<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">21. CHỮ HÁN: <B>Viễn Công viết: Trụ trì chi yếu, mạc tiên thẩm thủ xả. Thủ xả chi cực định ư nội, an nguy chi manh định ư ngoại hỹ. Nhiên an phi nhất nhật chi an, nguy phi nhất nhật chi nguy. Giai tòng tích niệm, bát khả bất sát. Dĩ đạo đức trụ trì tích đạo đức. Dĩ lễ nghĩa trụ trì tích lễ nghĩa. Dĩ khắc bác trụ trì tích oán hận. Oán hận tích tắc trung ngoại ly bội. Lễ nghĩa tích tắc trung ngoại hòa duyệt. Ðạo đức tích tắc trung ngoại cảm phục, thị cố đạo đức lễ nghĩa hiệp, tắc trung ngoại lạc. Khắc bác oán hận cực, tắc trung ngoại ai. Phù ai lạc chi cảm, họa phúc tư ứng hỹ.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">21. DỊCH NGHĨA: <I>Viễn Công nói: Cái yếu vụ của trụ trì trước hết phải xét phần thủ xả</I><SUP><B>(1)</B></SUP>. <I>Chỗ cùng cực của thủ xả định ở bên trong thời cái mầm mống an nguy định ở bên ngoài. An chẳng phải cái an ở một ngày, nguy chẳng phải cái nguy ở một ngày, mà nó đều chứa góp dần dần, nên không thể không xét nét cẩn thận. Nếu lấy đạo đức trụ trì thì tích phần đạo đức, lấy lễ nghĩa trụ trì thì tích phần lễ nghĩa. Lấy oán bốc lột trụ trì thì tích phần oán hận. Tích oán hận thời trong ngoài lìa tan, tích lễ nghĩa thì trong ngoài hòa vui, tích đạo đức thời trong ngoài cảm phục. Vì thế, thấm nhuần đạo đức lễ nghĩa thời trong ngoài vui vẻ, bốc lột oán hận cùng cực thời trong ngoài đau thuơng. Ôi! Cái cảm của vui buồn, tất sẽ ứng với họa phúc vậy.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Thủ xả</B>: <I>Viết tắt ở chữ thủ thiện xả ác.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">22. CHỮ HÁN: <B>Viễn Công viết: Trụ trì hữu tam yếu: viết nhân, viết minh, viết dũng. Nhân giả hành đạo đức, hưng giáo hóa, an thượng hạ, duyệt vãng lai. Minh giả tuân lễ nghĩa, thức an nguy, sát hiền ngu, biện thị phi. Dũng giả sự quả quyết, đoán bất nghi, gian tất trừ, nịnh tất khử. Nhân nhi bất minh như hữu điền bất canh. Minh nhi bất dũng, như hữu miêu bất vân. Dũng nhi bất nhân do như ngải nhi bất tri chủng. Tam giả bị tắc tùng lâm hưng, khuyết nhất tắc suy, khuyết nhị tắc nguy, tam gia vô nhất tắc trụ trì chi đạo phế hỹ.</B>
<P align="right"><B>Nhị sự dữ Tịnh Nhân Trăn Hòa Thượng thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">22. DỊCH NGHĨA: <I>Viễn Công nói: Trự trì có ba điểm cần thiết là "Nhân, Minh, Dũng"</I><SUP><B>(1)</B></SUP>. <I>Nhân nghĩa là thực hành đạo đức, phát triển việc giáo hóa, an trên dưới, làm đẹp lòng người đi kẻ lại. Minh là giữ lễ nghĩa, biết an nguy, xét hiền ngu, biện phải trái. Dũng nghĩa là phải quả cảm với công việc, trừ người gian, bỏ kẻ nịnh. Nhân mà không có minh, như người có ruộng chẳng cày. Minh mà không có dũng, như có lúa non chẳng làm cỏ. Dũng mà chẳng có nhân, cũng như chỉ biết cắt cỏ mà chẳng biết gieo hạt giống. Ba điểm thiết yếu như trên mà đầy đủ, thời chốn tùng lâm hưng thịnh, thiếu một thời suy, thiếu hai thời nguy, thiếu tất cả thời cái đạo của trụ trì tất hỏng vậy.</I>
