Niết Bàn tịch diệt.


....

Con đường đến Niết Bàn, hành giả đã rủ bỏ ngã, ngã sở hữu, tâm, ý , thức, tưởng v.v... thì làm sao còn nói là có hay là không, đến hay không đến, đắc hay không đắc v.v... .- Vì là Sắc không tuyệt đãi vậy.

Rất là hay. A di đà Phật!
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Ồ! Nếu latuan chấp Không thì bấy lâu nay latuan chém gió cho vui cái diễn đàn phatphaponline này à? Sống theo trung đạo là sống như bình thường, không nên có thái độ thái quá à? Sống mà như thế đích đến sẽ về đâu? Sống trung đạo mà như thế sẽ được gì? Thành Phật chăng? À mà không! Không Phật, không chúng sinh, không chết, không sống ... vì thảy đều vô ngã. Không luân hồi, không niết bàn vậy sao phải sống theo trung đạo nhỉ? Sống với ngũ dục đam mê khoái lạc không có nghiệp báo gì sất thì ăn trên, mặc trước, mâm cao cỗ đầy. Sướng quá đi mất! Cớ sao phải sống thanh cao lạnh lẽo nhỉ?

:icon_winkgrin2: Ô hay, tôi thấy ông bạn latuan này lạ nhỉ. Bạn xem lại mấy câu hỏi của bạn đi, có phải là chấp không hay không? Ý tôi nói là bạn đặt câu hỏi trên quan điểm chấp không đó. Giờ bạn nói rằng mình không hề chấp không, vậy sao bạn lại chấp không khi hỏi? :icon_winkgrin2:

Trước đây bạn có nói là đồng ý với quan điểm của tôi về người giác ngộ. Giờ bạn hỏi vậy té ra là bạn có quan điểm khác à? Nếu không tại sao lại hỏi như vậy?

Chả lẽ theo bạn thì người giác ngộ có lối sống rất đặc biệt à? Nếu vậy thì hóa ra bạn khác với quan điểm của tôi rồi, vậy sao trước đó lại nói giống?

:icon_winkgrin2: Tôi thấy bạn bắt đầu mâu thuẫn với chính mình rồi đó.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Này người da đen cô độc! Ta định viết 1 bài để chém gió với ông cho nó gọi là tôn trọng cái công ông viết dai, viết dài, mà chẳng thấy cứu cánh ở đâu hì hì... nhưng vì không có thời gian đành tóm gọn lại vấn đề mong ông chỉ giáo.

1. Tất cả pháp vô ngã thì khỏi bàn, bởi vì tôi đi tìm tôi thì làm gì gặp được tôi, Phật dạy các pháp như sương mai, như điện chớp hoa đốm, khỏi cần nhắc chi lời dư thừa, vậy theo ý ông thì giác ngộ vạn pháp vô ngã là giải thoát phải không?

2. Ông tay không bịa chuyện rất giỏi vì lấy ví dụ cái bàn (vật đã bị tạo tác) bảo là không liên quan đến thằng đóng bàn (nó chết rồi còn đâu?), nếu ông chết rồi thì cái bàn vẫn là của ông đóng chứ chẳng phải do tôi đóng nên bảo chẳng liên quan là vô lý, vì có cái bàn thì tất nhiên có thằng đóng, cái ví dụ đó không liên quan tới cái vô ngã do ông phán theo ý ông hì hì... đề nghị ông cho ví dụ khác.

Tạm thời thế đã, điện thoại bấm mỏi tay lắm hì hì...

1. Đúng vậy. Nhưng phải hiểu vô ngã là phá chấp ngã, kẻo lại thành kẻ chấp không thì...:icon_winkgrin2: Ngươi đọc những gì ta viết thì rõ đó, thật tướng không có tự tánh nên không phải là ngã hay vô ngã.

