hungcom

Thiền Uyển Tập Anh

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Ngư nhàn



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nguongthuytruoc_zps26e51f17.jpg"].





































.[/NEN]​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
22. THIỀN SƯ Bản Tịnh (1100 - 1176)​

Am Bình dương, núi Chí linh, Kiệt đặc. Người Phù Diễn, Vĩnh khương, họ Kiều. Sư nhỏ hiếu học, rõ lẽ sinh tử nhà Phật, theo dấu nhân nghĩa nhà Nho, nhận được ý chỉ nơi Thiền sư Mãn Giác chùa Giác nguyên. Năm Đại Định thứ 2 (1141), Sư thẳng đến núi đó trác tích. Hữu bật Ngụy Quốc Bảo hâm mộ phẩm cách và đức độ của Sư, nên kính Sư như bậc thầy. Sau Sư nhận lời mời của Thành Dương công chúa, đến trụ trì chùa Càn an, thường phát đại nguyện rằng:

"Đời đời kiếp kiếp
Ý Phật không mê
Tự giác, giác tha,
Không chia đó đây,
Đề huề phương tiện,
Một nẻo cùng về".
(*)

Vào một hôm trong tháng Giêng năm Trịnh Phù thứ 1 (1176), Sư không bệnh, gọi chúng đến dạy:

Một nẻo, một nẻo
Mèo đá đuôi vẫy
Xông đến vồ chuột
Hóa ra là quỷ
Nếu tỏ rõ được
Vàng từ lệ thủy
(1) (**).

Rồi nói bài kệ sau:

Thân huyễn vốn từ Không tịch sinh,
Giống như trong kính hiện ra hình,
Hiểu rành hết thảy đều không huyễn,
Thật tướng phút giây thân huyễn thành
(2) (***).

Nói kệ xong, Sư tịch, thọ 77 tuổi
(3)

_____________

Chú thích :

(1)
Kim sinh Lệ thủy, chữ và ý rút ra từ thiên Đảo ngôn trong Hàn phi tử, theo đây thì trong sông Lệ của đất Kinh nam có vàng. Có lệnh cấm đãi vàng, mà nếu phạm tội thì phải tội phanh thây ở chợ. Nhưng người ta vẫn tiếp tục đãi trộm vàng, vì nghĩ rằng mình có thể không bị bắt. Cho nên Hàn phi tử kết luận: "Vì không bắt hết được, thì tuy có hình phạt phanh thây, chuyện ăn trộm vàng vẫn không chấm dứt".

(2)
Nguyên văn:

Huyễn thân bản tự không tịch sanh
Do như kính trung (nội tâm) xuất hình tượng
Giác liễu nhất thiết không
Huyễn thân tu du chứng thật tướng.


Cả bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn đều chép như vậy. Chúng tôi tham chiếu bài kệ thị pháp của Phật Tỳ Bà Thi trong Truyền đăng lục 1 tờ 204c22-23, theo đó:

Thân tùng vô tướng trung sanh thọ
Do như huyễn xuất chư hình tượng
Huyễn nhân tâm thức bản lai vô
Tội phúc giai không vô sở trụ.


Và đề nghị tái thiết lại bài kệ thị tịch của Bản Tịnh như sau:

Huyễn thân bản tự không tịch sanh
Do như kính trung xuất hình tượng
Giác liễu tâm nội nhất thiết không
Huyễn thân tu du chứng thật tướng.


(3)
Cứ đây thì Bản Tịnh mất năm 1176 và thọ 77 tuổi. Do đó Tịnh sinh năm 1100. Nếu thế làm sao có thể nói "Tịnh nhận được ý chỉ nơi Thiền sư Mãn Giác của Giác Nguyên?" Bởi vì Mãn Giác mất năm 1096 lúc ông 45 tuổi, nghĩa là mất lúc Tịnh chưa ra đời. Vậy hoặc năm mất của Giác chép sai, hoặc tuổi thọ của Tịnh ghi lộn. Chúng tôi nghĩ rằng cả hai trường hợp đều có thể. Tuổi thọ của Tịnh có thể đúng ra là 97, nhưng vì chữ Hán viết chữ cửu dễ lộn với chữ thất, nên đã chép lộn thành 77. Nếu Tịnh quả sống đến 97 tuổi thì ông phải sinh vào năm 1080, nghĩa là sinh ra 16 năm trước khi Giác mất. Nhưng với tuổi 16 này, dù lịch sử phái thiền cũng có ghi một số vị đắc pháp với số tuổi đó hay ít hơn như trường hợp Đạo Tín, chúng tôi vẫn nghĩ nó còn ít quá để cho một người đắc pháp. Vì thế, năm mất của Mãn Giác có thể bị chép sai.

----------------

Chú thích của hungcom :

(*)

世世生生,
不昧佛旨。
自覺覺他,
無間彼此。
方便提攜,
入於一揆。


Thế thế sinh sinh,
Bất muội Phật chỉ.
Tự giác giác tha,
Vô gian bỉ thử.
Phương tiện đề huề,
Nhập ư nhất quỹ.



(**)

一揆一揆,
石貓搖尾。
擲身捉鼠,
還化為鬼。
若要分明,
金生麗水。


Nhất quỹ, nhất quỹ,
Thạch miêu dao vĩ.
Trịch thân tróc thử,
Hoàn hoá vi quỷ.
Nhược yếu phân minh,
Kim sinh Lệ thủy.



(***)

幻身本自空寂生,
猶如鏡中出形像。
形像覺了一切空,
幻身須臾證實相。


Huyễn thân bản tự không tịch sinh,
Do như kính trung xuất hình tượng.
Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
Huyễn thân tu du chứng thực tướng.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Lời Phát nguyện



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/loiphatnguyen2_zps5d10484c.jpg"].






































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Hư Huyễn



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/huhuyen2_zpsdfc60d18.jpg"].

































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Như Huyễn



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nhuhuyen_zps358e6426.jpg"].


































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Thế Hệ Thứ Mười (Gồm 12 người, 2 người khuyết lục)

23. THIỀN SƯ Minh Trí (? - 1196) (Trước tên Thiền Trí)

Chùa Phúc thánh, Điển lãnh, Người làng Phù cầm, họTô. Sư bẩm tính thông tuệ, đọc khắp các sách. Đến tuổi 20, gặp Đạo Huệ thượng sĩ, bèn bỏ tục xuất gia, gõ trúng bảng huyền. Hiểu rõ tôn chỉ các kinh Viên giác, Nhân Vương (1), Pháp hoa và sách Truyền đăng. Sư giảng dạy đồ chúng không biết mệt mỏi, nên được ban hiệu Minh Trí.
Một hôm, Sư cắt cỏ, có một vị Tăng khoanh tay đứng bên trái. Sư ném chiếc liềm đến trước mặt vị Tăng, cắt đứt một gốc cỏ.
Vị tăng thưa: "Cổ nhân dạy Hoà thượng chỉ cắt được một cái đó sao?"
Sư cầm chiếc liềm đưa lên, vị Tăng nhận lấy, bèn đứng thế cắt cỏ.
Sư nói: "Lại nhớ được câu sau đó chăng? Ngươi chỉ cắt được cái đấy, mà không cắt được cái kia sao?" (2) Vị tăng nghĩ rồi bỏ đi.
Sư nói chuyện một vị Tăng, bên cạnh có một vị Tăng khác nói: "Nói hết sức tức là Văn Thù, im lặng hết sức tức là Duy Ma" (3)
Sư bảo: "Không nói không im lặng, chẳng phải là ông sao?". Vị Tăng gật đầu.
Sư bảo: "Sao chẳng hiện thần thông?"
Vị Tăng thưa: "Chẳng từ chối việc hiện thần thông, chỉ sợ hoà thượng thâu vào giáo".
Sư bảo: "Ngươi chưa phải là con mắt ở ngoài giáo điển (4). Bèn nói kệ:

"Ngoài giáo khá riêng truyền
Cao sâu vực Tổ Phật
Nếu ngươi muốn rõ đích,
Tìm khói giữa diệm dương."
(5)(*)

Một ngày tháng nào đó của năm Bính thìn Thiên Tư Gia Thụy thứ 11 (1196), lúc sắp tịch, Sư nói
kệ sau:

"Gió tùng trăng nước tỏ,
Không ảnh cũng không hình
Sắc thân là cái đó,
Không không tiếng vọng tìm".
(**)

Nói kệ xong, Sư yên lặng mà mất.


________________

Chú thích :

(1)
Tức Phật thuyết nhân vương bát nhã ba la mật kinh. Cưu Ma La Thập dịch, giả thiết rằng bản dịch này là bản lưu hành nhất vào thời Lý, bởi vì có một bản dịch thứ hai do Bất Không thực hiện khoảng năm 765 cũng có tên Phật thuyết Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật kinh.

