C

sự thật

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
- nam mô thích ca mâu ni phật.


(mọi người hãy bật nhạc để chill... thoải mái hơn khi đọc =)) ahhahah. ~

- thế giới này thật nhạt nhẽo... phải vậy không? vì sau tất cả, mọi thứ đều phải diệt vong. phật bảo không nên sát sanh... có nơi nào mà ở đó không có chiến tranh, giết chóc không? có mà nhỉ... biết đâu ở nơi nào đó ngoài kia, ngoài vũ trụ bao la kia thật sự tồn tại một thế giới của "hạnh phúc" thì sao. ~

- thế giới này thật tươi đẹp... đúng không nhờ? dù có những khía cạnh của đau khổ, nhưng cũng có những khoảnh khắc tinh thần, hòa bình và yêu thương mà chúng ta xây dựng và chia sẻ với nhau... đó là những điều làm cho thế giới này thực sự đáng sống. ~

- hahaha =)... mình chỉ nói lên suy nghĩ của mình về 2 cái nhìn của con người về thới giới thôi mà. cái nhìn của lý trí và cái nhìn của cảm xúc. chả biết mọi người nghĩ sao, nhưng mà nghĩ sao thì nên nói vậy.. nên vậy mà =). đương nhiên là còn rất nhiều cái nhìn khác nữa, trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình thôi... có gì ko hài lòng mong mọi người bỏ wa cho ạ. ~

- lý trí thường liên kết với khả năng suy luận, tư duy để đưa ra nhận xét. trong khi đó, cảm xúc thì ngược lại, thường phán đoán dựa trên cảm tính... hay nói cách khác là "lắng nghe con tim" hơn. do đó, mình nghĩ rằng người có lý tính cao có xu hướng tò mò cao, còn người có cảm tính cao có xu hướng thường tập trung vào sự hiểu biết về tình yêu, mối quan hệ và cảm xúc bên trong. ~

- hmm... nói sao nhỉ =)? ah, sự tò mò đó luôn dẫn đến khát khao muốn hiểu biết tất cả, sự thật về chân tướng của thế giới này, của mọi thứ và của mọi dạng tồn tại (sự hiểu biết). còn khát khao của người thiên về cảm xúc nói ngắn gọn có thể là "sự bất tử" (tình yêu thương quá lớn, cuối cùng là để cho mọi thứ được trường tồn, ko gì phải diệt vong). ~

- và như thế, mình muốn hỏi mọi người về "sự thật"... là tất cả sự hiểu biết về vũ trụ... của không gian và thời gian này. hahaha -), nghe buồn cười đúng 0? biết là thật ngu ngốc khi hỏi những thứ này... nhưng mình sợ thời gian trôi đi =(.. nó đưa mình gần đến cái chết hơn. khi xưa tết đến thì vui lắm, nhưng năm nay vui buồn xen lẫn thế nào ấy... rất khó giải thích, nhưng ko sao, vì mình thấy được trên thế giới này vẫn có bồ tát ấy chứ... bồ tát luôn mang sự thật và hạnh phúc đến cho mọi người =). ~

- à mà nói không như thế này thì có gì đâu mà phân tích nhỉ. hmm, để xem... rồi, mình sẽ nói lên những quan điểm của mình, sau đó nhờ mọi người nhận xét nó và đưa ra quan điểm của mọi người để mình học hỏi ạ. rất biết ơn mọi người vì điều đó =).. cơ mà đây cũng chỉ là những ý kiến cá nhân, nó mang tính tương đối, ko phải tuyệt đối nên hy vọng mọi người đừng quá khắt khe ạ. ~

- để nói về "sự thật" hãy giả sử "thế giới" được chia thành 2 phần, phần vật chất và phần tinh thần (đó là giới hạn hiểu biết của mình). mọi thực thể tồn tại trong vũ trụ đại diện cho vật chất (giả sử vũ trụ là vô hạn về không gian). mọi "sự nhận biết ra bản thân mình" (của sinh vật có tri giác) đại diện cho tinh thần. ah mà khoan, cần có sự liên kết với phật pháp ở trong này. ~

- khi phật còn là thái tử, ngài thấy con chim gì đó (mình ko biết tên) ăn con giun gì đó... ngài đã nghĩ điều gì? khi phật còn là thái tử, ngài cũng thấy sinh, lão, bệnh, tử tung hoành mọi nơi trên thân xác con người... ngài thấy thế nào? ngài có dấy lên tình yêu thương và khát khao hiểu biết (trí tuệ) chăng? có mà nhỉ... ngài đi tìm thầy học đạo (trí tuệ vô thượng)... ngài đi tìm đường giải thoát (chấm dứt sanh tử. phải là bất tử 0?). đấy cũng là sự liên kết giữa phật giáo và 2 cái nhìn ở trên mà mình thấy được (tất nhiên là mình tự nghĩ, tự quan sát và tìm hiểu nên thông tin ko có nguồn cụ thể, chỉ là suy nghĩ riêng của bản thân). ~

- sau đó thì sao? ngài nhận ra sự vô thường của vạn vật, vạn pháp... từ nhỏ đến lớn... từ ít đến nhiều (về vật chất và cả tinh thần). uh, vậy tại sao khi ngài biết được như vậy rồi mà vẫn truy tìm sự giải thoát? rõ ràng, ko thể có trạng thái an lạc vĩnh viễn vì nó sẽ mâu thuẫn với tính vô thường mà ngài nhận thấy ở trên. 0 biết mọi người nghĩ sao, chớ theo mình thì khi phật nhận ra sự vô thường... cũng là lúc ngài nhận ra luôn sự hữu thường (cả về vật chất lẫn tinh thần), rồi lấy "vô thường" làm đại diện cho sự nhận ra của cả 2. ~

- phân tích cái đã =))... xem có gì cấn 0 nào. về mặt vật chất, ta dễ thấy được sự sinh diệt của mọi thực thể (con người, thế giới...). có lẽ do sự chuyển động đã làm nên điều này. vì sao? vì sự chuyển động vô tình làm xuất hiện dòng thời gian. nếu mọi vật chất ban đầu luôn đứng im... sẽ 0 có khái niệm về thời gian -> mọi vật bất tử theo lẽ dĩ nhiên. nhưng vật chất chuyển động không ngừng -> nó tự tạo nên thời gian và tính vô thường của vạn vật. và sự chuyển động này là ngẫu nhiên hay có quy luật? giả sử cái bàn được tạo ra dưới tay người thợ, vậy nó quy luật chứ 0 phải ngẫu nhiên (duyên? luật 12 nhân duyên?). nhưng có thể ở đâu đó ngoài kia (vũ trụ vô hạn)... thật sự có những mảnh gỗ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành 1 cái bàn? (trên thế giới cũng có những tác phẩm của tự nhiên... mang hình cái bàn mà). ~

- mà cái bàn được tạo thành một cách ngẫu nhiên đó, bỗng nhiên bị con người tác động vào thì sao? "một quy luật" tác động vào "một ngẫu nhiên" và làm thay đổi nó? hay con người bị tác động một cách ngẫu nhiên thì sao? (các hiện tượng tự nhiên, thiên thạch, sóng thần...). như vậy, vạn sự do duyên sanh hay do ngẫu nhiên sanh? giả sử có một tập hợp gồm 100 đồng xu bình thường được tung lên không trung và đáp xuống mặt đất (đồng xu bình thường ở đây nghĩa là ko có quy ước mặt nào xấp mặt nào ngửa, nói cách khác là 2 mặt như nhau). thu được kết quả luôn là 100% trong mọi trường hợp, mọi lần tung. từ đó cho thấy nó không hề có tính ngẫu nhiên hay tính quy luật gì hết (tức là ko có nhân duyên và vô nhân duyên), tất cả chỉ là ảo giác mà thôi. ~

- vì sao? bây giờ, hãy quy ước vào 100 đồng xu mặt xấp và mặt ngửa (phân biệt được). hãy tung lên, và xác suất lúc này sẽ là 50% cho xấp và 50% cho ngửa -> đồng xu được tung lên ngẫu nhiên vậy mà lại hình thành 2 tỉ lệ phân biệt. như vậy có phải là nơi nào có thiện thì nơi đó có ác ko? nơi nào có phật thì nơi đó có ma 0? tại sao ư? tại vì xác suất xuất hiện của cả 2 là như nhau. tất cả chỉ là do ban đầu ta đã tự đặt quy ước vào một đồng xu bình thường, khiến cho nó có 2 mặt phân biệt -> cho nên tính ngẫu nhiên và tính quy luật (vô nhân duyên và nhân duyên) được sinh ra. chứ sự thật ko có các nguyên nhân, lý do và các ngẫu nhiên, ko lý do như thế. ~

- đối với thực tế, vật chất cũng có tính hữu thường. hãy tự quan sát cơ thể của chúng ta... nó có đang già đi, rồi chết? thế thì có gì hữu thường, là vô thường thì đúng hơn. mà khoan đã, sau khi chết thì cơ thể ta đi về đâu? hòa vào đất, tan vào mưa, pha vào nắng, quyện vào gió. từng phần vật chất nhỏ bé, nhỏ bé đến vô hạn chia nhau lan tỏa khắp thế giới.. khắp vũ trụ. làm gì có phần nào thật sự mất đi? nó đúng với định luật bảo toàn năng lượng, rằng năng lượng ko tự sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển hóa tự dạng này sang dạng khác. ví dụ thử xem, như một con giun... nó ăn phần xác khi mình chết, sau đó có một con gà ăn con giun, rồi con người ăn con gà. vậy phần cơ thể của mình sau khi chết nó ko bị mất đi mà vẫn luôn tồn tại, đi khắp nơi trong không gian -> sự hữu thường. ~

- về mặt tinh thần, sự vô thường cũng xảy ra do sự chuyển động... nó tạo thành dòng. đó là những dòng suy nghĩ ko thể dừng lại. nếu nó đứng im, cũng tương tự như vật chất -> tạo nên bất tử về mặt tinh thần, nó sẽ thành hữu thường. vậy sự thay đổi các trạng thái cảm xúc (buồn, vui...), thay đổi các trạng thái suy nghĩ, thay đổi các trạng thái tâm thức là ngẫu nhiên hay có quy luật? (tức là có nhân duyên hay là vô nhân duyên?). cũng như phần vật chất ở trên, mọi người có thể đọc lại.. ý nó cũng tương tự như thế. rằng nếu con người bị đặt ra những quy ước định sẵn (1+1=2, con gà như thế này, mưa sẽ lạnh... lạnh là như này) thì theo 12 nhân duyên (có quy luật). rằng nếu con người ko bị chi phối bởi các quy ước ấy (người mới sinh ra bị khuyết tật 5 giác quan, người thực vật, người mất đi ý thức...) thì theo vô nhân duyên (ko có quy luật, ngẫu nhiên). ~

- và sự vô thường của tinh thần được hình thành do ko có một trạng thái tinh thần nào là vĩnh hằng (chẳng hạn như ko có ai vui mãi, buồn mãi...). và sự chuyển dịch giữa các trạng thái tinh thần sự thật thì ko có tính ngẫu nhiên hay quy luật (giống vật chất). sẽ có mấy ông bảo là: "giống chỗ nào? vật chất là vật chất, tinh thần là tinh thần. nói thì phải rõ ràng ra chớ." =)). thì mọi người thấy nó giống thế nào thì nó giống như vậy thôi.. chứ mình ko biết giải thích, khó nói lắm... mình lại còn yếu môn văn, chả biết làm sao nữa =). ờm thì... nói thế này thử xem có được ko nha ... ~

- phật từng bảo là tất cả chúng sanh đều sẽ thành phật -> sự thành phật được đảm bảo 100% sẽ xảy ra, với mọi chúng sanh (có giống với... một kết quả được đảm bảo xảy ra 100% với mọi đồng xu được tung không? - số đồng xu là tùy ý). như vậy có phải do ngẫu nhiên mà thành phật ko? có phải do nhân duyên mà thành phật 0? sự thật là ko do gì cả... mà khi tung lên thì nó là như vậy. mình giải thích được thế thôi, chắc là ko hay cho lắm đâu... mọi người đừng chê nhiều nha, người ta tủi lắm =(. hahhaa =)) ~

- vấn đề cuối cùng là sự luôn hữu thường của tinh thần liệu có tồn tại... theo một cách nào đó ko? nói thật thì bên vật chất thì còn tư duy, quán xét được vì nó trực quan. chứ bên tinh thần... để cho thực tế thì chỉ có 1 cách đó là trải nghiệm. trải nghiệm điều gì? haha, đó là cái chết... để xem sau cái chết có gì. câu trả lời nằm sau cái chết nhỉ? hoặc có thể ko cần đợi đến lúc đó... nhưng vì trăm nghe 0 bằng 1 thấy nên vẫn phải đợi... để trải nghiệm... để biết rằng cuộc sống này 0 vô nghĩa. luôn tồn tại một câu trả lời phía trước... dù là đã biết trước đáp án đi chăng nữa. các a la hán đã chứng đạo giác ngộ, tức là biết được đáp án. nhưng vẫn phải đợi qua trải nghiệm... mới gọi là "niết bàn".... ~

- tiếp tục với con đường giải thoát của phật. sau khi ngài nhận ra được sự vô thường và hữu thường của vạn vật, vạn pháp (vật chất và tinh thần). ngài đã thấy được sự khổ đau và an lạc (do vô thường và hữu thường mang lại). đây là suy luận cá nhân của mình, chứ mình ko hề biết sự thật có phải như vậy ko. rồi ngài lấy "sự khổ" làm đại diện cho sự nhận ra cả 2 (khổ và lạc). hmm... biết là bài viết còn khá dài, mọi người đọc được đến đây là mình cũng hạnh phúc lắm rồi, rất cảm ơn mọi người... hãy cứ chill đi, khi khác đọc cũng được, chả cần cố quá đâu =). hahaha, mình sẽ phân tích sự khổ và lạc về cả vật chất và tinh thần như ở trên mình đã làm (với vô thường) - theo góc nhìn riêng tư, nên mọi người có thể đánh giá và nhận xét cũng theo góc nhìn... của riêng mọi người (nói chung là thấy sao nói vậy). ~

- sự khổ, là trạng thái ko được trọn vẹn, ko được viên mãn, là một sự ko hoàn hảo của bất kỳ điều gì. nói chung theo cách hiểu của mình thì khi nào còn sự thiếu hụt, khiếm khuyết thì còn khổ. và ngược lại, sự toàn diện về mọi mặt, hoàn hảo dưới mọi góc độ thì là lạc. nói cách khác, sự vô thường đã làm nên sự khổ (sự hữu thường làm nên sự lạc). vì tính chuyển động và biến đổi của vô thường mà ko gì được trọn vẹn tuyệt đối (vì tính bất động và ổn định của hữu thường mà tất cả được trọn vẹn tuyệt đối). nhưng quan trọng là... khổ và lạc có phải chỉ áp dụng cho loài có tri giác? và những vật chất vô tri giác thì ko thể có khổ? ko đúng lắm... bởi vì vật chất cũng có thể ko trọn vẹn và thường hằng, cũng như chịu sự tác động của vô thường. ~

- và nếu ko có vật chất, sự khổ cũng ko thể sinh ra chỉ độc lập trong tinh thần (ko có vật chất thì 5 giác quan ko tồn tại -> sự khổ ko thể hình thành). vậy nên về mặt vật chất, sự khổ và lạc vẫn có tác động lên chúng. hãy tưởng tượng, có một bức tượng hình người bị mất một cánh tay... ko một ai biết đến sự hiện diện của nó, nó ẩn mình trong bóng tối vĩnh hằng. bức tượng ấy có bị khổ ko? tất nhiên là ko, vì nó vô tri giác thì làm sao có thể "khổ". cụ thể hơn, khi hỏi bức tượng ấy có bị "sự khổ" tác động 0? thì câu trả lời là có (khổ là tính từ dùng cho loài tri giác, nhưng sự khổ thì ko.. nó là danh từ). nó chịu sự khổ đơn giản vì nó vô thường, ko trọn vẹn... chứ ko cần phải có suy nghĩ, có tư duy mới nhận ra. điều đó là dư thừa =). hahaha. ~

- thế bức tượng đó lạc ở đâu? chỗ nào cơ? thử chia bức tượng ra làm 2... nó nhỏ hơn lúc đầu đúng 0? hmm... chia tiếp làm 3, rồi làm 4, sau đó chia 5, chia 6... cứ như thế đến vô hạn lần. ta thu được gì? một vật chất nhỏ vô cùng à? ở trên, ta đã giả sử rằng vũ trụ lớn vô hạn về không gian (đó là về bên ngoài), còn bây giờ, ta giả sử luôn rằng vũ trụ nhỏ vô hạn về không gian (ở bên trong)... tức là ko có giới hạn lớn nhất và ko có giới hạn nhỏ nhất. và phần vật chất làm nên bức tượng cũng có tính hữu thường vì thực sự nó ko tan biến mà lan tỏa khắp vũ trụ (như trên đã nói) -> sự hữu thường này làm nên sự lạc cho bức tượng. ~

- qua đó, ta cũng thấy được sự khổ và lạc của vật chất. mình nghĩ rằng khi phật nhận ra sự khổ, ngài đã nhận ra luôn sự lạc. ví dụ về cõi tịnh độ của phật a di đà chẳng hạn, dưới lời miêu tả trong kinh, rõ ràng đó là một thế giới vật chất, tất cả mô tả đều dưới dạng hình ảnh, mà hình ảnh chính là mô phỏng lại vật chất. có thật là vậy? ko hẳn... tuy ta thấy được sự trọn vẹn và viên mãn của các dạng vật chất nơi cõi đó -> sinh lòng tin, muốn sanh về đó hưởng sự lạc. nhưng thực tại thì những vật chất ở trái đất cũng có những đặc tính hữu thường như thế... bởi ta luôn nhìn đó bằng cặp mắt nhân duyên (có quy luật), khiến nó trở nên vô thường. và thứ mà ta dùng để "sống, biết" trên trái đất này chính là ý thức của chúng ta (theo nghĩa thông thường, mình ko biết thuật ngữ để mô tả từ này trong phật giáo), nó thuộc mặt tinh thần. ~