2. Ủa, ta có nói 'không liên quan' thật sao? :icon_winkgrin2: Ngươi có chơi trò nhét chữ vào mồm ta hay không vậy? :icon_winkgrin2:

Ý của ta chỉ là: TA khác với CÁI CỦA TA. Nếu ta nói 'không liên quan' thì chỉ có ý như vậy thôi. Ta khác với Ta liên quan tới. Ý của ta chỉ phản bác phần 'Ta là nó'.


Sẵn tiện nói thêm chút: AG cho rằng 'thế gian ảo mộng' còn PG cho rằng 'thế gian như ảo mộng'. Ngươi có phân biệt hai cái ta gạch đít không? Đấy, nó cũng y như nói với lại LIÊN QUAN TỚI
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hỡi các Phật tử, yêu thích Phật pháp ! Con đường nhanh nhất để đến cõi Phật là đi qua cánh cửa Không. Ngược với học hỏi kiến thức là càng ngày càng tìm biết nhiều, học phật pháp là càng ngày càng biết ít, tới khi 'không biết gì hết' là đắc đạo, trở thành Phật :)

Các tôn giáo khác dùng đức tin, còn phật giáo dùng trí tuệ, do đó đừng tin vào lời rao giảng của bất kỳ ai, kể cả của Phật (xem kinh Kalama). Ngài thuyết pháp là để phá chấp, vì phàm phu đang bị bệnh nên thấy nó đúng, hết bệnh thì thấy nó sai. Bởi vậy trước đây có người khi ngộ đạo từng thốt lên mình đã bị Phật cho ăn trái lừa Cú lừa lớn nhất là 'nghiệp - luân hồi'. Đây là một phương tiện thiện xảo để phá chấp cho những người chấp đoạn, người chấp thường tin vào nó bệnh càng thêm bệnh.

-------------------

Vừa rồi có nghe câu chuyện trí tuệ của Do Thái làm tôi liên tưởng đến trí tuệ của Phật giáo :D

Câu chuyện thế này: Có 2 người chui từ ống khói ra, một người có mặt bị dính lọ còn người kia thì không. Vậy câu hỏi ở đây là ai là người đi rửa mặt? Câu trả lời dễ thấy nhất là người mặt bị dính lọ là người đi rửa mặt. Sai, người đi rửa mặt lại là người mặt sạch, vì tên mặt lọ thấy tên mặt sạch lại tưởng mình mặt sạch, còn tên mặt sạch thấy tên kia bị dính lọ nên tưởng mình cũng vậy bèn đi rửa mặt. Nghe có lý, đúng không nào? Nhưng sai rồi, cả hai người sẽ đều rửa mặt. Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn sẽ nghĩ mặt mình cũng bẩn. Vì thế, người mặt sạch sẽ đi rửa đầu tiên. Sau đó, người mặt bẩn thấy rằng người mặt sạch cũng đã đi rửa mặt, do đó người mặt bẩn cũng đi rửa theo. Lần này thì đúng rồi. Ồ không, lại sai thêm lần nữa! Không ai trong số họ sẽ đi rửa mặt cả. Người đàn ông mặt bẩn thấy người mặt sạch và nghĩ mình cũng sạch sẽ và không đi rửa. Còn người mặt sạch sẽ thấy rằng người mặt bẩn không đi rửa thì anh ta cũng sẽ không cần đi rửa.

Nhưng cũng sai nốt! :D

Đây là mấu chốt của vấn đề: Tại sao hai người cùng chui ra khỏi một ống khói mà lại có người bẩn có người sạch? Câu hỏi do vậy ngay từ đầu đã hoàn toàn phi lý và vô nghĩa!

=> Nếu chúng ta dành toàn bộ cuộc sống của mình để tìm hiểu những câu hỏi sai, câu trả lời sẽ chẳng dẫn đến đâu cả!