<P align="right"><B>Hai việc trên là thư gởi cho Tịnh Nhân Trăn Hòa thượng<SUP>(2)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Ba điểm cần thiết</B>: <I>Dịch ở chữ Tam Yếu, tức là ba điểm cần thiết của việc tu tâm luyện tánh. Lời của Tư Mã Quang trong văn sớ dâng Nhân Tôn Hoàng Ðế có nói đến ba yếu tố: "Viết Nhân, viết Minh, viết Dũng". Viễn Công Hòa thượng mượn lời này để làm ba yếu điển của ngôi trụ trì.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Tịnh Nhân Trăn Hòa Thượng</B>: <I>Pháp tự của Phù Sơn Viễn thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">23. CHỮ HÁN: <B>Viễn Công viết: Trí ngu hiền bất tiếu, như thủy hỏa bất đồng khí, hàn thử bất đồng thời. Cái tố phân dã, hiền trí chi sĩ, thuần ý đoan hậu, dĩ đạo đức nhân nghĩa thị mưu. Phát ngôn hành sự, duy khủng bất hợp nhân tình, bất thông vật lý. Bất tiếu chi giả, gian hiểm trá nịnh, căng kỷ sính năng, thị dục cẩu lợi, nhất thiết bất cố. Cố thiền lâm đắc hiền giả, đạo đức tu, cương kỷ lập, toại thành pháp tịch. Trắc nhất bất tiếu giả tại kỳ gian, giảo quần loạn chúng, trung ngoại bất an, tuy đại trí lễ pháp, túng hữu hà dụng. Trí ngu hiền bất tiếu, ưu liệt như thử nhĩ, ô đắc bất trạch yên.</B>
<P align="right"><B>Huệ Lực Phương Hòa thượng thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">23. DỊCH NGHĨA: <I>Viễn Công nói: Người trí kẻ ngu, người hiền kẻ bất tiếu, cũng như nước với lửa không thể cùng chung một đồ vật</I><SUP><B>(1)</B></SUP>, <I>như lạnh với nóng không thể đến cùng một thời. Nếu chia chẻ cho rõ ràng, kẻ trí hiền sĩ thì thuần ý đoan hậu</I><SUP><B>(2)</B></SUP>, <I>lấy đạo đức nhân nghĩa làm mưu kế, phát ra một lời nói, hay làm một công việc, chỉ sợ chẳng hợp với nhân tình, chẳng thông với lý của sự vật. Kẻ bất tiếu thì gian hiểm, dối trá, nịnh bợ, cậy mình khoe hay, ham danh trục lợi, chẳng đoái tới hết thảy. Nếu chốn Thiền lâm được người hiền thời lấy đạo đức làm bản vị tu hành, lấy cương kỷ</I><SUP><B>(4)</B></SUP> <I>làm mẫu mực, pháp tịch cũng do đó mà thành. Nếu không may gặp kẻ bất tiếu, thì chỉ làm cho rối quần loạn chúng, gây cho trong ngoài không yên, dầu là đại trí lễ pháp, cũng không thể đem ra thi thố được. Người trí kẻ ngu, người hiền kẻ bất tiếu, hơn kém là như thế, nên cần phải lựa chọn cẩn thận.</I>
<P align="right"><B>Thư gởi Huệ Lực Phương Hòa thượng<SUP>(4)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Nước với lửa không thể cùng chung một đồ vật</B>: <I>Trích câu của Hàn Phi Tử: "Phù thủy thán bất đồng khí nhi cửu, hàn thử bất kiêm thời nhi chí".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Thuần ý đoan hậu</B>: <I>Lược ở chữ thuần túy, ý mỹ, đoan nghiêm, đôn hậu.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Cương kỷ</B>: <I>Trật tự và quy luật của thiền gia hay quốc gia.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Huệ Lực Phương</B>: <I>Pháp tự của Phù Sơn Viễn thiền sư.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">24. CHỮ HÁN: <B>Viễn Công viết: Trụ trì cư thượng, đương khiêm cung dĩ tiếp hạ. Chấp sự tại hạ, yếu tận tình dĩ phụng thượng. Thượng hạ ký hòa, tắc trụ trì chi đạo thông hỹ. Cư thượng giả kiêu cứ tự tôn, tại hạ giả đãi mạn tự sơ, thượng hạ chi tình bất thông, tắc trụ trì chi đạo tắc hỹ. Cổ đức trụ trì, nhàn hạ vô sự, dữ học giả thung dung nghị luận, mỹ sở bất chí. Do thị nhất ngôn bán cú, tải vu truyện ký, đãi kim xứng chi, kỳ cố hà tai? Nhất tắc dục sở thượng tình hạ thông, đạo vô ủng tế, nhị tắc dự tri học giả, tài tính năng phủ, kỳ ư tiến thoái chi gian, giai hợp kỳ nghi, tự nhiên thượng hạ ung túc, hà nhĩ qui kính. Tùng lâm chi hưng, do thử chí nhĩ.</B>
