"Thiền Lâm Bảo Huấn"

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
91.– SINH TỬ​

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với Hoàng-Thái-Sử: Người xưa nói: [bubble] “Ôm lửa để dưới đống củi, nằm lên trên, lửa chưa cháy tới đã cho là an-ổn”. [/bubble] Lời nói này thực là một lời ví-dụ về cơ an, nguy, lẽ sinh tử, rõ như ban ngày, không sai chút nào.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ta khi bình-thường ở nơi an nhàn, ít ai lo đến lẽ sinh-tử, họa-hoạn. Một mai, sự việc bất trắc xảy ra, khi ấy mới dậm chân, đấm ngực kêu cứu thì đã muộn và, hoàn toàn không thể cứu giúp được.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy được nguy cơ "sinh tử" là thấy Đạo. Nghĩ tới nguy cơ "sinh tử" là nghỉ về Đạo và hành thoát khỏi nguy cơ "sinh tử" chính là hành Đạo. Hảy khoan bàn tới chí nguyện sâu xa, cao vút, như Bồ Tát Đạo, chỉ cần "thấy Đạo" "tư duy về Đạo" và "hành Đạo" tức là thấy nguy cơ sinh tử, tư duy về nguy cơ sinh tử và hành giải thoát theo như lời Phật dạy: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kiếp hiện sinh, sư sống chết ít người lo đến họa hoằng cứ nghĩ ăn ở hiền lành thì kiếp sau sanh lại làm người hưởng phước đời vị lai. Nhưng "sinh tử" ở đây dùng là luân hồi. Luân hồi gồm chứa cả sinh và tử, "Kỷ hồi tử, kỷ hồi sinh_Sinh tử du du vô định chỉ", và ở tầng sâu giải thoát sinh tử là chấm dứt luân hồi cả sinh lẩn tử. Đó là Đạo giải thoát, giải thoát sinh tử, chấm dứt luân hồi, việc nên làm đã làm xong, việc đáng bỏ, phải bỏ đã bỏ hết, đã đặt gánh nặng xuống, đó là Đạo Phật.</p>


92.– VÌ ĐẠO​

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với ngài Phật-Giám: Phàm, nhận được thư của Đông-Sơn Sư-huynh, chưa bao giờ có lá thư nào Sư-huynh nói về việc đời mà chỉ đinh-ninh dặn-dò là nên quên mình để mở rộng đạo và, dẫn-dắt hậu-lai mà thôi. Gần đây, nhận được một lá thư, Sư-huynh nói: [bubble]Các trang-trại hạn-hán mất mùa tôi đều không lo, mà chỉ lo Thiền-gia không có người có đạo-nhãn. Mùa Hạ năm nay có hơn một trăm vị an-cư, trong nhà đem ra bàn về câu chuyện “con cẩu không có Phật-tính” mà không có một vị nào hiểu được. Đó thực đáng lo![/bubble]

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lời nói ấy thực chí lý vậy. Ngày nay cũng có những người "lo": [bubble] Hoặc lo việc trong chùa không làm xong, hoặc sợ có điều gì sơ-xuất với quan-chức bị hiềm trách, hoặc lo thanh-danh chức vị của mình không hiển-dương, hoặc sợ đồ-chúng không đông.[/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">So-sánh hai sự lo ấy, thực khác nhau như trời với đất vậy.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ta thường suy nghĩ, những lời nói thành-thực vừa ý ấy dễ gì được nghe lại. Cháu ta (chỉ ngài Phật-Giám) là cháu nối pháp chính-thức của tông-môn, nên gắng sức chấn-chỉnh gia-phong, an ủy sự kỳ-vọng của tông-thuộc. Đó là sự cầu mong tha-thiết của ta vậy.</p>

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo tràng nầy giống như vậy, không thấy TV nào bàn nghĩa lý sâu xa, được một câu một ý lý "Tối thượng", chỉ lo sợ có điều gì sơ xuất bị hiềm trách_banned(vô tội vạ)_lo thanh danh chức vị mình không được siển dương,lo sợ thành viên không đông , thành viên phá hoại DĐ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhớ lúc xưa, tuy thành viên ít, không Ban TQ, Ban ĐB vậy mà lắm bậc siêu xuất, Như Bác Nguyen Văn Học, Thầy Tấn Hạnh, Thầy Viên Quang, ...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mong sao, kỳ bầu bán tới đây, Ban TQ mới nên giắng sức chấn chỉnh gia phong, an ủy sự kỳ vọng của cả DĐ.</p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Đạo tràng nầy giống như vậy, không thấy TV nào bàn nghĩa lý sâu xa, được một câu một ý lý "Tối thượng", chỉ lo sợ có điều gì sơ xuất bị hiềm trách_banned(vô tội vạ)_lo thanh danh chức vị mình không được siển dương,lo sợ thành viên không đông , thành viên phá hoại DĐ.

Nhớ lúc xưa, tuy thành viên ít, không Ban TQ, Ban ĐB vậy mà lắm bậc siêu xuất, Như Bác Nguyen Văn Học, Thầy Tấn Hạnh, Thầy Viên Quang, ...