------


Trong Phật giáo thì đó là vấn nạn muôn thuở của con người. Con người do ngu dốt nên hay đặt ra những câu hỏi sai mà cứ tưởng đúng. Vì câu hỏi vốn đã sai nên trả lời cách nào cũng sai. Nổi tiếng nhất là nhóm 16 câu hỏi của Vachagotta mà Phật im lặng, không trả lời, có thể chia làm 3 nhóm câu hỏi:

1. Vũ trụ là vô hạn hay hữu hạn?

Câu trả lời vô hạn hay hữu hạn đều theo quan điểm sai lầm của ngoại đạo (xem kinh Phạm võng) Vì 'vô hạn' hay 'hữu hạn' là những ý niệm dựa vào không thời gian mà ra, mà không thời gian là thuộc tính của thế giới quan của con người. Bản thể của vũ trụ lại không có không thời gian.

2. Tâm và Vật là hai hay một?

Câu trả lời là hai hay một đều sai vì chúng không phải hai cũng chẳng phải một. Chúng tựa nhau mà thành giống như hai bó lau (xem kinh bó lau)

3. Phật sau khi chết là còn hay mất?

Câu trả lời là còn hay mất đều sai vì Phật cũng như con người là một giả danh do sự kết hợp của ngũ uẩn mà thành, mà ngũ uẩn giai không nên không thật có Phật hay pháp nào cả. Do người đời vô minh nên chấp ngã mà ra. Mọi sự vật hiện tượng đều như ngọn lửa cháy bùng. Sẽ có những đứa trẻ tưởng có lửa thật liền nảy sinh thắc mắc ngọn lửa đã đi về đâu sau khi củi cháy hết? Thật ra do củi cháy mới có lửa, củi cháy hết thì không còn lửa nữa, chúng nó không hiểu nên mới thắc mắc những câu ngu dốt. Cũng vậy, người đời hay thắc mắc những câu ngu dốt.

Muốn giải hết ngu thì không có con đường nào khác hơn 'kiến tánh thành Phật', thấy được bản tánh của vũ trụ là gì thì con người sẽ trở nên thông suốt, giác ngộ :)


'Khi sinh ra các vật đều trống rỗng. Vì trống rỗng nên các vật mới sinh ra' (Bát nhã ba la mật)
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83


* Ngang nơi đây Thiền giả cảm nhận được Niết Bàn vô trụ xứ. Ở đâu cũng là Niết Bàn, vì tất cả đồng một thể Như.

Niết Bàn này cũng không phải là Niết Bàn mà Phật muốn dạy

Dạ, con cám ơn thầy đã giảng giải,

Như lời trên thì thầy có thể nói rõ hơn về Niết Bàn mà Phật dạy là Niết Bàn như thế nào ?

Mong thầy vì con và đại chúng vì mà diễn nói.

Kính.

 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83
Hỡi các Phật tử, yêu thích Phật pháp ! Con đường nhanh nhất để đến cõi Phật là đi qua cánh cửa Không. Ngược với học hỏi kiến thức là càng ngày càng tìm biết nhiều, học phật pháp là càng ngày càng biết ít, tới khi 'không biết gì hết' là đắc đạo, trở thành Phật :)

Các tôn giáo khác dùng đức tin, còn phật giáo dùng trí tuệ, do đó đừng tin vào lời rao giảng của bất kỳ ai, kể cả của Phật (xem kinh Kalama). Ngài thuyết pháp là để phá chấp, vì phàm phu đang bị bệnh nên thấy nó đúng, hết bệnh thì thấy nó sai. Bởi vậy trước đây có người khi ngộ đạo từng thốt lên mình đã bị Phật cho ăn trái lừa Cú lừa lớn nhất là 'nghiệp - luân hồi'. Đây là một phương tiện thiện xảo để phá chấp cho những người chấp đoạn, người chấp thường tin vào nó bệnh càng thêm bệnh.