- về mặt tinh thần, sự khổ xuất hiện dưới nhiều khía cạnh. nhưng tổng quát vẫn là tính ko trọn vẹn, ko viên mãn của sự vật, hiện tượng hoặc của bất kỳ điều gì đó. ko thể mãi bên người mình thương (xa cách), có mong muốn mà 0 thực hiện được (bất mãn), đói nghèo, thiếu thốn, tật nguyền (khó khăn), bị ma trêu (sợ hãi), thất tình (đau lòng)... và rất nhiều cái khổ tinh thần khác =)). nói chung là sự khổ trong tinh thần bắt đầu từ ái dục. ah mà mình giải thích như này... theo cách hiểu của mình nên có sai đâu xin mọi người thông cảm nhá =). ~

- ái dục là sự gắn bó, ham muốn, khao khát mạnh mẽ đối với các vật thể, trạng thái, hoặc mối quan hệ trong cuộc sống. ví dụ, ham muốn có được một đối tác lý tưởng, khao khát thành công nghề nghiệp, sự gắn bó với một đồ vật cụ thể... sâu xa hơn.. nó liên quan đến cái "ngã" mà ở phần sau mới đề cập. nó mô tả hành động của tâm hồn hoặc ý thức khi liên tục nắm giữ, gắn bó với sự tồn tại và khái niệm. ái dục được xem là một khía cạnh của sự gắn kết và thường được liên kết với ý thức và nhận thức, đặc biệt là ái lực tới ý thức về bản thân (sự gắn kết với "tôi"). ngược lại với sự khổ, sự lạc về mặt tinh thần cũng là do tính hữu thường đem lại (sự viên mãn và đầy đủ). nên người hưởng lạc về tinh thần không phải chịu cái cảm giác xa cách, bất mãn, khó khăn hay sợ hãi... ~

- làm sao có thể (lạc)? ừ thì cứ truy nguyên nhân ra thôi, ái dục làm khổ thì bỏ ái dục là xong. phật bảo thực hành bát chánh đạo để xa lìa ái dục... vậy nếu theo nhân duyên (quy luật) thì nên hành bát chánh đạo. nhưng như mình đã nói ở trên, có thể tự dựa vào vô nhân duyên (ko theo quy luật, ngẫu nhiên) để đạt sự lạc (xa lìa khổ) cũng được. bởi theo một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn có khả năng tồn tại một người hoàn hảo ngay từ khi sinh ra đã xa lìa khổ. có người bảo: "cái gì cũng phải có lý do.". uh, thì lý do là thế... là con hổ ăn cuon rồi, cơ mà con hổ ngẫu nhiên ngáp phải ruồi chứ ko có nhân duyên (như trong đánh bài vậy). mình chỉ ví dụ được thế thôi, kém thông minh nên ko nghĩ được ví dụ nào hay, khó bị bắt bẻ hơn nữa. nhưng mà thế này mà có ông nào nói: "con hổ chắc chắn có nhân duyên với con ruồi ở kiếp trước" nữa thì chịu =)). đang lấy bối cảnh để hình dung sự ngẫu nhiên thôi mà. ~

- tóm tắt lại chút đã. có quy luật (nhân duyên) và ngẫu nhiên (vô nhân duyên). sự thật mình thấy ko có 2 điều này, như giải thích về 100 đồng xu ở trên (do quy ước mặt sấp ngửa mà tự hình thành). tiếp theo là sự vô thường và hữu thường (lần lượt về mặt vật chất và tinh thần). sau đó là sự khổ và lạc (về mặt vật chất và tinh thần). nếu ko quy ước 2 mặt đồng xu, thì dù ta có tung ngẫu nhiên hay tung theo một nguyên tắc nào đó thì vẫn chỉ thu được một kết quả -> từ đó cho thấy thật ra ko có khổ đau và an lạc (khổ và lạc chính là 2 mặt của đồng xu mà ta quy ước). đối với người thích khổ, họ tung theo quy luật sao cho các đồng xu có mặt "khổ" nhiều hơn (chính là tác động lên nó quy luật nào đó để thay đổi kết quả, cụ thể là thích khổ thì cứ giữ lấy ái dục). thích lạc thì tung theo quy luật cho ra lạc (buông ái dục). còn nếu thích khổ và lạc ra ngẫu nhiên thì tung ngẫu nhiên, ko theo quy luật (thích gì làm nấy, thích giết thì giết, thích cứu thì cứu... làm ngẫu nhiên). như vậy nếu có ăn may thì tự nhiên lên trời, xui thì xuống địa ngục =)) hahaha. ~

- đức phật khi ngồi suy xét, cuối cùng nhận ra sự vô ngã. tương tự như cách nói ở trên, ngay lúc ngài nhận ra vô ngã... cũng là lúc ngài thấy được cái ngã =). hahaha, cười sặc =)). sau đó ngài thấy, rằng cả ngã và vô ngã đều ko tồn tại. ở trên nói nhiều rồi, phần này cuối rồi, nói ngắn gọn chút chứ ko mọi người bảo mình lắm mồm =). làm như nào cho ngắn gọn ta? khó nhỉ.. hmm, để xem...
sắc tức thị không, không tức thị sắc
sắc bất dị không, không bất dị sắc
thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.
mình hiểu câu trên muốn nói là "ngã và vô ngã đều ko tồn tại, đều như nhau, đều ko thật có". và vì ko phải mặt này của đồng xu, cũng ko phải mặt kia nên buộc phải sinh ra từ mới để biểu thị trạng thái đó... như lai cho bên vật chất và chân tâm cho bên tinh thần. ~

- như lai ko phải đại ngã, cũng ko phải vô ngã, mà như lai là như lai. chân tâm ko phải tâm tĩnh, cũng ko phải tâm động, mà chân tâm là chân tâm. sắc chính là không, không chính là sắc... chính là cùng nằm trên đồng xu, nhưng bị phân biệt ra 2 mặt. đức phật thương xót, xóa bỏ ranh giới giữa 2 mặt của đồng xu để độ thoát vô số chúng sanh -> đó mới là ý nghĩa của câu trên. đương nhiên là theo cái biết của mình, cách hiểu của mình. đồng nghĩa với việc nó có thể đúng hoặc sai, đúng thì là chánh pháp, sai thì là tà pháp. mình sợ nói lung tung ảnh hưởng đến người khác nên mọi người thấy sai cứ mạnh tay chê, vì mình ko nói thì ko thể giải đáp được những thắc mắc này. phần vô ngã (ngã) mình viết đến đây thôi, còn lại để mọi người tự suy luận, đại khái nó cũng giống như 2 phần trên thôi (nói thế thôi chứ mình muốn xem cách triển khai của mọi người về phần này ấy ạ - hãy nói sâu hơn về như lai và chân tâm... đó là thứ bây giờ mình cần =)). hahah ~

- mình cảm ơn mọi người rất nhiều. ở diễn đàn này, mình đã học được rất nhiều điều, dù đó là đúng hay sai thì mình vẫn ghi nhận. đặc biệt là với @khuclunglinh, một người đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình (về đạo phật.. trước kia mình chỉ chấp vào câu niệm a di đà để mong được lợi ích cho bản thân thôi -> ích kỷ. nhưng lunglinh đã xóa bỏ điều đó, mình thừa nhận là vậy!). cứ mỗi khi mình nhàn rỗi thì lại vào hỏi mấy cái mà mình chưa biết, mà ko cái nào là lunglinh ko trả lời =). hahaha, nay mình vừa mới thi xong, cũng vừa dịp cuối năm nữa ... chúc mọi người tỷ sự như ý, mãi mãi luôn hạnh phúc và vượt qua mọi khó khăn.
(này là mình phân tích theo tam pháp ấn - biết được từ lunglinh... vô thường - khổ - vô ngã, thường - lạc - ngã). ~

- nam mô a di đà phật. ~
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hãy nói sâu hơn về như lai và chân tâm... đó là thứ bây giờ mình cần =)). hahah ~ CC

CC sao hôm nay tóm lược giải thoát .. và con đường giải thoát gọn gàng quá vậy [smile] .. ...


(1) TÂM LÝ CON NGƯỜI ---> AI CŨNG SỢ ---> XUI [smile]

---> nên cứ Tết vê là người lại cầu xin: MONG đầu năm .. cuối năm ---> GẶP MAY


còn với người có chân tâm mặc tình biết khắp .. như ông Phật .. khi xả niệm thanh tịnh rồi [smile]

Ổng biết được tâm này vốn đầy đủ [smile] .. khỏng thiếu cái gì [smile]

"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm --> hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra.
Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào". - Kinh Trường Bộ

vì vậy người ta muốn làm người nào .. người ta CHỈ NGUYỆN làm người như vậy ... chẳng mong chẳng cầu cho ĐỪNG CÓ XUI À NGHEN [smile]

Nam Mô Đừng Xui .. Nam Mô Gặp May --> tức là muốn quy mạng (nam mô) vào SỐ HÊN đó mà [smile]

chắc chắn là GẦN KIẾN NHƯ LAI rùi đó [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
ko lẽ là tìm kiếm sự thật lại khó đến vậy sao? tại sao chúng ta phải chấp nhận nó ngay cả khi mọi thứ không được rõ ràng nhể? ta đang dùng smart phone (điện thoại thông minh), nhưng ta đâu cần hiểu cấu trúc của nó, ta chỉ cần nắm cách nó vận hành và tương tác với giao diện. ta đang dùng máy lạnh, ta cũng đâu cần biết làm sao nó tạo ra 'khí lạnh', ta chỉ cần nắm được công dụng của các nút trên remote (điều khiển) là đủ. tương tự như vậy, khi ta có những nỗi buồn, niềm đau, hoặc stress (căng thẳng), mệt mỏi, hoặc tò mò, thích thú, hoặc trống rỗng, vô cảm,... ta cần một nơi nương tựa, ta cần một chỗ dựa đáng tin cậy, ta cần một nơi thanh bình, ta cần một ai đó lắng nghe,... thứ đã cứu rỗi ta khỏi cảm giác tuyệt vọng đó, biết lắng nghe cảm xúc, tâm tư của ta, khiến ta được hạnh phúc và an toàn khi ở gần, thỏa mãn ta bằng những lý giải mà khi nghe ta tưởng chừng đó là sự thật - ta tôn lên làm 'ngài'. nhưng chúng ta thường gán 'ngài' cho tất cả, bởi vì chỉ có một thực thể có ý thức mới có thể lắng nghe và thấu cảm ta. vậy nên, nếu thứ đó là người, chúng ta gọi là 'ngài'. nếu thứ đó là một hiện tượng, một thực thể, chúng ta vẫn gán cho nó là 'hóa thân của ngài'. như cách những đứa con luôn bám lấy mẹ, cũng như cách chúng mong mỏi lời khen, sự thừa nhận từ cha... phải, chúng rất hạnh phúc, kể cả cha mẹ y nữa, kể cả khi ta không hiểu cảm giác đó là gì, tại sao, như thế nào. không, ta vui vì được sống trong tình yêu thương này, ta đã làm tốt mà, ta xứng đáng được như vậy. họ là cha mẹ ta, là người gieo tư tưởng và trái tim vào trong ta vậy nên ta hạnh phúc. giả tạo. thật giả tạo vô cùng. ~

chắc mọi người cũng hiểu 'ta' và 'ngài' ở đây là ai với ai rồi nhể? mình đến với phật pháp chính là từ con đường trên, khi ấy mình gọi đức thích ca mâu ni là 'ngài', bây giờ và sau này vẫn thế. vì phật đã sinh ra một luồng tư tưởng mới, làm thay đổi cách nhìn thế giới của mình. ở đây có @khuclunglinh , tuy mình không gọi (xưng hô) là 'ngài', nhưng từ lâu với mình thì khuclunglinh vẫn là bậc trên (vì thay đổi tư tưởng của mình lần thứ 2). theo góc nhìn trên thì khuclunglinh cũng có thể xem là hóa thân của phật, đơn giản vì trong khuclunglinh mang tư tưởng của phật. a man will die, but not his ideas (anh ta sẽ chết, nhưng tư tưởng của anh ấy thì không). được chứng kiến khoảnh khắc mà con mình khôn lớn và trưởng thành là một hạnh phúc lớn lao của bậc cha mẹ. đúng vậy, họ ko hề muốn chúng ta cứ bám mãi lấy họ, thứ họ muốn là thứ khác, một thứ khác... đó cũng chính là ý nghĩa của đức như lai, ngài đã làm tất cả như một người cha, người mẹ làm cho con mình vậy. với sự thương xót và bao dung của phật, những đứa con luôn muốn ở bên ngài, thậm chí cầu xin ngài những điều vô lý (mẹ ơi, con muốn lái ô tô.... aaaa, há miệng ra nào, ăn đi rồi mẹ mua ô tô cho lái nhơ! mẹ nhớ giữ lời ấy - trong khi vẫn ngoan ngoãn mở đôi môi ra cho bà mẹ đút vào). phải thế không? những phật tử đáng trân trọng? lúc trước, lunglinh có nói... hmm, mình ko nhớ rõ nhưng đại ý là nói mình cứ tiếp tục đi (thảo luận về chân tâm), bí quá rồi lại chạy về ôm câu niệm ấy mà (lúc đó mình chỉ biết niệm phật). mình bất mãn chớ, mình phải bảo vệ luận điểm của bản thân và uy danh của đức a di đà nữa. thế là 'combat' biện luận lại chất vấn lunglinh ngay, lunglinh có trả lời lại nhưng mình chả hiểu giề cả =). bây giờ mới hiểu tại sao. ~

phải nói là cách xử lý của đức thích ca mâu ni thời đó quá xuất sắc, quá hoàn hảo. tuy dòng lịch sử có kéo dài hơn 2000 năm, có chiến tranh, có máu đổ nhưng cuối cùng thì ai cũng muốn một kết thúc tốt đẹp, một kết thúc cho sự khổ đau. vì con người không ai muốn phải chịu tổn thương cả, ai cũng muốn hạnh phúc, cũng muốn an lành. vì lẽ đó, ngài đã lấy thiện pháp làm gốc cho sự tu hành. rằng trong giáo lý của ngài ngập tràn các điều tốt đẹp và xa lánh những thứ xấu ác. vậy khi nào con người còn tính thiện thì giáo pháp của đức thích ca mâu ni kia vẫn còn, điều này thể hiện tầm nhìn vượt trội (các tà pháp vẫn sẽ tồn tại nhưng rồi sẽ tự diệt vì xu hướng trong tư tưởng con người chúng ta). tất cả mọi thứ dường như đã được chuẩn bị sẵn ngay trong 45 năm ít ỏi như thể 'ngài' vẫn luôn tồn tại, mãi là chỗ dựa vững chắc nhất cho chúng ta. nó giống như muốn nói rằng 'hãy đi đi, nếu thất bại hãy quay về đây, ta sẽ luôn ở đây.' vậy. cơ mà đi đâu mới được? đi tìm sự thật. phải, ta đã biết và thấy rõ sự thật, nếu các ông cứ mãi bám víu lấy ta, cứ ngồi đây nghe ta nói thì sẽ không thể thấy và biết sự thật đó, sẽ không thể được như ta - đây là một cách để trừu tượng hóa cái mà mình muốn nói chứ ko phải lời của như lai (phật). sự dối trá, sự tà ác và sa đọa, tiêu cực và độc ác,... để tìm thấy sự thật thì kể cả biển lửa, sông máu hay địa ngục cũng là thứ cần được biết. nó không phải cái giá phải trả, nó là hiện thực được củng cố. nó không dành cho những ý chí mong manh, nó dành cho thứ mà ta hay gọi là 'bồ tát'. ~