(2)
Thiền sư Ẩn Phong(...), một hôm, trong khi Thạch Đầu cắt cỏ, Sư khoanh tay đứng một bên. Thạch Đầu liệng cái liềm đến trước mặt Sư, làm đứt một cọng cỏ. Sư nói: "Hoà thượng cắt được cái này, không cắt được cái kia". Thạch Đầu đưa cái liềm lên. Sư đón bắt được, làm thế cắt cỏ. Thạch Đầu nói: "Ngươi cắt được cái kia, không cắt được cái này".

(3)
Văn Thù, Duy Ma Cật và 32 vị Bồ tát thảo luận về pháp Bất Nhị. Các vị kia, mỗi vị, tuỳ trường hợp, đều nói: "lìa đối đãi là bất nhị". Văn Thù nói: "Vô ngôn, vô thuyết, vô thị, vô thức, vượt ngoài đối đáp là bất nhị". Rồi hỏi Duy Ma Cật. Duy Ma im lặng. Nhân đó Văn Thù tán thán. Xem Duy Ma Cật sở thuyết kinh quyển trung, phẩm Bất nhị pháp môn.

(4)
Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch trong lúc đang nói chuyện với một vị tăng; một vị tăng khác đứng bên cạnh, nói: "Nói là Văn Thù, im lặng là Duy Ma". Sư nói: "Không nói không im lặng, há không phải là ông sao?". Vị Tăng im lặng. Sư nói: "Sao không hiện thần thông?" Tăng nói: "Không từ chối gì sự hiện thần thông, chỉ sợ Hoà thượng thâu vào giáo điển". Sư nói: "Xét chỗ ngươi đến, thì chưa có con mắt ởn goài giáo điển". Xem Truyền đăng lục

(5)
Nguyên văn: Dương diệm mích cầu yên. Dương diệm tức là thứ ánh nắng mùa Xuân có trộn lẫn với bụi mờ giữa nội. Những con nai khát nước nhìn thấy ánh nắng đó tưởng là nước, rồi cứ đuổi theo cho đến lúc chết. Xem Lăng già kinh 2.

-----------------

Chú thích của hungcom :

(*)


教外可別傳,
希夷祖佛淵。
若人欲辨的,
陽焰覓求煙。


Giáo ngoại khả biệt truyền,
Hy di Tổ Phật uyên.
Nhược nhân dục biện đích,
Dương diệm mịch cầu yên.


(**)

松風水月明,
無影亦無形。
色身這個是,
空空尋響聲。


Tùng phong thuỷ nguyệt minh,
Vô ảnh diệc vô hình.
Sắc thân giá cá thị,
Không không tầm hưởng thanh.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Dương diệm mịch cầu yên



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/duongdiem_zpsccc6af83.jpg"].



































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Không tiếng há có vang !




[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/Khongtienghacovang2_zps4bc2c2a8.jpg"].



































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
24. THIỀN SƯ Tín Học (? - 1200)​

Chùa Quán đỉnh, núi Không Lộ. Người châu Minh, phủ Thiên đức, họ Tô. Đời đời chuyên nghề khắc kinh. Nhỏ thờ Thanh giới, không giao du bừa bãi.
Năm 32 tuổi, theo Du thiền sư đến núi Tiên du, thế phát với Đạo Huệ. ở hầu hạ ba năm. Sư sâu hiểu tôn chỉ, nhân đó một mình chống gậy du phương, đến ở chùa Quán đỉnh.
Có lần ở trước tượng Phật, Sư đốt ngón tay và phát nguyện rộng lớn rằng: "Trần lao nhiều kiếp, dứt không vướng lại". Sư chuyên tu pháp Tam quán trong kinh Viên giác. Mỗi ngày chỉ ăn một bữa, hình dung khô gầy. Nhiều năm như thế, hoàn toàn không có vẻ gì chán nản, nên sau đạt phép Tam quán chính thọ (1).
Công khanh sĩ thứ, rất ngưỡng mộ phong thái cao nhã của Sư, đua nhau theo hầu. Sư thường dạy:

Có lợi tất có nhiễm
Có nhiễm tất có lợi
Có lợi có nhiễm
Bồ tát không làm
Không lợi không nhiễm
Bồ tát mới làm.


Ngày 9 tháng giêng năm Canh thân (2), Thiên Tư Gia Thụy thứ 15 (1200), Sư cáo bệnh, gọi chúng đến đọc bài kệ :

"Núi rừng cọp beo
Vằn vện lẫn lộn
Nếu muốn phân biệt
Con kêu mẹ mổ"
(3)(*)


Nói xong Sư tịch.


__________________

Chú thích :

(1)

Chính thọ là một dịch nghĩa của chữ Tam muội (samàdhì). Quán kinh huyền nghĩa phần nói:
"Gọi là Chính thọ, khi tưởng và tâm đều dứt, duyên và lự đều quên, tương ứng với Tam muội, thì gọi là Chính thọ".

(2)
Nguyên văn: Thiên Tư Gia Thụy ngũ niên Canh thân. Nhưng cứ Đại Việt sử lược 3 và Toàn thư B4 thì Thiên Tư Gia Thụy thứ 5 tất phải nhằm năm Canh tuất, chứ không phải năm Canh thân. Nếu là năm Canh thân, thì nó phải là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 15 (1200). Ở đây, chúng tôi nghĩ rằng vì chữ tuất khó viết lộn thành chữ thân nên cho rằng nguyên văn có lẽ thiếu chữ thập trước chữ ngũ, nên đềnghị đọc lại thành Thiên Tư Gia Thụy thập ngũ niên, và dịch theo đó.

(3)
Nguyên văn: Tử tối mẫu trác. Đại sư Hương Nghiêm tập Đăng. Trí Nhàn tụng, "Độc cước":
Tử tối mẫu trúc
Tử giác vô xác.

----------------------

Chú thích của hungcom :

(*)

Sơn lâm hổ báo,

Hoành văn ban bác.

Nhược dục phân biệt,

Tử thốt mẫu trác.


"Con kêu mẹ mổ" nguyên văn là "Tử thốt mẫu trác" :

Khi gà con "khẻ mỏ", nó mổ vào vỏ trứng và cất tiếng kêu đầu đời "chíp, chíp !" thì gà mẹ mổ vỏ trứng giúp cho con sớm ra chào đời.

Cụm từ này ẫn dụ :

Khi hành giả đã công phu đến giai đoạn "chín" (thục) thì Bậc Giác Ngộ như Mẹ Hiền giúp vào một chút để cho hành giả chứng ngộ Chân lý. Sự thành tựu, nở hoa của một Chân Phật tử, là sự tương thông của Bậc Giác và đệ tử _ Tha Lực _ chứ không phải hoàn toàn do tự lực.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Con kêu mẹ mổ



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/conkeumemo_zps4b847f4a.jpg"].


































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
25. THIỀN SƯ Tịnh Không (1091 - 1170)

Chùa Khai quốc, phủ Thiên đức. Vốn người Phúc xuyên(1), họ Ngô. Ban đầu xuất gia và thọ giới Cụ túc ở viện Sùng phúc tại Châu Minh.
Năm 30 tuổi, Sư đi hành cước phương Nam(*), đến chùa Khai quốc. Trải 5, 6 năm, tu hạnh đầu đà, mỗi ngày chỉ dùng một hạt gạo, hạt mè, ngồi hoài không ngủ, mỗi lần nhập định, thường trải nhiều ngày mới dậy. Đàn tín bốn phương đến cúng, chất cao như núi. Hoặc có kẻ đến rình ăn trộm, Sư tất bảo lấy những vật Sư hiện có.
Bấy giờ Nam Khương công chúa, ý muốn xuất trần, riêng đến xin Sư thụ giới. Sư bằng lòng thế độ. Triều đình hay được, xuống chiếu bắt Sư. Khi Sư tới khuyết, thần sắc thản nhiên, vua càng thêm kính, phong làm thạc đức danh tăng. Sư cố từ không được. Một hôm Sư thượng đường, có một vị Tăng cầm gậy đến hỏi: "Thế nào là Pháp thân?".
Sư đáp: "Pháp thân vốn vô hình?"
Lại hỏi: "Thế nào là Pháp nhãn?".
Sư đáp: "Pháp nhãn vốn không mờ". Rồi tiếp: "Trước mắt không pháp, ý ở trước mắt. Pháp chẳng là chỗ của tai mắt".
Vị tăng bật cười ha hả. Sư hỏi: "Cười điều chi?"
Vị Tăng đáp: "Hoà thượng là bậc xuất thế số một, nhưng chưa có tôn chỉ, phải đến tham vấn Đạo Huệ mới được!"
Sư hỏi: "Đến hỏi thầy kia thì được việc gì?"
Vị Tăng bảo: "Trên không ngói lợp; dưới không cắm dùi".
Sư bèn thay áo, thẳng đến Đạo Huệ ở núi Tiên Du(2).
Huệ nói: "- đây không phải không có tôn chỉ, nhưng thầy quyết chắc bằng cách nào?."Sư ngẫm nghĩ.
Huệ hét: "Ngay mặt quá đà rồi !"
Sư lãnh hội yếu chỉ, nhân đó ở lại nâng khăn, xách guốc cho Đạo Huệ 3 năm. Sau Sư trở về chùa cũ, thâu nhận đồ chúng. Một hôm Sư hội họp đồ chúng nói kệ:

"Trên không mảnh ngói lợp
Dưới không chỗ cắm dùi. (3)
Hoặc đổi áo thẳng đến
Hoặc xách trượng ra đi.
Động chuyển chuyển nhằm chỗ
Tợ rồng nhảy đớp mồi".
(**)

Vị Tăng hỏi: "Từ trước "trực chỉ" là nói cái gì?"(4)
Sư đáp: "Ngày ngày đi gặt lúa
Giờ giờ kho lẫm không" (***)
Tăng thưa: "Con chẳng hiểu"
Sư dạy: "Trời trăng luôn sáng,
Mây nổi khuất che". (****)

Rồi sư đọc kệ:

Người trí không ngộ đạo
Ngộ đạo tức kẻ đần
Nằm dài chân khách duỗi
Sao biết ngụy cùng chân"
(5)(*****)

Lại hỏi: "Thế nào là Phật?"
Sư đáp: "Nhật nguyệt sáng ngời muôn vạn cõi
Ai hay mây móc phủ non sông". (V*)
Sư đáp: "Mục đồng chỉ giỏi cưỡi lưng trâu
Sĩ có anh hùng vượt được y" (V**)
Lại hỏi: "Ý Tổ và ý Kinh giống hay khác?"
Sư đáp: "Muôn dặm thuyền tàu, đều chầu cửa khuyết".
Lại hỏi: "Hoà thượng có việc kỳ đặc, sao không nói cho học nhân biết?"
Sư đáp: "Ông thổi lửa, tôi vo gạo, ông khất thực, tôi cầm bát, ai phụ ông đâu?" (6)(V***)Vị Tăng liền tỏ ngộ.
Vào một ngày tháng nào đó của năm Chính Long Bảo Ứng thứ 8 (1170), khi sắp thị tịch, Sư từ giã chúng, dặn dò: "Các con hãy khéo giữ mình như khi ta còn sống, chớ có đắm trước mà sinh ra quyến luyến buồn rầu".(7)
Nửa đêm hôm ấy, Sư ngồi kiết già mà tịch, thọ trên 80 tuổi.* (Cơ duyên thoại ngữ của truyện này cùng với chuyện của Hoà thượng Giáp Sơn trong Truyền đăng(8)rất hợp, song xét Liệt tổ yếu ngữ(9) của Huệ Nhật thì đều đã chép đủ, không dám cải chính)

_________________

Chú thích :

(1)
Phúc Xuyên, Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 có ghi một làng tên Phúc Xuyên, quê hương của Phan Nhuệ, tiến sĩ khoa 1748, nhưng lại ghi làng Phúc xuyên ở hạt Tiên phong. Song Tiên phong là tên một huyện ở Sơn tây. Điều chắc chắn là nó phải nằm ở phía bắc phủ Thiên đức, bởi vì trước khi đến ở tại chùa Khai quốc phủ Thiên đức, Tịnh Không đã phải "hành cước Nam phương".
Bây giờ, truyện của Không cũng nói rằng Không "ban đầu xuất gia ở viện Sùng phúc châu Minh, nếu viện Sùng phúc ở đây là chùa Sùng phúc dựng tại làng Siêu loại vào năm 1115, mà Đại Việt sử lược 2 tờ 21a2-3 ghi lại, thì làng Siêu loại như vậy thuộc vào Phúc xuyên. Và Phúc xuyên tên một châu đời Lý mà địa phận có thể gồm huyện Siêu loại, tức huyện Thuận thành tỉnh Hà bắc ngày nay, với một số huyện khác chưa thể xác định được. Có lẽ Sùng phúc nguyên trước là một viện nhỏ. Đến năm 1115 nó được Linh Nhân thái hậu xây dựng lại và đổi thành chùa. Chắc vào năm này Không đã rời Sùng Phúc để hành cước xuống chùa Khai quốc ở phía Nam, bởi vì ta biết Không mất vào năm 1170, lúc ông hơn 80 tuổi, mà ông bắt đầu hành cước lúc ông 30 tuổi.

(2)
Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội: "Một hôm Đạo Ngô cầm gậy đến gặp Sư thượng đường, Tăng hỏi: "Như hà thị Pháp thân?", Sư viết:
"Pháp thân vô tướng". Viết: "Như hà thị Pháp nhãn?". Sư viết: "Pháp nhãn vô hà". Sư hựu viết: "Mục tiền vô pháp, ý tại mục tiền. Bất thị mục tiền pháp, phi nhĩ mục sở đáo". Đạo Ngô nãi tiếu. Sư nãi sinh nghi, vấn Ngô: "Hà tiếu?". Ngô viết: "Hoà thượng nhất đẳng xuất thế, vị hữu sư, khả vãng Chế trung, Hoa đình huyện, tham Thuyền Tử Hoà thượng khứ". Sư viết: "Phỏng đắc hoạch phủ?". Đạo Ngô viết: "Bỉ Sư, thượng vô phiến ngõa già đầu, hạ vô trác chùy chi địa". Sư toại dịch phục trực nghệ Hoa đình....

(3)
Giáp Sơn Thiện Hội. Đạo Ngô viết: "Bỉ sư thượng vô phiến ngõa già đầu, hạ vô trác chùy chi địa".

(4)
Tùng thượng trực chỉ, vi thập ma thuyết? Giáp Sơn Thiện Hội tăng vấn: "Tùng thượng lập Tổ ý, Giáo ý, Hoà thượng thử gian vi thập ma ngôn vô?" Sư viết: "Tam niên bất thực phạn, mục tiền vô cơ nhân".

(5)
Nguyên văn:

Trí nhân vô ngộ đạo
Ngộ đạo tức ngu nhân
Thân cước cao ngọa khách,
Hề thức ngụy kiêm chân.


So sánh Giáp Sơn Thiện Hội : Sư có bài tụng:

Minh minh vô ngộ pháp
Ngộ pháp khước mê nhân
Trường thư lưỡng cước thụy
Vô ngụy diệc vô chân


(6)
Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội: Một tiểu sư hầu hạ lâu năm, sau đó bỏ đi tham phương nhưng không có chỗ dụng tâm. Tiểu sư nghe đồn mọi người đang đổ xô về Thiện Hội học thiền, bèn trở về nói với Thiện Hội: "Hoà thượng có sự kỳ đặc như vậy, sao không sớm nói cho con biết?". Sư đáp: "Ông nấu cơm, tôi thổi lửa, ông khất thực, tôi cầm bát, thì chỗ nào là chỗ cô phụ ông?". Vị tiểu do đó mà ngộ nhập.

(7)
Giáp Sơn Thiện Hội: "Ngày 7 tháng 11 năm Tân sửu Đường Trung Hoà thứ nhất (881), Sư mời chủ sự tới nói: "Ta cùng với chúng tăng nói đạo nhiều năm, ý chỉ sâu sắc của Phật pháp, mỗi một người phải tự biết lấy, ta nay thân huyễn hết, thời tức phải đi. Các ngươi nên khéo giữ gìn, như khi ta còn sống, chớ có ùa theo người đời mà sinh ra buồn bã. Nói xong, đên nửa đêm Sư lặng lẽ mất".

(8)
Tức truyện của Hoà thượng (mà Nguyên văn ở đây viết là hòa cái) Thiện Hội ở Giáp sơn, Phong châu, Hội họ Liêu, người Kiến đình, Quảng châu, đệ tử của Đức Thành. Hội sinh năm 805 và mất năm 881 thọ77 tuổi. Với những dẫn chứng trên, rõ ràng cơ duyên thoại ngữ, tức những đối thoại giữa hai thầy trò Thiền sư nhằm tạo một cơ duyên cho sự giác ngộ, cho đến câu nói cuối cùng trước khi mất của Tịnh Không đều phần lớn lấy ra từ truyện của Thiện Hội.

(9)
Liệt tổ yếu ngữ của Huệ Nhật, Thiền uyển tập anh dẫn hai lần, một ở đây và một ở truyện Nguyện Học. Cứ vào hai dẫn chứng này thì có thể nói đa số, nếu không tất cả những cơ duyên thoại ngữ của Thiền uyển tập anh đều lấy ra từ Liệt tổ yếu ngữ. Bởi vì ngay cả trong cả hai trường hợp dẫn đây, mặc dù cơ duyên thoại ngữ của Tịnh Không cũng như của Nguyện Học hầu như hoàn toàn đồng nhất với cơ duyên thoại ngữ của Giáp Sơn Thiện Hội và Huệ Tư trong Truyền đăng lục, tác giả vẫn không thể loại bỏ, với lý do là: "chúng đã chép đủ trong Liệt tổ yếu ngữ của Huệ Nhật". Huệ Nhật này là ai và sống vào khoảng nào, ngày nay ta hiện chưa biết. Về nội dung của Liệt tổ yếu ngữ , ta đã biết một phần nào.