-------------------

Vừa rồi có nghe câu chuyện trí tuệ của Do Thái làm tôi liên tưởng đến trí tuệ của Phật giáo :D

Câu chuyện thế này: Có 2 người chui từ ống khói ra, một người có mặt bị dính lọ còn người kia thì không. Vậy câu hỏi ở đây là ai là người đi rửa mặt? Câu trả lời dễ thấy nhất là người mặt bị dính lọ là người đi rửa mặt. Sai, người đi rửa mặt lại là người mặt sạch, vì tên mặt lọ thấy tên mặt sạch lại tưởng mình mặt sạch, còn tên mặt sạch thấy tên kia bị dính lọ nên tưởng mình cũng vậy bèn đi rửa mặt. Nghe có lý, đúng không nào? Nhưng sai rồi, cả hai người sẽ đều rửa mặt. Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn sẽ nghĩ mặt mình cũng bẩn. Vì thế, người mặt sạch sẽ đi rửa đầu tiên. Sau đó, người mặt bẩn thấy rằng người mặt sạch cũng đã đi rửa mặt, do đó người mặt bẩn cũng đi rửa theo. Lần này thì đúng rồi. Ồ không, lại sai thêm lần nữa! Không ai trong số họ sẽ đi rửa mặt cả. Người đàn ông mặt bẩn thấy người mặt sạch và nghĩ mình cũng sạch sẽ và không đi rửa. Còn người mặt sạch sẽ thấy rằng người mặt bẩn không đi rửa thì anh ta cũng sẽ không cần đi rửa.

Nhưng cũng sai nốt! :D

Đây là mấu chốt của vấn đề: Tại sao hai người cùng chui ra khỏi một ống khói mà lại có người bẩn có người sạch? Câu hỏi do vậy ngay từ đầu đã hoàn toàn phi lý và vô nghĩa!

=> Nếu chúng ta dành toàn bộ cuộc sống của mình để tìm hiểu những câu hỏi sai, câu trả lời sẽ chẳng dẫn đến đâu cả!


------


Trong Phật giáo thì đó là vấn nạn muôn thuở của con người. Con người do ngu dốt nên hay đặt ra những câu hỏi sai mà cứ tưởng đúng. Vì câu hỏi vốn đã sai nên trả lời cách nào cũng sai. Nổi tiếng nhất là nhóm 16 câu hỏi của Vachagotta mà Phật im lặng, không trả lời, có thể chia làm 3 nhóm câu hỏi:

1. Vũ trụ là vô hạn hay hữu hạn?

Câu trả lời vô hạn hay hữu hạn đều theo quan điểm sai lầm của ngoại đạo (xem kinh Phạm võng) Vì 'vô hạn' hay 'hữu hạn' là những ý niệm dựa vào không thời gian mà ra, mà không thời gian là thuộc tính của thế giới quan của con người. Bản thể của vũ trụ lại không có không thời gian.

2. Tâm và Vật là hai hay một?

Câu trả lời là hai hay một đều sai vì chúng không phải hai cũng chẳng phải một. Chúng tựa nhau mà thành giống như hai bó lau (xem kinh bó lau)

3. Phật sau khi chết là còn hay mất?

Câu trả lời là còn hay mất đều sai vì Phật cũng như con người là một giả danh do sự kết hợp của ngũ uẩn mà thành, mà ngũ uẩn giai không nên không thật có Phật hay pháp nào cả. Do người đời vô minh nên chấp ngã mà ra. Mọi sự vật hiện tượng đều như ngọn lửa cháy bùng. Sẽ có những đứa trẻ tưởng có lửa thật liền nảy sinh thắc mắc ngọn lửa đã đi về đâu sau khi củi cháy hết? Thật ra do củi cháy mới có lửa, củi cháy hết thì không còn lửa nữa, chúng nó không hiểu nên mới thắc mắc những câu ngu dốt. Cũng vậy, người đời hay thắc mắc những câu ngu dốt.

Muốn giải hết ngu thì không có con đường nào khác hơn 'kiến tánh thành Phật', thấy được bản tánh của vũ trụ là gì thì con người sẽ trở nên thông suốt, giác ngộ :)


'Khi sinh ra các vật đều trống rỗng. Vì trống rỗng nên các vật mới sinh ra' (Bát nhã ba la mật)

Quả thật đúng vậy. Ngay từ câu hỏi đã sai mà cứ cố chấp tranh luận để cho mình đúng. heeeeeeeeeeee. Làm người điên thấy thắc cười một số người học Phật cả đời nhưng ngã mạn quá lớn nên không buông xuống để nhận mình sai mà sửa chữa. Người điên đã trích dẫn kinh sách hẳn hoi mà họ cũng phản bác luôn, Ngài Viên Quang, ricky phạm, VNBN đều cùng nói rõ nhưng 1 số người cố chấp cứ tự cho mình là tri tuệ hơn người mà phản bác. heeeeeeeeeee.