bởi thế nên ngài không thể nói điều này ra, vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của giáo lý phật pháp (như trên đã nói). vì sao? "mẹ ơi, con muốn lái ô tô.... mày ko ăn hết thì ăn đòn chớ ở đó mà lái, chờ 20 năm nữa đê." - đây là một thứ trái với ý muốn của con người. như đã nói thì xu hướng của chúng ta luôn muốn hướng đến kết cục tốt đẹp. hoặc có thể còn nhiều lý do khác mà mình ko biết, nếu ai biết có thể chia sẻ, mình xin cảm ơn trước. những lý do đó, bao gồm cả lý do trên khiến phật luôn cân nhắc trước khi thuyết giảng các vấn đề về giáo lý đại thừa. bởi nó quá khốc liệt và hiện thực, hiện thực đến tuyệt vọng. like an angel with cruel and merciless intent, go forth, young boy, and you'll become a legend (như một thiên thần tàn nhẫn và không có lòng nhân ái, hãy tiến lên, chàng trai, và con sẽ trở thành một huyền thoại). hình ảnh thiên thần tàn nhẫn biểu trưng cho sự khắc nghiệt và vô tình của thế giới, nơi mà trên con đường chúng ta đi tìm sự thật phải trải qua những xung đột mạnh mẽ về nội tâm. câu sau muốn nói rằng chúng ta phải đối mặt với thực tế tàn nhẫn để tìm ra con đường của mình - đó là con đường thành phật. mình chỉ chia sẻ cách nhìn nhận về thế giới của mình qua góc nhìn phật giáo, tất nhiên sẽ có rất nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau. mình luôn sẵn sàng để chấp nhận những luồng tư tưởng mới, những thứ giúp mình tìm ra con đường của riêng mình mà ai cũng phải đi, vì mỗi người đều đi trên mỗi con đường do họ chọn, nhưng tư tưởng và mục đích hướng đến là như nhau. (sự thật) ~
 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Chẳng có Ngài nào thay đổi được quí vị.
Do duyên khởi tập hợp tạo ra quí vị thì cũng do duyên khởi vận hành sự thay đổi quí vị trong sinh hoạt suốt cuộc đời quí vị.
Sự Thật quí vị là những cellphones.
Lý Duyên Khởi vận hành toàn bộ cellphones từ bộ chips set thông minh để nhận/gởi cuộc gọi. Những gì quí vị nói, tranh cãi lẫn nhau...v....v.... Sự thật quí vị chẳng thấy nghe hiểu biết gì cả. Chỉ là những tín hiệu dữ kiện được chuyển giao từ bộ não người này qua người khác như cellphone to cellphone.
Mỗi người có cái Danh gọi scientists, engineers cùng nhau tạo ra cellphones Sự Thật chỉ là mỗi duyên được tập hợp do bởi duyên khởi mà thôi.
Tất cả sự thông minh, hiểu biết đều không do cái Tên gọi.
Vạn vật Vô Ngã là như thế.
hể? lý duyên khởi và vô ngã, một liều thuốc trấn an hoàn mỹ cho những chúng sanh bị dày vò bởi sợ hãi và bất mãn. hãy xem xét... 'mẹ ơi, tại sao lại có mưa vậy? vì nước sông và đại dương mênh mông kia sẽ bốc hơi và tạo thành mây, mây gặp điều kiện phù hợp sẽ có mưa, và sông và biển lại được lấp đầy. woaa, con thích mưa'. một đứa trẻ khi được thỏa mãn thì còn quan tâm gì đến những thứ sâu xa hơn không? làm sao có thể đặt câu hỏi khi mà sự hiểu biết non nớt ấy còn không có chứng cứ cho lập luận của chính mình. những bà mẹ khác không bao giờ hỏi và nói với nhau như thế, họ đã nhìn thấy cơn mưa này cả trăm, cả nghìn lần rồi. 'mẹ ơi, con không đi ngủ đâu, con sợ... sợ gì con? trong phòng con có thứ làm con sợ. ko sao, trong đó không có gì cả, đừng lo. nhưng con sợ, mẹ hãy vào cùng con... đấy, mẹ bảo rồi, ko có gì đâu - người mẹ dắt tay con vào phòng và nói'. đứa trẻ thấy vẻ mặt bình thản của người mẹ và xung quanh cũng không có gì, liền vơi đi nỗi sợ. vô ngã có phải mang lại an lành như thế không? lý duyên khởi có phải mang lại thỏa mãn như vậy không? chẳng có gì là sai khi những đứa con tin lời mẹ mình nói cả, nhưng chúng không thể mãi bám lấy mẹ. chúng sẽ lớn lên, chúng chính là những người cha, người mẹ thứ 2 nhưng tư tưởng và con đường nhận thức chúng đi là hoàn toàn khác với cha, mẹ chúng. đức phật né tránh những câu hỏi siêu hình có thể là vì ngài nhận thấy người hỏi chưa đủ nhận thức để lĩnh hội sự thật của câu trả lời, cũng có thể ngài muốn thử ý chí của người hỏi 'cao' đến đâu, hoặc có thể vì xung quanh ngài vẫn còn đang có những đứa 'con' đang lắng nghe câu trả lời. như ở trên đã nói, nếu ngài nói ra thì ắt hẳn nó có liên quan đến đại thừa, ngài phải cân nhắc vì sự tồn tại lâu dài của giáo lý. một giáo lý ngập tràn hạnh phúc và tốt đẹp không thể bị hiểu nhầm là một thực tế tàn nhẫn và khốc liệt. ~
Xưa nay không một vật.
Đó là Chánh Kiến.
Thấy "Xưa nay không một vật." là thấy Sự Thật?
Do quí vị không có bản ngã thì thấy gì nói ra là Sự Thật đều là vọng tưởng.
Do quí vị không có bản ngã thì thấy Phật, chư Tổ nói ra là Sự Thật đều là vọng tưởng.
ko biết có phải không nhưng tôi thấy ông mô tả giống như digital physics (vật lý số, một thuyết cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là tập hợp bởi những phần tử cơ bản nhất, bit hay transistor). đây cũng là một liên tưởng khá thú vị, lmao =). nếu ông cho rằng vạn vật là vô ngã, xưa nay không một vật thì tại sao vạn vật lại tồn tại? ông chỉ cần trả lời rằng 'tại sao mọi thứ lại tồn tại thay vì là không có gì?' thôi là được. tôi nghĩ rằng phật có lý do để im lặng, nhưng biết đâu phật đã trả lời câu hỏi này bằng một buổi thuyết pháp vĩ đại nào đó mà khi ấy chỉ có 2 người biết đến thì sao? tất nhiên tôi cũng biết được sự mơ hồ trong câu trả lời của ông ngay cả khi ông không trả lời, bởi vì ngay câu hỏi đã rất mơ hồ rồi, câu trả lời sẽ chẳng có gì liên quan đến câu hỏi cả. lời giải nằm trong sự thật, nhưng nếu ông cứ trốn chạy mãi, né tránh mãi thì ko bao giờ biết được nó cả. tôi cũng ko trả lời được câu hỏi trên, tôi cũng ko muốn bẻ lái mọi thứ đi xa bằng cách chèn thêm giáo lý khác của đức phật để giải thích cho giáo lý này. nhưng tôi ko để cái 'vô ngã' che mờ sự thật đâu, tôi sẽ tìm câu trả lời trong vô ngã, và cả trong bản ngã nữa. nếu ông đã thấy được như phật, đã trở thành 'người cha thứ 2' thì chắc là ông sẽ không cười tôi đâu nhể? như thể là một young boy (cậu bé) mới lớn vậy. không, ông sẽ cười mà, vì ông ko thể nào thành phật được - tên ông còn để là 'tự độ' cơ mờ =). ~
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Đúng như bạn nói: chichi, những câu hỏi siêu hình đức Phật đôi lúc ~trong kinh nguyên thủy đức Phật cũng tránh né, vì trình độ chúng sinh chưa đủ~.

Vì thế Thánh Bồ Tát đã từng nói trong Bảo Hành Vương Chánh Luận: Vô ngã và chấp có ngã đức Phật đều bác bỏ.

Nhưng Phật pháp đôi lúc chỉ là cảm nhận, không thể nói ra ngôn ngữ, khi nói ra đôi khi chỉ là phương tiện.

Ví dụ tôi nói, tôi sướng quá; sướng này mỗi nghiệp lực chúng sinh sẽ hiểu khác nhau.

Hoặc nói rằng: Tôi khổ quá, mỗi người sẽ hiểu mỗi cách đau khổ.

Vì vậy có thể biết, đôi lúc sướng - khổ còn không thể dùng ngôn ngữ tả cho rõ ràng, thì làm sao, tả vạn vật cho nó thật đúng như nó hiện, do đó ngôn ngữ chỉ là phần mô tả tương đối, mang tính cách biểu tượng, trừu tượng.

Cái cuối cùng là : Dù bạn biết hay không, mọi vật vẫn đang tồn tại, hàng trăm ngàn cảnh giới, hay nói gọn hơn: hàng ngàn hàng tinh, hàng ngàn vũ trụ, hàng tỷ nghiệp lực, vô lượng chư Phật.

Ví dụ cụ thể trong Luật tạng nói: Nước có vô số vi trùng.

Không những vi trùng mắt thường không thấy là không có, dù bạn tin hay không, thì chính trên thân thể của bạn có vô số vi trùng đang hoạt động.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,898
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Thấy "Xưa nay không một vật." là thấy Sự Thật?
Do quí vị không có bản ngã thì thấy gì nói ra là Sự Thật đều là vọng tưởng.
Do quí vị không có bản ngã thì thấy Phật, chư Tổ nói ra là Sự Thật đều là vọng tưởng.
Ủa, vậy thành ra: Phật, Tổ thốt ra lời nói là từ vọng tưởng của các Ngài ấy sao?!
Bản thân bạn chưa thấy Sự Thật nên cứ nói ra những điều sai lệch.

Hãy tự hỏi "mình là cái gì?" cho thật thông suốt, cứ gãi ngứa ngoài giày suốt như thế này mà theo thiền tông thì còn lâu lắm mới thành tựu.
 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Đúng như bạn nói: chichi, những câu hỏi siêu hình đức Phật đôi lúc ~trong kinh nguyên thủy đức Phật cũng tránh né, vì trình độ chúng sinh chưa đủ~.

Vì thế Thánh Bồ Tát đã từng nói trong Bảo Hành Vương Chánh Luận: Vô ngã và chấp có ngã đức Phật đều bác bỏ.

Nhưng Phật pháp đôi lúc chỉ là cảm nhận, không thể nói ra ngôn ngữ, khi nói ra đôi khi chỉ là phương tiện.

Ví dụ tôi nói, tôi sướng quá; sướng này mỗi nghiệp lực chúng sinh sẽ hiểu khác nhau.

Hoặc nói rằng: Tôi khổ quá, mỗi người sẽ hiểu mỗi cách đau khổ.

Vì vậy có thể biết, đôi lúc sướng - khổ còn không thể dùng ngôn ngữ tả cho rõ ràng, thì làm sao, tả vạn vật cho nó thật đúng như nó hiện, do đó ngôn ngữ chỉ là phần mô tả tương đối, mang tính cách biểu tượng, trừu tượng.

Cái cuối cùng là : Dù bạn biết hay không, mọi vật vẫn đang tồn tại, hàng trăm ngàn cảnh giới, hay nói gọn hơn: hàng ngàn hàng tinh, hàng ngàn vũ trụ, hàng tỷ nghiệp lực, vô lượng chư Phật.

Ví dụ cụ thể trong Luật tạng nói: Nước có vô số vi trùng.


Không những vi trùng mắt thường không thấy là không có, dù bạn tin hay không, thì chính trên thân thể của bạn có vô số vi trùng đang hoạt động.
tôi cảm thấy mọi thứ theo cách ông nói giống như đều mang tính tương đối cả. nhưng thực tế, ta sẽ không thể cảm nhận được sự tương đối nếu không có nhận thức về một thứ tuyệt đối. giống như việc ông cố so sánh cái khổ mà ông nhìn thấy với cái khổ mà ông đã trải qua trong quá khứ vậy, và thứ mà ông đã từng trải qua vô tình là thước đo tuyệt đối cho nhận định tương đối của ông =). như trên đã nói, rất có thể tương đối và tuyệt đối thực ra cũng chỉ là 2 mặt của một vấn đề thôi (sự thật). chỉ là nếu chúng ta nhìn ở góc độ vi mô thì nó trở thành tuyệt đối và ở góc độ vĩ mô nó lại là tương đối. có thể cũng vì lý do này mà đức phật thuyết giảng là có giới hạn, kinh sách ghi chép cũng vậy nhưng mỗi người nghe, đọc lại có một góc nhìn khác nhau nên tạo ra vô lượng nghĩa. tư tưởng trong suy nghĩ của ngài chỉ có 1, nó là cái tuyệt đối, mà tư tưởng ấy đã tự vĩ mô hóa nó bằng cách tác động tạo ra nhiều tư tưởng khác nhau nhưng mang cùng định hướng. lưu ý là tôi không hề tương đối hóa hay tuyệt đối hóa mấy cái vừa rồi tôi nói nhơ, bởi vì mấy ông chỉ cần 'thu nhỏ' nó lại là sẽ tìm ra một quy ước tuyệt đối khác mà thôi (cũng như 'phóng to' nó lên sẽ là một quy ước tương đối khác). tôi không muốn gieo rắc sự nghi hoặc nơi ông đâu, chính vì thế nên tôi sẽ tạm cho ông một chỗ trú an toàn để trút bớt phiền não. đây nài, lấy của ông tự độ này: ~
Người Sự Thật biết không hỏi.
Người hỏi Sự Thật không biết thì Sự Thật không biết hỏi.

Quí vị (Suy Nghĩ?) vọng tưởng trả lời câu hỏi của người Sự Thật không biết hỏi được sao?
Dựa vào kinh luận trả lời, hỏi cũng vẫn là vọng tưởng.

Sự Thật là không ở câu hỏi, câu trả lời.
Sự Thật là ở chỗ Tri Hành hợp nhất.
Người Thật Sự biết mình Vô Ngã thì không còn có cái Tôi biết Vô Ngã nên không hỏi, không đáp
Người ngoại đạo không biết Vô Ngã tới hỏi Đức Phật:
"Ngài Vô Ngã?"

Đức Phật: " "
Đức Phật dạy:
"Cúng một trăm triệu đức Phật, không bằng cúng một vị không niệm, không trụ, không tu, không chứng"
theo tôi thì ông tự độ nghĩ là không cần phải bận tâm đến những câu hỏi hay trả lời, sự thật của ổng nằm ở 'tri hành hợp nhất'. ông là một phật tử đáng trân trọng (tự độ), nhờ có những người như ông mà giáo pháp của phật được lưu truyền đến tận bây giờ. ông nói đúng vì sự thật không nằm ở câu hỏi và câu trả lời, bởi vì chỉ truyền đạt câu hỏi và câu trả lời sẽ không cho ta thấy sự thật. theo tôi, sự thật là hiện thực được củng cố. câu hỏi và câu trả lời là một phần cực nhỏ đang cố gắng củng cố cho hiện thực. thứ nhận ra và trải nghiệm nó chính là ông. khoan vội hỏi 'vậy tôi là gì?', hãy cứ ở trạng thái vô ngã yêu thích của ông đã. và ông sẽ biết ông là ai thôi =). mà chắc ông cũng đoán được rồi nhể? theo lập luận như vậy thì ông chính là 'sự thật'. ông đang cảm thấy vô lý khi mà đang cần tìm sự thật thì nhận ra sự thật là bản thân ông à? đừng đùa, sự thật nằm trong bản thân ông chỉ là ở mức độ siêu vi mô mà thôi, nó còn chẳng đáng để ông xem là sự thật. thứ ông cần là củng cố hiện thực, như như lai nói 'tự thắp đuốc mà đi' chính là để ông tiếp tục cuộc hành trình của mình sau một đêm nghỉ ngơi. khi ông sống và trải nghiệm thế giới này, hiện thực đã cho ông thấy có 6 đường chuyển sanh. sự lặp lại nhiều lần đã khiến ông tuyệt đối hóa hiện thực nhỏ nhoi đó thành một phần của sự thật trong ông. đức như lai biết điều đó, nói cho ông hay có 6 cõi luân hồi, ông liền tin theo vậy. nhưng trong tư tưởng của ngài ấy, sự thật là số cõi luân hồi nhiều không tả xiết, ngài thấy và biết điều đó nhưng ông thì không. nên ngài sẽ nói với ông, có '6 cõi luân hồi'. câu nói này một lần nữa khiến hiện thực của ông được củng cố, như phản ứng của một đứa con khi đoán trúng ý cha, nó rất vui mừng và càng tin yêu cha mình nữa. ~

nhưng ông có biết rằng, ở một nơi nào đó trong vũ trụ bao la này, đức như lai đang không ngồi thuyết các thiện pháp và bát chánh đạo mà đang thuyết các tà pháp không? nếu ông không thể chấp nhận điều này và nổi giận như đứa con muốn bảo vệ luận điểm của cha mình, vậy ông có thể nghe lời ngài ấy và quay về trạng thái vô ngã. hiện thực rất tàn nhẫn và phũ phàng, nó không hề lắng nghe ai cả, giống như những cơn bão quét qua tất cả mà không quan tâm đến thứ khác. các chúng sanh ở nơi đó không phải là con người, họ có hệ tư tưởng khác với chúng ta. cái mà chúng ta cho là tà pháp đối với họ lại là thiện pháp, đức như lai biết sự hiện diện của những chủng loại chúng sanh như thế, lại một nữa vì sự tồn tại của giáo pháp nên ngài đã thuyết như vậy. hãy nói một chút về nhân loại, chúng ta tạo nên lịch sử bằng những trang máu hay bằng tình yêu thương? những cuộc chiến đẫm máu là chất xúc tác cho những thành tựu vĩ đại ra đời, nhưng tình yêu thương lại là thứ chấm dứt chiến tranh. đó là đặc điểm của nhân loại, chúng ta có trái tim và biết cảm nhận nỗi đau, từ tình yêu nhỏ bé với người thân, quê hương, đất nước, dân tộc đã mang họ ra chiến trường. vậy có thể nói, con người tạo nên lịch sử bằng cách thêu dệt tình thương - thế thì làm sao một giáo pháp chứa toàn điều ác có thể tồn tại lâu dài được? ~

đức thích ca mâu ni, ngài ấy hoàn toàn có thể nói thẳng ra ngay trong thời tại thế nhưng ngài lựa chọn để cho quyển kinh, ngôi chùa và hòa thượng làm vỏ bọc để truyền giáo pháp ấy qua từng giai đoạn lịch sử của nhân loại. cũng như cách truyền giáo khác với tên gọi khác và chúng sanh khác, với vỏ bọc khác và ở những nơi khác, ngài chỉ để lại thứ cốt lõi ẩn sâu trong đại thừa. không phải là do các chúng sanh căn cơ thấp cao phân biệt mà giảng, cũng không phải vì số lượng người hiểu nhiều ít mà thuyết, nó nằm ở sự bình đẳng và tự do ý chí ở ngài. ta không thể hiểu được nó là gì, vì sự thật mà đức như lai thấy biết đã vượt xa tưởng tượng của chúng ta rồi. ngài luôn cho thấy, rằng chúng ta có thể rời bỏ ngài bất cứ lúc nào, và quay lại bất cứ lúc nào (bằng các pháp môn ngài để lại). đó là một điều kiện hoàn hảo để ta tự bước đi theo đúng nghĩa đen cho đến khi thành phật. nhưng ngài cũng không phản đối những người an trú trong giáo lý của ngài, vì phải có những người như thế, giáo pháp của ngài mới đến được tai tôi. phải không? những phật tử đáng trân trọng? tôi cũng chẳng biết đáp như nào vơi ông nữa - tự độ =). ông đè cả mớ sự thật lên nhau, tôi đọc chả hiểu giề luôn =). cơ mà ko sao, mơ hồ thì vẫn là mơ hồ thôi, biết trước rồi mờ. lần sau đừng lấy vô ngã ra khoe nữa nhơ, tôi không chui vào cảnh giới đó nằm đâu, chán chết mất =). đùa ấy, a di đà phật.~
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Ngôn từ tuy chỉ là tương đối, nhưng muốn ngộ cái tuyệt đối phải thông qua ngôn từ, đó là điều không thể tránh khỏi.