Mong sao, kỳ bầu bán tới đây, Ban TQ mới nên giắng sức chấn chỉnh gia phong, an ủy sự kỳ vọng của cả DĐ.

ie_zps114a6ae3.jpg


Thực thực hư hư khó luận bàn
Trần gian muôn vẻ nét quan san
Kẻ mê kinh sợ tan hồn vía
Người trí mĩm cười chuyện "hợp tan".

 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
93.– SỰ THÀNH.​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói: [bubble]Lấy đá mài, mài đá mài, tuy không thấy nó mòn, nhưng có lúc thấy nó hết. Trồng cây, vun bón cây, tuy không thấy nó cao, nhưng có lúc thấy nó lớn. Chứa góp đức-hạnh, tuy không biết sự hay của nó, nhưng có lúc đắc dụng. Bỏ nghĩa trái lý, tuy không biết sự xấu của nó, nhưng có lúc sẽ chết vì nó. Người học đạo, quá như suy-tính kỹ-lưỡng được những lời nói trên và, noi theo thực-hành, quyết-định thành bậc đại-khí và mỹ-danh vang-dội.[/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là đạo-lý xưa nay không thay đổi vậy.</p>
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu này quá rỏ ràng rồi vậy!
94.– TÂM LƯỢNG​

Ngài Linh-Nguyên nói với Cổ Hòa-Thượng( ): Họa, phúc nương tựa nhau, tốt, xấu cùng lãnh-vực. Chúng đều do nơi việc làm của người mà người tự vời lấy. Như vậy, há không đáng suy nghĩ sao! Hoặc chuyên để sự mừng, giận trong mình mà lòng dạ hẹp lại, không có lượng bao-dung. Hoặc phóng-túng tư-tâm, tiêu-dùng hoang-phí, theo dục-vọng của người. Những việc như trên đều không phải là những việc cấp-bách của thiện tri thức, thực ra nó là sự dông-dỡ của tình-ý từ chỗ xa-xôi mà dần dần phát-khởi. Do đó, nó tạo thành cơ-sở, căn-nguyên của họa hại vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify"> Đừng bao giờ dựa vào quan điễm, cá nhân, xóm làng, Tổ Quốc, Chính trị hay Tôn Giáo ... nào hết cả. Vì như vậy tâm địa sẻ tự thu hẹp lại, tự sanh biên địa, tự giới hạn "Tâm".</P>
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
95.– HỌA – PHÚC​

Ngài Linh-Nguyên nói với Y-Xuyên Tiên-sinh:[bubble] Họa có thể sinh ra phúc và phúc có thể sinh ra họa. Họa sinh ra phúc, vì người ta khi ở vào chỗ tai-ách, tha thiết nghĩ về sự được an và, sâu xa tìm cầu lý giải-thoát, nên kính cẩn sợ hãi, để tâm vào việc làm, do đó phúc sinh ra là thích đáng vậy.
Phúc sinh ra họa, vì khi người ta ở vào chỗ an-lạc, thái-bình, phóng-túng trong sự xa-hoa dục-lạc, dông-dỡ trong sự kiêu-mạn, lười biếng, do đó, càng nhiều sự sơ-sót, khinh người, nên họa sinh ra là thích đáng vậy.
[/bubble]

“Gặp nhiều nạn mới thành chí, không gặp nạn dễ mất mình. Được là đầu mối của mất. Mất là lý lẽ của được”.

Thế mới biết, phúc không thể thường may gặp, được không thể thường hy vọng. Ở vào lúc có phúc biết lo đến sự tai-họa thì phúc ấy giữ được. Thấy được biết lo mất, thì được ấy hẳn tới. Cho nên, người quân-tử, an không quên nguy, trị không quên loạn vậy.
Theo lý Đạo, "Phúc" không phải là Chùa to, tượng lớn , không hẳn là chúng đông, Họa không hẳn là tai ương, tật ách, mà "họa" từ chổ chấp tâm, chấp cảnh vì bởi chấp tâm chấp cãnh nên sinh khổ nảo sinh có tai ương có tật ách củng vậy "Phúc" tới khi không còn chấp Ta, chấp người, không chấp ta thì không tự giới hạn Tâm, không sanh biên địa Tâm tức Chùa lớn vô cùng, không chấp người thì không sinh phân biệt tức là "Tượng Phật" to vỉ đại
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
96.– SÁNG ĐẠO​

Ngài Linh-Nguyên nói với Y-Xuyên Tiên-sinh: [bubble]Như người đi nắng, ghét thấy dấu vết và hình bóng, liền quay đầu chạy. Song, càng chạy vội bao nhiêu, dấu vết càng nhiều và hình bóng càng nhanh bấy nhiêu. Chẳng bằng vào chỗ rợp mà nghỉ, hình bóng tự diệt và dấu vết tự dứt. Hàng ngày xét rõ việc này, chỉ một phút tĩnh-tọa có thể tiến được đạo vậy.[/bubble]