"Còn chổ có hay không có niết bàn người điên trích dẫn trong kinh Tập A Hàm như sau:

Bà La Môn đến hỏi Phật: "Thưa Thế Tôn! Thế giới hữu biên, vô biên? Thế giới hữu thường, vô thường? Niết Bàn còn có hay không còn có?"
Cả ba câu hỏi đức Phật đều im lặng không đáp. Vì sao đức Phật không đáp? Bởi vì nếu nói có thì chúng sanh chấp có, nếu nói không thì chúng sanh chấp không."


Heeeeeeeeee, 1 lần nữa người điên xin khẳng định bạn là một người chân tu. A di đà Phật!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83


_ Đáng tiếc đạo hữu đã không lập câu hỏi "Vì sao Niết Bàn là CÓ?", mà ngay hiện giờ thì "thời" đã qua nên "duyên" đã hết; nếu Trừng Hải đưa ra lập luận "Niết Bàn là CÓ" tức có ý thuyết phục người công nhận vậy là không đúng với tinh thần tu học, tu hành Phật Giáo nên hẹn vào dịp khác.

Phật Pháp trường tồn. Hẹn ngày tái ngộ? (bởi đời là vô thường nên ngày tái ngộ là có hay là không?)

Mến, Trừng Hải

Cám ơn bác Trừng Hải đã chia sẻ,

Bác đúng là một cư sĩ chánh pháp, là một Thiện Tri Thức. Với sở học và sở hành rất tốt, con mong rằng bác sẽ đóng góp những kiến thức của mình cho những đồng đạo và diễn đàn trên con đường về xứ Phật.

Con nghĩ duyên sẽ không bao giờ tận, hy vọng sẽ gặp duyên mới.

Chúc bác thân tâm thường an lạc.

Kính.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


Dạ, con cám ơn thầy đã giảng giải,

Như lời trên thì thầy có thể nói rõ hơn về Niết Bàn mà Phật dạy là Niết Bàn như thế nào ?

Mong thầy vì con và đại chúng vì mà diễn nói.

Kính.


Kính Bạn Nguyên Chiếu và Các Bạn.

Kinh Đại Bát Niết Bàn, là bộ kinh Đại thừa liễu nghĩa, giáo lý rất thâm sâu.

Hòa Thượng Pháp Sư Thích Từ Thông, có làm một bài tiểu dẫn để giới thiệu đề cương như sau:

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN là một thuật ngữ, Phạn ngữ gọi MA HA BÁT NIẾT BÀN NA (Mahaparinirvana). Các nhà Phật học tiền bối dịch có nhiều nghĩa:

Đại nhập diệt tức
Đại diệt độ
Đại viên tịch nhập

Từ ngữ để diễn đạt về MA HA BÁT NIẾT BÀN NA thì có khác như thế, nhưng ý nghĩa thì không có gì chống trái mà cùng gặp nhau ở điểm:

Niết bàn là cảnh giới sở chứng ở nội tâm của con người dứt hết phiền não, dứt hết sinh tử, viễn ly các tướng, viễn ly các hành, an trú tâm thanh tịnh, vắng lặng và vắng lặng một cách trọn vẹn, tận cùng trọn vẹn. ĐẠI NHẬP DIỆT TỨC hay DIỆT ĐỘ, chúng ta có thể khái niệm nhận thức như thế, thiết tưởng tạm đủ mà không cần thiết sử dụng ngôn ngữ quá dài dòng.