Con người phải tự nhận mình là ngu dốt, là vô minh, là đang sống trong khổ mới công nhận được trí tuệ của người khác, người khác đây chính là đức Phật.

Đức Phật là người chạm đến cái tuyệt đối, mà muốn chạm được cái tuyệt đối này: là buộc phải DỰA VÀO KINH ĐIỂN LÀM CHUẨN MỰC, THƯỚC ĐO, LÀM TIÊU CHUẨN.

Nếu không hiểu mình đang sống trong khổ đau, thì không có tâm mong cầu thoát khổ.

Nếu không nhận mình là ngu si, thì không chịu khuất phục, nghe lời dạy của Phật.

Cái tuyệt đối đức Phật đã thấy, cách đi như thế nào? Thì kinh điển đã chỉ rõ.

Còn cái tự cảm nhận của con người, dù người thông minh nhất, cũng lòng vòng trong: cõi dục, bỏ cõi dục là cõi sắc, bỏ tâm bỏ nhận thức tâm của vô tưởng định - NHẬN THỨC CỦA TAM GIỚI luân hồi.

Bởi thế, nên nói: Không có Phật xuất thế chúng sinh, không biết hạnh phúc thật sự là gì.
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,527
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Kinh luận Phật giáo chỉ là phương tiện Hướng Tâm con người không dính mắc vào vọng tưởng.
"Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng"

-..."Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng" = Là NGƯỜI ĐANG VỌNG TƯỞNG ! ???.

- ... "Vọng Tưởng" = HIỆN ...=>...TỰ NÓ HIỆN...=KỆ NÓ HIỆN ...==> ... Ý "DỪNG VỌNG TƯỞNG ... " ==> Chính Là THỨC TƯỞNG Của VỌNG THỨC ..." THẤY " ==> Rồi CHẤP NHẬN THỨC : "...không niệm, không trụ, không tu, không chứng" = LÀ VỌNG TƯỞNG !
 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Ngôn từ tuy chỉ là tương đối, nhưng muốn ngộ cái tuyệt đối phải thông qua ngôn từ, đó là điều không thể tránh khỏi.

Con người phải tự nhận mình là ngu dốt, là vô minh, là đang sống trong khổ mới công nhận được trí tuệ của người khác, người khác đây chính là đức Phật.

Đức Phật là người chạm đến cái tuyệt đối, mà muốn chạm được cái tuyệt đối này: là buộc phải DỰA VÀO KINH ĐIỂN LÀM CHUẨN MỰC, THƯỚC ĐO, LÀM TIÊU CHUẨN.

Nếu không hiểu mình đang sống trong khổ đau, thì không có tâm mong cầu thoát khổ.

Nếu không nhận mình là ngu si, thì không chịu khuất phục, nghe lời dạy của Phật.

Cái tuyệt đối đức Phật đã thấy, cách đi như thế nào? Thì kinh điển đã chỉ rõ.

Còn cái tự cảm nhận của con người, dù người thông minh nhất, cũng lòng vòng trong: cõi dục, bỏ cõi dục là cõi sắc, bỏ tâm bỏ nhận thức tâm của vô tưởng định - NHẬN THỨC CỦA TAM GIỚI luân hồi.

Bởi thế, nên nói: Không có Phật xuất thế chúng sinh, không biết hạnh phúc thật sự là gì.
cảm ơn ông, ông đã nói những lời thật lòng như vậy - kim cang thoi luan. ý trí của ông rất kiên định và mạnh mẽ, tôi không thể lay chuyển nó được, nhưng tôi sẽ đặt 'bàn tay' của mình lên đó, cho dù nó không thể di chuyển nhưng chắc chắn khiến ông cảm nhận được. thứ đức như lai 'thấy' không hề có tính tương đối hay tuyệt đối gì cả, tôi giải thích ở trên rồi, nhưng chưa cho ví dụ. giả sử ngài ấy thấy được một sự thật tuyệt đối, tức là nó không thể thay đổi theo thời gian và nó sẽ trường tồn vì nó hoàn toàn là tuyệt đối. theo ý ông nói, nếu ngài muốn cho chúng sanh thấy được sự tuyệt đối đó thì ngài phải dùng những thứ tương đối (ngôn từ,...). nhưng ông quên rằng, thực ra về mặt vi mô (cơ bản) thì ngôn từ cũng mang tính tuyệt đối. bởi nó quy ước và gán một khái niệm hoặc định nghĩa cho 1 từ ngữ (điều này không đổi theo thời gian, ví dụ từ bố, mẹ,...). vậy mà khi đưa nó lên một bậc vĩ mô hơn (tổng thể) thì khái niệm tuyệt đối này không còn đúng nữa (những sinh vật khác sử dụng hình thức sinh sản khác để tạo ra bản sao của nó, hoặc sinh vật như virus, chúng đâu nhất thiết cần ai đó để duy trì nòi giống?). như vậy, nếu xét riêng con người, ta có thể dùng từ 'bố, mẹ' để ám chỉ người sinh ra ta, nhưng khi xét muôn loài thì ta thường dùng từ 'cá thể' hơn. và nếu cứ tiếp tục nói rộng ra, rộng ra nữa để tổng quát nó cho tất cả (vũ trụ) thì dòng tương đối và tuyệt đối cứ luân phiên nhau thay thế. giống như trái đất 'phẳng' từng là một khái niệm tuyệt đối, nhưng khi hiện thực được củng cố và một sự thật khác được hiện ra từ sự củng cố đó, nó cho thấy trái đất có bề mặt gần như một 'mặt cầu'. ngay lập tức khái niệm về trái đất phẳng bị trở thành tương đối (khi xét trên một diện tích rất nhỏ, không thể thấy được sự cong của mặt đất) và trái đất cầu trở thành tuyệt đối. ~

trong trường hợp đang xét này, cái tuyệt đối mà phật chạm đến (như ông nói) hẳn phải là cái tuyệt đối cao nhất, tức là đứng đầu. như vậy nó mâu thuẫn với rất nhiều thứ, một trong số đó có thể là: một sinh vật chạm đến sự tuyệt đối của mọi thứ không khác gì là 'chúa' cả, vì hiểu hết bản chất của mọi dạng tồn tại, nguồn gốc và chuyển động của chúng một cách tuyệt đối, ông ta có thể tự tin làm mọi thứ như một đấng toàn năng thực thụ. một gợi ý về sự chấm hết cho vũ trụ cũng được mở ra, bởi vì nó bị giới hạn bởi những thứ tuyệt đối (cao nhất mà phật biết) nên ngoài cái tuyệt đối đó, nó không vươn ra thêm được nữa, vậy khác nào là thực sự tồn tại một vật thể lớn nhất hoặc nhỏ nhất không? (một câu hỏi mà ta không thể trả lời được ở thời điểm hiện tại được trả lời một cách dễ dàng). và rất nhiều mâu thuẫn khác nếu ta tuyệt đối hóa hoặc tương đối hóa sự thật mà phật chạm đến. vậy nên ý tôi là đức như lai đã ngộ ra sự thật chứ không phải là ngộ ra một cái tương đối hay tuyệt đối nào cả. giống như tương đối và tuyệt đối là 2 mặt của 1 vấn đề sự thật vậy. khi nhìn vào sự thật, ta có thể thấy và hiểu được nó mà không cần biết là tương đối hay tuyệt đối. ví dụ, với sinh mạng là con người, ông nhìn các sự vật với một góc nhìn khác (cây cối, đường xá, nhà cửa, bầu trời,...). với sinh mạng là một con đom đóm, ông lại nhìn một góc nhìn khác (cây cối có thể là nhà, đường đi chính là bầu trời, và ánh sáng ở đuôi là sự sống,...). chỉ cần thấy sự thật, ông không cần phải là đom đóm, ông vẫn có thể hiểu được nó (vì ông biết góc nhìn của nó). ~

phần cuối, ông nói phật không xuất thế thì chúng sinh không biết hạnh phúc thật sự là gì. đúng vậy, chính câu này đã cho tôi thấy tâm lý của ông vững đến mức nào. không sao cả, ông chưa sẵn sàng đối mặt với đau khổ để tìm sự thật thì cứ tìm nó trong hạnh phúc đã, rồi hiện thực sẽ cho ông thấy, rằng hạnh phúc thật sự không hề tồn tại. bên ngoài kia sẽ có tàn nhẫn và nghiệt ngã, nhưng cũng có tình thương và yên bình. bên ngoài kia sẽ có bất lực và tuyệt vọng, nhưng luôn có tự do và hy vọng. khi một đứa trẻ gặp hoàn cảnh khắc nghiệt và nó không biết phải làm gì, nó chạy trốn và lao vào vòng tay mẹ, nó chưa hề trưởng thành. nhưng đến khi nó không chạy, nó đối mặt với sự thật và chấp nhận nó dù là trong đau khổ hay hạnh phúc, ta biết rằng nó đã trưởng thành và sẵn sàng làm cha, làm mẹ. chúng ta dễ dàng nhìn nhận rằng niềm vui hay hạnh phúc có thể là tạm bợ, nhưng đau khổ và bất hạnh là những cảm xúc thật và sâu sắc. chúng không cho phép con người né tránh hay lảng tránh mà bắt buộc chúng ta phải đối diện. cái gọi là 'sự thật' mà đức phật đã ngộ ra chính là khả năng nhìn vào mọi góc độ của sự tồn tại, không phủ nhận mặt tối nhưng cũng không bám chấp vào niềm vui, vì mọi thứ đều là một phần của toàn thể. dù ông rất muốn trở thành phật và đi theo con đường của ngài, nhưng tôi nghĩ một ngày nào đó ông sẽ nhận ra thế giới điêu tàn kia không cho phép ông làm điều đó. khi ta ảo tưởng rằng ta quy y phật pháp là để hướng tới những thứ tốt đẹp và bỏ qua quá khứ u ám, ta đang phản bội lại chính ký ức của chính mình, nơi mà những hiện thực đã từng củng cố cho sự thật nơi ta. ~
Chỉ có người không biết.
Người không biết là người không biết mình và đức Phật không khác biệt.
Người không biết dừng vọng tưởng vào ngôn từ kinh luận diễn tả những phương tiện trời ơi đất hỡi.

Đức Phật nói với ông Angulimāla giết người:
"Này Angulimāla, Như Lai đã dừng lại lâu rồi! Còn chính ngươi! Chính ngươi mới là người chưa chịu dừng lại!"

"Dừng Tâm vọng tưởng.! Ngay đó cùng Phật không khác."
Kinh luận Phật giáo chỉ là phương tiện Hướng Tâm con người không dính mắc vào vọng tưởng.
"Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng"
'vọng tưởng' mà ông đang nói ở đây theo tôi chỉ là một khái niệm tuyệt đối được đức phật tạo ra để làm chỗ trú mưa thôi, nó không tồn tại - tự độ. mà tôi nghĩ là ngài ấy đã tương đối hóa nó lại bao lần trong kinh điển rồi ấy chứ. ông không muốn trở thành huyền thoại sao? ông thấy đức phật, ngài ấy đã trải qua những gì để giác ngộ không? vô ngã mà ông hay bám vào chỉ là cái 'khoảnh khắc', vọng tưởng cũng vậy. nếu ngài ấy không vọng tưởng về hiện thực, ngài ấy sẽ không bỏ ngai vàng mà ra đi đâu. lúc ngài ngộ được thường - lạc - ngã (vô thường, khổ, vô ngã) và kể cả khi thành phật cũng chỉ là khoảnh khắc. nó không phải sự thật, nhưng nó củng cố hiện thực. nó giúp con người nhận ra rằng hạnh phúc và đau khổ chỉ là hai mặt của một đồng xu, cả hai đều tồn tại nhưng đều không trường tồn. khi nhận thức rõ điều này, con người có thể sống mà không bám víu, không mong cầu hạnh phúc và cũng không tránh né đau khổ, bởi sự thật không nằm ở những cảm xúc nhất thời, mà ở cách ta nhìn nhận và sống trọn vẹn với mọi điều kiện của cuộc sống. một lần nữa, như cách mà ông muốn tôi ở trong vô ngã để thành phật (tôi đã từ chối nó, và đi tìm sự thật ở nơi khác) tôi sẽ tiếp tục làm trái ý ông, tôi sẽ luôn vọng tưởng và không dừng nó, xem nó có ý nghĩa gì nào =). tự độ, ông không được phản bội ký ức của mình đâu đấy, và cả như lai nữa. hehe, thực ra tôi nói thế để ông làm trái ý tôi ấy. ~
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,898
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Kinh luận Phật giáo chỉ là phương tiện Hướng Tâm con người không dính mắc vào vọng tưởng.
"Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng"
Hihi, tội nghiệp! Không biết mà cứ nói nên chẳng khế hợp giáo pháp.

Dừng vọng tưởng cũng giống như tạm nghỉ mệt thôi, sau đó khởi động lên thì vọng tưởng cứ tuôn ra thế thôi.

NGƯỜI VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, VÔ TU, VÔ CHỨNG: dù có nói cả ngày thì vẫn cứ là người như vậy; dù có nghỉ ngợi việc đời-việc đạo thì tâm thế cũng vẫn như vậy; không cần phải khởi ý hay không khởi ý dừng vọng tưởng mới được gọi là người vô niệm.....

NGƯỜI VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, VÔ TU, VÔ CHỨNG là người trung dung giữa sanh tử và Niết Bàn, không thiên lệch về phía nào, như người đi trên dây thừng, không nghiêng hẳn về bên trái, cũng không nghiêng hẳn về bên phải, khéo léo dung hòa mà tiến thẳng về đích.

"Dừng vọng tưởng" là ý niệm của hàng Nhị Thừa, ưa trụ Niết Bàn cho bản thân mình, mặc kệ sanh tử của người khác. Còn người vô niệm, vô tu, vô chứng thì dung hòa cả hai bên, lợi mình, lợi người mà tự động dẫn đến quả vị Phật rốt ráo.
 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Hihi, tội nghiệp! Không biết mà cứ nói nên chẳng khế hợp giáo pháp.

Dừng vọng tưởng cũng giống như tạm nghỉ mệt thôi, sau đó khởi động lên thì vọng tưởng cứ tuôn ra thế thôi.

NGƯỜI VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, VÔ TU, VÔ CHỨNG: dù có nói cả ngày thì vẫn cứ là người như vậy; dù có nghỉ ngợi việc đời-việc đạo thì tâm thế cũng vẫn như vậy; không cần phải khởi ý hay không khởi ý dừng vọng tưởng mới được gọi là người vô niệm.....

NGƯỜI VÔ NIỆM, VÔ TRỤ, VÔ TU, VÔ CHỨNG là người trung dung giữa sanh tử và Niết Bàn, không thiên lệch về phía nào, như người đi trên dây thừng, không nghiêng hẳn về bên trái, cũng không nghiêng hẳn về bên phải, khéo léo dung hòa mà tiến thẳng về đích.


"Dừng vọng tưởng" là ý niệm của hàng Nhị Thừa, ưa trụ Niết Bàn cho bản thân mình, mặc kệ sanh tử của người khác. Còn người vô niệm, vô tu, vô chứng thì dung hòa cả hai bên, lợi mình, lợi người mà tự động dẫn đến quả vị Phật rốt ráo.
ây zaa, sao ông nói tự độ như thế =)? nếu không có những người như tự độ, à không, là những người mang tư tưởng như tự độ lan tỏa giáo pháp của đức như lai ra khắp mọi nơi, xuyên qua thời gian thì ông với tôi cũng chưa chắc biết phật pháp là gì. tự độ muốn tìm sự thật trong vô ngã và điều đó khiến ông ấy nghĩ rằng bản thân không nên có vọng tưởng. tất nhiên đó là một con đường thiện lành mà phật đã đưa ra, mà hầu hết các phương pháp đều mang vỏ bọc là 'thiện' cả. lý do thì ở trên tôi nói rồi, có thể là chúng sanh ở cõi ta bà 'hợp' với điều kiện như thế (nhân loại có xu hướng hướng tới chân - thiện - mỹ, vậy nên giáo pháp như lai đưa ra phải có vỏ bọc phù hợp mới tồn tại được lâu dài. sự quyết định là ở đức thích ca mâu ni, với trí tuệ của ngài, ngài tự biết rõ điều đó là như thế nào - tôi không thể nói rõ được bởi vì tôi đâu phải ngài ấy). tuy nhiên tôi có thể tạo ra điểm tựa, có thể gọi nó là luận điểm cũng được, và có thể những luận điểm đó biết đâu sẽ mang lại cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn. nếu như tôi dùng 'trái tim' để hiểu, tôi nghĩ nó sẽ phù hợp hơn với việc bắt bẻ những cách sử dụng từ ngữ của người khác thông qua não bộ. vì đâu phải lúc nào những lời ông viết ra như trên cũng giống với suy nghĩ của ông đâu, đúng ko? - vo nhat bat nhi. theo cách hiểu mông lung của tôi, ông đã từng trải qua nhiều suy nghĩ về hiện thực nên ông nhìn nhận vấn đề cũng rất khác biệt. phải nói sao nhờ.... hmm, giống như ông đã hiểu được một phần của vấn đề nhưng khi ông truyền đạt cho người khác, ông sẽ cảm thấy bất mãn khi người khác chưa thỏa ý ông. vì thế nên trông ông không được tự tại như cái tên của ông cho lắm, vo nhat bat nhi. ~