97.– LƯỢNG SỨC​

Ngài Linh-Nguyên nói:[bubble] Ngôi vị trụ-trì, nếu năng-lực ít mà trách-nhiệm quá nặng, thì ít có vị làm việc được trọn-vẹn. Vì, phúc đức ít ỏi, độ-lượng hẹp hòi, kiến văn thô-lậu, không theo việc thiện, làm việc nghĩa, lại tự cao, tự quảng mà ra vậy.[/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì vậy, Làm TQ, tức trụ trì chốn già lam đây, phải ra công sức đắp bồi công đức, phúc đức, phải có tâm địa bao dung độ lượng và phải không ngừng học hỏi từ Thầy Lành, bạn tốt hoàn thiện kiến văn làm lơi ích cho Thành viên, khách viếng.

98.– ẨN MÌNH​

Ngài Linh-Nguyên nghe thấy ngài Giác-Phạm( ) bị Tần-Cối trách phạt và đuổi ra Lĩnh-Hải, Ngài than: [bubble]Cây lan trồng giữa đường, quyết không có sự xanh tốt suốt bốn mùa, mà cây quế mọc trong hang sâu thì giữ được hoàn-toàn sự xanh tốt quanh năm. Xưa nay người tài-trí bị mất mệnh, bị sàm báng, bị tội vạ thì nhiều, còn những người biết tìm xét, biết cùng sự phù-trầm của đời để bảo-toàn được thân mình thì ít. Cho nên, Thánh nhân nói: “Người có tư-chất thông-minh, xét người một cách kỹ-lưỡng hay bị gần chỗ chết, vì hay bàn việc người. Người biện-bác xa rộng, hay bị nguy đến thân, vì hay vạch lỗi xấu người”.[/bubble] Lời nói này hẳn có ở trường hợp ngài Giác-Phạm vậy.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba chương nầy dạy cần thiết cho tất cả người tu học, nhất là những vị có chức quyền ở chốn già lam (như diển đàn đây vậy), hảy đọc lại, học lại và suy xét.
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
99.– BIẾT VÀ LÀM​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với ngài Giác-Phạm: Tôi nghe Ngài ở Lĩnh-Nam, thường thường nghiên cứu kinh Lăng-Nghiêm và, đặc-biệt thêm lời giải-thích những ý thiếu, đó không phải là sự hy-vọng của kẻ bất-tiếu.
Vì cái học văn tự không thể làm thông suốt tính-nguyên người đương thời lại làm cho những kẻ hậu học, ngăn che mất trí-nhãn của tiên Phật. Bởi họ nương tựa vào sự giải-thích của người khác, làm ngăn lấp cửa tự-ngộ của họ. Nhờ khẩu-thiệt họ có thể thắng những người ít học, nhưng mở rộng thần-cơ để chứng-ngộ đến chỗ cực-diệu thì rất khó.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify"> Cho nên, sự hiểu biết và sự thực-hành so le nhau nhiều quá, thì sự kiến văn hàng ngày càng thêm mê-mờ vậy.


100.– DIỆU DỤNG​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói: Sự cử-động, thi-thố của người học đạo không thể không xét và, lời nói việc làm của người học đạo cũng không thể không xem. [bubble] Người ít nói chưa hẳn là người ngu, người nói giỏi chưa hẳn là người trí, người quê mùa, chất-phác chưa hẳn là người bội-nghịch, người theo thuận mình chưa hẳn là người trung.[/bubble] Cho nên, thiện-trí-thức không thể dùng lời nói mà biết hết được tình người và, không thể dùng ý mình mà tuyển chọn học-giả.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàng Tăng-sĩ trong năm hồ bốn biển, ai không muốn cầu đạo. Nhưng, những người hiểu rõ tâm mình, thấy suốt chân-lý, thì trong trăm nghìn người không được một người. Tuy vậy trong số ấy những người cố gắng sửa mình, trau-dồi hạnh-kiểm, gom góp học-vấn, vun trồng đức-nghiệp, thành một người có phẩm-cách, cũng phải mất ba mươi năm công-phu mới đạt được. Ngẫu nhiên, có một sự sai lầm, mà tùng-lâm ruồng bỏ, thì suốt đời người ấy không thể lập nghiệp được nữa. Viên ngọc sáng soi được mười hai cỗ xe( ) không thể không có tỳ-tiết, ngọc bích liên-thành, há khỏi không có vết đục.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify"> Phàm, người ta còn ở trong vòng hữu-tình thì đều có lỗi lầm. Đức Khổng-Tử còn cho năm mươi tuổi mới học kinh Dịch, lời nói ấy không phải là thái-quá.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong Khế-kinh cũng nói: “Không sợ ý-niệm phát-khởi, chỉ sợ giác-ngộ chậm-trễ”. Như vậy, từ bậc thánh-hiền trở xuống, ai là không có lỗi-lầm! Những người được uốn nắn thành ở nơi bậc thiện-tri-thức, thì những phẩm-vật ấy không nên bỏ sót vậy.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Cho nên có chỗ nói: Người thợ mộc khéo, tùy theo gỗ mà dùng làm bánh xe hay tăm xe. Như vậy, dù gỗ cong hay gỗ thẳng, không bỏ sót mảnh nào. Người khéo điều-khiển xe ngựa, tùy theo đường hiểm hay đường dễ mà đổi ngựa cho hợp. Như vậy, ngựa dở, ngựa hay, không trái tính chúng. Vật còn như thế, thì người cũng nên thế.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu tiến, thoái tùy theo tình yêu, ghét; tan, hợp hệ vào sự hứng-thú dị, đồng, thì không khác gì như người thợ mộc bỏ giây mực mà làm theo gỗ cong, thẳng, như người buôn bán bỏ bàn cân mà so sánh nặng, nhẹ. Tuy cho là tinh vi, nhưng không thể không lầm lẫn được.