ĐẠI VIÊN TỊCH NHẬP có nghĩa: NIẾT BÀN là cảnh giới sở nhập của con người tu hành hằng sống. Con người có Niết bàn, "nhập" được Niết bàn, nhìn dáng vẻ và nếp sống bên ngoài thì ai cũng tưởng họ là một người bình thường như những người bình thường khác. Sự thực, đời sống của con người được ĐẠI VIÊN TỊCH này, vô lượng công đức lành họ đều thành tựu viên mãn. Thân, khẩu, ý, nghiệp của họ hoàn toàn thánh thiện, không có biểu hiện sai trái lỗi lầm. Đó là ý nghĩa của chữ VIÊN. Người bình thường, luôn sống trong ưu tư sầu muộn, phiền não nung nấu, sôi sục trào dâng, đau khổ suốt tháng quanh năm không có được một phút giây an ổn. Trái lại, người nhập NIẾT BÀN là người luôn luôn an trú trong vắng lặng, trong an ổn thảnh thơi, không một niệm khổ tâm hay một gợn phiền não dấy động trong CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ vốn thanh tịnh, vốn tịch diệt viên mãn của chính mình.

Nói tóm lại, vô lượng công đức lành nào cũng viên mãn. Vô lượng phiền não ưu bi nào cũng vắng lặng. Đó là ý nghĩa của ĐẠI VIÊN TỊCH NHẬP.



Mô Phật, khi nào đủ duyên Viên Quang sẽ xin giới thiệu cùng các Bạn bộ kinh này.

Kính.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
Quả thật đúng vậy. Ngay từ câu hỏi đã sai mà cứ cố chấp tranh luận để cho mình đúng. heeeeeeeeeeee. Làm người điên thấy thắc cười một số người học Phật cả đời nhưng ngã mạn quá lớn nên không buông xuống để nhận mình sai mà sửa chữa. Người điên đã trích dẫn kinh sách hẳn hoi mà họ cũng phản bác luôn, Ngài Viên Quang, ricky phạm, VNBN đều cùng nói rõ nhưng 1 số người cố chấp cứ tự cho mình là tri tuệ hơn người mà phản bác. heeeeeeeeeee.

"Còn chổ có hay không có niết bàn người điên trích dẫn trong kinh Tập A Hàm như sau:

Bà La Môn đến hỏi Phật: "Thưa Thế Tôn! Thế giới hữu biên, vô biên? Thế giới hữu thường, vô thường? Niết Bàn còn có hay không còn có?"
Cả ba câu hỏi đức Phật đều im lặng không đáp. Vì sao đức Phật không đáp? Bởi vì nếu nói có thì chúng sanh chấp có, nếu nói không thì chúng sanh chấp không."


Heeeeeeeeee, 1 lần nữa người điên xin khẳng định bạn là một người chân tu. A di đà Phật!

Xin chào đh Nguoidienhocphat,

Đạo hữu codocden là một Thiện Tri Thức, là một nhà nghiên cứu Phật pháp, chưa hẳn là chân tu, bởi vì trong những bài viết của đạo hữu đó vẫn còn những lỗ hỏng, những ý kiến cá nhân và thiên về duy vật khoa học. Những lý luận đó Ng Chiếu nghĩ rằng chỉ dựa trên lý thuyết mà chưa trãi qua giai đoạn thực hành nên bài viết rất hay nhưng chưa thuyết phục. Bởi vì theo đạo Phật là phải học đi đôi với hành, lý sự phải viên thông mới hoàn thiện.

Kính.


 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Chào người da đen cô độc! giờ mới có thời gian rảnh tham vấn ông thêm chút hì hì…

Trước hết xin tán thán cái sự đi phân tích từng hiện tượng, sự vật rất chi tiết của ông rồi đi đến kết luận vạn pháp vô ngã hết sức ấn tượng, nhưng ta chưa thấy cứu cánh nó nằm ở nơi nào nên phải vào đây thỉnh giáo tiếp hì hì…