thôi lấy ví dụ đê, chớ mô tả trừu tượng mà không có ví dụ trực quan thì khó hình dung. theo ông thì 'dừng vọng tưởng' là ý niệm của nhị thừa, chỉ ưa lợi cho mình chứ không có cho người khác, điều này không hẳn đúng. thực ra trong ý niệm của họ vẫn luôn nghĩ đến người khác ấy chứ, tôi dám nghĩ như vậy bởi vì chỉ cần họ tồn tại thì dù muốn hay không, hiện thực vẫn được củng cố. việc sai lầm nhất là áp đặt tư tưởng lên một sinh vật có tự do về ý thức, nếu nó không phải là ta thì sao có tư tưởng giống ta được? (để có được nhận thức như bây giờ, mỗi người chúng ta đều trải qua bao nhiêu hiện thực rồi, các hiện thực đó lại không có thứ tự hay tác động giống hệt nhau thì làm sao có tư tưởng hệt nhau?). giả dụ, một người chứng kiến cảnh đau khổ của người khác có thể trỗi dậy lòng từ bi, tự nhận thấy cần giúp đỡ, nhưng một người khác, dù thấy đau khổ tương tự, lại không nhận ra điều gì từ đó. có phải vì họ chưa từng bị như vậy nên không có góc nhìn như vậy không, không cảm nhận được nỗi đau như vậy không? có lẽ vì vậy mà đệ tử thiền định, đệ tử niệm phật, để tử khổ hạnh,.... đều gọi chung là phật tử. quá khứ của họ cho họ thấy họ phù hợp với niệm phật, họ chọn nó theo tư tưởng của chính mình (không phải của đức phật). suy nghĩ của họ cho họ biết họ nên thiền định, họ sẽ thiền định (không phải quyết định của ngài ấy). và thế là chúng ta tôn như lai là pháp vương, thực ra là vì những tư tưởng ích kỷ trong chúng ta luôn muốn phân biệt với tư tưởng khác, luôn muốn đồng hóa tư tưởng khác nên đã làm vậy. ~

nhưng người mẹ sẽ không để cho các con mình ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau như vậy. người mẹ nhân hậu sẽ thừa nhận và luôn khen ngợi ưu điểm của mỗi đứa con, biết cách thỏa mãn chúng và điều hướng cho chúng sống trong thuận hòa (phật). vì có vô số chúng sanh, nên số lượng pháp môn cũng là vô số, con đường thành phật cũng là vô số. giống như có vô số các bà mẹ, ai cũng khác nhau nhưng đều giống nhau cả. đương nhiên một hay vô số thì nó chả có ý nghĩa gì, nó chẳng phải là tương đối với tuyệt đối đó sao? ko mang ý nghĩa gì hết, nhưng nhìn vào nó, ta thấy tất cả ý nghĩa (sự thật). như một đứa con chưa muốn rời xa hơi ấm từ mẹ, nó vẫn muốn tìm hạnh phúc và an ổn trong đó... được thôi, như ý nó muốn, ở bao lâu cũng được, khi nào đi cũng được, 'ta vẫn luôn ở đây mà!'. ông có thể hiểu như này 'khi nó ở lại (tức là an trú trong giáo pháp của như lai), nó sẽ là minh chứng cho sự tồn tại của ta. khi nó rời đi (tức là quyết định đi tìm sự thật, kể cả nó không đúng với giáo lý đi nữa), nó chắc chắn trở thành hiện hữu của ta'. nếu ông nhận ra điều gì đó, hãy nói cho tôi biết, có thể nó cũng khiến tôi nhận ra gì đó tương tự ấy - vo nhat bat nhi. giáo pháp của phật ko sinh ra để buộc ta phải phù hợp với nó, thực chất ngài ấy tạo ra nó vì thấy nó phù hợp với chúng ta. việc bảo người khác phải hiểu đúng ý giáo pháp không khác nào áp đặt giáo pháp lên người đó. tất nhiên, như ở trên đã nói thì đó là một sai lầm. chắc ông cũng biết chuyện cha mẹ hay cãi nhau với con cái rồi nhỉ? (nhất là trong giai đoạn nó sắp trưởng thành). rõ ràng là không cùng suy nghĩ mà. ~

đó là khi nó đã thấy được cái tôi trong bản thân mình tồn tại, là khi nó có những suy nghĩ và tư duy đủ vững để biết rằng bản thân không cần phải thiết nghe lời ai đó, là khi nó chấp nhận được thực tại khốc liệt mà không quay đầu chạy trốn, là khi nó dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình,... không như lúc bé, cái tôi của nó nằm ở người mà nó yêu thương nhất, suy nghĩ của nó là những định hướng của người đã dạy bảo nó, khó khăn xuất hiện thì chỉ cần gọi mẹ, hay sợ hãi và không dám nhận trách nhiệm khi gây ra lỗi lầm,... nếu như lúc trước tôi còn không dám tin rằng ai cũng sẽ thành phật (như lời phật nói), không dám tin bản thân mình làm được và cho rằng điều đó sẽ còn rất lâu (để che đậy đi sự giả tạo, sự không thừa nhận hiện thực. một phần là tôi tôn trọng với danh hiệu cao quý của phật) thì bây giờ tôi hoàn toàn tin ai cũng sẽ thành phật thôi. việc bắt một đứa trẻ chưa sẵn sàng mọi thứ cho việc làm mẹ thật là ngớ ngẩn, nó sẽ không chấp nhận đâu. y sẽ cuộn mình trong luận điểm của y và sẽ tìm đến mẹ để xoa dịu tâm hồn (kinh điển, chùa, tăng, phật,...). cách tốt nhất là để cho y tiếp tục làm minh chứng cho sự tồn tại của phật và lưu truyền giáo pháp của ngài, đừng nói thêm về việc 'một kẻ không hiểu gì về tâm mà đi thuyết tâm pháp', nó thật vô nghĩa. ta nên biết ơn những người như thế, đó là những phật tử đáng trân trọng khi họ vẫn còn lòng tin vào phật. một ngày nào đó y cũng sẽ quyết định đi tìm sự thật thôi, khi những vết cào xước tàn nhẫn của hiện thực khắc sâu vào tâm trí y, khi trái tim y gào thét trong đau đớn... ~

y chợt nhận ra kinh, chuông, phật không còn xoa dịu được mình nữa, y cất tiếng niệm phật trong tuyệt vọng và cầu mong ai đó giúp y, thỏa mãn y... nhưng làm gì có ai chứ? đức thích ca mâu ni đã từng làm như thế không? 6 năm tu hành đó là gì? ngài có nghĩ đến việc quay về nhà không? ngài có đau đớn và tuyệt vọng trên từng phương pháp khổ hạnh mà không thu được kết quả không? nhưng ngài đã vượt qua tất cả, đơn giản vì ngay từ khi rời hoàng cung, ngài đã sẵn sàng làm phật rồi. những điều trải qua đó đã giúp ngài nhận ra sự thật - giác ngộ. còn chúng ta vẫn còn điên đảo, vì sao? vì chúng ta không chịu chấp nhận hiện thực, chúng ta chưa sẵn sàng để đối mặt với nó. ngay cả việc nói dối với lòng rằng ta trong sáng đã là một sự giả tạo. đức như lai từ bi và nhân hậu, ngài đã làm chúng ta yên ổn và hạnh phúc, nó giống như việc định hình lại tâm lý trước khi bước vào cuộc chiến vậy. thế mà chúng ta không nhận ra, vô tình phản bội ký ức của bản thân để hợp với giáo pháp, làm sao có thể thành phật được? đôi khi, sự thật mà ta nhận ra có thể không hoàn hảo, thậm chí đau đớn hơn mình tưởng, nhưng sự chấp nhận và hiểu biết mới chính là sức mạnh nội tại. chạy trốn có thể giúp ta tránh được đau đớn tạm thời, nhưng chỉ đối diện mới giúp ta vượt qua và vươn lên nó - tự tại. người giác ngộ không phải là không có cảm xúc, mà là họ thấy mọi cảm xúc chỉ là một phần của hiện thực, không cần bám víu và không bị chi phối bởi chúng. với sự tự tại đó, ta chính thức đã sẵn sàng cho việc đi tìm sự thật (trở thành phật). ~

vậy nên, tôi nghĩ việc một chúng sanh lựa chọn thiền định, niệm phật,... làm con đường của mình không có gì là sai cả, đó là sự tự do ý trí của chúng sanh đó, ngay cả đức như lai muốn giáo hóa cũng phải hòa hợp theo thì tại sao ta lại áp đặt và phản bác nó. ông đừng nghĩ nhiều nhơ - vo nhat bat nhi, biết đâu ông sẽ thấy tự độ chấp nhận đi vào địa ngục để tìm sự thật thì sao =). tôi biết ông chỉ muốn góp ý và muốn cho người khác tốt lên, và chắc chắn là ông cũng rất tự tin với hiểu biết về phật pháp của chính mình, tôi không phủ nhận điều đó - tôi thừa nhận. không ngoa khi nói rằng ông rất biết cách đặt vấn đề, nhưng việc ông giải thích nó bằng trải nghiệm của ông sẽ khiến cho người khác không đồng thuận lắm (nếu họ chưa trải qua nó). ở trên ông mô tả người vô niệm không thiên lệch về bên nào, như đi trên dây thừng,... nếu 1 người bình thường đọc thì tôi nghĩ họ sẽ liên tưởng đến trạng thái bình bĩnh (giữ cho nó không lay động) chứ vẫn chưa hiểu ý nghĩa vô niệm mà ông muốn nói. nhưng tôi nghĩ ý của ông lại là: việc nghiêng về bên trái hay bên phải hay ở giữa không quan trọng, điều quan trọng là dù nghiêng bên nào thì ta vẫn biết được cảm giác của tất cả các bên. vì nắm rõ cảm giác của các bên trong mọi tình huống nên không còn khái niệm về bên trái, bên phải hay thăng bằng là gì nữa, từ đó đạt vô niệm. hy vọng ông sẽ không cảm thấy khó chịu khi tôi nói như vậy, bởi vì đó chỉ là góc nhìn của tôi về con người hiện tại của ông thôi. góc nhìn đó sẽ thay đổi, con người của ông cũng vậy, vì hiện thực luôn liên tục củng cố trong tôi và ông mà. dù sao cũng cảm ơn ông, ông cho tôi một cái nhìn thú vị về vô nhất bất nhị rồi ấy - vo nhat bat nhi =).
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,898
Điểm tương tác
776
Điểm
113
ây zaa, sao ông nói tự độ như thế =)? nếu không có những người như tự độ, à không, là những người mang tư tưởng như tự độ lan tỏa giáo pháp của đức như lai ra khắp mọi nơi, xuyên qua thời gian thì ông với tôi cũng chưa chắc biết phật pháp là gì. tự độ muốn tìm sự thật trong vô ngã và điều đó khiến ông ấy nghĩ rằng bản thân không nên có vọng tưởng. tất nhiên đó là một con đường thiện lành mà phật đã đưa ra, mà hầu hết các phương pháp đều mang vỏ bọc là 'thiện' cả. lý do thì ở trên tôi nói rồi, có thể là chúng sanh ở cõi ta bà 'hợp' với điều kiện như thế (nhân loại có xu hướng hướng tới chân - thiện - mỹ, vậy nên giáo pháp như lai đưa ra phải có vỏ bọc phù hợp mới tồn tại được lâu dài. sự quyết định là ở đức thích ca mâu ni, với trí tuệ của ngài, ngài tự biết rõ điều đó là như thế nào - tôi không thể nói rõ được bởi vì tôi đâu phải ngài ấy). tuy nhiên tôi có thể tạo ra điểm tựa, có thể gọi nó là luận điểm cũng được, và có thể những luận điểm đó biết đâu sẽ mang lại cho mọi người cái nhìn sâu sắc hơn. nếu như tôi dùng 'trái tim' để hiểu, tôi nghĩ nó sẽ phù hợp hơn với việc bắt bẻ những cách sử dụng từ ngữ của người khác thông qua não bộ. vì đâu phải lúc nào những lời ông viết ra như trên cũng giống với suy nghĩ của ông đâu, đúng ko? - vo nhat bat nhi. theo cách hiểu mông lung của tôi, ông đã từng trải qua nhiều suy nghĩ về hiện thực nên ông nhìn nhận vấn đề cũng rất khác biệt. phải nói sao nhờ.... hmm, giống như ông đã hiểu được một phần của vấn đề nhưng khi ông truyền đạt cho người khác, ông sẽ cảm thấy bất mãn khi người khác chưa thỏa ý ông. vì thế nên trông ông không được tự tại như cái tên của ông cho lắm, vo nhat bat nhi. ~

thôi lấy ví dụ đê, chớ mô tả trừu tượng mà không có ví dụ trực quan thì khó hình dung. theo ông thì 'dừng vọng tưởng' là ý niệm của nhị thừa, chỉ ưa lợi cho mình chứ không có cho người khác, điều này không hẳn đúng. thực ra trong ý niệm của họ vẫn luôn nghĩ đến người khác ấy chứ, tôi dám nghĩ như vậy bởi vì chỉ cần họ tồn tại thì dù muốn hay không, hiện thực vẫn được củng cố. việc sai lầm nhất là áp đặt tư tưởng lên một sinh vật có tự do về ý thức, nếu nó không phải là ta thì sao có tư tưởng giống ta được? (để có được nhận thức như bây giờ, mỗi người chúng ta đều trải qua bao nhiêu hiện thực rồi, các hiện thực đó lại không có thứ tự hay tác động giống hệt nhau thì làm sao có tư tưởng hệt nhau?). giả dụ, một người chứng kiến cảnh đau khổ của người khác có thể trỗi dậy lòng từ bi, tự nhận thấy cần giúp đỡ, nhưng một người khác, dù thấy đau khổ tương tự, lại không nhận ra điều gì từ đó. có phải vì họ chưa từng bị như vậy nên không có góc nhìn như vậy không, không cảm nhận được nỗi đau như vậy không? có lẽ vì vậy mà đệ tử thiền định, đệ tử niệm phật, để tử khổ hạnh,.... đều gọi chung là phật tử. quá khứ của họ cho họ thấy họ phù hợp với niệm phật, họ chọn nó theo tư tưởng của chính mình (không phải của đức phật). suy nghĩ của họ cho họ biết họ nên thiền định, họ sẽ thiền định (không phải quyết định của ngài ấy). và thế là chúng ta tôn như lai là pháp vương, thực ra là vì những tư tưởng ích kỷ trong chúng ta luôn muốn phân biệt với tư tưởng khác, luôn muốn đồng hóa tư tưởng khác nên đã làm vậy. ~

nhưng người mẹ sẽ không để cho các con mình ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau như vậy. người mẹ nhân hậu sẽ thừa nhận và luôn khen ngợi ưu điểm của mỗi đứa con, biết cách thỏa mãn chúng và điều hướng cho chúng sống trong thuận hòa (phật). vì có vô số chúng sanh, nên số lượng pháp môn cũng là vô số, con đường thành phật cũng là vô số. giống như có vô số các bà mẹ, ai cũng khác nhau nhưng đều giống nhau cả. đương nhiên một hay vô số thì nó chả có ý nghĩa gì, nó chẳng phải là tương đối với tuyệt đối đó sao? ko mang ý nghĩa gì hết, nhưng nhìn vào nó, ta thấy tất cả ý nghĩa (sự thật). như một đứa con chưa muốn rời xa hơi ấm từ mẹ, nó vẫn muốn tìm hạnh phúc và an ổn trong đó... được thôi, như ý nó muốn, ở bao lâu cũng được, khi nào đi cũng được, 'ta vẫn luôn ở đây mà!'. ông có thể hiểu như này 'khi nó ở lại (tức là an trú trong giáo pháp của như lai), nó sẽ là minh chứng cho sự tồn tại của ta. khi nó rời đi (tức là quyết định đi tìm sự thật, kể cả nó không đúng với giáo lý đi nữa), nó chắc chắn trở thành hiện hữu của ta'. nếu ông nhận ra điều gì đó, hãy nói cho tôi biết, có thể nó cũng khiến tôi nhận ra gì đó tương tự ấy - vo nhat bat nhi. giáo pháp của phật ko sinh ra để buộc ta phải phù hợp với nó, thực chất ngài ấy tạo ra nó vì thấy nó phù hợp với chúng ta. việc bảo người khác phải hiểu đúng ý giáo pháp không khác nào áp đặt giáo pháp lên người đó. tất nhiên, như ở trên đã nói thì đó là một sai lầm. chắc ông cũng biết chuyện cha mẹ hay cãi nhau với con cái rồi nhỉ? (nhất là trong giai đoạn nó sắp trưởng thành). rõ ràng là không cùng suy nghĩ mà. ~