101.– CÔNG TÂM​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói : Người khéo trụ-trì lấy tâm chúng-nhân làm tâm mình, mà không cần phải dùng riêng tâm mình; lấy tai mắt chúng-nhân làm tai mắt mình, mà không cần phải dùng riêng tai mắt mình. Như thế, thì có thể suốt được chí chúng-nhân và hết được tình chúng-nhân.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Dùng tâm chúng-nhân làm tâm mình thì sự ưa ghét của ta là sự ưa, ghét của chúng-nhân, nên ưa không tà và, ghét không lầm, tội gì phải dùng đến sự riêng tư, ký-thác vào tâm-phúc người và, cam chịu sự nịnh hót của người.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Đã dùng tai mắt chúng-nhân làm tai mắt mình, thì sự thông minh của chúng-nhân là sự thông minh của mình. Đã minh thì cái gì cũng soi thấu và đã thông thì cái gì cũng nghe biết, tội gì phải dùng đến sự riêng tư ký thác vào tai mắt người mà vời lấy sự ngăn che, mê hoặc của người.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Giải bày tâm phúc, ký thác tai mắt, bậc hiền đạt chuyên xét lỗi mình, theo sự mong muốn của chúng-nhân, không chút thiên tư nên tâm chúng-nhân đều quay về. Và, do đó, đạo đức nhân nghĩa lưu bá xa gần, thích đáng với lẽ này vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngược lại, tâm ý của người ngu, kẻ bất tiếu, chuyên xét lỗi người, trái với lòng mong ước của chúng-nhân, sa vào thiên tư nên tâm chúng-nhân đều xa tránh và, do đó tên xấu, hạnh hiểm truyền bá xa gần cũng thích đáng với lẽ này vậy.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế mới biết, trụ-trì cùng theo sự mong muốn của chúng nhân, gọi là người hiền-triết, người trái với sự mong muốn của chúng-nhân, gọi là kẻ dung-lưu.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Tóm lại, ý bày tỏ tâm phúc, ký-thác tai mắt có khác nhau, mà thiện, ác, thành, bại trái nghịch nhau như thế, há chẳng phải là cái tình tìm lỗi có khác và, cái đạo dùng người chẳng đồng ư?
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
102.– HÓA DUYÊN​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói : Cận-đại, sự giao-thiệp của các vị Trưởng-lão có hai loại nhân-duyên, mà phần nhiều là thấy sự trí-thức của người không rõ-rệt, nên bị va chạm vào hai loại gió : thuận, nghịch của đời, làm mất pháp-thể.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Một là, nhân-duyên ứng-phó với nghịch-cảnh, bị va chạm nhiều vào loại gió suy-tổn. Hai là, nhân-duyên ứng-phó với thuận-cảnh, bị va chạm nhiều vào loại gió quyền lợi. Đã bị va chạm vào hai loại gió trên, thì khí lực của sự mừng, giận giao-động trong tâm, khí-sắc hớn-hở, hầm-hầm, hiện trên nét mặt.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Do đó, đem lại sự điếm nhục pháp-môn, và bị sự chê bai của người hiền đạt.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ bậc có trí-tuệ gặp duyên thuận, nghịch khéo chuyển nó làm phương-tiện nhiếp-hóa và, lưu lại tiếng tốt, dẫn đạo hậu lai là hơn cả.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Như Lang-Da Hòa-Thượng( ) tới Tô-Châu thăm ông Phạm-Hy-Văn( ) được tín-thí cúng-dường số tiền đến hơn một nghìn quan, Ngài liền sai người âm thầm đi tính số Tăng-chúng của các chùa trong thành là bao nhiêu và, cũng âm thầm sai đem số tiền trên cúng dường Tăng-chúng. Cùng ngày đem cúng tiền Tăng-chúng, các thí-chủ, định sửa soạn cơm chay cúng-dường, nên Ngài đã từ biệt ông Phạm-Hy-Văn trước, và tờ mờ sáng hôm ấy Ngài xuống thuyền về chùa, không chịu ở lại. Sáng ngày, chúng-nhân biết Ngài đã đi về, có người đuổi theo Ngài đến Thường-Châu để mời lại, nhưng được Ngài thuyết pháp cho nghe và, những người ấy nhận pháp lợi mà trở về.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Xem cử-chỉ này của một vị Trưởng-lão, khiến cả đạo và đời ở Cô-Tô đều khởi tín-tâm và tăng thêm đạo-chủng một cách sâu xa. Đây là chuyển cảnh-duyên làm phương-tiện nhiếp-hóa. Việc này cùng với những vị có những mưu-kế lạm-trộm pháp-vị, tham cầu lợi dưỡng cho một mình, thực xa cách nhau như trời đất vậy!