------------------

Chú thích của hungcom :

(*)
"Hành cước Nam phương"
Bản khác ghi :
Tịnh Không thiền sư 凈空禪師 (1091-1170) họ Ngô 吳, người huyện Phúc Châu, Trung Quốc, thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông. Năm 30 tuổi sang nước ta, tu ở chùa Khai Quốc, phủ Thiên Đức.

(**)

上無片瓦遮,
下無卓錐地。
或易服直詣,
或策杖而至。
動轉觸處間,
似龍躍吞餌。


Thượng vô phiến ngoã già,
Hạ vô trác chuỳ địa.
Hoặc dịch phục trực nghệ,
Hoặc sách trượng nhi chí.
Động chuyển xúc xứ gian,
Tự long dược thôn nhị.


(***)

日日去獲禾,
時時空倉廩。


Nhật nhật khứ hoạch hoà,
Thời thời không thương lẫm.


(****)

日月長明,
浮雲蓋蔭。


Nhật nguyệt trường minh,
Phù vân cái ấm.


(*****)

智人無悟道,
悟道即愚人。
伸腳高臥客,
奚識偽兼真。


Trí nhân vô ngộ đạo,
Ngộ đạo tức ngu nhân.
Thân cước cao ngoạ khách,
Hề thức nguỵ kiêm chân.


(V*)

日月麗天含憶剎,
誰知雲霧落山河。


Nhật nguyệt lệ thiên hàm ức sát,
Thuỳ tri vân vụ lạc sơn hà.


(V**)

牧童祗慣臥牛背,
土有英雄跨得伊。


Mục đồng chi quán ngoạ ngưu bối,
Thổ hữu anh hùng khoá đắc y.


(V***)

汝吹火,我著米;汝乞食,我取缽, 誰辜負汝

Nhữ xuy hoả, ngã trước mễ; nhữ khất thực, ngã thủ bát. Thuỳ cô phụ nhữ?



 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Ưng vô sở trụ



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/ChuKhong_zps080a20fe.jpg"].


































.[/NEN]​
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Vô chứng



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/vochung_zpsc791b4c7.jpg"].


































.[/NEN]​
 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
26. THIỀN SƯ Đại Xả (1120 - 1180)​


Chùa Báo đức, núi Vũ Ninh, người phường Đông tác họ Hứa. Nhỏ xuất gia theo Đạo Huệ, núi Tiên du, tập tành Thiền học, biết sơ nét chính của nó. Sư thường ngồi trì tụng thần chú Diệu môn Phổ Hiền trong kinh Hoa nghiêm (1) làm công việc hàng ngày. Có lúc Sư xỏa tóc, bỏ ăn, cư trú không nơi nhất định. Các Vương công đua nhau đến hầu hạ Sư.
Kiến Ninh Vương và Thiên Cực công chúa cũng hết lòng tôn kính. Sư thường ở Hổ nham tại Tuyên minh, lập chùa giáo hóa, học trò đến học rất đông. Có vị Sư nước Tống hiệu Nham ông, nghe tiếng cảm mộ, bèn đốt một ngón tay để cúng dường. Người ta nghi Sư có yêu thuật, nên trong khoảng Thiên Cảm Chí Bảo (1174 - 1175), Thái uý Đỗ Anh Vũ ra lệnh bắt vào trong cấm, hết lời nghiêm trách.
Sư vẫn không có vẻ gì là sợ hãi. Thiên Cực tâu xin thả ra, nên Sư được khỏi.
Một hôm, vua Lý Anh Tông cho mời Sư vào hỏi: "Trẫm nhiều phiền hoặc, có phép thuật gì trị chăng?"
Sư tâu: "Phép 12 Nhân duyên là căn bản của sự tiếp nối sinh tử, nếu dùng nó để trị, thì đó là phương thuốc vậy".
Vua lại hỏi về yếu chỉ của nó.
Sư tâu: "Vô minh nhân duyên hành, cho đến lo, buồn, khổ, não. Muốn cầu quả Bích Chi Phật nên nói đến 12 nhân duyên, để trị thân này thì không còn nghiệp phiền não nữa". Vua nói: "Thế thì Trẫm phải tĩnh tâm tu tập".(*)
Sư tâu: "Khi giữ được nghiệp thức an tịnh, tức là thanh trừng được phiền não, chớ không còn có phép nào khác đáng tu tập cả. Ngày xưa Lương Vũ Đế thường đem việc đó hỏi Thiền sư Bảo Chí (2), Bảo Chí cũng đáp như thế. Nay tôi cũng xin trộm trình với bệ hạ điều y hệt như vậy.(**)
Đến ngày mồng 5 tháng 2 năm Trinh Phù thứ 5 (1180) Sư dặn dò đệ tử rồi nói kệ:

"Bốn rắn cùng lồng (3)vốn trống trơn,
Núi cao năm uẩn (4)chẳng bà con,
Linh minh chân tính không ngăn ngại
Sinh tử Niết bàn nỡ vấn vương".
(***)

Lại nói:

"Trơ trơ răng ngựa đá (5)
Tháng ngày kêu ăn mạ
Trên đường ai cũng qua
Không đi người trên ngựa.
(****)

Đến canh 5, Sư uống thuốc độc rồi mất, thọ 61 tuổi.
(*****)

_____________

Chú thích :

(1)
Hoa nghiêm Diệu môn Phổ Hiền thần chú, tức Tốc tật mãn Phổ Hiền hạnh nguyện Đà la ni, có lẽ do Bất Không thêm vào trong lời nguyện của Phổ Hiền trong bản dịch kinh Hoa nghiêm và sau này đã trích thành một bản văn riêng rẽ, mà người ta gọi là Phổ Hiền bồ tát hạnh nguyện tán : "Nẵng ma tát để rị giả địa vỹ ca nam đát tha nghiệt đa nam. Án a mậu phạ ra vĩ nghì dĩ sa phạ ha".

(2)
Bảo Chí (419 ?- 515), một nhà sư có những hành tung tương tự như của Đại Xả ở đây, có những liên hệ sấm ngữ với Lương Vũ Đế.

(3)
Hình ảnh lấy từ phẩm Quang minh biến chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ tát của kinh Đại Bát Niết Bàn, theo đấy có một ông vua đem bốn con rắn độc đựng chung vào một cái lồng, bảo người thị thần nuôi dưỡng. Nếu để cho chúng không vừa lòng thì người đó bị xử tử. Người đó bỏ chạy, vua cho năm người chiên đà la đuổi bắt lại. Đuổi không kịp, bèn sai một người giả bộ hiền lành đi dụ dỗ, thì người kia đi đến một làng trống vắng. Vừa tới, người kia nghe nói đêm đó sẽ có sáu tên cướp đến cướp. Bèn sợ hãi, chạy đến một con sông cuồn cuộn nước, bèn quyết ý vượt qua, bất giờ mới giải thoát thảnh thơi. Bốn con rắn độc ấy, kinh này nói là dụ cho bốn nhân tố vật chất tạo nên con người, đấy là đất, nước, gió, lửa. Từ Phật học Trung quốc gọi là tứ đại. Xem Đại Bát Niết Bàn kinh 23.

(4)
Hình ảnh lấy từ phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát của kinh Đại Bát Niết Bàn, ở đấy, sự sinh, già, bệnh, chết của con người được ví với bốn ngọn núi lớn "từ bốn phương đến muốn hại nhân dân". Ngũ ấm, tức năm nhân tố tâm vật lý tạo nên con người, đấy là vật chất, cảm giác, tưởng tượng, ý chí, và tri giác hay nhận thức. Từ Phật học Trung quốc thường gọi sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

(5)
Ngựa đá, trâu đất, Thiền gia thường dùng để chỉ cho công vị của thiền. Thiền sư Thúy Nham, Công huấn vấn đáp:

"Nê ngưu ẩm tận trừng đàm nguyệt
Thạch mã gia tiên bất chuyển đầu".


(Trâu đất uống hết trăng đầm lặng
Ngựa đá roi quất chẳng ngoảnh đầu).

------------------

Chú thích của hungcom :

(*)
Thiền sư dạy Thập Nhị Nhân Duyên cho nhà vua vì Giáo lý này phù hợp với căn cơ của Lý Anh Tông.


(**)
Chỗ này Ông Lê Mạnh Thát có chú thích bằng một trích đoạn tối nghĩa, nên h/c xin phép bỏ ra.


(***)


四 蛇 同 篋 本 來 空,
五 蘊 山 高 亦 不 宗.
眞 性 靈 明 無 罣 礙,
涅 槃 生 死 任 遮 龐.


Tứ xà đồng khiếp bổn lai không,
Ngũ uẩn sơn cao diệc bất tông.
Chân tánh linh minh vô quái ngại,
Niết-bàn sanh tử nhậm già lung.



(****)

石 馬 齿 狂 拧,
食 苗 日 月鸣.
途 中 人 共 过,
馬 上 人 不 行.


Thạch mã xỉ cuồng ninh,
Thực miêu, nhật nguyệt minh.
Đồ trung nhân cộng quá,
Mã thượng nhân bất hành.