đó là khi nó đã thấy được cái tôi trong bản thân mình tồn tại, là khi nó có những suy nghĩ và tư duy đủ vững để biết rằng bản thân không cần phải thiết nghe lời ai đó, là khi nó chấp nhận được thực tại khốc liệt mà không quay đầu chạy trốn, là khi nó dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình,... không như lúc bé, cái tôi của nó nằm ở người mà nó yêu thương nhất, suy nghĩ của nó là những định hướng của người đã dạy bảo nó, khó khăn xuất hiện thì chỉ cần gọi mẹ, hay sợ hãi và không dám nhận trách nhiệm khi gây ra lỗi lầm,... nếu như lúc trước tôi còn không dám tin rằng ai cũng sẽ thành phật (như lời phật nói), không dám tin bản thân mình làm được và cho rằng điều đó sẽ còn rất lâu (để che đậy đi sự giả tạo, sự không thừa nhận hiện thực. một phần là tôi tôn trọng với danh hiệu cao quý của phật) thì bây giờ tôi hoàn toàn tin ai cũng sẽ thành phật thôi. việc bắt một đứa trẻ chưa sẵn sàng mọi thứ cho việc làm mẹ thật là ngớ ngẩn, nó sẽ không chấp nhận đâu. y sẽ cuộn mình trong luận điểm của y và sẽ tìm đến mẹ để xoa dịu tâm hồn (kinh điển, chùa, tăng, phật,...). cách tốt nhất là để cho y tiếp tục làm minh chứng cho sự tồn tại của phật và lưu truyền giáo pháp của ngài, đừng nói thêm về việc 'một kẻ không hiểu gì về tâm mà đi thuyết tâm pháp', nó thật vô nghĩa. ta nên biết ơn những người như thế, đó là những phật tử đáng trân trọng khi họ vẫn còn lòng tin vào phật. một ngày nào đó y cũng sẽ quyết định đi tìm sự thật thôi, khi những vết cào xước tàn nhẫn của hiện thực khắc sâu vào tâm trí y, khi trái tim y gào thét trong đau đớn... ~

y chợt nhận ra kinh, chuông, phật không còn xoa dịu được mình nữa, y cất tiếng niệm phật trong tuyệt vọng và cầu mong ai đó giúp y, thỏa mãn y... nhưng làm gì có ai chứ? đức thích ca mâu ni đã từng làm như thế không? 6 năm tu hành đó là gì? ngài có nghĩ đến việc quay về nhà không? ngài có đau đớn và tuyệt vọng trên từng phương pháp khổ hạnh mà không thu được kết quả không? nhưng ngài đã vượt qua tất cả, đơn giản vì ngay từ khi rời hoàng cung, ngài đã sẵn sàng làm phật rồi. những điều trải qua đó đã giúp ngài nhận ra sự thật - giác ngộ. còn chúng ta vẫn còn điên đảo, vì sao? vì chúng ta không chịu chấp nhận hiện thực, chúng ta chưa sẵn sàng để đối mặt với nó. ngay cả việc nói dối với lòng rằng ta trong sáng đã là một sự giả tạo. đức như lai từ bi và nhân hậu, ngài đã làm chúng ta yên ổn và hạnh phúc, nó giống như việc định hình lại tâm lý trước khi bước vào cuộc chiến vậy. thế mà chúng ta không nhận ra, vô tình phản bội ký ức của bản thân để hợp với giáo pháp, làm sao có thể thành phật được? đôi khi, sự thật mà ta nhận ra có thể không hoàn hảo, thậm chí đau đớn hơn mình tưởng, nhưng sự chấp nhận và hiểu biết mới chính là sức mạnh nội tại. chạy trốn có thể giúp ta tránh được đau đớn tạm thời, nhưng chỉ đối diện mới giúp ta vượt qua và vươn lên nó - tự tại. người giác ngộ không phải là không có cảm xúc, mà là họ thấy mọi cảm xúc chỉ là một phần của hiện thực, không cần bám víu và không bị chi phối bởi chúng. với sự tự tại đó, ta chính thức đã sẵn sàng cho việc đi tìm sự thật (trở thành phật). ~

vậy nên, tôi nghĩ việc một chúng sanh lựa chọn thiền định, niệm phật,... làm con đường của mình không có gì là sai cả, đó là sự tự do ý trí của chúng sanh đó, ngay cả đức như lai muốn giáo hóa cũng phải hòa hợp theo thì tại sao ta lại áp đặt và phản bác nó. ông đừng nghĩ nhiều nhơ - vo nhat bat nhi, biết đâu ông sẽ thấy tự độ chấp nhận đi vào địa ngục để tìm sự thật thì sao =). tôi biết ông chỉ muốn góp ý và muốn cho người khác tốt lên, và chắc chắn là ông cũng rất tự tin với hiểu biết về phật pháp của chính mình, tôi không phủ nhận điều đó - tôi thừa nhận. không ngoa khi nói rằng ông rất biết cách đặt vấn đề, nhưng việc ông giải thích nó bằng trải nghiệm của ông sẽ khiến cho người khác không đồng thuận lắm (nếu họ chưa trải qua nó). ở trên ông mô tả người vô niệm không thiên lệch về bên nào, như đi trên dây thừng,... nếu 1 người bình thường đọc thì tôi nghĩ họ sẽ liên tưởng đến trạng thái bình bĩnh (giữ cho nó không lay động) chứ vẫn chưa hiểu ý nghĩa vô niệm mà ông muốn nói. nhưng tôi nghĩ ý của ông lại là: việc nghiêng về bên trái hay bên phải hay ở giữa không quan trọng, điều quan trọng là dù nghiêng bên nào thì ta vẫn biết được cảm giác của tất cả các bên. vì nắm rõ cảm giác của các bên trong mọi tình huống nên không còn khái niệm về bên trái, bên phải hay thăng bằng là gì nữa, từ đó đạt vô niệm. hy vọng ông sẽ không cảm thấy khó chịu khi tôi nói như vậy, bởi vì đó chỉ là góc nhìn của tôi về con người hiện tại của ông thôi. góc nhìn đó sẽ thay đổi, con người của ông cũng vậy, vì hiện thực luôn liên tục củng cố trong tôi và ông mà. dù sao cũng cảm ơn ông, ông cho tôi một cái nhìn thú vị về vô nhất bất nhị rồi ấy - vo nhat bat nhi =).
Hi! Bạn không hiểu VNBN này đang viết gì sao vội ý kiến thế!

VNBN phản biện tư tưởng của Tự độ cho rằng: "Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng".

Các bạn muốn dừng vọng tưởng hay không muốn dừng là quyền của các bạn, VNBN chẳng hề ý kiến.

Nhưng nếu cho rằng dừng vọng tưởng là chỗ của người Vô Tu Vô Chứng thì đó là điều lạm bạn của các bạn.

Dừng vọng tưởng bằng cách không muốn sự có mặt của nó, chỉ muốn an trụ trong Niết Bàn thì đó là đạo lộ của nhị thừa, đi đến chỗ hóa thành tạm nghỉ chứ không phải là Phật Quả. Còn người Vô Tu Vô Chứng là người thẳng đến Phật quả, không bao giờ vào chỗ của nhị thừa.


Bạn chichi viết một bài dài như thế cắt hẳn cóc tâm quyết, vậy thì hãy nói xem "Thế nào là người vô tu vô chứng?". Liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng? (Nếu nói không chuẩn thì chứng tỏ tay bạn nhanh hơn não rồi đó).
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,898
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Đức Phật nói "Như Lai đã dừng lại lâu rồi!"
Còn chính ngươi! Chính ngươi mới là người chưa chịu dừng lại!"
Bản thân bạn, hiểu không xong nên cứ áp dụng chẳng đâu vào đâu, phiến diện một chiều, cực đoan.

Bạn nên hiểu: Có những cái cần phải dừng lại và có những cái làm cho viên mãn.

Như Lai đã dừng lại những gì? Là dừng lại các ác pháp.
Như Lai làm viên mãn cái gì? Là các pháp lợi ích chúng sanh.

Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đã dừng lại các ác hạnh, ngài ấy xả bỏ tất cả tham sân si. Đồng thời, phát tâm nguyện bền chặt như kim cang bất hoại quyết độ chúng sanh nơi đời ngũ trượt ác thế, làm cho họ được lợi ích giải thoát. Chính vì vậy, Như Lai mới thành tựu quả vị Phật, Chánh Đẳng Giác, toàn tri.


Còn nếu nói theo kiểu của bạn thì Như Lai phải đình chỉ tất cả ý niệm, chẳng làm gì cả, mà chỉ muốn nghỉ ngơi an trụ Niết Bàn; thì như vậy Như Lai không bao giờ đạt đến quả Phật chánh đẳng giác, mà cao nhất chỉ là Thanh Văn, Duyên giác.
 

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Đức Phật tuyên bố rằng:
"Tất cả (vọng tưởng) đang bốc cháy" với đam mê, ác cảm, ảo tưởng và đau khổ (dukkha); để đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ này, người ta phải trở nên vỡ mộng với Tất cả (vọng tưởng).
"Bài giảng về Lửa" (Ādittapariyāya Sutta, SN 35.28),
Đức Phật tuyên bố rằng:
"Tất cả (vọng tưởng) đang bốc cháy" với đam mê, ác cảm, ảo tưởng và đau khổ (dukkha); để đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ này, người ta phải trở nên vỡ mộng với Tất cả (vọng tưởng).
"Bài giảng về Lửa" (Ādittapariyāya Sutta, SN 35.28),
Đức Phật dừng vọng tưởng được là do bởi đức Phật thấy Lý Duyên Khởi chứng mình "Ta không phải ta! Ta không phải của ta."
Cái ta được cái Tên gọi này chỉ là do Duyên Khởi tạo tác.

Còn quí vị người nào cũng chỉ có cái nickname giả tạo.
Vậy mà quí vị vẫn cho quí vị là Thật được?

Đức Phật không Thật nhưng đức Phật Thấy được Sự Thật chứng minh đức Phật và vạn vật Vô Ngã.
Khi Thế Tôn giảng về Duyên khởi,
Tôn giả Moliya Phagguna hỏi:
"Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc? Ai thọ? Ai khát ái? Ai chấp thủ? (Tương Ưng Bộ kinh II, tr. 15-16).

Đức Phật dạy:
"Như Lai chỉ dạy xúc, thọ, ái, thủ..., chớ không dạy người nào xúc, thọ, ái, thủ..., nên câu hỏi của Tôn giả không phù hợp với định lý Duyên khởi.
Câu hỏi phù hợp là: "Do duyên gì, xúc sinh? Thọ sinh? v.v..." (Tương Ưng II, tr.16).

Quí vị cho là khi quí vị xúc, thọ, ái, thủ chính là cảm giác thật của quí vị.
Vậy xúc, thọ, ái, thủ ở quí vị chỗ nào?
Vọng tưởng như một "sinh lực sống" mà nhờ đó có sự liên tục trong các lần tái sinh.
Vọng tưởng tạo tác tinh thần và nghiệp.
Những gì một người có ý định (vọng tưởng), và những gì một người có kế hoạch(vọng tưởng), và bất cứ điều gì một người có (vọng tưởng) khuynh hướng hướng tới (vọng tưởng) điều này trở thành nghiệp để duy trì tái sinh.
Khi có (vọng tưởng) làm cơ sở thì có sự hỗ trợ cho việc thiết lập tái sinh.
Khi (vọng tưởng) được thiết lập và đã phát triển, thì có sự sản sinh ra sự tồn tại mới trong tương lai.
Khi có sự sản sinh ra sự tồn tại mới trong tương lai, thì sự sinh ra, già và chết, buồn rầu, than khóc, đau đớn, bất mãn và tuyệt vọng sẽ xuất hiện.
Đó là nguồn gốc của toàn bộ khối đau khổ này
đúng vậy, tự độ. những gì ông hiểu về vọng tưởng là đúng với giáo pháp của đức như lai. ông hãy cứ tiếp tục, bởi đó là sự lựa chọn của ông, bánh xe sẽ tiếp tục lăn cho đến khi ông tới đích. bởi trước sau gì nó cũng như nhau mà =). đức phật xuất thế hay không xuất thế cũng như nhau, ngài có thuyết pháp hay không cũng như nhau, đi trên dây thừng nghiêng trái hay nghiêng phải cũng như nhau, sống hay chết cũng như nhau, phật hay chúng sanh cũng như nhau, tương đối hay tuyệt đối cũng như nhau, tà ác hay lương thiện cũng như nhau,... tất cả đều là một phần của hiện thực, mà hiện thực được củng cố tạo nên sự thật. giả sử 2 góc nhìn phiến diện trên là từ 2 mặt của 1 đồng xu thì đồng xu đó chính là sự thật, giả sử cho 3 góc nhìn, 4 góc nhìn, 5 góc nhìn,... thì cũng đều nằm trên đồng xu cả (đồng xu này có số mặt do chúng ta tự quy ước). ta có một kẻ thù, ta có một người bạn, ta có một đứa con, ta cũng có một người để yêu thương,... vậy ta là gì? đối với kẻ thù ta là kẻ thù, đối với người bạn đó ta là chiến hữu, đối với con ta là một người cha, đối với cô ấy là người 'không thể thiếu',... qua mỗi góc nhìn của mỗi người, ta là một người khác (bởi mỗi người đều trải qua các hiện thực không giống nhau), nhưng tất cả vẫn như nhau mà, ta vẫn là ta. ta vẫn tự chủ được và biết được bản thân mình qua những thân phận đó. ví dụ, với sinh mạng là con người, ông nhìn các sự vật với một góc nhìn khác (cây cối, đường xá, nhà cửa, bầu trời,...). với sinh mạng là một con đom đóm, ông lại nhìn một góc nhìn khác (cây cối có thể là nhà, đường đi chính là bầu trời, và ánh sáng ở đuôi là sự sống,...). chỉ cần thấy sự thật, ông không cần phải là đom đóm, ông vẫn có thể hiểu được nó (vì ông biết góc nhìn của nó). ~

tôi có thể đưa ra một luận điểm cho câu nói 'dừng vọng tưởng là thành phật' mà ý ông đang muốn biểu đạt, tự độ. để thấy được rằng, sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc của thực tại mới là điều quan trọng. giả sử ông ham muốn một điều gì đó, một thứ gì đó có thể mang lại cảm giác thỏa mãn cho ông, ông sẽ vọng tưởng về thứ đó. nhưng khi ông có được thứ đó rồi, lúc nào cũng ở bên nó, hiện thực được củng cố liên tục và đến một ngày nó đủ lớn để ông chấp nhận đó là sự thật. ông sẽ không còn quan tâm đến nó nữa, kể cả ở gần nó hay ở xa nó, nghe người khác nói về nó hoặc suy nghĩ về nó, chịu tác động từ nó hoặc đang nói về nó,... ông đều không bị ảnh hưởng, không bị tò mò, không bị lôi kéo, không bị chìm đắm, không bị điên đảo và không bị vọng tưởng trong nó nữa. vì sao? vì ông đã hoàn toàn hiểu được nó, thấy được nó qua lăng kính sự thật. vậy nên không còn gì thắc mắc hay mơ hồ về nó, ông không còn bị tác động bởi nó. ví dụ, khi ông nghe người khác nhắc đến từ 'con gà', ông sẽ nghĩ đến hình ảnh của nó, nhưng nó chả làm gì được ông. ông vẫn ở nơi đó, bình thản và tự tại, vì đối với ông thì 'con gà' đã là một sự thật rồi (ông đã ăn nó, giết nó, sờ nó, thấy nó, nghe nó, yêu nó, ghét nó... những hiện thực như vậy đã trải bao lần rồi).... đức thích ca mâu ni nắm lấy một ít lá trong tay và nói, rằng thứ mà các đệ tử của ngài thấy chỉ là những chiếc lá này, và thứ mà ngài ấy thấy là cả một cánh rừng. vậy thì với sự thật nhỏ nhoi mà chúng ta thấy, làm sao mà đạt vô ngã, dừng vọng tưởng như phật được? nhân loại tạo ra 'lửa', sử dụng nó để sinh tồn và tiến hóa. nếu như một kẻ ngốc bỗng nhiên nhìn thấy một ngọn lửa và có một người chạy đến bảo 'hãy dừng những suy nghĩ về ngọn lửa đó ngay' thì liệu nhân loại có ngày hôm nay? liệu kẻ ngốc đó có thể dừng suy nghĩ về thứ bí ẩn và mãnh liệt như ngọn lửa? ~

không bao giờ, ngay từ lúc hắn ta thấy ngọn lửa chính là một hiện thực rồi. lúc ấy sự thật về ngọn lửa trong hắn là 'một thứ nóng bừng và đỏ rực, phá hủy và làm đau đớn mọi vật xung quanh'. nhưng nếu ở đâu đó, hắn nghe nói ngọn lửa là một thứ ấm áp và mang ánh sáng đến mọi vật xung quanh, vọng tưởng trong hắn lại ùa về. rõ ràng kẻ ngốc đó đã thấy một thứ khác... thực chất hiện thực mà hắn thấy không đủ để tạo ra sự thật trọn vẹn về ngọn lửa. hắn không dám đến gần thì sẽ không hiểu thế nào là ấm áp, không dám bị đốt thì không biết thế nào là đau, không dám nhìn và lắng nghe thì mãi không hiểu được màu và âm thanh của ngọn lửa. chỉ khi hắn hiểu được trọn vẹn nó, mới dừng được vọng tưởng về nó và không bị tác động bởi nó. chúng ta thì sao? luôn trốn tránh thực tại và chui mình vào trong ảo tưởng, cái thứ hiện thực nhỏ bé đó chẳng đáng là gì với 'rừng lá' kia cả. chúng ta làm gì? phản bội lại chính ký ức của bản thân, lừa dối lòng mình và không chấp nhận thực tại, đi tìm những thứ không thể với dòng vọng tưởng luôn khởi lên liên tục. chúng ta sẽ ra sao? không sao cả, vì chúng ta đang tồn tại nên chắc chắn sẽ thành phật. ông có thiền định (xa lánh các ác pháp và vọng tưởng - trốn tránh một phần của hiện thực) đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng chứng đắc được gì cả, thứ ông nhận được chỉ là thực tại tàn nhẫn, nhưng nó giúp ông nhận ra nhiều điều. ông có niệm phật, bố thí và nhẫn nhục bao nhiêu đi nữa cũng chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng nó khiến ông hiểu được bất mãn và hạnh phúc. ~

việc ông cố nói với bản thân rằng ông sẽ giác ngộ trong trạng thái an nhiên và vô niệm đó chỉ là ảo tưởng, thực tế ông đâu làm được? thế giới khắc nghiệt vẫn bao trùm lấy ông, chỉ khi ông hiểu được phần nào từ nó, phần đó mới hóa thành sự thật và khiến ông tự tại trong phần đó. tôi chẳng cần đi khuyên người nào đạt vô niệm hay phải hiểu vô ngã, tự họ cũng sẽ nhận ra điều đó. dù ông có phủ nhận việc ông vọng tưởng, thì ông cũng đã dùng rất nhiều vọng tưởng để dừng vọng tưởng và đạt vô niệm. các khái niệm mà ông đưa ra ở trên cũng là từ vọng tưởng mà nói, nó là hiện thực, cũng là một phần của sự thật, mà thấy được sự thật là dừng được vọng tưởng. vậy thì thiền với không thiền có khác gì nhau? chúng chẳng qua chỉ là phần bù của nhau, mọi thứ đều là một phần của toàn thể. không dám vào địa ngục mà chỉ đọc trong sách, xem trên phim rồi kể lại thì sao bằng người từ trong đó đi ra được? để mà ngồi tự tại thuyết giảng về địa ngục một cách bình thản, vô ưu, không sợ hãi như như lai mà ông bảo chỉ cần bình tĩnh và tự tin mà được ư =)? haha, buồn cười thật. đức phật đâu phải là cái người chạy đến bảo ông dừng vọng tưởng, theo cách tôi hiểu thì ngài ấy muốn bảo với kẻ ngốc kia rằng 'này anh kia, đừng suy nghĩ về ngọn lửa đó nữa, điều đó chả làm được tích sự gì. hãy chạy tới đó và xem xét thật kỹ nó đi'. nhưng nếu ngài ấy nói như vậy với một người kiêu ngạo, anh ta sẽ không dám đến gần ngọn lửa, vì anh ta luôn cho rằng mình đúng, rằng ngọn lửa đó là nguy hiểm và không nên đến gần. cho nên đức như lai từ bi đã dùng phương tiện mà rút ngắn ý nói trên, chờ cho kẻ ngốc đó định hình lại tâm lý vững vàng rồi mới nói sự thật. ~
Hi! Bạn không hiểu VNBN này đang viết gì sao vội ý kiến thế!