103.– ĐỨC NGHIỆP​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Văn-Chính-Công nói với ngài Lang-Da : Năm ngoái tôi đến trọng nhậm tại Tô-Châu này. Tôi nghĩ, làm sao tôi có thể gặp được vị Tăng nào mà tôi có thể nói chuyện được.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi liền hỏi một viên-chức ở đây : Các sơn-môn ở đây có vị Tăng nào tốt, giỏi không?
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Viên-chức này đáp : Tại chùa Thụy-Quang ở phía Bắc thành này có hai vị Tăng tên là Hy và Mậu( ) là người tốt, giỏi.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi lại hỏi : Ngoài chùa ấy ra, trong các chùa Thiền, chùa Luật khác, không còn có vị nào nữa chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Viên-chức ấy đáp :[bubble] Nhà Nho tôn những kẻ sĩ có đức-hạnh, Tăng-gia bàn về những vị có đức-nghiệp, thì như hai vị Hy và Mậu kia, suốt ba mươi năm không ra khỏi cửa, chỉ mặc áo vải, thanh-danh, lợi dưỡng tuyệt không để trong tâm, cho nên người trong xứ này thấy sự thao-lý cao-cả của hai vị, nên người ta đều tôn-kính hai vị ấy như bậc Thầy. Còn các vị khác lên tòa thuyết pháp, thay Phật hoằng-dương giáo pháp, tùy theo căn cơ, biện-tài tự tại, được gọi là thiện-tri-thức, thì viên-chức ngu dốt này không thể biết được.[/bubble]

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân ngày nhàn rỗi, tôi tới thăm hai bậc thượng-nhân Hy và Mậu. Tôi xem tố-hạnh của hai vị, quả như viên-chức kia đã nói. Tôi về nhà suy nghĩ : Xưa nay vẫn gọi châu Tô, châu Tú có phong tục tốt, nay xem viên-chức già này còn phân biệt được sự hơn, kém của quân-tử, tiểu-nhân như vậy, huống là những người trí-thức !

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Lang-Da nói:
Nếu lời nói của viên-chức kia thực là lời bàn cao-cả, xin ghi lại để giúp thêm sự hiểu biết cho những người chưa được nghe.

104.– HIỂU ĐỜI​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói: Chung-Sơn-Nguyên Hòa-Thượng( ) bình-sinh không giao-du với hàng công-khanh. Ngài không cầu danh-lợi, tự dưỡng tính bằng khiêm-nhượng và tự vui bằng đạo vị.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc đầu, các sĩ, đại-phu khuyên Ngài ứng thế. Ngài nói: [bubble]“Nếu có ruộng tốt, lo gì thóc có muộn. Song, chỉ sợ thiếu tài trí mà thôi!”[/bubble] Kinh-Công nghe lời ấy của Ngài, nói: “Chim nhìn sắc người bất thiện, cất cánh bay tìm chỗ không có tên đạn mới đỗ xuống.” Với sự kiến cơ này, Nguyên-Công biết được vậy.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
105.– KHÓ LÀM​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói: Tiên-triết thường nói: [bubble]Học đạo, chứng ngộ được là khó. Chứng-ngộ rồi, giữ được là khó. Giữ được nhưng thực hành là khó. Khi thực hành, sự khó ấy còn khó hơn cả khi chứng ngộ và khi gìn giữ. Vì khi chứng-ngộ, khi gìn giữ, chỉ cần tinh tiến, bền chí, cao hạnh, cố gắng nơi thân mình mà thôi. Còn khi thực hành, quyết định phải có tâm bình đẳng, thệ nguyện kiên cố, lấy sự tổn mình ích người làm mục đích, mới có thể làm trọn trách nhiệm được. Nếu tâm không bình đẳng, thệ nguyện không kiên cố, ích mình, tổn người, thì sự tổn, ích bị đảo lộn. Đã có sự đảo lộn, tức là sa vào hàng lưu tục, a sư. Thực rất kinh sợ![/bubble]