Ta có một cái ví dụ thế này! Khi một người thắc mắc không biết thân ta là cái gì liền ngồi phân tích cái chân do bàn chân, ngón chân, da lông… hợp lại rồi kết luận, cái chân này không phải là thân mình, tiếp đến đi phân tích cái tay là do bàn tay, ngón tay, xương tay… rồi kết luận bàn tay không phải thân ta, cứ phân tích tiếp tim, gan, tỳ, vị… cuối cùng lấy toán học phán rằng chẵng có cái gì là thân ta cả vì 0+0 = 0 thấy hài không? Hì hì… đây là lấy ví dụ trên bình diện tục đế tức là bất liễu nghĩa chứ không chuyền cành như ông từ liễu nghĩa nhảy sang bất liễu nghĩa rồi lại quay về liễu nghĩa linh tinh cả lên làm cho người học hoang mang chẵng biết bám víu vào đâu hì hì…

Cổ đức có ví von “cưỡi trâu đi tìm trâu” chính là chỉ cái lối suy lý tìm cầu ngớ ngẫn của học nhân, hì hì… càng học lại càng hiểu, càng hiểu lại càng chướng đạo âu cũng là bệnh chung vậy.

Vậy thì bệnh tại chổ nào? Bênh ở nghi hoặc, đã nghi hoặc thì câu hỏi nào cũng sai vì cái kẻ nghi hoặc đã tự tách mình ra khỏi “cái tuyệt đối” mà muốn hiểu về “cái tuyệt đối” do đó có suy luận kiểu gì thì câu trả lời cho cái nghi hoặc sai lầm cũng thành sai lầm. Phật nói nấu cát mà muốn thành cơm hì hì.. ( Ở đây ta mở mồm ra nói cái tuyệt đối là đã thành nhị biên rồi nên khỏi cần bám vào câu chữ mà vấn nạn thêm hì hì… ) cổ nhân có nói : không có kẻ đắc đạo chứ không phải là không có đạo.

Các ví dụ nói ra được đều là đối đãi, vì đặt vị trí có kẻ quan sát và vật bị quan sát, giống như lấy vị trí người đứng làm mốc thì tàu xe, chuyển động, trái đất làm mốc thì mặt trời chuyển động, lấy mặt trời làm mốc thì trái đất chuyển động, lấy giải ngân hà làm mốc thì cả mặt trời và trái đất chuyển động, tất cả mốc là tương đối vì không tìm được cái thật sự bất động.

Vậy thì làm sao để hết điên đảo? chỉ có cách giác ngộ được sự thật lập được cái mốc thì tất cả trở về đúng vị trí của nó như lấy số 0 làm gốc thì mọi số khác 0 mới trở thành giá trị như nó là nó, việc này giống như cái ông gì bị quả táo rơi vào đầu phát minh ra cái định luật “vạn vật hấp dẫn” lẫy lừng 5 châu vốn là lâu nay sẵn có mà chẵng ai nhận ra chứ chẵng phải từ khi phát minh ra cái định luật đó thì nó mới có công dụng hì hì…

Cũng vậy vạn pháp phải lấy không tịch làm gốc thì nó mới là chính nó, các pháp vốn sẵn có tướng của nó là không tịch thì khi duyên đến mới hiện ra tướng huyển, ví như cái bàn trước khi hiện tướng cái bàn thì tướng đó không có ở bất kỳ chổ nào cả nó từ không tịch mà hiện thành tướng nên gọi là tướng không tướng, tức là có hiện tướng nhưng không phải thật tướng, tướng không tịch chính là chổ đồng của vạn tướng nên tất cả hiện tướng đều không lìa gốc không tịch.

Không tịch là gốc, vạn pháp là dụng, tánh của PHÁP là KHÔNG mà sanh, diệt lại về KHÔNG ( Chớ hiểu là ngoan không, tức thật không có gì cả, cái không có gì cả là vọng tưởng mà thôi ) , gọi là sanh không chổ sanh, diệt không chổ diệt nên tự tánh là THƯỜNG, thánh THƯỜNG thì tự kỷ cũng THƯỜNG, gọi là THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH. Tự tánh chỉ 1 nên không thể lập được 1 vì không có gì ngoài 1, 1 chẵng thể lập nên tự tánh tự tịch diệt, vốn không có kẻ đứng ngoài mà biết được nên tự sinh nghi hoặc, gọi là VÔ MINH.

