- Tham gia
- 26/10/06
- Bài viết
- 1,343
- Điểm tương tác
- 592
- Điểm
- 113
Thiền Lâm Bảo Huấn là những lời dạy bảo quý báu của các vị Chư Tổ ! Mỗi ý tưởng , mỗi câu văn đều là những khuôn vàng thước ngọc răn dạy về cách tu tâm xử thế , đều là những kỷ cương yếu lĩnh về cách trụ trì , hoằng đạo của các bậc Thạc đức danh Tăng . Thế nên những người tu Phật có chí hướng kế vãng khai lai , truyền thừa Tổ nghiệp cần phải nỗ lực học hỏi và bắt chước theo ! ...
Viên Ngộ Thiền sư bảo Phật Giám rằng: “Sư ông chùa Bạch Vân, mỗi khi hành động cất nhắc một việc gì, cũng đều khảo xét những hành động của cổ nhân xưa. Sư ông thường nói: “Sự việc mà chẳng khảo xét của tiền nhân thì bảo đó là chẳng đúng phép”. Ta chỉ vì ghi nhiều được lời nói và đức hạnh của cổ nhân mà đạt thành được chí khí. Nhưng chẳng phải chẳng những chỉ hiếu cổ, mà lại bỏ cái hay của người đời nay chẳng đủ để bắt chước. Tiên sư thường nói: “Sư ông vì chấp cổ, nên chẳng biết thay đổi theo thời”. Sư ông nói: “Thay đổi thói cũ, biến đổi đạo thường, chính là mối đại họa của người đời nay”. Đó là điều mà ta trọn chẳng làm vậy”.
Như vậy, chỗ bắt chước cổ nhân, có nghĩa là bắt chước cái hay cái đẹp của cổ nhân để tạo thành cái hay cái đẹp cho đương thế, để mong sao cho Tổ đình hưng thịnh, cho Phật pháp xương minh. Đó chính là cái hoài bão chung của những người con Phật.
[3] Minh Giáo Tung. Pháp tự của Động Sơn Hiểu Thông đời thứ 10 phái Thanh Nguyên cũng có tên là Phật Nhật Khế Cảo, con họ Lý đất Tô Châu, trụ trì chùa Vĩnh An, trước tác các bộ sách : “Thiền Môn Định Tổ Đồ”, “Chính Tông Kỷ” “Phụ Giáo Thiên”… Đời vua Nhân Tôn được ban tên hiệu là Minh Giáơ. [4] Thất phu. Thất phu và thất phụ chỉ vào người bình dân.
[5] Bá Di, Thúc Tề. Y vào Sử Ký Liệt truyện, Bá Di và Thúc Tề, đều là con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân, nhường nhau làm vua, rồi bỏ nước trốn đi. Sau vua Vũ Vương đánh nhà Ân, hai người ra níu cương ngựa lại can. Vua Vũ Vương sau khi được nước, lập thành nhà Chu, hai anh em không thèm ăn gạo của nhà Chu, bỏ vào núi Thú Dương ở ẩn dật ăn rau sau bị chết đói.
[6] Trụ, Kiệt. Y vào Sử Ký thì vua Kiệt là con của Đế Phát cuối đời nhà Hạ ; Trụ là con của Đế Ất cuối đời nhà Thương, đều là hai bạo quân thời xưa.
[7] U, Lệ. Theo Sử Ký Bản Kỷ, U Vương là con của Tuyên Vương đời Chu, gọi là Niết ; Lệ Vương là con của Di Vương cũng ở đời Chu đều là những ông vua hiếu lợi ngu ngốc.
Viên Ngộ Thiền sư bảo Phật Giám rằng: “Sư ông chùa Bạch Vân, mỗi khi hành động cất nhắc một việc gì, cũng đều khảo xét những hành động của cổ nhân xưa. Sư ông thường nói: “Sự việc mà chẳng khảo xét của tiền nhân thì bảo đó là chẳng đúng phép”. Ta chỉ vì ghi nhiều được lời nói và đức hạnh của cổ nhân mà đạt thành được chí khí. Nhưng chẳng phải chẳng những chỉ hiếu cổ, mà lại bỏ cái hay của người đời nay chẳng đủ để bắt chước. Tiên sư thường nói: “Sư ông vì chấp cổ, nên chẳng biết thay đổi theo thời”. Sư ông nói: “Thay đổi thói cũ, biến đổi đạo thường, chính là mối đại họa của người đời nay”. Đó là điều mà ta trọn chẳng làm vậy”.