106.– TỰ KHIÊM​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói: [bubble]Đông-Sơn Sư-Huynh( ) thiên-tư đĩnh-đặc, cao cả khác thường, khi nói năng, khi im lặng đều giữ được pháp-độ trung-dung. Khi tầm thường, Ngài nói ra một lời, một câu để khai thị chúng-nhân, thì nghĩa lý ấy tự-nhiên siêu-thăng. Các nơi muốn bắt chước Ngài, nhưng khi họ nói ra, không phải là lời quỷ-quyệt, bỉ-tục, thì cũng là lời dâm-đãng, thô lậu, kết-cục, đương thời, không nơi nào theo kịp được, và, xét ngay trong các bậc cổ-nhân cũng không thể có được nhiều vị như vậy. Được như vậy, song Ngài vẫn nhún nhường ánh sáng đặc dị ấy, để dẫn-đạo chúng-nhân, không khác gì như đói được ăn, khát được uống. Ngài thường nói: “Tôi không có đạo-pháp gì sao có thể dám khuyên răn các vị. Tôi, thực là tội-nhân trong pháp-môn vậy!”[/bubble]

107.– KIỂM TRÁCH​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên, đạo, học, hạnh, nghị của Ngài thuần-thành hậu-đức, có phong-cách của cổ-nhân. Bình thường, Ngài giữ sự an-tịnh, cẩn-trọng, ít nói, càng làm cho các hàng sĩ, đại-phu tôn kính.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài thường nói: [bubble]Chúng-nhân sơ sót, thánh-nhân cẩn-thận. Vị làm chủ tùng-lâm, giúp việc tuyên-dương giáo-hóa của Phật, không phải là vị đã được hành giải tương-ứng, há có thể làm được. Điều cốt yếu là thường thường phải kiểm-điểm tự-trách, đừng để cho thanh-danh, lợi-dưỡng nảy mầm nơi tâm mình. Thảng hoặc, pháp-lệnh có chỗ chưa tin, hàng Tăng-sĩ có chỗ chưa phục thì mình nên nghĩ lại, tu thêm đạo-đức, đợi thời cơ sau này sẽ hoằng-hóa. Chưa thấy có ai chính thân mà tùng-lâm không an-trị được!
Có chỗ nói: “Xem dung mạo người có đức, khiến ác-ý của người khác tiêu tan”. Thành-thực là ở đức vậy.
[/bubble]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
108.– GIÁO DƯỠNG​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với ngài Viên-Ngộ:[bubble] Hàng Tăng-sĩ tuy có tư-chất thấy đạo, nhưng nếu không có sự giáo dưỡng sâu dày, thì khi họ phát-khởi tác-dụng, tất có những hành động bạo-ngược ghê gớm. Như thế, không những không bổ ích gì cho giáo-môn và còn sợ mang họa nhục nữa.[/bubble]

109.– THÀNH TÍN​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Viên-Ngộ Thiền-Sư nói: [bubble] Học đạo cần giữ chữ TÍN, lập tín cần giữ chữ THÀNH. Trong tâm giữ chữ THÀNH thì chúng-nhân không ngờ vực. Nơi mình giữ chữ TÍN, thì có thể dạy người không dối trá. Tín và thành có sự bổ ích đối với mình và không mất lòng người.[/bubble]

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế mới biết, tâm thành bất nhất thì tâm ấy không thể giữ được. Tín-lực bất nhất, thì lời nói không thể thực-hành được. Cổ-nhân nói: “Áo mặc, cơm ăn có thể bỏ được, chứ thành tín không thể mất được”. Thiện-tri-thức nên dạy người bằng hai chữ thành tín. Tâm chẳng thành, sự chẳng tín gọi là thiện-tri-thức được sao?

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Tự mình đã không hết thành-tín với mình, mà lại muốn người hết thành-tín với mình, tất nhiên chúng-nhân khinh-khi mà chẳng theo. Tự mình đã không thực với việc làm trước, mà lại nói là thực với việc làm sau, tất nhiên chúng-nhân ngờ vực, không tin. Có chỗ nói: “Cắt tóc nên cắt đến tận da, cắt móng tay nên cắt đến sát thịt”. Thành không hết lòng, thì người ta không cảm, tổn không đến nơi, thì ích cũng chẳng tới. Thành và tín không thể xa mình trong giây lát, rõ vậy.

110.– SỬA SAI​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói: [bubble] Người ta, không ai là không có lỗi, có lỗi mà đổi được thì điều hay ấy còn gì lớn hơn nữa. Từ trên, các bậc thánh-hiền đều khen sự thay đổi lỗi-lầm là hiền-đức, chứ không khen việc không có lỗi là đẹp.[/bubble]

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì vậy, người ta khi làm việc, phần nhiều là có sự sai lầm, mà từ người trí đến người ngu đều không tránh khỏi được. Nhưng, người trí biết sửa đổi lỗi-lầm tới chỗ thiện-mỹ, còn người ngu phần nhiều đều che giấu lỗi lầm, trang sức điều trái. Tới chỗ thiện-mỹ thì đức-nghiệp mỗi ngày một đổi mới, nên gọi người ấy là quân-tử. Trang sức cho lỗi lầm thì điều ác càng rõ, nên gọi người ấy là tiểu-nhân.

