91.– SINH TỬ
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với Hoàng-Thái-Sử: Người xưa nói: [bubble] “Ôm lửa để dưới đống củi, nằm lên trên, lửa chưa cháy tới đã cho là an-ổn”. [/bubble] Lời nói này thực là một lời ví-dụ về cơ an, nguy, lẽ sinh tử, rõ như ban ngày, không sai chút nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ta khi bình-thường ở nơi an nhàn, ít ai lo đến lẽ sinh-tử, họa-hoạn. Một mai, sự việc bất trắc xảy ra, khi ấy mới dậm chân, đấm ngực kêu cứu thì đã muộn và, hoàn toàn không thể cứu giúp được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy được nguy cơ "sinh tử" là thấy Đạo. Nghĩ tới nguy cơ "sinh tử" là nghỉ về Đạo và hành thoát khỏi nguy cơ "sinh tử" chính là hành Đạo. Hảy khoan bàn tới chí nguyện sâu xa, cao vút, như Bồ Tát Đạo, chỉ cần "thấy Đạo" "tư duy về Đạo" và "hành Đạo" tức là thấy nguy cơ sinh tử, tư duy về nguy cơ sinh tử và hành giải thoát theo như lời Phật dạy: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kiếp hiện sinh, sư sống chết ít người lo đến họa hoằng cứ nghĩ ăn ở hiền lành thì kiếp sau sanh lại làm người hưởng phước đời vị lai. Nhưng "sinh tử" ở đây dùng là luân hồi. Luân hồi gồm chứa cả sinh và tử, "Kỷ hồi tử, kỷ hồi sinh_Sinh tử du du vô định chỉ", và ở tầng sâu giải thoát sinh tử là chấm dứt luân hồi cả sinh lẩn tử. Đó là Đạo giải thoát, giải thoát sinh tử, chấm dứt luân hồi, việc nên làm đã làm xong, việc đáng bỏ, phải bỏ đã bỏ hết, đã đặt gánh nặng xuống, đó là Đạo Phật.</p>
92.– VÌ ĐẠO
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Linh-Nguyên nói với ngài Phật-Giám: Phàm, nhận được thư của Đông-Sơn Sư-huynh, chưa bao giờ có lá thư nào Sư-huynh nói về việc đời mà chỉ đinh-ninh dặn-dò là nên quên mình để mở rộng đạo và, dẫn-dắt hậu-lai mà thôi. Gần đây, nhận được một lá thư, Sư-huynh nói: [bubble]Các trang-trại hạn-hán mất mùa tôi đều không lo, mà chỉ lo Thiền-gia không có người có đạo-nhãn. Mùa Hạ năm nay có hơn một trăm vị an-cư, trong nhà đem ra bàn về câu chuyện “con cẩu không có Phật-tính” mà không có một vị nào hiểu được. Đó thực đáng lo![/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lời nói ấy thực chí lý vậy. Ngày nay cũng có những người "lo": [bubble] Hoặc lo việc trong chùa không làm xong, hoặc sợ có điều gì sơ-xuất với quan-chức bị hiềm trách, hoặc lo thanh-danh chức vị của mình không hiển-dương, hoặc sợ đồ-chúng không đông.[/bubble]
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">So-sánh hai sự lo ấy, thực khác nhau như trời với đất vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ta thường suy nghĩ, những lời nói thành-thực vừa ý ấy dễ gì được nghe lại. Cháu ta (chỉ ngài Phật-Giám) là cháu nối pháp chính-thức của tông-môn, nên gắng sức chấn-chỉnh gia-phong, an ủy sự kỳ-vọng của tông-thuộc. Đó là sự cầu mong tha-thiết của ta vậy.</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo tràng nầy giống như vậy, không thấy TV nào bàn nghĩa lý sâu xa, được một câu một ý lý "Tối thượng", chỉ lo sợ có điều gì sơ xuất bị hiềm trách_banned(vô tội vạ)_lo thanh danh chức vị mình không được siển dương,lo sợ thành viên không đông , thành viên phá hoại DĐ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhớ lúc xưa, tuy thành viên ít, không Ban TQ, Ban ĐB vậy mà lắm bậc siêu xuất, Như Bác Nguyen Văn Học, Thầy Tấn Hạnh, Thầy Viên Quang, ...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mong sao, kỳ bầu bán tới đây, Ban TQ mới nên giắng sức chấn chỉnh gia phong, an ủy sự kỳ vọng của cả DĐ.</p>