Câu "Mã thượng nhân bất hành" nghĩa là "Tuy ngồi trên lưng ngựa nhưng chẳng có đi đâu" mà ông Thát lại dịch là "Không đi người trên ngựa", thiệt là "hết ý cái ông này !", đã làm cho người sau đọc vào "càng đọc càng ngu".


(*****)
Nói "Sư uống thuốc độc rồi mất" là SAI. Vì :

1._ Giáo lý đạo Phật cấm tự sát.
2._ Một vị Giác Ngộ, nếu không hiện bệnh bỏ xác thì cũng "thâu thần tịch diệt", chớ không bao giờ nhờ đến thuốc độc hay mượn người khác giết mình (đây là cách hành xử của Ngoại Đạo, đã bị Phật quở)
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Mộng sự



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/mongsu2_zps0f71a172.jpg"].


































.[/NEN]

 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Như Không Hoa



[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nhukhonghoa_zps18942291.jpg"].


































.[/NEN]

 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
27. THIỀN SƯ Tịnh Lực (1112 - 1175)​

Am Việt Vương trì, Tỉnh Cương, Vũ ninh, người Cát lăng, Vũ bình, họ Ngô, tên Trạm. Thuở nhỏ Sư thông minh, biện tài, sở trướng nghề văn, thể chữ càng giỏi. Trong khi du học, được gặp Đạo Huệ, núi Tiên du, bèn quyến luyến nhau, như cây kim hạt cải, nên gửi lòng đất Phật, mặc áo cỏ, ăn cây lá, phước huệ cùng tu, trải mấy tinh sương, lòng càng bền chặt. Đạo Huệ thường bảo: "Tâm ấn Chư Phật, người đã có sẵn, không cần theo ai mà được."
Sư thưa: "Đã được thầy chỉ dạy, nhưng nay nên trụ nơi nào?"
Đạo Huệ bảo: "Chẳng cần đi đâu xa, ở tại Vũ ninh là tốt". Sư thẳng lên núi, cất am cỏ, ở tu. Trong 12 thời, Sư lễ Phật sám hối, thâm nhập được pháp môn niệm Phật tam muội (1)nên âm thanh trong trẻo như tiếng Phạm thiên. Thường giảng kinh Viên giác, nghĩa lý nếu có chỗ nào chưa ổn, Sư đích thân cải chính. Người bấy giờ bảo trong miệng Sư (có) hùng hoàng (2).
Vào một tháng nào đó của năm Thiên Cảm thứ 2 (1175), Sư cáo bệnh gọi môn đồ đến dạy:
"Các ngươi hết thảy đều là kẻ học đạo. Lòng siêng cúng dường Phật, không ngoài việc chỉ nhằm khiến dứt trừ các ác nghiệp. Tâm và miệng niệm tụng phải tin, hiểu, nghe, biết. ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần gũi thiện tri thức, mở lời hoà vui, nói năng đúng lúc, trong không sợ khiếp, hiểu rõ nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ bất động, xem hết mọi pháp vô thường vô ngã, vô tác vô vi, ở chỗ lìa phân biệt. Đó là người học đạo. Ta nay hoá duyên đã xong". Rồi Sư nói bài kệ sau:

"Trước tuy nói cát sau nói hung
Từ đấy theo xưa huý chẳng tùng
Vì gặp thấy rồng làm con Phật (3)
Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng".
(4)(*)

Nói xong Sư ngồi ngay ngắn thị tịch, thọ 64 tuổi.


__________________

Chú thích :

(1)
Niệm Phật tam muội, Phạn: Buddhànusmrti-samàdhi. phương pháp Thiền định bằng cách nhớ nghĩ đến Phật. Sự nhớ nghĩ này hoặc bằng một lòng quán tưởng những nét đẹp của xác thân Phật hay thật tướng của pháp thân Phật thì gọi là quán tưởng niệm Phật, hoặc bằng một lòng đọc tụng tên Phật thì gọi là danh xưng niệm Phật. Đây là nhân hành của việc niệm Phật. Đến khi vào thiền định mà thấy được chính Phật hiện ra trước mắt hay thấy được pháp thân Phật, thì đấy là kết quả của việc niệm Phật tam muội. Xem Quán vô lượng thọ kinh ĐTK 365 và Niệm Phật tam muội kinh

(2)
Hùng hoàng theo Thần nông bản thảo kinh là một loại đá có thể làm cho người ta "nhẹ người thần tiên" và chống lại được bệnh do tà ma quỉ quái tạo ra. Ngô Phổ giải thích nó là thứ hùng của các loại đan nên gọi là hùng hoàng. Xem Thần nông bản thảo kinh và Bản thảo cương mục 9 tờ21b9-28b1. Đặc biệt đây là chất người Trung quốc thường dùng để bôi xoá những chữ viết sai. Cho nên về sau nói người nào có hùng hoàng trong miệng là muốn nói người đó giỏi biện luận, có thể sửa sai người khác.

(3)
Nguyên văn: Vị ngộ hiện long vi Phật tử. Hiện long là một từ lấy từ quẻ càn của Chu dịch: "Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân". (Rồng ra ở ruộng, lợi thấy đại nhân). Khổng tử giải thích: Đức rồng ở chính trung thì lời nói thường mà tin, việc làm thường mà cẩn thận, tránh điều tà mà giữ lòng thành, giỏi việc đời mà không khoe khoang, đức hạnh rộng để giáo hoá. Dịch nói: "Rồng ra ở ruộng, nên thấy đại nhân, đó là đức của vua vậy."

(4)
Nguyên văn: Hốt tào thử xuất tịch vô cùng. Chuột trong câu này là chỉ bọn bầy tôi phá hoại quốc dân, một từ lấy ra ở thiên Chính lý của Thuyết uyển: "Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng: "Nước có nạn gì?" Quản Trọng đáp: "Nạn là nạn chuột xã". Hoàn Công hỏi:
"Sao gọi thế ?" Quản Trọng đáp: "cái xã là do bó cây mà trét đất lên. Chuột nhân đó đến ở gá vào. Đốt chúng đi thì sợ cháy cây. Tạt chúng đi thì sợ lở đất. Chúng do đó không thể giết được là vì ngôi xã. Nước cũng có loại chuột xã, tức là kẻ hầu hạ hai bên vua vậy. Bên trong thì chúng bưng bít việc thiện ác đối với vua. Bên ngoài thì chúng mua bán quyền hành đối với dân. không diệt chúng thì nước loạn, mà giết chúng thì bị vua xét hỏi. Nên chúng cứ chiếm lấy vua mà sống. Đấy tức là bọn chuột xã của nước vậy".

-----------------------

Chú thích của hungcom :

(*)


先雖言吉後言凶,
自是太祖諱不從。
為遇見龍為佛子,
忽遭鼠出寂無窮。


Tiên tuy ngôn kiết, hậu ngôn hung,
Tự thị Thái Tổ huý bất tùng.
Vi ngộ kiến long vi Phật tử,
Hốt tao thử xuất tịch vô cùng.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
28. THIỀN SƯ Trí Bảo (? - 1190)​

Chùa Thanh tước, núi Du hý, làng Cát lợi hy, Thường lạc. Người Ô diên Vĩnh Khương, họ Nguyễn, nguyên là cậu của Thái úy Tô Hiến Thành, triều vua Anh Tôn nhà Lý. Bỏ tục xuất gia, ở tại chùa núi đó, thường mặc áo rách, ăn gạo lứt, 10 năm chưa thay một chiếc áo, ba ngày không nấu một nồi cơm, tay chân chai cóp, thân thể khô gầy. Thấy một kẻ nghèo thì vòng tay tránh đường, gặp một sa môn thì quỳ gối lễ bái. Siêng tu thiền định, đến 6 năm thì đạo thành, bèn chống gậy xuống núi, hoặc sửa cầu đường, hoặc dựng chùa tháp, tuỳ duyên khuyến khích mọi người, không màng lợi dưỡng.
Có lần, có vị Tăng hỏi: "Sanh từ đâu lại, chết sẽ về đâu?".
Sư trầm ngâm suy nghĩ, thì vị tăng ấy bảo: "Trong lúc ngẫm nghĩ thì mây trắng đã bay xa ngàn dặm".
Sư không đáp được. Vị Tăng ấy liền quát: "Chùa tốt mà không có Phật".(1) Nói rồi bèn bỏ đi. Sư tự than rằng: "Ta tuy có tâm xuất gia, nhưng chưa đạt được yếu chỉ của người xuất gia. Như kẻ đào giếng, dù đào đến chín nhẫn mà không tới mạch, còn phải bỏ giếng, huống là tu thân mà chẳng ngộ đạo thì phỏng có ích gì?". Từ đó, Sư đi khắp bốn phương, tìm hỏi các hàng tri thức. Nghe Đạo Huệ đang giáo hoá ở núi Tiên du, bèn đến bái kiến hỏi rằng: "Sinh từ đâu đến, chết rồi lại đi đâu?".
Huệ đáp: "Sinh không từ đâu lại, chết cũng chẳng về đâu".
Sư thưa: "Thế chẳng lẽ rơi vào chỗ hư vô sao?"
Huệ bảo: "Chân tính tròn đầy mầu nhiệm, bản thể vốn không tịch, vận dụng tự tại không đồng với sinh tử. Vì lẽ đó mà sinh không từ đâu đến, chết cũng chẳng về đâu".
Sư nghe lời bèn tỉnh ngộ, rồi nói:

"Chẳng nhân gió cuốn mây bay sạch,
Sao thấy trời xanh muôn dặm thu?"
(2)(*)

Đạo Huệ hỏi: "ông thấy được gì?"
Sư thưa:

"Quen nhau khắp thiên hạ,
Tri âm được mấy người !"
(3)(**)

Rồi từ tạ trở về núi. Từ đấy, Sư nói ngang, nói dọc như chọi đá nháng lửa. Một hôm Sư thăng đường, Tăng tục đông nghẹt, có người hỏi: "Thế nào là tri túc?"
Sư đáp: "Người xuất gia, tại gia đều dừng lại ở tri túc. Nếu tri túc thì ngoài chẳng lấn người, ttrong không tổn mình. Vật nhỏ nhặt như lá rau ngọn cỏ, người không cho, mình chẳng nên lấy.
Huống gì những vật khác thuộc của người. Hãy dấy lên cái ý tưởng đó là vật của người thì mình rút cuộc không vì chúng mà sinh lòng trộm cắp. Cho đến thê thiếp của người, hãy dấy lên cái ý tưởng đó là thê thiếp của người, thì mình cũng không vì thế mà sinh lòng dâm. (***)

Các người nghe ta nói kệ:

"Bồ tát của mình biết đủ thôi,
Của người chẳng muốn chỉ thương yêu .
Lá rau không biếu, ta không lấy,
Không tưởng của người, đức ngọc treo,
Bồ tát vợ mình biết đủ thôi.
Sao còn ham muốn vợ con người,
Thiếp thê ai nấy lo gìn giữ,
Sao nỡ lòng mình nghĩ lả lơi".(4)(****)

Đến ngày 14 tháng 4 năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 5 (1190), triều vua Lý Cao Tôn, Sư cáo bệnh rồi mất. Đệ tử làm lễ hoả táng, thu linh cốt, xây tháp thờ tại cửa núi.


_________________

Chú thích :

(1)
Ý và chữ lấy từ câu nhận xét về Vô Nghiệp của Đạo Nhất. Khi Nhất lần đầu tiên gặp Nghiệp, thấy vóc dáng Nghiệp cao lớn. Tiếng nói như chuông, Nhất bảo: "Chùa Phật vòi vọi, mà trong không có Phật" (nguy nguy Phật đường, kỳ trung vô Phật). Xem Truyền đăng lục 8. Xem thêm chuyện Thân Tán, theo đó Tán, sau khi bỏ thầy mình đến học với Bách Trượng rồi trở về, thầy Tán hỏi: "Con bỏ chỗ ta đi rồi, giờ có được sự nghiệp gì không?" Tán đáp: "Không có sựnghiệp gì ráo", nên bị thầy sai hầu hạ.
Một hôm ông bắt Tán tắm cho ông, Tán vỗ vào lưng ông nói: "Điện Phật đẹp mà Phật không thiêng". (Hảo sở Phật điện, nhi Phật bất thánh). Xem Truyền đăng lục.

(2)
Có người hỏi Tôn Triệt: "Tính địa nhiều u tối làm sao hiểu rõ?" Triệt đáp: "Mây nổi gió cuốn, bầu trời bỗng trong".

(3)
Trường Sinh hỏi Huyền Sa Sư Bị: "Hoà thượng có thấy rõ ràng chỗ thấy không ?" Bị đáp: "Biết nhau khắp thiên hạ" (Tương thức mãn thiên hạ).

Thiền sư Kế Bằng thượng đường, chấp tay hỏi:

"Biết nhau khắp thiên hạ,
Tri âm được mấy người".

(Tưởng thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỷ nhân
)

Câu sau từ Ngũ đăng hội nguyên. Xem thêm câu hỏi trong truyện Diên Chiểu ở Truyền đăng lục 12 :

Can mộc phụng Văn hầu
Tri âm hữu kỷ nhân.


(4)
Ý và chữ của đoạn văn và bài kệ trên đây rút ra từ chương Ly cấu của phẩm Thập địa trong kinh Hoa nghiêm: "Bồ tát ư tự tư tài, thường tri chỉ túc, ư tha từ thứ, bất dục xâm tổn. Nhược vật thuộc tha, khởi tha vật tưởng, chung bất ư thử, nhi sanh đạo tâm. Nãi trí thảo diệp, bất dự bất thủ, hà huống kỳ dư, tư sinh chi cụ. Tính bất tà dâm. Bồ tát ư tự thê tri túc, bất cần tha thê. Ư tha thê thiếp tha sở hộ nữ, thân tộc môi định, cập vi pháp sở hộ, thượng bất sinh ư tham nhim chi tâm, hà huống tùng sự, huống ư phi đạo".(**)
(Bồ tát đối với của cải mình, biết vừa đủ, đối với của người, thì thương yêu tha thứ, không muốn lấn hại. Nếu vật thuộc của người mình dấy lên cái ý tưởng là vật của người thì rốt cuộc không sinh lòng trộm cắp. Cho đến ngọn cỏ, lá cây, người không cho, mình không lấy, huống nữa là những vật dùng cho đời sống khác. Bồ tát biết đủ đối với vợ mình, mà không vợ người. Đối với thê thiếp của người, con gái do người bảo hộ, mình còn không móng lòng tham nhim, huống nữa là tùng sự dâm dục, huống nữa là nơi phi đạo). Xem Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh

----------------

Chú thích của hungcom :

(*)

不因風卷浮雲盡,
爭見青天萬里秋。


Bất nhân phong quyển phù vân tận,
Tranh kiến thanh thiên vạn lý thu?



(**)

相識滿天下,
知音能幾人。


Tương thức mãn thiên hạ,
Tri âm năng kỷ nhân?


(***)

夫出家在家,止於知足。若能知足,外不侵人,內無損我。草葉微威制之細,彼所不與,我不當取。況他物屬他,起他物想,終不於此而生盜心。乃至他妻妾,起他妻妾想,亦不於此而生淫心

- Phù xuất gia tại gia, chỉ ư tri túc, Nhược năng tri túc, ngoại bất xâm nhân, nội vô tổn ngã. Thảo diệp vi tế, bỉ sở bất dữ, ngã bất đương thủ. Huống tha vật thuộc tha, khởi tha vật tưởng, chung bất ư thử nhi sinh đạo tâm. Nãi chi tha thê thiếp, khởi tha thê thiếp tưởng, diệc bất ư thử nhi sinh dâm tâm.

(****)

菩薩資財知止足,
於他慈恕不侵欲。
草葉不與我不取,
不想他物德如玉。
菩薩自妻方知足,
如何他妻起貪欲。
於他妻妾他所護,
安忍自心起心曲。


Bồ tát tư tài tri chỉ túc,
Ư tha từ thứ bất xâm dục.
Thảo diệp bất dữ ngã bất thủ,
Bất tưởng tha vật đức như ngọc.
Bồ tác tự thê phương tri túc,
Như hà tha thê khởi tham dục?
Ư tha thê thiếp tha sở hộ,
An nhẫn tự tâm khởi tâm khúc.

 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
29. THIỀN SƯ Trường Nguyên (1110 - 1165)​

Chùa Sóc Thiên vương, núi Vệ linh, chợ Bình lỗ. Người Trường nguyên, Tiên du, họ Phan, giòng dõi Thích tử.
Lúc đầu xuất gia, được Đạo Huệ chùa Quang minh ấn khả, bèn đi thẳng vào núi đó ẩn tu. Mặc áo cỏ, ăn hạt dẻ. Sư suốt ngày làm bạn với suối đá, khỉ, vượn. Trong 12 thời, Sư tôi luyện thân tâm, thuần nhất một mảnh, dùng để trì kinh. Trải 5, 6 năm, người ta chưa từng nom được bóng dáng. Vua Lý Anh Tôn nghe danh, ngưỡng mộ đạo hạnh của Sư, muốn gặp mà không thể được. Vua bèn sai bạn cũ của Sư là Phiên thần Lê Hối, đi dụ Sư về kinh đô, khi tới kinh, để Sư ở chùa Hương sát. Sư tự hối hận, trốn trở về, gọi môn đồ đến dạy rằng: "Hạng người thân khô lòng nguội, không phải để cho thế gian trá ngụy làm vật. Bởi vì chí hạnh của ta chưa được thuần phục, nên suýt nữa bị các thứ bẫy lồng vây khốn. Hãy nghe kệ ta đây:

"Rừng xanh con nhỏ vượn ôm về (1)
Hiền thánh ngàn xưa chẳng thể ghi,
Oanh hót xuân về hoa nở rộ,
Cúc cười thu đến dáng hình chi".