VNBN phản biện tư tưởng của Tự độ cho rằng: "Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng".

Các bạn muốn dừng vọng tưởng hay không muốn dừng là quyền của các bạn, VNBN chẳng hề ý kiến.

Nhưng nếu cho rằng dừng vọng tưởng là chỗ của người Vô Tu Vô Chứng thì đó là điều lạm bạn của các bạn.


Dừng vọng tưởng bằng cách không muốn sự có mặt của nó, chỉ muốn an trụ trong Niết Bàn thì đó là đạo lộ của nhị thừa, đi đến chỗ hóa thành tạm nghỉ chứ không phải là Phật Quả. Còn người Vô Tu Vô Chứng là người thẳng đến Phật quả, không bao giờ vào chỗ của nhị thừa.


Bạn chichi viết một bài dài như thế cắt hẳn cóc tâm quyết, vậy thì hãy nói xem "Thế nào là người vô tu vô chứng?". Liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng? (Nếu nói không chuẩn thì chứng tỏ tay bạn nhanh hơn não rồi đó).
tôi đâu mong đợi gì về việc ông hiểu được ý tôi, không mong đợi gì nhiều cả. và cũng không cảm thấy rằng phải hiểu ý ông thì mới ý kiến, vậy ai không hiểu ý ông thì không được sao? ông cũng đừng lo lắng về việc tôi viết nhiều và dài, tôi sử dùng bàn phím và đánh máy nhanh, tự tin đánh được 60 từ / phút, nó cũng quen rồi nên không sao hết. việc ông đặt câu hỏi cho tôi và nếu tôi không trả lời chuẩn theo ý ông, thì ý của ông sẽ là tôi tay nhanh hơn não, tôi không quan tâm điều này. tôi trả lời câu hỏi vì tôi muốn thế =). thế nào là người vô tu vô chứng? (câu hỏi của ông). đó là một người đang sống và đang tồn tại. tu hay không tu, chứng hay không chứng cũng là một người đang tồn tại, như nhau cả. tôi đã nói ở trên rồi, ông có thể đọc, tôi không giải thích lại nữa. câu sau ông hỏi là 'liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng?', tôi chưa hiểu 'dừng vọng tưởng' ở đây là ông đang mô tả điều gì - vo nhat bat nhi. ý của ông là dừng dòng suy nghĩ hay chỉ là không còn bị ràng buộc bởi nó nữa? nếu là không bị ràng buộc bởi vọng tưởng, tôi có thể trả lời cho ông rằng, một là người đó không tồn tại, vì không tồn tại nên không bị ràng buộc, hai là người đó là phật, vì hiểu rõ nó nên không bị ràng buộc và tác động bởi nó. còn nếu là dừng dòng suy nghĩ thì ông hãy tự trả lời theo cách của ông đê, tôi sẽ không trả lời theo cách này vì nó trái với các lập luận bên trên của tôi. cảm ơn ông đã đọc hết mớ lộn xộn này =). thank you ông nhơ. người biết sống trọn vẹn với khoảnh khắc của hiện tại, sẵn sàng đối diện với thực tế tàn nhẫn mà không né tránh hay trốn chạy, không bám víu và cố chấp tức là đã sẵn sàng để đến gần ngọn lửa. và khi thấy rõ nó, người đó sẽ thành phật - tự tại, 'ta thấy rõ ông như thấy chiếc là trong lòng bàn tay này vậy'. ~
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,898
Điểm tương tác
776
Điểm
113
tôi đâu mong đợi gì về việc ông hiểu được ý tôi, không mong đợi gì nhiều cả. và cũng không cảm thấy rằng phải hiểu ý ông thì mới ý kiến, vậy ai không hiểu ý ông thì không được sao? ông cũng đừng lo lắng về việc tôi viết nhiều và dài, tôi sử dùng bàn phím và đánh máy nhanh, tự tin đánh được 60 từ / phút, nó cũng quen rồi nên không sao hết. việc ông đặt câu hỏi cho tôi và nếu tôi không trả lời chuẩn theo ý ông, thì ý của ông sẽ là tôi tay nhanh hơn não, tôi không quan tâm điều này. tôi trả lời câu hỏi vì tôi muốn thế =). thế nào là người vô tu vô chứng? (câu hỏi của ông). đó là một người đang sống và đang tồn tại. tu hay không tu, chứng hay không chứng cũng là một người đang tồn tại, như nhau cả. tôi đã nói ở trên rồi, ông có thể đọc, tôi không giải thích lại nữa. câu sau ông hỏi là 'liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng?', tôi chưa hiểu 'dừng vọng tưởng' ở đây là ông đang mô tả điều gì - vo nhat bat nhi. ý của ông là dừng dòng suy nghĩ hay chỉ là không còn bị ràng buộc bởi nó nữa? nếu là không bị ràng buộc bởi vọng tưởng, tôi có thể trả lời cho ông rằng, một là người đó không tồn tại, vì không tồn tại nên không bị ràng buộc, hai là người đó là phật, vì hiểu rõ nó nên không bị ràng buộc và tác động bởi nó. còn nếu là dừng dòng suy nghĩ thì ông hãy tự trả lời theo cách của ông đê, tôi sẽ không trả lời theo cách này vì nó trái với các lập luận bên trên của tôi. cảm ơn ông đã đọc hết mớ lộn xộn này =). thank you ông nhơ. người biết sống trọn vẹn với khoảnh khắc của hiện tại, sẵn sàng đối diện với thực tế tàn nhẫn mà không né tránh hay trốn chạy, không bám víu và cố chấp tức là đã sẵn sàng để đến gần ngọn lửa. và khi thấy rõ nó, người đó sẽ thành phật - tự tại, 'ta thấy rõ ông như thấy chiếc là trong lòng bàn tay này vậy'. ~
hiii,
- Tôi nghĩ bạn có vấn đề về giao tiếp? Bởi vì: Bạn thảo luận với VNBN này mà chẳng cần biết VNBN đang viết và nói cái gì mà lại đưa ra phán đoán và các ý kiến.
- Bạn nói:
"thế nào là người vô tu vô chứng? (câu hỏi của ông). đó là một người đang sống và đang tồn tại. tu hay không tu, chứng hay không chứng cũng là một người đang tồn tại, như nhau cả. tôi đã nói ở trên rồi, ông có thể đọc, tôi không giải thích lại nữa."
-> Ở trên là chỗ nào, cả một đám rừng! Tu với không tu thì làm sao như nhau được bạn? Sát sanh, tà dâm, truộm cướp với giới định tuệ như nhau cả sao!?

- Bạn nói:
tôi chưa hiểu 'dừng vọng tưởng' ở đây là ông đang mô tả điều gì - vo nhat bat nhi. ý của ông là dừng dòng suy nghĩ hay chỉ là không còn bị ràng buộc bởi nó nữa? nếu là không bị ràng buộc bởi vọng tưởng, tôi có thể trả lời cho ông rằng, một là người đó không tồn tại, vì không tồn tại nên không bị ràng buộc, hai là người đó là phật, vì hiểu rõ nó nên không bị ràng buộc và tác động bởi nó. còn nếu là dừng dòng suy nghĩ thì ông hãy tự trả lời theo cách của ông đê, tôi sẽ không trả lời theo cách này vì nó trái với các lập luận bên trên của tôi.

-> Dừng = làm cho vắng mặt, là đình chỉ. Dừng vọng tưởng là không cho vọng tưởng khởi lên.
Cụm từ "không bị ràng buộc bởi vọng tưởng" thì đó là vẫn có sự có mặt mặt của vọng tưởng; nên không thể gọi là "dừng vọng tưởng".

Như vậy, ý niệm "dừng vọng tưởng" chẳng phải là chỗ của người "vô tu vô chứng". Người vô tu vô chứng tùy theo cơ duyên có thể dừng vọng tưởng, mà cũng có thể tiếp tục cho các "vọng tưởng" xảy ra (vọng tưởng mà ác thì người đó chế ngự nó, vọng tưởng thiện lành thì sẽ làm cho thành tựu); không theo một định kiến cố định nào cả.


Vô Tu Vô Chứng = Vô Sanh Pháp Nhẫn = Tùy duyên tiêu nghiệp cũ = .........................
 
Sửa lần cuối:

chichi

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
11/2/23
Bài viết
78
Điểm tương tác
3
Điểm
8
hiii,
- Tôi nghĩ bạn có vấn đề về giao tiếp? Bởi vì: Bạn thảo luận với VNBN này mà chẳng cần biết VNBN đang viết và nói cái gì mà lại đưa ra phán đoán và các ý kiến.
- Bạn nói:
"thế nào là người vô tu vô chứng? (câu hỏi của ông). đó là một người đang sống và đang tồn tại. tu hay không tu, chứng hay không chứng cũng là một người đang tồn tại, như nhau cả. tôi đã nói ở trên rồi, ông có thể đọc, tôi không giải thích lại nữa."
-> Ở trên là chỗ nào, cả một đám rừng! Tu với không tu thì làm sao như nhau được bạn? Sát sanh, tà dâm, truộm cướp với giới định tuệ như nhau cả sao!?

- Bạn nói:
tôi chưa hiểu 'dừng vọng tưởng' ở đây là ông đang mô tả điều gì - vo nhat bat nhi. ý của ông là dừng dòng suy nghĩ hay chỉ là không còn bị ràng buộc bởi nó nữa? nếu là không bị ràng buộc bởi vọng tưởng, tôi có thể trả lời cho ông rằng, một là người đó không tồn tại, vì không tồn tại nên không bị ràng buộc, hai là người đó là phật, vì hiểu rõ nó nên không bị ràng buộc và tác động bởi nó. còn nếu là dừng dòng suy nghĩ thì ông hãy tự trả lời theo cách của ông đê, tôi sẽ không trả lời theo cách này vì nó trái với các lập luận bên trên của tôi.

-> Dừng = làm cho vắng mặt, là đình chỉ. Dừng vọng tưởng là không cho vọng tưởng khởi lên.
Cụm từ "không bị ràng buộc bởi vọng tưởng" thì đó là vẫn có sự có mặt mặt của vọng tưởng; nên không thể gọi là "dừng vọng tưởng".

Như vậy, ý niệm "dừng vọng tưởng" chẳng phải là chỗ của người "vô tu vô chứng". Người vô tu vô chứng tùy theo cơ duyên có thể dừng vọng tưởng, mà cũng có thể tiếp tục cho các "vọng tưởng" xảy ra (vọng tưởng mà ác thì người đó chế ngự nó, vọng tưởng thiện lành thì sẽ làm cho thành tựu); không theo một định kiến cố định nào cả.


Vô Tu Vô Chứng = Vô Sanh Pháp Nhẫn = Tùy duyên tiêu nghiệp cũ = .........................
hơ, tôi tưởng ông biết đủ là gì rồi chớ, ông bảo là bó tay rồi mờ, ông muốn tiếp tục sao? (ông sửa lại bài viết?). ông có thấy các bình luận viên, hoặc phóng viên, hoặc nhà nhận định, hoặc chuyên gia, hoặc giáo sư,... hay đánh giá về một sự việc, vấn đề không? giả sử bình luận viên bóng đá đang nói về pha bóng của một cầu thủ trên sân, anh ta cần phải hiểu ý của cầu thủ đó, hiểu suy nghĩ, tư duy và lối chơi của cầu thủ đó thì mới được nói sao? không hề, thực tế thì anh ta vẫn nói theo 'phán đoán và ý kiến' của anh ta. tại sao chỉ là dừng lại ở phán đoán? vì anh ta đâu thể hiểu cầu thủ đó định làm gì. mà ông lại nói là: '
Bạn thảo luận với VNBN này mà chẳng cần biết VNBN đang viết và nói cái gì mà lại đưa ra phán đoán và các ý kiến.
'. phán đoán và ý kiến đó chính là cách hiểu và nhận định của tôi, nhưng ông lại muốn tôi hiểu và đưa ra nhận định theo góc nhìn của ông, làm sao có thể? ở trên tôi đã nói nhiều về việc mỗi người đều có một góc nhìn khác nhau về một vấn đề, nên cũng có rất nhiều tư tưởng khác nhau, sau đó khuyên ông hãy chấp nhận nó như một thực tại thay vì áp đặt nó lên người khác nhưng biểu hiện của ông là gì nào? ông thường hay phát ra những âm thanh bất mãn với người khác, chiếc hộp của niềm hạnh phúc giữa 2 người dường như đã mở ra, nhưng ông đã mau chóng đóng nó lại, hoặc không bao giờ cảm thấy đủ cả (xin lỗi ông). ông đã nói với tự độ:
Hihi, tội nghiệp! Không biết mà cứ nói nên chẳng khế hợp giáo pháp.
và mỗi khi tự độ trả lời, âm thanh bất mãn đó lại vang lên:
Bản thân bạn, hiểu không xong nên cứ áp dụng chẳng đâu vào đâu, phiến diện một chiều, cực đoan.
ông rõ ràng hiểu là tự độ đang trích dẫn lời của phật từ kinh ra, nhưng lại không muốn mọi chuyện được kết thúc tốt đẹp như cách mà như lai đã làm. vì sự tồn tại lâu dài của giáo pháp, ngài tạo ra vỏ bọc hoàn hảo này (kinh, chùa, tượng, thiện pháp,...) và chỉ có những người đã sẵn sàng cho việc trở thành phật mới có 'chìa khóa' để mở lớp vỏ bọc này và nhìn thẳng vào sự thật. ông thì sao? ông bóc tách lớp vỏ bọc đó để nó trở nên trần trụi, để cho các chúng sanh đời sau nhìn vào giáo pháp ấy mà sanh lòng sợ hãi, tránh xa. ông có nghĩ đến sự tồn tại lâu dài của giáo pháp này không? ông có nghĩ rằng mọi phật tử đều đáng trân trọng vì họ đều đi trên những con đường khác nhau mà họ chọn không? đôi khi phật cũng làm trái với ý người khác, để họ phần nào thấy được rằng thực tại tàn nhẫn, không như mong muốn. nhưng đôi khi ngài ấy thừa nhận và thỏa mãn người khác, để cho họ thấy rằng vẫn còn hạnh phúc và hy vọng. ông thì sao? ông kéo dài sự phiền não bằng những cuộc trò chuyện, để cho đằng sau bình luận của ông luôn là một ai đó phản hồi, ông chưa thừa nhận người đó thì nó chưa kết thúc được. ông có thấy ở trên không? ông mong mỏi điều gì từ việc kéo dài nó? ở trên tôi cũng đã nói, rằng nhân loại có xu hướng hướng đến một kết thúc tốt đẹp, cũng lấy dẫn chứng rằng con người tạo nên lịch sử bằng cách thêu dệt tình yêu thương. ông nghĩ rằng một cuộc đối thoại kết thúc trong sự bất mãn sẽ tồn tại lâu dài à? như cách mà một giáo pháp tồn tại lâu dài? ~

còn vấn đề 'dừng vọng tưởng'. ông hỏi sao thì tôi trả lời thế thôi, trong câu hỏi của ông đâu có nói phải giải thích tại sao lại như thế đâu? dù vậy nhưng tôi cũng cho ông biết là phần giải thích ở trên rồi, ông lại nói:
Ở trên là chỗ nào, cả một đám rừng!
đó là việc của ông chớ. nhưng không sao, nếu ông muốn biết, tôi cũng ko phiền trích dẫn:
đúng vậy, tự độ. những gì ông hiểu về vọng tưởng là đúng với giáo pháp của đức như lai. ông hãy cứ tiếp tục, bởi đó là sự lựa chọn của ông, bánh xe sẽ tiếp tục lăn cho đến khi ông tới đích. bởi trước sau gì nó cũng như nhau mà =). đức phật xuất thế hay không xuất thế cũng như nhau, ngài có thuyết pháp hay không cũng như nhau, đi trên dây thừng nghiêng trái hay nghiêng phải cũng như nhau, sống hay chết cũng như nhau, phật hay chúng sanh cũng như nhau, tương đối hay tuyệt đối cũng như nhau, tà ác hay lương thiện cũng như nhau,... tất cả đều là một phần của hiện thực, mà hiện thực được củng cố tạo nên sự thật. giả sử 2 góc nhìn phiến diện trên là từ 2 mặt của 1 đồng xu thì đồng xu đó chính là sự thật, giả sử cho 3 góc nhìn, 4 góc nhìn, 5 góc nhìn,... thì cũng đều nằm trên đồng xu cả (đồng xu này có số mặt do chúng ta tự quy ước). ta có một kẻ thù, ta có một người bạn, ta có một đứa con, ta cũng có một người để yêu thương,... vậy ta là gì? đối với kẻ thù ta là kẻ thù, đối với người bạn đó ta là chiến hữu, đối với con ta là một người cha, đối với cô ấy là người'không thể thiếu',... qua mỗi góc nhìn của mỗi người, ta là một người khác (bởi mỗi người đều trải qua các hiện thực không giống nhau), nhưng tất cả vẫn như nhau mà, ta vẫn là ta. ta vẫn tự chủ được và biết được bản thân mình qua những thân phận đó. ví dụ, với sinh mạng là con người, ông nhìn các sự vật với một góc nhìn khác (cây cối, đường xá, nhà cửa, bầu trời,...). với sinh mạng là một con đom đóm, ông lại nhìn một góc nhìn khác (cây cối có thể là nhà, đường đi chính là bầu trời, và ánh sáng ở đuôi là sự sống,...). chỉ cần thấy sự thật, ông không cần phải là đom đóm, ông vẫn có thể hiểu được nó (vì ông biết góc nhìn của nó). ~