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế nên, nghe lời nói có nghĩa-lý mà tâm chuyển dời tới đó, thường tình là khó. Thấy điều thiện mà vui theo, là điều mà bậc hiền-đức ưa chuộng. Trên đây là các lời răn của thánh-nhân, mong các vị hãy bỏ ngoài lời nói của tôi, mà nhận lấy ý của tôi là được vậy!
</p>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Mỗi chương mỗi lời đều là châu ngọc. Học Đạo, thấy Đạo là một chuyện, chỉnh chu tâm tướng lại cần thiết không kém.
111.– CẢM PHỤC

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói: Tiên-sư thường nói: [bubble]Làm bậc Trưởng-lão, có đạo-đức cảm được người, có thế lực phục được người. Như, chim loan chim phụng bay thì trăm loài cầm kính mến, con hổ con lang đi thì trăm loài thú sợ hãi. Sự cảm-phục là một, nhưng phẩm-loại thì khác nhau như trời, đất vậy.[/bubble]

112.– THEO ĐẠO

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói với Long-Tạng-Chủ: [bubble] Muốn chỉnh-lý tùng-lâm mà không chuyên về việc được tình người thì tùng-lâm không thể chỉnh-lý được.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyên về việc được tình người mà không chăm về việc tiếp người dưới thì tình người không thể được.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify"> Chuyên chú về việc tiếp người dưới, mà không phân-biện người hiền kẻ bất tiếu, thì người dưới cũng không thể tiếp được.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify"> Chuyên về việc phân-biện người hiền kẻ bất tiếu, mà ghét nói lỗi mình, vui thuận tâm mình, thì không thể phân-biện được người hiền, kẻ bất tiếu.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Duy có người hiền-đạt, không ghét nói lỗi mình, không vui thuận lòng mình, chỉ biết theo đạo, nên được tình người, mà tùng-lâm được chỉnh-lý vậy.</p>
[/bubble]

113.– ĐỨC HẠNH

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói:
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Trụ-Trì lấy trí chúng-nhân làm trí mình, lấy tâm chúng-nhân làm tâm mình. Thường sợ không hết tình với một người, không đúng lý với một việc, nên luôn luôn thiết tha với việc hỏi han và lĩnh thụ những điều chỉ bảo. Và, chỉ có điều thiện là mong cầu mà thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì vậy nên hỏi về lý phải trái, đừng nên bàn về việc lớn nhỏ. Nếu lý phải, dù phí-tổn nhiều vẫn làm, có thiệt gì. Nếu việc trái, tuy dụng độ nhỏ, bỏ đi có hại gì. Vì nhỏ sẽ dần dần thành lớn, vi-tế là manh-nha của sự rõ-rệt. Cho nên, người hiền cẩn-thận ngay từ lúc ban đầu, thánh-nhân giữ gìn khi nó còn vi-tế.

[bubble]Giọt nước chảy tí-tách không ngăn, sau sẽ thành dòng nước và biến thành ruộng dâu. Đốm lửa cháy leo lét không dập, thoáng qua có thể cháy khắp đồng nội. Khi nước chảy, lửa cháy mạnh, thì tai-họa đã thành, muốn cứu hẳn không kịp.[/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Sách xưa nói: “Không giữ hạnh nhỏ, sau lụy đức lớn”, là ý này vậy.

114.– LỢI THA​

<P style="TEXT-INDENT: 35pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói với ngài Nguyên-Bố-Đại: [bubble]Phàm, gọi là Trưởng-lão là phải giúp vào việc tuyên-dương giáo-hóa của Phật và, thường nghĩ đem tâm lợi người, giúp đời mà làm việc. Làm việc mà không kiêu-căng, thì việc làm ấy lan rộng và, sự giúp ấy được nhiều. Song, nếu có tâm cậy mình, khoe tài, thì niệm kiêu-hãnh phát khởi và, tâm của kẻ bất-tiếu sẽ sinh ra.[/bubble]</p>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
115.– THỦY CHUNG​

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói với ngài Diệu-Hỷ: [bubble]Phàm, khi cử-động, đặt-để phải cẩn-thận trước sau. Vì vậy, khéo làm tất khéo thành, khéo trước tất khéo sau. Cẩn-thận sau như trước, thì việc không hỏng.[/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Sách xưa nói: “Tiếc áo khi chưa may xong đã chuyển may thành cái xiêm. Đường đi trăm dặm, mới đi được một nửa hay chín mươi dặm đã trở lại”. Đây là lời than có trước mà không có sau.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Xưa kia, Hối-Đường lão-thúc nói: Hoàng-Bá-Thắng Hoà-Thượng( ) là một Tăng-sĩ lỗi-lạc, nhưng về già thì lầm lẫn. Như thế, xem việc làm lúc đầu của Ngài há chẳng cho là bậc hiền ư?