Như vậy, chỗ bắt chước cổ nhân, có nghĩa là bắt chước cái hay cái đẹp của cổ nhân để tạo thành cái hay cái đẹp cho đương thế, để mong sao cho Tổ đình hưng thịnh, cho Phật pháp xương minh. Đó chính là cái hoài bão chung của những người con Phật.
Lời tựa Sách Thiền Lâm Bảo Huấn đã viết:Sách Bảo Huấn do hai ngài Diệu Hỷ(1) và Trúc Am(2) cùng soạn tập trong một am cỏ, khi ở chùa Vân Môn đất Giang Tây. Khoảng niên hiệu Thuần Hy(3), tôi tới chùa Vân Cư, may mắn được tặng cuốn sách này ở một vị Lão Tăng Tố Am. Rất tiếc sách này đã lâu năm, nên bị mối mọt làm rách nát, đầu sách và cuối sách không còn chu toàn. Sau đó những lời lẽ trong sách này lại thấy được ghi chép trong các Ngữ lục và Truyền ký nên tôi mới thu thập lại trong khoảng mười năm trời, được tất cả là hơn 50 thiên. Tiếp đó, tôi lại trích thêm phần Di ngữ của các ngài Dương Kỳ, Hoàng Long(4), rồi đến Ngữ lục của các lão Tăng như Phật Chiếu(5) và Giản Đường(6), rồi tự mình lại tiết giảm, tu chỉnh, chia loại mà hợp thành 300 thiên. Trong các thiên này vì chỗ lựa chọn được có trước sau mà xếp đặt ở trước ở sau, chứ không theo chỗ lần lượt xưa và nay. Đại để chỉ khiến cho người học loại bỏ được thế lực, quyền lợi, nhân ngã, để đạt tới đạo đức nhân nghĩa mà thôi. Lời văn và ý nghĩa của sách này thì dồi dào bình dị, không có những vết tích mông lung, mơ hồ, dối trá, thực đúng là cái đầu mối để giúp người vào đạo. Vì vậy, nên tôi cho đem khắc vào gỗ để lưu truyền được sâu rộng. Tất sẽ có những kẻ sĩ đồng chí nếu một khi thấy được việc làm này mà để tâm tuỳ hỷ, thì tôi dầu chết già nơi hang núi chăng nữa, nhưng cái chí nguyện của tôi cũng đã viên mãn rồi vậy.
Câu 1: Minh Giáo Tung[3] Hoà Thượng nói: “Tôn chẳng gì bằng đạo, đẹp không gì đẹp bằng đức. Người có đạo đức tuy là kẻ thất phu[4] cũng không phải là cùng, kẻ không có đạo đức, tuy là đấng vương giả cũng không là thông. Bá Di, Thúc Tề[5] xưa kia là người chết đói, đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi người đều mừng. Trụ, Kiệt[6], U, Lệ[7] xưa kia là đấng nhân chủ, đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi người đều giận. Thế nên, người học giả chỉ lo phần đạo đức của mình không trọn vẹn, chứ đừng lo thế vị không đến với mình”.Lời tựa Sách Thiền Lâm Bảo Huấn đã viết:
Sa Môn Tịnh Thiện đất Đông Ngô viết.
[3] Minh Giáo Tung. Pháp tự của Động Sơn Hiểu Thông đời thứ 10 phái Thanh Nguyên cũng có tên là Phật Nhật Khế Cảo, con họ Lý đất Tô Châu, trụ trì chùa Vĩnh An, trước tác các bộ sách : “Thiền Môn Định Tổ Đồ”, “Chính Tông Kỷ” “Phụ Giáo Thiên”… Đời vua Nhân Tôn được ban tên hiệu là Minh Giáơ. [4] Thất phu. Thất phu và thất phụ chỉ vào người bình dân.
[5] Bá Di, Thúc Tề. Y vào Sử Ký Liệt truyện, Bá Di và Thúc Tề, đều là con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân, nhường nhau làm vua, rồi bỏ nước trốn đi. Sau vua Vũ Vương đánh nhà Ân, hai người ra níu cương ngựa lại can. Vua Vũ Vương sau khi được nước, lập thành nhà Chu, hai anh em không thèm ăn gạo của nhà Chu, bỏ vào núi Thú Dương ở ẩn dật ăn rau sau bị chết đói.
[6] Trụ, Kiệt. Y vào Sử Ký thì vua Kiệt là con của Đế Phát cuối đời nhà Hạ ; Trụ là con của Đế Ất cuối đời nhà Thương, đều là hai bạo quân thời xưa.
[7] U, Lệ. Theo Sử Ký Bản Kỷ, U Vương là con của Tuyên Vương đời Chu, gọi là Niết ; Lệ Vương là con của Di Vương cũng ở đời Chu đều là những ông vua hiếu lợi ngu ngốc.