tôi có thể đưa ra một luận điểm cho câu nói'dừng vọng tưởng là thành phật' mà ý ông đang muốn biểu đạt, tự độ. để thấy được rằng, sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc của thực tại mới là điều quan trọng. giả sử ông ham muốn một điều gì đó, một thứ gì đó có thể mang lại cảm giác thỏa mãn cho ông, ông sẽ vọng tưởng về thứ đó. nhưng khi ông có được thứ đó rồi, lúc nào cũng ở bên nó, hiện thực được củng cố liên tục và đến một ngày nó đủ lớn để ông chấp nhận đó là sự thật. ông sẽ không còn quan tâm đến nó nữa, kể cả ở gần nó hay ở xa nó, nghe người khác nói về nó hoặc suy nghĩ về nó, chịu tác động từ nó hoặc đang nói về nó,... ông đều không bị ảnh hưởng, không bị tò mò, không bị lôi kéo, không bị chìm đắm, không bị điên đảo và không bị vọng tưởng trong nó nữa. vì sao? vì ông đã hoàn toàn hiểu được nó, thấy được nó qua lăng kính sự thật. vậy nên không còn gì thắc mắc hay mơ hồ về nó, ông không còn bị tác động bởi nó. ví dụ, khi ông nghe người khác nhắc đến từ 'con gà', ông sẽ nghĩ đến hình ảnh của nó, nhưng nó chả làm gì được ông. ông vẫn ở nơi đó, bình thản và tự tại, vì đối với ông thì 'con gà' đã là một sự thật rồi (ông đã ăn nó, giết nó, sờ nó, thấy nó, nghe nó, yêu nó, ghét nó... những hiện thực như vậy đã trải bao lần rồi).... đức thích ca mâu ni nắm lấy một ít lá trong tay và nói, rằng thứ mà các đệ tử của ngài thấy chỉ là những chiếc lá này, và thứ mà ngài ấy thấy là cả một cánh rừng. vậy thì với sự thật nhỏ nhoi mà chúng ta thấy, làm sao mà đạt vô ngã, dừng vọng tưởng như phật được? nhân loại tạo ra'lửa', sử dụng nó để sinh tồn và tiến hóa. nếu như một kẻ ngốc bỗng nhiên nhìn thấy một ngọn lửa và có một người chạy đến bảo'hãy dừng những suy nghĩ về ngọn lửa đó ngay' thì liệu nhân loại có ngày hôm nay? liệu kẻ ngốc đó có thể dừng suy nghĩ về thứ bí ẩn và mãnh liệt như ngọn lửa? ~

không bao giờ, ngay từ lúc hắn ta thấy ngọn lửa chính là một hiện thực rồi. lúc ấy sự thật về ngọn lửa trong hắn là 'một thứ nóng bừng và đỏ rực, phá hủy và làm đau đớn mọi vật xung quanh'. nhưng nếu ở đâu đó, hắn nghe nói ngọn lửa là một thứ ấm áp và mang ánh sáng đến mọi vật xung quanh, vọng tưởng trong hắn lại ùa về. rõ ràng kẻ ngốc đó đã thấy một thứ khác... thực chất hiện thực mà hắn thấy không đủ để tạo ra sự thật trọn vẹn về ngọn lửa. hắn không dám đến gần thì sẽ không hiểu thế nào là ấm áp, không dám bị đốt thì không biết thế nào là đau, không dám nhìn và lắng nghe thì mãi không hiểu được màu và âm thanh của ngọn lửa. chỉ khi hắn hiểu được trọn vẹn nó, mới dừng được vọng tưởng về nó và không bị tác động bởi nó. chúng ta thì sao? luôn trốn tránh thực tại và chui mình vào trong ảo tưởng, cái thứ hiện thực nhỏ bé đó chẳng đáng là gì với'rừng lá' kia cả. chúng ta làm gì? phản bội lại chính ký ức của bản thân, lừa dối lòng mình và không chấp nhận thực tại, đi tìm những thứ không thể với dòng vọng tưởng luôn khởi lên liên tục. chúng ta sẽ ra sao? không sao cả, vì chúng ta đang tồn tại nên chắc chắn sẽ thành phật. ông có thiền định (xa lánh các ác pháp và vọng tưởng - trốn tránh một phần của hiện thực) đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng chứng đắc được gì cả, thứ ông nhận được chỉ là thực tại tàn nhẫn, nhưng nó giúp ông nhận ra nhiều điều. ông có niệm phật, bố thí và nhẫn nhục bao nhiêu đi nữa cũng chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng nó khiến ông hiểu được bất mãn và hạnh phúc. ~

việc ông cố nói với bản thân rằng ông sẽ giác ngộ trong trạng thái an nhiên và vô niệm đó chỉ là ảo tưởng, thực tế ông đâu làm được? thế giới khắc nghiệt vẫn bao trùm lấy ông, chỉ khi ông hiểu được phần nào từ nó, phần đó mới hóa thành sự thật và khiến ông tự tại trong phần đó. tôi chẳng cần đi khuyên người nào đạt vô niệm hay phải hiểu vô ngã, tự họ cũng sẽ nhận ra điều đó. dù ông có phủ nhận việc ông vọng tưởng, thì ông cũng đã dùng rất nhiều vọng tưởng để dừng vọng tưởng và đạt vô niệm. các khái niệm mà ông đưa ra ở trên cũng là từ vọng tưởng mà nói, nó là hiện thực, cũng là một phần của sự thật, mà thấy được sự thật là dừng được vọng tưởng. vậy thì thiền với không thiền có khác gì nhau? chúng chẳng qua chỉ là phần bù của nhau, mọi thứ đều là một phần của toàn thể. không dám vào địa ngục mà chỉ đọc trong sách, xem trên phim rồi kể lại thì sao bằng người từ trong đó đi ra được? để mà ngồi tự tại thuyết giảng về địa ngục một cách bình thản, vô ưu, không sợ hãi như như lai mà ông bảo chỉ cần bình tĩnh và tự tin mà được ư =)? haha, buồn cười thật. đức phật đâu phải là cái người chạy đến bảo ông dừng vọng tưởng, theo cách tôi hiểu thì ngài ấy muốn bảo với kẻ ngốc kia rằng'này anh kia, đừng suy nghĩ về ngọn lửa đó nữa, điều đó chả làm được tích sự gì. hãy chạy tới đó và xem xét thật kỹ nó đi'. nhưng nếu ngài ấy nói như vậy với một người kiêu ngạo, anh ta sẽ không dám đến gần ngọn lửa, vì anh ta luôn cho rằng mình đúng, rằng ngọn lửa đó là nguy hiểm và không nên đến gần. cho nên đức như lai từ bi đã dùng phương tiện mà rút ngắn ý nói trên, chờ cho kẻ ngốc đó định hình lại tâm lý vững vàng rồi mới nói sự thật. ~
luận điểm trên của tôi là "không bị ràng buộc bởi vọng tưởng" chứ không phải là "dừng vọng tưởng". tôi đã từ chối trả lời câu hỏi thứ 2 của ông nếu ý ông là "dừng vọng tưởng" vì nó trái với lập luận của tôi rồi, ông không thấy đó sao?
thế nào là người vô tu vô chứng? (câu hỏi của ông). đó là một người đang sống và đang tồn tại. tu hay không tu, chứng hay không chứng cũng là một người đang tồn tại, như nhau cả. tôi đã nói ở trên rồi, ông có thể đọc, tôi không giải thích lại nữa. câu sau ông hỏi là 'liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng?', tôi chưa hiểu'dừng vọng tưởng' ở đây là ông đang mô tả điều gì - vo nhat bat nhi. ý của ông là dừng dòng suy nghĩ hay chỉ là không còn bị ràng buộc bởi nó nữa? nếu là không bị ràng buộc bởi vọng tưởng, tôi có thể trả lời cho ông rằng, một là người đó không tồn tại, vì không tồn tại nên không bị ràng buộc, hai là người đó là phật, vì hiểu rõ nó nên không bị ràng buộc và tác động bởi nó. còn nếu là dừng dòng suy nghĩ thì ông hãy tự trả lời theo cách của ông đê, tôi sẽ không trả lời theo cách này vì nó trái với các lập luận bên trên của tôi. cảm ơn ông đã đọc hết mớ lộn xộn này =). thank you ông nhơ. người biết sống trọn vẹn với khoảnh khắc của hiện tại, sẵn sàng đối diện với thực tế tàn nhẫn mà không né tránh hay trốn chạy, không bám víu và cố chấp tức là đã sẵn sàng để đến gần ngọn lửa. và khi thấy rõ nó, người đó sẽ thành phật - tự tại, 'ta thấy rõ ông như thấy chiếc là trong lòng bàn tay này vậy'. ~
tôi sẽ tóm tắt nó lại dưới dạng luận điểm. nó là góc nhìn của tôi, tôi thấy sao thì đưa ra vậy thôi. nếu ông có thì cũng nên đưa ra như vậy, chớ đừng lừa dối bản thân để khế hợp với giáo pháp. nhưng nếu ông sợ góc nhìn của ông bị sai (hoặc đúng) mà không dám viết ra, hoặc phải viết sao cho đúng giáo pháp thì tôi cũng đâu biết điều đó. dù sao đúng hay sai cũng như nhau, không việc gì phải trốn chạy thực tại cả.
1. khóc - hiện thực (cay nghiệt, đau đớn).
2. cười - hiện thực (hạnh phúc, vỡ òa).
3. khóc, cười - sự thật (tự tại, an nhiên).
ờ, nếu ông phàn nàn về câu trả lời hay ko hài lòng về nó thì chả có ai xoa dịu ông cả. ông hãy tự mà cảm nhận nó, đối mặt với nó như một hiện thực đến khi nhận ra sự thật đi. lêu lêu =). ~
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,898
Điểm tương tác
776
Điểm
113
hơ, tôi tưởng ông biết đủ là gì rồi chớ, ông bảo là bó tay rồi mờ, ông muốn tiếp tục sao? (ông sửa lại bài viết?). ông có thấy các bình luận viên, hoặc phóng viên, hoặc nhà nhận định, hoặc chuyên gia, hoặc giáo sư,... hay đánh giá về một sự việc, vấn đề không? giả sử bình luận viên bóng đá đang nói về pha bóng của một cầu thủ trên sân, anh ta cần phải hiểu ý của cầu thủ đó, hiểu suy nghĩ, tư duy và lối chơi của cầu thủ đó thì mới được nói sao? không hề, thực tế thì anh ta vẫn nói theo 'phán đoán và ý kiến' của anh ta. tại sao chỉ là dừng lại ở phán đoán? vì anh ta đâu thể hiểu cầu thủ đó định làm gì. mà ông lại nói là: '
À, VNBN tính không muốn tiếp chuyện nữa nhưng thấy bạn cũng có ý thảo luận nên VNBN viết tiếp.
Bạn lấy thí dụ chẳng đâu vào đâu.
VNBN và bạn đang sử dụng phương tiện ngôn ngữ để trao đổi 2 chiều. Còn các việc bạn nêu chỉ là 1 chiều.
Thí dụ, VNBN hỏi bạn "ăn cơm chưa?" thì bạn là người đang nói chuyện với VNBN lẽ nào chẳng cần hiểu câu hỏi "ăn cơm chưa?" mà lại blap blap.Giao tiếp với một người mà người đó không cần biết mình đang nói gì, nghe gì..... thì thành ra đang nói chuyện với một người điên.

VNBN nói vậy, bạn có đọc và hiểu văn tự không. Nếu có đọc và hiểu được thì trả lời; còn nếu không đọc, không cần hiểu VNBN đang nói gì mà đòi giao tiếp thì botay. Khi ấy VNBN sẽ dừng vì không khác gì đang nói chuyện với người điên.

phán đoán và ý kiến đó chính là cách hiểu và nhận định của tôi, nhưng ông lại muốn tôi hiểu và đưa ra nhận định theo góc nhìn của ông, làm sao có thể? ở trên tôi đã nói nhiều về việc mỗi người đều có một góc nhìn khác nhau về một vấn đề, nên cũng có rất nhiều tư tưởng khác nhau, sau đó khuyên ông hãy chấp nhận nó như một thực tại thay vì áp đặt nó lên người khác nhưng biểu hiện của ông là gì nào? ông thường hay phát ra những âm thanh bất mãn với người khác, chiếc hộp của niềm hạnh phúc giữa 2 người dường như đã mở ra, nhưng ông đã mau chóng đóng nó lại, hoặc không bao giờ cảm thấy đủ cả (xin lỗi ông). ông đã nói với tự độ:

và mỗi khi tự độ trả lời, âm thanh bất mãn đó lại vang lên:

Hi hi, bạn biết nói vậy, sau còn viết ra mấy dòng này áp đặt lên VNBN chứ. VNBN cũng chỉ là nêu ý kiến như bạn thôi, bạn thấy có ích thì học, còn vô ích thì thôi, hoặc phản biện gì đó. Ở đây là diễn đàn mà, bạn nêu ý kiến thì người khác cũng thế thôi. VNBN thấy tư tưởng của Tự độ không ổn thì phát biểu ý kiến; lẽ nào hễ VNBN phát biểu ý kiến là bất mãn sao bạn. Mà VNBN này không có đặt hy vọng hay bất kì điều gì lên Tự độ đâu mà đòi bất mãn.

ông rõ ràng hiểu là tự độ đang trích dẫn lời của phật từ kinh ra, nhưng lại không muốn mọi chuyện được kết thúc tốt đẹp như cách mà như lai đã làm. vì sự tồn tại lâu dài của giáo pháp, ngài tạo ra vỏ bọc hoàn hảo này (kinh, chùa, tượng, thiện pháp,...) và chỉ có những người đã sẵn sàng cho việc trở thành phật mới có 'chìa khóa' để mở lớp vỏ bọc này và nhìn thẳng vào sự thật. ông thì sao? ông bóc tách lớp vỏ bọc đó để nó trở nên trần trụi, để cho các chúng sanh đời sau nhìn vào giáo pháp ấy mà sanh lòng sợ hãi, tránh xa. ông có nghĩ đến sự tồn tại lâu dài của giáo pháp này không? ông có nghĩ rằng mọi phật tử đều đáng trân trọng vì họ đều đi trên những con đường khác nhau mà họ chọn không? đôi khi phật cũng làm trái với ý người khác, để họ phần nào thấy được rằng thực tại tàn nhẫn, không như mong muốn. nhưng đôi khi ngài ấy thừa nhận và thỏa mãn người khác, để cho họ thấy rằng vẫn còn hạnh phúc và hy vọng. ông thì sao? ông kéo dài sự phiền não bằng những cuộc trò chuyện, để cho đằng sau bình luận của ông luôn là một ai đó phản hồi, ông chưa thừa nhận người đó thì nó chưa kết thúc được. ông có thấy ở trên không? ông mong mỏi điều gì từ việc kéo dài nó? ở trên tôi cũng đã nói, rằng nhân loại có xu hướng hướng đến một kết thúc tốt đẹp, cũng lấy dẫn chứng rằng con người tạo nên lịch sử bằng cách thêu dệt tình yêu thương. ông nghĩ rằng một cuộc đối thoại kết thúc trong sự bất mãn sẽ tồn tại lâu dài à? như cách mà một giáo pháp tồn tại lâu dài? ~
Hi hi hi, bạn nói lý nghe hay nhưng ngay hiện tại đây bạn chưa thực hành tốt. VNBN làm gì thì đó là việc của VNBN, bạn có quyền ý kiến nhưng nghe hay không là việc của VNBN, bạn phải chấp nhận thực tế như vậy. Việc VNBN giao tiếp với Tự độ như thế nào là việc của VNBN với Tự độ. Bạn thích xía vô thì đương nhiên VNBN này phải nói chuyện rồi.

tôi sẽ tóm tắt nó lại dưới dạng luận điểm. nó là góc nhìn của tôi, tôi thấy sao thì đưa ra vậy thôi. nếu ông có thì cũng nên đưa ra như vậy, chớ đừng lừa dối bản thân để khế hợp với giáo pháp. nhưng nếu ông sợ góc nhìn của ông bị sai (hoặc đúng) mà không dám viết ra, hoặc phải viết sao cho đúng giáo pháp thì tôi cũng đâu biết điều đó. dù sao đúng hay sai cũng như nhau, không việc gì phải trốn chạy thực tại cả.
1. khóc - hiện thực (cay nghiệt, đau đớn).
2. cười - hiện thực (hạnh phúc, vỡ òa).
3. khóc, cười - sự thật (tự tại, an nhiên).
ờ, nếu ông phàn nàn về câu trả lời hay ko hài lòng về nó thì chả có ai xoa dịu ông cả. ông hãy tự mà cảm nhận nó, đối mặt với nó như một hiện thực đến khi nhận ra sự thật đi. lêu lêu =). ~
VNBN này viết đầy ra hết rồi, tràn lan cả diễn đàn, bởi vì bạn mang tính tôi cá nhân nhỏ nhoi và ngã mạn quá lớn nên không chịu đọc và hiểu.

Vả lại, bạn nói lý thì nghe hay lắm; nhưng mà ý tứ của bạn cũng chỉ là áp đặt cách nghĩ của bản thân bạn lên cho người khác. Đây là loại người nói lý thì nhiều mà thực tế làm lại chẳng bao nhiêu; rồi có chứng bệnh lấy bụng mình suy ra bụng người nữa. Kakakakaka, lo trị bệnh đi còn nhiều lắm.
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Làm sao dứt vọng tưởng?
Làm sao dứt vọng tưởng là vọng tưởng.
Vọng tưởng từ ham muốn hưởng thụ dục lạc nhé. Muốn thoát sinh tử luân hồi thì bỏ hưởng dục và chịu khổ hải sẽ thoát lh
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Dứt không được cái không thể Dứt.
Vì cái không thể là cái không phải của quí vị.

những cái không phải của quí vị thì quí vị làm gì, nói gì, tu tập gì, niệm Phật gì cũng là vọng tưởng.
Vậy không cần tu nữa bạn nhỉ, cứ phá giới thoải mái vì mình có phải là mình đâu.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. sự thật
Top