Lại thường bảo mọi người: "Lạ thay ! Lạ thay ! Các chúng sinh đây, sao có đầy đủ trí tuệ của Như Lai mà ngu si, mê hoặc chẳng thấy, chẳng biết, ta thường đem đạo lý dạy dỗ khiến cho họ vĩnh viễn xa lìa vọng tưởng chấp trước để trong tự thân, mà thấy được trí tuệ rộng lớn của Như Lai, lợi ích an lạc". (*)

Đến ngày mồng 7 tháng 6 năm Chính Long Bảo Ứng thứ 3 (1165), Sư nhuốm bệnh, nói kệ rằng:

"Tại quang tại trần (2),
Thường lìa quang trần,
Lòng dạ trong vắt,
Cùng vật không thân
Thể ở tự nhiên,
Ứng vật vô ngần,
Lưỡng nghi trời đất,
Đãi bỏ nhân luân
Nuôi nấng vạn vật, (3)
Cùng vật vui xuân,
Làm múa gái sắt,
Khua trống mộc nhân" (4)(**)

Nói kệ xong, Sư hóa, thọ 56 tuổi


________________

Chú thích :

(1)
Thiện Hội ở Giáp sơn, có người hỏi về cảnh Giáp sơn, đáp:

Viên bảo tử quy thanh chướng lý
Điểu hàm hoa lạc bích nham tiền


(Vượn bồng con về trong núi xanh
Chim ngậm hoa rơi trước hang biếc)


(2)
Những từ chủ yếu trong 4 câu này đều lấy từ chương 56 của Đạo đức kinh: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri, tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, toả kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hoà kỳ quang, đồng kỳ trần, thị vị huyền đồng, cố bất khả đắc nhi thân, bất khả đắc nhi sơ, bất khả đắc nhi lợi, bất khả đắc nhi hại, bất khả đắc nhi quí, bất khả đắc nhi tiện, cố vị thiên hạ vi" (Người biết không nói, người nói không biết, ngậm miệng lưỡi, bịt tai mắt, nhụt bén nhọn, bỏ chia phân, hoà ánh sáng, đồng bụi bậm, ấy gọi là huyền đồng cho nên không thể được mà thân, không thể được mà sơ, không thể được mà lợi, không thể được mà hại, không thể được mà sang, không thể được mà hèn, không nên thành vật quý của thiên hạ).

(3)
Những từ chủ yếu trong 6 câu đây lấy ra từ chương 51 của Đạo đức kinh, "Đạo sinh chi, đức súc chi ... trưởng chi, dụ chi, đình chi, dưỡng chi, phú chi..." (Đạo sinh đó, đức nuôi đó, ..., lớn đó, nắn đó, đúc đó, dưỡng đó, che đó).
Xem thêm Biện mệnh luận của Lưu Tuấn trong Văn tuyển Lý Thiện chú 54 tờ7b13- 8a8: "Rằng sinh hết muôn vật thì gọi là đạo, sinh mà không có chủ thì gọi là tự nhiên, tự nhiên là vật thấy mình vậy mà không biết tại sao mình vậy ..., sinh ra, không có lòng nắn đúc, chết đi há có ý giết bỏ..." (Phù thông sinh vạn vật, tắc vị chi đạo, sinh nhi vô chủ, vị chi tự nhiên, tự nhiên giả, vật kiến kỳ nhiên, bất chi kỳ sở dĩ nhiên ...., sinh chi, vô đình độc chi tâm, tử chi, khỉ kiền lưu chi chí).

(4)
Gai sắt, người gỗ, Thiền gia dùng để mô tả diệu dụng của Thiền. Thiền sư Đông An Sát, Thập huyền đàm:

"Mộc nhân dạ bán xuyên ngọa khứ
Thạch nữ thiên minh đái mạo quy"

(Người gỗ nửa đêm xỏ dép đi
Sáng mai gái đá đội nón về)


Xem thêm Cổ túc thập trí đồng chận vấn đáp:

"Mộc nhân tuy bất ngữ
Thạch nữ dẫn hồi đầu".


(Người gỗ tuy không nói
Gái đá hết ngoảnh đầu)


------------------

Chú thích của hungcom :

(*)
Đây là câu mà đức Phật Thích Ca bật thốt lên sau khi chứng quả Bồ Đề.


(**)
Tác vũ thiết nữ,
Đả cổ mộc nhơn.


Toàn bộ bài thơ kệ đa phần là tư tưởng Lão Trang, chỉ có 2 câu này là nói lên ý nghĩa "Vạn Pháp Hư Huyễn" của Giáo Lý Bát Nhã.

Rất tiếc câu "Tác vũ thiết nữ" mà ông Lê Mạnh Thát dịch là "Làm múa gái sắt" tuy rất sát nghĩa, nhưng khiến hậu nhân đọc vào không hiểu gì hết.

Nên chăng ta dịch lại là :

Người gỗ đánh trống
Gái sắt múa may.



 

hungcom

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
30. THIỀN SƯ Tịnh Giới (? - 1207)

Chùa Quốc thanh, núi Bí linh, phủ Nghệ an {Có chỗ chép chùa Quốc thanh, phủ Trường an}. Người Mão hương, Ngung giang, Lô hải, họ Chu, tên Hải Ngung
Xuất thân hàn vi, nhưng tính tình thuần hậu. Lúc nhỏ theo học chữ Nho. Đến năm 26 tuổi Sư mang bệnh mộng thấy thiên thần cho thuốc, tỉnh giấc bệnh lành ngay. Sư bèn quyết chí xuất gia, đến ở với một vị kỳ túc trong làng, dần thọ được giới Cụ túc, chuyên thực hành giới luật. Nghe nói Lãng sơn thanh vắng, có thể ở được, Sư xách gậy đi về phương Đông. Trải 7 năm tham học, Sư gặp Bảo Giác chùa Viên minh qua một câu nói, Sư liền khai ngộ. Tháng 10 năm Quý tỵ Chánh Long Bảo Ứng (1173), lúc Bảo Giác sắp tịch, gọi Sư đến dạy: "Sanh, già, bệnh, chết, đời thường là thế, há ta riêng khỏi?"

Sư hỏi: "Hôm nay Tôn đức thế nào?"
Bảo Giác gật đầu mỉm cười, nói bài kệ rằng:

"Muôn pháp về không chẳng chỗ vin
Chân như vắng lặng trước mắt duyên,
Lòng viên ngộ được không cần chỉ
Nước lặng trăng lòng dứt mọi xen"
. (1)(*)

Nói kệ xong, Bảo Giác truyền Pháp cụ (**) cho Sư. Từ đấy, Sư tùy phương giáo hóa, dần dần đến chùa Quốc thanh, dừng lại ở đó cấm túc 6 năm, tu hạnh đầu đà, nên hàng long phục hổ, cảm hóa chư thần. Châu mục Phạm Từ nghe Sư danh đức, càng thêm lễ chuộng, xin Sư cho đúc một quả hồng chung để trấn cửa núi.
Mùa hè năm Trinh Phù thứ2 (1177), gặp hạn, vua ban chiếu cho danh tăng khắp thiên hạ cầu mưa, nhưng không ứng nghiệm. Vua Lý Cao Tôn, lâu nghe danh Sư, sai sư đón về chùa Báo thiên ở kinh đô. Nửa đêm, Sư đứng giữa sân đốt hương, trời bèn mưa xuống. Vua rất khen sủng, thường gọi là Thầy mưa(2). Nhân đó triệu vào tiện điện, hỏi các pháp yếu, ban thưởng rất hậu.

{Tục truyền Sư xuất gia lúc tuổi Đinh tráng, thiếu thuế nạp quan. Bà chị Chu Thị hàng năm thay Sư nạp thuế. Sư mỗi khi nghĩ tới, vẫn không có cách miễn được. Lúc nghe triều đình xuống chiếu cầu mưa, bèn lén về nhà chị, bí mật khiến đào một cái ao trong vườn sâu sau nhà. Đêm đến, đốt hương đứng cầu. Chốc lát, mưa xuống chỉ ở trong vườn đó. Quan sở tại đem chuyện kinh lạ tâu về triều đình. Vua rất vui, sai sứ đón về chùa Báo thiên ở kinh sư. Đúng trong đêm đó, quả mưa xối xả. Bèn được độ làm Sư, lại được làm hợp lệ sổ thuế cho cả họ} Năm Trinh Phù thứ 4 (1174), chùa Chân giáo, núi Vạn bảo làm thành, vua cho mời các bậc kỳ túc, đến làm lễ khánh tán. Sư vâng chiếu vào triều, ngụ tại gác Lâm tiêu. Bây giờ trời bắt đầu mưa ròng rã, đường sá lầy lội, phương hại đến việc lễ hội, Sư khấn, liền tạnh. Hội xong 7 ngày thì trời lại mưa như xưa. Sau Sư trở về làng cũ trùng tu chùa Quảng thánh và quyên tiền đúc chuông. Trong khi đốt lò thì mây kéo đến muốn mưa, Sư đứng giữa sân, dộng gậy trừng mắt giây lát, trời lại quang tạnh. Sau này, trải bao binh lửa, nhưng chuông Sư đúc đến nay vẫn còn. Rồi Sư trở về chùa cũ dạy dỗ học trò.