116.– NGHIỆM XƯA​

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Viên-Ngộ nói với ngài Phật-Giám: Bạch-Vân Sư-ông trong khi động-dụng, cất đặt, Ngài quyết định phải xem xét pháp-tắc của thánh-hiền xưa. Ngài thường nói: Sự việc không xét theo xưa, tôi cho đấy là không được như pháp. Tôi ghi nhiều những lời nói và việc làm của thánh-hiền xưa, thành chí bình-sinh của tôi. Tôi không phải là người đặc-biệt hiếu cổ, nhưng vì người đời nay không đủ pháp-độ để tôi bắt chước.

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiên-sư thường nói: Sư-ông chấp cổ, không biết tùy thời mà biến đổi. Sư-ông nói: Biến cải việc xưa, thay đổi pháp thường, là tai hoạn lớn cho người đời nay. Tôi hoàn toàn không làm.

117.– TỰ TRỌNG​

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật-Giám-Cần Hòa-Thượng từ chùa Thái-Bình dời về chùa Trí-Hải, quan Quận-Thú là Tăng-Công-Nguyên ra làm lễ và hỏi: Ai có thể kế vị trụ-trì? Ngài Phật-Giám cử Bính-Thủ-Tọa.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông Tăng-Công-Nguyên muốn được yết-kiến Bính-Thủ-Tọa. Ngài Phật-Giám nói: Bính-Thủ-Tọa là người cương-chính, xa lánh việc đời, không ham muốn gì, mời Bính-Thủ-Tọa còn không theo, há là chịu tự lại. Ông Tăng-Công-Nguyên cố yêu cầu, Bính-Thủ-Tọa nói : “Đây là việc trình thân Trưởng-lão.” Bính-Thủ-Tọa liền trốn vào núi Tư-Không. Ông Tăng-Công-Nguyên quay lại nói với ngài Phật-Giám: Biết con chẳng bằng biết cha, cha nào con ấy vậy! Liền nhờ chư sơn cố thỉnh, bức-bách, bất đắc dĩ, Bính-Thủ-Tọa phải ứng-mệnh.

118.– CAO THƯỢNG​

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Phật-Giám nói với ngài Tuân-Phật-Đăng( ) : [bubble] Kẻ sĩ cao thượng không lấy danh vị làm vinh và con người đạt lý không bị chèn ép làm khốn.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn người nhờ chút ân-huệ gắng sức làm theo, được chút lợi-lộc đem hết lòng thành cung-kính, những người như thế đều là hạng người trung-bình trở xuống mới làm những việc ấy.[/bubble]

119.– ƯA THÍCH​

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Phật-Giám nói với Bính-Thủ-Tọa: [bubble]<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Phàm, gọi là bậc Trưởng-lão, trong tâm cần phải không thích một vật gì. Nếu tâm còn thích một vật gì, thì bị ngoại vật làm hại. Thích thị-dục thì tâm tham-ái sinh, thích lợi-dưỡng thì niệm ganh-đua khởi, thích thuận-tòng thì kẻ tiểu-nhân a-dua họp lại, thích được thua thì núi nhân, ngã cao, thích gom góp của cải thì tiếng ta-thán phát-xuất.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Xét cùng, tất cả không xa lìa nhất tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Tâm nếu không sinh, muôn pháp tự hết.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Những điều mà tôi biết được trong đời tôi, không vượt quá chỗ ấy. Ông nên gắng sức chăm tu và, đem chỗ biết được ấy làm qui-pháp chân-chính cho người học sau.</p>[/bubble]

120.– KIỆM ĐỨC​

<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Phật-Giám nói: [bubble]Tiên-sư tiết-kiệm, một túi đựng bát, một túi đựng giày, vá đụp đến trăm nghìn lớp mà Ngài vẫn không nỡ bỏ. Ngài thường nói: Hai vật này theo tôi, từ khi tôi dời Quì-Quan đến nay đã gần năm mươi năm, há nỡ giữa đường vứt bỏ. Hữu-Toàn, Nam-Ngộ Thượng-Tọa đem một áo lông mạng vải dâng Ngài. Thượng-Tọa nói: Áo này mua được từ hải-ngoại, mùa Đông mặc vào thì ấm, mùa Hạ mặc vào thì mát. Tiên-sư nói: Lão Tăng mùa rét đã có than củi, chăn dày, mùa nóng có gió thông, nước đá, giữ áo này làm chi. Ngài nhất định khước từ không nhận.[/bubble]</p>
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Tháng 5 2009
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Rằng hay thì thiệt là hay.
Dạy người phương tiện hoằng khai cửa chùa.
Những lời chấp nhất cũ xưa
Phải đâu yếu lý Phật thừa truyền trao

Bài này Phật học Tổng Quan
Bỏ vào Thiền Luận, ngang ngang thế nào.

Chiếu Thanh vốn thiệt anh hào
Muốn đem công sức góp vào Phật môn
Tượng Phật khiêng để cổng chùa
Tượng ông Hộ pháp lại đùa lên cao.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính mời quý vị nào có quan tâm đến chủ đề nầy, xin tìm đọc trang "Chùa A Di Đà", hoặc tìm trên Google.
Kính chào!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên