- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,832
- Điểm tương tác
- 766
- Điểm
- 113
Bản chất mỗi chúng sanh đều bất diệt, bất tan, tự nó chẳng phải mê hay giác (Tự tánh, Phật tánh, Chân tánh,....) nhưng do duyên nên mới có mê và giác."...Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai...". (Trích Kiều).
*****
Mô Phật.
Tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo...
Bạn VNBN mến.
Ừ ừ,,, bạn nói chẳng sai,,, tất cả chúng ta đang trong đại mộng mà,,, Phật nói: sự thật thì chúng ta đang là vô sanh mà mộng chấp có sinh tử nên luân hồi hoài vậy (Viên Giác).
Có 2 nhận thức tu hành: (nhận Mê và nhận Giác):
1@ Nhận Mê: Tu hành là sửa đổi; là diệt trừ; là sẽ thành cái gì khác với hiện tại; v.v... Nên phải cần nhiều thời gian ở tương lai; nhiều năm; nhiều đời; nhiều kiếp...
TẤT CẢ ĐỀU LÀ TƯ TƯỞNG...
Dù là tư tưởng hướng thiện thì cũng chỉ trời người,,, không thoát khỏi tam giới được. Cho nên kinh nói: tưởng đi lên - tình đi xuống (trong tam giới - xem cõi trời trong 10 pháp giới,,, luẩn quẩn phải không???).
Vậy,,, lấy bản ngã làm quy chiếu để tu hành sửa đổi bản ngã; thì có phải mài gạch thành gương? (Vật lý học ứng dụng là phải đứng ngoài mới quan sát hoặc tác động vào pháp một cách trọn vẹn được mà,,, đúng không???).
Chúng ta được may mắn làm người,,, được gặp giáo pháp Phật Đà,,, có giáo pháp tứ đế; 5 uẩn; v.v... (5 uẩn làm thay đổi nhận thức về cái Ta - bản ngã ảo tưởng). Phật dạy: tri huyễn và ly huyễn! (Mà,,, Cái gì tri huyễn; Cái gì ly huyễn???).
2@ Nhận Giác: Tu hành là nhận lại... Cái bất tử; cái bất sinh; cái chân thật xưa vẫn vậy; nay đang dùng. Cái mà tục đế gọi là Phật tánh; là Chân tâm. Cái mà chân đế cứng họng vì... Vô ngôn!
Bây giờ và ở đây:
TRÍ HUỆ BÁT-NHÃ TỰ CHIẾU SOI...
Phải không các bạn:
Phật dạy thế nào...???
Tổ dạy thế nào...???
Bạn VNBN trả lời được mà...
Số lượng các tự tánh là không thể tính đếm, gọi chung là chư Phật ba đời. Các tự tánh tương tác nhau nên tạo ra muôn hình vạn trạng, mà ở trong đó không thể thành lập được một thứ gì chân thật, tất cả vạn vật đều là huyễn hóa và theo luật nhân - duyên - quả.
Thuộc tính "tương tác" là cố hữu muôn đời muôn kiếp ở các tự tánh, không có bất kì một tự tánh nào nằm cô lập ra khỏi các tự tánh còn lại! Luôn luôn tương tác.
Vật chất vô tình thì chúng nó hút nhau một cách vô thức; các loài hữu tình thì yêu ghét nhau,..... Bậc cao thì tương tác theo kiểu bậc cao, gọi chung là trình độ tương tác (pháp nhãn).
Tự tánh thì vẫn vậy, chỉ có pháp nhãn là có sự thay đổi từ mê đến giác. Giác là rõ biết tự tánh mình và sống thuận lý y như tự tánh.
Giác phải nhờ đầy đủ nhân duyên mới xuất sanh sự kiện giác ngộ nhưng cái giác thì không bị ràng buộc bởi nhân duyên, vì rõ biết hết thảy nhân duyên. Thí dụ như nước đục, muốn trong thì phải có quy trình, đủ điều kiện thì lược bỏ hết cặn, liền xuất hiện nước trong; nếu không có quy trình đó thì nước mãi đục, và cái nước trong này thì không do sự đục sanh ra vì có đục thì không thể sanh ra trong. Tuy nhiên cái gọi là trong veo đó thì không gọi là nước (H2O). Như vậy trong hay đục là hai trạng thái đối lập của nước, chứ không phải là nước; nước là H2O bất chấp là đục hay trong. Cũng nói thêm ví dụ này chỉ phần nào minh họa thôi, thực tế nước vẫn có thể bị đục lại, còn khi thành Phật thì không thể trở lại làm chúng sanh!
Tóm lại, mỗi chúng sanh đều có chân tánh bất diệt, bất luận là chúng sanh hay là Phật, bản chất bất diệt ấy vẫn là như thế. Nó không phải là chúng sanh nào, cũng không là Phật nào cả, do nhân duyên mà hiện hóa ra các sự kiện, do mê nên sanh tử, do giác nên không còn sanh tử, mà không bao giờ hiện ra một tướng gì cho thấy đó là nó cả.