<P align="right"><B>Dữ Thanh Hoa Nghiêm Thư.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">24. DỊCH NGHĨA: <I>Viễn Công nói: Người trụ trì ở ngôi trên phải nên khiêm cung</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>tiếp kẻ dưới. Người chấp sự ở dưới cũng phải tận tình để phụng sự trên. Trên dưới đã hòa, thời cái đạo của trụ trì thông vậy. Người ở địa vị trên mà kiêu cứ tự tôn, kẻ chấp sự ở dưới lại lười biếng, khinh nhờn tự sơ, cái tình trên dưới chẳng ăn nhịp với nhau thì cái đạo của trụ trì tất bế tắc. Cổ nhân trụ trì, khi nhàn hạ vô sự, thường cùng với học đồ thung dung nghị luận, trong bất cứ một vấn đề gì. Bởi thế, một lời nói bàn, hay nửa câu giáo hóa, đều được ghi chép vào truyện ký, để ngày nay lấy đó mà cân nhắc, là bởi cớ gì? Một là muốn khiến tình trên dưới thông hiểu lẫn nhau để đạo khỏi bị che lấp, hai là dự biết được tài năng tính nết của mỗi học đồ nên hay không để thích hợp với chỗ tiến thoái của họ, được như thế thì trên dưới tự nhiên hòa kính</I><SUP><B>(2)</B></SUP> <I>gần xa đều qui phục. Tùng lâm được hưng thịnh, cũng bởi lẽ đó vậy.</I>
<P align="right"><B>Thư gởi cho Thanh Hoa Nghiêm<SUP>(3)</SUP>.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Khiêm cung</B>: <I>Nhún mình xuống thấp mà kính cẩn, nói về đức tánh của người nhu hòa.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Hòa kính</B>: <I>Dịch ở chữ Ung túc. Ung có nghĩa là hòa; Túc có nghĩa là kính.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Thanh Hoa Nghiêm</B>: <I>Là Nghĩa Huyền thiền sư núi Ðầu Tử, pháp tự của Thái Dương Huyền thiền sư, con của Thanh xà Lý Thị, vì chỉ nghe kinh Hoa Nghiêm mà thông suốt được nghĩa lý, nên đời gọi là Thanh Hoa Nghiêm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">25. CHỮ HÁN: <B>Viễn Công vị Ðạo Ngô Chân viết: Học vị chí ư đạo, huyễn diệu kiến văn, trì sính cơ giải, dĩ khẫu thiệt, biện lợi tương thắng giả, do như xí ốc ô đan hoạch, chỉ tăng kỳ xú nhĩ.</B>
<P align="right"><B>Tây Hồ Ký Văn.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">25. DỊCH NGHĨA: <I>Viễn Công bảo Ðạo Ngô Chân</I><SUP><B>(1)</B></SUP> <I>rằng: Người học chưa thấu đáo được đạo, chỉ khoe khoang chỗ thấy nghe nông cạn, dong ruổi chỗ hiểu biết máy móc đem đầu lưỡi để biện tranh thắng, cũng chẳng khác gì như nhà xí lại sơn vẽ màu son</I><SUP><B>(2)</B></SUP>, <I>chỉ làm cho tăng thêm mùi xú uế vậy.</I>
<P align="right"><B>Tây Hồ Ký Văn.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Ðạo Ngô Chân</B>: <I>Tức Ngộ Chân thiền sư ở núi Ðạo Ngô, pháp tự của Thanh Sương Viên thiền sư, phái Nam Nhạc đời thứ 10.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Màu son</B>: <I>Dịch ở chữ Ðan hoạch.</I></P>
</span></span>