Có vị Tăng hỏi Sư về Phật lý, Sư đáp: "Chính ta và ngươi ".
Lại thường nói: "Tâm là tính nên nói Như Lai tạng, tâm tức tính nên tự tính tâm là thanh tịnh".
Ngày mồng 7 tháng 7 năm Trịnh Bình Long Ứng thứ 3 (1207), lúc sắp thị tịch, Sư nói kệ sau:

"Thời nay giảng đạo hiếm tri âm
Chỉ bỏi như kia đạo táng tâm
Sau giống Tử Kỳ đa sầu cảm
Nghe qua thấu rõ Bá Nha cầm".
(***)

Lại nói:

"Ngực áo thu về khí lạnh xâm
Tài ngang tám đấu đối trăng ngâm
Cười bấy khách thiền ai dại dột
Sao đem lời lẽ để truyền tâm".
(3)(****)

Nói xong, Sư ngồi kiết già mà mất. {Truyện này đại khái cùng Quốc sử và Bia văn không giống, nay xin khảo chính lại}



___________________

Chú thích :

(1)

Vạn pháp quy không vô sở y
Quy tịch chơn như mục tiền ky
Đạt ngộ tâm viên vô sở chỉ
Thủy băng tâm nguyệt mẫn tâm nghi.


Câu 2 theo luật thơ phải là "Chân như quy tịch mục tiền ky". Còn chữ"nghi" trong câu 4 nguyên đọc là nghĩa. Nhưng chữ nghĩa cũng đọc là nghi. và nghi cũng có nghĩa là "hướng đến", nên "mẫn tâm nghi" chúng tôi dịch là "đứt mọi xen", tức dứt mọi thú hướng của tâm.
Tư tưởng "vạn pháp qui không" là một tư tưởng lớn và căn bản của những trường phái Đại thừa Phật giáo. Nhưng chữ Không đó có nghĩa gì thì mọi trường phái giải thích khác nhau. Nó cũng trở thành công án của thiền.
Phúc Khê có người hỏi: "Duyên tán qui không, không qui hà sở?". Sư đáp: "Ta". "Mục tiền ky" là cơ duyên trước mắt, thuật ngữ lấy bài kệ Lăng hành bà gởi Triệu Châu trong Truyền đăng lục

Khốc thanh sư dĩ hiểu
Dĩ hiểu phục thùy tri
Đương thì Ma kiệt quốc
Kỷ táng mục tiền ky

(2)
Truyện Nhị Trưng phu nhân trong Việt điện u linh tập tờ 11 có đoạn nói về chuyện Tịnh Giới cầu mưa này, nhưng lại bảo nó xảy dưới thời Lý Anh Tôn. Truyện đó viết: "Lý Anh Tôn, nhân có hạn, sai Thiền sư Tịnh Giới cầu mưa, chốc lát thì được mưa, khí mát thấm người. Vua mừng đến xem, bỗng thấy buồn ngủ, mộng thấy hai người con gái mặt hoa mày liễu, áo xanh quần đỏ, mũ đỏ mang đai, cỡi ngựa sắt mà đến gặp. Vua lấy làm lạ hỏi thì họ đáp: "Thiếp là hai chị em họ Trưng, vâng lệnh Thượng đế đến làm mưa". Vua thức dậy, cảm động, sai sửa lại đền miếu, sắm đủ lễ để đến tế, sau rồi sai nghênh về phía bắc thành trong đại nội, dựng đền Vũ sư để thờ. Sau thác mộng cho vua xin lập đền thờ ở xã Cổ lai, vua nghe theo, sắc phong là Trinh Linh phu nhân".
Truyện Tịnh Giới ở đây nói Giới cầu mưa vào Trinh Phù thứ 2 (1177). Nhưng cả Đại Việt sử lược lẫn Toàn thư không ghi một lần hạn nào cả cho đến 1188. Năm đấy, Toàn thư B4 tờ 19b9-220a1 nói: "Thiên Tư Gia Thuỵ năm thứ 3, mùa hạ tháng 5 hạn, vua thân hành đến chùa Pháp vân ở Luy bà (bà, nghi là viết sai của chữ lâu. (L.M.Thát chú) cầu mưa, nhân đó nghênh tượng Phật Pháp vân về chùa Báo thiên. Như vậy, phải chăng chuyện cầu mưa Tịnh Giới thực sự bắt đầu dưới thời Lý Anh Tôn? Chúng tôi nghĩ đây là một có thể, bởi vì cứ Đại Việt sửlược3 tờ7b9 thì "năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 (1172) mùa đông, dựng đền Trinh Linh phu nhân ở ngoài cầu Tây dương." Mà danh hiệu Trinh Linh phu nhân, cứ truyện Nhị Trưng phu nhân dẫn trên, là do Lý Anh Tôn phong. Hơn nữa, vì đền này xây ở"ngoài cầu Tây dương", nó chắc phải xảy ra sau khi việc cầu mưa của Tịnh Giới thành công khoảng một thời gian vài ba năm, bởi vì đền nguyên nằm trong Đại nội ở tại đền Vũ sư. Trong vòng 10 năm đầu hơn của Lý Anh Tôn, năm lần hạn đã xảy ra, khoảng cách cứ hai năm một lần. Và những lần hạn
này lại kéo dài thường từ ba đến sáu tháng. Với những cơn hạn kiểu đó, mới có việc "vua ban chiếu cho danh tăng khắp trong thiên hạ cầu mưa" như truyện Tịnh Giới đã ghi. Ngoài ra, Tịnh Giới tham gia việc cầu mưa theo tục truyền, như chính truyện đã viết, là để hợp thức hoá số thuế của Giới, mà "người chị Giới là Chu Thị thường năm thay Giới nạp thuế". Với một mục đích đấy, Giới tất tìm cách thực hiện khi có dịp. Do thế, không phải là không có lý, khi nói Tịnh Giới có cầu mưa dưới thời Lý Anh Tôn, như Việt điện u linh tập đã có.
Tuy nhiên, bởi vì Giới xuất gia năm 26 và mất vài ba năm ở chùa làng mình cùng 7 năm sống ở Lãng Sơn và 6 năm tu hạnh đầu đà ở chùa Quốc thanh. Ta có thể chắc chắn là khi hành đạo Giới lúc bấy giờ cũng phải ít nhất trên 40 tuổi. Mà Giới lại mất năm 1207, nên giả sử Giới có sống trên 90 tuổi đi nữa, thì việc cầu đảo của Giới cùng lắm phải xảy ra bắt đầu từ những năm 1160 trở đi mà thôi. Nói cách khác, truyện Tịnh Giới ở đây, nói Giới cầu mưa vào khoảng Trinh Phù không phải là hoàn toàn vô
căn cứ.

(3)
Kiến văn tiểu lục 4 tờ13b6-8 chép:

Thu lai lương khí giáp khâm trung
Bắt đẩu tài cao hướng nguyệt ngâm
Kham tiếu thiền gia si độn khách
Vị tương hà ngữ dĩ truyền tâm.


-------------

Chú thích của hungcom :

(*)

萬法歸空無所依,
歸寂真如目前機。
達悟心圓無所指,
水水心月泯心儀。


Vạn pháp quy không, vô sở y,
Quy tịch, chân như mục tiền ky.
Đạt ngộ tâm viên vô sở chỉ,
Thuỷ thuỷ tâm nguyệt dẫn tâm nghi.



(**)
Cụm từ "Pháp cụ" ở đây không phải là cụ túc giới (vì sư đã thọ cụ túc giới rồi) mà là một vật gì khác, thí dụ như Y, bát, chuông, khánh, chuỗi hạt, .......


(***)
Bài này :
"Thời nay giảng đạo hiếm tri âm
Chỉ bỏi như kia đạo táng tâm
Sau giống Tử Kỳ đa sầu cảm
Nghe qua thấu rõ Bá Nha cầm".


Có lẻ do gõ sai, căn cứ vào nguyên tác bên dưới, nên chăng sửa lại là :

"Thời nay giảng đạo hiếm tri âm
Chỉ bởi như kia đạo táng tâm
Sao giống Tử Kỳ đa sầu cảm ?!
Nghe qua thấu rõ Bá Nha cầm".



此時說道罕知音,
只為如斯道喪心。
奚似子期多爽慘,
聽來一達伯牙琴。


Thử thời thuyết đạo hãn tri âm,
Chỉ vị như tư đạo táng tâm.
Hề tự Tử Kỳ đa sảng sẩm,
Thính lai nhất đạt Bá Nha cầm.



(****)

秋來涼氣爽胸襟,
八斗才高對月吟。
堪笑禪家癡鈍客,
為何將語以傳心。


Thu lai lương khí sảng hung khâm,
Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm.
Kham tiếu thiền gia si độn khách,
Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top