Ví dụ giống người đang nằm mơ chưa tỉnh thì trong mơ thấy có ta có người, có cảnh… vốn chỉ do tâm vọng mà thành, lúc tỉnh dậy mới biết chẵng có gì ngoài tâm hì hì…

Mà chỉ có tự tánh nên chẵng có cái gọi là tỉnh mà chỉ đi từ Mơ nhỏ, sang mơ lớn, sang mơ lên thiên đàng, mơ xuống địa ngục, cho tới mơ đến cỏi PHẬT A DI ĐÀ… hì hì…

Cái Vô Ngã của ông nó không rỏ ràng khiến cho người học dể ngộ nhận rằng không phương tiện, không cứu cánh, mặc sức mà làm ác đến lúc lâm chung thì khỏi nói cũng biết hì hì…

Quan điểm của ta là thế! Vậy nên ta cho rằng :

Trên trời dưới đất chỉ có Ta
Tâm nghi vừa hiện hóa thành Ma
Rỗng không sáng suốt không nương tựa
Vốn chẵng có tên chẵng đến, đi
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
:icon_winkgrin2: Ô hay, tôi thấy ông bạn latuan này lạ nhỉ. Bạn xem lại mấy câu hỏi của bạn đi, có phải là chấp không hay không? Ý tôi nói là bạn đặt câu hỏi trên quan điểm chấp không đó. Giờ bạn nói rằng mình không hề chấp không, vậy sao bạn lại chấp không khi hỏi? :icon_winkgrin2:

Trước đây bạn có nói là đồng ý với quan điểm của tôi về người giác ngộ. Giờ bạn hỏi vậy té ra là bạn có quan điểm khác à? Nếu không tại sao lại hỏi như vậy?

Chả lẽ theo bạn thì người giác ngộ có lối sống rất đặc biệt à? Nếu vậy thì hóa ra bạn khác với quan điểm của tôi rồi, vậy sao trước đó lại nói giống?

:icon_winkgrin2: Tôi thấy bạn bắt đầu mâu thuẫn với chính mình rồi đó.
Bạn doccoden này! Sao chơi trò cả vú lấp miệng em thế? Bạn hay thật đó, chính bạn nói ko luân hồi, nghiệp, niết bàn... thì lại không là Chấp Không, còn latuan nương theo những điều của doccoden nói thì thành chấp Không. Chẳng biết là bạn doccoden, một thần long của ngài vienquang6 đang dùng thứ đạo lý gì thế? Thôi tôi không tranh luận gàn dở vô ích nữa.
Song cũng có ít lời gởi lại cho bạn đây.
- Là người tự nhận mình duy lý thì trước khi đưa ra một nhận định nào đó thì điều cần yếu là phải thu thập cho đầy đủ thông tin, những thông tin chưa nắm rõ thì có thể dò hỏi, chớ nên tùy tiện phán đoán một cách chủ quan vậy.
- Tôi đồng quan điểm với bạn về người giác ngộ là ở điểm người giác ngộ không có thần thông, phép thuật, người giác ngộ chỉ là một người bình thường nhưng có tuệ tri thông suốt về các cõi giới và là người đã đoạn dứt luân hồi. Còn việc bạn mò mẫm rồi gán ghép cho tôi nói rằng người giác ngộ có lối sống đặc biệt để mà làm gì? Việc giống về quan điểm ở một vấn đề nào đó không đồng nghĩa là tuyệt đối giống - giống hoàn toàn. Đây lẽ nào với người duy lý lại là một đạo lý cao siêu. Thế thì tôi đành chịu thôi, có nói thêm cũng chẳng đến đâu nên dừng lại là hơn vì ông nói gà, bà nói vịt.
Ừ! Bạn phán cứ như Thánh vậy. Tôi bắt đầu mâu thuẫn đã phiền bạn trả lời những việc vô ích vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top